Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới ở huyện vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới ở huyện lâm thao, tỉnh phú thọ hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 121 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

NGUYỄN THỊ NGỌC BÍCH

VAI TRỊ CỦA PHỤ NỮ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Ở HUYỆN LÂM THAO, TỈNH PHÚ THỌ HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

HÀ NỘI –2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

NGUYỄN THỊ NGỌC BÍCH

VAI TRỊ CỦA PHỤ NỮ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Ở HUYỆN LÂM THAO, TỈNH PHÚ THỌ HIỆN NAY

Chuyên ngành:

Chủ nghĩa xã hội khoa học

Mã số:

8 22 90 08


LUẬN VĂN THẠC SĨ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nghiêm Sỹ Liêm

HÀ NỘI - 2019


Luận văn đã được sửa chữa theo khuyến nghị của Hội đồng chấm
luận văn thạc sĩ.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

Chủ tịch Hội đồng


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu do chính tơi thực hiện,
dưới sự giúp đỡ, hướng dẫn của TS. Nghiêm Sỹ Liêm.
Mọi trích dẫn, tài liệu…trong luận văn là hồn tồn trung thực, chính
xác, đảm bảo tính khách quan và khoa học. Các số liệu trong luận văn hoàn toàn
đáng tin cậy và chưa từng được cơng bố trong cơng trình nào.
Hà Nội, ngày tháng năm 2019.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Ngọc Bích


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ sự biết ơn chân thành đến các thầy, cô giáo khoa Chủ nghĩa
xã hội khoa học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, những người đã nhiệt tình
giúp đỡ, tạo điều kiện cho tơi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành đến TS. Nghiêm Sỹ Liêm người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và đóng góp nhiều ý kiến q báu,
giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn cán bộ, lãnh đạo Văn phòng Huyện ủy, Văn
phịng UBND huyện Lâm Thao, Phịng Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn,
Chi cục Thống kê huyện Lâm Thao và các xã trên địa bàn huyện Lâm Thao, tỉnh
Phú Thọ đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ, cộng tác để giúp tơi hồn thành luận văn
này.
Cuối cùng tơi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,
những người luôn là nguồn cổ vũ, chia sẻ, động viên quan trọng đối với tơi trong
suốt q trình học tập và thực hiện luận văn.
Hà Nội, ngày tháng năm 2019.
Tác giả

Nguyễn Thị Ngọc Bích


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BCĐ

Ban chỉ đạo

BCH

Ban Chấp hành

CDCCKT


Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

CHQS

Chỉ huy qn sự

CNH-HĐH

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

CTMT

Chương trình mục tiêu

GTNT

Giao thơng nơng thơn

HTX

Hợp Tác xã

KT-XH

Kinh tế xã hội

MTTQ

Mặt trận Tổ quốc


NNLN

Nông nghiệp lâm nghiệp

NNNDNT

Nông nghiệp, nông dân, nông thôn

XDNTM

Xây dựng nông thôn mới


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TRONG XÂY DỰNG NÔNG
THÔN MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ....................................................... 7
1.1. Lý luận chung về vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới ....... 7
1.2. Vai trị của phụ nữ trong xây dựng nơng thơn mới ở Việt Nam
hiện nay ................................................................................................ 18
Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN VAI TRỊ CỦA PHỤ NỮ
TRONG XÂY DỰNG NƠNG THÔN MỚI Ở HUYỆN LÂM THAO,
TỈNH PHÚ THỌ HIỆN NAY ...................................................................... 31
2.1. Khái quát về huyện Lâm Thao và kết quả hoạt động xây dựng nông
thôn mới tại huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ ........................................ 31
2.2. Thực trạng trong việc thực hiện vai trò của phụ nữ trong việc xây
dựng nông thôn mới ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn
hiện nay ................................................................................................. 36

2.3. Nguyên nhân và vấn đề đặt ra........................................................ 61
Chương 3: GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT HUY VAI TRỊ CỦA
PHỤ NỮ TRONG XÂY DỰNG NƠNG THÔN MỚI Ở HUYỆN LÂM THAO,
TỈNH PHÚ THỌ HIỆN NAY .......................................................................... 68
3.1. Nhóm giải pháp nhằm tăng cường vai trị của các tổ chức cơ sở và
chính quyền huyện Lâm Thao đối với việc phát huy vai trò của phụ nữ
trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Lâm Thao ............................ 68
3.2. Nhóm giải pháp nâng cao trình độ nghiệp vụ, năng lực quản lý cho phụ
nữ huyện Lâm Thao ............................................................................... 75
3.3. Nhóm các giải pháp tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao tinh
thần tự giác, bồi dưỡng ý thức, động cơ tham gia xây dựng nông thôn
mới cho phụ nữ ..................................................................................... 81
KẾT LUẬN .................................................................................................... 85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 87
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 92


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Từ thực tiễn phát triển của các quốc gia trên thế giới cho thấy, khơng
thể có một nước cơng nghiệp nếu nông nghiệp, nông thôn lạc hậu. Ở Việt
Nam hiện nay, nông thôn là khu vực rộng lớn và đông dân nhất, đa dạng về
thành phần tộc người, về văn hóa, là nơi bảo tồn, lưu giữ các phong tục tập
quán của cộng đồng, là địa bàn sản xuất quan trọng, cung ứng các sản phẩm
thiết yếu cho cuộc sống con người. Vì vậy, xây dựng nơng thơn mới đang là
một chủ trương lớn, được Đảng và Nhà nước ta hết sức chú trọng, coi đó là
nhiệm vụ hàng đầu của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trong những năm gần đây, chương trình quốc gia về Nông thôn mới đã
mang lại rất nhiều kết quả sinh động, cải thiện cơ sở hạ tầng nông thôn, phát

