Tải bản đầy đủ (.pdf) (161 trang)

Báo quân đội nhân dân với cuộc đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch hiện nay (khảo sát năm 2015)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.82 MB, 161 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

NGUYỄN THỊ MAI HƢƠNG

BÁO QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VỚI CUỘC ĐẤU TRANH
CHỐNG CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH HIỆN NAY
(KHẢO SÁT NĂM 2015)

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

HÀ NỘI - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

NGUYỄN THỊ MAI HƢƠNG

BÁO QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VỚI CUỘC ĐẤU TRANH
CHỐNG CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH HIỆN NAY
(KHẢO SÁT NĂM 2015)


Chuyên ngành : Báo chí học
Mã số

: 60.32.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. TRƢƠNG THỊ KIÊN

HÀ NỘI - 2016


Luận văn đã được hiệu chỉnh theo khuyến nghị của Hội
đồng chấm luận văn Thạc sĩ.

N

n

t n

n m

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

6


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và
được trích dẫn đầy đủ theo quy định.

Tác giả

Nguyễn Thị Mai Hƣơng


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới các thầy, cơ giáo trong
Khoa Báo chí, Khoa Phát thanh - Truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên
truyền, các thầy cô giáo giảng dạy các bộ môn đã cung cấp tri thức, tạo điều
kiện để tác giả hoàn thành luận văn này.
Tác giả xin đặc biệt cảm ơn PGS.TS Trương Thị Kiên - người đã tận
tình hướng dẫn và giúp đỡ trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Mặc dù tác giả luận văn đã có nhiều cố gắng, song do cơng việc bận rộn
và năng lực của bản thân còn hạn chế, luận văn vẫn không tránh khỏi những
khiếm khuyết. Tác giả mong sẽ tiếp tục nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ của các
thầy cơ để luận văn được hồn thiện hơn.
Hà N i, 10 tháng 10 n m

Nguyễn Thị Mai Hƣơng

6


MỤC LỤC
CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BÁO CHÍ VỚI CUỘC ĐẤU
TRANH CHỐNG CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH ............... 11
1.1. Một số thuật ngữ, khái niệm liên quan đến đề tài .................................... 11

1.2. Nhận diện các quan điểm sai trái, thù địch .............................................. 13
1.3. Quan điểm chỉ đạo của Đảng về vai trị của báo chí trong cuộc đấu tranh
chống các quan điểm sai trái, thù địch hiện nay ............................................. 21
1.4. Yêu cầu chất lượng trong đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch
của báo chí ....................................................................................................... 32
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẤU TRANH CHỐNG CÁC QUAN
ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH TRÊN BÁO QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN ... 41
2.1. Giới thiệu sơ lược về Báo Quân đội nhân dân ......................................... 41
2.2. Nội dung, hình thức thơng tin đấu tranh chống quan điểm sai trái, thù
địch trên báo .................................................................................................... 45
2.3. Đánh giá chung về những thành công, hạn chế và nguyên nhân ............. 81
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐẤU TRANH
CHỐNG CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH TRÊN BÁO QUÂN
ĐỘI NHÂN DÂN HIỆN NAY ...................................................................... 96
3.1. Bối cảnh thời kỳ mới ................................................................................ 96
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng đấu tranh chống các quan điểm sai trái,
thù địch trên Báo Quân đội nhân dân hiện nay. ............................................ 101
3.3. Một vài kiến nghị ................................................................................... 108
KẾT LUẬN .................................................................................................. 117
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 121
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 126


BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT

CAND:

Cơng an nhân dân

CTQG:


Chính trị Quốc gia

DBHB:

Diễn biến hịa bình

NXB:

Nhà xuất bản

QĐND:

Qn đội nhân dân

UBND:

Ủy ban nhân dân


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Theo thống kê của Trung tâm Số liệu internet quốc tế
(Internetworldstats), tính đến hết tháng 6-2015, Việt Nam đã có 45,5 triệu
người dùng internet, đạt mức thâm nhập/dân số là 48%; đứng thứ 6 khu vực
châu Á và thứ 3 khu vực Đông Nam Á. Có thể nói, Internet, mạng xã hội phát
triển một cách nhanh chóng, bên cạnh mặt tích cực, cũng đã làm xuất hiện
những ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống xã hội. Một trong số đó là thơng tin,

hình ảnh có nội dung xấu, độc bị tán phát qua các trang thông tin điện tử,
mạng xã hội. Các thế lực thù địch đang triệt để lợi dụng internet để truyền bá
những thơng tin với ngơn ngữ, luận điệu đầy tính kích động, phản động,
xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, phủ nhận thành tựu của
công cuộc đổi mới, tìm mọi cách thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nội
bộ ta trên mọi lĩnh vực.
Theo thống kê của Tạp chí Quốc phịng tồn dân, hiện nay, có khoảng
400 tổ chức phản động người Việt lưu vong, 380 báo, tạp chí và 60 đài phát
thanh có chương trình tiếng Việt, hơn 80 nhà xuất bản và hàng nghìn trang
web thường xuyên đăng tải tin bài, xuất bản những ấn phẩm có nội dung
tuyên truyền xuyên tạc chống nhà nước CHXHCN Việt Nam. Các bài viết
này tập trung đánh vào căn cốt của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, địi thay đổi Hiến pháp và loại bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản
Việt Nam. Trong nước, một bộ phận cán bộ thối hóa, biến chất, được hưởng
thành quả của cách mạng nhưng lại đang tìm cách xuyên tạc chống phá Đảng;
một bộ phận quần chúng nhân dân do thiếu thông tin, đã và đang bị các thế
lực thù địch và phản động lừa mị bằng những thơng tin bịa đặt như: "Đảng ta
đã thối hóa biến chất chỉ cịn là "Nhóm lợi ích", "thân Tàu", "Kỳ thị vùng


