Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Tuyên truyền phòng, chống bạo lực gia đình đối với trẻ em ở huyện lâm thao, tỉnh phú thọ hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (875.45 KB, 117 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH
QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

DƯƠNG THỊ HẠNH

TUYÊN TRUYỀN PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH
ĐỐI VỚI TRẺ EM Ở HUYỆN LÂM THAO,
TỈNH PHÚ THỌ HIỆN NAY

Chuyên ngành: Công tác tư tưởng
Mã số

: 60 31 02 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Hà Thị Bình Hịa

HÀ NỘI - 2014


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là kết quả cơng trình nghiên cứu của riêng tơi.
Các số liệu và kết quả được nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận
khoa học của luận văn chưa từng được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nghiên
cứu khoa học nào khác.



Tác giả luận văn

Dương Thị Hạnh


LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cơ giáo Khoa Tun truyền –
Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tạo mọi điều kiện cho em nghiên cứu
luận văn này.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Hà Thị Bình Hịa, người
đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ trong suốt thời gian qua để tác giả hoàn thành
luận văn này.
Tác giả xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã quan tâm giúp đỡ
tơi trong suốt q trình thực hiện và hoàn thành luận văn.
Mặc dù đã cố gắng hoàn thiện luận văn với tất cả sự nỗ lực của bản
thân nhưng khơng thể tránh khỏi thiếu sót, tác giả mong nhận được sự đánh
giá, góp ý, chỉ bảo của các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp để luận văn được
hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

Tác giả
Dương Thị Hạnh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1
Chương 1: TUYÊN TRUYỀN PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH
ĐỐI VỚI TRẺ EM - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN......... 9

1.1. Bạo lực và bạo lực gia đình đối với trẻ em......................................... 9
1.2. Tuyên truyền và tun truyền phịng chống bạo lực gia đình đối
với trẻ em ....................................................................................... 16
1.3. Sự cần thiết phải tuyên truyền phịng, chống bạo lực gia đình đối
với trẻ em ....................................................................................... 30
Chương 2: TUYÊN TRUYỀN PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH
ĐỐI VỚI TRẺ EM Ở HUYỆN LÂM THAO, TỈNH PHÚ THỌ
THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA..................................... 37
2.1. Những yếu tố tác động đến việc tuyên truyền phòng, chống bạo
lực gia đình đối với trẻ em ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
hiện nay.......................................................................................... 37
2.2. Tuyên truyền phòng, chống bạo lực gia đình đối với trẻ em ở
huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ - kết quả, hạn chế và nguyên nhân ..... 45
2.3. Một số vấn đề đặt ra trong cơng tác tun truyền phịng, chống
bạo lực gia đình đối với trẻ em ở huyện Lâm Thao - Phú Thọ
hiện nay.......................................................................................... 65
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
TUN TRUYỀN PHỊNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI
TRẺ EM Ở LÂM THAO - PHÚ THỌ HIỆN NAY................................. 73
3.1. Phương hướng nâng cao hiệu quả tuyên truyền phịng, chống
bạo lực gia đình đối với trẻ em hiện nay......................................... 73
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả tuyên truyền phịng, chống bạo lực
gia đình đối với trẻ em.................................................................... 76
KẾT LUẬN................................................................................................. 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 99
PHỤ LỤC.................................................................................................. 104


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ


Biểu đồ 2.1. Nhận thức của đối tượng nghiên cứu về việc sử dụng bạo
lực của ông (bà), cha (mẹ) đối với con (cháu) ........................ 46
Biểu đồ 2.2. Ý kiến của đối tượng nghiên cứu về việc sử dụng bạo lực
đối với trẻ em ........................................................................ 51
Biểu đồ 2.3. Những biện pháp được đối tượng nghiên cứu sử dụng khi
con (cháu) mắc lỗi .................................................................... 53


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Hiện nay, bạo lực gia đình khơng cịn là chuyện riêng của mỗi cá
nhân, gia đình mà bạo lực gia đình đang là một trong những vấn đề thu hút sự
quan tâm của toàn xã hội. Trên thế giới, ngay cả trong những quốc gia phát
triển, nạn bạo hành đối với phụ nữ, người già và đặc biệt đối với trẻ em đang
diễn ra khá phổ biến. Ngày 25-11 hàng năm được Liên Hợp quốc lấy làm
“Ngày quốc tế phòng, chống bạo lực gia đình”. Hiện có 89 quốc gia có những
quy định pháp luật về phịng, chống bạo lực gia đình, trong đó có 60 nước có
đạo luật riêng về vấn đề này. Theo UNICEF, hiện có khoảng 275 triệu trẻ em
đang sống trong cảnh bạo lực gia đình, phải chịu đựng sự bóc lột về thể chất,
tinh thần và cả tình dục của cha mẹ cũng như người giám hộ. Nghiên cứu mới
công bố (2012) của Joan Durrant - một chuyên gia nghiên cứu về tâm lý trẻ
em ở trường Đại học Manitoba (Canada) thì: hiện nay, vẫn cịn nhiều bậc phụ
huynh tin rằng “đánh con” là biện pháp nhanh nhất để dạy dỗ con cái. Tại Mỹ,
việc bố mẹ đánh con đã giảm nhiều từ thập niên 1970. Tuy nhiên, theo một
nghiên cứu mới công bố (2012) ở Đại học Carnegie Mellon ở Pittsburgh
(Mỹ), nghiên cứu được thực hiện trên 600 gia đình có con từ 5 tháng đến 3
tuổi thì vẫn cịn gần 20% các gia đình cha, mẹ có thu nhập thấp, đơng con,
từng có hành vi dùng roi vọt trong khi dạy con. Một nghiên cứu ở Hà Lan gần

đây cho biết: “có đến 45% nạn nhân của bạo lực tình dục trong gia đình là trẻ
em dưới 18 tuổi” [10, tr.31]. Như vậy, Có thể thấy vấn đề bạo lực gia đình đối
với trẻ em hiện nay là một vấn đề nhức nhối trong đời sống xã hội. Đã đến lúc
cần có sự liên kết mạnh mẽ giữa các quốc gia, các dân tộc để có tiếng nói
chung trong việc phịng chống bạo lực gia đình đối với trẻ em; trong đó, biện
pháp đầu tiên, quan trọng nhất là phải tuyên truyền sâu, rộng, tạo sự thống
nhất trong nhận thức về sự cần thiết phải loại trừ bạo lực ra khỏi cuộc sống


