Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Mô hình thông tin tiết kiệm điện trên báo in hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 135 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH
QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUN TRUYỀN

ĐÀO TRỌNG LÂN

MƠ HÌNH THƠNG TIN TIẾT KIỆM ĐIỆN
TRÊN BÁO IN HIỆN NAY
Chuyên ngành : Báo chí học
Mã số

: 60 32 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Trần Thị Thu Nga

HÀ NỘI – 2011

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


2

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình do tôi tự nghiên cứu. Các nội


dung trong luận văn có cơ sở rõ ràng và trung thực. Các kết luận của Luận
văn chưa từng được công bố trong các cơng trình nghiên cứu khác.
Hà Nội, ngày 29/11/2011

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Đào Trọng Lân

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


3

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................8
Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN VỀ MƠ HÌNH
THƠNG TIN TIẾT KIỆM ĐIỆN TRÊN BÁO CHÍ ................................ 19
1.1. Các quan điểm tiếp cận ....................................................................... 19
1.1.1.Quan điểm tiếp cận của lý thuyết truyền thông ................................ 19
1.1.2. Quan điểm tiếp cận của báo chí học................................................ 25
1.2. Khái niệm mơ hình thơng tin tiết kiệm điện năng ............................. 30
1.2.1. Mơ hình thơng tin ........................................................................... 30
1.2.2. Tiết kiệm điện................................................................................. 32
1.2.3. Mơ hình thơng tin tiết kiệm điện..................................................... 33
1.3. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển ngành Điện........... 33
1.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển của ngành Điện Việt Nam ............ 33
1.3.2. Thực trạng hoạt động tiết kiệm điện ở Việt Nam ............................ 37
1.4. Vị trí, vai trị của báo chí đối với chủ trương tiết kiệm điện ............. 38
1.4.1. Cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với các cơ quan báo chí
về truyền thơng tiết kiệm điện. ................................................................. 38

1.4.2. Vai trị của báo in trong chủ trương truyền thông tiết kiệm điện. ........ 39
Chương 2: THỰC TRẠNG THÔNG TIN TIẾT KIỆM ĐIỆN TRÊN
BÁO IN ....................................................................................................... 43
2.1. Các lĩnh vực tiết kiệm điện được thông tin trên báo in ..................... 43
2.1.1. Phổ biến kiến thức pháp luật về tiết kiệm điện................................ 43
2.1.2. Tiết kiệm điện tại đơn vị hành chính sự nghiệp............................... 46
2.1.3. Tiết kiệm điện trong sinh hoạt, kinh doanh - dịch vụ ...................... 47
2.1.4. Tiết kiệm điện trong sản xuất công nghiệp ..................................... 50
2.1.5. Phổ biến trang thiết bị tiết kiệm điện .............................................. 51
2.1.6. Tiết kiệm điện trong chiếu sáng ...................................................... 52
2.1.7. Tiết kiệm điện trong ngành Điện lực Việt Nam .............................. 53

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


4

2.2. Hình thức thơng tin tiết kiệm điện trên báo in .................................. 55
2.2.1. Thể loại thông tin............................................................................ 55
2.2.2. Ngôn ngữ sử dụng .......................................................................... 62
2.3. Hiệu quả thông tin tiết kiệm điện trên báo in .................................... 65
2.3.1. Một số thành công .......................................................................... 65
2.3.2. Một số tồn tại, hạn chế.................................................................... 69
Chương 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ MƠ HÌNH THƠNG TIN TIẾT KIỆM
ĐIỆN TRÊN BÁO IN................................................................................. 79
3.1. Các mơ hình thơng tin tiết kiệm điện trên báo in .............................. 79
3.1.1. Mơ hình thơng tin thời sự ............................................................... 79
3.1.2. Mơ hình thơng tin tư vấn, chỉ dẫn ................................................... 83
3.1.3. Mơ hình thơng tin giải trí – quảng cáo ............................................ 92
3.2. Một số giải pháp nhằm áp dụng hiệu quả các mơ hình thơng tin ..... 98

tiết kiệm điện .............................................................................................. 98
3.2.1. Tăng cường sự chỉ đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước đối với
công tác truyền thông tiết kiệm điện......................................................... 98
3.2.2. Cơ quan báo chí chủ động xây dựng kế hoạch, chiến lược truyền
thông tiết kiệm điện................................................................................ 100
3.2.3. Điều tra nhu cầu thông tin, trình độ tiếp nhận của cơng chúng...... 101
3.2.4. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, phóng viên, biên tập
viên ........................................................................................................ 102
3.2.5. Mở rộng địa bàn và cơng tác phát hành báo chí ............................ 104
KẾT LUẬN............................................................................................... 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 109
PHỤ LỤC.................................................................................................. 114

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


-6-

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TKĐ

Tiết kiệm điện

TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

HCSN

Hành chính sự nghiệp


CNXH

Chủ nghĩa xã hội

UBND

Ủy ban nhân dân

NLMT

Năng lượng mặt trời

EVN

Tập đoàn Điện lực Việt Nam

TS

Tiến sỹ

PGS, GS

Phó giáo sư, Giáo sư

KHXH&NV

Khoa học Xã hội và Nhân văn

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com



-7-

CÁC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH MINH HỌA

TT
Bảng 2.1
Bảng 2.2
TT
Hình 2.1

Danh mục các bảng

Trang

Các thể loại báo chí thơng tin về tiết kiệm điện trên các báo,
tạp chí từ năm 2008 - 2010

48

Tỷ lệ tổn thất điện năng của các ngành kinh tế từ năm 2000 - 2010

56

Danh mục hình minh họa
Trang tư vấn TKĐ của Tạp chí Điện lực chuyên đề Thế giới điện