2

miền", "kỳ thị Bắc Nam", “Lãnh đạo Đảng tham nhũng”, “Đảng cộng sản
Việt Nam đang dẫn dắt dân tộc ta đi vào ngõ cụt vì áp dụng chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”… Khơng ít người đã bị chúng mua chuộc,
dụ dỗ, lôi kéo vào hoạt động chống phá cách mạng. Các tổ chức hội nhóm bất
hợp pháp dưới sự hậu thuẫn của Mỹ, EU đã dùng chiêu bài núp danh các tổ
chức xã hội dân sự, hoạt động dân chủ, nhân quyền, biểu tình yêu nước để
tiến hành các hoạt động chống phá Nhà nước ta… Vì vậy, bảo vệ Đảng, bảo
vệ chế độ, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an tồn xã hội, tạo sự ổn định
cho đất nước phát triển là nhiệm vụ vơ cùng quan trọng, mà trong đó, báo chí

đóng vai trị to lớn.
Có thể nói, trong thời gian qua, báo chí cách mạng đã có đóng góp
phần vô cùng to lớn trong việc đấu tranh bảo vệ cương lĩnh đường lối của
Đảng, tuyên truyền đến mọi người dân chủ trương chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, vạch trần âm
mưu diễn biến hịa bình tiến tới bạo loạn lật đổ mà các thế lực thù địch, phản
động âm mưu thực hiện tại Việt Nam. Đi đầu trong hoạt động này, có thể nói
đến báo Quân đ i nhân dân. Nhiều bài viết trên báo đã làm rõ âm mưu của
các thế lực thù địch tiến hành chiến tranh tâm lý phá hoại tư tưởng, nhằm lòe
bịp dư luận, kích động tâm lý chống đối chính quyền, tạo ảo tưởng về một chế
độ dân chủ, nhân quyền giả hiệu kiểu phương Tây rồi từ đó nhen nhóm “cách
mạng màu”, “cách mạng đường phố”… tại Việt Nam. Các bài viết đã góp
phần nâng cao cảnh giác của các tầng lớp nhân dân trước những thông tin
xấu, độc mà các thế lực thù địch, phản động ln tìm cách reo rắc vào Việt
Nam thông qua các phương tiện truyền thông, góp phần làm thất bại âm mưu
diễn biến hồ bình của các thế lực thù địch.
Tuy vậy, trong thời gian qua, bên cạnh nhiều thành tựu, công tác đấu
tranh phản bác các quan điểm sai trái của báo Quân đội nhân dân cũng còn


3

bộc lộ những khó khăn, bất cập nhất định. Ví dụ: Trước các thông tin xấu, độc
về nội bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các vụ việc nhạy cảm, đặc biệt là những
vụ việc liên quan đến quan hệ đối ngoại giữa Việt Nam với một số nước…, sự
ứng phó của báo đơi khi cịn chậm. Thậm chí, có những thời điểm, thông tin
xấu, độc lan tràn trên mạng xã hội, song báo Quân đội nhân dân lại chưa kịp
thời thơng tin đến bạn đọc. Bên cạnh đó, một số tin, bài về đề tài này cũng
chưa thực sự hấp dẫn cơng chúng, thậm chí cịn mang nặng tính lý luận, giáo
điều, chủ quan, áp đặt. Hình thức thơng tin cũng chưa thực sự đổi mới, nên

chưa tạo thành sức hút lớn đối với người tiếp nhận.
Nhằm đánh giá toàn diện thực trạng đấu tranh chống các quan điểm sai
trái, thù địch của báo Quân đội nhân dân, qua đó, phát huy thế mạnh, khắc
phục những mặt hạn chế, bất cập trong công tác đấu tranh phản bác các quan
điểm sai trái, thù địch của báo, góp phần nâng cao hiệu quả thông tin tuyên
truyền về vấn đề này, tác giả lựa chọn đề tài: “B o Quân đ i nhân dân với
cu c đấu tranh chốn c c quan đ ểm sa tr
n m

t ù địch hiện na ” (K ảo sát

5) làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Cho đến nay, theo tìm hiểu của tác giả, chưa có các cơng trình nghiên

cứu liên quan trực tiếp đến vấn đề báo chí với cu c đấu tranh chống các quan
đ ểm sa tr

t ù địch hiện nay. Tuy vậy, để nghiên cứu về vấn đề này, tác giả

có tham khảo một số cơng trình nghiên cứu sau đây:
- Cuốn Vữn bước trên con đườn đã c ọn (NXB Chính trị quốc gia –
Sự thật, H. 2002). Cuốn sách tập hợp nhiều bài viết của các nhà lãnh đạo
Đảng, Nhà nước, các nhà khoa học uy tín. Các vấn đề cuốn sách tập trung
nghiên cứu gồm: "Vì sao Đảng ta kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin", "Giá trị
vững bền của học thuyết mác về hình thái kinh tế xã hội" của GS,TS. Nguyễn
Phú Trọng; "Tư tưởng cơ hội dưới mọi màu sắc và cuộc đấu tranh đẩy lùi nó"


