Tải bản đầy đủ (.pdf) (197 trang)

Vận dụng tư tưởng hồ chí minh trong giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên các trường đại học ở hà nội hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 197 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

ĐỖ MINH TUẤN

VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG
GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO SINH VIÊN
CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC Ở HÀ NỘI HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

HÀ NỘI - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

ĐỖ MINH TUẤN

VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG
GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO SINH VIÊN
CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC Ở HÀ NỘI HIỆN NAY
Ngành: Chính trị học


Chun ngành: Cơng tác tƣ tƣởng
Mã số: 62 31 02 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. Dƣơng Xuân Ngọc

PGS.TS. Nguyễn Viết Thông

HÀ NỘI - 2016


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, dƣới sự
hƣớng dẫn của GS.TS. Dƣơng Xuân Ngọc và PGS.TS. Nguyễn Viết Thông.
Các số liệu trong luận án trung thực, đảm bảo tính khách quan. Các tài liệu
tham khảo có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả luận án

Đỗ Minh Tuấn

năm 2016



ii

LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Dƣơng Xuân Ngọc và
PGS.TS. Nguyễn Viết Thông, những ngƣời đã tận tâm hƣớng dẫn, giúp đỡ
tôi trong suốt q trình thực hiện luận án.
Tơi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Lƣơng Khắc Hiếu, PGS.TS. Phạm
Huy Kỳ, PGS.TS. Hoàng Quốc Bảo, TS. Lƣơng Ngọc Vĩnh và tập thể cán bộ,
giảng viên khoa Tuyên truyền đã giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện
thuận lợi để tơi hồn thành nhiệm vụ nghiên cứu sinh.
Tôi xin gửi lời tri ân sự động viên, khích lệ, ủng hộ nhiệt tình của gia
đình, ngƣời thân, bạn bè và đồng nghiệp trong thời gian thực hiện luận án.
Xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả luận án

Đỗ Minh Tuấn


iii

DANH MỤC CÁC CHỮVIẾT TẮT

BCHTW

Ban Chấp hành Trung ƣơng

BGD&ĐT

Bộ Giáo dục và Đào tạo


CNH, HĐH

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

CNMLN

Chủ nghĩa Mác - Lênin

CNTB

Chủ nghĩa tƣ bản

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

CTQG

Chính trị quốc gia

ĐCSVN

Đảng Cộng sản Việt Nam

DBHB

Diễn biến hịa bình

KH - CN


Khoa học - công nghệ

KT - XH

Kinh tế - xã hội

LLCT

Lý luận chính trị

Nxb

Nhà xuất bản

TTHCM

Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


iv

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC CHỮVIẾT TẮT ..................................................................... iii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ .......................................................................................... vi
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1
2. Mục đích, nhiệm vụ của luận án ................................................................ 4
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của luận án .............................................. 4
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phƣơng pháp nghiên cứu ................................ 5
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án .................................................... 6
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án ................................................... 6
7. Kết cấu của luận án .................................................................................... 7
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .................................................................................................. 8
1.1. Các cơng trình nghiên cứu về giáo dục lý luận chính trị ........................ 8
1.2. Các cơng trình nghiên cứu tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về giáo dục lý luận
chính trị và vận dụng trong giáo dục lý luận chính trị ................................ 22
1.3. Đánh giá kết quả của các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu .................................................... 25
Tiểu kết chƣơng 1 ................................................................................................... 28
Chƣơng 2: TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH
TRỊ - CƠ SỞ LÝ LUẬN TRONG GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO
SINH VIÊN CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HIỆN NAY......................................... 29
2.1. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về giáo dục lý luận chính trị ........................... 29
2.2. Sự cần thiết và yêu cầu vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh trong giáo
dục lý luận chính trị cho sinh viên hiện nay ................................................ 53


v

2.3. Những yếu tố tác động đến việc giáo dục lý luận chính trị cho sinh
viêc các trƣờng đại học ở Hà Nội trên cơ sở vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí
Minh ............................................................................................................. 64

Tiểu kết chƣơng 2 ................................................................................................... 70
Chƣơng 3: GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO SINH VIÊN CÁC
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Ở HÀ NỘI TRÊN CƠ SỞ VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG
HỒ CHÍ MINH THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA .................. 71
3.1. Các trƣờng đại học ở Hà Nội và việc giáo dục lý luận chính trị cho
sinh viên các trƣờng đại học ở Hà Nội ........................................................ 71
3.2. Thực trạng việc giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên các trƣờng
đại học ở Hà Nội trên cơ sở vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh .................... 76
3.3. Những vấn đề đặt ra trong giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên các
trƣờng đại học ở Hà Nội trên cơ sở vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh ...... 111
Tiểu kết chƣơng 3 ................................................................................................. 119
Chƣơng 4: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG GIÁO
DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO SINH VIÊN CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC
Ở HÀ NỘI TRÊN CƠ SỞ VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH ........ 120
4.1. Phƣơng hƣớng tăng cƣờng giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên
các trƣờng đại học ở Hà Nội trên cơ sở vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh 120
4.2. Giải pháp tăng cƣờng giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên các
trƣờng đại học ở Hà Nội trên cơ sở vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh ...... 125
4.3. Kiến nghị nhằm tăng cƣờng giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên
các trƣờng đại học ở Hà Nội trên cơ sở vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh 150
Tiểu kết chƣơng 4 ................................................................................................. 155
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 156
DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 158
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................ 159
PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Đánh giá về nội dung, chƣơng trình đào tạo LLCT ................... 82
Biểu đồ 3.2. Trình độ chun mơn của giảng viên LLCT .............................. 83
Biểu đồ 3.3: Thời gian tham gia giảng dạy LLCT của giảng viên ................. 84
Biểu đồ 3.4: Phƣơng pháp giáo dục LLCT hiệu quả ...................................... 85
Biểu đồ 3.5: Hình thức đánh giá kết quả học tập LLCT có hiệu quả ............. 86
Biểu đồ 3.6: Kết quả học tập trung bình các môn LLCT của sinh viên ......... 88
Biểu đồ 3.7: Thế giới quan khoa học và nhân sinh quan cách mạng của sinh
viên .................................................................................................................. 89
Biểu đồ 3.8: Đạo đức cách mạng và lý tƣởng cách mạng của sinh viên ........ 90
Biểu đồ 3.9: Mức độ sử dụng phƣơng pháp giảng dạy tích cực và phƣơng
tiện hiện đại ................................................................................................... 102
Biểu đồ 4.1: Đánh giá về nội dung chƣơng trình giáo dục LLCT ................ 128