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Trang
57


-8-

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
V.I. Lê nin từng đưa ra công thức: “Chủ nghĩa Cộng sản bằng chính
quyền Xơ viết cộng điện khí hóa tồn quốc” [1, tr 72]. Trong dịp nói chuyện
với CBCNV Tập đồn Điện lực Việt Nam năm 2006, Ngun Tổng bí thư
Nơng Đức Mạnh khẳng định: “Điện là lương thực của nền kinh tế”. Phó thủ
tướng Chính phủ Hồng Trung Hải trong cuốn kỷ yếu “Điện lực Việt Nam Đi lên cùng đất nước” xuất bản năm 2009 cũng nhấn mạnh: “Sứ mệnh của
ngành Điện là phải đi trước một bước.” [42, tr. 5].
Các quan điểm và ý kiến nêu trên đều cùng cho thấy nhận thức: Điện
năng đóng vai trị cực kỳ quan trọng, là điều kiện vật chất tiên quyết và là
động lực cho mọi tiến trình phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội. Nói cách khác,
điện năng là ngành công nghiệp mũi nhọn, sản xuất ra một sản phẩm có tính
chất đặc thù, có tác động đến tất cả các ngành kinh tế - kỹ thuật, lĩnh vực
trong đời sống xã hội, phục vụ đắc lực cho nền kinh tế quốc dân. Ở lĩnh vực
nào, điện năng cũng là động lực của sự phát triển, đẩy nhanh tốc độ phát triển
kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, đảm bảo sự sinh tồn và
phát triển bền vững cho con người.
Đến nay, hệ thống nguồn và lưới điện Việt Nam đã trải rộng ở 64 tỉnh
thành trong cả nước, được đầu tư, cải tạo, xây mới theo hướng hiện đại hóa,
với cơ cấu nguồn điện đa dạng từ thủy điện, nhiệt điện tới phong điện và sắp
tới là điện nguyên tử: “Ngành Điện đã có những bước phát triển vượt bậc,
qua 10 năm, từ năm 2000 đến nay, công suất và sản lượng điện đã tăng gấp 4
lần. Một số mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển ngành Điện Việt Nam
đã đạt và vượt kế hoạch…” [40, tr.1]. Sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống

điện quốc gia tạo thế và lực cung cấp nguồn điện năng phục vụ an ninh năng
lượng quốc gia. Sản lượng điện thương phẩm năm 1974 mới đạt chưa đầy 1,5

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


-9-

tỷ kWh, năm 2005 đạt 44 tỷ kWh, năm 2010 đạt 97 tỷ kWh, năm 2020 dự
kiến đạt 260 tỷ kWh và đến năm 2025 đạt 380 tỷ kWh, đưa điện năng bình
quân đầu người từ 550 kWh/người năm 2005 lên 981 kWh năm 2010, dự báo
lên 2.600 kWh/người năm 2020 và 3.700 kWh/người năm 2025.
Tuy nhiên, thực tế là, điện năng hiện nay đều dựa vào nguồn năng
lượng sơ cấp truyền thống là thủy điện, than, dầu khí và nguyên tử. Các
nguồn năng lượng mới – tái tạo chiếm tỷ trọng còn rất khiêm tốn. Thủy năng
là nguồn năng lượng tái tạo đã đưa vào khai thác gần hết trữ năng kinh tế.
Than, dầu khí và nguyên tử là các nguồn năng lượng hầu như không tái tạo,
nghĩa là càng sử dụng nhiều càng mau cạn kiệt. Ngoài ra, hệ lụy về tác động
xấu đến môi trường cũng ngày càng trở nên trầm trọng. Vì thế, sử dụng tiết
kiệm và hiệu quả điện năng là chính sách quốc gia ở nước ta cũng như ở các
nước trên thế giới, được hầu hết chính phủ các nước quan tâm, đặc biệt khi
nguy cơ biến đổi khí hậu đang trở nên cận kề hơn bao giờ hết.
Nước ta sử dụng điện còn chưa tiết kiệm và hiệu quả. Hiện tại, để tăng
1% tổng thu nhập quốc nội (GDP), điện năng phải tăng từ 2% trở lên. Đó là
mức sử dụng điện năng lãng phí. Lẽ ra, quan hệ này chỉ nên là 1,0% - 1,3%.
Ở các nước phát triển, tỷ lệ này nhỏ hơn 1% và ngày càng giảm. Điều đó nói
lên cơng nghệ nước ta sử dụng cịn chưa tiên tiến, tiêu tốn năng lượng, việc
tiết kiệm điện chưa trở thành thói quen phổ biến trong cộng đồng.
Trong khoảng 5 năm trở lại đây (từ năm 2006 – 2010), nhu cầu tiêu thụ
điện năng của nền kinh tế và đời sống tăng trưởng ở mức cao (bình quân

khoảng 14-15%/năm), trong khi đó, năng lực sản xuất, cung cấp điện chưa
theo kịp tốc độ tăng trưởng phụ tải. Hệ thống nguồn điện thiếu cơng suất dự
phịng cộng với năng lực truyền tải, phân phối của hệ thống lưới điện còn
nhiều hạn chế, dẫn tới tình trạng thiếu điện diễn ra trên diện rộng. Trong
khoảng 2 năm đầu (năm 2005-2006), tình trạng thiếu điện diễn ra chủ yếu ở

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


- 10 -

miền Bắc. Từ năm 2007 trở lại đây, tình trạng thiếu điện, cắt điện ln phiên
khơng những khơng được cải thiện mà còn diễn ra gay gắt, nghiêm trọng hơn
trên phạm vi cả nước, tập trung vào mùa khơ, mùa nắng nóng và vào các giờ
cao điểm trong ngày.
Tình trạng thiếu điện xảy ra buộc ngành Điện (cụ thể là Tập đoàn Điện
lực Việt Nam - EVN) phải cơ cấu lại sản lượng điện phân bổ cho các địa
phương, các ngành, các lĩnh vực. Bộ Công Thương, Cục Điều tiết Điện lực
buộc phải chỉ đạo EVN thực hiện cấp điện theo nguyên tắc ưu tiên cấp điện
cho sản xuất (thậm chí vào thời gian căng thẳng, đối tượng cấp điện ưu tiên bị
thu hẹp lại, chỉ ưu tiên điện cấp cho sản xuất hàng xuất khẩu cấp bách (như
mùa nắng nóng 2010) và các phụ tải trọng yếu như trường học, bệnh viện, cơ
quan công sở nhà nước…
Do thiếu điện, ngành Điện cũng chịu sự cơng kích, lên án quyết liệt của
công luận, dư luận với lý do “ỷ thế độc quyền hành dân”. Không những vậy,
bản thân ngành Điện cũng trực tiếp chịu thua lỗ rất lớn do phải mua điện giá
cao bán giá thấp, tức là phải huy động các nguồn điện đắt tiền như nhiệt điện
khí, dầu để đảm bảo cung cấp điện. Như trong 7 tháng mùa khô 2010, EVN
đã lỗ tới 6.500 tỷ do phát điện bằng dầu với giá dao động từ 3.300 đồng –
4.300 đồng/kWh, trong khi giá bán ra chỉ là 1.050 đồng/kWh. Khoản thua lỗ