2

của trẻ em, tạo điều kiện cho các em có sự phát triển bình thường, có cuộc
sống ổn định.
1.2. Ở Việt Nam, cùng với sự phát triển kinh tế thị trường, đời sống của
người dân không ngừng được nâng cao là sự gia tăng của ly hôn và bạo lực
gia đình. Bạo lực gia đình khơng những chỉ nhằm vào phụ nữ mà còn nhằm
vào trẻ em - thế hệ tương lai của đất nước. Theo thông tin mới nhất (2/2012)
của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, tình trạng cha mẹ “đánh con” ở
mức độ từ “dạy dỗ” đến “trừng phạt thân thể, tinh thần” trẻ em đang gia tăng
với những diễn biến phức tạp. Trong vòng 2 năm gần đây, đã có khoảng 4.000
vụ việc liên quan đến bạo hành trẻ em. Bạo lực gia đình ở Việt Nam cũng làm
gia tăng số trẻ em vi phạm pháp luật. Số liệu thống kê của Viện Kiểm sát
nhân dân tối cao 2008 cho thấy 71% trẻ vị thành niên phạm pháp là do khơng
được quan tâm chăm sóc đúng mức. Nguyên nhân phạm tội của trẻ vị thành
niên xuất phát từ gia đình: 8% trẻ phạm tội có bố mẹ ly hôn, 49% phàn nàn về
cách đối xử của bố mẹ. Theo số liệu điều tra 2.209 học viên các trường giáo
dưỡng: “có tới 49,81% trong số này sống trong cảnh bị đối xử hà khắc, thô
bạo, độc ác của bố mẹ. Số em bị bố đánh, chiếm 23% (gấp 6 lần mẹ đánh); bị
dì ghẻ, bố dượng đánh chiếm 20,3%” [5, tr.18]. Bạo lực gia đình để lại nhiều
hậu quả nghiêm trọng đối với trẻ em; với gia đình và tồn xã hội. Vì tác hại

của nó đối với gia đình và xã hội, vấn đề bạo lực gia đình đã được Đảng và
Nhà nước quan tâm thơng qua việc ban hành “Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo
dục trẻ em” năm 1991, “Luật phòng, chống bạo lực gia đình” ra đời và có
hiệu lực từ ngày 01/7/2008 và hàng loạt các văn bản hướng dẫn thực hiện
trong đó có nghị định 110/2009/NĐ-CP ngày 10/12/2009 quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực phịng, chống bạo lực gia đình. Tuy nhiên,
hầu hết người dân, đặc biệt là trẻ em - nạn nhân của các vụ bạo hành trong gia
đình lại chưa thật sự hiểu đúng thế nào là bạo lực gia đình và chưa biết tự bảo


3

vệ quyền lợi của chính mình. Đây cũng chính là một trong những nguyên
nhân dẫn đến tình trạng bạo lực gia đình kéo dài, làm cho khơng ít gia đình
“tan đàn xẻ nghé”, người phải hứng chịu hậu quả nặng nề nhất từ bạo lực gia
đình vẫn là những đứa trẻ. Khi phải chịu bạo lực hoặc chứng kiến bạo lực
giữa cha và mẹ sẽ để lại cho chúng những ký ức bạo lực trong quan hệ với
người khác; khi trưởng thành sẽ dễ trở thành phương thức ứng xử của các em
trong cuộc sống. Để xóa bỏ bạo lực gia đình địi hỏi phải có sự phối hợp của
các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội và đặc biệt là sự tham gia tích
cực của các ông bố, bà mẹ ở mỗi gia đình.
1.3. Phú Thọ là một tỉnh trung du, miền núi phía Bắc, trình độ nhận
thức của người dân còn hạn chế, tư tưởng “thương cho roi cho vọt” vẫn còn
phổ biến trong việc giáo dục con cái ở các gia đình. Mặc dù biết rằng trẻ em
sống và chịu của bạo lực gia đình sẽ khơng thể phát triển hài hịa về thể chất
và nhân cách thế nhưng bạo hành trẻ em hiện nay vẫn đang diễn ra không chỉ
ở những vùng sâu, vùng xa - những nơi điều kiện kinh tế và dân trí cịn thấp
kém mà ngay cả thành thị, nơi được xem là văn minh vẫn tồn tại những thực
trạng đau lòng. Theo báo cáo của Tòa án nhân dân huyện Lâm Thao, đến năm
2012 huyện có 31.656 trẻ em. Số vụ bạo hành trẻ em hàng năm còn ở mức

cao: năm 2010 có 29 vụ với 55 trẻ nạn nhân; năm 2011 huyện có 19 vụ bạo
lực xâm hại trẻ em với 34 trẻ nạn nhân; năm 2012 có 26 vụ với 50 trẻ nạn
nhân. Một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do cơng tác
tun truyền phịng, chống bạo lực gia đình đối với trẻ em cịn hạn chế. Chính
vì vậy, cơng tác này cần được đẩy mạnh hơn nữa để nhanh chóng giảm tình
trạng bạo lực gia đình đối với trẻ em và hạn chế những hậu quả khơng mong
muốn do nó mang lại. Đó cũng là lý do em chọn vấn đề: “Tuyên truyền
phịng, chống bạo lực gia đình đối với trẻ em ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú
Thọ hiện nay” làm đề tài nghiên cứu.