triển kinh tế xã hội, mang lại những bước chuyển mình về giáo dục, y tế và an
ninh quốc phịng nơng thơn ở nhiều địa phương, trong đó có huyện Lâm
Thao, tỉnh Phú Thọ. Một trong những nguồn lực góp phần quan trọng vào sự
phát triển ấy không thể không kể đến vai trò của người phụ nữ.
Qua 5 năm thực hiện chương trình xây dựng nơng thơn mới, huyện
Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ đã đạt được những kết quả nổi bật: Bộ mặt nông
thôn được đổi mới, đời sống của người dân được nâng cao, giá trị thu nhập
tăng thêm bình quân đầu người (năm 2014) đạt trên 33 triệu đồng; tỷ lệ hộ
nghèo giảm còn 2%; tốc độ tăng trưởng nơng nghiệp bình qn đạt 4%/năm;
nâng giá trị trên đơn vị diện tích từ 70 triệu đồng (năm 2010) lên 110 triệu
đồng/ha, có nơi đạt trên 300 triệu đồng/ha. Đến năm 2015, huyện Lâm Thao
đã được tỉnh Phú Thọ trình Chính phủ cơng nhận huyện đạt chuẩn nơng thơn
mới. Để đạt được những thành tựu đáng ghi nhận đó, là sự đóng góp to lớn
của chính quyền và nhân dân tồn huyện, trong đó có sự đóng góp khơng nhỏ
của phụ nữ huyện Lâm Thao.


2
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã được, phụ nữ huyện Lâm
Thao cũng gặp phải những hạn chế nhất định cả về các yếu tố khách quan và
chủ quan. Đây chính là rào cản trong việc phát huy vai trị của họ trong xây
dựng nơng thơn mới ở huyện Lâm Thao nói riêng và cho sự nghiệp phát triển
đất nước nói chung.
Là con em sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Huyện Lâm Thao, tỉnh
Phú Thọ, đồng thời được tiếp cận với tri thức khoa học của CNXHKH,
bản thân tác giả luôn mong muốn ngày càng khẳng định vai trò của người
phụ nữ trong xã hội và được đóng góp một phần cơng sức của mình để
xây dựng quê hương cũng như góp phần vào thực hiện mục tiêu xây dựng
thành công chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Do đó, tác giả đã lựa chọn đề tài:
“Vai trị của phụ nữ trong xây dựng nơng thơn mới ở huyện Lâm Thao,

tỉnh Phú Thọ hiện nay” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành
Chủ nghĩa xã hội khoa học.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Từ trước đến nay đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu đề cập đến vấn đề
vai trò của phụ nữ ở nước ta hiện nay xong thực tế mỗi cơng trình, đề tài
nghiên cứu, các tác giả đã đề cập đến vấn đề ở những góc độ khác nhau như:
Các cơng trình bàn về xây dựng nơng thơn mới
- BCH TW Đảng Cộng sản Việt Nam, 2008. Nghị quyết số 26-NQ/TW

ngày 05/8 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2013. Thông tấn số

41/2013/TTBNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn: Hướng
dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới
- Huỳnh Ngọc Điền, 2011. Xây dựng nông thôn mới tại xã điểm Tân

Lập, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước.
- Tơ Huy Rứa, 2011. Nơng nghiệp, nơng dân, nông thôn trong đổi mới

ở Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn.


3
- Thanh Tân, 2011. Xây dựng nông thôn mới ở xã Tân Đồng, huyện

Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.
- “Giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Thanh
Chương, tỉnh Nghệ An”, của ác giả Phan Đình Hà, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế
(2011), đưa ra những nội dung, nguyên tắc thực hiện, những giải pháp cụ thể
nhằm đẩy mạnh chương trình xây dựng nơng thơn mới ở huyện Thanh Chương,

Hà Tĩnh.
- “Sự tham gia của thanh niên trong thựchiện chương trình nơng thơn mới
trên địa bàn tỉnh Bắc Giang”, Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Hoàng Trung (2012)
- Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng trong sự tham gia xây dựng nông
thôn mới trên địa bàn huyện Kim Bơi, tỉnh Hịa Bình”, tác giả Bùi Minh Tân,
luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp (2013)
- “Nghiên cứu vai trị của người dân trong xây dựng nơng thơn mới tại
huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình, tác giả Hồng Thị Oanh (2013)… các luận văn
này trình bày về sức mạnh chung của cộng đồng, đồng thời nêu lên tầm quan trọng
của việc phát huy nội lực của từng địa phương trong xây dựng nơng thơn mới.

Các cơng trình bàn về vai trò của phụ nữ
- Nguyễn Thị Giáng Hương: “Vai trò của nguồn nhân lực nữ chất

lượng cao ở Việt Nam hiện nay” luận án tiến sĩ triết học học viện chính trị
hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2013, tác giả đã chỉ ra một số mâu
thuẫn cơ bản từ tiếp cận giới trong nghiên cứu thực trang nguồn nhân lực nữ
chất lượng cao và đưa ra được nhóm giải pháp cho việc phát triển nguồn nhân
lực nữ chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay.
- Lê Thị Thúy: “Phát triển nguồn nhân lực nữ nhằm tăng trưởng kinh

tế và thực hiện công bằng xã hội ở miền núi phía bắc Việt Nam” Luận án tiên
sĩ kinh tế, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, Hà Nội, 2013, tác giả
đã hệ thống hóa và luận giải những vấn đề lý luận về nguồn nhân lực nữ, phát
triển nguồn nhân lực nữ. Phân tích vai trò phát triển nguồn nhân lực nữ đối
với tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội.


