Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Những điểm tương đồng và khác biệt giữa chủ nghĩa xã hội dân chủ hiện đại với chủ nghĩa xã hội khoa học trên một số nguyên lý cơ bản về chủ nghĩa xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (643.02 KB, 105 trang )

1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH
QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

LÊ THỊ THÁI

NHỮNG ĐIỂM TƢƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT
GIỮA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI DÂN CHỦ HIỆN ĐẠI VỚI
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC TRÊN MỘT SỐ
NGUYÊN LÝ CƠ BẢN VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

Ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học
Mã số: 60. 22. 03. 08

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nguyễn Thọ Khang

HÀ NỘI - 2012


2

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình do chính tơi thực hiện dưới sự
hướng dẫn của TS.Nguyễn Thọ Khang. Các số liệu, tài liệu nêu trong luận


văn là hoàn toàn trung thực.
Tác giả

Lê Thị Thái


3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 5
Chƣơng 1: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, NGUỒN GỐC VÀ XU
THẾ VẬN ĐỘNG CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI DÂN CHỦ HIỆN ĐẠI ......... 13
1.1. Phương pháp luận nghiên cứu so sánh giữa chủ nghĩa xã hội dân
chủ hiện đại với chủ nghĩa xã hội khoa học ........................................ 13
1.2. Nguyên tắc tiếp cận khi nghiên cứu so sánh chủ nghĩa xã hội dân
chủ hiện đại với chủ nghĩa xã hội khoa học ........................................ 24
1.3. Nguồn gốc và xu thế vận động của chủ nghĩa xã hội dân chủ hiện đại ..... 32
Chƣơng 2: SO SÁNH CHỦ NGHĨA XÃ HỘI DÂN CHỦ HIỆN ĐẠI
VỚI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC TRÊN MỘT SỐ
NGUYÊN LÝ CƠ BẢN ................................................................................ 44
2.1. Những điểm tương đồng giữa chủ nghĩa xã hội dân chủ hiện đại
và chủ nghĩa xã hội khoa học .............................................................. 44
2.2. Những khác biệt của chủ nghĩa xã hội dân chủ hiện đại với chủ
nghĩa xã hội khoa học trên một số nội dung cơ bản ............................ 49
2.3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đối với công cuộc đổi mới ở Việt Nam....... 87
KẾT LUẬN .................................................................................................... 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 101



4

QUY ƢỚC VIẾT TẮT

CMXHCN

: Cách mạng xã hội chủ nghĩa

CNTB

: Chủ nghĩa tư bản

CNXH

: Chủ nghĩa xã hội

CNXHDC

: Chủ nghĩa xã hội dân chủ

CNXHKH

: Chủ nghĩa xã hội khoa học

ĐCS

: Đảng Cộng sản

GCCN


: Giai cấp công nhân

GCTS

: Giai cấp tư sản

GCVS

: Giai cấp vô sản

SMLS

: Sứ mệnh lịch sử

TBCN

: Tư bản chủ nghĩa

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa


5

MỞ ĐẦU
1. Lý do và tính cấp thiết của đề tài
Lịch sử nhân loại đã bước sang một thời kỳ mới với nhiều biến động cả
về kinh tế và chính trị - xã hội. Đó là thời kỳ mà sau khi chiến tranh thế giới
thứ hai kết thúc, nhất là sau khi Mĩ kết thúc chiến tranh lạnh kéo dài với một

số nước trên thế giới. Xu hướng chung giữa các nước là chuyển từ đối đầu
sang đối thoại, hợp tác nhằm giải quyết một số vấn đề chung mang tính tồn
cầu như: chiến tranh hạt nhân, thiên tai, ơ nhiễm mơi trường, dịch bệnh… Tuy
nhiên tình hình chính trị thế giới lại diễn biến phức tạp chủ yếu là xoay quanh
vấn đề lý luận về con đường và xu hướng phát triển đất nước của hai khối lớn
các nước TBCN và XHCN. Trong quá trình diễn biến phức tạp ấy lại nổi nên
một trào lưu chính trị - xã hội mới, họ không lựa chọn con đường đi như
CNTB cũng không lựa chọn con đường đi của CNXH mà họ lựa chọn “con
đường thứ ba” đó chính là CNXHDC hiện đại.
CNXHDC hiện đại là một trào lưu chính trị - xã hội có nguồn gốc lịch
sử lâu đời, bắt nguồn từ trong phong trào đấu tranh của GCCN. Hiện nay,
trào lưu này đang được GCTS chi phối và lũng đoạn, họ có kinh nghiệm tập
hợp quần chúng lao động vào cuộc đấu tranh đòi các quyền dân sinh, dân chủ
nhằm mục đích cuối cùng là bảo vệ cho lợi ích của GCTS và CNTB.
CNXHDC hiện đại là CNXHDC phát triển trong điều kiện mới – điều kiện mà
CNTB và chính quyền tư sản ở các nước TBCN phát triển buộc phải tự thay
đổi, điều chỉnh nhằm thích nghi với tình hình mới để duy trì, bảo vệ sự thống
trị hiện thời của họ. Các nhà dân chủ xã hội dùng khái niệm CNXHDC hiện
đại để thay thế cho CNXHDC cải lương hay chủ nghĩa cải lương xã hội, với
nét khác là đề cao dân chủ, nhất là dân chủ trên lĩnh vực xã hội, hay dân chủ xã hội. Trào lưu chính trị chủ trương cải cách xã hội trong khuôn khổ của chế
độ nhà nước và pháp luật tư sản.


6

Vào những năm 80 đến giữa những năm 90 của thế kỷ XX nhiều Đảng
CNXHDC Tây Âu đã lâm vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng cả về lý
luận và thực tiễn. Trước tình hình đó, các Đảng này đã một mặt có những điều
chỉnh thay đổi kịp thời về lập trường để phù hợp với tiến trình phát triển
chung của lịch sử nhân loại nhưng mặt khác vẫn theo đuổi lập trường cải

