Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Hoạt động thư ký biên tập truyền hình của đài phát thanh truyền hình địa phương khu vực phía bắc (khảo sát tại đài pt th quảng ninh, đài pt th vĩnh phúc, đài pt th thái nguyên, năm 2015)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (928.75 KB, 118 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ TUN TRUYỀN

NƠNG THỊ THU THỦY

HOẠT ĐỘNG THƢ KÝ BIÊN TẬP TRUYỀN HÌNH
CỦA ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH ĐỊA PHƢƠNG
KHU VỰC PHÍA BẮC
(Khảo sát tại Đài PT-TH Quảng Ninh, Đài PT - TH Vĩnh Phúc,
Đài PT-TH Thái Nguyên, năm 2015)

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

Hà Nội, 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ TUN TRUYỀN

NƠNG THỊ THU THỦY

HOẠT ĐỘNG THƢ KÝ BIÊN TẬP TRUYỀN HÌNH
CỦA ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH ĐỊA PHƢƠNG


KHU VỰC PHÍA BẮC
(Khảo sát tại Đài PT-TH Quảng Ninh, Đài PT-TH Vĩnh Phúc,
Đài PT-TH Thái Nguyên, năm 2015)

Chuyên ngành: Báo chí học
Mã số

: 60 31 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS, TS. Nguyễn Thị Trƣờng Giang

Hà Nội, 2016


LUẬN VĂN ĐÃ ĐƢỢC CHỈNH SỬA
THEO Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
Chủ tịch hội đồng

TS. Nguyễn Trí Nhiệm


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi.
Luận văn đƣợc hồn thành dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của
PGS,TS. Nguyễn Thị Trƣờng Giang. Các số liệu, kết quả nêu
trong luận văn là trung thực và khơng trùng lặp với những
cơng trình đã đƣợc cơng bố trƣớc đây.
Tác giả luận văn


Nông Thị Thu Thủy


DANH MỤC VIẾT TẮT

CNTT

: Công nghệ thông tin

HĐND

: Hội đồng nhân dân

PT-TH

: Phát thanh – Truyền hình

TKBT

: Thƣ ký biên tập

UBND

: Ủy ban nhân dân


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG THƢ KÝ BIÊN TẬP

TRUYỀN HÌNH ..................................................................................... 12
1.1 Khái niệm ................................................................................................ 12
1.2. Vai trò của hoạt động thƣ ký biên tập truyền hình .................................. 18
1.3. Những đặc điểm, yêu cầu trong hoạt động thƣ ký biên tập truyền
hình .......................................................................................................... 20
1.4. Mơ hình hoạt động thƣ ký biên tập truyền hình tham khảo ..................... 25
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THƢ KÝ BIÊN TẬP
TRUYỀN HÌNH CỦA MỘT SỐ ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN
HÌNH ĐỊA PHƢƠNG KHU VỰC PHÍA BẮC...................................... 35
2.1. Giới thiệu tổng quan về 3 Đài Phát thanh - Truyền hình khảo sát ................ 35
2.2. Khảo sát hoạt động thƣ ký biên tập truyền hình tại Đài PT-TH
Quảng Ninh, Đài PT -TH Vĩnh Phúc, Đài PT-TH Thái Nguyên. .......... 42
2.3. Những thành công và hạn chế trong hoạt động thƣ ký biên tập truyền
hình hiện nay ........................................................................................... 56
Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO
CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG THƢ KÝ BIÊN TẬP TRUYỀN
HÌNH CỦA ĐÀI PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH ĐỊA PHƢƠNG
KHU VỰC PHÍA BẮC ........................................................................... 71
3.1. Giải pháp .................................................................................................. 71
3.2. Một số kiến nghị....................................................................................... 78
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 83
PHỤ LỤC


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Báo chí Việt Nam là phƣơng tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với

đời sống xã hội, là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nƣớc và các tổ chức xã
hội, là diễn đàn của nhân dân. Ngày nay, từ góc nhìn hiện đại, các loại hình
báo chí (báo, tạp chí, truyền hình, phát thanh, báo ảnh, báo điện tử, hãng
thông tấn) đƣợc coi là lĩnh vực chủ chốt của truyền thông đại chúng. Tính đến
nay, cả nƣớc hiện có 849 cơ quan báo in, 67 Đài PT-TH, 98 báo, tạp chí điện
tử, một hãng Thông tấn quốc gia. Tùy thuộc vào quy mơ, vị trí và nhiệm vụ
chính trị của từng loại hình báo chí Trung ƣơng, địa phƣơng, các Bộ ngành đã
thiết kế bộ máy tòa soạn sao cho phù hợp với điều kiện của cơ quan chủ quản
và của chính tịa soạn đó. Mỗi loại hình báo chí có một phƣơng thức hoạt
động riêng, nhƣng đều có cùng những đặc điểm nhƣ tính đại chúng, tính ứng
dụng cơng nghệ, tính thời sự và tính hấp dẫn. Sản phẩm báo chí là sản phẩm
của tập thể, do vậy để có sản phẩm báo chí hồn thiện, đến với cơng chúng
phải trải qua nhiều hoạt động khác nhau.
Cùng với các loại hình báo chí và đội ngũ những ngƣời làm báo trong
cả nƣớc, ngành truyền hình đã góp phần tích cực giữ vững ổn định chính trị,
tăng cƣờng an ninh, quốc phịng, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của
đất nƣớc, thực hiện dân chủ hoá đời sống xã hội, đƣợc ghi nhận cụ thể qua
chất lƣợng, nội dung thơng tin, hình thức thể hiện của các chƣơng trình tự sản
xuất của các đài truyền hình ngày càng đƣợc nâng cao.
Trong những năm qua, các Đài PT-TH khu vực phía Bắc đã nhận
đƣợc sự quan tâm chỉ đạo sát sao của cấp ủy, chính quyền địa phƣơng và đã
khơng ngừng đổi mới, ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao
chất lƣợng nội dung chƣơng trình, thu hút khán giả quan tâm theo dõi, đáp