4

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Đã từ lâu, bạo lực gia đình và bạo lực gia đình đối với trẻ em là vấn đề thu
hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, nhà xã hội học, nhà khoa học; thực tế
trên cho thấy tầm quan trọng của vấn đề phịng, chống bạo lực gia đình đối với
trẻ em trong xã hội hiện đại. Đã có một số cơng trình nghiên cứu khoa học và bài
viết về bạo lực gia đình và bạo lực gia đình đối với trẻ em, cụ thể:
- Tác giả Lê Thị Quý trong cuốn “Nỗi đau thời đại” (1996) đã phân tích
các dạng bạo lực giới trong gia đình biểu hiện rất đa dạng. Nhưng tựu chung
lại, bạo lực giới trong gia đình biểu hiện chủ yếu dưới hai dạng: Bạo lực nhìn
thấy được và bạo lực khơng nhìn thấy được. Nạn nhân chính của bạo lực gia
đình là phụ nữ và trẻ em. Tác giả cũng phân tích những nguyên nhân chủ yếu
dẫn đến bạo lực gia đình và hậu quả của nó [57].
- Cơng trình nghiên cứu “Bạo lực trên cơ sở giới” của TS. Vũ Mạnh
Lợi và cộng sự, 1999 được tiến hành ở ba tỉnh: Thành phố Hà Nội, Huế và
Thành phố Hồ Chí Minh, đã cho thấy thái độ phẫn nộ của cộng đồng, những
chế tài của xã hội và sự tẩy chay của cá nhân đối hiện tượng bạo lực giới
trong gia đình ở nước ta hiện nay. Đồng thời đưa ra nhận định về xu hướng

vận động của hiện tượng xã hội này trong những năm tới [41].
Tác giả Lê Thị Quý (1999) với bài viết “Bạo lực gia đình và ảnh hưởng
của nó đến việc hình thành nhân cách trẻ em” phân tích những hình thức khác
nhau của bạo lực gia đình và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển về mặt tinh
thần, nhận thức, tình cảm của trẻ [59].
- Năm 2001, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam thực hiện đề tài “Bạo lực
gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam”. Đề tài đã phân tích những nguyên nhân
và hậu quả của nạn bạo lực giới trong gia đình đối với phụ nữ và phản ứng
của nạn nhân bị bạo lực trước những hành vi vơ nhân tính đó [29].
- Cuốn sách “Bạo lực gia đình - Một sự sai lệch giá trị” ( 2007) của
hai tác giả Lê Thị Quý, Đặng Vũ Cảnh Linh nghiên cứu thực trạng bạo lực gia


5

đình tại ba tỉnh: Thái Bình, Phú Thọ và thành phố Hà Nội. Qua khảo sát tình
hình bạo lực gia đình tại ba tỉnh. Cuốn sách đồng thời đã chỉ ra rằng bạo lực
gia đình là một sự lệch chuẩn về mặt đạo đức xã hội, về những giá trị của thời
đại mà chúng ta đang đề cao [58] .
- Cuốn “Gia đình học” của hai tác giả Đặng Cảnh Khanh, Lê Thị Quý,
nhà xuất bản Lý luận chính trị, năm 2007, là một cơng trình nghiên cứu cơng
phu, hệ thống về gia đình. Tác giả đã đưa ra khái niệm đầy đủ về gia đình và
chức năng của gia đình, phân tích những ảnh hưởng của bạo lực gia đình đối
với sự hình thành nhân cách của trẻ em; đưa ra những giải pháp nâng để giảm
tình trạng này và nâng cao vai trị của gia đình trong xã hội hiện đại [35].
- Bài viết “Các giải pháp can thiệp trong phịng, chống bạo lực gia đình
qua nghiên cứu gần đây của nước ngoài” của tác giả Trần Thị Cẩm Nhung
năm 2007 giới thiệu các giải pháp can thiệp trong phịng, chống bạo lực gia
đình qua nghiên cứu gần đây của nước ngồi. Qua đó tác giả cũng đưa ra một
số giải pháp trong phòng, chống bạo lực gia đình ở Việt Nam.

- Tác giả Hồng Bá Thịnh (2007) trong nghiên cứu “Bạo lực gia đình đối
với trẻ em và một số giải pháp phịng ngừa” đã phân tích một cách chi tiết
nguyên nhân, hậu quả của nạn bạo lực gia đình đối với trẻ em đồng thời đưa
ra giải pháp phịng ngừa nạn bạo lực gia đình đối với trẻ em hiện nay [64].
- Tác giả Hà Dương (2007) với nghiên cứu “Sức khỏe tinh thần trẻ em Vấn đề của chất lượng dân số” nêu ra những tiêu chí đánh giá chất lượng dân
số, trong đó có yếu tố sức khỏe tinh thần. Qua khảo sát, tác giả kết luận hiện
nay vấn đề sức khỏe tinh thần của trẻ em bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi bạo
lực gia đình. Vì vậy, phải có các giải pháp giảm nhanh tình trạng bạo hành trẻ
em trong gia đình [11].
- Tác giả Nguyễn Thị Nguyệt (2007) với bài viết “Sự lựa chọn ứng xử
của cha mẹ đối với con” phân tích những ngun nhân của bạo lực gia đình


6

đối với trẻ em, trong đó nhấn mạnh nguyên nhân xuất phát từ chính cách ứng
xử cha mẹ lựa chọn. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm bảo
vệ trẻ và giảm bớt bạo lực gia đình đối với trẻ em [53].
- Đề tài nghiên cứu “Hành vi bạo lực của cha mẹ đối với con tuổi vị
thành niên” của Nguyễn Thị Minh Nguyệt năm 2010 nêu lên khái niệm cơ
bản về hành vi bạo lực và hành vi bạo lực của cha mẹ đối với con tuổi vị
thành niên. Khảo sát thực trạng sử dụng bạo lực trong giáo dục con cái của
các bậc cha mẹ. Chỉ ra nguyên nhân và đánh giá hậu quả của thực trạng đó.
Trên cơ sở đó đề xuất một số khuyến nghị có ích đối với các bậc cha mẹ về
việc sử dụng những hình thức trừng phạt trong giáo dục con, góp phần giảm
tình trạng bạo lực gia đình đối với trẻ em vị thành niên [51].
Báo cáo về tình hình bạo lực gia đình ở Việt Nam 2010 của Bộ Lao
động, Thương binh và xã hội đã phân tích số liệu điều tra tình hình bạo lực
gia đình ở Việt Nam nói chung trong đó nhấn mạnh tình hình bạo lực gia đình
đối với trẻ em hiện nay ngày càng gia tăng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự

phát triển cả về thể chất và tinh thần của trẻ. Bộ Lao động, Thương binh và xã
hội khiến nghị sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự chung ta tay của cộng
đồng nhằm giải quyết hiệu quả vấn đề này [6].
- Tác giả Hoàng Thị Hoa trong nghiên cứu “Bạo lực giới trong gia đình
Việt Nam hiện nay - nhìn từ góc độ triết học” năm 2012 đã hệ thống hóa và
khái quát hóa quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
về vấn đề bất bình đẳng giới và bạo lực trong gia đình. Nghiên cứu đã đánh
giá thực trạng, đề xuất một số giải pháp nhằm phòng, chống bạo lực giới và
xây dựng quan hệ bình đẳng giới trong gia đình Việt Nam hiện nay [23].
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu trên đã cho thấy bạo lực gia
đình Việt Nam những năm gần đây đã trở thành một vấn đề xã hội nghiêm
trọng. Cơng tác tun truyền phịng chống bạo lực gia đình trong đó có cơng


7

tác tun truyền phịng chống bạo lực gia đình đã được các cấp, các ngành và
nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Mặc dù vậy, cho đến nay vẫn trống vắng
những cơng trình nghiên cứu về vấn đề tun truyền phịng, chống bạo lực gia
đình đối với trẻ em ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Vì thế, tác giả chọn nội
dung “Tun truyền phịng, chống bạo lực gia đình đối với trẻ em ở huyện
Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ hiện nay” làm đề tài luận văn tốt nghiệp.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tun truyền
phịng, chống bạo lực gia đình đối với trẻ em và thực trạng vấn đề này ở
huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ; luận văn đề xuất một số phương hướng và
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền phịng, chống bạo lực gia đình
đối với trẻ em ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau đây:
Làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tuyên truyền phòng,
chống bạo lực gia đình đối với trẻ em.
Nghiên cứu thực trạng cơng tác tun truyền phịng, chống bạo lực gia
đình đối với trẻ em ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ hiện nay.
Đề xuất phương hướng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả cơng tác
tun truyền phịng, chống bạo lực gia đình đối với trẻ em ở huyện Lâm
Thao, tỉnh Phú Thọ hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Tuyên truyền phòng, chống bạo lực gia đình đối với trẻ em.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu từ 8/2008 đến 8/2013 ở huyện Lâm Thao, tỉnh
Phú Thọ.


8

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước về phịng,
chống bạo lực gia đình đối với trẻ em.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài sử dụng một số
phương pháp sau:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp, lơgic và lịch sử
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu
- Phương pháp quan sát
6. Cái mới của luận văn

Lần đầu tiên công tác tun truyền phịng, chống bạo lực gia đình đối
với trẻ em ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ được tiến hành nghiên cứu từ lý
luận đến thực tiễn. Trên cơ sở thực trạng của công tác này ở Lâm Thao, tỉnh
Phú Thọ, luận văn đề xuất một số phương hướng và giải pháp cụ thể nhằm
nâng cao hiệu quả tuyên truyền phịng, chống bạo lực gia đình đối với trẻ em
ở huyện Lâm Thao hiện nay.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Với kết quả nghiên cứu, luận văn có thể cung cấp cơ sở khoa học
phục vụ cơng tác tun truyền phịng, chống bạo lực gia đình đối với trẻ em.
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho công tác tuyên truyền
phịng, chống bạo lực gia đình và cho những ai quan tâm đến vấn đề này.
8. Cấu trúc luận văn
Luận văn dày 98 trang, ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục của 71
tài liệu tham khảo, có 4 bảng, 3 biểu đồ; nội dung gồm 3 chương, 9 tiết.


9

Chương 1
TUN TRUYỀN PHỊNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH
ĐỐI VỚI TRẺ EM - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Bạo lực và bạo lực gia đình đối với trẻ em
1.1.1. Bạo lực
Theo Từ điển Tiếng Việt “bạo lực” là “Sức mạnh dùng để cưỡng bức,
trấn áp hoặc lật đổ” [55, tr. 39]. Như vậy, bạo lực có thể chia ra những loại khác
nhau là bạo lực chính nghĩa và bạo lực phi nghĩa. Bạo lực chính nghĩa là sức
mạnh dùng để thực thi công lý. Bạo lực phi nghĩa là sức mạnh của kẻ ác, có tính
chất dã man, hủy diệt hoặc kích thích tính bất thiện trong con người và xã hội.
Ở góc độ Chính trị học, bạo lực được hiểu như là một phương tiện để đạt
mục đích chính trị. Theo Đại từ điển Tiếng Việt “bạo lực” là “sức mạnh dùng

để trấn áp, chống lại lực lượng đối lập hay lật đổ chính quyền” [71, tr.113].
Tuy nhiên, không phải mọi bạo lực trong xã hội đều mang tính chính trị
hay được dùng vào việc lật đổ các đảng phái, phe cánh chính trị. Trong cuộc
sống hàng ngày, vì rất nhiều lý do người ta có thể dùng bạo lực để hành xử
với nhau. Chẳng hạn, để giải quyết sự bất hòa trong quan hệ, sự tranh chấp
quyền lợi hoặc sự va chạm xe cộ ngồi đường, hay những mâu thuẫn về tình
cảm, thậm chí thỏa thuận khơng được người ta cũng có thể dùng bạo lực. Hậu
quả của nó có thể dẫn tới cắt đứt quan hệ, tổn thương về thể xác, tinh thần.
Như vậy, có thể coi bạo lực là một hiện tượng xã hội, là một phương thức
hành xử trong các mối quan hệ xã hội mà dẫn đến hậu quả là làm tổn hại đến
tinh thần và thể xác của người khác.
Ở góc độ xã hội học, bạo lực được quan niệm: “là các hành vi có
khuynh hướng hủy diệt như một phương tiện tối hậu để thực thi quyền lực
trong khuôn khổ quan hệ trên - dưới một chiều dựa trên ưu thế bên ngoài,


