Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Quản lý nội dung thông tin đối ngoại của đài phát thanh – truyền hình các tỉnh phía bắc việt nam hiện nay (khảo sát các đài phát thanh truyền hình hải phòng, quảng ninh, thái nguyên năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 132 trang )

ủa lãnh đạo phịng chun mơn. Trong q trình sản xuất,
phóng viên cần nhạy bén sáng tạo những cảnh quay phù hợp với điều kiện
thực tế. Sau khi hoàn tất cảnh quay, phóng viên hồn chỉnh tác phẩm với đầy
đủ nội dung phỏng vấn và chuyển cho biên tập viên chỉnh sửa lại văn bản.
Biên tập là người có trách nhiệm chỉnh sửa câu từ, ngữ pháp cũng như
kiểm tra thơng tin phóng viên viết. Biên tập có vai trị sắp xếp bố cục, chỉnh
sửa và ghép tin bài thành một chương trình truyền hình và gửi cho lãnh đạo
duyệt.


121
Lãnh đạo phịng TTĐN là người phân cơng nhiệm vụ cũng như chịu
trách nhiệm tổ chức sản xuất tin bài. Tin bài cần có sự kiểm duyệt nghiêm túc
của lãnh đạo phịng chun mơn trước khi được dựng hồn chỉnh. Ban giám
đốc là người kiểm duyệt chất lượng tin bài trước khi lên sóng truyền hình.
Trải qua 4 khâu tổ chức sản xuất và kiểm duyệt nghiêm túc, khắt khe,
tin bài được phát sóng đảm bảo tính nhanh nhạy, chính xác, đúng định hướng
của Đảng và Nhà nước. Bên cạnh đó, cách thức sản xuất chương trình thường
xun được đổi mới phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của khán giả trong và
ngồi nước. Các chương trình mới với nội dung phong phú thường xuyên
được mở ra phục vụ và thu hút ngày càng nhiều khán giả xem truyền hình.
3. Một số ý kiến cho rằng đề tài về lĩnh vực thơng tin đối ngồi
dư ng như ít phong phú, thiếu đa dạng, tồn màu sắc tích cực, thành tích,
“màu hồng”. Chị đánh giá như thế nào về nhận định này?
Trong thời đại hội nhập tồn cầu, ngoại giao có vai trò quan trọng thúc
đẩy sự hợp tác cùng phát triển giữa các quốc gia trên thế giới. Việt Nam đang
tích cực kết nối và hội nhập quốc tế. Vì thế, tun truyền TTĐN có vai trị
quan trọng trong việc kết nối, đưa hình ảnh Việt Nam ra thế giới và đưa thơng
tin về tình hình thế giới lại gần với cơng chúng Việt Nam nói chung, Thái
Ngun nói riêng. Trên phương diện ngoại giao, có nhiều yếu tố tích cực mà
phóng viên cần khai thác để tuyên truyền về sự hợp tác giữa các quốc gia, do


đó, khơng tránh khỏi có ý kiến cho rằng “Mảng đề tài, phạm vi phản ánh
thuộc lĩnh vực thơng tin đối ngồi dường như ít phong phú, thiếu đa dạng,
tồn màu sắc tích cực, thành tích, “màu hồng” so với các lĩnh vực tun
truyền khác”. Điều này khơng hồn tồn đúng.
Lĩnh vực TTĐN tập trung vào lĩnh vực đối ngoại và các hoạt động, sự
kiện có yếu tố nước ngồi. Đây là lĩnh vực khá khác biệt so với các lĩnh vực
khác về độ nhạy cảm thơng tin cũng như nhạy cảm chính trị. Phóng viên khi


122
đưa tin phải bám sát nội dung trong thông cáo, đúng chủ trương, vì vậy thơng
tin khơng tránh khỏi thiếu phong phú về nội dung. Tuy nhiên, việc chỉ đưa tin
khen ngợi, nói tốt thì khơng đúng vì bên cạnh hoạt động ngoại giao, lĩnh vực
TTĐN cũng tập trung vào các đề tài gai góc như bình luận quốc tế về khủng
bố, khủng hoảng người di cư, căng thẳng ngoại giao giữa các nước hay đưa ra
các phân tích về chủ trương hay các chính sách đấu tranh chống tệ nạn xã hội,
chống tiêu cực ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới.
Lĩnh vực hoạt động TTĐN vô cùng phong phú ở các nhiều phương
diện như: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Đề tài TTĐN cũng đa dạng, trong
đó tăng cường quảng bá hình ảnh các địa phương của Việt Nam ra thế giới và
bác bỏ các thông tin sai trái, bịa đặt, chống lại Đảng, Nhà nước Việt Nam.
4. Với góc nhìn của chị, chất lượng tác nghiệp trong lĩnh vực TTĐN,
làm sao để nâng lên?
Lĩnh vực TTĐN có phạm vi đề tài rộng với nhiều nội dung nhạy cảm
về chính trị, chính vì vậy, phóng viên hoạt động trong lĩnh vực này cần
thường xuyên cập nhật tình hình trong nước và thế giới, trang bị vốn kiến
thức sâu rộng ở các phương diện ngoại giao, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã
hội trau dồi khả năng ngoại ngữ và kỹ năng phỏng vấn người nước ngồi.
Bên cạnh đó, để việc tuyền truyền, quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới,
phóng viên cần hiểu rõ tiềm năng, thế mạnh của địa phương, đất nước. Việc

tu dưỡng phẩm chất đạo đức người làm báo cũng quan trọng để gây ấn tượng
tốt đẹp với các quan chức, lãnh đạo các nước trên thế giới. Ngoài ra, tham gia
các lớp bồi dưỡng, tập huấn để học hỏi kinh nghiệm từ các chuyên gia, các
nhà báo giỏi cũng giúp các phóng viên trẻ có thêm kỹ năng, năng lực hoạt
động trong lĩnh vực này.
Xin cảm ơn chị!