2

ứng nhu cầu ngày cao cao của nhân dân, góp phần nâng cao hiệu quả công tác
thông tin tuyên truyền.
Tuy nhiên, là loại hình báo chí ra đời muộn hơn so với báo in nên tổ

chức bộ máy hoạt động của báo truyền hình cịn nhiều vấn đề cần đƣợc quan
tâm, đặc biệt là truyền hình tại các địa phƣơng, trong đó có hoạt động TKBT
truyền hình. Cũng giống nhƣ Thƣ ký tịa soạn tại các Tịa báo, TKBT truyền
hình có vai trị quan trọng trong việc tham mƣu xây dựng khung sóng chiến
lƣợc; đạo diễn, sắp xếp các chƣơng trình theo trình tự thời gian, phù hợp với
từng thời điểm và là đầu mối cuối cùng đƣa tác phẩm truyền hình lên sóng
đến với cơng chúng. Hoạt động TKBT truyền hình cũng bao gồm việc đƣa ra
yêu cầu đối với các tác giả, tác phẩm về quy trình hồn thiện tác phẩm. Tuy
nhiên trên thực tế hiện nay tại các Đài PT-TH địa phƣơng, hoạt động TKBT
truyền hình cịn nhiều hạn chế, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của thực tiễn.
Chƣơng trình truyền hình chƣa đa dạng, phong phú, đi sâu vào thực tiễn của
đời sống chính trị - xã hội, chƣa hấp dẫn thu hút ngƣời dân ngay tại địa
phƣơng. Bên cạnh đó là thực trạng xảy ra những lỗi sai cơ bản về chuyên môn
nghiệp vụ khi lên sóng, hạn chế về tính chun nghiệp của báo chí truyền
hình. Có thể nói, hiện nay tại các Đài địa phƣơng, mơ hình TKBT truyền hình
chƣa rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, chƣa có nghiên cứu cụ thể về quy trình,
hoạt động thƣ ký biên tập chƣơng trình. Do vậy, mỗi Đài tự tìm cho mình một
cách làm riêng, phù hợp với thực tiễn tại đơn vị. Việc nghiên cứu, tìm hiểu về
hoạt động TKBT là rất cần thiết nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của công
tác này, góp phần chuyên nghiệp hóa hoạt động nghiệp vụ truyền hình, nâng
cao chất lƣợng chƣơng trình và đảm bảo các vấn đề về an tồn phát sóng tại
các Đài PT-TH địa phƣơng hiện nay. Trong khuôn khổ của 1 bài luận văn,
học viên xin phép đƣợc nghiên cứu đề tài: “Hoạt động Thƣ ký biên tập
truyền hình của Đài PT-TH địa phƣơng khu vực phía Bắc” qua việc khảo


3

sát tại Đài PT-TH Thái Nguyên, Đài PT-TH Quảng Ninh và Đài PT-TH Vĩnh
Phúc. Đề tài đƣợc nghiên cứu sẽ giúp cho Đài PT-TH Thái Nguyên nói riêng

và các Đài PT-TH trong khu vực nói chung có những đánh giá bƣớc đầu về
thực trạng cơng tác TKBT truyền hình, mơ hình tổ chức thực hiện. Sự so sánh
giữa cách làm của các Đài sẽ rút ra những cách làm có hiệu quả nhất, phù hợp
với tình hình thực tế tại địa phƣơng
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Qua tìm hiểu về các tài liệu liên quan đến đề tài luận văn. Tác giả
nhận thấy hiện nay có một số tài liệu viết về các hoạt động của TKBT nói
chung cũng nhƣ truyền hình nói riêng. Trong đó có một số tài liệu nghiên cứu
về Biên tập báo chí nói chung và TKBT tịa soạn báo in nhƣ:
Luận án Tiến sĩ “Nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Thư ký Tịa
soạn trong cơ quan báo chí” (Khảo sát một số nhật báo Trung ƣng và Hà
Nội) của các tác giả Nguyễn Quang Hòa, 2009. Đề tài luận chứng về tính tất
yếu khách quan, vai trị, vị trí, chức năng nhiệm vụ của Ban Thƣ ký tòa soạn
trong cơ quan báo chí. Tìm hiểu hoạt động của một Ban Thƣ ký tòa soạn nhật
báo của Trung ƣơng và Hà Nội. Khảo sát quy trình ra báo của từng cơ quan
báo chí về lịch sử, bộ máy nhân sự, dẫn chứng một số sai sót nghiêm trọng và
những sai sót phổ biến trên từng tờ báo. Nhận xét, góp ý quy trình ra báo của
6 tờ báo đƣợc khảo sát. Tổng lƣợc về thực trạng hoạt động của các Ban Thƣ
ký tịa soạn, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp, kiến nghị.
Cuốn “Biên tập báo chí” của tác giả Nguyễn Quang Hịa, NXB
Thơng tin và Truyền thơng Hà Nội, năm 2015. Cuốn sách đƣợc viết để phục
vụ đối tƣợng chính là sinh viên báo chí, những ngƣời sẽ trở thành phóng viên,
biên tập viên ở các cơ quan báo chí, nhà xuất bản trong tƣơng lai. Với 6
chƣơng, cuốn sách sẽ trả lời cho bạn đọc các câu hỏi nhƣ: Những ai biên tập
báo chí?; Vị trí và đặc điểm của cơng tác biên tập là gì? Những loại lỗi phổ