10

khơng có sự thừa nhận của người yếu thế (violentia). Như vậy, bên cạnh
thống trị có thiết chế hợp pháp, nó là một hiện tượng ranh giới dưới hình thức
biểu hiện của quyền lực, ở mức hạn chế hay lâu dài” [15, tr. 22].
Trong nghiên cứu về “Thực trạng bạo lực học đường giữa các nhóm đồng
đẳng các trường phổ thông trung học trên địa bàn Hà Nội (qua khảo sát tại
trường phổ thơng trung học Phan Đình Phùng)”, tác giả Nguyễn Thành Công đã
cho rằng, bạo lực là hành vi xảy ra dưới nhiều hình thức như: hành hạ, đánh đập
người khác, chửi bới, quấy rối, lạm dụng tình dục… và tất cả những vấn đề trên
làm tổn thương đến cơ thể, tình cảm, tâm lý, sự tiến bộ của con người. Hậu quả
của bạo lực thể hiện ở hành vi; hành vi đó trái với các chuẩn mực đạo đức, gây
tổn hại, gây thương tích cho người khác cả về tinh thần và thể xác.
Tùy thuộc vào mức độ và khía cạnh nghiên cứu nghiên cứu về bạo lực,

các nhà khoa học đã phân chia bạo lực trong xã hội thành nhiều nhóm khác
nhau. Đó có thể là bạo lực về chính trị, vũ trang, khủng bố, lật đổ hoặc bạo
lực về kinh tế, tranh giành lợi nhuận; bạo lực ở cấp độ giai cấp hoặc ở cấp độ
các nhóm và tầng lớp xã hội; bạo lực trong phạm vi địa phương, khu vực,
hoặc bạo lực trong phạm vi gia đình, bạo lực giữa cá nhân với cá nhân.
Bạo lực cũng có thể chia làm hai loại:
- Bạo lực về tinh thần
- Bạo lực về thể xác
Bạo lực về tinh thần có các hình thức sau:
Bạo lực xã hội: là bạo lực làm bẽ mặt hoặc phớt lờ người khác ở những
nơi công cộng; không cho gặp gỡ bạn bè; không cư xử tốt với bạn bè; gây
chuyện cãi lộn; thay đổi nhân cách những người khác.
Bạo lực về tình cảm/lời nói/tâm lý: đe dọa người khác, làm họ sợ hãi; phớt
lờ tình cảm hoặc cười giễu khi người khác cố nói cho anh ta/cơ ta điều gì đó
quan trọng; dọa nạt bằng lời nói; gọi tên để chế giễu; hét lên, cao giọng, lớn tiếng


11

quát tháo với người khác; chế nhạo hoặc chỉ trích người khác; làm mất thanh thế
của người khác và gia đình họ; buộc tội sai, đổ oan, vu cáo người khác; bới móc
và nói ra những lỗi; nhận xét tiêu cực về ngoại hình của người khác; nói đùa theo
kiểu ác ý nhằm mục đích bới móc những khiếm khuyết của người khác.
Bạo lực về thể xác có các hình thức:
Bạo lực về thân thể: bất cứ sự đụng chạm thân thể nào mà người khác
không muốn; ngăn trở bằng bất cứ cách nào: ngăn lại không cho đi; giữ hoặc
ơm chặt khi người khác khơng muốn; bóp cổ, đá, đấm, tát, đánh.
Bạo lực tình dục: bất cứ sự đụng chạm vào bất cứ chỗ nào trên cơ thể
mà người khác khơng muốn; bất cứ sự bình luận về tình dục không được yêu
cầu, hay những nhận xét khêu gợi nào nói ra với một người nào đó; cưỡng ép

quan hệ tình dục; đối xử với người khác như một đối tượng tình dục; cưỡng
ép xem sách báo khiêu dâm; thiếu sự riêng tư; đối xử thô lỗ; săn lùng một
người nào đó vì mục đích tình dục.
Tóm lại, đa số các quan niệm về bạo lực có điểm chung là cho rằng bạo
lực tồn tại chủ yếu dưới hai dạng: bạo lực về tinh thần và bạo lực về thể xác.
Như vậy, Bạo lực là tất cả những lời nói, cử chỉ, hành động làm tổn hại
đến tinh thần và thể xác của người khác.
Bên cạnh khái niệm bạo lực, nhiều người đã nhầm lẫn khi đồng nhất
khái niệm “bạo lực” và khái niệm “gây hấn”. Trong gây hấn có thể có hành vi
bạo lực, trong bạo lực cũng có thể biểu hiện rõ thái độ gây hấn. Tuy nhiên,
chúng không phải là một. Nếu bạo lực được xem xét ở hậu quả của hành động
thì hành vi gây hấn xem xét ở bản chất hành động, tức là hành động đó phải là
sự cố ý của cá nhân, bao gồm cử chỉ, lời nói, hành động có nguy cơ đe dọa sự
an toàn của một cá nhân hoặc đã làm tổn thương cá nhân khác. Với ý nghĩa
này thì hành vi bạo lực có ý nghĩa hẹp hơn hành vi gây hấn.
Gây hấn là hành vi làm tổn thương đến người khác, làm tổn thương
chính mình về tâm lí, thực thể hoặc làm tổn hại đến vật thể xung quanh một


12

cách cố ý cho dù có đạt được mục đích hay khơng thì bạo lực lại là những hành
vi mang tính hành hung làm tổn hại đến người khác cả về tinh thần và thể xác.
Gây hấn thể hiện như một nét tính cách của con người. Ở những người có
hành vi gây hấn thì lời nói và hành động của họ ln ln có xu hướng tấn cơng
người khác. Khi gây hấn trở thành một nét nhân cách thì người đó ln khơng đủ
kiên trì để lắng nghe, khơng đủ kiên trì để thảo luận và thương lượng và cũng
khơng có khả năng để kiềm chế cũng như điều chỉnh cơn tức giận của mình.
Hành vi gây hấn thể hiện những xung đột thiên về tính chất bệnh lý.
Khi có xung đột, gây hấn thúc đẩy con người tới hành vi không suy xét, hành