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ vĩ đại của Đảng và nhân dân ta. Trong
lĩnh vực giáo dục LLCT, Ngƣời không chỉ là nhà lý luận, nhà tổ chức mà còn
là ngƣời thầy vĩ đại. Ngƣời trực tiếp mở và giảng dạy các lớp LLCT đầu tiên
của Đảng. Hồ Chí Minh đã rút ra những nguyên lý về giáo dục LLCT và
chính Ngƣời đã thực hành nhuần nhuyễn những nguyên lý ấy trong thực tiễn
hoạt động cách mạng. Ngay từ khi chuẩn bị thành lập Đảng, Hồ Chí Minh vận
dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin phù hợp đặc điểm tâm lý, trình độ, văn
hố ngƣời Việt. Với từng đối tƣợng khác nhau, từ cán bộ cao cấp đến cán bộ
sơ cấp, từ trí thức đến lao động phổ thơng… Hồ Chí Minh đều tìm ra những
nội dung, hình thức và phƣơng pháp giáo dục LLCT phù hợp giúp mọi ngƣời
dễ hiểu, dễ nhớ và dễ thực hành. Đó là cách làm hoàn toàn khác với kiểu giáo
dục LLCT giáo điều, xơ cứng, kinh viện. TTHCM về giáo dục LLCT là kết

quả của sự nghiên cứu sâu sắc LLCT, đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn hoạt
động lý luận phong phú của Ngƣời. Đó chính là cơ sở lý luận nền tảng cho
đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, trong đó có giáo dục LLCT.
Giáo dục LLCT cho sinh viên các trƣờng đại học là công việc rất quan
trọng, nhằm hình thành thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng,
phƣơng pháp luận biện chứng và khả năng vận dụng những nguyên lý, quy
luật của LLCT, quan điểm, đƣờng lối của Đảng vào thực tiễn cho sinh viên,
góp phần xây dựng đội ngũ trí thức vừa “hồng” vừa “chuyên” đáp ứng yêu
cầu thời kỳ hội nhập và phát triển hiện nay ở nƣớc ta.
Trong những năm qua, Đảng, Nhà nƣớc và các trƣờng đại học đã luôn
qua tâm đến giáo dục LLCT cho sinh viên trên cơ sở vận dụng TTHCM về
giáo dục LLCT và đã đạt đƣợc những thành tựu quan trọng. Giáo dục LLCT đã
góp phần vào việc hình thành “bản sắc” Việt Nam về tƣ duy lý luận thơng qua
kế thừa có chọn lọc tinh hoa trí tuệ của dân tộc và sức mạnh của thời đại, là sự
phổ biến thế giới quan, phƣơng pháp luận và nhân sinh quan tiên tiến, quan


2

điểm, đƣờng lối khoa học và cách mạng của Đảng đến đội ngũ sinh viên những
ngƣời đang và sẽ đóng vai trò tiên phong trong việc xây dựng và bảo vệ đất
nƣớc, hƣớng đến mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh. Thành quả đáng trân trọng của đội ngũ giảng viên LLCT là bám sát các
điểm nóng của thực tiễn xã hội, đào sâu các vấn đề lý luận, thƣờng xun tìm
tịi, đổi mới phƣơng pháp, chƣơng trình, giáo trình, nội dung giảng dạy phù hợp
với điều kiện thực tiễn. Việc học tập LLCT trong các trƣờng đại học bƣớc đầu
có những chuyển biến tích cực; ngƣời học không chỉ thụ động tiếp thu bài
giảng, mà tham gia vào q trình tƣơng tác tích cực với giảng viên, thể hiện tƣ
duy phê phán, sáng tạo trong việc tiếp nhận và xử lý thông tin, đồng thời bày tỏ
sự quan tâm thƣờng xuyên đến những biến đổi của thực tiễn xã hội, của thế

giới và Việt Nam, qua đó nâng cao trách nhiệm cơng dân của mình.
Bên cạnh những thành quả đáng khích lệ, giáo dục LLCT cho sinh viên
các trƣờng đại học trên cơ sở vận dụng TTHCM vẫn cịn khơng ít hạn chế,
khuyết điểm.
Về giảng dạy các môn LLCT, những hạn chế, khuyết điểm đã bộc lộ
ngày càng rõ trong cơ cấu chƣơng trình, giáo trình và nội dung bài giảng, nhất
là phần liên quan đến các mơn khoa học Mác - Lênin. Giáo trình “tích hợp”
các mơn khoa học Mác - Lênin (Triết học, Kinh tế chính trị học, Chủ nghĩa xã
hội khoa học) thành môn“Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin”, tuy đáp ứng về mặt hình thức nhu cầu giảm tải trong cơ cấu chƣơng
trình đào tạo tại các trƣờng đại học, song lại làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn,
bất cập. Nhiều nội dung trong môn Đƣờng lối cách mạng của ĐCSVN và
TTHCM cịn thiên về tính giáo huấn, chƣa thể hiện đƣợc các mặt sống động,
gắn liền với lịch sử Việt Nam hiện đại, các giai đoạn và các vấn đề của
TTHCM chƣa kịp thời cập nhật những nội dung thiết thực, những vấn đề mới
phát sinh trong thực tiễn xã hội và trong nhận thức. Các giáo trình, chƣơng
trình chƣa đƣợc “cá biệt hóa” theo từng khối ngành đào tạo, dẫn đến tình
trạng chung chung, nhàm chán, thiếu hiệu quả trong giảng dạy, học tập. Công


3

tác bồi dƣỡng đội ngũ giảng viên, tổ chức đào tạo chuyên ngành chƣa đƣợc
đầu tƣ đúng mức, việc chuẩn hóa đội ngũ cịn nhiều bất cập.
Về học tập các mơn LLCT, tình trạng xem nhẹ các mơn LLCT, quan
niệm “học cho qua, học để đối phó” chứ khơng vì nhu cầu bồi dƣỡng thế giới
quan và phƣơng pháp luận khoa học vẫn còn diễn ra khá phổ biến ở một bộ
phận sinh viên.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm BCHTW khóa X đánh giá: “Chƣơng
trình, nội dung, phƣơng pháp giáo dục lý luận chính trị trong nhà trƣờng chậm
đổi mới, chƣa theo kịp trình độ phát triển và yêu cầu xã hội” [53; 37].