4


của GS. Lê Đức Bình; "Vững bước đi con đường xã hội chủ nghĩa" của GS.
Đặng Xuân Kỳ; "Ở nước ta, dân chủ chỉ được đảm bảo trong một nền chính
trị nhất nguyên" của GS,TS. Phạm Ngọc Quang; "Những thành tựu cơ bản về
nhân quyền ở nước ta" của PGS,TS. Hồng Vinh...
- Cuốn "Lẽ phải của chúng ta" là cuốn sách do NXB Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản năm 2004. Cuốn sách gồm 5 phần lớn: Giữ vững nền tảng tư
tưởng, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong tình hình mới; Kiên định mục
tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; Đại đoàn kết dân tộc - sức mạnh xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc; Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa; Bảo đảm dân chủ và nhân quyền trong điều kiện Việt Nam hiện nay.
- Cuốn "Phòng, chống "Diễn biến ịa bìn " trên lĩn vực chính trị và
vấn đề bảo vệ nền tản tư tưởng của Đảng hiện nay" của PGS,TS. Nguyễn Bá
Dương, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, năm 2010. Tác giả đã đưa ra một
bức tranh toàn cảnh về âm mưu thực hiện diễn biến hịa bình của các thế lực
thù địch, đồng thời nêu rõ sự cần thiết phải bảo vệ nền tảng lý luận của Đảng
trong giai đoạn hiện nay, từ đó chỉ ra những nhiệm vụ cần phải triển khai
nhằm thực hiện tốt cơng tác phịng, chống "Diễn biến hịa bình" trên mặt trận
tư tưởng.
- Cuốn "Phòng, chống" tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong cán b ,
đảng viên hiện nay" do PGS,TS. Vũ Văn Phúc chủ biên, NXB Chính trị quốc
gia – Sự thật xuất bản tháng 9 năm 2013. Cuốn sách gồm 48 bài tham luận
của các đồng chí lãnh đạo, quản lý cao cấp, các nhà khoa học, được bố trí
trong 3 phần lớn: Về "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"; thực tiễn phịng, chống"
tự diễn biến", "tự chuyển hóa”.
- Cuốn “Vai trị của b o c í tron địn

ướn dư luận xã h ” của

PGS, TS. Đỗ Chí Nghĩa (NXB Chính trị quốc gia – Sự thật, H., 2012). Trong
sách, tác giả đã nêu rõ mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại, ảnh hưởng



5

chặt chẽ giữa báo chí và dư luận xã hội. Cùng với việc giới thiệu những quan
điểm đánh giá, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước vai trò định hướng dư luận xã hội
của báo chí, tác giả nhấn mạnh, báo chí định hướng dư luận xã hội là trách
nhiệm chính trị, trách nhiệm xã hội của người làm báo, đồng thời, là thước đo
để đánh giá khả năng và hiệu quả tác động của báo chí đối với xã hội.
- Đề tài: Đấu tranh chống diễn biến hịa bình của các thế lực t ù địch
trên mặt trận tư tưởn v n óa trên địa bàn Hà N i, n i dung và giải pháp
(Đề tài của Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, 1998). Đề tài đã trình bày rõ
âm mưu, thủ đoạn diễn biến hịa bình của các thế lực thù địch, phản động, mà
trong đó, phá hoại tư tưởng, thực hiện các hoạt động tuyên truyền chiến tranh
tâm lý được chúng triển khai trên diện rộng. Các tác giả cũng đã đưa ra nhiều
giải pháp mà các đơn vị chức năng triển khai trong thời gian qua nhằm làm
thất bại âm mưu của các thế lực thù địch.
- Bài viết Hai mặt phải trái của cơn lốc công nghệ thông tin và công
t c tư tưởng hiện nay (GS.TS Phùng Hữu Phú - Tạp chí Tuyên giáo số
6/2009). Bài báo nêu rõ tác dụng quan trọng của internet đối với con người,
song cũng nhấn mạnh, đây là phương tiện mà các thế lực thù địch, phản động
triệt để lợi dụng để tán phát các nội dung thông tin xấu độc. Tác giả cũng đã
đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của internet tới
cộng đồng.
- Luận văn thạc sĩ "Đấu tranh chốn âm mưu "D ễn biến hịa bình" của
các thế lực t ù địch bảo vệ nền tản tư tưởng của Đảng hiện nay" của tác giả
Nguyễn Văn Thông, chuyên ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà
nước (Học viện Báo chí và Tuyên truyền, H, 2012). Luận văn tập trung làm rõ
âm mưu diễn biến hồ bình của các thế lực thù địch hiện nay, đồng thời, nêu
các biện pháp, cách thức để đấu tranh chống âm mưu diễn biến hồ bình của

các cấp chính quyền địa phương.