vi tàn nhẫn. Trong trạng thái gây hấn, con người khơng có khả năng điều
chỉnh cơn tức giận của mình mà hành động theo bản năng.
Gây hấn được biểu hiện qua nhiều hình thức khác nhau. Từ việc không
coi trọng giá trị của người khác, xúc phạm và hạ thấp người khác trước mặt
mọi người, nhận xét về hình thức, trí tuệ, khả năng của người đó bằng những
lời lẽ gây tổn thương, tạo ra khơng khí căng thẳng, lo lắng khiến người khác
ln cảm thấy khơng an tồn. Các nhà khoa học đã chia ra hai loại hành vi
gây hấn là gây hấn thù địch và gây hấn phương tiện. Gây hấn thù địch xuất
phát từ sự giận giữ và được thực hiện nhằm thỏa mãn cơn giận dữ. Gây hấn
phương tiện không bắt nguồn từ sự giận dữ nhưng được thực hiện như một
cơng cụ để đạt tới những mục đích đặc biệt.
1.1.2. Bạo lực gia đình đối với trẻ em và những biểu hiện của nó
1.1.2.1. Bạo lực gia đình
Gia đình - nơi tồn tại những quan hệ tình cảm, huyết thống hết sức gần
gũi, thân thiết giữa các thành viên của gia đình. Sự khác nhau về lứa tuổi,
trình độ, nhu cầu, sở thích giữa các thành viên cũng là nguyên nhân dẫn đến
các va chạm và xung đột. Việc giải quyết những mâu thuẫn luôn tùy thuộc
vào quan điểm, thái độ, trình độ của mỗi người. Có mâu thuẫn được giải


13

quyết một cách hịa bình qua việc khun bảo, nhắc nhở nhưng có những mâu
thuẫn lại giải quyết bằng bạo lực. “Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành
viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần,
kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình” [43, tr.1].
Bạo lực gia đình tồn tại dưới nhiều hình thức, nhiều chiều khác nhau:
- Bạo lực giữa người lớn tuổi với người nhỏ tuổi trong gia đình
- Bạo lực giữa người có vị thế khác nhau trong gia đình
- Bạo lực giữa cha mẹ với con cái

- Bạo lực giữa cha mẹ với nhau
- Bạo lực giữa anh chị em trong gia đình…
Gia đình là tế bào của xã hội, là hình thức thu nhỏ của xã hội nên trong
gia đình, bạo lực có thể tồn tại với rất nhiều dạng thức khác nhau. Xét về hình
thức, có thể phân chia bạo lực gia đình thành các hình thức chủ yếu sau:
- Thứ nhất là bạo lực về thể chất: gồm những hành vi hành hạ, ngược
đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng.
- Thứ hai là hành vi bạo lực về tinh thần: là những hành vi lăng mạ
hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi hoặc
gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng; ngăn cản việc
thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ơng, bà và cháu; giữa
cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau; hành vi trái
pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở; cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép
kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ.
- Thứ ba là hành vi bạo lực về kinh tế: bao gồm chiếm đoạt, hủy hoại,
đập phá hoặc hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác
trong gia đình; cưỡng ép thành viên gia đình lao động q sức, đóng góp tài
chính q khả năng của họ; kiểm sốt thu nhập của thành viên gia đình nhằm
tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính.


14

- Thứ tư là bạo lực về tình dục: là bất kỳ hành vi nào mang tính chất
cưỡng ép trong các quan hệ tình dục giữa các thành viên gia đình, kể cả việc
cưỡng ép sinh con.
Mỗi hình thức bạo lực có thể được biểu hiện dưới nhiều hành vi khác
nhau. Điều 2, Luật Phịng, chống bạo lực gia đình năm 2008 đã chỉ rõ các
hành vi được gọi là bạo lực bao gồm:
- Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức

khỏe, tính mạng;
- Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
- Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả
nghiêm trọng;
- Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ơng,
bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
- Cưỡng ép quan hệ tình dục;
- Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự
nguyện, tiến bộ;
- Chiếm đoạt, hủy hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng
tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các
thành viên gia đình;
- Cưỡng ép thành viên gia đình lao động q sức, đóng góp tài chính
q khả năng của họ; kiểm sốt thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra
tình trạng phụ thuộc về tài chính;
- Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
Để thực hiện mục đích của mình, khi phải dùng bạo lực, các thành viên
gia đình đã vận dụng sức mạnh để giải quyết các vấn đề gia đình.
Như vậy có thể hiểu: “Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên
gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh
tế đối với thành viên khác trong gia đình” [45, tr.1].


15

1.1.2.2. Bạo lực gia đình đối với trẻ em và những biểu hiện của nó
- Bạo lực gia đình đối với trẻ em
Trẻ em là người nhỏ tuổi, sống phụ thuộc, phát triển chưa đầy đủ về cả
mặt thể chất và trí tuệ nên rất dễ bị tổn thương, ảnh hưởng đến quá trình
trưởng thành nếu bị bạo lực, xâm hại. Với rất nhiều nguyên nhân như tư

tưởng độc đoán, gia trưởng, định kiến về giới kinh tế, thất nghiệp, nghèo
đói… ngồi ra cịn do sự thiếu hiểu biết của một bộ phận người dân về pháp
luật, bình đẳng giới, đã dẫn đến tình trạng gia tăng về bạo lực trong gia đình
đối với trẻ em hiện nay. Bên cạnh đó, nhận thức của xã hội hiện nay về bạo
lực gia đình vẫn cịn nhiều hạn chế cũng là ngun nhân dẫn tới thực trạng
này. Hậu quả do nạn bạo hành gây ra, để lại cho trẻ là rất lớn. Nạn nhân của
bạo hành sẽ bị thương tích về mặt thể chất cũng như ảnh hưởng về sức khỏe
tinh thần. Nhiều trẻ phải mang thương tật suốt quãng đời còn lại. Về tinh thần,
trẻ trở nên hoảng loạn, thiếu tự tin, thụ động, buồn rầu, lo sợ. Dẫn đến tình
trạng bị trầm cảm, trầm uất, ảnh hưởng không nhỏ về thần kinh: tâm thần, xa
lánh mọi người… nguy hiểm hơn là có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
- Những biểu hiện của bạo lực gia đình đối với trẻ em
Theo Điều 2, Thơng tư Số: 23/2010/TT-BLĐTBXH Quy định quy trình
can thiệp, trợ giúp trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục của Bộ Lao động Thương binh và xã hội ngày 16 tháng 8 năm 2010 thì trẻ em bị bạo lực là nạn
nhân của một trong các hành vi sau đây:
“Lăng nhục, chửi mắng, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, cô lập, xua
đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý, gây tổn thương về tinh thần,
ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em; Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc
hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em; Đối xử tồi tệ,
bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh
cá nhân; bắt làm những việc trái với đạo đức xã hội; Cưỡng ép trẻ em lao