này tác động trực tiếp tới tình hình tài chính và khả năng đầu tư phát triển hệ
thống điện của EVN trong các năm tiếp theo. Cũng trong năm 2010, do cung
cấp điện khó khăn, EVN đã nợ Tập đồn Dầu khí Việt Nam và Than –
Khoáng sản tới 9000 tỷ đồng tiền mua điện.
Trước thực tế thiếu hụt điện năng, Nhà nước đã ban hành nhiều chính
sách về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả như: Chính phủ ban hành
Nghị quyết xây dựng chiến lược tiết kiệm năng lượng 5 năm, giai đoạn 2006
– 2010; Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


- 11 -

hiệu quả được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số
79/2006/QĐ-TTg ngày 14/04/2006 giai đoạn 2006-2015; Luật Sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 7 thơng qua
ngày 17/06/2010; Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 2/6/2005 về thực hiện các giải
pháp tiết kiệm điện…
Trong các giải pháp triển khai thực hiện chủ trương, chính sách nêu trên,
cơng tác truyền thơng về các chủ trương, chính sách tiết kiệm điện (TKĐ) của
Chính phủ cùng việc phổ biến, hướng dẫn kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm sử
dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả trong cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức
và thay đổi hành vi được coi là một trong những giải pháp trọng tâm.
Trong giai đoạn 2006-2010, công tác truyền thông TKĐ đã được các cơ
quan truyền thông báo chí vào cuộc với nhiều hoạt động tích cực, bước đầu
tạo chuyển biến nhất định trong nhận thức và hành động của cộng đồng. Tuy
nhiên, “con số 3000 tin bài trong 5 năm (2006-2010) của lực lượng truyền
thơng nghe có vẻ nhiều nhưng so với hàng nghìn tin bài hàng ngày lại rất nhỏ
bé. Sức mạnh truyền thông trước hết là ở số lượng áp đảo thông tin để tạo ra

chuyển biến về nhận thức và hành động” [35, tr.20].
TKĐ được coi là quốc sách và việc thực thi quốc sách này mới trải
qua giai đoạn đầu tiên, thời gian tới sẽ tiếp tục đẩy mạnh như một giải pháp
đồng bộ với cơng cuộc CNH, HĐH đất nước. Theo đó, đứng ở góc độ truyền
thơng, rất cần có sự tổng kết, đánh giá kết quả, hiệu quả truyền thông TKĐ
trên báo chí thời gian qua để qua đó có thể rút ra những bài học kinh nghiệm
và tìm giải pháp đẩy mạnh, nâng cao chất lượng công tác này trên báo chí.
Thực tiễn cũng cho thấy, đến nay vẫn chưa có một cơng trình nghiên cứu có
hệ thống về cơng tác truyền thơng tiết kiệm điện trên báo chí, mà chỉ có
những bài viết hay những nhận định mang tính sơ lược, nhỏ lẻ được công bố
rải rác về vấn đề này.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


- 12 -

Do đó, một yêu cầu đặt ra là cần có sự nhận diện, phân tích, đánh giá
mơ hình thơng tin TKĐ trên báo chí đã được sử dụng trong thời gian qua ra
sao; khả năng tác động đến đâu; vấn đề đặt ra là gì. Từ đó, nghiên cứu, đề
xuất những giải pháp, mơ hình thơng tin nào cần tập trung phát huy, những
hạn chế nào cần khắc phục để đạt hiệu quả cao hơn trong công tác truyền
thông TKĐ.
Xuất phát từ những cơ sở thực tiễn trên, chúng tơi đã chọn vấn đề “Mơ
hình thơng tin tiết kiệm điện trên báo in hiện nay” làm đề tài nghiên cứu
của Luận văn Cao học Báo chí.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Có thể nói, cho đến nay vẫn chưa có cơng trình nào nghiên cứu một
cách hệ thống về vấn đề tuyên truyền TKĐ, chỉ có một số bài viết dưới dạng
phản ánh đã được đăng tải trên các ấn phẩm báo chí, sách kỷ yếu hoặc một số

báo cáo tham luận tại hội thảo khoa học, hội thảo chuyên đề.
Một trong những bài báo tiêu biểu, có tính tổng kết hoạt động truyền
thơng tiết kiệm điện của báo chí thời gian qua đăng trên Tạp chí Điện và Đời
sống số tháng 2/2010 là bài viết của nhà báo Trần Đức Chính, Tổng biên tập
báo Nhà báo & Cơng luận có tít “Cơng tác truyền thơng với chính sách sử
dụng điện tiết kiệm và hiệu quả”. Nội dung cơ bản của bài báo nêu bật vị trí,
vai trị của báo chí đối với cơng tác truyền thơng TKĐ, đồng thời bước đầu
xác định những tồn tại, hạn chế của báo chí về hoạt động tuyên truyền tiết
kiệm điện trong thời gian 5 năm qua (2006 – 2010). Bài báo nêu kết quả
truyền thơng TKĐ cịn rất khiêm tốn, chưa tương xứng với sức mạnh của báo
chí: Thời gian qua cơng tác truyền thơng với chương trình tiết kiệm năng
lượng đã có những hoạt động đáng kể. Con số 3000 tin, bài trong 5 năm của
lực lượng truyền thông nghe có vẻ nhiều nhưng so với hàng nghìn tin bài
hàng ngày lại rất nhỏ bé. Sức mạnh truyền thông trước hết là ở số lượng áp
đảo thông tin để tạo ra chuyển biến về nhận thức và hành động. [35, tr.20].