4
- Đỗ Thị Thạch: “Trí thức nữ Việt nam trong công cuộc đổi mới hiện


nay- tiềm năng và phương hướng xây dựng” Luận án tiến sĩ triết học, Hà Nội,
Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội 1999, tác giả đã chỉ ra sự
hình thành và tiềm năng của đội ngũ trí thức nữ ở nước ta. Các căn cứ khẳng
định năng lực trí tuệ của phụ nữ, tìm hiểu ngun nhân hạn chế khả năng trí
tuệ của phụ nữ. Các giải pháp, phương hướng xây dựng phát huy tiềm năng
đội ngũ trí thức nữ.
- Nguyễn Thị Kim Thoa (2000): “Vị thế và vai trò xã hội của người phụ

nữ trong gia đình nơng thơn đồng bằng Bắc Bộ hiện nay (Qua nghiên cứu tại
tỉnh Nam Định), Luận án Tiến sĩ Triết học, Đại học Khoa học xã hội và Nhân
văn Hà Nội. Luận án đã góp tiếng nói về vị thế và vai trị xã hội của người
phụ nữ trên các phương diện đối với gia đình và sự phát triển chung của xã
hội, đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao vai trò và vị thế của người phụ nữ
nông thôn ở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay.
Các cơng trình bàn đến vai trị của phụ nữ ở tỉnh Phú Thọ:
- Trang Thông tin điện tử tỉnh Phú Thọ: Phụ nữ Thanh Thủy: Góp sức

xây dựng nông thôn mới
- Trang Thông tin điện tử huyện Lâm Thao: Hiệu quả từ cuộc vận động

“Xây dựng gia đình 5 khơng 3 sạch” ở Lâm Thao.
Các cơng trình, đề tài tiêu biểu trên đây có giá trị tham khảo rất tốt cho
những nghiên cứu đối với các vấn đề về chất lượng nguồn lực con người
trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, hiện chưa có đề tài cơng trình nào nghiên
cứu chuyên biệt đối với vấn đề vai trị của phụ nữ trong xây dựng nơng thơn
mới ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, trên
cơ sở tiếp thu, kế thừa những kết quả những cơng trình nghiên cứu, những bài
viết đã được công bố, tác giả hi vọng sẽ phát triển bổ sung mang tính hệ thống
và có ý nghĩa thực tiễn trong việc nâng cao vai trò của phụ nữ trong xây dựng

nơng thơn mới ở huyện Lâm Thao nói riêng và chất lượng nguồn lực con
người ở tỉnh Phú Thọ nói chung trong giai đoạn hiện nay.


5
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu:
3.1. Mục đích:
Làm rõ thực trạng vai trò của phụ nữ huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
trong xây dựng nơng thơn mới. Qua đó, đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm
phát huy vai trị của phụ nữ trong việc xây dựng nơng thơn mới ở huyện Lâm
Thao, tỉnh Phú Thọ hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ:
Để thực hiện được mục tiêu trên xác định cần phải thực hiện những
nhiệm vụ nghiên cứu dưới đây:
- Đưa ra một số quan niệm cơ bản về phụ nữ và vai trò của phụ nữ, nội
dung trong xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam hiện nay
- Làm rõ thực trạng thực hiện vai trò của phụ nữ trong việc xây dựng
nông thôn mới ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
- Đề xuất và luận chứng một số giải pháp cơ bản, có thể áp dụng, góp
phần phát huy vai trò của phụ nữ ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi, giới hạn nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là: vai trò người phụ nữ trong xây
dựng nông thôn mới ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
4.2. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu:
- Về nội dung: Đề tài tập trung vào đánh giá thực trạng tham gia xây
dựng Nông thôn mới của người phụ nữ, đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến vai trò
của người phụ nữ trong xây dựng Nông thôn mới
- Về không gian: Đề tài được nghiên cứu tại huyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ.
- Về thời gian: Đề tài thu thập số liệu trong các năm từ 2011 – 2017

giới hạn khảo sát số liệu tham khảo của các Sở, Ban, Ngành có liên quan trên
địa bàn huyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ.


6
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu đề tài
5.1. Cơ sở lý luận:
- Quan điểm của CN Mac – Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh về phụ nữ,
vai trò của phụ nữ
- Những văn kiện của Đảng, Nhà nước, của các Bộ, Ngành về xây dựng
nông thôn mới, vai trò của phụ nữ
5.2. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu chủ đạo của đề tài là phương pháp phân tích tổng hợp.
Tác giả sử dụng một số phương pháp cụ thể: lịch sử - logic, thu thập và
xử lý thông tin như: Nghiên cứu tài liệu quá khứ, quan sát thực tế, điều tra,
thống kê.
6. Đóng góp mới của đề tài
Đề tài này đem lại cái nhìn tổng quan về thực trạng vai trò của phụ nữ
trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Nhưng trọng
tâm của đề tài là đưa ra những giải pháp nhằm phát huy vai trò của phụ nữ trong
việc xây dựng nông thôn mới hiện nay.
7. Kết cấu nội dung luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài bao
gồm 3 chương 7 tiết.
8. Ý nghĩa của đề tài
Đề tài này có thể ứng dụng trong việc nghiên cứu giảng dạy, trong cơng
tác tun truyền.
Ngồi ra, sản phẩm này có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo để góp
phần hoạch định chủ trương chính sách về cơng tác nâng cao vai trò nguồn
nhân lực nữ đối với các tỉnh khác trên cả nước.



