Tải bản đầy đủ (.pdf) (147 trang)

Vấn đề quản lý hoạt động truyền thông và quảng bá “đờn ca tài tử” tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 147 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYỀN TRUYỀN

TRẦN LÂM KIM PHƯỢNG

VẤN ĐỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG VÀ
QUẢNG BÁ “ĐỜN CA TÀI TỬ” Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Khảo sát từ tháng 1/2016 đến tháng 6/2017)

Ngành

: Quản lý Báo chí Truyền thơng

Mã số

: 60.32.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐINH THỊ THU HẰNG

Thành phố Hồ Chí Minh - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn “Vấn đề quản lý hoạt động truyền thông và
quảng bá “Đờn ca tài tử” ở Thành phố Hồ Chí Minh” là cơng trình nghiên


cứu của riêng tơi dưới sự hướng dẫn của PGS,TS Đinh Thị Thu Hằng.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn này là trung thực và
không trùng lặp với các đề tài khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Học viên


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được luận văn, tác giả xin chân thành cảm ơn
PGS,TS.Đinh Thị Thu Hằng đã nhiệt tình truyền dạy kinh nghiệm, định hướng
và chỉ bảo cho tôi.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, các cô giáo là giảng viên Học viện
Báo chí và Tuyên truyền, đặc biệt là những thầy, cô giáo trực tiếp giảng dạy
tơi trong q trình theo học. Các thầy, cơ giáo đã truyền đạt kiến thức, kinh
nghiệm và hướng dẫn tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu khoa học.
Luận văn là sản phẩm nghiên cứu khoa học của tác giả. Mặc dù đã cố
gắng, song do trình độ và điều kiện nghiên cứu cịn hạn chế nên luận văn khơng
tránh khỏi những khiếm khuyết.
Tác giả mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp quý báu để luận
văn này có thể hồn chỉnh hơn và đó cũng là kinh nghiệm để tác giả có thể
triển khai những cơng trình nghiên cứu sau này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn

Trần Lâm Kim Phượng


MỤC LỤC
Trang

1

MỞ ĐẦU

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN
THÔNG VÀ QUẢNG BÁ DI SẢN ĐỜN CA TÀI TỬ

1.1. Khái niệm
1.2. Cơ sở chính trị - pháp lý về quản lý hoat động truyền thông và
quảng bá di sản văn hóa
1.3. Chủ thể, khách thể, nội dung và phương thức quản lý hoạt động
truyền thông và quảng bá di sản văn hóa

13
13
31
35

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN
THÔNG VÀ QUẢNG BÁ ĐỜN CA TÀI TỬ TẠI THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.1. Giới thiệu tổng quan về Đờn ca tài tử
2.2. Thực trạng quản lý hoạt động truyền thông về Đờn ca tài tử tại
Thành phố Hồ Chí Minh
2.3. Thực trạng quản lý hoạt động quảng bá Đờn ca tài tử tại Thành
phố Hồ Chí Minh
2.4. Thành công, hạn chế

40

40
46
65
72

Chương 3: GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ VỀ QUẢN LÝ HOẠT
ĐỘNG TRUYỀN THÔNG VÀ QUẢNG BÁ ĐỜN CA TÀI
TỬ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

3.1. Cơ hội và thách thức trong hoạt động truyền thông và quảng bá
Đờn ca tài tử
3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động truyền
thông và quảng bá đờn ca tài tử
3.3. Khuyến nghị
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

84
84
89
101
104
108
114


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CD, VCD


Đĩa

CLB

Câu lạc bộ

CVVC

Chuông vàng vọng cổ

IPTV

Truyền hình giao thức Internet (Internet Protocol Television)

NVH

Nhà văn hóa

NSƯT

Nghệ sĩ ưu tú

Sở VH,TT

Sở Văn hóa và Thể thao

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh


TS

Tiến sĩ

TTVH

Trung tâm văn hóa
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp

UNESCO

quốc (United Nations Educational Scientific and Cultural
Organization)


DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 2.1:

Một số văn bản pháp lý về quản lý hoạt động truyền
thông và quảng bá di sản văn hóa

Bảng 2.2:

Chương trình được phát sóng trên kênh AM 610 KHzVOH

Bảng 2.3:


32

48

Kết quả khảo sát nhu cầu về nội dung thông tin mà
người dân TP.HCM mong muốn khi xem các chương
trình Đờn ca tài tử

Bảng 2.4:

Tổng thời lượng chương trình được chia cho các mục
nội dung

Bảng 2.5:

50

Chương trình đưa tin về văn hóa - nghệ thuật của thành
phố từ tháng 1/2016 - 6/2017

Bảng 2.6:

49

52

Thống kê các chương trình Hội thi, Liên hoan Đờn ca
tài tử tại Thành phố Hồ Chí Minh từ 1/2016 - 6/2017

56


Bảng 2.7:

Số lượng thí sinh thi Chuông vàng vọng cổ 2016

61

Bảng 2.8:

So sánh sự quan tâm về các cơ sở truyền dạy của người
dân qua khảo sát 198 người dân TP.HCM

67


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH

Trang
Biểu đồ 2.1:

Khảo sát sự phù hợp của thời lượng các chương
trình về ĐCTT

Biểu đồ 2.2:

Mức độ đáp ứng nhu cầu thưởng thức của công
chúng

Biểu đồ 2.3:


49

57

Mức độ đáp ứng nhu cầu tham gia các hội thi, liên
hoan ĐCTT tại TP.HCM

62

Biểu đồ 2.4:

Nội dung các bài Đờn ca tài tử

63

Biểu đồ 2.5:

So sánh sự quan tâm về các cơ sở truyền dạy của
người dân qua khảo sát 198 người dân TP.HCM

Biểu đồ 2.6:

68

Số lượng người biết các thông tin về Đờn ca tài tử
thông qua các phương tiện truyền thông

73

Biểu đồ 2.7:


Tỷ lệ người dân chủ động, bị động khi tìm hiểu về TTĐC

74

Biểu đồ 2.8:

Các hoạt động Đờn ca tài tử

74

Biểu đồ 2.9:

Mức độ đánh giá sự hiệu quả của các hoạt động
truyền dạy ĐCTT tại TP.HCM

80

Hình 1.1:

Mơ hình truyền thơng có ý kiến phản hồi

18

Hình 1.2:

Mơ hình truyền thơng văn hóa

23


Hình 1.3:

Mơ hình quản lý hoạt động quảng bá DSVH

37


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chúng ta đang sống trong một thế giới phẳng, dù đang ở bất kỳ đâu,
trong nhà, phòng làm việc, tại một thành phố lớn ở châu Âu hay chỉ là quán
nước nhỏ tại một xã nào đó ở Việt Nam thì chỉ cần một phương tiện có nối
mạng Internet, một tờ báo hay một cú điện thoại ta vẫn có thể biết được đang
có chuyện gì xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới, tất cả là nhờ “cây cầu” truyền
thông [1, tr.247]. Quá trình truyền thơng diễn ra liên tục. Khi bạn ngồi n
lặng trong góc phịng, mặc cho mọi người xung quanh nói hay làm gì thì cũng
đang gửi những tín hiệu truyền thông không bằng lời cho những người xung
quanh (cho dù vơ tình hay cố ý). Có thể thấy, truyền thơng giữ vai trị rất quan
trọng trong cuộc sống của chúng ta.
Đất nước bước vào sân chơi toàn cầu rộng lớn và giới truyền thông cũng
không ngoại lệ trước cơ hội cất cánh và phát triển. Lúc này, nền kinh tế và
mọi người đều được thụ hưởng những thành tựu hiện đại của công nghệ
truyền thông - một nền công nghiệp truyền thông hiện đại và tiếp tục bảo tồn
văn hóa Việt và truyền thơng ngày càng khẳng định được vai trị của mình
trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội, cùng với sự cố
gắng của tồn thể nhân dân.
Trong q trình hội nhập, việc giữ gìn các giá trị truyền thống, bản sắc
văn hóa của dân tộc là nhiệm vụ quan trọng. Với chủ trương xây dựng nền
văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5

Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII có những nhận định rất đúng đắn
về thực trạng giữ gìn nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc của nước nhà. Trên
lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, nhiều bộ mơn nghệ thuật truyền thống được giữ
gìn, quảng bá cho nhiều đối tượng biết đến. Điều đó đã tạo cơ sở cho việc bảo
tồn và phát huy những giá trị tư tưởng, nghệ thuật của dân tộc.


2
Sau khi được UNESCO công nhận Đờn ca tài tử Nam bộ là “Di sản văn
hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” vào ngày 05 tháng 12 năm 2013 và với
kho tài liệu về Đờn ca tài tử đồ sộ như hiện nay chúng ta không sợ loại hình
di sản phi vật thể này bị mai một và hướng tới một giai đoạn mới, giai đoạn
phát triển cho Đờn ca tài tử tiếp tục lan tỏa trong đời sống đương đại [15].
Chính vì vậy, nhiệm vụ của báo chí ngày càng quan trọng trong việc truyền
thơng với nội dung và hình thức phù hợp nhằm bảo tồn và quảng bá được loại
hình nghệ thuật Đờn ca tài tử.
Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cùng với cả nước đều đang phát
triển trong xu hướng ấy. Song, mặt trái của nền kinh tế thị trường cũng tác
động mạnh mẽ tới mọi tầng lớp trong xã hội - nhất là thế hệ trẻ, điều này
khiến cho nhiều nét văn hóa truyền thống của dân tộc bị mai một, quên lãng.
Vậy chúng ta cần làm gì để vừa gìn giữ, vừa phát huy bản sắc văn hóa dân
tộc, bảo tồn và phát huy những giá trị các di sản văn hóa đất nước, đồng thời
khơi dậy truyền thống dân tộc trong lòng cơng chúng?
Vinh dự là nơi tổ chức lễ đón nhận bằng của UNESCO vinh danh
nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của
nhân loại, những năm gần đây, Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện tốt
cơng tác truyền thơng, quảng bá giá trị ĐCTT Nam bộ. Với sự quan tâm
của các cấp chính quyền và cộng đồng xã hội, đã có nhiều hoạt động cụ thể
được triển khai thực hiện, góp phần tạo tiếng vang cho ĐCTT ở thành phố
mang tên Bác.

Trong thời gian vừa qua đã có nhiều chương trình, hội thi do Đài
Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện, chương trình tin tức về Đờn
ca tài tử hàng tuần trên đài Tiếng nói nhân dân TP.HCM và các hoạt động
truyền thông quảng bá, tôn vinh giá trị nghệ thuật của di sản Đờn ca tài tử, tài
năng của các nghệ sĩ, nghệ nhân Đờn ca tài tử do các Trung tâm văn hóa, câu