Những hạn chế, khuyết điểm trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân,
trong đó có nguyên nhân rất cơ bản là thiếu sự nghiên cứu một cách sâu sắc,
toàn diện những giá trị TTHCM về giáo dục LLCT từ đó vận dụng phù hợp
với tình hình thực tế hiện nay.
Đối diện với thời cuộc mới với cả thời cơ và thách thức, công tác giáo
dục LLCT cho sinh viên của Đảng trên cơ sở vận dụng TTHCM cần đƣợc
tăng cƣờng hơn bao giờ hết, nhằm tạo nên những lớp ngƣời chủ tƣơng lai của
nƣớc nhà vừa “hồng” vừa “chuyên” đáp ứng yêu cầu thời kỳ hội nhập quốc tế,
thực hiện thành công công cuộc đổi mới, sớm đƣa nƣớc ta trở thành nƣớc
công nghiệp theo hƣớng hiện đại.
Tuy vậy, cho đến nay đề tài nghiên cứu có tính chuyên khảo dƣới dạng
vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về giáo dục LLCT cho sinh viên, nhất là sinh
viên các trƣờng đại học ở Hà Nội còn thiếu vắng. Vì vậy, tơi chọn vấn đề:
“Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong giáo dục lý luận chính trị cho sinh
viên các trường đại học ở Hà Nội hiện nay”làm luận án tiến sĩ Chính trị học,
chun ngành Cơng tác tƣ tƣởng.


4

2. Mục đích, nhiệm vụ của luận án
2.1. Mục đích
Trên cơ sở làm rõ nội dung TTHCM về giáo dục LLCT và những vấn
đề lý luận của việc vận dụng TTHCM trong giáo dục LLCT cho sinh viên các
trƣờng đại học ở Hà Nội, luận án tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng việc
giáo dục LLCT cho sinh viên các trƣờng đại học ở Hà Nội trên cơ sở vận dụng
TTHCM, từ đó, đề xuất phƣơng hƣớng, giải pháp nhằm tăng cƣờng giáo dục
LLCT cho sinh viên các trƣờng đại học ở Hà Nội trên cơ sở vận dụng
TTHCM.
2.2. Nhiệm vụ

- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, chỉ ra
những vấn đề đã đƣợc nghiên cứu, xác định những vấn đề luận án tập trung
nghiên cứu.
- Nghiên cứu làm sáng tỏ nội dung TTHCM về giáo dục LLCT, những
vấn đề lý luận trong giáo dục LLCT cho sinh viên các trƣờng đại học trên cơ
sở vận dụng TTHCM.
- Đánh giá thực trạng, phân tích những yếu tố tác động và những vấn đề
đặt ra trong giáo dục LLCT cho sinh viên các trƣờng đại học ở Hà Nội trên cơ
sở vận dụng TTHCM.
- Xác định phƣơng hƣớng, đề xuất những giải pháp và những kiến nghị
cơ bản nhằm tăng cƣờng giáo dục LLCT cho sinh viên các trƣờng đại học ở
Hà Nội trên cơ sở vận dụng TTHCM.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Với đề tài: “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong giáo dục lý luận
chính trị cho sinh viên các trường đại học ở Hà Nội hiện nay” có nhiều giác
độ tiếp cận, trong đó có Hồ Chí Minh học và Chính trị học. Luận án tiếp cận
dƣới góc độ Chính trị học, chuyên ngành Công tác tƣ tƣởng, bởi vậy, vận
dụng TTHCM trong giáo dục LLCT chính là nghiên cứu làm rõ triết lý,


5

nguyên tắc, phƣơng châm, nội dung, phƣơng thức, hiệu quả giáo dục LLCT
trong TTHCM nhằm xác định khung lý thuyết mà trọng tâm là xác định bộ
tiêu chí về giáo dục LLCT cho sinh viên làm cơ sở để khảo sát, đánh giá thực
trạng và đề xuất phƣơng hƣớng và giải pháp cho việc tăng cƣờng giáo dục
LLCT cho sinh viên các trƣờng đại học hiện nay. Chính vì vậy, luận án xác
định: Giáo dục LLCT cho sinh viên các trƣờng đại học ở Hà Nội trên cơ sở
vận dụng TTHCM về giáo dục LLCT là đối tƣợng nghiên cứu.

3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung khoa học: Phạm vi nội dung khoa học luận án là: Giáo
dục LLCT cho sinh viên các trƣờng đại học ở Hà Nội trên cơ sở vận dụng
TTHCM về giáo dục LLCT.
- Về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu việc giáo dục LLCT cho
sinh viên khối các trƣờng đại học không chuyên ngành Mác-Lênin, tƣ tƣởng
Hồ Chí Minh ở Hà Nội, các trƣờng chỉ giảng dạy 3 mơn lý luận chính trị:
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- lênin; Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh;
Đƣờng lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, bao gồm:
+ Khối trƣờng Kinh tế - Kỹ thuật: Đại học Công nghiệp Hà Nội, Đại
học Thƣơng mại;
+ Khối trƣờng Khoa học xã hội và nhân văn: Đại học Quốc gia Hà Nội;
Học viện Báo chí và Tuyên truyền;
+ Khối trƣờng thuộc lực lƣợng vũ trang: Học viện Cảnh sát Nhân dân,
Học viện Kỹ thuật Quân sự.
- Về thời gian: luận án khảo sát việc giáo dục LLCT cho sinh viên các
khối các trƣờng đại học ở Hà Nội từ năm 2008 đến nay.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận, thực tiễn
- Luận án dựa trên những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật,


6

của Nhà nƣớc, của Bộ Giáo dục và Đào tạo về giáo dục LLCT. Đồng thời tiếp
thu, kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu các cơng trình khoa học có liên
quan đến đề tài luận án.
- Luận án đƣợc nghiên cứu dựa trên cơ sở thực tiễn việc giáo dục
LLCT cho sinh viên các trƣờng đại học đóng trên địa bàn Hà Nội.