7

Chương 1
VAI TRỊ CỦA PHỤ NỮ TRONG XÂY DỰNG NƠNG THÔN MỚI Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY
1.1. Lý luận chung về vai trị của phụ nữ trong xây dựng nơng thơn mới
1.1.1. Một số quan niệm cơ bản:
* Quan niệm về phụ nữ và vai trò của phụ nữ
Ngay từ thế kỷ XIX, C. Mác và Ph. Ăngghen - các lãnh tụ thiên tài của
giai cấp vơ sản tồn thế giới - đã chỉ rõ: “Chế độ mẫu quyền bị lật đổ là sự
thất bại lịch sử có tính chất tồn thế giới của giới nữ. Ngay cả ở trong nhà,
người đàn ơng cũng nắm lấy quyền cai quản, cịn người đàn bà thì bị hạ cấp,
bị nơ dịch, bị biến thành nô lệ cho sự dâm đãng của đàn ông, thành một công
cụ sinh đẻ đơn thuần”; “người vợ trở thành người đầy tớ chính và khơng được
tham gia vào nền sản xuất xã hội” [31; Tr 93]. “Tình trạng khơng bình quyền
giữa đơi bên, do những quan hệ xã hội trước kia để lại cho chúng ta, tuyệt
nhiên không phải là nguyên nhân, mà là kết quả của việc áp bức đàn bà về
mặt kinh tế” [31; 115]. Hai ông khẳng định: “Một sự bình đẳng thực sự
giữa phụ nữ và nam giới chỉ có thể trở thành hiện thực khi đã thủ tiêu được
chế độ bóc lột của tư bản đối với cả hai giới và khi công việc nội trợ riêng
trong gia đình đã trở thành một nền công nghiệp xã hội” [30, tr 341].
V.I. Lênin, người thầy vĩ đại của cách mạng vô sản thế kỷ XIX - XX
kế thừa quan điểm của C. Mác và Ph. Ăngghen, chỉ ra tình cảnh khốn khổ của
nữ cơng nhân lao động trong các nhà máy, công xưởng: “Hàng triệu và hàng
triệu phụ nữ trong những gia đình như vậy đang sống (hoặc nói đúng hơn
đang bị đọa đầy) trong kiếp “gia nô”, ra sức lo ăn, lo mặc cho gia đình bằng
từng xu nhỏ mà họ phải trả bằng những cố gắng phi thường hàng ngày và
bằng “sự tiết kiệm” tất cả mọi thứ, chỉ trừ có “tiết kiệm” lao động của bản

thân” [27; tr 173]. Ông chỉ rõ “Trong nông nghiệp, người lao động phụ nữ, vô


8
sản cũng như nông dân, đều phải cố đem hết sức mình ra, phải đổ mồ hơi sơi
nước mắt, làm đến kiệt sức, hại đến sức khỏe của mình và của con cái để cố
đuổi cho kịp người lao động nam giới trong nền sản xuất lớn tư bản
chủ nghĩa” [27; tr 516]; “họ cùng làm ở công xưởng 10 giờ một ngày, nhưng
chỉ được tất cả có 1,10 - 1,50 mác (nam giới thì được 2,50 - 2,70 mác) và nếu
trả cơng theo sản phẩm thì họ được 1,7 - 2,0 mác” [29; tr 335 – 337]. Phụ nữ
“không có quyền gì cả vì pháp luật khơng cho họ có quyền bình đẳng với nam
giới”, cịn trong gia đình họ là “nơ lệ gia đình”, bị nghẹt dưới cái gánh những
công việc bếp núc nhỏ nhặt nhất, lam lũ nhất khổ cực nhất, làm cho mụ người
nhất. Ông khẳng định: “Khơng cịn nghi ngờ gì nữa, cơng xưởng tư bản chủ
nghĩa đã đẩy các loại người lao động đó vào tình cảnh đặc biệt khó khăn...
Thế nhưng, xu hướng địi hồn tồn cấm chỉ phụ nữ và thiếu niên không được
lao động trong công nghiệp, hoặc xu hướng duy trì chế độ gia trưởng về sinh
hoạt là chế độ loại bỏ lao động đó, xu hướng đó thật là phản động,
không tưởng”. V.I. Lênin chủ trương “Phụ nữ được bình quyền với nam giới
về mọi mặt”, “Thủ tiêu chế độ đẳng cấp; quyền bình đẳng hồn tồn của mọi
cơng dân, không phân biệt trai gái, tôn giáo, chủng tộc”; “...bổ nhiệm nữ
thanh tra trong các ngành mà lao động nữ chiếm đa số” [28; tr 262 – 264];
“thành lập chế độ cộng hòa..., thực hiện chế độ nhân dân bầu cử quan chức,
nam nữ bình đẳng”; “hủy bỏ tất cả mọi sự hạn chế, không trừ sự hạn chế nào,
đối với các quyền chính trị của phụ nữ so với các quyền của nam giới”. Người
khẳng định: “Giai cấp vơ sản sẽ khơng đạt được tự do hồn tồn, nếu khơng
giành được tự do hồn tồn cho phụ nữ”
Tư tưởng nhất quán xuyên suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ
Chí Minh là nhằm mục đích cao nhất giải phóng con người và ra sức tranh
đấu để địi lại những quyền thiêng liêng của con người. Trong đó, Bác đặc

biệt quan tâm đến sự nghiệp giải phóng phụ nữ và đấu tranh bảo vệ quyền
bình đẳng cho họ. Những tư tưởng của Hồ Chí Minh về vấn đề giải phóng