lương. Đây là trào lưu tư tưởng lý luận chính trị hiện đang có ảnh hưởng
khơng nhỏ đến tình hình chính trị thế giới, thực tiễn phong trào công nhân
quốc tế, ảnh hưởng đến sự phát triển chung của lịch sử nhân loại đầu thế kỷ
XXI. Một số nhà tư tưởng lý luận chính trị như Tony Ble, B.Clinton… gọi
CNXHDC hiện đại là “con đường thứ ba”.
CNXHDC hiện đại là một trong những trào lưu tư tưởng xã hội chủ
nghĩa phi macxit. Sự tồn tại và phát triển của nó hiện nay đang được sự ủng
hộ của CNTB phát triển với các điều kiện cụ thể nhằm gây ảnh hưởng chung
đến tình hình chính trị thế giới. Những động thái của CNXHDC này ln
mang tính thời sự, nó địi hỏi giới lý luận phải quan tâm nghiên cứu và đánh
giá ảnh hưởng của nó đối với thế giới, nhất là về mặt chính trị. Việc nhận định
đúng đắn và phê phán những quan điểm sai trái của CNXHDC là yêu cầu cần
thiết và cấp bách của các nhà nghiên cứu lý luận CNXHKH trong quá trình
bảo vệ và phát triển lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin.
Theo nhận định của tác giả thì việc nghiên cứu CNXHDC hiện đại thật
sự lý thú và bổ ích vì nó liên quan chặt chẽ đến việc nghiên cứu lý luận về thế
giới hiện đại và thời đại, cùng với những thay đổi về xu hướng, xu thế vận
động và động thái mới của CNTB hiện đại và CNXH. Chúng ta cần tìm hiểu
xem thực chất của CNXHDC là gì? Ở Việt Nam hiện nay có CNXHDC
khơng, nếu có thì biểu hiện ra ngồi xã hội như thế nào? CNXHDC có đóng
góp gì về mặt lý luận khơng và sự ra đời của nó khẳng định điều gì? Chính
những vấn đề này đòi hỏi chúng ta phải quan tâm nghiên cứu.


7

Là người mong muốn được nghiên cứu lý luận và đã được trang bị kiến
thức chuyên ngành CNXHKH, tác giả nhận thức rằng, việc nghiên cứu nhằm
nhận dạng một cách đầy đủ có hệ thống về bản chất, nguồn gốc, nội dung cơ
bản của CNXHDC, thông qua việc xác định rõ ràng sự đồng nhất và khác

biệt trên những vấn đề cơ bản, có tính ngun tắc giữa CNXHDC hiện đại và
CNXHKH về xây dựng CNXH là một công việc cơ bản, đầu tiên và có ý nghĩa
rất quan trọng. Qua đó và trên cơ sở đó, tiến tới những nghiên cứu có tính
chun sâu hơn về CNXHDC hiện đại để có thể có được những nhận định
đúng đắn hơn, toàn diện hơn về một trong những trào lưu tư tưởng XHCN phi
mácxít hiện đại có tầm ảnh hưởng khơng nhỏ đến thực tế phong trào đấu tranh
cho chủ nghĩa xã hội nói chung, phong trào cơng nhân, phong trào cộng sản
nói riêng. Với những tri thức đã được trang bị cùng với sự giúp đỡ của các
thầy cô và bạn bè tác giả quyết định chọn đề tài: “Những điểm tương đồng
và khác biệt giữa chủ nghĩa xã hội dân chủ hiện đại với chủ nghĩa xã hội
khoa học trên một số nguyên lý cơ bản về chủ nghĩa xã hội” làm đề tài luận
văn thạc sĩ của mình.
2.Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu
* Khách thể nghiên cứu
Tình hình chính trị - xã hội, phong trào cơng nhân ở các nước tư bản Châu Âu
và hoạt động của các đảng XHDC ở Châu Âu từ những năm 80 của thế kỷ XIX đến
nay được xác định là khách thể của đề tài luận văn. Để thuận tiện cho việc khảo sát
khách thể nghiên cứu tác giả đã kết hợp sử dụng nhiều nguồn tài liệu khác nhau như
qua sách báo, các webside có đăng các bài bình luận, các bài viết có liên quan trực
tiếp đến đề tài nghiên cứu như:www:http/báomới.com.vn;www:http/giađình.net.vn;
www:http/dangcongsan.vn, www.Wikipedia.org…

* Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về những điểm tương đồng và khác biệt căn bản
có tính chất ngun tắc giữa CNXHDC hiện đại và CNXHKH về CNXH như:


8

thuật ngữ, mục tiêu, con đường, động lực xã hội, lực lượng lãnh đạo để

chuyển biến lên CNXH.
3. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Trong q trình thu thập, tìm tài liệu để tiến hành nghiên cứu đề tài tác
giả đã tiếp cận với một số công trình khoa học, một số tài liệu có liên quan đến
vấn đề cần nghiên cứu. Dưới đây là một số cơng trình nghiên cứu có liên quan:
- Bộ ba tác phẩm: “Thăng trầm quyền lực”, “Cú sốc tương lai” và
“Làn sóng thứ ba” của tác giả A.Toffler do nhà xuất bản Thông tin lý luận ấn
hành lần đầu cách đây hơn một thập kỷ. Bộ ba tác phẩm nổi tiếng này chứa
đựng những thông tin và những dẫn chứng cụ thể, có sức thuyết phục, trong
đó tác giả đã phân tích và nhận định về xã hội trong khung cảnh có sự thay
đổi đến mức lạ kỳ, làm đảo lộn lối sống, đưa người đọc vượt qua những phát
kiến hấp dẫn của “Thời đại bùng nổ” để đi đến với những giải pháp nhiều mặt
về vật chất và tinh thần, về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, về mỗi cá
nhân và cộng đồng. Tuy nhiên, những nội dung đó lại được tác giả sử dụng để
nêu ra những tư tưởng phản động, phi mác xít, gây ảnh hưởng không nhỏ đến
hệ tư tưởng của GCVS mà chúng ta cần nghiên cứu để vạch trần những luận
điệu xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác – Lênin.
- Đề cương bài giảng: “Phê phán các trào lưu tư tưởng XHCN phi
Macxit” dành cho hệ đào tạo cử nhân chuyên ngành CNXH khoa học do
PGS, TS Đỗ Công Tuấn chủ biên, Khoa chủ nghĩa xã hội khoa học – Học
viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội – Tháng 12 năm 2009. Trong đề cương
bài giảng là một hệ thống các quan điểm trên cơ sở khoa học của chủ nghĩa
Mac – Lênin đánh giá, nhận định những luận điểm sai lầm của CNXHDC.
- Tác phẩm: “Chủ nghĩa xã hội – dân chủ huyền thoại và bi kịch” của
các tác giả Hồng Chí Bảo, Nguyễn Thanh Tuấn, Nguyễn Lam Sơn, NXB Sự
thật, Hà Nội, 1991. Đây là tác phẩm mà các tác giả đã phân tích rất rõ ràng về