3
lạc bộ tổ chức. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những cảnh báo đối với nghệ
thuật Đờn ca tài tử về những tác động của nền kinh tế thị trường có thể làm
mất đi những yếu tố truyền thống quý báu của Đờn ca tài tử hoặc làm loại
hình này trở thành hoạt động mang tính thương mại, dịch vụ, thậm chí chạy
theo thị hiếu tầm thường. Đây khơng chỉ là những suy nghĩ của công tác quản
lý hoạt động truyền thơng của báo chí nói chung, loại hình phát thanh - truyền
hình nói riêng mà cịn là nỗi day dứt của những người làm văn hóa, yêu di sản
văn hóa Việt Nam.
Bản thân là học viên cao học ngành Báo chí, chuyên ngành Quản lý
báo chí - truyền thông, đồng thời đang công tác trong lĩnh vực văn hóa, tơi
chọn đề tài “Vấn đề quản lý hoạt động truyền thông và quảng bá “Đờn
ca tài tử” tại Thành phố Hồ Chí Minh (Khảo sát từ tháng 1/2016 đến
tháng 6/2017)” nhằm tìm hiểu được thực trạng của vấn đề trên, góp phần
cung cấp cái nhìn tổng quan, khoa học và có những đánh giá nhằm đóng
góp các giải pháp cho công tác quản lý hoạt động truyền thông và quảng bá
Đờn ca tài tử tại Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1. Trên Thế giới
Một số tài liệu nghiên cứu, giáo trình liên quan đến vấn đề lý thuyết
nghiên cứu truyền thông và văn hóa, nghiên cứu cơng chúng truyền thơng và
xu hướng phát triển truyền thơng văn hóa trong thời đại công nghệ:
Tài liệu “Media and Cultural studies (Keywoks)” của các tác giả

Meenakshi Gigi Durham, Douglas M. Kellner nghiên cứu về các lý thuyết
truyền thơng và văn hóa, nội dung cơ bản và các từ khóa về truyền thơng và
văn hóa trên cơ sở một môn khoa học.
Tài liệu “Media Audience” của Trường Đại học Mở (Anh) là giáo trình
nghiên cứu về khán giả, công chúng truyền thông, đối tượng để các hoạt động


4
truyền thông tác động, ảnh hưởng. Vấn đề công chúng truyền thông là vấn đề
quan trọng đối với bất kỳ hoạt động truyền thơng nào trong lĩnh vực báo chí
nói riêng và truyền thơng nói chung.
Tài liệu “Media and Culture (An Introduction to Mass Communication)”
của Bettina Fabos, Christopher R. Martin, Richard Campbell thuộc trường Đại
học Boston (Mỹ) cũng đề cập được lĩnh vực truyền thơng và văn hóa nhưng đi sâu
vào giới thiệu phương tiện truyền thông đại chúng.
Tuy các tài liệu đều nghiên cứu về truyền thông và văn hóa nhưng
những cơng trình nghiên cứu trên chủ yếu là cơ sở lý luận của truyền thơng và
văn hóa, chưa nghiên cứu riêng biệt một loại hình văn hóa hoặc dựa trên công
cụ, phương tiện truyền thông cụ thể nào đánh giá thực trạng và đưa ra giải
pháp riêng cho phương tiện hoặc lĩnh vực đó.
2.2. Tại Việt Nam
Trong phạm vi của luận văn, tôi nghiên cứu và khảo sát các cơng trình
nghiên cứu, sách, bài báo, tạp chí liên quan đến vấn đề này đã được thực hiện.
- Giáo trình Cơ sở lý luận báo chí của PGS,TS. Nguyễn Văn Dững với
cách tiếp cận báo chí theo hướng lý thuyết báo chí - truyền thơng hiện đại. Từ
nền tảng lý thuyết truyền thơng, đưa ra các mơ hình và chức năng cơ bản của
báo chí, truyền thơng để áp dụng vào các cơng trình nghiên cứu về báo chí,
truyền thông và thực tiễn nghề nghiệp. Với các chức năng của mình, báo chí
là phương tiện hỗ trợ đắc lực cho các hoạt động truyền thơng, quảng bá văn
hóa truyền thống của đất nước.

- Sách Báo chí truyền thơng hiện đại của PGS,TS. Nguyễn Văn Dững,
cung cấp cho người đọc những khái niệm cơ bản về hoạt động báo chí truyền
thông hiện đại. Trên nền tảng lý luận cơ bản, PGS,TS. Nguyễn Văn Dững đã
triển khai nhiều vấn đề đặc thù của báo chí truyền thơng hiện nay. Cuốn sách
đã đưa ra những ví dụ thực tiễn và các số liệu thống kê về báo chí hiện đại.


5
Một số bài báo liên quan đến vấn đề truyền thơng di sản văn hóa nhằm
bảo tồn và phát huy giá trị các loại hình di sản văn hóa nói chung và di sản
văn hóa phi vật thể nói riêng như:
- Vào tháng 8/2015, trên trang báo điện tử baomoi.com, nhà báo Thảo
Linh có bài báo về vấn đề truyền thơng si sản văn hóa với đề tài “Truyền
thơng về di sản cịn mang tính thời vụ”. Bài báo đề cập đến vấn đề truyền
thơng di sản văn hóa hiện nay, về mối liên kết giữa các cơ quan văn hóa với
cơ quan truyền thơng trong việc truyền thơng di sản, các bài báo, kênh truyền
hình chỉ đưa tin về di sản khi có sự kiện đặc biệt…
- Tháng 10/2015, Tiến sĩ Trương Minh Tuấn có bài viết “Báo chí với
việc bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa dân tộc” đề cập đến chức
năng, nhiệm vụ của báo chí trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị của di
sản văn hóa nói chung và di sản văn hóa phi vật thể nói riêng.
- Trong tháng 6/2016, phóng viên Ngọc Ngà (VOV) có bài “Báo chí
góp phần quan trọng trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản” đề cập đến việc
báo chí hỗ trợ và góp phần trong việc bảo tồn và phát huy các di sản, thơng
qua các bài báo phóng sự, nhiều vụ sai phạm liên quan đến di tích, danh
thắng... được thông tin đến người dân cũng như cơ quan quản lý.
Luận án Tiến sĩ của Tiến sĩ Mai Mỹ Duyên “Đờn ca tài tử trong đời
sống văn hóa cư dân Tây Nam bộ” năm 2007: là những nghiên cứu, khảo sát
và đánh giá một cách toàn diện, sâu sắc về nghệ thuật Đờn ca tài tử ở miền
Tây Nam bộ.