6

Như vậy, dù không trực diện bàn về vấn đề đấu tranh chống các quan
điểm sai trái, thù địch trên báo chí, nhưng các đề tài trên cũng đã ít nhiều đề
cập tới hoạt động tán phát, truyền bá các quan điểm sai trái và một số thực
tiễn về hoạt động đấu tranh phản bác của Đảng, Nhà nước ta, là cơ sở để tác
giả có thêm những kiến thức cần thiết phục vụ cho đề tài B o Quân đ i nhân
dân với cu c đấu tranh chốn c c quan đ ểm sa tr

t ù địch hiện nay. Và

như vậy, đề tài mà tác giả lựa chọn không trùng lắp với các cơng trình nghiên
cứu trước đó.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở khái lược những vấn đề lý thuyết cơ bản về đấu tranh chống
các quan điểm sai trái, thù địch trên báo chí, luận văn khảo sát, phân tích thực
trạng đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch của báo Quân đội nhân
dân trong năm 2015, luận văn rút ra những thành công, hạn chế, nguyên nhân
thành cơng, hạn chế, từ đó, tìm kiếm các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa
chất lượng đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch trên báo Quân đội
nhân dân hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn phải triển khai
những nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về vai trò, chức năng, cách
thức, yêu cầu đặt ra trong đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch

trên báo chí.
- Khảo sát, phân tích toàn diện thực trạng đấu tranh chống các quan
điểm sai trái, thù địch trên báo Quân đội nhân dân ở khía cạnh nội dung thơng
tin, hình thức và cách thức tổ chức thơng tin, từ đó, đánh giá thành cơng, hạn
chế, nguyên nhân thành công, hạn chế.


7

- Tìm kiếm các giải pháp nâng cao chất lượng công tác đấu tranh chống
các quan điểm sai trái, thù địch trên báo Quân đội nhân dân hiện nay.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thông tin trên báo Quân đội nhân
dân với cuộc đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch hiện nay. Cụ
thể, nghiên cứu chất lượng nội dung thơng tin, hình thức thơng tin, phương
thức thông tin về vấn đề đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch trên
báo Quân đội nhân dân gồm báo in và báo điện tử.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Do khơng có điều kiện khảo sát tất cả hoạt động của cơ quan báo Quân
đội nhân dân với cuộc đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch, luận
văn giới hạn phạm vi nghiên cứu là nghiên cứu hoạt động thông tin đấu tranh
chống các quan điểm sai trái, thù địch của báo trên 2 tờ: báo in Quân đ i nhân
dân và báo điện tử qdnd.vn.
Thời gian khảo sát từ tháng 01/2015 đến tháng 12/2015.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Những phương pháp chủ yếu mà học viên sử dụng trong quá trình
nghiên cứu bao gồm:
-P ươn p p n


ên cứu tài liệu:

Đọc, khảo cứu những văn bản về chủ trương, đường lối, chính sách của
Đảng, Nhà nước về vấn đề đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch
hiện nay. Ngoài ra, tác giả đọc, nghiên cứu các tài liệu về báo chí, các tài liệu
có liên quan đến vai trò, năng lực, yêu cầu của báo chí trong cơng tác thơng
tin, tun truyền đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch.


8

Nghiên cứu các tài liệu của cơ quan báo chí, đặc biệt là của báo Quân
đội nhân dân có liên quan đến nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền đấu tranh
chống các quan điểm sai trái, thù địch.
- P ươn p p t ống kê:
Tiến hành thống kê số lượng các tác phẩm trên báo in và báo điện tử
Quân đội nhân dân viết về đề tài "đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù
địch" đã được xuất bản từ tháng 01/2015 đến tháng 12/2016, làm căn cứ để
phân tích, đánh giá chung về chất lượng thông tin trong đấu tranh chống các
quan điểm sai trái, thù địch của báo Quân đội nhân dân.
- P ươn p p p ân tíc v n bản tác phẩm:
Phân tích các tác phẩm báo chí về đề tài đấu tranh chống các quan điểm
sai trái, thù địch được đăng tải trên báo in và báo điện tử Quân đội nhân dân,
ở khía cạnh nội dung, hình thức thơng tin, từ đó, khái qt thành những kết
luận mang tính khách quan, khoa học.
- P ươn p p p ỏng vấn sâu:
Phỏng vấn sâu 10 người, bao gồm: các chuyên gia nghiên cứu, cán bộ
quản lý báo chí, một số nhà báo có uy tín đã có giải thưởng báo chí, qn
nhân, độc giả thường xun của báo Qn đội nhân dân… Qua đó, tìm hiểu
những nhận xét, đánh giá của họ về chất lượng thông tin, hiệu quả đấu tranh

của báo, những đề xuất hoặc định hướng thông tin của họ về vấn đề đấu tranh
chống các quan điểm sai trái, thù địch trên báo Quân đội nhân dân…
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận
Nếu được thực hiện thành cơng, đề tài sẽ góp phần bổ sung một số kiến
thức lý thuyết cơ bản về vai trị, chức năng, những u cầu của báo chí trong
đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch, góp phần bảo vệ cương lĩnh,
đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về vấn đề này.


9

6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Luận văn có thể trở thành nguồn tham khảo cho nhà báo tại các cơ
quan báo chí Trung ương và địa phương, đặc biệt là các cơ quan báo chí thuộc
ngành Qn đội, Cơng an... trong việc tổ chức thực hiện các bài viết đấu tranh
chống các quan điểm sai trái, thù địch.
- Luận văn có thể trở thành tài liệu tham khảo cho các giảng viên, cán
bộ làm công tác giảng dạy, đào tạo, tập huấn về công tác thông tin trong lĩnh
vực này, cũng như sinh viên ngành báo chí có quan tâm.
7. Những đóng góp mới của đề tài
- Đây là đề tài đầu tiên thực hiện nhiệm vụ hệ thống hoá những kiến
thức lý thuyết có liên quan đến đấu tranh chống các quan điểm sai trái trên
báo chí, cụ thể là báo Quân đội nhân dân.
- Là đề tài đầu tiên khảo sát, phân tích, đánh giá một cách tồn diện
thực trạng đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch của báo Quân đội
nhân dân, từ đó, góp phần đưa ra những giải pháp cụ thể để nâng cao hơn nữa
chất lượng nội dung thơng tin, hình thức thông tin về vấn đề này, phù hợp nhu
cầu, năng lực tiếp nhận của công chúng và nhu cầu thông tin, tuyên truyền
của cơ quan báo chí.