9


CNXHDC với các đặc điểm về nguồn gốc ra đời, quá trình phát triển và
những thăng trầm gây ảnh hưởng của CNXHDC đến tình hình chung của
phong trào cơng nhân quốc tế.
- Tác phẩm: “Chủ nghĩa xã hội dân chủ là gì?”, NXB Thơng tin lý
luận, Hà Nội, 1981. Tác phẩm đã chỉ ra rất cụ thể về CNXHDC và những lý
luận của CNXHDC.
- Tác phẩm: “Về trào lưu xã hội – dân chủ hiện đại” của tác giả Trần
Nhâm, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1991. Trong tác phẩm này tác giả đã
làm sáng tỏ CNXHDC hiện đại và những đặc điểm mới của nó.
- Tác phẩm: “Chính trị - Từ quan điểm Mác – Lênin đến thực tiễn Việt
Nam hiện nay” do PGS, TS Trần Ngọc Linh – PGS, TS Nguyễn Thanh Tuấn –
PGS, TS Lê Kim Việt đồng chủ biên, Viện kinh điển Mác – Lênin, NXB Lý
Luận Chính Trị, Hà Nội – 2006. Tác phẩm cung cấp cho bạn đọc hiểu quan điểm
của các nhà kinh điển Mác – Lênin về chính trị một cách hệ thống. Đồng thời là
những đề xuất về một số tiêu chí, phương hướng, giải pháp vận dụng những
quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về chính trị trong đó đặc biệt là cơng tác
lý luận đối với Đảng Cộng sản và công tác cán bộ đảng vào thực tiễn Việt Nam.
- Tác phẩm: “Hai chủ nghĩa một trăm năm” của tác giả Tiêu Phong
(Trung Quốc) do Nguyễn Vinh Quang và Hồng Văn Tuấn dịch, NXB Chính
Trị Quốc Gia, Hà Nội – 2004. Tác phẩm nghiên cứu, đánh giá về thực tiễn
của CNXH và CNTB cùng với sự phát triển của hai chủ nghĩa này trong
khoảng 100 năm trở lại đây. Đồng thời tác phẩm cũng xoay quanh một số lý
luận của chủ nghĩa Mác và vấn đề thực tiễn để nghiên cứu so sánh động thái
của hai chủ nghĩa trong 100 năm qua.
Bên cạnh đó tác giả cịn tham khảo các cơng trình khác có liên quan
đến đề tài nghiên cứu, được tác giả giới thiệu trong Danh mục Tài liệu tham
khảo ở cuối Luận văn này.


10


Các cơng trình trên khơng đi sâu vào nghiên cứu về những sự tương
đồng và khác biệt căn bản giữa CNXHDC hiện đại và CNXHKH mà hầu như
chỉ dừng lại ở nhận định, đánh giá những vấn đề cơ bản nhất liên quan đến
CNXHDC hiện đại và CNXHKH. Các công trình trên có giá trị tham khảo cho
tác giả trong quá trình nghiên cứu đề tài luận văn thạc sĩ của mình. Vì vậy tác
giả quyết định chọn đề tài có sự khác biệt với các cơng trình khoa học trên.
Sự khác biệt của đề tài nghiên cứu của tác giả với các cơng trình nghiên
cứu trên là ở chỗ đề đi sâu vào nghiên cứu những điểm đồng nhất giữa
CNXHDC hiện đại với CNXHKH và tìm hiểu những điểm khác biệt giữa
CNXHDC hiện với CNXHKH trên một số nguyên lý về CNXH. Đề tài không
phải là sự dập khuôn máy móc các cơng trình khoa học trên, mà là kết quả của
quá trình nghiên cứu, thu thập, tổng hợp, xử lý các tài liệu và có sự tham khảo
tài liệu từ các cơng trình khoa học trên. Đồng thời trong đề tài có những kết
luận, nhận xét do chính tác giả đưa ra.
4. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở làm sáng tỏ những điểm tương đồng và sự khác biệt căn
bản giữa CNXHDC hiện đại với CNXHKH về các nguyên lý xây dựng
CNXH và phê phán những quan điểm sai trái của CNXHDC hiện đại, Luận
văn rút ra những vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn đối với cuộc đấu
tranh tư tưởng lý luận của các Đảng Cộng sản và phong trào công nhân
quốc tế trong thời đại hiện nay.
Để thực hiện mục tiêu này, tác giả xác định thực hiện những nhiệm vụ
cụ thể sau đây:
- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của sự ra đời, tồn tại, phát triển của
CNXHDC hiện đại.
- Làm rõ những điểm tương đồng và sự khác biệt căn bản có tính chất
ngun tắc giữa CNXHDC hiện đại với CNXHKH trong vấn đề xây dựng



11

CNXH. Phê phán những luận điểm sai trái của CNXHDC hiện đại và góp
phần chỉ ra những tác hại của nó đối với phong trào cộng sản và cơng nhân
quốc tế hiện nay.
- Làm rõ ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài đối với việc bảo vệ, phát
triển lý luận của CNXHKH và thực tiễn xây dựng CNXH trên thế giới nói
chung và Việt Nam nói riêng.
5. Đóng góp mới của đề tài
Đề tài được hoàn thiện dưới dạng một luận văn thạc sĩ sẽ là tài liệu
quan trọng cung cấp cho bạn đọc và các nhà nghiên cứu lý luận những luận
điểm đúng đắn về sự tương đồng và sự khác biệt căn bản giữa CNXHDC hiện
đại và CNXHKH. Từ đó có những cách nhìn nhận và đánh giá chính xác hơn,
khách quan các hiện tượng chính trị - xã hội hiện tại với các xu hướng cơ bản
của nó; đồng thời nhận dạng và đánh giá các luận điểm sai lầm, phi mácxít
nhằm góp phần bảo vệ, phát triển và hoàn thiện hơn nữa chủ nghĩa Mác Lênin nói chung, CNXHKH nói riêng.
6. Hệ phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài
* Phương pháp luận:
Để nghiên cứu được đề tài này tác giả đã sử dụng những nguyên lý,
phạm trù cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng như: bản chất và hiện
tượng, nội dung và hình thức, nguyên nhân và kết quả… Các phạm trù cụ thể
như: mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng hay tồn tại xã
hội với ý thức xã hội… Đồng thời trong quá trình nghiên cứu tác giả tuân thủ
các nguyên tắc của chủ nghĩa duy vật lịch sử để xem xét và đánh giá vấn đề
một cách cụ thể, chính xác, khách quan.
* Phương pháp nghiên cứu chung:
Tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp chủ đạo là phương pháp phân
tích – tổng hợp, kết hợp với phương pháp phân tích so sánh như là



12

phương pháp nghiên cứu sâu chủ đạo, đồng thời tác giả cũng chú ý kết
hợp sử dụng một cách hợp lý các phương pháp logic – lịch sử, phương
pháp diễn dịch, quy nạp.
* Phương pháp cụ thể trong thu thập và xử lý thơng tin:
Trong q trình nghiên cứu đề tài tác giả đã sử dụng các phương pháp
cụ thể như thu thập, nghiên cứu tài liệu, nhóm tài liệu; phân tích, tóm tắt và
tiến hành sắp xếp tài liệu… Ngồi ra tác giả cịn kết hợp với việc tích cực trao
đổi, thảo luận với thầy cô giáo, đồng môn để bổ sung tài liệu và những tri
thức cần thiết để phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài.
7. Kết cấu nội dung của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận văn có kết cấu
gồm 2 chương, 6 tiết.