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


- 13 -

Bài báo còn chỉ ra những hạn chế trong công tác tổ chức, triển khai
tuyên truyền TKĐ, làm cho hiệu quả truyền thơng TKĐ cịn thấp: Những
cuộc hội thảo, gặp gỡ, họp báo về tiết kiệm điện giữa cơ quan quản lý với báo
chí chỉ là đặt viên gạch đầu tiên cho công tác truyền thông. Tác giả bài báo
cho rằng, việc báo chí hưởng ứng chủ trương TKĐ đơi khi cịn mang tính bề
nổi, nặng về phong trào, chưa đi vào chiều sâu, có kế hoạch cụ thể. Trên cơ sở
thực trạng đó, tác giả đặt ra vấn đề: tại sao chúng ta mới chỉ dừng ở mức phát
động bàn bạc, hội thảo mà chưa chuyển sang giai đoạn “tổng phản công”,
huy động các sức mạnh truyền thông cùng vào cuộc? Bài báo nêu lên một số

giải pháp như: Báo chí cần tập trung tuyên truyền tiết kiệm điện vào khu vực
dân cư và chiếu sáng đô thị; phát động giải báo chí quốc gia về tiết kiệm điện
“Một cuộc thi viết về tiết kiệm điện có tính tồn quốc sẽ thúc đẩy báo chí tìm
tịi được nhiều điển hình tích cực và vạch ra những “điển hình đen” về sử
dụng điện lãng phí.”. Đồng thời, “giới truyền thông cũng cần thay đổi liều
lượng tuyên truyền” và để giới truyền thông phát huy sức mạnh thực sự “khi
phía quản lý có kế hoạch, chế tài về tiết kiệm điện.” [35, tr.21].
Ngồi ra, có thể kể đến một số bài viết tiêu biểu như:
- Báo cáo tham luận “Tập đoàn Điện lực Việt Nam với các hoạt động
tiết kiệm điện giai đoạn 2006 – 2010” tại Hội thảo quốc gia TKĐ được tổ
chức ngày 23/9/2010. Báo cáo trình bày những nỗ lực của ngành Điện trong
hoạt động TKĐ, trong đó có các hoạt động tuyên truyền TKĐ trong nội bộ
ngành và sự phối hợp của EVN với các cơ quan báo chí về cơng tác TKĐ.
- Tham luận Chính sách tiết kiệm năng lượng – Luật sử dụng tiết kiệm
và hiệu quả năng lượng của Văn phòng Tiết kiệm năng lượng (Bộ Công
Thương) tại Hội thảo Quốc gia về TKĐ giai đoạn 2006 – 2010 diễn ra tại TP
Hồ Chí Minh vào tháng 9/2010 cũng là một bài viết đáng chú ý. Tác giả đề
cập tới một số quy định, chính sách của Chính phủ, Bộ Cơng Thương về công
tác tuyên truyền TKĐ.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


- 14 -

- Tham luận Nâng cao chất lượng thông tin tuyên truyền trong từng
giai đoạn tại Đại hội lần thứ I Đảng bộ Tập đoàn Điện lực Việt Nam nhiệm
kỳ 2010 – 2015 phân tích thực trạng cơng tác thơng tin truyền thơng của báo
chí trong ngành Điện và những giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả của
công tác này trong thời gian tới.

- Bài viết “Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả - Vì mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững” của tác
giả Nguyễn Đình Hiệp – Vụ trưởng Vụ khoa học – Công nghệ, Chánh văn
phịng Tiết kiệm năng lượng (Bộ Cơng Thương) in trong Kỷ yếu Điện lực
Việt Nam đi lên cùng đất nước (2009) do Tập đoàn Điện lực Việt Nam xuất
bản tổng kết 2 năm triển khai chương trình tiết kiệm năng lượng quốc gia,
trong đó có hoạt động TKĐ trong phạm vi tồn quốc...
Nhìn chung, các bài viết đều tập trung chủ yếu vào việc tổng kết bước
đầu kết quả truyền thông TKĐ, nêu lên thực trạng của công tác này ở nước ta.
Đồng thời, một số bài viết đã có đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng,
hiệu quả công tác truyền thông TKĐ trong thời gian tới. Tuy nhiên, các bài
viết cịn chưa có sự đầu tư nghiên cứu một cách có hệ thống.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
TKĐ được xác định là giải pháp mang lại hiệu quả tích cực trong việc
cải thiện tình trạng thiếu hụt điện năng hiện nay. Vì thế, cơng tác truyền thơng
được xem là một trong những nhân tố có tính chất quyết định.
Trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát và đánh giá đúng thực trạng sử dụng các
mơ hình thơng tin truyền thơng về vấn đề này, luận văn cố gắng chỉ ra được
những nguyên nhân dẫn tới thành công và hạn chế của các mơ hình thơng tin
đó. Qua đó, luận văn đề ra một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng,
hiệu quả mơ hình thơng tin tiết kiệm điện năng trên báo in hiện nay.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


- 15 -

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận văn sẽ thực hiện các nhiệm vụ cụ thể

như sau:
- Làm rõ khái niệm, vai trò, tầm quan trọng, mục đích, nhiệm vụ của
TKĐ; mơ hình thơng tin TKĐ.
- Trình bày có hệ thống những chủ trương, chính sách cơ bản của
Đảng, Nhà nước ta, hoạt động của ngành Điện Việt Nam về công tác TKĐ
trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Phân tích, đánh giá thực trạng thông tin TKĐ trên các ấn phẩm báo
chí trong q trình tham gia vào cơng tác truyền thơng TKĐ từ đó chỉ ra
ngun nhân dẫn đến thành công và hạn chế của thực trạng trên.
- Đề xuất các mơ hình thơng tin TKĐ, những giải pháp, kiến nghị để
các cơ quan báo chí tuyên truyền về lĩnh vực TKĐ hiệu quả hơn, phục vụ
thiết thực cho sự nghiệp phát triển ngành cơng nghiệp đầu tầu, góp phần đảm
bảo an ninh năng lượng đất nước trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu các mơ hình thơng tin cơ bản được sử dụng phổ biến trên
báo chí hiện nay.
- Nghiên cứu các tác phẩm báo chí ở nhiều thể loại khác nhau nằm trong
các chuyên mục có liên quan đến lĩnh vực TKĐ trên các ấn phẩm báo chí.
- Nghiên cứu những chủ trương, chính sách cơ bản của Đảng, Nhà nước ta
và ngành Điện Việt Nam cùng các tư liệu khác về TKĐ.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Do khuôn khổ thời gian, điều kiện có hạn, Luận văn chỉ tập trung
nghiên cứu, khảo sát mơ hình thơng tin về TKĐ trên 03 ấn phẩm báo chí gồm:
Nhật báo Tuổi trẻ TP. Hồ Chí Minh, tuần báo Cơng Thương, tạp chí Điện lực