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Tên đề tài: Quản lý nội dung thơng tin đối ngoại của đài phát thanh –
truyền hình các tỉnh phía bắc việt nam hiện nay (Khảo sát các Đài Phát
thanh – Truyền hình Hải Phịng, Quảng Ninh,Thái Nguyên năm 2016)
Chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 8 32 01 01
Học viên: PHAN LÊ TÙNG
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS,TS. Nguyễn Thành Lợi
Chƣơng 1: TTĐN là một bộ phận quan trọng trong công tác đối ngoai
của Đảng và Nhà nước ta nhằm làm cho nhân dân các nước và người Việt Nam
ở nước ngoài hiểu về đất nước, con người Việt Nam, về đường lối, chủ trương,
chính sách của Đảng, Nhà nước ta cùng với những thành tựu đổi mới của Việt
Nam, từ đó tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thế giới và sự đóng góp của cộng
đồng người Việt Nam ở nước ngoài cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong hoạt động TTĐN, kinh nghiệm của các CQBC Trung ương đóng
vai trị quan trọng, là lực lượng mở đầu, khơi nguồn và cụ thể những hướng
trọng tâm mục tiêu của công tác TTĐN. Từ mơ hình đó, các CQBC của cấp
độ địa phương có thêm những tham khảo, nhằm áp dụng vào mơ hình của
CQBC địa phương; góp phần hình thành mạng lưới TTĐN có tính chất bổ trợ,
đa tầng, tạo nên hiệu quả tổng thể của công tác TTĐN.
Trong chương 1 Cơ sở lý luận về quản lý TTĐN của các đài PT-TH tác
giả đã làm r khái niệm TTĐN và nội dung, đối tượng của TTĐN; đường lối,

chủ trương của Đảng và Nhà nước về TTĐN; quản lý nội dung báo chí và các
yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nội dung TTĐN trong hoạt động báo chí nói
chung, tác nghiệp của các đài PT-TH địa phương nói riêng.
Chƣơng 2: Đài PT-TH địa phương là cơ quan ngôn luận của Tỉnh ủy,
HĐND, UBND các tỉnh, thành phố, là diễn đàn của nhân dân trong tỉnh. Thời


gian qua, các Đài PT-TH Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Nguyên đã đạt được
nhiều thành tựu trong công tác thông tin tuyên truyền TTĐN.
Về hình thức, xác định tầm quan trọng của yếu tố hình thức trong thơng
tin TTĐN, các đài PT-TH địa phương đã chú trọng nâng cao hình thức theo
hướng ổn định nhưng linh hoạt, khai thác đa dạng các thể loại, tăng cường vai
trị của truyền thơng đa phương tiện làm tăng tính hấp dẫn của thơng tin, thu hút
sự chú ý của độc giả. Nguyên nhân chủ yếu trong thành tựu này là do các đài
PT-TH địa phương đã ln đảm bảo được tính định hướng của thông tin, dưới sự
lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước.
Trên cơ sở khảo sát thực trạng thông tin tuyên truyền về TTĐN và quy
trình sản xuất, quản lý nội dung TTĐN nhận thấy những thành tựu cũng như
tồn tại, hạn chế trong công tác TTĐN của các đài PT-TH địa phương. Trên cơ
sở đó đề ra những giải pháp vừa cấp bách, vừa lâu dài để nâng chất lượng,
hiệu quả công tác TTĐN của hệ thống đài PT-TH địa phương nói chung và
các đài PT-TH Hải Phịng, Quảng Ninh, Thái Nguyên nói riêng.
Chƣơng 3: Từ những vấn đề đặt ra và kinh nghiệm của các đài PT-TH,
tác giả đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng TTĐN của đài PT –TH
địa phương. Các giải pháp đó là cần tập trung về quản lý chất lượng TTĐN của
các đài PT –TH địa phương, nâng cao chất lượng nội dung và tăng cường chất
lượng phủ sóng ra nước ngồi. Tăng cường cơng tác tập huấn, đào tạo, bồi
dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho các phóng viên, biên tập viên làm truyền hình đối
ngoại. Tăng cường đầu tư vật chất, cơ sở hạ tầng cho các đài truyền hình đối
ngoại. Các giải pháp này cần đựoc tiến hành một cách đồng bộ, theo đúng quy

trình và thường xuyên đuợc giám sát kiểm tra. Cần có những quiy định rõ ràng,
quy trình đánh giá, tự đánh giá hoạt động quản lý nội dung TTĐN để từ đó đề ra
các biện pháp cải tiến theo định kỳ, đột xuất phù hợp với thực tiễn đặt ra.



×