13

Chƣơng 1
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, NGUỒN GỐC
VÀ XU THẾ VẬN ĐỘNG CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI DÂN CHỦ HIỆN ĐẠI

1.1. Phương pháp luận nghiên cứu so sánh giữa chủ nghĩa xã hội
dân chủ hiện đại với chủ nghĩa xã hội khoa học
Lý luận của CNXHKH và CNXHDC hiện đại đều ra đời từ thực tiễn
phong trào công nhân và khi ra đời nó lại gây ảnh hưởng, gây tác động lại đối
với phong trào công nhân. Phong trào công nhân lại chịu ảnh hưởng của tình
hình kinh tế, chính trị - xã hội thế giới. Trong quá trình nghiên cứu so sánh
giữa CNXHDC hiện đại với CNXHKH chúng ta phải dựa trên mối quan hệ
biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, phải có cơ sở lý luận và thực

tiễn cụ thể. Cơ sở lý luận đó là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa
duy vật lịch sử. Cơ sở thực tiễn là sự phát triển và biến đổi của phong trào
công nhân kể từ khi CNXHDC ra đời cho đến nay. Do đó, để nghiên cứu so
sánh giữa CNXHDC hiện đại với CNXHKH cần phải nắm được hai mối
quan hệ cơ bản nhất đó là: mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội,
mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn.
1.1.1.Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội
Tồn tại xã hội là sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật
chất của xã hội. Còn ý thức xã hội thông thường là những tri thức, những
quan niệm của con người hình thành một cách trực tiếp trong hoạt động thực
tiễn hằng ngày, chưa được hệ thống hoá, khái quát.
Ý thức lý luận là những tư tưởng, quan điểm được hệ thống hoá, khái
quát hoá thành các học thuyết xã hội và được trình bày dưới dạng những khái
niệm, phạm trù, quy luật. Những tri thức kinh nghiệm phong phú của ý thức xã
hội thông thường là tiền đề quan trọng cho sự hình thành các lý thuyết xã hội.


14

Ý thức lý luận có khả năng phản ánh hiện thực khách quan một cách khái quát,
sâu sắc, vạch ra mối liên hệ bản chất của các sự vật, hiện tượng. Cũng có thể
hiểu đó là mối quan hệ giữa lý luận và nhận thức. Biểu hiện ra là xu hướng
phát triển của xã hội trong một thời gian xác định có phù hợp với tồn tại xã hội
lúc đó hay khơng? Có thể hiểu một cách cụ thể về mối quan hệ giữa tồn tại xã
hội và ý thức xã hội trong quá trình ra đời và phát triển của CNXHDC hiện đại
trong sự so sánh với CNXHKH qua các giai đoạn chính của nó.
Năm 1871 khi mà Cơng xã Pari ra đời và thất bại đã đưa đến sự khủng
hoảng của Quốc tế I và sự chia rẽ nội bộ giữa phái mácxít, những người có
thái độ khách quan khoa học, có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng với
phái vơ chính phủ Bacunin và phái cải lương xét lại, những người có thái độ

thiếu khách quan, khơng khoa học, lập trường chính trị dao động đối với sự
kiện thất bại của Công xã.
Đặc biệt là, từ sau sự kiện Cơng xã Pari thì đây là thời kỳ phát triển
nhanh chóng của các đảng xã hội dân chủ ở Châu Âu, đồng thời khuynh hướng
cải lương ở trong đó cũng tăng lên (Điển hình là Cương lĩnh Gôta chứa đựng
những tư tưởng cải lương của phái Látxan, được thông qua trong Đại hội thành
lập Đảng Công nhân xã hội dân chủ Đức năm 1875). Phân tích tư tưởng cải
lương của phái Latsxan thì thấy tư tưởng chủ yếu của ông ta: “Látxan chủ
trương đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản bằng con đường cải lương nghị
trường. Ông cho rằng, để giành thắng lợi thì giai cấp cơng nhân phải thành lập
một chính đảng riêng của mình và phải lấy việc bầu cử phổ thông đầu phiếu
công bằng và trực tiếp làm khẩu hiệu và ngọn cở tập hợp lực lượng, coi đây là
nguyên lý hoạt động của đảng. Látxan khẳng định chỉ có đại diện của giai cấp
công nhân trong các cơ quan lập hiến của Đức mới bảo đảm những lợi ích
chính đáng của họ về mặt chính trị, do đó việc tiến hành những hoạt động hịa
bình, hợp pháp phải là cương lĩnh của đảng công nhân”.[16,tr.156-157] Đảng


15

xã hội dân chủ Đức là chính đảng đầu tiên của trào lưu xã hội dân chủ. Tiếp
đó ở nhiều nước châu Âu, các đảng xã hội dân chủ với các tên gọi khác nhau
ra đời như: Đảng công nhân Pháp (1879), cùng thời gian này có Đảng xã hội
dân chủ Bỉ, Hà Lan (1894)… từ cái nôi sinh ra ở Đức, chủ nghĩa xã hội dân
chủ chính thức trở thành một trào lưu trong phong trào công nhân quốc tế vào
những năm 70 – 80 của thế kỷ XIX.
Thắng lợi trong các cuộc tranh cử vào nghị viện của các Đảng xã hội –
dân chủ, đã làm cho các Đảng này mắc phải cái mà C.Mác gọi là sự mê muội
nghị trường và thắng lợi đó củng cố quan điểm cải lương cho rằng hoạt động
nghị trường có thể thay thế cách mạng vơ sản và chun chính vơ sản.