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


- 16 -


từ năm 2008 đến 2010. Việc lựa chọn 3 ấn phẩm báo chí có chu kì xuất bản
khác nhau như vậy nhằm mục đích nghiên cứu vấn đề TKĐ trên các bình
diện: tần suất đưa tin; mật độ phân bố thông tin; mức độ và sự phong phú của
mơ hình thơng tin…
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận, phương pháp luận
- Phương pháp luận của luận văn dựa trên lập trường duy vật biện
chứng, duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh;
đường lối, chủ trương của Đảng, Pháp luật, chính sách của Nhà nước về tiết
kiệm điện trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước; lý luận về báo chí và truyền
thơng hiện đại.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để triển khai nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp khảo sát thực
tế, thống kê tư liệu khảo sát. Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh đối
chiếu, điều tra xã hội học được sử dụng kết hợp trong quá trình nghiên cứu đề
tài. Cụ thể là:
- Khảo sát thực tế: Là hoạt động tiếp cận, thu thập các dữ kiện, cứ liệu
liên quan tới vấn đề nghiên cứu thông qua nhiều kênh khác nhau. Đối với
vấn đề TKĐ, việc khảo sát thực tế của tác giả được thực hiện thơng qua q
trình hoạt động báo chí trong ngành Điện, qua việc tích lũy kiến thức về lĩnh
vực Điện lực; qua việc tiếp cận, thu thập các nguồn thơng tin báo chí thường
xun về hoạt động TKĐ trong và ngồi ngành; qua q trình tiếp xúc, trao
đổi với công chúng, các đồng nghiệp, cơ quan báo chí liên quan; qua tham
dự các hội nghị, hội thảo, các cuộc họp báo về hoạt động TKĐ và truyền
thơng TKĐ…
- Thống kê, phân tích tư liệu: Trên cơ sở các tài liệu thu thập được từ
thực tế khảo sát, tác giả tiến hành phân loại, chọn lọc, phân tích những cứ

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com



- 17 -

liệu có liên quan phục vụ cho vấn đề nghiên cứu. Các tư liệu sau khi được
thống kê, phân tích trở thành những tri thức, “nguyên liệu” đầu vào cho quá
trình nghiên cứu. Tư liệu liên quan tới vấn đề truyền thông TKĐ tập trung
vào những tri thức chủ yếu như: Các bài báo, bài nghiên cứu có tính chất
tổng kết, đánh giá thực tiễn hoạt động truyền thông TKĐ, các văn bản pháp
quy về TKĐ…
- Tổng hợp tư liệu, tài liệu: Các tri thức được chọn lọc, phân tích sẽ
được sử dụng để tổng hợp, xâu chuỗi thành hệ thống các quan điểm, luận
chứng trong luận văn nhằm làm nổi bật những vấn đề cần làm sáng tỏ.
- So sánh đối chiếu: Tập trung vào việc làm rõ những nét tương đồng
hoặc khác biệt về các vấn đề cần giải quyết trong luận văn như làm rõ những
điểm giống nhau về hình thức, nội dung, ý tưởng, tư tưởng chủ đề, mục tiêu
hoặc hiệu quả giữa các tờ báo, tạp chí được chọn khảo sát liên quan tới thông
tin TKĐ.
- Điều tra xã hội học: Bên cạnh các tư liệu khác trong quá trình khảo
sát thực tế, tác giả đã tiến hành điều tra dư luận xã hội ở hai đối tượng (nhà
báo và công chúng) về thực trạng truyền thơng TKĐ trên báo chí, hiệu quả
tiếp nhận thông tin TKĐ trên báo in, những giải pháp nâng cao chất lượng
truyền thông TKĐ trên báo in… Việc điều tra xã hội học được tiến hành bằng
phương pháp phỏng vấn Anket, kết quả điều tra là một trong những tư liệu
quan trọng để tác giả triển khai các phần nội dung của luận văn.
6. Đóng góp mới của luận văn
Luận văn cố gắng đưa ra những vấn đề có tính tổng kết về việc truyền
thơng TKĐ trên báo chí. Đây cũng là cơng trình nghiên cứu một cách có hệ
thống về mơ hình thơng tin TKĐ trên báo in. Trên cơ sở đó, luận văn đề ra
một số giải pháp và kiến nghị cụ thể, nhằm nâng cao chất lượng truyền thông

TKĐ trên báo in.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


- 18 -

Luận văn còn cố gắng rút ra được những kinh nghiệm trong công tác
truyền thông TKĐ trên các ấn phẩm báo chí, giúp cho các cơ quan quản lý
báo chí, cơ quan báo chí đánh giá đúng và đầy đủ về nội dung và hình thức
truyền thơng về lĩnh vực này. Từ những kết quả nghiên cứu trên, luận văn
giúp cho các cơ quan báo chí trong ngành Điện, các phương tiện thơng tin đại
chúng nói chung có thêm những thông tin đánh giá về chất lượng và hiệu quả
truyền thơng của mình; qua đó có cái nhìn đúng đắn hơn về phương thức
tuyên truyền TKĐ theo hướng phù hợp và hiệu quả hơn.
7. Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục, luận văn có kết cấu gồm ba chương:
Chương 1:

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN VỀ MÔ HÌNH THƠNG

TIN TIẾT KIỆM ĐIỆN TRÊN BÁO CHÍ

Chương 2: THỰC TRẠNG THÔNG TIN TIẾT KIỆM ĐIỆN TRÊN BÁO IN
Chương 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ MƠ HÌNH THƠNG TIN TIẾT KIỆM ĐIỆN
TRÊN BÁO IN