9
phụ nữ vẫn còn nguyên giá trị.
Trong tư tưởng của Hồ Chí Minh về phụ nữ được xuất phát từ tình cảm
đặc biệt đối với những người phụ nữ nói chung và từ thực trạng bất bình đẳng
của phụ nữ dưới chế độ phong kiến, sự cai trị thâm độc của thực dân Pháp đối
với nước ta cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Bác Hồ luôn đánh giá cao vai trò
to lớn của phụ nữ Việt Nam và cho chúng ta thấy những nhà kinh điển của
chủ nghĩa xã hội khoa học đánh giá cao vai trò của phụ nữ trong xã hội. Điều
này có thể lý giải tại sao từ năm 1910 thế giới tiến bộ lấy ngày 08 tháng 3 là
Ngày Phụ nữ quốc tế, nhằm đồn kết phụ nữ các nước đấu tranh để giải
phóng giới mình, giành các quyền bình đẳng về kinh tế, chính trị và xã hội
cho họ; cũng vì vậy mà khi thành lập Quốc tế Cộng sản (3/1919) hay Quốc tế
III đã tổ chức phụ nữ quốc tế vì những mục tiêu đó.
Cũng như Mác và Lênin, từ lịch sử dân tộc, lịch sử thế giới, Bác Hồ
thấy rõ vai trị của phụ nữ thế giới nói chung, phụ nữ Việt Nam nói riêng.
Người nhận xét: “Non sơng gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như
già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”. Người cũng rút ra kết luận “Xem
trong lịch sử cách mệnh chẳng có lần nào là khơng có đàn bà tham gia”, rồi
Người khẳng định: “An Nam cách mệnh cũng phải có nữ giới tham gia mới
thành cơng” (Hồ Chí Minh, 1970).
Với cách nhìn tồn diện, Bác Hồ nhấn mạnh rằng phụ nữ chiếm một
nửa nhân loại; “Nói đến phụ nữ là nói đến một nửa xã hội”, cũng tương tự
“Phụ nữ Việt Nam chiếm một nửa tổng số nhân dân ta”; Người còn chỉ rõ:
“Phụ nữ là một lực lượng lao động rất quan trọng”. Vì vậy, theo Người, “Nếu
phụ nữ chưa được giải phóng thì xã hội chưa được giải phóng”, “Nếu khơng
giải phóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ một nửa”. Bác Hồ phân

tích có lý, có tình, rằng: Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, “Nhất định phải
sản xuất thật nhiều. Muốn sản xuất nhiều thì phải có nhiều sức lao động.
Muốn nhiều sức lao động thì phải giải phóng lao động của phụ nữ” .Quyền


10
bình đẳng thực sự của người phụ nữ theo Bác là “người phụ nữ Việt Nam
đứng ngang hàng với đàn ông để hưởng mọi quyền công dân”. Vấn đề bình
đẳng nam nữ được Bác đề cập trên nhiều lĩnh vực, nhưng nổi rõ nhất trên hai
lĩnh vực sau:
Một là, lĩnh vực quyền và lợi ích: Trong lời kêu gọi chống nạn thất học,
Bác viết “Phụ nữ lại càng cần phải học, đã lâu chị em bị kìm hãm. Đây là lúc
các chị em phải cố gắng để kịp nam giới, để xứng đáng mình là một phần tử
trong nước, có quyền bầu cử và ứng cử”. Hay “Phụ nữ phải tham gia vào các
cấp chính quyền, vào bộ máy lãnh đạo các ngành từ cơ sở đến trung ương,
vào ban quan trị” (Hồ Chí Minh, 1970).
Hai là, lĩnh vực gia đình: Người phụ nữ phải vất vả nhiều trong cơng
việc gia đình, như Lênin chỉ rõ: “Mặc dù có mọi luật lệ giải phóng phụ nữ,
nhưng phụ nữ vẫn cứ là nơ lệ trong gia đình vì cơng việc nội trợ linh tinh cứ
đè nặng lên vai họ, làm cho họ nghẹt thở mụ mẫm, nhọc nhằn, ràng buộc họ
vào bếp núc, vào buồng con cái, lãng phí sức lực của họ vào một công việc
cực kỳ tủn mủn, làm cho họ nhọc nhằn, gị bó” (Hồ Chí Minh, 1993). Theo
Bác Hồ thì việc giải phóng sức lao động của phụ nữ chính là giải phóng phụ
nữ khỏi những cơng việc khơng tên của gia đình. Bác thường nói “Nên cố
gắng tổ chức những nhà ăn công cộng để giải phóng phụ nữ ra khỏi bếp núc”
(Hồ Chí Minh, 2002).
Bác Hồ phê phán mạnh mẽ vấn đề bạo hành trong gia đình, nhất là hiện
tượng chồng đánh vợ. Bác viết “Khinh rẻ phụ nữ, và dã man nhất là thói đánh
vợ… Những thói dã man đánh vợ và ép con cần phải chấm dứt. Lợi quyền
của phụ nữ cần được thực sự bảo đảm” (Hồ Chí Minh, 1970).

Từ những phân tích về sự bất bình đẳng nam nữ, Bác Hồ cũng nêu lên
các con đường có thể giải phóng phụ nữ và gợi ý từng đối tượng cụ thể. Đối
với cán bộ lãnh đạo, Bác phê phán những tư tưởng mang nặng định kiến giới,
coi thường phụ nữ. Bác khuyên “Phải thông cảm sâu sắc với quần chúng, và


11
ra sức giúp đỡ chị em giải quyết những thắc mắc khó khăn”. Đối với các đồn
thể phải có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục pháp luật để bảo vệ quyền lợi
của phụ nữ. Đối với chính bản thân người phụ nữ, phải tự đấu tranh vì quyền
lợi của mình, khơng có tư tưởng trơng chờ, ỷ lại. Bác khun chị em phụ nữ
cố gắng học tập văn hóa, chính trị, nghề nghiệp. Nếu khơng học thì khơng tiến
bộ. Trong công tác và cuộc sống hàng ngày, Bác Hồ rất coi trọng đào tạo đội
ngũ cán bộ và quan tâm, chăm sóc đến cuộc sống của người phụ nữ.
Trong Di chúc, Người biểu dương tinh thần chiến đấu, hy sinh và căn
dặn tồn dân phải quan tâm, chăm sóc phụ nữ: “Trong sự nghiệp chống Mỹ,
cứu nước, phụ nữ đảm đang ta đã góp phần xứng đáng trong chiến đấu và
trong sản xuất. Đảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi
dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày càng nhiều phụ nữ phụ trách mọi công
việc lãnh đạo. Bản thân phụ nữ phải cố gắng vươn lên. Đó là một cuộc cách
mạng đưa đến quyền bình đẳng thật sự cho phụ nữ” (Hồ Chí Minh, 1970).
* Khái niệm về nông thôn mới:
Nông thôn là khái niệm dùng để chỉ một địa giới hành chính lãnh thổ
gắn liền với cư dân sản xuất nông nghiệp và dịch vụ nông sản. Khái niệm
“nông thôn” thường đồng nghĩa với “làng”, “xóm”, “thơn”. Theo các tài liệu
nghiên cứu, “làng” là từ nơm, là tiếng nói dân dã, ngơn ngữ đời sống trong
dân gian ăn sâu vào tâm lý, tiềm thức của người Việt. Nó gợi ra mơi trường
kinh tế sản xuất với nghề trồng lúa nước cổ truyền - không gian sinh tồn;
đồng thời cũng là không gian xã hội và cảnh quan văn hóa xây đắp nên nền
tảng tinh thần, tạo thành lối sống, cốt cách và bản lĩnh người Việt.