Ngồi ra, Tiến sĩ Mai Mỹ Dun cịn có nhiều sản phẩm khoa học
nghiên cứu về Đờn ca tài tử khác như:
- Giá trị văn hóa của Đờn ca tài tử Nam bộ (tham luận Hội thảo khoa
học “Tìm hiểu đặc trưng di sản văn hóa - văn nghệ dân gian Tây Nam bộ”)
- Về việc bảo tồn và phát huy Đờn ca tài tử Nam bộ (Tạp chí văn hóa
Nghệ thuật, số 11/2003)


6
- Quản lý văn hóa trong bảo tồn và phát huy Đờn ca tài tử Nam bộ
(Thông báo khoa học số 5 - 7/2002, Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật)
- Từ Đờn ca tài tử đến nghệ thuật Cải lương (Tạp chí Văn hóa Nghệ
thuật, số 11/2000)
Đây là các tài liệu đáng quý về loại hình nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam
bộ. Với những thơng tin bổ ích về các giá trị, nét đặc trưng riêng biệt và sự
khác biệt nhưng đồng chất của Đờn ca tài tử với Cải lương hoặc những luận
bàn về việc quản lý, bảo tồn và phát huy nghệ thuật Đờn ca tài tử cũng được
Tiến sĩ trình bày rất cụ thể trong các nghiên cứu kể trên.
Kỷ yếu Hội thảo “Đờn ca tài tử Nam bộ với việc nâng cao đời sống văn
hóa cộng đồng” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch khu vực phía Nam tổ chức tháng 11/2012 tại Bến
Tre. Hội thảo là sự kiện nhằm thể hiện và tìm kiếm những giải pháp để phát
triển, nâng cao sức lan tỏa của loại hình nghệ thuật Đờn ca tài tử , mở ra
những hướng mới để duy trì và phát huy di sản văn hóa này trong thời kỳ phát
triển và hội nhập mạnh mẽ như ngày nay. Các nhà nghiên cứu, nghệ nhân dân
gian, các nghệ sĩ và những người yêu thích, quan tâm đến Đờn ca tài tử đã tập
trung phân tích vấn đề “làm thế nào để phát huy, phát triển loại hình nghệ
thuật đầy bản sắc của người xưa trong đời sống hôm nay và mai sau”.
Trong bài tham luận Báo chí và văn hóa của nhà báo Phan Quang tại
Hội thảo về “Văn hóa truyền thơng trong thời kỳ hội nhập” năm 2012 có đề

cập đến vấn đề báo chí vừa làm sứ mệnh được giao trên tư cách bộ phận cấu
thành văn hóa, vừa chung tay chung sức cùng các loại hình văn hóa khác thực
hành sứ mệnh của họ, góp phần quảng bá, đưa văn hóa lan tỏa nhanh, rộng
trong nhân dân.
Bài viết trên Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông số xuất bản
tháng 3/2015 của PGS,TS. Nguyễn Thị Minh Thái có đề cập đến tầm quan


7
trọng của việc truyền thơng cho bản sắc văn hóa và nhấn mạnh “nhiệm vụ
hàng đầu của nhà báo Việt Nam muốn truyền thơng về văn hóa Việt Nam,
đương nhiên phải giải mã được bản sắc văn hóa Việt, nếu không sẽ không thể
làm tốt nhiệm vụ căn cơ này của nền báo chí truyền thơng Việt”.
Tập huấn, tọa đàm “Báo chí và di sản” do Trung tâm Bồi dưỡng kỹ
năng nghiệp vụ (Cục Báo chí, Bộ Thơng tin - Truyền thông) tổ chức lớp vào
tháng 8/2015, với sự tham gia của các nhà báo, biên tập viên mảng văn hóa xã hội đến từ 20 cơ quan báo chí trung ương và địa phương. Buổi tọa đàm
khẳng định rằng, các nhà báo tham gia vào công tác truyền thông, báo chí về
di sản cần nâng cao tinh thần trách nhiệm, tăng cường trang bị những kiến
thức, kỹ năng cần thiết, ví dụ các kiến thức về tín ngưỡng, lễ hội, di sản vật
thể và phi vật thể, Luật Di sản, các công ước quốc tế… để thực hiện truyền
thông và giáo dục về di sản hiệu quả
Đề tài “Quản lý truyền thông các di sản UNESCO ở Việt Nam bằng
công nghệ IPTV” của Thạc sĩ Vũ Ngọc Trinh đã hệ thống được các vấn đề lý
luận và thực tiễn liên quan đến công nghệ IPTV ở Việt Nam trong quản lý
truyền thông các di sản UNESCO từ năm 2010 đến nay và giải pháp hướng
tới năm 2020. Nhằm đẩy mạnh hoạt động quản lý truyền thông các di sản
UNESCO ở Việt Nam bằng công nghệ IPTV, học viên đã đề xuất những
nhóm giải pháp như: Chính sách thu hút đầu tư mở rộng phát huy ưu điểm của
công nghệ IPTV trong hoạt động truyền thông; xây dựng chiến lược tăng
cường tổ chức và triển khai các hoạt động truyền thông; tăng cường công tác

quản lý của Nhà nước đối với hoạt động truyền thông…
Đề tài “Vấn đề truyền thông bốn di sản văn hóa phi vật thể của Việt
Nam được UNESCO cơng nhận: Nhã nhạc cung đình Huế, Khơng gian văn
hoá Cồng chiêng Tây Nguyên, Quan họ, Ca trù trên báo in và báo điện tử
(Khảo sát báo Tuổi Trẻ TP.HCM, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, Vietnamnet và