Đồng thời sự tồn tại của Quốc tế II như một tất yếu lịch sử có thể được
coi là lịch sử tồn tại, đấu tranh giữa hai khuynh hướng tư tưởng: khuynh
hướng mácxít và khuynh hướng cải lương phi mácxít. Vì vậy lịch sử của
Quốc tế II là lịch sử đấu tranh giữa khuynh hướng cách mạng và khuynh
hướng cải lương, giữa việc bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác với chủ nghĩa
xét lại… Chủ nghĩa xét lại xuất hiện ngay trong phong trào công nhân dưới
chiêu bài “phê phán”, “xét lại”, thậm chí là “phát triển” chủ nghĩa Mác. Chủ
nghĩa xét lại là một cơ sở tư tưởng của trào lưu xã hội - dân chủ và người khởi
xướng là E.Becstanh, một trong các lãnh tụ của Đảng xã hội – dân chủ Đức
vào cuối thế kỷ XIX. Cuộc đấu tranh trong nội bộ Đảng xã hội – dân chủ Đức
rất gay gắt và dẫn đến Đại hội năm 1899 của Đảng và Đại hội đã thông qua
nghị quyết bác bỏ các mưu toan làm cho Đảng từ bỏ các nguyên tắc cách
mạng và biến Đảng thành một đảng XHCN - dân chủ cải lương.
Tình hình thế giới từ năm 1914 đến 1918, khi chiến tranh thế giới thứ
nhất nổ ra và kết thúc đã tác động không nhỏ đến Quốc tế II làm cho Quốc tế
II có sự phân rã, chia bè phái. Hầu hết lúc này các đảng xã hội dân chủ đều bị
tê liệt hoạt động, có thái độ khơng rõ ràng đối với cuộc đấu tranh của GCCN


16

thế giới chống chủ nghĩa phát xít. Khi quốc tế II tan rã CNXHDC hay chính là
bọn cơ hội chủ nghĩa trong Quốc tế II mà đứng đầu là Các-lơ Cau-xky đã
phản bội lại các giá trị của chủ nghĩa Mác mà trước kia những người
CNXHDC đã từng tin và đi theo thông qua cuốn sách mà ông ta đã cho xuất
bản ở Viên vào mùa hè năm 1918, cuốn sách mang tên: “Chun chính vơ
sản”. Trong cuốn sách này, Cau-xky đã xuyên tạc học thuyết Mác về cách
mạng vô sản, xuyên tạc những biện pháp đầu tiên của chính quyền Xô Viết,
chiến lược, sách lược và những hoạt động của đảng Bơn-sê-vích. Ơng ta đã
đối lập chun chính với dân chủ, và tách chuyên chính ra khỏi dân chủ. Cịn

theo C.Mác thì chun chính và dân chủ là hai mặt thống nhất trong chun
chính vơ sản. V.I.Lênin đã đánh giá vấn đề này qua tác phẩm “Cách mạng vô
sản và tên phản bội Cau-xky” như sau: “Vấn đề cơ bản mà Cau-xky bàn đến
trong cuốn sách của hắn là vấn đề nội dung căn bản của cách mạng vô sản,
tức là chun chính vơ sản. Đó là vấn đề có ý nghĩa trọng đại nhất đối với tất
cả các nước tiên tiến, nhất là đối với các nước đang tham chiến, nhất là trong
lúc này” [7,tr.290]. Cau-xky đã đi ngược lại với những tư tưởng của C.Mác về
cách mạng vơ sản và chun chính vơ sản và ơng ta đã biến Mác thành một
người thuộc phái tự do tầm thường.
Quốc tế xã hội chủ nghĩa ra đời năm 1951 với Tuyên ngôn
PhranhPhuốc đã đưa CNXHDC tiến lên một bước phát triển mới với nhiều
thay đổi. “Đại hội thông qua cương lĩnh mới của trào lưu xã hội dân chủ,
tuyên bố từ bỏ chủ nghĩa Mác và đấu tranh giai cấp, trung lập về thế giới
quan, đề xuất con đường được coi là giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã
hội. Đây là sự chuyển hướng căn bản về tư tưởng của trào lưu xã hội dân chủ.
Một nét đặc trưng nổi bật của trào lưu xã hội dân chủ trong giai đoạn này là
thái độ đối đầu gay gắt với phong trào cộng sản, chống Liên Xô và chủ nghĩa
xã hội hiện thực”.[16,tr.159]


17

Vào những năm 90 của thế kỉ XX, khi CNXH ở Liên Xô và Đông Âu
sụp đổ đã làm giảm sút tính ưu việt và tính chiến đấu của CNXH, làm giảm
sút lòng tin của nhân dân thế giới vào CNXH thì cùng lúc đó CNXHDC có cơ
hội phát triển, nó có những biến đổi thích hợp làm cho xã hội có những bước
phát triển lớn và nhiều khi cịn mang cả tính đột phá.
Khơng phải qua cuộc khủng hoảng ở Liên Xô và Đông Âu, CNXHKH
mới bị người ta phê phán dữ dội, mà cách đây hơn 160 năm, từ khi mới ra đời
những năm giữa thế kỷ XIX cho đến nay, CNXHKH đã bị mọi thế lực có ác ý

phê phán từ mọi phía. Nhưng CNXHKH vẫn chấp nhận mọi sự phê phán, vì
chỉ có như thế, CNXHKH mới phát triển và trưởng thành. Nhưng sự phê phán
ngày nay, qua cuộc khủng hoảng và sụp đổ của CNXH ở Liên Xơ và Đơng Âu
trên có những nét khác nhau. Người ta cố tình khơng phân biệt giữa CNXHKH
và những biến dạng của nó. Một số Đảng Cộng sản và công nhân ở Đông Âu
đã tuyên bố đổi tên đảng và chuyển sang lập trường của CNXHDC.
Bên cạnh con đường xây dựng CNXHKH nổi lên cái gọi là “con đường
thứ ba” của CNXHDC. Nó được tuyên bố như là lối thốt duy nhất ra khỏi
cuộc khủng hoảng tồn diện và sâu sắc của CNXH hiện nay. Khi CNXHDC
ra đời đã có câu hỏi đặt ra: “Phải chăng đó là con đường để tiến tới một xã hội
phồn vinh, tự do, cơng bằng và bình đẳng thật sự?” [15,tr.4].
Những năm thuộc nửa sau thế kỷ XIX, sự phát triển mạnh mẽ của
CNTB ở Châu Âu và cùng với sự ra đời, phát triển của GCCN thì phong trào
cơng nhân ngày càng phát triển mạnh mẽ dưới sự bóc lột tàn tệ của CNTB.
Lúc bấy giờ trong phong trào công nhân do có sự pha tạp về nguồn gốc xuất
thân và tư tưởng chính trị của những cá nhân, bộ phận, lực lượng của phong
trào cơng nhân, cũng có thể do mục tiêu xã hội dân chủ cụ thể, trước mắt của
phong trào cơng nhân lúc đó đã làm xuất hiện khuynh hướng xã hội – dân
chủ. CNXHDC là một trào lưu tư tưởng trong phong trào công nhân, lúc đầu