Làng vốn là một từ thuần Việt, dùng để chỉ một cộng đồng dân cư được
hình thành trên cơ sở liên hiệp tự nguyện giữa những người nông dân lao động
trên con đường chinh phục tự nhiên từ mấy thiên niên kỷ trước, quá trình hàng
nghìn năm đấu tranh chống xâm lược để giữ gìn mơi trường sản xuất và sinh
hoạt của con người nơi đây. Nhà nghiên cứu Trần Từ cho rằng: “Làng là tế bào


12
sống của xã hội Việt cổ, là sản phẩm tự nhiên tiết ra từ quá trình định cư và cộng
cư của người Việt” [41, tr.11-12]. Cùng với nhận xét đó, khẳng định vị trí của
làng trong việc hình thành nền văn hóa Việt Nam, nhà nghiên cứu Nguyễn Từ
Chi viết: “Làng là tế bào sống của xã hội Việt Nam. Xã hội Việt Nam là sản
phẩm tự nhiên tiết ra từ quá trình định cư và cộng cư của người Việt trồng trọt.
Hiểu được làng Việt là có trong tay cơ sở tối thiểu và cần thiết để tiến lên tìm
hiểu xã hội Việt nói riêng và xã hội Việt Nam nói chung, trong sức năng động
lịch sử của nó, trong ứng xử cộng đồng và tâm lý tập thể của nó, trong các biểu
hiện văn hóa, cả trong những phản ứng của nó trước những hình thái mà lịch sử
đương đại đặt vào nó” [14, tr.177].
Cùng với sự thay đổi của các triều đại trị vì trong lịch sử mà tên gọi của
“làng” có khác nhau: “làng” cũng gọi là “thơn” hoặc “làng xã”, cũng có khi
“làng” cũng chính là “xã”. Theo PGS.TSKH Phan Xuân Sơn: Trong lịch sử,
đơn vị “xã”, có nơi là “làng xã” một đơn vị quần cư - hành chính có từ lâu
đời trong kết cấu nơng thơn Việt Nam. Trong q trình phát triển kinh tế - xã
hội của “làng”, những đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội của “làng” là những
yếu tố đặc biệt quan trọng quyết định đến sự nghiệp dân chủ hóa cấp cơ sở
nói riêng và sự phát triển nơng thơn, nơng nghiệp nói chung.
Từ những ý kiến nêu trên, có thể hiểu:“Làng xã” là một cộng đồng địa
vực, có ranh giới lãnh thổ tự nhiên và hành chính xác định; “làng” là một đơn
vị tự cấp về kinh tế; “làng xã” vừa có ruộng, có nghề, có đình làng tạo nên một
khơng gian khép kín thống nhất, có nhiều dòng họ tồn tại lâu đời, “làng xã” là

một cộng đồng tương đối độc lập về phong tục tập quán văn hóa; “làng xã” là
một đơn vị tự trị về chính trị. Tuy nhiên, làng - xã cũng có những biến đổi ít
nhiều qua các thời kỳ, nhưng nhìn chung cho đến trước năm 1945, qua các biến
động, làng vẫn giữ được những cấu trúc truyền thống cơ bản.
Nông thôn được xác định là tổng hợp của các làng, nói cách khác, làng
Việt là đơn vị cơ bản của nơng thơn Việt Nam. Làng - xã đã từng đóng vai trò
rất quan trọng đối với sự phát triển đất nước, là nơi lưu giữ những giá trị văn


13
hố, ni dưỡng ngun khí của dân tộc trước các nguy cơ đồng hố, nơ dịch.
Những giá trị nói trên của làng luôn luôn cần thiết cho phát triển đất nước, sẽ
được tiếp tục trong mơ hình nơng thơn mới. Tuy nhiên, tính khép kín, tính tự
cung, tự cấp của mơ hình làng truyền thống rõ ràng khơng đáp ứng được yêu
cầu phát triển đất nước hiện nay. Làng Việt Nam thời hiện đại đã có những sự
thay đổi nhất định so với làng trung và cận đại. Có những đặc điểm của làng
cổ cịn giữ được, nhưng cũng có những đặc điểm ngày nay hầu như khơng thể
tìm thấy. Truyền thống gia tộc vẫn có những ảnh hưởng nhất định trong làng
xã, nhưng do ngày nay, người dân nông thơn có xu hướng thốt li ra các thành
phố nên thành phần dân cư của làng xã đa dạng hơn, tính chất cùng huyết
thống cũng đã bị giảm mạnh. Vai trị của chính quyền xã hiện nay được cơng
nhận là nằm trong hệ thống quản lý nhà nước đã và đang dần dà làm mất đi
vai trò của hệ thống chính quyền làng theo kiểu cũ. Làng hiện nay ngày càng
được phát triển cả về những giá trị vật chất và tinh thần, sự giao lưu, trao đổi
hàng hóa, giúp cho đời sống nhân dân ngày càng phát triển hơn, khơng cịn
tính khép kín và tự cung, tự cấp như trước.
Trong quá trình hình thành và phát triển, khái niệm “nông thôn” được
mở rộng nội hàm so với “làng” với nội dung: Nông thôn là phần lãnh thổ
không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi
cấp hành chính cơ sở là Ủy ban nhân dân xã. Vậy nơng thơn mới là gì? Trong