8
Vnexpress từ năm 2003 đến năm 2009)” của Thạc sĩ Lương Thị Quỳnh Chi
đánh giá hoạt động truyền thông di sản văn hóa phi vật thể nói chung và bốn
loại hình kể trên nói riêng trên loại hình báo in và báo điện tử. Đề tài có
những kết luận và đánh giá chung, so sánh hiệu quả truyền thông của các tờ
báo được khảo sát, mức độ quan tâm của công chúng đối với các di sản sau
khi truyền thông, đưa ra một số bài học kinh nghiệm cũng như phương pháp
góp phần nâng cao hiệu quả truyền thơng của báo chí về các sự kiện văn hố
nói chung.
Đề tài “Vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể trên Báo
và Đài PT-TH Thừa Thiên Huế” của Thạc sĩ Trần Thị Phương Nhung đánh
giá thực trạng về việc thực hiện công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa
phi vật thể của Huế của hai cơ quan báo chí này. Qua đó đưa ra những cái
nhìn tổng quan và hữu hiệu khi lựa chọn loại hình báo chí phát thanh, truyền
hình để bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể.
Đề tài “Tuyên truyền việc bảo tồn và phát huy giá trị dân ca quan họ
trên sóng truyền hình (Khảo sát đài PT-TH Bắc Ninh và Bắc Giang)” của
Thạc sĩ Chu Thị Minh đã đưa ra các giải pháp trong công tác tuyên truyền
việc bảo tồn và phát huy những giá trị của dân ca quan họ trong các chương
trình truyền hình của Đài Bắc Ninh và Bắc Giang. Đề tài có đề cập đến việc
truyền thơng văn hóa về di sản văn hóa phi vật thể Dân ca quan họ trên sóng
truyền hình nhưng chưa đề cập đến vấn đề quản lý truyền thơng, tun truyền.
Bên cạnh đó cịn một số tài liệu khác liên quan đến nghiên cứu di sản

văn hóa, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của các loại hình di sản. Tuy
nhiên, các đề tài, sách báo nghiên cứu về quản lý hoạt động truyền thơng di
sản văn hóa phi vật thể chưa cụ thể và nghiên cứu riêng về truyền thông Di
sản Đờn ca tài tử chưa có. Vì vậy, luận văn của tơi sẽ nghiên cứu theo hướng
tìm hiểu và đánh giá công tác quản lý hoạt động truyền thông, quảng bá về Di


9
sản văn hóa Đờn ca tài tử. Đây là đề tài cá nhân tôi đánh giá là tương đối mới,
gắn với yêu cầu của công tác quản lý truyền thông hiện nay về việc giới thiệu,
quảng bá, phát huy giá trị của các loại hình di sản văn hóa Việt Nam thông
qua các hoạt động truyền thông, quảng bá.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa vấn đề lý luận và khảo sát thực trạng về
quản lý hoạt động truyền thông và quảng bá loại hình di sản văn hóa phi
vật thể Đờn ca tài tử tại Thành phố Hồ Chí Minh, luận văn đề xuất một số
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả vấn đề trên.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt động truyền
thông và quảng bá di sản văn hóa phi vật thể Đờn ca tài tử.
- Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động truyền thông và quảng bá loại
hình di sản văn hóa phi vật thể Đờn ca tài tử tại Thành phố Hồ Chí Minh nhằm
đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của việc quản lý hoạt động
truyền thông và quảng bá loại hình di sản văn hóa phi vật thể Đờn ca tài tử.
- Đề xuất các giải pháp để quản lý các hoạt động truyền thông và quảng
bá Đờn ca tài tử tại Thành phố Hồ Chí Minh được quản lý hiệu quả hơn.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về công tác quản lý hoạt động truyền thông và

quảng bá về Đờn ca tài tử nên đối tượng nghiên cứu là các chương trình, hoạt
động truyền thơng, quảng bá và các cơ quan quản lý truyền thơng, văn hóa về
di sản Đờn ca tài tử.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Khảo sát các hoạt động truyền thông và quảng bá Đờn ca tài tử trên các
phương tiện truyền thông và các thiết chế văn hóa tại Thành phố Hồ Chí Minh:


10
- Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh (HTV)
- Đài Tiếng nói nhân dân TP.HCM (VOH)
- Trung tâm văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh.
Thời gian khảo sát: Từ tháng 1/2016 đến tháng 6/2017
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
- Cơ sở lý thuyết của luận văn liên quan đến báo chí là cơ sở lý luận
báo chí, những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
về quan điểm của Đảng về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc.
- Kết hợp vận dụng các lý thuyết về truyền thơng, lý thuyết văn hóa,
dân tộc học, nghệ thuật... nghiên cứu quản lý hoạt động truyền thông và
quảng bá về Đờn ca tài tử.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu tài liệu: tra cứu các tài liệu bao gồm đề tài nghiên cứu,
các bài tổng quan, sách, bài báo, hồ sơ có liên quan đến đề tài để rút ra các
thông tin cần thiết nhằm khái quát, bổ sung, hệ thống lý thuyết để phục vụ cho
mục đích nghiên cứu đề tài.
- Phương pháp thống kê: để thống kê tài liệu, sự kiện, dữ liệu, số liệu,
con số,… có được trong q trình khảo sát để từ đó có những phân tích nhận
định phù hợp với kết quả thu được một cách khoa học nhất.
- Phương pháp phân tích nội dung: tiến hành khảo sát các hoạt động

