Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Phát triển mô hình cơ quan quản lý giao thông công cộng tại thành phố Hải Phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (371.88 KB, 10 trang )

Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII

Trường Đại học Giao thơng vận tải

PHÁT TRIỂN MƠ HÌNH CƠ QUAN QUẢN LÝ GIAO THƠNG CƠNG
CỘNG TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHỊNG
Nguyễn Quang Thành1, Nguyễn Hữu Hà2
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các cơng trình giao thơng Hải Phịng,
số 14 Minh Khai, Hải Phịng
2
Trường Đại học Giao thơng Vận tải, Số 3 Cầu Giấy, Hà Nội
*
Tác giả liên hệ: Email: ; Tel: 0904 812 712

1

Tóm tắt.
Trong những năm gần đây, sự gia tăng các phương tiện cá nhân (PTCN), bao
gồm cả xe máy, ô tô tại thành phố Hải Phịng đã gây ra tình trạng ơ nhiễm và ùn tắc
nghiêm trọng trong khu vực đô thị và đặt thành phố trước những thách thức về phát
triển bền vững. Trong bối cảnh đó, giao thơng cơng cộng (GTCC) được kỳ vọng là biện
pháp then chốt để giải quyết vấn đề giao thông. Tuy nhiên, hệ thống GTCC với duy
nhất loại hình xe bt hoạt động yếu kém, khơng đủ sức thu hút người dân và mới chỉ
đáp ứng 1,3% nhu cầu đi lại của người dân. Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ
quan dẫn đến tình trạng trên nhưng chủ yếu là do cơ chế, mơ hình quản lý GTCC chưa
phù hợp và thiếu những chức năng cơ bản, cần thiết cho quản lý phát triển GTCC.
Thành phố cần phát triển mơ hình cơ quan quản lý GTCC với những cơ chế, chính sách
để khuyến khích, thúc đẩy GTCC và hạn chế PTCN.
Từ khóa: Hải Phịng, giao thơng cơng cộng, phương tiện cá nhân, PTA, bền vững
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Giao thơng cơng cộng có thể coi là khái niệm bao trùm, mô tả khái quát về các


hệ thống vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) với các loại phương tiện GTCC cơ
bản và tất cả các yếu tố về môi trường hoạt động bao gồm các điều kiện về cơ sở hạ
tầng (CSHT), cơ sở vật chất kỹ thuật để đảm bảo cho hệ thống VTHKCC đó được vận
hành. Nói đến GTCC là nói đến trình độ phát triển của đô thị, là mục tiêu quan trọng
hàng đầu của các đô thị trên thế giới để phục vụ nhu cầu và không gian sống của đô thị.
Để quản lý hệ thống GTCC, các thành phố trên thế giới đã thiết lập một cơ quan chuyên
trách đặt dưới chính quyền đơ thị với chức năng tổ chức, điều hành tồn bộ mạng lưới
GTCC. Cơ quan này được gọi là Cơ quan quản lý GTCC (Public Transport Authority PTA).
Tại Việt Nam một số tỉnh, thành phố như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,
Hải Phịng, Đồng Nai, Bình Dương...đã thành lập đơn vị chuyên trách để quản lý
VTHKCC. Đây là cơ quan trực thuộc Sở Giao thông vận tải (GTVT) và thực hiện
nhiệm vụ quản lý, điều hành VTHKCC tại địa phương. Tuy nhiên, đối tượng và chức
năng quản lý của các cơ quan này chưa đầy đủ, mới chỉ quản lý hệ thống xe buýt thành
-830-


Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII

Trường Đại học Giao thông vận tải

phố. Trong tương lai, với sự phát triển đa dạng của các loại hình GTCC như: đường sắt
đô thị, xe buýt, xe buýt nhanh (BRT), taxi, vận tải cơng nghệ...nếu khơng có mơ hình
phù hợp sẽ không giải quyết được những bất cập trong công tác quản lý điều hành. Do
đó, cần có một cơ quan GTCC tích hợp để quản lý hiệu quả các phương thức vận tải
trên.
2. TỔNG QUAN VỀ MỘT SỐ MƠ HÌNH QUẢN LÝ GIAO THÔNG CÔNG
CỘNG TRÊN THẾ GIỚI
2.1. Cơ quan quản lý GTCC tích hợp tại Curitiba, Brazil
Mạng lưới GTCC tích hợp của Curitiba được quản lý bởi cơ quan cú thm quyn
l Urbanizaỗóo de Curitiba S/A (URBS). URBS c giao nhiệm vụ quản lý, lập kế

hoạch, vận hành và giám sát hệ thống GTCC tại Curitiba. Chính quyền thành phố sở
hữu tới 99.9% cổ phần của URBS, và 0.1% cổ phần còn lại là do tư nhân sở hữu. Hệ
thống CSHT được duy trì và phát triển bằng cách huy động vốn từ hệ thống cung cấp
dịch vụ giao thông (COMEC). COMEC cung cấp dịch vụ giao thông cho 13 đơ thị qua
mạng lưới GTCC. Mơ hình 3 trong 1 trong quản lý GTCC: Cục GTVT (cung cấp
CSHT) - Cơ quan quản lý GTCC (quản lý và điều hành hoạt động trên toàn mạng lưới)
- Đơn vị khai thác (cung cấp các dịch vụ giao thông) đã trở thành hình mẫu của các giải
pháp sáng tạo và sự thành công trong quản lý giao thông đô thị. Bên cạnh đó cịn có Hội
đồng tư vấn GTCC đơ thị để tư vấn và đưa ra những chính sách phát triển GTCC.
Chính sách GTCC của Curitiba tập trung vào các nhiệm vụ sau:
- Quy hoạch của thành phố được định hướng phát triển theo GTCC với 3 quy
hoạch tích hợp bao gồm: sử dụng đất, giao thông công cộng và mạng lưới đường đô
thị.
- Phát triển đô thị với mục tiêu đô thị sinh thái - kinh tế nhằm tăng không gian
xanh, xây dựng các khu dân cư, trung tâm thương mại, văn hóa, giáo dục... có mật độ
cao dọc theo các trục giao thơng chính của đơ thị, tạo ra nhu cầu đi lại tập trung và sử
dụng phương tiện thân thiện mơi trường
- Chính quyền đơ thị khơng trợ cấp vận hành trực tiếp nhưng hỗ trợ mạnh mẽ về
nguồn tài chính cho GTCC thơng qua các chính sách ưu đãi cho nhà khai thác về mua
sắm phương tiện và cung cấp DVVT được đặt hàng bởi Cơ quan quản lý GTCC.
2.2. Trung tâm quản lý và điều hành giao thơng thơng minh tại Seoul, Hàn Quốc
Chính quyền thành phố ln xác định cần có các giải pháp đồng bộ kết hợp quản
lý nhu cầu và ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong quản lý giao thông. Thành công
lớn nhất của giao thông đô thị tại Seoul là hệ thống quản lý giao thơng thơng minh tích
hợp (ITS). Trung tâm điều hành và dịch vụ thông tin giao thông Seoul (TOPIS) là Cơ
quan quản lý giao thông đặt dưới Chính quyền đơ thị để quản lý tồn bộ mạng lưới ITS
tại đây bao gồm mạng lưới GTCC với hệ thống vé tích hợp, kiểm sốt phương tiện lưu
thơng trên đường, kiểm sốt an tồn giao thơng và xử lý các sự cố. TOPIS tập hợp đầy
đủ các dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm: Dịch vụ vận tải công cộng, hệ thống
thẻ thông minh, hệ thống thu vé tự động, hệ thống phát thanh truyền hình giao thông,

phối hợp với cảnh sát và Ủy ban Giao thông đường bộ (KoRoad). Đồng thời, cung cấp
-831-


Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII

Trường Đại học Giao thông vận tải

thông tin thời gian thực cho hành khách, lái xe và các công ty vận hành để giám sát và
quản lý toàn bộ hoạt động giao thông, tai nạn và cứu hộ ở Seoul. Mạng lưới tàu điện
ngầm và tuyến xe buýt được tổ chức theo cơ cấu trục - nhánh với sự phân chia chức
năng rõ ràng kết nối hiệu quả các khu vực trung tâm, khu vực ngoại ơ và vịng quanh
thành phố. Họat động khai thác được quản lý bằng cách dùng một hệ thống bán cơng
cộng kết hợp lợi ích cơng cộng của Chính phủ và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
tư nhân. Công nghệ của TOPIS đã được các thành phố khác trên thế giới học tập và ứng
dụng thành cơng. Thành phố tập trung vào các nhiệm vụ chính:
- Quy hoạch đô thị ưu tiên phát triển mật độ cao tại các đầu mối GTCC, bảo đảm
đường tiếp cận và các cơng trình tiện ích tốt cho những dự án phát triển mới.
- Hệ thống giao thông thông minh (ITS) tích hợp tồn đơ thị, được xây dựng trên
nền công nghệ GIS và GPS để quản lý theo thời gian thực, cho phép người sử dụng và
nhà quản lý tương tác với nhau.
- Kiểm soát hiệu quả việc sử dụng phương tiện cá nhân qua thu phí đường và
tăng thuế xăng dầu; quản lý đậu xe trong các khu vực đô thị.
- Tạo lập và phát triển không gian sống xanh, ưu tiên phát triển CSHT cho xe
đạp và người đi bộ, góp phần cải thiện mơi trường và phát triển du lịch.
2.3. Cơ quan quản lý GTCC tích hợp tại Singapore
Giao thông công cộng tại Singapore được quản lý bởi 2 cơ quan là Cục quản lý
Đường bộ Singapore (LTA) và Hội đồng Giao thông Công cộng (PTC) của Chính
quyền đơ thị. Đây là một hệ thống thể chế kép duy nhất với tư cách là cơ quan GTCC.
LTA quản lý bốn phương thức GTCC: tàu điện ngầm, đường sắt nhẹ, xe buýt và taxi.

Cơ quan này chịu trách nhiệm lập kế hoạch, vận hành và bảo trì hệ thống CSHT đường
bộ bao gồm cả hạ tầng cho hệ thống GTCC, thực hiện giám sát tất cả khía cạnh vật chất
của mạng lưới GTVT. Trong khi đó, PTC hoạt động với vai trò cơ quan điều phối, giám
sát các dịch vụ thông qua hợp đồng ký kết với các nhà khai thác. Singapore đã sử dụng
địn bẩy chính sách để giảm nhu cầu đi lại bằng xe cá nhân và thúc đẩy mạnh mẽ hệ
thống GTCC thông qua các chính sách hỗ trợ của Chính phủ:
- Quy hoạch đơ thị theo định hướng GTCC, tích hợp 3 quy hoạch: quy hoạch
CSHT, quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch giao thơng.
- Chính phủ khơng trợ cấp vận hành trực tiếp nhưng tài trợ chi phí vốn để đầu tư
phát triển CSHT giao thông, phát triển GTCC.
- Phát triển các phương tiện GTCC hiện đại, góp phần bảo vệ môi trường và tiết
kiệm nhiên liệu.
- Quản lý và kiểm sốt PTCN bằng phí sử dụng đường bộ dựa trên các loại nhiên
liệu sử dụng (xăng, dầu) và phí tắc nghẽn giao thơng tại các khu vực có lưu lượng giao
thông cao.
- Hạn chế PTCN bằng cách hạn chế quyền sở hữu, áp đặt các loại thuế xe cao
phải trả trước, sử dụng các loại giấy phép lưu hành và thu phí đường bộ.