4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở thế giới quan, phƣơng pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác Lênin, luận án sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu: phƣơng pháp lơgíc,
phƣơng pháp lịch sử, phƣơng pháp phân tích - tổng hợp, điều tra, khảo sát
chọn mẫu, hệ thống hoá, khái quát hoá, các phƣơng pháp của công tác tƣ
tƣởng, tâm lý học, giáo dục học và xã hội học nhƣ: hệ thống - cấu trúc,
chuyên gia, tổng kết thực tiễn, thống kê, so sánh, thu thập thơng tin…
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Luận án góp phần làm sáng tỏ giá trị bền vững trong TTHCM về giáo
dục LLCT, giáo dục LLCT cho sinh viên các trƣờng đại học.
- Làm rõ cơ sở lý luận của việc giáo dục LLCT cho sinh viên các
trƣờng đại học trên cơ sở vận dụng TTHCM về giáo dục LLCT.
- Đề xuất phƣơng hƣớng và các nhóm giải pháp có tính khả thi cao
nhằm tăng cƣờng giáo dục LLCT cho sinh viên các trƣờng đại học trên cơ sở
vận dụng TTHCM về giáo dục LLCT. Từ đó, góp phần nâng cao chất lƣợng
giáo dục đại học, đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao đáp ứng yêu cầu của
thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH, hội nhập và phát triển bền vững đất
nƣớc.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ cung cấp luận cứ khoa học về lý
luận cho việc tăng cƣờng giáo dục LLCT cho sinh viên các trƣờng đại học
trên cơ sở vận dụng TTHCM về giáo dục LLCT.


7

- Khuyến nghị sửa đổi, bổ sung những cơ chế còn bất cập hiện nay về
quản lý giáo dục LLCT trong các trƣờng đại học.
- Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ đƣợc chuyển giao trực tiếp cho
Ban Tuyên giáo Trung ƣơng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ
Giáo dục và Đào tạo và những cơ quan có liên quan.

7. Kết cấu của luận án
Ngồi phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần
phụ lục luận án đƣợc kết cấu thành 4 chƣơng, 12 tiết.


8

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Những năm qua, việc vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về giáo dục LLCT
đã đƣợc đề cập trong nhiều nghị quyết của Đảng; văn bản, quyết định của Chính
phủ, của BGD&ĐT nhằm nâng cao chất lƣợng, hiệu quả giáo dục LLCT trong
hệ thống giáo dục quốc dân. Hàng trăm cơng trình (kỷ yếu hội thảo, luận án, bài
viết trên các tạp chí và nhất là các cuốn sách) viết về vấn đề này ở những góc độ,
khía cạnh khác nhau tập trung ở một số hƣớng nghiên cứu cơ bản sau đây:
1.1. Các cơng trình nghiên cứu về giáo dục lý luận chính trị
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu về giáo dục lý luận chính trị của
các tác giả ngồi nước
Liên Xơ (cũ) có khá nhiều cơng trình nghiên cứu về giáo dục lý luận
chính trị, trong đó có một số cơng trình tiêu biểu.
Trƣớc những năm 1990, một số các cơng trình, tài liệu về cơng tác tƣ
tƣởng của Đảng Cộng sản Liên Xô đƣợc dịch sang tiếng Việt nhƣ: “Phương
pháp luận công tác tư tưởng”(1984), của D.A.Vơn-cơ-gơ-nơp, Nxb. Qn đội
Nhân dân; “Hình thành niềm tin cho thế hệ trẻ” (1983), của V.A. Xu-khôm-linxki, Nxb. Thanh niên; “Hoạt động tư tưởng của Đảng Cộng sản Liên Xô”
(1982), của X.I. Xu-rơ-ni-tren-cô, Nxb. Thông tin lý luận; “Công tác ĐảngChính trị trong lực lượng vũ trangXơ -Viết” (1981), Nxb. Qn đội Nhân dân,
Hà Nội.
Các cơng trình này đã đề cập khá rõ mục đích của giáo dục chính trị - tƣ
tƣởng là giáo dục CNMLN, đƣờng lối, quan điểm của Đảng, giáo dục bản chất
cách mạng để hình thành, giác ngộ chính trị cao và niềm tin tuyệt đối vào Đảng

Cộng sản vào nghị quyết của Đảng, nâng cao ý thức giai cấp, ý thức dân tộc và
tinh thần chiến đấu độc lập.
Trung Quốc có nhiều cơng trình nghiên cứu về giáo dục LLCT tiêu biểu
có các cơng trình sau:


9

Bài viết của tác giả ng Tín Nghiễn (2003), “Ba phƣơng pháp luận
trong nghiên cứu vấn đề Trung Quốc hoá triết học mácxít”. Tạp chí Triết học
Trung Quốc số 12 đề cập đến những vấn đề nhƣ: mở rộng tầm nhìn, chỉ rõ nội
hàm hồn chỉnh và ý nghĩa sâu xa của vấn đề Trung Quốc hóa triết học
mácxít; mở rộng lĩnh vực, nắm vững nội dung phong phú của vấn đề Trung
Quốc hố triết học mácxít; phƣơng pháp sáng tạo, đƣa việc nghiên cứu vấn đề
Trung Quốc hoá triết học mácxít lên tầm tổng kết quy luật.
“Tổng thuật về những điểm nóng về lý luận ở Trung Quốc năm 2006” do
Nguyễn Thị Tuyết biên dịch (Tạp chí Những vấn đề chính trị - xã hội số
7+8/2007)đề cập đến những vấn đề lý luận đang thu hút sự quan tâm nghiên cứu
trên nhiều lĩnh vực từ triết học, luật học, chính trị học, kinh tế học đến tâm lý
học, sử học... Trong đó, triết học đƣợc đặt lên hàng đầu với những “điểm nóng”
là: quan hệ giữa quan điểm phát triển một cách khoa học và triết học mácxít;
quan hệ giữa chủ nghĩa Mác và vấn đề tính hiện đại; triết học sinh thái và triết
học chính trị.
Cuốn sách của Cục cán bộ, Ban Tuyên truyền Trung ƣơng Đảng Cộng
sản Trung Quốc (2005), “Công tác tuyên truyền tư tưởng trong thời kỳ mới”
là cuốn sách có tính chất giáo khoa nghiệp vụ chun ngành cơng tác tƣ tƣởng
nói chung, cơng tác tun truyền nói riêng về vai trị, vị trí, nhiệm vụ của
công tác lý luận và kinh nghiệm, kỹ năng công tác tuyên truyền tƣ tƣởng của
Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Đặc biệt, bài viết “Những gợi ý từ tuyến đầu giảng dạy lý luận mácxít”,