18

chịu ảnh hưởng tích cực của chủ nghĩa Mác, về sau xa dần mục tiêu đấu tranh
của phong trào công nhân, thực hiện những thoả hiệp chính trị với GCTS.
1.1.2. Mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn
Sau những thập kỷ truyền bá và áp dụng lý thuyết “con đường thứ ba”,
về mơ hình “chủ nghĩa xã hội dân chủ”, các nhà XHDC cùng lắm chỉ có thể
đạt được những biến đổi tạm thời, đáp ứng nhu cầu và những lợi ích tối thiểu
của một bộ phận quần chúng, những tiến bộ về phúc lợi xã hội, về một số

quyền hoạt động xã hội của các giới chủ và nghiệp đồn. Nhưng những biến
đổi đó là có giới hạn. Phong trào XHDC và các đảng XHDC kể cả các đảng
có vị trí trong chính quyền đã khơng thể giải quyết được về căn bản lợi ích và
nhu cầu giải phóng của quần chúng lao động. Hoạt động của họ khơng thể
khơng bị khống chế và kiểm sốt bởi các tập đồn tư bản lũng đoạn. Đó là
chưa kể đến các nhà XHDC (phái hữu) đã đứng trên lập trường tư sản và bảo
vệ lợi ích tư sản.
Bên cạnh đó, đời sống chính trị quốc tế lại có nhiều biến động phức tạp
khi mà CNXH ở Liên Xô và Đông Âu khủng hoảng rồi sụp đổ, đây là biểu
hiện của khủng hoảng kinh tế - xã hội dẫn đến khủng hoảng về chính trị. Khái
qt lại đó là: sự khủng hoảng về mơ hình xây dựng CNXH, CNXH sẽ như
thế nào? - đây là câu hỏi được nhiều nhà lý luận và toàn thể nhân loại quan
tâm. Thực tiễn khủng hoảng đó được nhận thức về mặt lý luận thế nào? Việc
trả lời câu hỏi này của CNXHDC và CNXHKH là khác nhau về chất vì cơ sở
lý luận và thực tiễn của CNXHDC và CNXHKH được xác định khác nhau
trong từng giai đoạn phát triển của nó.
Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, đặc biệt là từ những năm 60 trở lại
đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra cuộc khủng hoảng về lý luận, tư tưởng và
tổ chức của trào lưu xã hội - dân chủ. Đặc biệt, sự thắng thế của chủ nghĩa
bảo thủ mới, tiêu biểu là M.That-chơ và R.Rigân trong quan điểm “chủ nghĩa


19

tư bản nhân dân”, đang đánh vào cơ sở của trào lưu xã hội - dân chủ là các
tầng lớp trung lưu và tư sản vừa và nhỏ. Những chiến lược tư nhân hóa, đang
làm sống lại nền kinh tế hợp tác tiểu chủ và nhờ đó các nhà tư sản mại bản
tranh thủ được các tầng lớp trung lưu, tư sản vừa và nhỏ (các tầng lớp tạo
thành cơ sở của trào lưu xã hội - dân chủ).
Từ cuối những năm 70 cho đến nay, khủng hoảng lý luận của trào lưu

xã hội - dân chủ và sự bế tắc của “con đường thứ ba” ngày càng biểu hiện rõ
trước tình hình thế giới đang thay đổi nhanh chóng. Phong trào chống đế quốc
ngày càng lên mạnh và chủ nghĩa tư bản hoàn toàn bất lực trước các vấn đề
toàn cầu đặt ra ngày một cấp thiết. Lập trường phụ họa cho các thế lực tư sản
trong cuộc đấu tranh chống cộng, chống các nước xã hội chủ nghĩa làm cho
những người xã hội - dân chủ ngày càng bị cơ lập.
Như vậy có thể kết luận rằng cuộc khủng hoảng của CNTB những năm
70 của thế kỷ XX là nguyên nhân sâu xa dẫn tới cuộc khủng hoảng về lý luận,
tư tưởng và tổ chức của trào lưu xã hội - dân chủ. Chủ nghĩa cải lương, cơ
hội, chủ nghĩa chống Cộng, tất cả đều bị thất bại thảm hại.
Do hạ thấp tốc độ phát triển kinh tế nên các cuộc đấu tranh đòi bảo đảm
đồng lương thực tế trở nên gay gắt, phạm vi hoạt động của cải cách xã hội bị
thu hẹp lại, thậm chí xuất hiện khuynh hướng tiến tới xóa bỏ những thành quả
mà người lao động đã giành được. CNTB không hề được “sửa đổi” như
những người xã hội - dân chủ đã tuyên truyền mà lại càng lún sâu vào những
mâu thuẫn giai cấp sâu sắc, gây ra những thảm họa không tránh khỏi đối với
người lao động.
Trong các cơng đồn chịu ảnh hưởng của trào lưu xã hội - dân chủ,
diễn ra sự tranh chấp gay gắt giữa quan điểm hợp tác và quan điểm xung đột.
Nếu quan điểm hợp tác thắng thế, thì cơng đồn thối hóa thành người phụ
họa cho giới chủ hoặc nhà nước và bỏ mặc những lợi ích của cơng nhân. Nếu


20

quan điểm xung đột chiếm ưu thế thì cơng đồn có thể mất ảnh hưởng đối với
một số tầng lớp cơng nhân, viên chức có quyền lợi bị sứt mẻ.
Ngay chính sách nhà nước hóa một số lĩnh vực sản xuất cũng đã gây
nên sự thất vọng cay đắng. Không một nơi nào khẳng định được tính hơn hẳn
của các xí nghiệp quốc hữu hóa so với cá xí nghiệp tư bản chủ nghĩa. Hai

nguyên nhân chủ yếu là quan liêu hóa của khu vực kinh tế nhà nước và sự phụ
thuộc của nó vào tình hình chính trị - xã hội nói chung.
Ở một vài đảng xã hội – dân chủ châu Âu hãy cịn những chương trình,
trong đó cịn ghi những mục tiêu XHCN. Những chương trình được nêu ra
với chính sách thực tế của các đảng ấy hầu như khơng có sự gắn bó gì với
nhau, căn bản là vì họ khơng muốn có sự thay đổi trong quan hệ sở hữu
TBCN. Trong trường hợp tốt nhất, họ cố đạt được những biến đổi trên lĩnh
vực quản lý sản xuất thông qua sự tham gia của công nhân ở các cấp xí
nghiệp và bên trên xí nghiệp. Cơ cấu bảo đảm sự tham gia đó dĩ nhiên không
đụng chạm đến nền kinh tế nhằm thu lợi nhuận của chủ nghĩa tư bản.
Trong nội bộ của các đảng xã hội - dân chủ, xu hướng phân hóa ngày
càng tăng, đặc biệt là sự phê phán mạnh mẽ từ phái tả. Nhu cầu thực tiễn đòi
hỏi các đảng xã hội - dân chủ phải có đổi mới về tư tưởng và lý luận.
Trước tình hình đó, nhiều đảng xã hội - dân chủ như Đức, Thụy Điển,
Áo đã đề ra đường lối “tư tưởng mới”. Đường lối “tư tưởng mới” nhằm cố
gắng thích ứng với những thay đổi trong tương quan lực lượng giữa các lực
lượng dân chủ và tiến bộ với các thế lực tư bản đế quốc. Đề ra đường lối “tư
tưởng mới”, các nhà lý luận xã hội - dân chủ hy vọng phác họa ra bộ mặt
mới của CNXHDC - CNXHDC hiện đại. Lập trường này hy vọng phản ánh
được sự mong mỏi của số đơng quần chúng lao động; chính vì vậy có một
số đảng xã hội - dân chủ đã lên nắm quyền trong thời gian này.