-832-


Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII

Trường Đại học Giao thơng vận tải

3. THỰC TRẠNG MƠ HÌNH QUẢN LÝ GIAO THƠNG CƠNG CỘNG TẠI
THÀNH PHỐ HẢI PHỊNG
3.1. Tình hình phát triển VTHKCC bằng xe bt tại Hải Phịng
Mạng lưới xe bt Hải Phịng có quy mơ nhỏ, năng lực phục vụ không lớn, hoạt
động chưa hiệu quả. Giai đoạn 2004 - 2019, Thành phố duy trì khoảng hơn 10 tuyến

buýt phục vụ trên 380,5km chiều dài mạng lưới. Khối lượng VTHKCC hàng năm đạt
khoảng 6 triệu lượt hành khách. Hầu hết các tuyến xe bt có lộ trình xun tâm, chưa
phân bố rộng khắp và chưa có tính kết nối đến các khu vực có nhu cầu đi lại lớn.
Quy hoạch phát triển xe buýt Hải Phòng đề xuất đến năm 2025, mạng lưới xe
bt có quy mơ gấp 3 lần hiện tại trong khi tỷ lệ đáp ứng nhu cầu sẽ tăng từ mức thấp
hơn 2% đến hơn 10%.[2] Tuy nhiên, tỉ lệ đáp ứng nhu cầu của xe buýt không tăng theo
kỳ vọng của Quy hoạch mà có xu hướng tỷ lệ nghịch với sự gia tăng của PTCN. Theo
thống kê của Ban An toàn giao thơng Thành phố, đến cuối năm 2019, Hải Phịng có
tổng số 1.360.010 xe máy, tăng trưởng trong giai đoạn 2011-2019 đạt 7,5%/năm. Tỷ lệ
xe máy/1000 dân của Hải Phòng đạt 536 xe/1000 dân, cao hơn mức bình qn chung
tồn quốc (496 xe/1000 dân).[3] Trong khi xe máy chiếm 80% số lượng chuyến đi
trong thành phố thì xe buýt chỉ đáp ứng chưa đến 2% nhu cầu đi lại của thành phố và
đang có xu hướng giảm trong những năm tới.
Theo một kết quả khảo sát được thực hiện vào năm 2017[2], chất lượng dịch vụ
xe buýt tại Hải Phòng còn hạn chế và không mấy thay đổi theo thời gian. Những lý do
chính để người dân khơng sử dụng dịch vụ xe buýt là chất lượng phương tiện và dịch vụ
thấp, giá vé còn cao so với thu nhập và khơng thuận tiện để tiếp cận. Ngồi ra, hệ thống
giao thơng cơng cộng cịn bộc lộ những yếu kém về tổ chức vận tải, phát triển mạng
lưới xe buýt và CSHT, phong cách phục vụ...
3.2. Thực trạng mơ hình quản lý VTHKCC bằng xe buýt tại Hải Phòng
Hoạt động VTHKCC bằng xe buýt trên địa bàn thành phố Hải Phòng được quản
lý theo mơ hình 3 cấp:
- UBND thành phố quyết định về cơ chế, chính sách phát triển chung cho
VTHKCC phù hợp với quy định của Chính phủ: ban hành quy hoạch, chính sách phát
triển, CSHT giao thơng, quy định về quản lý khai thác, chính sách hỗ trợ hoạt động.
- Sở GTVT Hải Phòng là cơ quan QLNN chuyên ngành về GTVT ở địa phương.
Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm về kế hoạch phát triển, vốn đầu tư cho
VTHKCC. Sở Tài chính có nhiệm vụ quản lý nguồn tài chính, quản lý thu chi, thiết lập
giá vé và giải ngân tiền trợ giá cho hoạt động VTHKCC bằng xe buýt. Các cơ quan này
thực hiện chức năng QLNN theo quy định của pháp luật. Trung tâm Quản lý - bảo trì