Tạp chí Cầu thị số 24/2005 đƣợc tác giả Nguyễn Đức Sâm biên dịch trên tạp
chí Những vấn đề chính trị - xã hội số 16/2006), phản ánh những khó khăn,
hạn chế trong giáo dục LLCT ở các trƣờng đại học của Trung Quốc (Đại học
Bắc Kinh, Đại học Thanh Hoa, Đại học Nam Khai, Đại học Nhân dân Trung
Quốc, Đại học Nông nghiệp Trung Quốc, Đại học Kinh tế, mậu dịch, đối
ngoại Trung Quốc, Đại học Kinh tế tài chính pháp luật Trung Quốc...) từ đó
nêu lên một số giải pháp nhằm thúc đẩy mơn học lý luận mácxít ra khỏi tình
trạng luẩn quẩn hiện nay.


10

Cộng hồ Dân chủ Nhân dân Lào có nhiều cơng trình nghiên cứu về giáo
dục LLCT cho cán bộ, đảng viên. Tiêu biểu là bài viết của tác giả Bun Nhăng
Vo Lạ Chít (2005), “Nâng cao chất lƣợng xây dựng bồi dƣỡngđội ngũ cán bộ
lãnh đạo, quản lý để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới của Ðảng”, Tạp chí
Giáo dục lý luận Chính trị - Hành chính Lào (số 1). Bài viết đánh giá khái quát
chất lƣợng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của Ðảng Nhân dân Cách mạng
Lào, từ đó nêu ra một số kiến nghị, giải pháp nâng cao chất lƣợng xây dựng bồi
dƣỡngđội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới.
Bài viết của TS. Tra Lơn Nhia Pao Hơ (2005)“Mƣời năm với sự phát
triển của Học viện Chính trị và Hành chính Quốc gia Lào”, Tạp chí giáo
dục lý luận chính trị - Hành chính Lào (số 1) khái quát chặng đƣờng mƣời
năm xây dựng và phát triển của Học viện Chính trị và Hành chính Quốc gia
Lào, những thành tựu trong cơng tác giáo dục LLCT cho đội ngũ cán bộ
của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào.
Bài viết của PGS. Sạ Mút Thong Sơm Pha Nít (2007), “Vai trị của
ngƣời thày trong điều kiện mới”, Tạp chí Giáo dục lý luận Chính trị - Hành
chính Lào (số 6)chỉ rõ vai trị của ngƣời thày trong cơng tác giáo dục
LLCT, từ đó nêu ra những tiêu chí mà ngƣời thày giảng dạy LLCT cần có

trong điều kiện mới.
Luận án tiến sĩ triết học của Bun Phết Xu Ly Vơng Xắc (1994), “Nâng
cao trình độ tư duy lý luận cho cán bộ đảng viên Ðảng Nhân dân Cách mạng
Lào trong giai đoạn hiện nay”. nêu ra vai trò quan trọng của tƣ duy LLCT đối
với cán bộ, đảng viên Ðảng Nhân dân Cách mạng Lào, từ đó nêu ra các giải
pháp nâng cao trình độ tƣ duy lý luận cho cán bộ,đảng viên Ðảng Nhân dân
Cách mạng Lào trong giai đoạn hiện nay.
Nhƣ vậy, các cơng trình nghiên cứu ở nƣớc ngồi tuy có tên gọi khác
nhau nhƣng đều khẳng định công tác giáo dục chính trị, tƣ tƣởng là hoạt
động rất cần thiết và hết sức quan trọng hƣớng vào việc xây dựng niềm tin,
lý tƣởng chính trị cho con ngƣời với nội dung chủ yếu là truyền bá những
tri thức thuộc lĩnh vực chính trị.


11

1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu về giáo dục lý luận chính trị của
các tác giả trong nước
Cuốn sách của TS. Lƣơng Gia Ban (2002), Góp phần nâng cao chất
lượng giảng dạy và đổi mới nội dung, chương trình các mơn khoa học Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. CTQG, Hà Nội, nêu ra những biện pháp
nâng cao chất lƣợng và hiệu quả giảng dạy, học tập các mơn khoa học Mác Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh ở các trƣờng đại học và cao đẳng, mối quan hệ
giữa nội dung, phƣơng pháp luận và phƣơng pháp dạy học Mác - Lênin.
Cuốn sách của TS. Nguyễn Duy Bắc (2004), Một số vấn đề lý luận và
thực tiễn về dạy và học môn Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong
trường đại học, Nxb. CTQG, Hà Nội, đã mơ tả và phân tích thực trạng giảng
dạy, học tập các môn khoa học Mác-Lênin, TTHCM trong các trƣờng đại học
ở Hà Nội từ năm 1995 đến năm 2004, từ đó đề xuất phƣơng hƣớng, giải pháp
nhằm nâng cao chất lƣợng giảng dạy, học tập các môn khoa học Mác - Lênin,
TTHCM trong các trƣờng đại học ở Hà Nội trong thời gian tới.
Cuốn sách: Quán triệt vận dụng nghị quyết Đại hội X, nâng cao chất