4

biến trên báo và các lỗi hi hữu, xảy ra trong các hoàn cảnh đặc biệt; Những

nguyên tắc khi biên tập; Ngƣời biên tập cần những tố chất gì để hồn thành
tốt cơng việc trong các tịa soạn đa phƣơng tiện? Những loại kiến thức biên
tập viên phải có để phục vụ cho công việc; Những điều cần chú ý khi biên tập
các chuyên đề Xây dựng Đảng, Kinh tế, Văn hóa xã hội, Pháp luật, Thể thao...
Đồng thời, cuốn sách cũng nói rõ quy trình xuất bản ở các tịa soạn báo, hay
nói cách khác là con đƣờng đi của một bài viết, từ bản thảo của phóng viên tới
tờ báo trên tay bạn đọc (hoặc các trang điện tử, chƣơng trình phát thanh,
truyền hình). Tác giả cũng chỉ ra những kẽ hở trong quy trình biên tập, đó
chính là những cạm bẫy đối với ngƣời biên tập và tất nhiên tác giả sẽ đƣa ra
cả những cách khắc phục;
Cuốn “Khám phá nghề biên tập”của nhà báo Ngọc Trân, NXB Trẻ,
2013. Trong cuốn sách này, tác giả đã gọi nghề biên tập là nghề bí ẩn. Tác giả
đã cung cấp các vấn đề chung nhất của công tác biên tập, thế nào là một biên
tập viên chuyên nghiệp...
Cuốn “Biên tập Ngơn ngữ sách và Báo chí” của tác giả Nguyễn Trọng
Báu, NXB Khoa học xã hội, năm 2002. Cuốn sách trang bị những kiến thức
và những kinh nghiệm cần thiết để biên tập viên, phóng viên và các tác giả...
tiến hành phân tích, xem xét, đánh giá và chỉnh sửa văn bản, bản thảo một
cách khoa học, logic... nhằm nâng cao chất lƣợng bản thảo tốt hơn. Cuốn sách
gồm hai phần. Phần I, chuẩn ngôn ngữ và các quy định chuẩn trong biên tập;
Phần II, các cấp độ ngôn ngữ trong biên tập và phƣơng pháp sửa chữa trong
văn bản;
Cuốn “Hướng dẫn cách biên tập” của tác giả Michael Voirol, NXB,
2004. Tác giả đề cập đến thao tác công tác biên tập, đặc trƣng công tác biên
tập, cách thức thực hiện tốt công tác biên tập…


5

Cuốn “Truyền thông đại chúng: Công tác biên tập” (Sách tham khảo

nghiệp vụ) của tác giả Claudia Mast, dịch: Trần Hậu Thái, NXB Thông tấn,
năm 2007. Nội dung cuốn sách là những kiến thức nghiệp vụ cơ bản đối với
các biên tập viên báo chí, phát thanh, truyền hình, cùng những hƣớng dẫn, lời
khuyên, gợi ý rất hữu ích và cần thiết. Những kiến thức cơ bản đó đƣợc trình
bày một cách cô đọng, ngắn gọn.
Cuốn “Con mắt biên tập” (The Editorial eye) của hai tác giả là Jane T.
Harrigan và Karen Brown Dunlap, dịch: nhà báo Trần Đức Tài, NXB Tổng
hợp Thành phố Hồ Chí Minh. Cuốn sách gồm 3 phần chính: biên tập bản
thảo, biên tập nội dung và biên tập trang. Cuốn sách chỉ rõ, biên tập viên hiện
nay bắt buộc phải làm nhiều việc hơn, đa năng hơn. Ngƣời biên tập ngày nay
không chỉ làm việc với ngơn ngữ mà cịn phải am hiểu các kỹ năng trình bày,
dàn trang, tƣ duy hình ảnh.
Cuốn “Nhà báo – Bí quyết – Kỹ năng – Nghề nghiệp” của các tác
Nguyễn Văn Dững, Hoàng Anh, NXB Lao động, năm 1998. Cuốn sách trình
bày tỉ mỉ, sinh động các kinh nghiệm xử lí thơng tin, xử lí văn bản của nhà
báo - phóng viên và ngƣời biên tập. Cuốn sách gồm 07 chƣơng, đề cập đến
những khía cạnh cụ thể hoạt động nghề nghiệp của phóng viên và biên tập
viên, từ việc rút tít, đặt đầu đề, mào đề cho một tác phẩm, các nguyên tắc và
dạng thức rút ngắn tin tức, tính khách quan của báo chí...
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học “Đổi mới phương thức đào tạo, bồi dưỡng
đội ngũ phóng viên, biên tập viên của Đài Truyền hình Việt Nam” của tác giả
Ngơ Đình Tùng, bảo vệ tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, năm 2014.
Luận văn phân tích, làm rõ thực trạng đào tạo, bồi dƣỡng phóng viên, biên tập
viên tại Trung tâm đào tạo bồi dƣỡng nghiệp vụ truyền hình, đề tài nghiên cứu
này sẽ chỉ ra tầm quan trọng, khẳng định những thành công và nêu lên những
vấn đề cần đƣợc giải quyết của hoạt động này. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải
pháp, kiến nghị cụ thể nhằm đổi mới phƣơng thức đào tạo, bồi dƣỡng cho đội


6


ngũ phóng viên, biên tập viên của Đài THVN tại Trung tâm đào tạo bồi
dƣỡng nghiệp vụ truyền hình trong bối cảnh hiện nay.
Cuốn “Lao động Nhà báo – Lý thuyết và kỹ năng cơ bản” của tác giả
Lê Thị Nhã, NXB Thông tin và Truyền thông, 2010. Tác giả đã đề cập đến
các khái niệm nhà báo, các phẩm chất và năng lực nghề báo. Tác giả cũng đã
đề cập sâu vai trò nhiệm vụ của Tổng Biên tập, Phó Tổng Biên tập, Ban thƣ
ký tịa soạn và Biên tập viên…
Cuốn “Cơ sở lý luận Báo chí” của tác giả Nguyễn Văn Dững, NXB Lao
động. Tác giả đề cập đến những nguyên lý chung nhất về lý luận, những quan
niệm chung về báo chí, tính giai cấp của báo chí, chức năng báo chí, các
nguyên tắc hoạt động báo chí, cơ sở về lý luận báo chí, bản chất của hoạt động
báo chí…
Cuốn “Báo chí Truyền thơng hiện đại” của tác giả Nguyễn Văn Dững,
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011. Tác giả đề cập đến hệ thống khái niệm
truyền thông đại chúng, một số vấn đề đặt ra đối với báo chí, đối tƣợng, cơ chế
tác động của báo chí…
Cuốn “Viết Báo như thế nào”của tác giả Đức Dũng, NXB Văn hóa –
Thơng tin, 2006. Tác giả đề cập đến công tác sáng tạo tác phẩm báo chí, những
kỹ năng sáng tạo tác phẩm báo chí, thể loại báo chí…
Nhìn chung các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, luận văn, luận án đều đi
sâu đi sát vào hoạt động biên tập báo chí là chủ yếu, đến nay vẫn cịn có ít đề
tài, cơng trình nghiên cứu về hoạt động của ngƣời biên tập truyền hình đặc
biệt là hoạt động thƣ ký biên tập truyền hình địa phƣơng (khảo sát tại Đài PT
– TH Thái Nguyên, Đài PT – TH Quảng Ninh, Đài PT – TH Vĩnh Phúc).
Tác giả luận văn hy vọng qua đề tài này sẽ góp thêm tiếng nói vào lý luận
chung về cơng tác TKBT truyền hình nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động của
công tác này tại các Đài PT-TH địa phƣơng, nhất là các Đài PT-TH địa phƣơng
khu vực phía Bắc, góp phần thơng tin, đổi mới hình thức, tăng tính hấp dẫn