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com



- 19 -

Chương 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN VỀ MƠ HÌNH THƠNG TIN
TIẾT KIỆM ĐIỆN TRÊN BÁO CHÍ
Truyền thơng tiết kiệm điện trên báo chí là một trong những kênh
truyền thông được sử dụng nhằm hướng tới mục tiêu góp phần thay đổi nhận
thức và hành vi của cộng đồng về sử dụng điện theo hướng tiết kiệm, hiệu
quả. Để nhận thức rõ cơ sở lý thuyết, thực tiễn của hoạt động truyền thông tiết
kiệm điện trên báo chí, trong chương 1, chúng tơi tiến hành nghiên cứu các
quan điểm của lý thuyết truyền thơng và báo chí học về khái niệm mơ hình
thơng tin. Từ đó, chúng tơi hình thành quan niệm về mơ hình thơng tin tiết
kiệm điện. Quá trình nghiên cứu lý thuyết này được kết hợp với việc nghiên
cứu các căn cứ pháp lý, thực trạng tiết kiệm điện ở nước ta, vị trí, vai trị của
báo chí đối với hoạt động tiết kiệm điện.
1.1. Các quan điểm tiếp cận
1.1.1.Quan điểm tiếp cận của lý thuyết truyền thông
1.1.1.1 Truyền thông và truyền thông đại chúng
Là một hiện tượng xã hội ra đời và phát triển trong xã hội lồi người,
truyền thơng là sản phẩm của xã hội loài người, là yếu tố động lực kích thích
sự phát triển của xã hội, đồng thời là tiêu chí đánh giá trình độ phát triển, thể
hiện diện mạo văn hóa của mỗi con người, nhóm người, cộng đồng người và
mỗi quốc gia. Quá trình phát triển của xã hội lồi người cũng là q trình tìm
kiếm, sáng tạo ra những cơng cụ, hình thức, phương thức truyền thông.
Trong xã hội hiện đại, các phương tiện truyền thông trở nên không thể
thiếu đảm bảo sự hoạt động ổn định của mỗi nền kinh tế, mỗi quốc gia dân
tộc hay mỗi thể chế chính trị. Mặt khác, truyền thơng còn nhằm thỏa mãn nhu
cầu nhận thức của con người. Q trình truyền thơng đã giúp con người hiểu


PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


- 20 -

mình đầy đủ hơn, nắm bắt được những gì liên quan giữa mình và cuộc sống
phong phú xung quanh, đánh giá được khả năng, xác định đúng cách thức,
phương thức cho hành vi và hoạt động tiếp theo. Truyền thơng có hiệu quả sẽ
lấp được khoảng cách giữa con người với con người, khoảng cách địa lý và
khoảng cách kinh tế trong xã hội.
Như vậy, truyền thông “là một q trình liên tục trao đổi hoặc chia sẻ
thơng tin, tình cảm, kỹ năng nhằm tạo sự liên kết, nâng cao nhận thức, mở
rộng hiểu biết và tiến tới thay đổi hành vi phù hợp với nhu cầu phát triển của
cá nhân và cộng đồng xã hội.” [32, tr.14]. Q trình truyền thơng mang tính
liên tục, vì nó khơng thể kết thúc sau khi chuyển tải nội dung cần thiết, mà
cịn tiếp diễn sau đó. Đó là q trình trao đổi hoặc chia sẻ, có nghĩa là ít nhất
phải có hai thực thể và khơng chỉ có một bên cho và một bên nhận, mà cả hai
bên đều cho và nhận. Mặt khác, truyền thông phải dẫn tới sự hiểu biết lẫn
nhau và đem lại sự thay đổi trong nhận thức và hành vi. Đây là yếu tố cực kỳ
quan trọng đối với mục đích, hiệu quả của truyền thông.
Là một bộ phận quan trọng và được hiểu theo cách phổ biến của truyền
thông, truyền thông đại chúng là “hoạt động giao tiếp xã hội rộng rãi được
thực hiện thông qua các phương tiện kỹ thuật và công nghệ truyền thơng. Một
số loại hình truyền thơng đại chúng tiêu biểu là: Sách, báo in và các ấn phẩm
báo in và các ấn phẩm in ấn, điện ảnh, phát thanh, truyền hình, quảng cáo,
internet, băng, đĩa hình và âm thanh…” [32, tr.19].
PGS.TS Lê Thanh Bình trong cuốn “Truyền thơng đại chúng và phát triển
xã hội: “truyền thông đại chúng là q trình, hoạt động trao đổi thơng điệp có
tính phổ biến giữa nguồn phát với công chúng rộng rãi trong xã hội” [30, tr 19].

Căn cứ vào định hướng và các chính sách truyền thơng của Đảng, Nhà
nước, việc thơng tin tuyên truyền về tiết kiệm điện hướng tới toàn xã hội cần
sử dụng loại hình truyền thơng đại chúng và có chủ đích rất rõ ràng. Do đó,
cần tiếp cận cơ sở lý thuyết trước hết là truyền thông đại chúng.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


- 21 -

Mục tiêu chính của truyền thơng tiết kiệm điện là giúp người dân nâng
cao hiểu biết, thay đổi hành vi trong tiêu dùng điện theo hướng tiết kiệm, hiệu
quả, nên chúng ta có thể tiếp cận cơ sở lý thuyết truyền thơng của vấn đề này
chính là loại hình truyền thơng có chủ đích với nội hàm quan trọng hàng đầu
là truyền thông thay đổi hành vi.
Loại truyền thông này lấy mục tiêu thay đổi hành vi và duy trì hành vi
bền vững là tiêu chí đánh giá những nỗ lực và mức độ thành công của hoạt
động truyền thơng. Đó là một chiến lược nhiều cấp để khuyến khích và duy trì
các thay đổi hành vi nhằm giảm các nguy cơ cá nhân và cộng đồng bằng cách
chuyển tải các thơng điệp phù hợp với từng nhóm đối tượng trên các kênh
truyền thông khác nhau. Kết quả của truyền thơng thay đổi hành vi là các
nhóm đối tượng đều có sự thay đổi về hành vi bền vững mà không dừng lại ở
nhận thức, thái độ, hay sự thay đổi hành vi nhất thời, sau lại quay về hành vi
ban đầu đúng như mong muốn của người làm truyền thông.
1.1.1.2. Các yếu tố cơ bản của quá trình truyền thơng
Truyền thơng là một q trình diễn ra theo diễn tiến thời gian, để tiến
hành cần có các yếu tố sau:
1. Nguồn (Source), hoặc người cung cấp (sender), là yếu tố tiềm năng,
yếu tố khởi xướng việc thực hiện truyền thơng. Nguồn phát có thể là một cá
nhân hay một nhóm người, tổ chức truyền thơng như cơ quan đài phát thanh,

truyền hình, báo chí, thơng tấn… mang nội dung thơng tin trao đổi với người
hay nhóm người khác.
2. Thông điệp (message): Là yếu tố thứ hai của truyền thơng. Đó là nội
dung thơng tin được trao đổi từ nguồn phát đến đối tượng tiếp nhận. Nội dung
là những tâm tư, tình cảm, mong muốn, địi hỏi, ý kiến, hiểu biết, kinh
nghiệm, tri thức khoa học kỹ thuật… được mã hóa bằng hệ thống ký hiệu