lượng giảng dạy lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, của PGS. TS.
Vũ Hiền và ThS. Đinh Xuân Lý (2007), Nxb. CTQG, Hà Nội, tập trung vào
mấy vấn đề: Nghiên cứu một số nội dung cơ bản trong Văn kiện Đại hội X; đề
xuất phƣơng hƣớng, giải pháp nhằm quán triệt, vận dụng quan điểm Đại hội
X vào giảng dạy các môn LLCT ở các trƣờng đại học, cao đẳng hiện nay.
Cuốn sách của TS. Trần Thị Anh Đào (2010), Giáo dục lý luận chính
trị cho sinh viên Việt Nam hiện nay, Nxb. CTQG, Hà Nội, đã hệ thống hóa và
phát triển một số vấn đề lý luận về giáo dục LLCT cho sinh viên Việt Nam,
đánh giá thực trạng công tác giáo dục LLCT cho sinh viên Việt Nam hiện nay
qua khảo sát ở một số trƣờng đại học ở Hà Nội, trên cơ sở đó đề xuất một số
phƣơng hƣớng và giải pháp nâng cao chất lƣợng giáo dục LLCT cho sinh viên
Việt Nam hiện nay.
Các cơng trình nghiên cứu trên đã cho thấy rõ những giá trị to lớn của
việc giáo dục LLCT đối với sinh viên nhất là khi nó đƣợc chuyển hóa vào


12

thực tiễn và trở thành một động lực tinh thần đƣa sinh viên vƣợt qua mọi khó
khăn trở ngại, trở thành lực lƣợng quyết định chiều hƣớng phát triển của cách
mạng ở từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Một số cơng trình nghiên cứu cũng đã
chỉ ra những biểu hiện đáng lo ngại về tình trạng suy thối tƣ tƣởng chính trị
của một bộ phận khơng nhỏ sinh viên hiện nay và chỉ ra nguyên nhân từ các
hạn chế, yếu kém của việc giáo dục LLCT. Tuy nhiên, những nghiên cứu này
thƣờng chú trọng nhiều đến nội dung chính trị - tƣ tƣởng hơn là hình thức,
phƣơng pháp giáo dục LLCT, nên cịn khơng ít “khoảng trống” trong cơng tác
giáo dục LLCT chƣa đƣợc nhận diện đầy đủ.
Các bài viết đƣợc đăng trên tạp chí tiêu biểu có các bài viết sau: “Đổi
mới phƣơng pháp đào tạo các học phần Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh
theo hệ thống tín chỉ ở trƣờng Đại học Thƣơng Mai” (2007), của PGS.TS.

Phƣơng Kỳ Sơn, Tạp chí Khoa học Thương Mại số 2, “Nâng cao chất lƣợng
dạy và học các môn khoa học Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh trong các
trƣờng đại học, cao đẳng hiện nay” (2008), của PGS.TS. Vũ Văn Phúc, Tạp chí
Tuyên giáo số 9, “Tăng tính thực tiễn trong giảng dạy các mơn lý luận MácLênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh ở các trƣờng đại học và cao đẳng hiện nay”
(2009), của Nguyễn Văn Huy, Tạp chí Giáo dục số 208; “Trao đổi về việc
giảng dạy các mơn lý luận chính trị ở các trƣờng đại học, cao đẳng khối không
chuyên ngành Mác-Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh” (2010), của Phạm Thị Minh
Phƣợng, Tạp chí Tuyên Giáo số 2; “Để thực hiện tốt chƣơng trình đổi mới giáo
dục lý luận Mác - Lênin ở các trƣờng đại học và cao đẳng” (2010), của TS.
Nguyễn Công Hƣng, Tạp chí Tuyên Giáo số 6; “Một số suy nghĩ về việc đổi
mới phƣơng pháp giảng dạy các môn lý luận chính trị ở các trƣờng đại học và
cao đẳng” (2011), của Trần Văn Hiếu, Tạp chí khoa học 17b 53-60, Trường
Đại học Cần Thơ; “Vấn đề đánh giá chất lƣợng giảng dạy và học tập các môn
lý luận chính trị tại Đại học Đà Nẵng” (2011), của Lê Hữu Ái, Tạp chí Khoa
học và Cơng nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 2(43); “Đổi mới giáo dục chủ nghĩa
Mác-Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh cho sinh viên trong các trƣờng đại học,
cao đẳng là yêu cầu cấp bách hiện nay”, của Nguyễn Văn Tuyền, Bài viết cho


13

Hội nghị khoa học lần thứ 20, Đại học Bách Khoa Hà Nội; “Hiệu quả và tiêu
chí đánh giá hiệu quả cơng tác giáo dục lý luận chính trị” (2011), của TS. Vũ
Ngọc Am, Tạp chí Tuyên Giáo số 11; “Một số vấn đề về đổi mới phƣơng pháp
giáo dục LLCT theo hƣớng phát huy tính tích cực, sáng tạo của ngƣời học”
(2011), của Phạm Tiến Đạt, Tạp chí Dạy và Học ngày nay số 9; “Phƣơng pháp
giảng dạy chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh trong các trƣờng cao
đẳng, đại học” (2012), của PGS, TS. Bùi Thị Ngọc Lan, Tạp chí Thiết bị dạy
học số 86; “Giải pháp nâng cao chất lƣợng công tác đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ
giảng viên lý luận chính trị trong thời kỳ mới” (2015), của GS. TS. Dƣơng

Xuân Ngọc, Tạp chí lý luận chính trị và Truyền thơng số 2; “Từng bƣớc đổi
mới nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo giảng viên lý luận chính trị ở nƣớc ta
hiện nay” (2015), của PGS. TS. Phạm Huy Kỳ, Tạp chí lý luận chính trị và
Truyền thơng số 4; “Giảng dạy các mơn lý luận chính trị trong các trƣờng đại
học hiện nay” (2015), của TS. Đinh Thanh Xuân, Tạp chí Khoa học xã hội Việt
Nam, số 12.…
Các tác giả của nhóm cơng trình này đã nêu bật tầm qua trọng của việc
giáo dục LLCT cho sinh viên các trƣờng đại học, cao đẳng trong kiều kiện
hiện nay, các tác giả đã tập trung phân tích những khó khăn, thuận lợi tác
động đến hoạt động này, từ đó đề xuất nhiều kiến nghị, giải pháp nhằm nâng
cao chất lƣợng giáo dục LLCT cho sinh viên, một số cơng trình nêu rõ đổi
mới việc học tập (bao gồm cả nội dung, chƣơng trình, phƣơng pháp giảng
dạy, xây dựng đội ngũ giảng viên) trƣớc hết phải nâng cao chất lƣợng đào tạo
đội ngũ giảng viên LLCT - nguồn nhân lực đóng vai trị quyết định đến chất
lƣợng giảng dạy và học tập các môn LLCT, từ đó nêu ra các giải pháp nâng
cao chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực nay.
Trong số những bài viết đó đáng chú ý có bài: “Giảng dạy các mơn lý
luận chính trị ở Trƣờng Cao đẳng Cơng nghệ Hà Nội”, đăng trên Tạp chí lý
luận chính trị và truyền thông số 5 năm 2013 của Đỗ Minh Tuấn. Bài viết đã
khẳng định vai trò quan trọng của các mơn LLCT trong việc hình thành và
phát triển tồn diện nhân cách cho sinh viên, từ đó tác giả đã phân tích thực