7

của thơng tin trên sóng truyền hình. Đồng thời, hy vọng những kết quả của đề
tài nghiên cứu này cũng là tài liệu tham khảo đối với các cơ quan báo chí của
các tỉnh khác và cả nƣớc, là tài liệu phục vụ cho công tác học tập, nghiên cứu
và giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1.Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống những vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài, luận
văn khảo sát thực trạng hoạt động TKBT truyền hình của các Đài PT-TH địa
phƣơng khu vực phía Bắc, từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị
nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động TKBT truyền hình tại các Đài PT-TH
địa phƣơng.
3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc những mục đích trên, luận văn cần giải quyết đƣợc những
nhiệm vụ cơ bản sau:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài nhƣ: Khái
niệm, vai trị chức năng, nhiệm vụ, cơng tác tổ chức của hoạt động TKBT
truyền hình…
- Khảo sát, phân tích thực trạng hoạt động TKBT truyền hình tại 3
Đài PT-TH địa phƣơng khu vực phía Bắc là Đài PT-TH Thái Nguyên, Đài
PT-TH Quảng Ninh, Đài PT-TH Vĩnh Phúc năm 2015.
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị cụ thể nhằm nâng cao hoạt
động TKBT truyền hình các Đài PT-TH địa phƣơng.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về hoạt động TKBT truyền hình của Đài PT-TH
hình địa phƣơng khu vực phía Bắc



8

4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là: Hoạt động TKBT truyền hình của
Đài PT-TH địa phƣơng khu vực phía Bắc. Cụ thể, khảo sát tại Đài PT-TH
Quảng Ninh, Đài PT-TH Vĩnh Phúc và Đài PT-TH Thái Nguyên. Thời gian
khảo sát là năm 2015.
Tác giả chọn 3 Đài địa phƣơng khu vực phía Bắc này để nghiên cứu vì
đây là những Đài PT-TH địa phƣơng trong những năm gần đây có sự phát
triển, nhiều sự đổi mới trong hoạt động chuyên môn nghiệp vụ. Đây cũng là
những Đài nằm trong cụm khu vực Đông Bắc, đặc thù nguồn nhân lực, cơ sở
vật chất cũng có nhiều sự tƣơng đồng. Thời gian khảo sát là những hoạt động
và chƣơng trình truyền hình của 3 Đài trong năm 2015 nhằm đảm bảo về chất
lƣợng khảo sát.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn đƣợc nghiên cứu dựa trên quan điểm nền tảng của Chủ
nghĩa Mác - Lê nin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về báo chí tuyên truyền; quan
điểm, chủ trƣơng đƣờng lối của Đảng và Nhà nƣớc về báo chí và tun
truyền, lý thuyết, chức năng, vai trị, nhiệm vụ của báo chí truyền hình, biên
tập, thƣ ký.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Các phƣơng pháp cụ thể đƣợc áp dụng trong luận văn gồm:
- Phương pháp khảo sát, so sánh đối chiếu: Luận văn sử dụng các
phƣơng pháp này để so sánh đối chiếu công việc, các hoạt động TKBT trên
các Đài PT - TH khảo sát để tìm ra sự tƣơng đồng và khác biệt trong việc tổ
chức thực hiện.
- Phương pháp phân tích tài liệu: Dùng để phân tích các tài liệu là các
giáo trình, sách, luận án, luận văn, bài viết, bài báo liên quan đến đề tài từ đó



9

luận văn có đƣợc những luận cứ, luận chứng giúp cho quá trình xây dựng cơ
sở lý thuyết của đề tài
- Phương pháp phân tích nội dung: Dùng để phân tích những sản
phẩm, tác phẩm mà TKBT đã tham gia thực hiện. Phƣơng pháp này cũng
đƣợc sử dụng để phân tích các hoạt động TKBT truyền hình địa phƣơng trong
các trƣờng hợp khảo sát.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Đƣợc sử dụng để thu thập thông tin,
đánh giá hiện trạng, những ý kiến, đề xuất về hoạt động thƣ ký biên tập truyền
hình địa phƣơng. Các đối tƣợng lựa chọn phỏng vấn là một số nhà lãnh đạo
báo chí, nhà báo, biên tập viên truyền hình. Trong luận văn phỏng vấn 07 nhà
báo, biên tập viên hiện đang làm việc tại Đài PT-TH Quảng Ninh, Đài PT-TH
Vĩnh Phúc, Đài PT-TH Thái Nguyên
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp: Dùng để nghiên cứu trƣờng hợp
hoạt động TKBT truyền hình tại Đài PT-TH Quảng Ninh, Đài PT-TH Vĩnh
Phúc, Đài PT-TH Thái Nguyên, trên cơ sở đó khái quát, đƣa ra những nhận định,
đánh giá hoạt động TKBT truyền hình ở các Đài PT-TH địa phƣơng.
Nhằm đảm bảo chất lƣợng và có dẫn chứng cụ thể, luận văn chọn lựa
và phân tích sâu một số hoạt động cụ thể của TKBT truyền hình địa phƣơng.
6. Đóng góp mới của luận văn
Luận văn đánh giá đúng thực trạng cơng tác TKBT truyền hình ở các
Đài PT-TH Quảng Ninh, Đài PT-TH Vĩnh Phúc, Đài PT-TH Thái Nguyên từ
đó đề ra những giải pháp, kiến nghị mơ hình tổ chức mới nhằm nâng cao chất
lƣợng cơng tác TKBT truyền hình cho các Đài PT-TH địa phƣơng khu vực
phía Bắc.
Những kết quả nghiên cứu sẽ giúp nâng cao hiệu quả cơng tác TKBT
truyền hình , đồng thời giúp chƣơng trình truyền hình ở các Đài PT-TH địa