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


- 22 -

như: mã số, bằng mực trên giấy, sóng trên khơng trung hoặc bằng bất cứ tín
hiệu nào mà người ta có thể hiểu được và được trình bày một cách có ý nghĩa.
3. Kênh truyền thơng hay mạch truyền (Channel): là yếu tố thứ ba
của truyền thông bao gồm các phương tiện, con đường, cách thức truyền tải
thông điệp từ nguồn phát đến đối tượng tiếp nhận. Kênh truyền thông là cách
thể hiện thông điệp để người nhận có thể nhìn thấy được qua các thể loại in
hay hình ảnh trực quan, nghe thấy được qua các phương tiện nghe, nhìn qua
hình ảnh, truyền hình và những dụng cụ nghe nhìn khác như sờ, nếm, ngửi
qua mẫu, hiện vật thực nghiệm.
4. Người nhận (Receiver): Là yếu tố thứ tư của truyền thơng. Đó là cá
nhân hay nhóm người tiếp nhận thơng điệp trong q trình truyền thơng. Hiệu
quả truyền thông được xem xét trên cơ sở những biến đổi về nhận thức, thái độ
và hành vi của đối tượng tiếp nhận cùng những hiệu ứng xã hội do truyền thơng
đem lại. Mục đích của truyền thơng là làm cho người tiếp nhận hiểu được cặn kẽ
thông điệp và có những hành động tương tự. Nguồn cấp phải cố gắng gây được
ảnh hưởng và làm thay đổi cách suy nghĩ và hành vi của người tiếp nhận.
5. Phản hồi (Feedback): Là thơng tin ngược, là dịng chảy của thơng
điệp từ người nhận trở lại nguồn phát. Nó phản ánh q trình truyền thơng là

một q trình tương tác hai chiều. Mạch phản hồi là thước đo hiệu quả của
truyền thông. Trong một số trường hợp, phản hồi không xảy ra hoặc ở mức
nhỏ, khơng đáng kể. Điều đó phản ánh thơng điệp phát ra khơng hoặc ít tạo ra
được sự quan tâm của đối tượng tiếp nhận.
6. Nhiễu (Noise): Là yếu tố sai số trong q trình truyền thơng như
tiếng ồn, tin đồn, yếu tố tâm lý, kỹ thuật… làm cho tình trạng thơng điệp bị
sai lệch hay kém chất lượng về nội dung thông tin cũng như tốc độ truyền tin..
Hiện tượng nhiễu luôn tồn tại trong quá trình truyền thơng và do vậy, nhiễu
cần được xem xét và được coi như một hiện tượng đặc biệt trong q trình lựa
chọn kênh để xây dựng nội dung thơng điệp.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


- 23 -

1.1.1.3. Mơ hình truyền thơng
Mơ hình truyền thơng là những bản vẽ, các bảng, các biểu đồ, lược đồ,
sơ đồ, các hình tượng…được sử dụng để quy những ý kiến phức tạp về cách
biểu đạt mang tính chất đồ họa, từ đó cho phép chúng ta có cách nhìn nhận
sâu sắc hơn ở nhiều góc độ khác nhau. Có rất nhiều nhà nghiên cứu về truyền
thơng đã đưa ra nhiều mơ hình truyền thơng, nhưng mơ hình của Harold
Laswell, một nhà khoa học xã hội, đã được chấp nhận vì nó đơn giản và thuận
tiện khi cần chuyển những thơng tin khẩn cấp. Mơ hình như sau:
S

M

C


R

E

Mơ hình truyền thông của Lasswell cho thấy các yếu tố sau:
S - Source (Nguồn phát): Người gửi hay nguồn gốc thông điệp
M - Message (Thông điệp): Ý kiến, cảm xúc, suy nghĩ, thái độ… được
truyền đi
C - Channel (Kênh): Bằng kênh nào, là phương tiện để các thông điệp
được truyền đi từ nguồn phát đến người nhận.
R - Receiver (Người nhận): Người tiếp nhận, nơi nhận, là một hay
nhóm người mà thông điệp hướng tới.
E - Effect (Hiệu quả): Là hiệu quả, kết quả của q trình truyền thơng.
Theo lý thuyết thông tin và điều khiển học của Claude Shannon năm
1949, mơ hình truyền thơng được bổ sung hai yếu tố: Hiện tượng nhiễu
(Noise) và phản hồi (Feedback). Mơ hình như sau:
N
S