14

trạng, đặc biệt là làm rõ những khó khăn trong việc giảng dạy và học tập các
môn LLCT cho sinh viên ở Trƣờng Cao đẳng Công nghệ Hà Nội trên cơ sở
đó đề xuất những giải pháp cụ thể, thiết thực nhằm nâng cao chất lƣợng giảng
dạy và học tập môn khoa học này ở Trƣờng Cao đẳng Công nghệ Hà Nội;
Bài: “Giải pháp nâng cao chất lƣợng giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên

đáp ứng yêu cầu thời kỳ đổi mới” đăng trên Tạp chí lý luận chính trị và
truyền thơng số 5 năm 2016 của Đỗ Minh Tuấn. Bài viết đánh giá khái quát
những thành tựu, những khuyết điểm, yếu kém trong giáo dục LLCT cho sinh
viên các trƣờng đại học, cao đẳng. Phân tích những cơ hội và những thách
thức công tác giáo dục LLCT đang phải đối diện, từ đó nêu ra các giải pháp
nắm vững những thời cơ, thuận lợi vƣợt qua mọi khó khăn, thách thức đổi
mới, nâng cao chất lƣợng, hiệu quả giáo dục LLCT cho sinh viên đáp ứng yêu
cầu thời kỳ đổi mới và bài: “Giải pháp nâng cao chất lƣợng giáo dục lý luận
chính trị cho sinh viên”, đƣợc đăng trên Tạp chí giáo dục Thủ đơ, (số 79,
tháng 8/2016) của Đỗ Minh Tuấn. Bài viết khẳng định vai trị quan trọng của
cơng tác giáo dục LLCT trong việc hình thành thế giới quan khoa học, nhân
sinh quan cách mạng, phƣơng pháp tƣ duy biện chứng và phƣơng pháp hành
động khoa học cho sinh viên các trƣờng đại học. Từ đó, nêu ra hệ thống các
giải pháp có tính đồng bộ nhằm nâng cao chất lƣợng cơng tác giáo dục LLCT
cho sinh viên trong các trƣờng đại học góp phần phát huy tính tích cực của
sinh viên trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đề tài KX. 10-09 do PGS.TS. Tô Huy Rứa (2004) làm chủ nhiệm: “Đổi
mới nội dung, chương trình đào tạo giảng viên lý luận chính trị các trường
đại học, cao đẳng”, đã khảo sát thực trạng đội ngũ giảng viên LLCT ở các
trƣờng đại học lớn ở các khu vực trung tâm (đặc biệt là ở Thủ đơ Hà Nội);
phân tích các chƣơng trình đào tạo giảng viên LLCT của một số trƣờng đại
học, học viện khu vực Hà Nội; đồng thời, đánh giá khái quát năng lực đào tạo
lý luận Mác - Lênin của các trƣờng nêu trên; lấy đó làm cơ sở để đề xuất
khung chƣơng trình đào tạo đội ngũ giảng viên LLCT với những bổ sung,
thay đổi phù hợp với yêu cầu nâng cao chất lƣợng dạy và học các môn LLCT


15

trong thời kỳ hiện tại. Nhƣ vậy, ở đề tài này, thực trạng đội ngũ giảng viên

LLCT ở những cơ sở đào tạo lớn đã đƣợc nghiên cứu khá kỹ lƣỡng, có những
đánh giá sát thực về ƣu, nhƣợc điểm, về xu hƣớng biến đổi đội ngũ cán bộ
giảng dạy các môn học này;
Đề tài KX. 10-09: “Đổi mới qui hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán
bộ giảng dạy và nghiên cứu khoa học Mác - Lênin - kiến nghị và giải pháp”,
do GS. Phạm Tất Dong (1996) làm chủ nhiệm,đƣa ra những giải pháp nhằm
đổi mới đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ giảng viên các môn khoa học Mác Lênin.Đề tài đã làm rõ yêu cầu nâng cao chất lƣợng giảng dạy các môn khoa
học Mác - Lênin, đánh giá thực trạng của đội ngũ giảng viên các môn khoa
học Mác - Lênin trong các trƣờng đại học, cao đẳng của cả nƣớc, chỉ ra ƣu
điểm, hạn chế của đội ngũ, nguyên nhân hạn chế. Một trong những hạn chế
căn bản của đội ngũ giảng viên các môn khoa học Mác - Lênin mà đề tài chỉ
ra là hầu nhƣ trong các trƣờng đại học, cao đẳng việc giảng dạy và nghiên cứu
các môn khoa học Mác - Lênin tách rời nhau. Các giảng viên, nhất là giảng
viên trẻ hầu nhƣ không tham gia nghiên cứu khoa học và điều đó ảnh hƣởng
tiêu cực đáng kể đến chất lƣợng giảng dạy, làm cho bài giảng thiếu những
kiến thức cập nhật, khô khan, thiếu sức thuyết phục. Đề tài cũng chỉ ra
nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và tập trung phân tích những nguyên
nhân chủ yếu nhƣ kinh phí nghiên cứu khoa học của các trƣờng hạn hẹp, ban
giám hiệu nhiều trƣờng chƣa thực sự quan tâm đến các mơn khoa học Mác Lênin, tâm lý coi đó là môn phụ khá phổ biến.
Trên cơ sở làm rõ thực trạng đào tạo đội ngũ trí thức khoa học Mác Lênin và thực trạng giảng dạy của đội ngũ này, phân tích nguyên nhân của
những bất cập dẫn đến chất lƣợng giảng dạy khoa học Mác - Lênin trong hệ
thống các trƣờng đại học, cao đẳng không tƣơng xứng với vị trí, vai trị của
các mơn học, cũng nhƣ không tƣơng xứng với kỳ vọng của xã hội đặt vào đội
ngũ trí thức Mác - Lênin, đề tài đã đề xuất một hệ giải pháp liên quan đến xây
dựng và thực hiện chế độ chính sách để phát triển cả về số lƣợng và chất
lƣợng nguồn nhân lực khoa học trong lĩnh vực này;