10

phƣơng khu vực phía Bắc hấp dẫn hơn, thu hút khán giả và phát triển mạnh
hơn nữa, góp phần hồn thành tốt nhiệm vụ chính trị của mình.
7.Ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn của đề tài
7.1. Ý nghĩa lý luận
Đây là cơng trình ở cấp độ Luận văn Thạc sĩ về hoạt động TKBT
truyền hình của các Đài PT-TH địa phƣơng khu vực phía Bắc, khảo sát đại
diện các Đài PT-TH Quảng Ninh; Đài PT-TH Thái Nguyên, Đài PT-TH
Vĩnh Phúc. Luận văn sẽ làm sáng tỏ thực trạng, tìm hiểu các ngun nhân,
khẳng định vị trí, vai trị, đặc điểm, quy trình hoạt động TKBT truyền hình,
đồng thời cung cấp những giải pháp có tính khả thi để nâng hiệu quả cơng
tác TKBT truyền hình, từ đó nâng cao chất lƣợng chƣơng trình, nêu lên
những đề xuất, kiến nghị cấp ủy chính quyền địa phƣơng, các cơ quan báo
chí, Hội Nhà báo.
Luận văn sẽ góp phần làm phong phú thêm những vấn đề lý luận về vai
trò, chức năng, nhiệm vụ của cơng tác TKBT truyền hình tại các Đài/Kênh
truyền hình nói chung và tại các Đài PT-TH địa phƣơng nói riêng.
Luận văn là tài liệu tham khảo về lý luận tại các cơ sở đào tạo báo chí
và truyền thơng ở nƣớc ta hiện nay.
Dùng làm tài liệu tham khảo ở các cơ quan truyền thông, của những
ngƣời làm báo.
7.2. Giá trị thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là nguồn tƣ liệu giúp cho những
nhà lãnh đạo quản lý báo chí tham khảo, vận dụng để điều chỉnh chiến lƣợc,
quy hoạch phát triển hệ thống báo chí địa phƣơng cho phù hợp với quy luật
vận động và phát triển của báo chí, truyền thơng Việt Nam.
Luận văn có giá trị khảo sát thực tiễn với biên tập viên sắp, sẽ, đang

tham gia công tác TKBT truyền hình địa phƣơng hiện nay.


11

Luận văn nêu lên một số đề xuất cụ thể với những ngƣời đang làm công
tác lãnh đạo, quản lý tại các Đài PT-TH địa phƣơng với mong muốn hoạt
động TKBT truyền hình địa phƣơng đƣợc thực hiện một cách bài bản, quy
chuẩn và đạt đƣợc hiệu quả hơn.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung luận
văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của hoạt động Thƣ ký biên tập truyền hình
Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động Thƣ ký biên tập truyền hình của Đài Phát
thanh – Truyền hình các tỉnh khu vực phía Bắc
Chƣơng 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt
động thƣ ký biên tập truyền hình của Đài Phát thanh – Truyền
hình địa phƣơng khu vực phía Bắc


12

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG
THƢ KÝ BIÊN TẬP TRUYỀN HÌNH
1.1. Khái niệm
1.1.1. Biên tập
Theo Từ điển Tiếng Việt, “Biên tập là tổ chức biên soạn, sửa sang nội
dung và hình thức diễn đạt, tổ chức trình bày hình thức để hồn thành bản
thảo đưa in. Biên tập viên là người làm công tác biên tập, tổ chức biên soạn,

góp ý kiến với tác giả, kiểm tra những sai sót của bản thảo, tài liệu đưa xuất
bản” [50, tr.63].
Theo Ngọc Trâm, trong tài liệu Chụp ảnh biên tập bái chí có giải thích:
“Biên tập là một quy trình mà trong đó biên tập viên giúp cho phóng viên cải
thiện việc viết lách, để cho bài vở trở nên rõ ràng và được trình bày một cách
tốt nhất có thể được” [57, tr.3]. Đây là cách hiểu đơn giản, gần gũi nhất về
công việc biên tập, tuy nhiên cách hiểu này cũng chƣa đầy đủ, tồn diện về
cơng tác biên tập.
Trong cuốn “Cơ sở lý luận báo chí”, PGS- TS Nguyễn Văn Dững
cho rằng:
…Lao động biên tập không nên coi đó là hoạt động sửa
chữa tin, bài, biên tập kịch bản…của biên tập viên hay cán bộ
quản lý phòng, ban chun mơn nghiệp vụ của tịa soạn, tham
gia hồn thiện, nâng cấp tác phẩm báo chí trước khi lên trang in
hay phát sóng. Trên thực tế, lao động biên tập thể hiện ở nhiều
khâu công việc quan trọng khác nữa.Ví dụ xây dựng kế hoạch,
nhất là chiến dịch thơng tin, truyền thơng;chủ động thiết lập và
duy trì các mối quan hệ với phóng viên, cộng tác viên và các đối
tác của tịa soạn…; xây dựng chủ đề thơng tin của trang báo, số