truyền thông, quảng bá trên đài HTV, VOH và Trung tâm văn hóa TP.HCM.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: phỏng vấn viết, được thực hiện
cùng một lúc với nhiều đối tượng công chúng theo bảng hỏi phát trực tiếp cho
250 đối tượng công chúng, thu về 198 phiếu, bao gồm đa số các câu hỏi đóng
để khảo sát các hoạt động truyền thông, quảng bá và tác động của nó đối với
việc truyền thơng, quảng bá Đờn ca tài tử.


11
- Phương pháp phỏng vấn sâu: ngoài việc điều tra bằng bảng hỏi bên
cạnh các phương pháp thống kê, so sánh, phân tích để có được những số liệu
cụ thể khách quan, tin cậy để bổ sung cho phần thông tin định lượng.
+ Đối tượng công chúng: phỏng vấn một số cơng chúng để đưa ra
những ý kiến có chiều sâu về vấn đề được khảo sát.
+ Nhà nghiên cứu văn hóa về Đờn ca tài tử: phỏng vấn 02 nhà nghiên cứu,
nghệ nhân Đờn ca tài tử Nam bộ về những nhận định về thực trạng hoạt động
truyền thông và quảng bá Đờn ca tài tử hiện nay ở Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Chủ thể quản lý: phỏng vấn 04 cán bộ quản lý các sở, ban ngành liên
quan đến lĩnh vực báo chí, văn hóa về cơng tác quản lý các chương trình, hội
thi Đờn ca tài tử tại Thành phố Hồ Chí Minh.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
- Luận văn góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quản lý
truyền thông, quảng bá Đờn ca tài tử.
- Khái quát, tổng kết thực trạng của các phương thức và nội dung quản
lý các hoạt động truyền thơng về di sản văn hóa.
- Vai trị của các hoạt động truyền thông, quảng bá đối với việc bảo tồn
và phát huy giá trị các di sản văn hóa nói chung và Đờn ca tài tử nói riêng.
6.2. Giá trị thực tiễn
- Đánh giá được tác động của các chương trình, hoạt động truyền thơng

đối với việc hỗ trợ bảo tồn và phát huy giá trị di sản Đờn ca tài tử; qua đó,
thấy được vai trị của công tác quản lý trong các hoạt động truyền thông di sản
văn hóa trên đài truyền hình hay trung tâm văn hóa trong phạm vi khảo sát.
- Đề xuất các giải pháp, kiến nghị để các cơ quan quản lý truyền thơng
và quản lý văn hóa quản lý hiệu quả hoạt động truyền thông, quảng bá nhằm
bảo tồn, phát huy giá trị di sản Đờn ca tài tử.


12
- Kết quả của luận văn có thể vận dụng vào việc quản lý các hoạt động
truyền thông về di sản văn hóa nói chung và di sản Đờn ca tài tử nói riêng.
7. Kết cấu của luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn gồm có 03 chương, 10 tiết.


13
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG VÀ
QUẢNG BÁ DI SẢN ĐỜN CA TÀI TỬ
1.1. Khái niệm
1.1.1. Quản lý hoạt động truyền thơng văn hóa
1.1.1.1. Quản lý
Có nhiều cách định nghĩa khái niệm quản lý khác nhau tùy theo cách
tiếp cận khác nhau. Nhìn chung, quản lý là một khái niệm gắn với quyền lực ở
một mức độ nhất định. Quản lý nói chung theo nghĩa tiếng Anh là
Administration vừa có nghĩa quản lý (hành chính, chính quyền), vừa có nghĩa
quản trị (kinh doanh). Trong văn bằng Thạc sỹ quản trị kinh doanh (MBA
Master of Business Administration). Ngồi ra trong tiếng Anh cịn có một
thuật ngữ khác là Management vừa có nghĩa quản lý, vừa có nghĩa quản trị,

nhưng hiện nay được dùng chủ yếu với nghĩa là quản trị.
Xét về từ ngữ, thuật ngữ “quản lý” (tiếng Việt gốc Hán) có thể hiểu là
hai q trình tích hợp vào nhau; q trình “quản” là sự coi sóc, giữ gìn, duy trì
ở trạng thái “ổn định”; quá trình “lý” là sửa sang, sắp xếp, đổi mới để đưa tổ
chức vào thế “phát triển”.
Các chuyên gia nghiên cứu đã đưa ra một số quan niệm về quản lý:
- F. Taylor: Quản lý là biết được chính sác điều bạn muốn người khác
làm, và sau đó hiểu được rằng họ đã hồn thành cơng việc một cách tốt nhất
và rẻ nhất.
- Mary Parker Follet: “Quản lý là nghệ thuật khiến cho công việc được
thực hiện thông qua người khác”.
- Robert Albanese: “Quản lý là một quá trình kỹ thuật và xã hội nhằm
sử dụng các nguồn, tác động tới hoạt động của con người và tạo điều kiện
thay đổi để đạt được mục tiêu của tổ chức”.