21

Đường lối này được các lãnh tụ mới của các Đảng xã hội - dân chủ như
U.Bran (Đức), B.Krai-xky (Áo), O.Pan-mơ (Thụy Điển), Ph.Mi-tơ-răng
(Pháp) hoàn thiện và tổ chức thực hiện, tạo ra khuôn mặt mới cho chủ nghĩa
xã hội dân chủ, mà người ta thường gọi là trào lưu xã hội - dân chủ hiện đại
hoặc CNXHDC hiện đại.

Đây là giai đoạn phát triển cao nhất của trào lưu xã hội - dân chủ, trong
giai đoạn này trào lưu xã hội - dân chủ tăng đáng kể cả về tổ chức và số
lượng. Năm 1976, Quốc tế xã hội chủ nghĩa có 66 đảng và các tổ chức thành
viên. Đến năm 1986, số lượng các đảng và tổ chức thành viên là 82. Số lượng
đảng viên của tất cả các đảng thuộc trào lưu xã hội - dân chủ năm 1972 là
14,4 triệu; năm 1983 là 20 triệu; năm 1986 là 16 triệu. Qua các cuộc bầu cử
vào nghị viện các đảng xã hội - dân chủ thu được số phiếu của cử tri đáng kể
chứng tỏ khả năng nhất định về mặt vận động và thu hút quần chúng của họ:
năm 1976 họ thu được 80 triệu cử tri; năm 1983 là 210 triệu và 1986 là 100
triệu cử tri. Giai đoạn này lập trường tư tưởng chính trị của các đảng xã hội dân chủ có những thay đổi lớn.
Thứ nhất, họ có cái nhìn thực tế hơn đối với các nước xã hội chủ nghĩa,
họ thay đổi thái độ đối với các nước xã hội chủ nghĩa. Từ chỗ đối đầu với
Liên xô và các nước xã hội chủ nghĩa, họ chủ trương từ bỏ chiến tranh lạnh,
thực hiện chính sách hịa hỗn và đối thoại với các nước xã hội chủ nghĩa.
Thứ hai, những người xã hội - dân chủ chuyển sang tranh thủ nhân dân
các nước đang tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc hoặc vừa giành được
độc lập ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh. Họ mở rộng việc tuyên truyền cho con
đường xã hội - dân chủ vào các nước chậm phát triển. Về mặt tổ chức, Quốc tế
xã hội chủ nghĩa mở rộng và thu hút thành viên của mình khắp các châu lục.
Thứ ba, những người xã hội - dân chủ tích cực đấu tranh cho hịa bình,
chống chiến tranh hạt nhân, chống ơ nhiễm mơi trường, hạn chế sự bùng nổ
dân số, hạn chế các nguy cơ gây thảm họa cho loài người.


22

Thứ tư, về mặt kinh tế những người xã hội - dân chủ tán thành một nền
kinh tế thị trường, nhưng muốn tạo ra một cơ chế hạn chế tác hại của các thế
lực độc quyền, đặt lợi ích xã hội lên trên lợi nhuận. Họ đặt nhiều hy vọng vào
xây dựng một nhà nước kiểu mới đứng trên giai cấp, vừa phân phối lại lợi

nhuận theo hệ thống phúc lợi xã hội, vừa thúc đẩy phát triển kinh tế, theo một
con đường êm dịu tức là không qua cách mạng xã hội chủ nghĩa và không
đụng chạm đến nền tảng của chủ nghĩa tư bản.
CNXH đang tự vượt lên chính mình, dù thế nào đi nữa thì CNXH vẫn
là kết quả hợp lôgic của tiến bộ lịch sử. Triển vọng của CNXH là sự phù hợp
và đồng nhất tích cực nhất. Sự phân tích khoa học của các nhà kinh điển của
chủ nghĩa Mác - Lênin về hình thái kinh tế xã hội đã dẫn dắt chúng ta đến kết
luận đó. Nó là cơ sở của chủ nghĩa lạc quan lịch sử về CNXH. Rõ ràng là,
trước ngưỡng cửa của tương lai, chủ nghĩa xã hội đang là vấn đề có sức lơi
cuốn sự chú ý, quan tâm của tất cả mọi người dù cho ở họ cịn có những khác
nhau về chính kiến, thái độ quan điểm và phương pháp nhận thức.
Chủ nghĩa tư bản hiện đại nhờ tận dụng được những thành tựu của cách
mạng khoa học - kỹ thuật, của tiến bộ kỹ thuật và công nghệ đã tiếp tục đạt
được những bước phát triển trong sản xuất. Tiềm lực kinh tế kỹ thuật và mức
tăng trưởng kinh tế của các nước tư bản phát triển đã cho phép chủ nghĩa tư
bản tiếp tục các quá trình điều chỉnh xã hội, giải quyết các điều kiện xã hội,
giải quyết các hiện tượng khủng hoảng, tiếp tục phát triển. Thực tế cho thấy,
dù chủ nghĩa tư bản không thể giải quyết được triệt để các căn bệnh xã hội
sinh ra từ bản chất kinh tế - xã hội của nó (chế độ tư hữu TBCN, tình trạng
bóc lột, áp bức và nô dịch con người, nạn thất nghiệp và sự bất bình đẳng xã
hội, các đối kháng và xung đột giai cấp …) nhưng nó vẫn là một chế độ xã
hội đang tồn tại và phát triển. CNTB hiện đại vẫn còn những khả năng thực tế
để chi phối và gây ảnh hưởng đối với các nước đang phát triển và chậm phát