13

báo hay chương trình phát thanh, truyền hình; xử lý các sự kiện,
vấn đề và khủng hoảng. Như vậy, sửa chữa tin bài, tham gia
hồn thiện tác phẩm báo chí chỉ là một trong nhiều công việc
của lao động biên tập… [13, tr.269].
Còn trong cuốn “Lao động nhà báo – Lý thuyết và kỹ năng cơ bản”,
tác giả Lê Thị Nhã cho rằng: “…Biên tập là những người được tin cậy để các
tác giả có thể trao gửi “đứa con tinh thần” mà mình thai nghén với hy vọng

tác phẩm ra đời sẽ “mẹ trịn, con vng”. Biên tập viên là một trong những
cánh tay nối dài của Ban Biên tập. Họ giúp cho tác phẩm đúng hơn, hay hơn,
đến với công chúng dễ dàng hơn….”…[36, tr.53]. Với cách hiểu này, Biên tập
viên đóng vai trị quan trọng, sau Ban biên tập để có thể hồn thiện tác phẩm
đến với công chúng.
Công tác biên tập là một khâu quan trọng của các loại hình báo chí nói
chung. Việc biên tập nhằm lƣợc bỏ những câu từ rƣờm rà, những sai sót
khơng đáng có mà phóng viên, cộng tác viên khi viết bài để xảy ra; đồng thời
sửa chữa, bổ sung làm cho câu từ ngắn gọn, dễ hiểu, phù hợp với từng loại
hình, thể loại báo chí, làm cho các tác phẩm báo chí chính xác hơn, hay hơn,
hấp dẫn hơn. Công việc biên tập là công việc thầm lặng, mặc dù tham gia vào
tất cả các công đoạn, từ khâu lập kế hoạch, chỉnh sửa bản thảo, dàn trang báo
hay sốt lỗi, tuy nhiên, độc giả lại khơng biết tới biên tập viên vì họ khơng
đƣợc đứng tên trên các bài báo nhƣ phóng viên.
Biên tập viên là những nhà báo làm nhiệm vụ biên tập, nâng cao chất
lƣợng, đảm bảo tính tƣ tƣởng, nghệ thuật, khoa học của các bản thảo, tin, bài
của phóng viên và cộng tác viên. Bên cạnh đó, biên tập viên cịn là ngƣời khai
thác, tổ chức các nguồn tƣ liệu, tài liệu, tin, bài, đề tài… theo định hƣớng, kế
hoạch của đơn vị. Cơng việc chính của ngƣời biên tập là nhận xét, biên tập
nâng cao chất lƣợng và chịu trách về nội dung bản thảo; chỉ dẫn các yêu cầu


14

trình bày kỹ thuật, mỹ thuật và tham gia tổng kết chun mơn nghiệp vụ. Nói
một cách đơn giản, ngƣời biên tập thƣờng là những ngƣời làm việc ở “bếp
núc” một tờ báo. Công việc của biên tập viên thƣờng tĩnh hơn phóng viên.
Ngƣời biên tập là những ngƣời chiến sĩ thầm lặng. Cụ thể hơn, công việc của
biên tập viên văn bản bao gồm sửa lỗi ngữ pháp, từ vựng, chính tả. Thật ra,
biên tập viên văn bản báo chí phải làm nhiều hơn thế: suy nghĩ và suy nghĩ

một cách sáng tạo, nhạy bén và quyết đoán với việc tổ chức tin bài cho các
loại hình báo chí. Ngày nay máy tính và chƣơng trình soạn thảo có hỗ trợ
ngƣời dung viết đúng chính tả. Tuy nhiên, máy móc có thể sửa chữa chính tả
nhƣng chúng khơng thể tự động biên tập cho bạn về cách diễn đạt, từ ngữ
biểu đạt phù hợp đƣợc. Và ngƣời biên tập, đảm nhiệm cơng việc này.
Biên tập báo chí là một nghề. Nhƣng thơng thƣờng lãnh đạo các cơ
quan báo chí chọn ra một số phóng viên đã có kinh nghiệm làm báo lâu năm,
có khả năng viết tốt để làm công tác biên tập. Nhƣ vậy, trong luận văn này,
khái niệm biên tập đƣợc hiểu là: “một hoạt động lao động sáng tạo tác phẩm,
trong đó người thực hiện cơng việc biên tập phải tham gia vào việc lên kế
hoạch tuyên truyền, tổ chức biên soạn, chỉnh sửa và trình bày tác phẩm đến
với công chúng”.
1.1.2. Thư ký và thư ký biên tập
Thƣ ký là một ngƣời chuyên thực hiện các công việc liên quan đến
công tác hỗ trợ việc quản lý, điều hành trong văn phòng, thực hiện các công
việc liến quan đến giấy tờ, các công việc tạp vụ hành chính, sắp xếp hồ sơ,
soạn thảo văn bản, tiếp khách, lên lịch trình, tổ chức cuộc họp, hội nghị, lên
kế hoạch cho giám đốc. Thƣ ký ban đầu chỉ thực hiện các chức năng liên quan
đến việc ghi chép biên bản, hay các ý kiến chỉ đạo của ngƣời có thẩm quyền
hay cịn gọi là thƣ lại (thuật ngữ cổ). Ngày nay chức năng, nhiệm vụ và công


15

việc của các thƣ ký đã đƣợc mở rộng, thƣ ký đã trở thành một nghề phổ biến
trong xã hội hiện đại.
Khái niệm TKBT đƣợc hiểu là công việc của một hoặc một nhóm
ngƣời làm nhiệm vụ tổng quát trong một cơ quan báo chí bao gồm tham mƣu
cho Ban biên tập về định hƣớng, kế hoạch thông tin, tuyên truyền; tổ chức
thực hiện chủ trƣơng của Ban biên tập; hồn thiện, nâng cao chất lƣợng tác