16

động quá sức, quá thời gian quy định, làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm
hoặc tiếp xúc với chất độc hại và những công việc trong các cơ sở kinh doanh
dịch vụ dễ bị lợi dụng hoạt động mại dâm; là nạn nhân của một trong các
hành vi dâm ô, giao cấu, cưỡng dâm, hiếp dâm”.
Nạn bạo hành đối với trẻ em trong gia đình diễn ra đều khắp ở cả nông

thôn và thành thị. Tuy nhiên nếu ở nông thơn tình trạng bạo hành gia đình
diễn ra thường xun với mức độ dễ thấy là cha, mẹ đánh đập, chửi mắng,
miệt thị con cơng khai thì trái lại, ở thành thị, nạn bạo hành gia đình diễn ra
âm thầm, kín đáo. Nhất là trong gia đình trí thức thì điều này càng khó nhận
biết, vì họ thường sống hết sức hình thức, che đậy bằng một hình ảnh gia đình
hạnh phúc, đầm ấm. Nạn bạo hành ở gia đình trí thức phần lớn là những
ngun do như khơng vâng lời, nhận thức kém, điểm thấp, thi trượt… Không
chỉ dừng lại ở đó, đã và đang có những người cha người mẹ lại có thể nghĩ tới
và sử dụng những hình thức đánh mắng tàn nhẫn như bỏ đói, bắt phơi nắng,
treo con mình để đánh, xích chân tay, hoặc chửi mắng với những từ ngữ xúc
phạm tới nhân phẩm của trẻ em.
Trong điều kiện như hiện nay thì để hạn chế vấn nạn bạo hành trong gia
đình cần tăng cường công tác tuyên truyền để nhằm nâng cao nhận thức của
chính quyền và người dân về bạo lực gia đình và quyền trẻ em từ đó thay đổi
thái độ của họ nhằm ngăn chặn bạo lực gia đình đối với trẻ em, vì điều này sẽ
bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giống nòi của đất nước, đến an
ninh, an toàn xã hội.
1.2. Tuyên truyền và tuyên truyền phịng chống bạo lực gia đình
đối với trẻ em
1.2.1. Tun truyền
Thuật ngữ “tuyên truyền” được ra đời từ rất lâu và cũng có nhiều cách
tiếp cận khác nhau về vấn đề này. Theo một số tài liệu nghiên cứu thì từ gần


17

400 năm về trước, thuật ngữ tuyên truyền đã được nhà thờ La Mã sử dụng
dùng để chỉ hoạt động của các nhà truyền giáo với sứ mệnh thuyết phục, lôi
kéo những người khác phấn đấu theo đức tin của đạo Ki Tô. Về sau, thuật ngữ
này được sử dụng một cách rộng rãi nhằm biểu đạt các hoạt động cụ thể (như

ngơn ngữ, hình ảnh, đạo cụ...) nhằm tác động đến suy nghĩ, tư tưởng tình cảm
của người khác, hướng họ hành động theo một khuynh hướng nhất định.
Trong Đại Bách khoa tồn thư Liên Xơ, thuật ngữ tun truyền có hai
nghĩa, rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, tuyên truyền là sự truyền bá
những quan điểm, tư tưởng về chính trị, khoa học, triết học, nghệ thuật…
nhằm biến những quan điểm, tư tưởng ấy thành ý thức xã hội, thành hành
động cụ thể của quần chúng. Theo nghĩa hẹp, tuyên truyền là truyền bá những
quan điểm, lý luận nhằm xây dựng cho quần chúng một thế giới quan nhất
định phù hợp với lợi ích của chủ thể tuyên truyền và kích thích những hoạt
động thực tế phù hợp với thế giới quan ấy [4, tr.13]. Như vậy, tuyên truyền
theo nghĩa hẹp chính là tuyên truyền tư tưởng, tuyên truyền chính trị mà mục
đích của nó là hình thành trong đối tượng tuyên truyền một thế giới quan nhất
định, một kiểu ý thức xã hội nhất định và cổ vũ tích cực xã hội của con người.
Theo Đại từ điển tiếng Việt, tuyên truyền là “Giải thích rộng rãi để
thuyết phục mọi người tán thành, ủng hộ, làm theo” [71, tr.1031]. Từ điển
Tiếng Việt thông dụng cũng đưa ra cách lý giải ngắn gọn : tuyên truyền là giải
thích rộng rãi để thuyết phục, vận động mọi người làm theo.
Trong Hồ Chí Minh (2002), tồn tập, tập 5, khi bàn về “Người tuyên
truyền và cách tuyên truyền”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng viết: “Tuyên
truyền là đem một việc gì nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm. Nếu
khơng đạt được mục tiêu đó, là tun truyền thất bại” [47, tr.162].
Tuy có những cách lý giải khác nhau về thuật ngữ tuyên truyền, những
các quan niệm trên có những điểm chung là:


18

- Tuyên truyền nhằm đạt tới mục đích là làm thay đổi nhận thức, hình
thành một kiểu ý thức xã hội, xây dựng thế giới quan nhất định ở đối tượng
cho phù hợp với lợi ích của chủ thể tuyên truyền.