23

triển, đối với từng khu vực và trên các quy mô rộng lớn khác. Những chi phối
và gây ảnh hưởng của CNTB hiện đại không chỉ thuần tuý trong lĩnh vực kỹ
thuật, kinh tế, mà còn trong lĩnh vực văn hố, tinh thần. Nó cịn thâm nhập,

tác động trên cả lĩnh vực chính trị và hệ tư tưởng, tới sự lựa chọn kiểu phát
triển chế độ xã hội đối với nhiều nước trên thế giới, kể cả một số nước XHCN
trong bối cảnh chung của tình hình chính trị thế giới.
Tất yếu là CNTB sẽ bị thay thế bởi CNXH, nhưng một thực tế là hiện
nay nó vẫn đang tồn tại và phát triển, thậm chí nó cịn có những bước cải tạo
phát triển và thích ứng với tình hình mới thu được nhiều kết quả. Thực tế đó
đã làm nảy sinh trong ý thức và tâm lý của một số khơng ít người có những tư
tưởng ngộ nhận về sự bền vững lâu dài của chế độ TBCN. Dường như CNTB
có khả năng đáp ứng những địi hỏi của tiến bộ lịch sử và những nhu cầu của
con người một cách tốt nhất và nên lựa chọn nó như lựa chọn một hình thức
phát triển tích cực hiện nay.
Thực tế đó cũng cho thấy sự cần thiết cấp bách phải đáp ứng nhu cầu
nhận thức xã hội dựa trên trình độ phân tích khoa học để làm sáng tỏ tính
chân lý trong các nghịch lý sau:
CNTB dù đang tiếp tục phát triển và có tiềm lực mạnh, nhưng xét đến
cùng khơng phải là sự lựa chọn có triển vọng đối với lịch sử.
CNXH dù đang khủng hoảng, nhưng sự hiện diện và khẳng định của nó
là một tất yếu tự nhiên của sự phát triển lịch sử.
Đó là xã hội có triển vọng. Tương lai thuộc về nó. CNXH trở thành
hiện thực như thế nào và đến mức nào là tuỳ thuộc vào khả năng và hiệu quả
khắc phục những sai lầm đã mắc phải của nó trong những thập kỷ qua cũng
như từ nay về sau, việc xây dựng CNXH sẽ đi đúng đến mức nào các nguyên
lý của CNXHKH. CNTB đã có những thời kỳ núp dưới chiêu bài dân chủ xã
hội để lũng đoạn thế giới.


24

Như vậy là, sau cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội hiện thực ở
Đông Âu và Liên xô, nhiều Đảng Cộng sản tuyên bố chuyển sang lập trường

CNXHDC, trào lưu xã hội - dân chủ đang mở rộng phạm vi và quy mơ của nó
trên thế giới.
Mặc dù vậy, do thiếu một cơ sở khoa học nhất quán, do nuôi ảo tưởng
dựa vào chủ nghĩa tư bản để tiến lên chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa xã hội dân
chủ rơi vào con đường cải lương, cơ hội. Trong điều kiện phát triển của chủ
nghĩa tư bản, nó có thể thu được một số thành tựu, thậm chí cịn nắm chính
quyền ở một số nước tư bản. Nhưng trong các cuộc khủng hoảng của chủ
nghĩa tư bản, trào lưu xã hội - dân chủ không tránh khỏi bế tắc, mất phương
hướng, đưa phong trào xã hội chủ nghĩa vào ngõ cụt.
Đã có một kết luận về CNXHDC như sau: “Chủ nghĩa xã hội dân chủ
với tư cách là hệ tư tưởng và giải pháp lựa chọn một mơ hình phát triển của
những người xã hội dân chủ, của trào lưu chính trị mà các đảng xã hội – dân
chủ ở nhiều nước phương Tây đang theo đuổi, làm cho nó có tính phổ biến,
trên thực tế cũng đang lâm vào khủng hoảng, bế tắc. Nó cũng khơng thể
khơng đi vào ngõ cụt và bất lực trong việc giải quyết các vấn đề của lịch sử
hiện đại. Chủ nghĩa xã hội dân chủ không phải là lời giải đáp và đáp số cho
bài tốn về tương lai mà lồi người đặt ra” [14,tr.112].
1.2. Nguyên tắc tiếp cận khi nghiên cứu so sánh chủ nghĩa xã hội
dân chủ hiện đại với chủ nghĩa xã hội khoa học
Việc tiếp cận trong quá trình nghiên cứu so sánh giữa CNXHDC hiện
đại với CNXHKH phải vận dụng sáng tạo phương pháp luận biện chứng duy
vật. Như chúng ta đã biết, C.Mác và Ph.Ăngghen đã cải tạo phép biện chứng
duy tâm của Hêghen thành phép biện chứng duy vật, một công cụ vĩ đại của
nhận thức khoa học ngày nay.


25

Sự vận dụng sáng tạo phương pháp luận duy vật biện chứng là đảm bảo
sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật với phương pháp biện chứng;

giữa lý luận nhận thức với logic biện chứng. Sự ra đời của phép biện chứng
duy vật là cuộc cách mạng trong phương pháp tư duy triết học; là phương
pháp tư duy khác về chất so với các phương pháp tư duy trước đó; là “phương
pháp mà điều căn bản là nó xem xét những sự vật và những phản ánh của
chúng trong tư tưởng, trong mối liên hệ qua lại lẫn nhau của chúng, trong sự
ràng buộc, sự vận động, sự phát sinh và sự tiêu vong của chúng” [11,tr.38].
Phép biện chứng duy vật có khả năng đem lại cho con người tính tự
giác cao trong mọi hoạt động. Nó chính là cơ sở khoa học để con người nhận
thức, xem xét, đánh giá các sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan.
Hệ thống phép biện chứng bao gồm hai nguyên lý, ba quy luật cơ bản
và sáu cặp phạm trù – đây chính là cơ sở triết học của các nguyên tắc phương
pháp luận toàn diện, phát triển, lịch sử cụ thể khi xem xét sự vật, hiện tượng
trong thế giới khách quan.
1.2.1. Tiếp cận theo nguyên tắc toàn diện và phát triển
Tuân thủ nguyên tắc toàn diện và phát triển trong cả nhận thức và thực
tiễn khi so sánh những điểm tương đồng và khác biệt giữa CNXHDC hiện đại
với CNXHKH là điều quan trọng.
Nguyên tắc toàn diện trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn
là một trong những nguyên tắc phương pháp luận cơ bản, quan trọng của phép
biện chứng duy vật. Nguyên tắc toàn diện dựa trên cơ sở nguyên lý về mối
liên hệ phổ biến.
Tất cả các sự vật, hiện tượng đều có sự liên hệ, gắn bó mật thiết với
nhau. Nó xuất phát từ tính thống nhất vật chất của thế giới. Nói cách khác, tất
cả mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới chúng ta đều là những dạng cụ thể,
hoặc những sản phẩm của vật chất, cho nên chúng có mối liên hệ lẫn nhau


×