- Đây cũng là đề tài đầu tiên khảo sát và chỉ ra nhu cầu, sở thích, thói
quen, xu hướng tiếp nhận thơng tin về vấn đề đấu tranh phản bác các quan
điểm sai trái của độc giả báo Quân đội nhân dân, từ đó, cung cấp thêm các
căn cứ cần thiết để nhà báo, cơ quan báo chí nâng cao chất lượng thơng tin về
đề tài đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch trên báo chí.
8. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn gồm 3 chương với các phần chính sau đây:


10

Chương 1: Lý luận cơ bản về báo chí với cuộc đấu tranh chống các
quan điểm sai trái, thù địch
Chương 2: Thực trạng đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù
địch trên báo Quân đội nhân dân
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng đấu tranh chống các quan
điểm sai trái, thù địch trên báo Quân đội nhân dân hiện nay


11

CHƢƠNG 1
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BÁO CHÍ VỚI CUỘC ĐẤU TRANH
CHỐNG CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH
1.1. Một số thuật ngữ, khái niệm liên quan đến đề tài
- Quan điểm và quan điểm sai trái, thù địch
Theo Từ đ ển tiếng Việt của NXB Đà Nẵng năm 2015:
Quan đ ểm: là điểm xuất phát quy định phương hướng suy nghĩ, cách
xem xét, đánh giá về một sự vật, sự việc nào đó. Quan điểm cịn là cách nhìn,

cách suy nghĩ, ý kiến [53, tr.1047].
Sai trái: Không đúng, không phù hợp với lẽ phải, lẽ ra không nên làm,
không nên có [53, tr.1106].
T ù địch: Kẻ ở phía đối lập, có mối hận thù một cách sâu sắc [53, tr.1259].
Trong luận văn: "Báo chí Việt Nam đấu tranh chống nhữn quan đ ểm
sai trái trong tình hình hiện nay", tác giả Hồ Thị Hồng Anh đưa ra khái niệm
về quan điểm sai trái như sau: "Quan đ ểm sai trái là nhận thức của con
n ười có cái nhìn thiên lệch, phiến diện k ôn đún vớ địn
của Đản

N

nước CHXHCN Việt Nam, gây ản

ưởn

ướn tư tưởng
t c đ ng tiêu cực

đến công cu c xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN [27, tr. 8, 9].
Còn tác giả Trần Doãn Tiến trong luận án Tiến sĩ "Phê phán các quan
đ ểm sai trái về tư tưởng chính trị trên mạng internet góp phần bảo vệ chế đ
xã h i chủ n

ĩa ở nước ta hiện nay" đã đưa ra khái niệm như sau: "Quan

đ ểm sai trái về tư tưởng chính trị là nhận thức su n ĩ t

đ phản khoa


học v đối lập với lập trường, lợi ích của giai cấp thống trị - n ườ đan đại
diện cho dân t c, cho xu thế thờ đại" [58, tr. 34].
Trên thực tế, thuật ngữ “Quan điểm sai trái, thù địch” được sử dụng
tương đồng với thuật ngữ “Luận điệu sai trái, thù địch”. Tác giả Nguyễn Hạnh


12

Nguyên trong luận văn "Báo Đảng với việc đấu tranh chống luận điệu sai trái,
thù địch" đưa ra khái niệm:
"Luận đ ệu sa tr

t ù địch là nhữn quan đ ểm sai lầm về thực tiễn

và khoa học đối lập với lập trường, lợi ích của giai cấp cơn n ân Đảng
c ng sản và nhân dân Việt Nam" [34, tr.10].
- Các thế lực thù địch
Nghị quyết số 28-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về
"Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới" đã chỉ rõ: “Những ai tôn
trọn đ c lập, chủ quyền, thiết lập và mở r ng quan hệ hữu nghị, hợp tác
bìn đẳng, cùng có lợi với Việt Nam đều l đối tác; bất kỳ thế lực nào có âm
mưu v

n đ ng chống phá mục tiêu của nước ta trong sự nghiệp xây dựng

và bảo vệ Tổ quốc đều l đố tượng. Mặt khác, trong tình hình diễn biến
nhanh chóng và phức tạp hiện nay, cần có cách nhìn biện chứng: Trong mỗi
đố tượng vẫn có thể có mặt cần tranh thủ, hợp tác; trong mỗ đối tác có thể
có mặt mâu thuẫn với lợi ích của ta cần phả đấu tranh”.
Vậy có thể khẳng định: Những tổ chức, cá nhân nào có hoạt động

chống lại Nhà nước CHXHCN Việt Nam, xâm phạm đến lợi ích hợp pháp của
tổ chức, của nhân dân, xâm phạm đến lợi ích Nhà nước và pháp luật, đó được
xem là thế lực thù địch.
Từ đó, tác giả xin đưa ra quan niệm như sau:
"Quan đ ểm sa tr

t ù địch là những quan đ ểm, luận đ ệu xảo trá,

gian dối của các thế lực t ù địch, nhằm xuyên tạc đường lối chính sách của
Đảng, pháp luật của N

nước, phá hoại lợi ích của nhân dân Việt Nam".

- Đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch
Có thể nói khái niệm “đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch”
là xuất phát từ khái niệm "Diễn biến hồ bình". Diễn biến hồ bình là chiến
lược cơ bản của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch nhằm lật đổ chế độ


13

chính trị - xã hội của các nước tiến bộ, trước hết là các nước xã hội chủ nghĩa
và các nước không tuân theo sự lãnh đạo của chúng từ bên trong bằng biện
pháp phi quân sự.
Trong chiến lược này, tấn cơng trên mặt trận tư tưởng, văn hóa được
chúng coi là “mũi đột phá”, hòng làm tan rã niềm tin, gây hỗn loạn về lý luận
và tư tưởng, tạo ra “những khoảng trống” để dần đưa hệ tư tưởng tư sản thâm
nhập cán bộ, đảng viên và nhân dân, từng bước chuyển hóa, xóa bỏ hệ tư
tưởng xã hội chủ nghĩa. Và vì vậy "Đấu tranh chống quan điểm sai trái, thù
địch" là nhiệm vụ quan trọng trong công tác tư tưởng hiện nay". Cuộc đấu

tranh chống quan điểm sai trái, thù địch thực chất là cuộc đấu tranh giữa hai ý
thức hệ xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa; là cuộc đấu tranh lâu dài, phức
tạp và ngày càng diễn ra quyết liệt.
Theo Từ đ ển tiếng Việt của NXB Đà Nẵng năm 2015, đấu tranh có
nghĩa là dùng sức mạnh để chống lại hay diệt trừ hoặc bảo vệ hoặc hay giành
lấy [53, tr.409]. Cũng theo cuốn từ điển này thì “đấu tran tư tưởng là hình
thái đấu tranh giai cấp trên lĩnh vực tư tưởng; cuộc đấu tranh khắc phục
những tư tưởng không đúng bằng phê bình và tự phê bình” [53, tr. 409].
Vậy đấu tranh chống các quan đ ểm sa tr

t ù địch tức là cu c đấu

tran trên lĩn vực tư tưởng, lý luận, nhằm bảo vệ những nền tảng lý luận
cách mạng, tiên tiến, khoa học, giữ vững giá trị hệ lý luận Mác-Lê N n tư
tưởng Hồ Chí Minh, phê phán nhữn tư tưởn quan đ ểm sai trái, gian dối,
phi khoa học của các thế lực t ù địch, phản đ n âm mưu p

oại cách

mạng Việt Nam.
1.2. Nhận diện các quan điểm sai trái, thù địch
Trong bài viết “Các dạng quan điểm sai trái, thù địch” đăng trên Tạp
chí Thơng tấn xã Việt Nam ngày 13/12/2013, GS.TS.Vũ Văn Hiền, Phó Chủ
tịch Hội đồng Lý luận Trung ương đã nêu một số nội dung của quan điểm sai


14

trái, thù địch gồm: Tấn công vào nền tản tư tưởng của Đảng CSVN là chủ
n ĩa Mác - Lê n n tư tưởng Hồ Chí Minh; Xuyên tạc đường lối chính sách

của Đảng, N

nước; Phủ nhận vai trị của Đảng C ng sản; Lợi dụng tự do

dân chủ” n ân qu ền để xuyên tạc và can thiệp vào công việc n i b của Việt
Nam; Bôi nhọ, xúc phạm lãnh tụ lãn đạo Đảng, xuyên tạc, chia rẽ n i b .
Xuất phát từ tính hợp lý của việc xác định các nội dung của quan điểm
sai trái, thù địch của tác giả bài viết, trong luận văn này chúng tôi xin được
làm sáng rõ hơn các nội dung được nêu. Xin trình bày cụ thể như sau:
1.2.1. Xuyên tạc, tấn công vào chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hờ
Chí Minh
Các thế lực thù địch đưa ra những luận điệu nhằm bác bỏ chủ nghĩa
Mác- Lênin như cho rằng: du nhập chủ n ĩa Mác-Lênin vào Việt Nam là m t
sai lầm lịch sử, chỉ đưa đến tai họa vì chủ n ĩa Mác-Lên n l tư tưởng ngoại
lai, xa lạ với truyền thống dân t c, hay “lý luận Mác-Lênin chỉ giải quyết vấn
đề đấu tranh giai cấp cịn tư tưởng Hồ Chí Minh giải quyết đấu tranh dân t c
thuần túy, không thể p đặt mẫu học thuyết Mác-Lênin vào Việt Nam, nhất là
trong hoàn cảnh kinh tế thị trường”. Chúng phủ định các nguyên lý cơ bản
của chủ nghĩa Mác-Lênin, cho rằng hình thái kinh tế xã hội chỉ là một lý
thuyết về CNXH không tưởng, không bao giờ thực hiện được, sự sụp đổ
CNXH ở Đông Âu, Liên Xô là một tất yếu, dự báo trước. Chúng cho rằng
CNXH đặt xã hội lên trên cá nhân chỉ là đề cao một số người đang nắm quyền
trong xã hội đó; cho rằng học thuyết Mác-Lênin chỉ phù hợp với thế kỷ XIX,
chỉ phù hợp với một chừng mực nào đó với trình độ, lực lượng sản xuất và
văn hóa Nga, khơng phù hợp với thế kỷ này, với nước ta, từ đó cho rằng chủ
nghĩa Mác-Lênin lỗi thời ở Việt Nam.
Chúng tung ra luận điệu "Việt Nam đang bế tắc khơng chỉ về kinh tế
mà cịn về tinh thần. Khơng ai cịn tin vào chủ nghĩa Mác nữa, ngay cả Bộ