nghị quyết số 26 - NQ/TW đưa ra mục tiêu: “Xây dựng nơng thơn mới có kết
cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức
sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ
đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định; giàu bản sắc văn hóa dân
tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính
trị ở nơngthơn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường” [9, tr.32].
Như vậy, nông thôn mới trước tiên phải là nông thôn, không phải thị tứ,
thị trấn, thị xã, thành phố và khác với nông thôn truyền thống. Nông thôn mới
là tổng thể những đặc điểm, cấu trúc tạo thành một kiểu tổ chức nông thôn


14
theo tiêu chí mới, có thể khái qt theo năm nội dung cơ bản sau:
1. Làng xã văn minh sạch đẹp, hạ tầng hiện đại;
2. Sản xuất phải phát triển bền vững theo hướng kinh tế hàng hóa;
3. Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn ngày càng được
nâng cao;
4. Bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát triển;
5. Xã hội nơng thơn an ninh tốt, quản lý dân chủ.
Sự khác biệt giữa nông thôn và nông thôn mới được thể hiện ở chỗ đó
là: nơng thơn là khái niệm chứa đựng cả mơ hình nơng thơn cũ và mơ hình
nơng thơn mới, cịn mơ hình nơng thơn mới chứa đựng những điều kiện đáp
ứng các yêu cầu phát triển, có sự đổi mới về tổ chức, vận hành các cảnh quan
về môi trường, đạt hiệu quả cao nhất trên tất cả các mặt về kinh tế, chính trị,
văn hóa, xã hội, so với mơ hình cũ, chứa đựng các đặc điểm chung, có thể vận
dụng, phổ biến trên cả nước.
1.1.2. Nội dung và tiêu chí xây dựng nơng thơn mới
Một trong những định hướng lớn để sớm đạt được mục tiêu nước ta cơ
bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại là phát triển nông nghiệp
và kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới. Đây là chủ trương

đúng đắn, phù hợp nhằm nâng cao năng lực sản xuất cũng như đời sống của
người dân nông thôn, nhất là trong điều kiện nền nông nghiệp nước ta đang
đứng trước nhiều thách thức của quá trình hội nhập.
Đại hội XII của Đảng ta đã chỉ ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển
nông nghiệp và kinh tế nông thôn là “Xây dựng nền nơng nghiệp theo hướng
sản xuất hàng hóa lớn, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao chất lượng sản
phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; nâng cao giá trị gia tăng, đẩy
mạnh xuất khẩu”. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi để sản phẩm nông nghiệp
Việt Nam có đủ sức cạnh tranh trên thị trường khu vực và quốc tế. Đồng thời
“đẩy nhanh cơ cấu lại ngành nông nghiệp, xây dựng nền nông nghiệp sinh


15
thái phát triển tồn diện cả về nơng, lâm, ngư nghiệp theo hướng hiện đại, bền
vững, trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh và tổ chức lại sản xuất, thúc đẩy ứng
dụng sâu rộng khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, công nghệ
thông tin vào sản xuất, quản lý nông nghiệp và đẩy nhanh cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả
và sức cạnh tranh, bảo đảm chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, bảo đảm
vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài; nâng cao thu
nhập và đời sống của nông dân. Chú trọng đầu tư vùng trọng điểm sản xuất
nơng nghiệp. Có chính sách phù hợp để tích tụ, tập trung ruộng đất, thu hút
mạnh các nguồn lực đầu tư phát triển nơng nghiệp; từng bước hình thành các
tổ hợp nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ công nghệ cao”.
Để thực hiện thành công các mục tiêu trên, nhiệm vụ của ngành nông
nghiệp và phát triển nông thôn là: phát triển nông nghiệp bền vững; thực hiện
tái cơ cấu, xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, giá trị gia tăng và hiệu quả
cao; xây dựng nông thôn mới, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống của
dân cư nông thôn; phát triển kết cấu hạ tầng, nâng cao năng lực phòng, chống,
giảm nhẹ thiên tai; bảo vệ và sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn tài nguyên

và bảo vệ môi trường.
Đảng chỉ rõ nhiệm vụ và giải pháp cơ cấu lại nông nghiệp gắn với xây
dựng nông thôn mới trong giai đoạn 2016 – 2020 là: “tập trung thực hiện
đồng bộ, hiệu quả các giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững, xây dựng
nông thôn mới và cải thiện đời sống của nông dân”. Đây là nhiệm vụ hết sức
khó khăn, bởi q trình sản xuất nông nghiệp những năm gần đây tuy đã đạt
được nhiều thành tựu, nhưng kém bền vững và còn nhiều thách thức.
Tổng kết 5 năm xây dựng nông thôn mới, một yêu cầu bức thiết đặt ra
là phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn phải gắn với xây dựng nông
thôn mới bền vững. Xây dựng nông thôn mới bền vững là quá trình tiếp tục
củng cố và phát triển hài hịa các tiêu chí đã đề ra, duy trì và nâng cao chất