14
- Harolk Kootz & Cyryl O'Donell: “Quản lý là việc thiết lập và duy trì
mơi trường nơi mà cá nhân làm việc với nhau trong từng nhóm có thể hoạt
động hữu hiệu và có kết quả, nhằm đạt được các mục tiêu của nhóm”.
- Robert Kreitner: “Quản lý là tiến trình làm việc với và thơng qua
người khác để đạt các mục tiêu của tổ chức trong một môi trường thay đổi.
Trong tâm của tiến trình này là kết quả và hiệu quả của việc của việc sử dụng
các nguồn lực giới hạn”.
- Harol Koontz: “Quản lý là một nghệ thuật nhằm đạt được mục tiêu đã
đề ra thông qua việc điều khiển, chỉ huy, phối hợp, hướng dẫn hoạt động của
những người khác” [20].
- Nguyễn Minh Đạo: “Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển,
hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người nhằm đạt
tới mục tiêu đã đề ra” [11].

- “Quản lý là việc đạt tới mục đích của tổ chức một cách có kết quả và
hiệu quả thơng qua quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra các
nguồn lực của tổ chức” [37].
Tuy có nhiều quan niệm khác nhau của các nhà nghiên cứu vừa kể trên,
nhưng nhìn chung quản lý được hiểu chung là “một quá trình tác động tới con
người để đạt tới mục đích, mục tiêu”.
Trong Từ điển tiếng Việt có nêu: Quản lý là “tổ chức và điều khiển các hoạt
động theo những yêu cầu nhất định”. Khái niệm này tương đồng với các khái
niệm chỉ đạo, điều hành, điều khiển. Khái niệm quản lý ở đây là muốn nói đến
quản lý con người, quản lý xã hội và biểu hiện cụ thể nhất là ở quản lý nhà nước.
Cho dù cách tiếp cận nào thì bản chất của hoạt động quản lý là cách thức
tác động (tổ chức, điều khiển, kiểm tra) hợp quy luật của chủ thể quản lý đến
khách thể quản lý trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành đạt hiệu
quả mong muốn và đạt mục tiêu đã đề ra. Quản lý vừa là một khoa học, vừa là
một nghệ thuật


15
Nói quản lý là khoa học vì nó là lĩnh vực tri thức được hệ thống hóa
và là đối tượng nghiên cứu khách quan đặc biệt. Quản lý là khoa học phân
loại kiến thức, giải thích các mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể quản lý,
dự báo kết quả. Với quan niệm quản lý là nghệ thuật bởi lẽ hoạt động đặc
biệt, trong đó quan hệ quan trọng nhất là con người, đòi hỏi phải vận dụng hết
sức khéo léo, linh hoạt những kinh nghiệm đã quan sát được, những tri thức
đã được đúc kết. Nghệ thuật đó thể hiện ở thái độ cư xử có văn hố, khôn
ngoan và tế nhị, trong việc vận dụng các nguyên tắc chung vào từng con
người cụ thể. Nói cho cùng, nghệ thuật quản lý con người cũng là dựa trên
các qui luật tâm lý học .
Quản lý là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học. Theo cách
hiểu chung nhất của điều khiển học thì quản lý là điều khiển, chỉ đạo một hệ

thống hay quá trình ấy vận động theo ý muốn của người quản lý nhằm đạt
được những mục đích định trước.
Nói tóm lại:
- Quản lý là sự tác động có mục đích của chủ thể quản lý đến các đối
tượng quản lý.
- Quản lý xuất hiện ở bất kỳ nơi nào, lúc nào, nếu ở nơi đó và lúc đó có
hoạt động chung của con người.
- Mục đích, nhiệm vụ của quản lý là điều khiển, chỉ đạo hoạt động chung
của con người, phối hợp các hoạt động riêng lẻ của từng cá nhân tạo thành một
hành động thống nhất của tập thể để hướng đến mục tiêu đã định trước.
- Quản lý thực hiện bằng tổ chức và quyền uy nhằm đảm bảo sự phục
tùng và thống nhất trong quản lý.
Quản lý là một khái niệm rất rộng bao gồm nhiều dạng. Chúng ta có thể
gộp thành 3 dạng chính:
- Quản lý các q trình của thế giới vô sinh (nhà xưởng, ruộng đất, tài
nguyên, hầm mỏ, thiết bị máy móc, nguyên vật liệu, sản phẩm...).


16
- Quản lý các quá trình diễn ra trong cơ thể sống (cây trồng, vật nuôi). Quản lý các quá trình diễn ra trong xã hội lồi người (quản lý xã hội: đảng,
nhà nước, đoàn thể quần chúng, kinh tế, các tổ chức...)
Từ những quan niệm này cho thấy, quản lý là một hoạt động liên tục và
cần thiết khi con người kết hợp với nhau trong tổ chức. Đó là quá trình tạo
nên sức mạnh gắn liền các hoạt động của các cá nhân với nhau trong một tổ
chức nhằm đạt được mục tiêu chung.
1.1.1.2. Truyền thông
Đối với thuật ngữ truyền thơng cũng có rất nhiều cách cắt nghĩa khác
nhau tùy thuộc góc độ nghiên cứu, tiếp cận. Tuy nhiên, nếu xem xét nguồn
gốc thuật ngữ truyền thông từ tiếng La tinh “Commune”, có nghĩa là chung
hay cộng đồng. Nội hàm của nó là nội dung, cách thức, con đường, phương