15

Chính trị". Đồng thời, chúng xuyên tạc chủ nghĩa Mác-Lênin, đưa ra các luận
điệu "đấu tranh giai cấp", "tập trung dân chủ" là cổ vũ cho bạo lực, cho chiến
tranh, cho độc quyền, độc đốn, thủ tiêu dân chủ, khơng phù hợp với xu thế
thời đại, do đó khơng thể thúc đẩy xã hội phát triển. (Bùi Tín, Mặt thật, (1993)
– Phần 1 – Các Mác và CNMác; Lênin, ông ở nước Nga…)
Một số quan điểm khác phủ nhận con đường phát triển đất nước theo
hướng XHCN lại viện dẫn cơ sở lý luận phương pháp luận Mác xít về q
trình vận động của lịch sử như một dịng chảy lịch sử tự nhiên. Những người
cơ hội trước kia đã từng giáo điều trong việc nhận thức về sự thối nát, giãy
chết của chủ nghĩa tư bản, thì bây giờ họ lại ấu trĩ cho rằng thế giới tư bản chủ
nghĩa ngày nay tồn những nước tư bản có nền cơng nghệ phát triển cao, tồn
những con rồng, con hổ; rằng con đường tư bản đưa dân tộc đến tương lai
tươi sáng. Họ ngụy biện rằng không nhất thiết phải theo chủ nghĩa MácLênin, xây dựng CNXH, không nhất thiết phải chịu sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản thì đất nước mới phát triển. Từ đó vội vàng đi đến kết luận rằng
CNXH chỉ là m t lý thuyết của m t học thuyết c ưa được chứng thực, nếu có
thì chỉ mới có sự chứng thực của sự thất bạ v đổ vỡ. Bên cạnh đó chúng cịn
phủ định tư tưởng Hồ Chí Minh, cho rằng Hồ Chí Minh du nhập chủ n ĩa
Mác-Lênin với học thuyết đấu tranh giai cấp gây ra cảnh "nồi da nấu thịt"
suốt mấy chục n m; cho rằng Hồ Chí Minh chỉ l n ười dân t c chủ n ĩa
lấy chủ n ĩa M c-Lên n l m p ươn t ện; đưa c ủ n ĩa M c-Lênin vào
Việt Nam là m t sai lầm lịch sử...(Sơn N ị - Dối trá (3/3/2015), trang web
tuongtri.com)
1.2.2. Xuyên tạc, vu cáo chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng,
pháp luật của Nhà nước
Các thế lực thù địch tấn công vào đường lối của Đảng, cho rằng không
thể làm trái qui luật bỏ qua chế đ tư bản mà là phát triển chủ n

ĩa tư bản



16

dưới sự lãn đạo của Đảng, giải quyết các vấn đề xã h i ở chừng mực nào
đó t eo c ủ n ĩa xã
ướng xã h i chủ n

i dân chủ. Các thế lực thù địch rêu rao rằng, nêu định
ĩa sẽ không thực hiện được đạ đo n kết dân t c, sẽ bị

cô lập trên trường quốc tế, nên

c địn

ướng xã h i chủ n ĩa lại. Chúng

rêu rao rằng Đảng C ng sản Việt Nam đã c ọn con đường sai, khơng thể có
chủ n ĩa xã

i.

Về đối ngoại, Đảng và Nhà nước Việt Nam tiếp tục kiên trì thực hiện
đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hoá quan
hệ quốc tế, chủ động hội nhập quốc tế với phương châm “Việt Nam sẵn sàng là
bạn v l đối tác tin cậy của tất cả c c nước trong c n đồng thế giới phấn đấu
vì o bìn

đ c lập và phát triển.". Trên cơ sở đường lối đối ngoại đó, Việt


Nam chủ trương mở rộng quan hệ hợp tác nhiều mặt, song phương và đa
phương với các nước và vùng lãnh thổ, trong đó ưu tiên cho việc phát triển
quan hệ với các nước láng giềng và khu vực, với các nước và trung tâm chính
trị, kinh tế quốc tế lớn, các tổ chức quốc tế và khu vực trên cơ sở những nguyên
tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc. Về vấn đề
biển Đông, Đảng và Nhà nước ta đưa ra quan điểm chỉ đạo đó là: ứng phó một
cách kiên quyết, bền bỉ, linh hoạt, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhằm giữ được
chủ quyền của ta, mơi trường hịa bình, ổn định để phát triển đất nước vừa duy
trì được cục diện quan hệ với Trung Quốc. Mặt khác, tiếp tục chủ động, kiên trì
đẩy mạnh đồng bộ đấu tranh trên thực địa, đấu tranh ngoại giao, công tác thông
tin tuyên truyền và đấu tranh dư luận tăng cường sự đồn kết, nhất trí trong
Đảng và trong nhân dân; đồng thời tranh thủ cao nhất sự ủng hộ quốc tế đối với
chủ quyền lãnh thổ của ta, lập trường chính nghĩa của ta.
Tuy nhiên các thế lực thù địch, phản động lại tìm mọi cách xuyên tạc
đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, cho rằng chính sách này của
Đảng và Nhà nước ta là c ín s c đu dâ