M

C
F

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

R

E



- 24 -

Theo Shannon, thông tin được bắt đầu từ nguồn phát (S), thông qua các
kênh truyền thông đến với người nhận (R) rồi thu được hiệu quả (E). Các yếu
tố trong mơ hình truyền thơng hai chiều này gồm:
S – Source, Sender: Nguồn phát, người cung cấp
M – Message: Thông điệp, nội dung truyền thông
C – Channel: Kênh truyền thông
R – Receiver: Người nhận, đối tượng tác động
E – Effect: Hiệu quả truyền thông
N – Noice: Nhiễu hay yếu tố gây trở ngại
F – Feedback: Phản hồi
Phản hồi (Feedback) được hiểu là sự tác động ngược trở lại của thơng
tin từ phía người tiếp nhận đối với nhà truyền thông. Phản hồi là phần tử cần
thiết để điều khiển q trình truyền thơng, làm cho q trình truyền thơng
được liên tục từ nguồn đến đối tượng tiếp nhận và ngược lại. Nếu khơng có
phản hồi, thơng tin chỉ một chiều và mang tính áp đặt.
Nhiễu (Noice) ln tồn tại trong q trình truyền thơng. Đó là hiện
tượng thơng tin truyền đi bị ảnh hưởng bởi các điều kiện như tiếng ồn, tin
đồn, tâm lý hoặc phương tiện kỹ thuật… làm cho thơng điệp bị sai lệch hay
kém chất lượng.
Nhìn chung, trong khoa học về truyền thơng, mơ hình truyền thông của
Lasswell và được bổ sung, phát triển bởi mô hình của Shannon được chấp
nhận và sử dụng phổ biến.
Tóm lại, các tổng kết về mặt lý thuyết truyền thông đại chúng và các
mơ hình truyền thơng là cơ sở tiếp cận của vấn đề nghiên cứu ở góc độ khái
quát, lý luận. Truyền thông TKĐ là hoạt động mang tính chủ đích, có đối
tượng tác động rõ ràng (khách hàng, hộ tiêu dùng điện) và do đó, thực chất
đây là dạng truyền thông thay đổi hành vi cộng đồng. Việc nắm được bản chất


PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


- 25 -

và các điều kiện, nguyên tắc, phương pháp, q trình truyền thơng của các
loại hình truyền thơng và đặc biệt là truyền thông thay đổi hành vi là yếu tố
tiền đề quan trọng để làm sáng tỏ vấn đề luận văn nghiên cứu.
1.1.2. Quan điểm tiếp cận của báo chí học
1.1.2.1. Báo chí – Hoạt động thơng tin đại chúng
Báo chí là một loại hình truyền thơng phổ biến, rộng rãi trong xã hội.
Xã hội càng phát triển thì nhu cầu thơng tin báo chí càng lớn, càng đòi hỏi sự
tăng cường cả về số lượng và chất lượng của hệ thống các phương tiện thông
tin đại chúng. Do vậy, lý luận báo chí khẳng định, “báo chí là một hiện tượng
đặc biệt phổ biến, tác động từng ngày từng giờ vào xã hội, quan hệ tới từng
địa phương, từng tổ chức, từng thành viên của xã hội.” [38, tr. 11].
Hoạt động thông tin đại chúng của báo chí được nhìn nhận trong mối
quan hệ giữa nhà báo – tác phẩm – công chúng. Quan hệ qua lại giữa văn bản
tác phẩm báo chí với cơng chúng thực chất là một quá trình liên tục từ lựa
chọn tiếp nhận cho đến phân tích, nhận xét, chuyển hóa thơng tin tiếp nhận
thành thơng tin thực tế. Do đó, hiệu quả hoạt động thơng tin báo chí cần phải
được xem xét bắt đầu từ thực chất, hàm lượng thông tin khả năng trong tác
phẩm báo chí. Chất lượng thơng tin khả năng trong tác phẩm báo chí suy cho
cùng là mức độ đáp ứng các nhu cầu về thông tin của công chúng. Dưới tác
động của thông tin tiếp nhận, những quan niệm, thái độ, cách nhìn nhận,
phương pháp, mục tiêu hành động của công chúng được tạo dựng, hệ thống
hóa hay làm sâu sắc thêm ở những mức độ nhất định. Hoặc ngược lại, những
yếu tố đó bị lược bớt đi. Tiếp theo là định hướng và hoạt động thực tiễn của
công chúng.

Trong mối quan hệ nhà báo – tác phẩm – cơng chúng, hiệu quả của báo
chí phụ thuộc vào khả năng thuyết phục của nội dung thông tin. Nó bị quy
định bởi một loạt các yếu tố như khả năng phản ánh thơng tin, tính khách

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


- 26 -

quan, tồn diện trong phản ánh thơng tin, mức độ đáp ứng nhu cầu thông tin
của xã hội.
Các yếu tố cơ bản trong quá trình hoạt động báo chí:
1. Nhà báo: Là “người thư ký thời đại”, là người giữ vai trị chính, làm
việc ở những cơng đoạn chủ yếu trong quá trình sáng tạo nên các sản phẩm
báo chí. Nhà báo là người tiếp cận các sự kiện, quan sát, lựa chọn phân tích
để đưa ra được những thơng tin đảm bảo tính chính xác, nhanh nhạy, kịp thời
và được thể hiện tác phẩm một cách sinh động, hấp dẫn. Điều đó địi hỏi năng
lực trí tuệ cao, có hiểu biết rộng, có kinh nghiệm sống phong phú, có con mắt
sắc sảo, lanh lẹ và thái độ chính trị rõ ràng.
2. Tác phẩm: Là kết quả của quá trình lao động sáng tạo của nhà báo,
là cầu nối giữa nhà báo với công chúng. Mỗi tác phẩm báo chí đều mang hàm
lượng thơng tin nhất định, phản ánh những lát cắt đáng chú ý trong đời sống.
Mặc dù tác phẩm báo chí mang dấu ấn cá nhân sâu sắc, song nó khơng tách
rời cả một quy trình làm việc tập thể của cơ quan báo chí. Mỗi tác phẩm báo
chí là một bộ phận cấu thành một sản phẩm báo chí hồn chỉnh.
3. Cơng chúng: Là đối tượng tiếp nhận các thơng tin báo chí do nhà
báo cung cấp. Công chúng bao gồm đa dạng các thành phần, đối tượng khác
nhau trong xã hội, với các mức độ nhu cầu thông tin khác nhau phụ thuộc vào
nhiều yếu tố như trình độ dân trí, tri thức, mức sống, mặt bằng văn hóa…
Cơng chúng tiếp nhận thơng tin báo chí khơng chỉ để thỏa mãn nhu cầu thơng

tin, mà còn nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ, hành vi theo hướng
tích cực hơn.
1.1.2.2. Mơ hình thơng tin báo chí
Chúng ta biết rằng, q trình thơng tin báo chí diễn ra trong một guồng
máy với nhiều yếu tố móc xích, liên hệ khơng hề giản đơn. Từ khi thơng tin
báo chí được nhà báo chọn lọc, phân tích trong thực tiễn đời sống xã hội đến

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


×