phẩm báo chí; thiết lập và duy trì các mối quan hệ với các phịng ban chun
mơn khác cũng nhƣ trực tiếp với phóng viên nhằm mục đích để chuẩn bị cho
quy trình ra báo hay phát sóng chƣơng trình.
1.1.3. Thư ký biên tập truyền hình
Trong lịch sử hình thành và phát triển báo chí, báo in ra đời sớm hơn
so với truyền hình. Do vậy, các khái niệm, cơ cấu tổ chức của một tòa soạn
báo in đƣợc hiểu một cách rõ ràng hơn. Đối với báo in, hoạt động Thƣ ký tòa
soạn đƣợc xem là “cánh tay nối dài của Ban biên tập” hoặc là “Người gác
cổng cuối cùng”…. Thƣ ký tòa soạn có các nhiệm vụ nhƣ: Tham mƣu cho
ban biên tập về định hƣớng, kế hoạch thông tin, tuyên truyền; tổ chức thực
hiện chủ trƣơng của Ban biên tập; hoàn thiện, nâng cao chất lƣợng tác phẩm
báo chí; thiết kế, tổ chức nội dung và hình thức của mỗi tờ báo; quan hệ với
cộng tác viên, bạn đọc, nhà in, cơ sở phát hành để ghi nhận, lắng nghe chọn
lọc ý kiến, để rút kinh nghiệm nhằm không ngừng nâng cao uy tín và chất
lƣợng của tờ báo…..
Trên cơ sở mơ hình hoạt động của báo in cũng nhƣ chức năng, nhiệm
vụ của Thƣ ký tòa soạn báo in, khái niệm TKBT truyền hình đƣợc hiểu là:
“hoạt động của một hoặc một nhóm người có vai trị tổng qt trong các
Đài Truyền hình có nhiệm vụ: xây dựng kế hoạch tuyên truyền, làm khung,
vỏ; trực móc nối; trực đạo diễn phát sóng chương trình, nhận và kiểm tra
thành phẩm của các chương trình trước giờ phát sóng, là đầu mối cuối cùng


16

kết nối tồn bộ chất liệu của các chương trình để chuẩn bị cho quy trình
phát sóng, chịu trách nhiệm trước Ban biên tập về các vấn đề liên quan đến
an tồn phát sóng”.
1.1.4. Nhiệm vụ của hoạt động thư ký biên tập truyền hình
Trong cuốn: “Nghề truyền hình khó nhỉ” của tác giả Bùi Chí Trung

có nêu:
Trong âm nhạc, hịa âm, phối khí đƣợc ví nhƣ cơng việc
trang điểm cho một nét giai điệu, ngƣời ta thêm vào bản tổng phổ
những dấu nhạc, quy định cho từng nhạc cụ đàn sáo trống phách
đƣợc cất tiếng vào lúc nào để tạo nên một bản hịa ca. Xây dựng
khung chƣơng trình cũng nhƣ vậy, đó là nghệ thuật tạo nên sự liên
kết hài hịa của các nội dung khác nhau, đó là chìa khóa quyết định
cho việc vì sao khán giả theo dõi chƣơng trình truyền hình của
bạn… [60, tr.53].
Thứ nhất, hoạt động TKBT truyền hình có nhiệm vụ quan trọng nhất là
việc xây dựng kế hoạch khung chƣơng trình của Đài/Kênh truyền hình. Đó là
việc tham mƣu xây dựng, sắp xếp các chƣơng trình theo thứ tự về thời gian,
nội dung để trình Ban biên tập phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch đã
đƣợc phê duyệt. Xây dựng khung chƣơng trình của Đài/Kênh truyền hình chính là lập chƣơng trình truyền hình cho Đài/Kênh truyền hình đó. Khán giả
chọn một Đài/Kênh nào đó để xem là dựa vào cơng tác lập chƣơng trình
truyền hình của Đài/Kênh đó và nó có vai trị rất quan trọng, quyết định đến
sự thành bại của một Đài/Kênh truyền hình. Khung chƣơng trình - đó là một
tập hợp gồm các chuyên mục, các loạt chƣơng trình, chùm chƣơng trình, xêri
chƣơng trình đƣợc bố trí sắp xếp phát sóng theo một ngun tắc cho cả 1 tuần,
trong đó các chƣơng trình phối hợp bổ sung hỗ trợ cho nhau, có trình tự ổn
định, tạo ra nội dung phong phú về đề tài, đa dạng về hình thức thể hiện, bao


17

hàm nhiều lĩnh vực của đời sống, đáp ứng nhu cầu của các đối tƣợng khán giả
khác nhau (có thể là theo lứa tuổi, theo giới tính, theo sự yêu thích…). Khung
chƣơng trình có thể thay đổi theo mùa, do 1 chiến dịch tuyên truyền lớn nào
đó, đồng thời cũng có thể thay đổi vào các ngày đại lễ, hoặc khi có sự kiện
đột biến xảy ra. Trong một khung chƣơng trình có sự khác nhau giữa các ngày

thƣờng với những ngày nghỉ, ngày cuối tuần, vào các ngày nghỉ thƣờng đƣợc
bố trí phát sóng các chƣơng trình giải trí. Hoạt động này thƣờng nằm trong
phòng TKBT với nhiều ngƣời làm nhiệm vụ này, họ cùng gánh vác và chia sẻ
một nhiệm vụ chung: Lên kế hoạch tuyên truyền, làm vỏ chƣơng trình phát
sóng 1 ngày trên 1 kênh phát sóng, giám sát, thẩm định, định hƣớng hỗ trợ
cho phóng viên. Lãnh đạo phịng TKBT, thơng qua TKBT quyết định các sản
phẩm truyền hình đƣợc sắp xếp theo trình tự thời gian nhƣ thế nào để đảm
bảo tính chính trị, tính thẩm mỹ và phù hợp với nhu cầu của khan giả. Từ
nhiệm vụ và dự báo các sự kiện quan trọng sẽ xảy ra, từ nhu cầu, sở thích của
khán giả, phịng chun mơn thực hiện xây dựng kế hoạch tuyên truyền dựa
trên tính định kỳ và tần suất phát sóng của các chƣơng trình, chun mục. Các
phịng chun môn căn cứ vào kế hoạch này để xây dựng kế hoạch tuyên
truyền chi tiết, cụ thể nhƣ đề tài, chủ đề, địa điểm, thời gian… cho phóng viên
thực hiện.
Thứ hai, hoạt động TKBT truyền hình bao gồm việc tiếp nhận và tổ
chức nghiệm thu các chƣơng trình truyền hình từ các đầu mối, nguồn cung
cấp trong và ngoài đơn vị theo chỉ đạo của Ban biên tập. Việc tiếp nhận các
chƣơng trình từ các đầu mối chính là việc các phóng viên, biên tập viên của
các phịng chun mơn thực hiện nộp sản phẩm hoàn chỉnh (khâu tiền kỳ và
hậu kỳ), sau đó, chƣơng trình sẽ đƣợc nghiệm thu (duyệt), đánh giá về chất
lƣợng và nội dung có đủ điều kiện để phát sóng hay khơng. Hội đồng thẩm
định chƣơng trình là những chuyên gia, lãnh đạo ban biên tập đƣợc Giám đốc