ữa Mỹ và Trung Quốc, ép ta phải


17

áp dụng chính sách “bài Trung”, “thân Mỹ”, cho rằng chỉ có như vậy ta mới có
thể bảo vệ được chủ quyền biển đảo… Chúng ra sức kích động xuyên tạc, cho
rằng cộng sản Việt Nam đã dâng biển, dâng đảo cho Trung Quốc, kêu gọi
xuống đường biểu tình trái phép và kích động các hoạt động bạo loạn, lật đổ…
1.2.3. Phủ nhận vai trị, cơng lao của Đảng Cợng sản, địi xố bỏ vai
trị lãnh đạo của Đảng Cợng sản Việt Nam
Các thế lực thù địch tìm cách tấn cơng vào vai trị lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam, phê phán, phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng, địi xóa bỏ

Điều 4 của Hiến pháp 2013, đổ lỗi tình trạng khủng hoảng và đói nghèo ở
nước ta là hậu quả của chính sách cai trị độc tài dựa trên chủ nghĩa Mác-Lênin
mà Đảng Cộng sản áp đặt trên đất nước Việt Nam. Các thế lực chống cộng
tập trung đánh vào các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng, đặc biệt là vào
nguyên tắc tập trung dân chủ. Bằng việc vu cáo Đảng Cộng sản chiếm quyền
của dân, vi phạm dân chủ, nhân quyền, "độc đoán, đảng trị", thực hiện sự
chuyên chính của một đảng, sự thống trị quan liêu của giới thượng lưu, chúng
đối lập Đảng với Nhà nước, đối lập Đảng, Nhà nước với nhân dân.
Các thế lực thù địch ra sức phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam và bôi nhọ lãnh đạo Đảng. Chúng cho rằng Đảng có nhiều sai lầm
trong quá khứ, cho dù trong quá khứ có làm nhiều t n tíc t ì đến thờ đại
mớ đã ết vai trị lịch sử k ơn đủ khả n n để lãn đạo đất nước. Chúng
phản bác quan điểm, cương lĩnh của Đảng, địi xóa bỏ vai trị lãnh đạo của
Đảng, đòi "từ bỏ độc quyền lãnh đạo là vấn đề căn bản vì đó là then chốt của
chế độ dân chủ". Chúng xuyên tạc Thành quả cách mạng Tháng Tám là thành
quả ca đắng. Chính quyền về ta n ân dân n an c ón rơ v o ta Đảng
c ng sản dù k ơn có Đảng C ng sản, nhiều thu c địa đã

n được đ c lập

mà ít tốn xươn m u Sự hao tổn xươn m u của dân t c l do Đảng c ng sản
gây ra. Chúng vu cáo cu c kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta là


18

cu c n i chiến quân đ i ta là nhữn n ườ lín đ n t uê của các thế lực hiếu
chiến. Bơi nhọ lịch sử chính là một thủ đoạn phá hoại về tư tưởng, làm mất
lòng tin. Tất cả các mũi tấn công trên đều nhằm vào phát triển mầm mống các
nhân tố chống chủ nghĩa xã hội, thúc đẩy sự hình thành xã hội dưới tác động

của hàng hóa, nguồn vốn phương Tây, hình thành tâm lý sùng bái đồng dollar,
lôi kéo thêm lực lượng cán bộ, đảng viên có quan điểm sai trái.
Chúng xuyên tạc rằng, trong n i b Đảng vẫn duy trì cái gọi là chế đ
tập trung dân chủ, mà hầu hết c c Đảng C ng sản trên thế giớ đã từ bỏ, vì
thế, thực chất, sự tập trung quyền lực bao giờ cũn đưa tới chỗ triệt tiêu dân
chủ. Nhiều lắm thì dân chủ cũng chỉ trở t n đồ rởm, chỉ có tác dụng trang
trí cho sự tập trung quyền lực đị xóa bỏ Điều 4 trong Hiến pháp. Với luận
điệu: "Đảng là cản trở của nền dân chủ", nên chúng kiến nghị đổi mới phương
thức lãnh đạo của Đảng theo hướng "Đảng chỉ nên lãnh đạo tư tưởng, đạo
đức, lối sống và định hướng chung chung", "không lãnh đạo kinh tế, văn hóa,
khơng lãnh đạo lực lượng vũ trang" vì đó là cơng việc của nhà nước. Bài
“C c dạn quan đ ểm sa tr
Phó Chủ tịch H

t ù địc ” của

o sư t ến sỹ Vũ V n

ền,

đồng Lý luận Trun ươn , TTXVN 13/12/2013 [25]). Đây là

thủ đoạn dọn đường cho sự hình thành tư tưởng đa ngun chính trị, phi chính
trị hóa qn đội để vơ hiệu hóa vai trị lãnh đạo của Đảng.
1.2.4. Lợi dụng chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” để xuyên tạc, vu
cáo, nhằm can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam
Mỹ và một số nước Phương Tây đưa ra những chiêu bài "nhân quyền
cao hơn chủ quyền, nhân quyền không biên giới, vấn đề nhân quyền về bản
chất không cịn được coi là cơng việc thuộc nội bộ của một quốc gia” ( Bài
phát biểu trong Hội nghị Nhân quyền Vienna 1993 – ông Butros Ghali – Tổng

thư ký Liên hiệp quốc)
Một số đối tượng lá mặt, lá trái, cơ hội chính trị, số phần tử bất mãn,
cực đoan quá khích đang sống, làm việc, thụ hưởng những thành quả cách


×