16


Đề tài KX 10-08, “Đổi mới phương pháp giảng dạy các môn khoa học
Mác - Lênin ở Việt Nam - Những vấn đề chung”, Hà Nội 2002, do GS.TS
Nguyễn Hữu Vui, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học
Quốc gia Hà Nội làm chủ nhiệm là một trong những đề tài đầu tƣ khá công
phu về đổi mới phƣơng pháp giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin.
Nghiên cứu đổi mới phƣơng pháp dƣới một góc độ hẹp - “giảng dạy” (phân
biệt với “dạy và học”), đề tài trình bày một cách tổng quát về đội ngũ giảng
viên Mác - Lênin, về những phƣơng pháp giảng dạy truyền thống thƣờng gặp
và khẳng định: muốn đổi mới phƣơng pháp giảng dạy các môn khoa học Mác
- Lênin một cách hiệu quả, vấn đề phải đƣợc bắt đầu từ chính đổi mới tƣ duy,
nhận thức của đội ngũ giảng viên về phƣơng pháp giảng dạy, về sự cần thiết
phải đổi mới phƣơng pháp. Muốn vậy, cần thƣờng xuyên bồi dƣỡng, nâng cao
năng lực nhận thức, năng lực chuyên môn cho đội ngũ giảng viên Mác Lênin, nâng cao chất lƣợng đội ngũ giảng viên Mác - Lênin, có tác động tích
cực ngƣợc lại đối với đổi mới phƣơng pháp giảng dạy các mơn LLCT để từ
đó nâng cao chất lƣợng các môn học này trong các trƣờng đại học, cao đẳng.
Ban Khoa giáo Trung ƣơng, Đề tài nghiên cứu khoa học, mã số KHBĐ
- 2003 - 20:“Rà soát và đề xuất hướng sửa đổi, bổ sung một số nội dung giáo
dục đạo đức công dân, chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong
nhà trường ở từng cấp học” là một cơng trình nghiên cứu có mục tiêu tìm ra
các giải pháp, nhằm nâng cao chất lƣợng dạy và học các môn LLCT, đạo đức
công dân trong các bậc học khác nhau. Đề tài đã giành một dung lƣợng đáng
kể để nghiên cứu về thực trạng của đội ngũ giáo viên, giảng viên giảng dạy
các mơn học này. Theo nhóm tác giả, đội ngũ giảng viên Mác - Lênin, tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh trong các trƣờng đại học, cao đẳng ở nƣớc ta hiện nay tuy
tăng nhanh về số lƣợng, song vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu đào tạo. Tình
trạng dạy vƣợt giờ, quá tải khiến số đơng đội ngũ khơng có thời gian đầu tƣ
nghiên cứu khoa học, hồn thiện chun mơn, ảnh hƣởng đáng kể đến chất lƣợng
giảng dạy các môn LLCT.



17

Ban Tuyên giáo Trung ƣơng, Đề tài nghiên cứu khoa học: “Tình hình
giảng dạy, học tập các mơn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
trong các trường đại học, cao đẳng và chủ trương, giải pháp cho thời gian
tới” (10-2007), đƣa ra các định hƣớng lớn và giải pháp tổng thể nâng cao chất
lƣợng giảng dạy, học tập các môn khoa học Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí
Minh trong các trƣờng đại học, cao đẳng, Đề tài đã nghiên cứu một cách tổng
quát về đội ngũ giảng dạy các môn khoa học này với tƣ cách là một trong
những yếu tố quan trọng, trực tiếp tác động đến chất lƣợng q trình dạy và
học. Nhóm nghiên cứu cho rằng, bên cạnh hàng loạt các ƣu điểm về gia tăng
học hàm, học vị trong đội ngũ, thì hạn chế lớn nhất của số đông đội ngũ này
là sức ì lớn, chậm đổi mới tƣ duy, ngại trau dồi kiến thức, ít chịu tìm tịi
phƣơng pháp giảng dạy phù hợp với những đối tƣợng khác nhau, chậm đổi
mới phƣơng pháp giảng dạy. Trong quá trình dạy và học, hiện tƣợng đọc chép vẫn là hiện tƣợng phổ biến. Đặc biệt, tâm lý coi các môn học Mác Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh là mơn học phụ, nhất là trong các trƣờng kỹ
thuật cũng là một trong những nguyên nhân cản trở đổi mới phƣơng pháp.
Bên cạnh đó, đề tài cũng chỉ rõ rằng, ở một bộ phận hăng hái đổi mới phƣơng
pháp, thì vẫn có nhận thức, quan niệm chƣa đúng về phƣơng pháp, đồng nhất
phƣơng pháp với việc ứng dụng kỹ thuật soạn thảo và trình chiếu PowerPoint.
Nhìn chung, những đánh giá của nhóm tác giả các đề tài khoa học nêu
trên đã gợi mở một hƣớng tiếp cận về một hiện tƣợng khá phổ biến trong thực
trạng đội ngũ giảng viên các môn khoa học Mác - Lênin, yếu tố quan trọng
tác động trực tiếp chất lƣợng giáo dục LLCT của sinh viên các trƣờng đại
học, cao đẳng, song ít đƣợc quan tâm chú ý tới. Đó cũng là một trong những
định hƣớng nghiên cứu, mà khi giải quyết các vấn đề thuộc về nội dung của
luận án đƣợc tác giả luận án hết sức chú trọng.
Ban Tƣ tƣởng - Văn hoá Trung ƣơng (2003), Hội thảo khoa học: “Thực
trạng và giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập các
môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học
và cao đẳng”, đã đánh giá, phân tích thực trạng giảng dạy, học tập các mơn



×