18

uỷ quyền kiểm tra đánh giá quyết định một chƣơng trình đủ điều kiện để phát
sóng trên kênh. Tại các Đài/Kênh truyền hình, bất kỳ một chƣơng trình nào
đƣợc phát sóng đều phải qua khâu tiếp nhận và nghiệm thu để đảm bảo quy
trình phát sóng. TKBT chịu trách nhiệm tổ chức hoạt động nghiệm thu của

Hội đồng thẩm định.
Thứ ba, hoạt động TKBT truyền hình có nhiệm vụ biên tập – kiểm tra
chƣơng trình phát sóng - lập trình tự phát sóng ngày. Đây là nhiệm vụ do
Biên tập viên – Đạo diễn phát sóng thực hiện. Căn cứ vào khung và kế hoạch
phát sóng, đạo diễn kiểm tra, rà sốt lại thơng tin từ các chƣơng trình đã đƣợc
nghiệm thu từ Hội đồng thẩm định, sau đó lập trình tự phát sóng ngày. Hoạt
động biên tập ở đây đƣợc hiểu là thực hiện biên tập nội dung chƣơng trình,
chèn các chƣơng trình cổ động, quảng bá sao cho đảm bảo các yếu tố về tố về
tôn chỉ, mục đích, chất lƣợng, thời lƣợng của chƣơng trình. Đạo diễn chƣơng
trình phát sóng là hoạt động trực tiếp sắp xếp các chƣơng trình theo trình tự,
đảm bảo an tồn phát sóng.
1.2. Vai trị của hoạt động thƣ ký biên tập truyền hình
Trong một Đài truyền hình, sản phẩm truyền hình là sản phẩm của tập
thể với nhiều khâu sản xuất. Từ phóng viên, biên tập viên, quay phim, đạo
diễn, tổ chức sản xuất, chịu trách nhiệm nội dung… Theo đó, các phịng ban
chức năng cũng đƣợc phân cơng nhiệm vụ cụ thể để đảm bảo một sản phẩm
truyền hình đƣợc sản xuất và đƣa đến với công chúng. Ngƣời ta thƣờng ví
Ban TKBT giống nhƣ “Bộ tổng tham mƣu” hay “Ngƣời gác cổng cuối cùng”.
Các hình ảnh ví von này đã nói lên một phần vị trí, vai trị của hoạt động thƣ
ký biên tập truyền hình. Trên thực tế, Thƣ ký toà soạn (đối với báo in) và
TKBT (đối với truyền hình) đều có cùng nhiệm vụ, chức năng thay mặt Ban
biên tập tổ chức nội dung và hình thức của từng số báo, chƣơng trình. Đảm
báo tính chính trị, tƣ tƣởng, văn hóa, mỹ thuật và chất lƣợng của mỗi tác


19

phẩm, chƣơng trình. Theo đó, hoạt động TKBT chƣơng trình truyền hình có
vai trị đặc biệt quan trọng trong một Đài/Kênh truyền hình.
Hoạt động TKBT truyền hình góp phần đảm bảo thực hiện đúng tơn

chỉ, mục đích của một Đài/kênh truyền hình, thực hiện đúng định hƣớng của
cơng tác tƣ tƣởng, trúng vấn đề dƣ luận đang quan tâm. Trên thực tế, tại mỗi
Quốc gia, báo chí nói chung và truyền hình của nói riêng đều mang hình thức
và sắc thái của cơ cấu xã hội – chính trị mà nó hoạt động. Báo chí nƣớc ta
cũng vậy. Dựa trên nhiệm vụ chính trị của từng giai đoạn cách mạng, báo chí
nƣớc ta đƣợc Đảng định hƣớng tuyên truyền. Trên cơ sở đó, các cơ quan báo
chí tùy theo chức năng, nhiệm vụ, đề ra kế hoạch tuyên truyền từng thời kỳ,
từng chƣơng trình theo định hƣớng chung, trúng với vấn đề dƣ luận quan tâm
Hoạt động TKBT truyền hình có vai trị quyết định trong việc tham
mƣu xây dựng khung chiến lƣợc tuyên truyền, xây dựng thƣơng hiệu của một
Đài/Kênh truyền hình. Thực tế cho thấy, nhà báo hoạt động khơng theo kế
hoạch tun truyền thì chẳng khác gì ngƣời đi đƣờng mất phƣơng hƣớng. Tờ
báo hay kênh truyền hình khơng có kế hoạch tun truyền chẳng khác con tàu
không bến. Không những thế, để tạo dựng đƣợc uy tín, kênh truyền hình phải
xây dựng đƣợc kế hoạch tun truyền rất cụ thể và chi tiết, có khả năng kiểm
sốt mọi nguồn thơng tin, đáp ứng kịp thời nhu cầu của khán giả. đƣa tác
phẩm truyền hình lên sóng, đến với khán giả.
Hoạt động TKBT góp phần đảm bảo các chƣơng trình truyền hình
đƣợc thực hiện đúng quy trình sản xuất và an tồn phát sóng. Theo đó, các sản
phẩm khác nhau đƣợc tạo ra bởi những ê kíp khác nhau đƣợc tập hợp về một
đầu mối chung sau khi đã đƣợc giám sát, kiểm tra về tiến độ sản xuất, hồn
thiện sản phẩm, trong đó các tác giả phải báo cáo thơng tin về chƣơng trình
của mình nhƣ thời lƣợng, địa chỉ file video…TKBT tổ chức thẩm định tác
phẩm, đƣa tác phẩm vào list phát sóng theo khung chƣơng trình theo ngày,


×