- Tuyên truyền phải đạt tới hiệu quả là kích thích, thúc đẩy đối tượng
hành động theo quan điểm, đường lối, mục đích đặt ra.
Từ những phân tích trên, có thể rút ra khái niệm tuyên truyền như sau:
Tuyên truyền là phổ biến, giải thích một tư tưởng, một học thuyết, một quan
điểm nào đó, nhằm hình thành hoặc củng cố ở đối tượng tuyên truyền một thế
giới quan, nhân sinh quan, một lối sống... từ đó kích thích, thúc đẩy đối tượng
hành động theo đường lối, mục tiêu đặt ra.
1.2.2. Tun truyền phịng, chống bạo lực gia đình đối với trẻ em
1.2.2.1. Gia đình và thành viên gia đình
- Gia đình
Gia đình có vị trí đặc biệt quan trọng và là đối tượng nghiên cứu của
nhiều ngành khoa học. Những chủ đề nghiên cứu về gia đình ln thu hút
được sự quan tâm của các nhà khoa học không chỉ ở Việt Nam mà trên cả thế
giới. Trong thực tiễn, khái niệm về gia đình vẫn chưa được xác định một cách
thống nhất và rõ ràng.
Tùy thuộc vào quan điểm và các phương pháp tiếp cận, người ta có thể
đưa ra những khái niệm khác nhau về Gia đình. Tuy nhiên, nhiều quốc gia
đều thống nhất khi sử dụng khái niệm về “gia đình” được đề cập trong
“Tuyên bố của Liên hợp quốc về tiến bộ xã hội trong phát triển” như sau:
“Gia đình là đơn vị cơ bản của tổ chức xã hội và là môi trường tự nhiên cho
sự phát triển và hạnh phúc của mỗi thành viên, nhất là trẻ em”.
Ở Việt Nam, khái niệm “gia đình” cũng được các nhà nghiên cứu tìm
hiểu. Ở góc độ Xã hội học, một định nghĩa về “Gia đình” của Lê Ngọc Văn
được nhiều nhà nghiên cứu thừa nhận:


19

Gia đình là một nhóm xã hội hình thành trên cơ sở các quan hệ hôn
nhân, quan hệ huyết thống hoặc ni dưỡng. Các thành viên trong

gia đình gắn bó với nhau về trách nhiệm và quyền lợi (kinh tế, văn
hóa, tình cảm). Giữa họ là những ràng buộc có tính pháp lý được
Nhà nước thừa nhận và bảo vệ, đồng thời có những qui định rõ ràng
về quyền được phép và những cấm đốn trong quan hệ tình dục
giữa các thành viên gia đình [70, tr.190].
Sách Giáo dục cơng dân lớp 10 cũng đưa ra khái niệm gia đình: Gia
đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi các mối
quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống [17, tr.34].
Trong Điều 8, Luật Hơn nhân và gia đình năm Việt Nam 2000 cũng
đưa ra khái niệm về “gia đình” mang tính pháp lý như sau: “Gia đình là tập
hợp những người gắn bó với nhau theo hơn nhân, quan hệ huyết thống hoặc
do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau
theo qui định của luật này”.
Như vậy, khái quát lại thì: gia đình là một nhóm xã hội bao gồm những
người có quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc nuôi dưỡng. Các thành
viên trong gia đình gắn bó với nhau về trách nhiệm và quyền lợi, có quan hệ
ràng buộc lẫn nhau được nhà nước thừa nhận và bảo vệ.
- Thành viên gia đình
Xuất phát từ những quan niệm khác nhau về gia đình dẫn tới những
quan niệm khác nhau về thành viên gia đình. Tùy thuộc vào góc độ nghiên
cứu đã dẫn tới sự khác nhau về quy mô của gia đình cũng như các mối quan
hệ giữa các thành viên trong gia đình.
Thành viên gia đình có thể được hiểu là những người gắn bó với nhau
bằng quan hệ hơn nhân, huyết thống, ni dưỡng; hoặc cũng có quan điểm
cho rằng thành viên gia đình là những người cùng được ghi tên trong một sổ
hộ khẩu; hoặc là những người cùng sống trong một gia đình…


20


Theo quan niệm truyền thống, thành viên gia đình bao gồm tất cả
những người trong cùng dòng họ, trong một đại gia đình từ cụ, kỵ, ơng bà,
cha mẹ, vợ chồng, con cái, cháu chắt... (bao gồm cả con dâu, con rể, cháu dâu,
cháu rể...)
Theo quan niệm hiện đại, thành viên gia đình được hiểu là những người
sống trong cùng một gia đình, có đời sống chung về mặt vật chất và tinh thần
như cha mẹ và con cái, vợ và chồng, những người khác sống cùng như người
giúp việc, giữa những người đã từng là con dâu với cha mẹ chồng, đã từng là con
rể với cha mẹ vợ, giữa những người sống chung với nhau như vợ chồng. Những
người này có một khoảng thời gian sống chung với nhau ổn định, có sự quan tâm
chia sẻ với nhau những cơng việc của gia đình và xã hội, từ đó hình thành nên
mối liên hệ đặc biệt về tâm lý, tình cảm, tạo nên cách ứng xử giữa họ với nhau.
Đây là quan niệm về thành viên gia đình được nhiều người chấp nhận, có thể áp
dụng trong các quan hệ pháp lý bởi vì sự điều chỉnh của pháp luật trong lĩnh vực
hơn nhân và gia đình cần xuất phát từ mối quan hệ, sự ảnh hưởng, tác động lẫn
nhau giữa những cá nhân là thành viên gia đình chứ khơng đơn thuần xuất phát
từ những quan hệ như hôn nhân, huyết thống hay nuôi dưỡng.
1.2.2.2. Trẻ em Việt Nam và một số đặc điểm tâm lý cần chú ý
Trẻ em
Trẻ em là một thuật ngữ nhằm chỉ một nhóm xã hội thuộc về một độ
tuổi nhất định trong giai đoạn đầu của sự phát triển con người. Trong pháp
luật quốc tế, độ tuổi trẻ em được sử dụng tương đối thống nhất và áp dụng độ
tuổi của trẻ em là dưới 18. Các tổ chức của Liên hợp quốc và quốc tế như
UNICEF, UNFPA, ILO, UNESSCO… đều xác định trẻ em là người dưới 18
tuổi. Công ước quốc tế về quyền trẻ em năm 1989 quy định: “Trẻ em có nghĩa
là bất kỳ người nào dưới 18 tuổi, trừ trường hợp pháp luật có thể được áp
dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn”. Đó là quy định “mở”



×