16
lượng các tiêu chí đã đạt được, bổ sung một số tiêu chí phản ánh mức độ
hưởng thụ các giá trị vật chất và tinh thần của người dân nông thơn. Theo đó,
muốn xây dựng nơng thơn mới bền vững cần đáp ứng các nhóm tiêu chí sau:
Một là, giữ vững chất lượng hạ tầng kinh tế - xã hội, nơng thơn có làng
xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại;
Hai là, phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất có hiệu quả, sản xuất bền
vững, theo hướng hàng hóa;
Ba là, phát triển hài hịa các mặt của xã hội, bản sắc văn hóa dân tộc được
giữ gìn và phát triển, trình độ dân trí cao; cải thiện môi trường, môi sinh;
Bốn là, nâng cao chất lượng lãnh đạo hệ thống chính trị và đảm bảo an
ninh trật tự xã hội.
Đảng ta xác định cần “Tập trung thực hiện hiệu quả Chương trình xây
dựng nơng thơn mới. Phấn đấu đến năm 2020 khoảng 40 - 50 % số xã đạt
chuẩn nơng thơn mới. Rà sốt, hồn hiện cơ chế, chính sách và tiêu chí xây
dựng nơng thơn mới phù hợp với đặc thù từng vùng. Quy hoạch lại các điểm
dân cư phân tán tại địa bàn miền núi, đồng bào dân tộc. Ưu tiên bố trí ngân

sách nhà nước, tín dụng ưu đãi và huy động các nguồn lực ngoài nhà nước để
đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội. Có chính sách khuyến khích phát
triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại và thu hút mạnh doanh nghiệp đầu
tư phát triển sản xuất kinh doanh nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ tại địa
bàn nông thôn. Đồng thời đẩy mạnh đào tạo nghề với các hình thức đa dạng,
phù hợp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thơn. Tập trung giải quyết tình
trạng du canh, du cư, di cư tự do”
1.1.3. Tầm quan trọng của việc xây dựng nông thôn mới
Do kết cấu hạ tầng điện, đường, trường, trạm, chợ, thủy lợi, còn nhiều
yếu kém, vừa thiếu, vừa khơng đồng bộ; nhiều hạng mục cơng trình đã xuống
cấp, giao thơng nội đồng ít được quan tâm đầu tư; hệ thống thuỷ lợi cần được


17
đầu tư nâng cấp; chất lượng lưới điện nông thôn chưa thực sự an toàn; cơ sở
vật chất về giáo dục, y tế, văn hố cịn rất hạn chế, mạng lưới chợ nông thôn
chưa được đầu tư đồng bộ, trụ sở xã nhiều nơi xuống cấp. Mặt bằng để xây
dựng cơ sở hạ tầng nông thôn đạt chuẩn quốc gia rất khó khăn, dân cư phân
bố rải rác, kinh tế hộ kém phát triển.
Do sản xuất nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ, bảo quản chế biến còn hạn
chế, chưa gắn chế biến với thị trường tiêu thụ sản phẩm; chất lượng nông sản
chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường. CDCCKT, ứng dụng khoa học cơng
nghệ trong nơng nghiệp cịn chậm, tỷ trọng chăn ni trong nơng nghiệp cịn
thấp; cơ giới hố chưa đồng bộ.
Do thu nhập của nơng dân thấp; số lượng doanh nghiệp đầu tư vào
nông nghiệp, nông thơn cịn ít; sự liên kết giữa người sản xuất và các thành
phần kinh tế khác ở khu vực nông thôn chưa chặt chẽ. Kinh tế hộ, kinh tế
trang trại, HTX cịn nhiều yếu kém. Tỷ lệ lao động nơng nghiệp cịn cao, cơ
hội có việc làm mới tại địa phương không nhiều, tỷ lệ lao động nông lâm

nghiệp qua đào tạo thấp; tỷ lệ hộ nghèo còn cao.
Do đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân còn hạn chế, nhiều nét
văn hố truyền thống đang có nguy cơ mai một (tiếng nói, phong tục, trang
phục…); nhà ở dân cư nơng thơn vẫn cịn nhiều nhà tạm, dột nát. Hiện nay,
KT-XH khu vực nông thôn chủ yếu phát triển tự phát, chưa theo quy hoạch.
Do yêu cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, cần
3 yếu tố chính: đất đai, vốn và lao động kỹ thuật. Qua việc XD NTM sẽ triển
khai quy hoạch tổng thể, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH.
Mặt khác, mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công
nghiệp, không thể để nơng nghiệp, nơng thơn lạc hậu, nơng dân nghèo khó.
Từ những lý do trên, Đảng và Nhà nước ta xác định cần phải chỉ đạo
thực hiện Chương trình XD NTM để tạo bước chuyển biến căn bản, toàn diện
NNNDNT.


18
* Về quan điểm:
- NNNDNT có vị trí chiến lược trong sự nghiệp CNH, HĐH, xây dựng

và bảo vệ Tổ quốc
- Các vấn đề NNNDNT phải được giải quyết đồng bộ, gắn với quá trình

đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước…xây dựng nông thôn mới gắn với xây dựng các
cơ sở công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị theo quy hoạch là căn bản; phát
triển toàn diện, hiện đại hóa nơng nghiệp là then chốt.
- Phát triển nơng nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống vật chất, tinh

thần của nông dân
- Giải quyết vấn đề NNNDNT là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và


tồn xã hội.
* Về mục tiêu:
- Mục tiêu tổng quát: Xây dựng nông thơn mới có kết cấu hạ tầng kinh

tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý,
gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển
nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thơn ổn định, giàu bản sắc
văn hố dân tộc; mơi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ
vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao;
theo định hướng XHCN.
- Mục tiêu cụ thể: Đến năm 2015 có 20% số xã đạt tiêu chuẩn NTM.

Đến năm 2020 có 50% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới (theo Bộ tiêu chí
Quốc gia về nơng thơn mới)
1.2. Vai trị của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam
hiện nay
1.2.1. Nội dung vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới ở
Việt Nam hiện nay
Thứ nhất, phát huy vai trò của phụ nữ trong việc tham gia Ban chỉ đạo
xây dựng nông thôn mới. Việc quan tâm, đề cao vai trị của phụ nữ trong cơng


×