tiện để đạt đến sự hiểu biết lẫn nhau, giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với
cộng đồng xã hội. Các học giả cơ bản có những nhận thức chung về truyền
thông và thống nhất quan điểm, nhờ có sự giao tiếp mà con người hiểu biết
lẫn nhau, trao đổi những kinh nghiệm sống và liên kết, hợp tác với nhau trong
lao động sản xuất, chinh phục thiên nhiên, đấu tranh xã hội. Hoạt động giao
tiếp ấy được gọi là truyền thơng. Từ những hình thức truyền thơng đơn giản,
người ta đi đến những hình thức hiện đại và phức tạp của truyền thơng như
truyền hình, vệ tinh nhân tạo, Internet… Truyền thông đại chúng là hoạt động
giao tiếp xã hội rộng rãi, thông qua các phương tiện thơng tin đại chúng, mà
báo chí là phương tiện quan trọng, chủ yếu nhất. Truyền thông đại chúng là
một quá trình xã hội đặc thù, bao gồm ba thành tố: Hoạt động truyền thông;
các nhà truyền thông và công chúng độc giả, khán, thính giả. Truyền thơng có
hiệu quả xã hội theo nghĩa tích cực phải mang lại những giá trị văn hóa cho
cơng chúng, tạo dựng niềm tin, định hướng dư luận xã hội về những giá trị
mang tính chuẩn mực, đúng đắn, lành mạnh về tư tưởng, thái độ, hành vi ứng
xử trong hiện thực cuộc sống.


17
Truyền thông ngày nay đã trở thành tâm điểm chú ý của tồn xã hội,
truyền thơng đã tác động và chịu sự tác động của mọi lĩnh vực trong đời sống
xã hội. Truyền thông đã và đang gỡ bỏ mọi rào cản về không gian, thời gian,
dân tộc, ngôn ngữ, chủng tộc, văn hóa… để kết nối nhân loại thành một cộng
đồng thống nhất. Hoạt động truyền thông trong thời gian qua cũng đã có được
những bước chuyển biến mạnh mẽ.
Các nghiên cứu về truyền thông trên thế giới bắt đầu gây chú ý từ những
cuối những 30 và đầu 40 của thế kỷ XX. Câu hỏi lớn được đặt ra cho giới nghiên
cứu lúc bấy giờ là vai trò và tầm quan trọng của truyền thông đối với xã hội. Định
nghĩa của Harold Laswell về truyền thông đại chúng đúc kết trong câu nói nhiều
người biết đến “Ai nói cái gì bằng kênh nào với ai với hiệu ứng thế nào” (who

says what in which channel to whom with what effect) là một trong những vấn đề
được thảo luận sôi nổi trong thời kỳ này. Nhiều nhà nghiên cứu trong giai đoạn
này thực hiện các nghiên cứu thực nghiệm để chứng minh khả năng tác động trực
tiếp của truyền thông đến công chúng (Laswell, 1927; Hovland et. al., 1953). Hiệu
ứng của truyền thông trong giai đoạn này được xem như “mũi kim tiêm” hoặc
“viên đạn thần kỳ”, nghĩa là có sức mạnh vạn năng trong việc tác động đến nhận
thức và hành vi của khán thính giả [59].
Trong những năm 1950, do ảnh hưởng của những vấn đề chính trị (trong
đó có cuộc chiến tranh lạnh), các nghiên cứu truyền thơng có xu hướng phục
vụ cho nhu cầu của các nhà lãnh đạo nhằm đề cao hệ tư tưởng chủ đạo của xã
hội. Về phía giới nghiên cứu Mỹ, họ quan tâm đến các vấn đề như: hiệu ứng
truyền thông gây ra nơi công chúng, truyền thông với sức mạnh tuyên truyền,
hệ thống truyền thông của Liên bang Xô Viết và các nước có thể gây rắc rối
cho Mỹ. Về mặt kỹ thuật nghiên cứu, điểm nổi bật trong giai đoạn này là việc
tiến hành nhiều nghiên cứu thực nghiệm, tinh lọc lại các kỹ thuật điều tra dư
luận bằng bảng hỏi. Đây cũng là giai đoạn phát triển các lý thuyết như Thuyết
về Nhóm Tham khảo và Quá trình Truyền thơng Hai bước (Two-Step Flow)


18
(Lazasfeld, Berelson & Gaudet, 1948), Thuyết Khuếch tán (Diffusion of
Innovation) (Rogers, 1962), Thuyết Thiết lập Chương trình Nghị sự (Agenda
Setting) (Mc Combs & Shaw, 1972) [59].
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam, “Truyền thơng” là q trình trao đổi
thơng điệp giữa các thành viên hay các nhóm người trong xã hội nhằm đạt được
sự hiểu biết lẫn nhau. Hoạt động trao đổi thơng điệp có tính phổ biến giữa nguồn
phát với công chúng xã hội rộng rãi được gọi là Truyền thơng đại chúng [34].
Ngồi ra, chúng ta cịn hiểu “Truyền thơng” (communication) là q
trình chia sẻ thơng tin. Truyền thơng là một kiểu tương tác xã hội trong đó ít
nhất có hai tác nhân tương tác lẫn nhau, chia sẻ các qui tắc và tín hiệu chung.

Ở dạng đơn giản, thông tin được truyền từ người gửi tới người nhận. Ở dạng
phức tạp hơn, các thông tin trao đổi liên kết người gửi và người nhận. Phát
triển truyền thông là phát triển các quá trình tạo khả năng để một người hiểu
những giừ người khác nói (ra hiệu, hay viết), nắm bắt ý nghĩa của các thanh
âm và biểu tượng, và học được cú pháp của ngôn ngữ [1, tr.247].
Thực tế cho thấy, muốn biết thông tin hay thông điệp gửi đi có được
bên tiếp nhận hiểu rõ hay khơng, và nếu bên nhận tin khơng hiểu thì cần thay
đổi gì để bên nhận tin hiểu và tham gia vào q trình truyền thơng này thì cần
có các ý kiến phản hồi từ phía người nhận tin.

Hình 1.1: Mơ hình truyền thơng có ý kiến phản hồi


×