Giao thơng cơng cộng và Đăng kiểm thủy (Trung tâm QLBTGTCC&ĐKT) là đơn vị
trực thuộc Sở GTVT được giao nhiệm vụ thực hiện quản lý, giám sát VTHKCC nói
chung và hoạt động xe buýt nói riêng, bao gồm: quản lý luồng tuyến, tần suất chạy xe,
niêm yết giá vé...và các quy định trong hoạt động VTHKCC. Đồng thời, Trung tâm có
chức năng tham mưu về quy hoạch, chính sách phát triển VTHKCC bằng xe buýt để
báo cáo Sở GTVT trình UBND thành phố phê duyệt, ban hành.
-833-


Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII

Trường Đại học Giao thông vận tải

- Các Doanh nghiệp vận tải (DNVT) đăng ký hoạt động theo Luật doanh nghiệp
và thực hiện theo các quy định về kinh doanh vận tải. Việc tổ chức khai thác mạng lưới
tuyến xe buýt do DNVT chủ động lập và trình lên thành phố phê duyệt.
Mơ hình quản lý VTHKCC tại Hải Phịng thể hiện qua sơ đồ sau:

Hình 1 - Mơ hình quản lý VTHKCC bằng xe buýt tại TP. Hải Phòng
3.3. Những tồn tại, hạn chế về mơ hình quản lý VTHKCC bằng xe buýt
Về xây dựng cơ chế, chính sách phát triển:
Thực trạng cho thấy, cơ quan quản lý VTHKCC mới có đầy đủ chức năng nhiệm
vụ về quản lý hoạt động VTHKCC nhưng chưa đủ thẩm quyền và năng lực thể chế
trong quản lý phát triển VTHKCC. Điều này phụ thuộc nhiều vào các cơ quan liên quan
và chính sách phát triển của Thành phố. Việc quản lý VTHKCC chỉ giới hạn chủ yếu
trong hoạt động xe buýt đô thị, không bao gồm các loại hình dịch vụ VTHKCC khác
(đường sắt quốc gia, xe buýt liên tỉnh, buýt kế cận, taxi) cũng như một số loại hình vận
tải cơng nghệ mới như grabbike, grabcar…Ngay tại các đô thị đặc biệt như Hà Nội và
TP. Hồ Chí Minh, trách nhiệm quản lý VTHKCC vẫn được thực hiện bởi một Trung
tâm tương đương với các phòng ban thuộc Sở GTVT, điều này gây ra sự hạn chế khơng

nhỏ trong việc quản lý tồn bộ mạng lưới GTCC. Bên cạnh đó, các đơn vị này đều
khơng có chức năng quy hoạch CSHT liên quan đến VTHKCC, phải thực hiện theo
Quy hoạch GTVT và Quy hoạch chung của thành phố. Ngoài ra, do hạn chế về ngân
sách, nhân lực và công nghệ nên chất lượng khai thác CSHT còn hạn chế.
Về quản lý khai thác dịch vụ:
Một đặc điểm chung của VTHKCC tại các thành phố ở Việt Nam, và Hải Phịng
khơng phải là ngoại lệ, là hoạt động xe buýt do một DNVT nhà nước lâu đời điều hành,
nắm phần lớn thị phần và có sự chi phối rất lớn trên thị trường vận tải (Tại Hà Nội là
Tổng Công ty Vận tải Hà Nội và tại Hải Phịng là Cơng ty cổ phần đường bộ Hải
Phòng). Hoạt động xe buýt được sắp xếp theo hợp đồng nhượng quyền trực tiếp trong
-834-


Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII

Trường Đại học Giao thông vận tải

thời gian xác định. Việc quản lý đối với hoạt động xe buýt hầu như chỉ giới hạn trong
các thủ tục hành chính như báo cáo, cấp phát trợ giá, đăng ký, cấp phép hoạt động và
hợp đồng đặt hàng cung ứng dịch vụ. Chưa có cơ chế đấu thầu khai thác dịch vụ để tăng
cường tính cạnh tranh. Cơ quan quản lý VTHKCC có rất ít ảnh hưởng đến mức độ chất
lượng dịch vụ, quy định giá vé hoặc việc tuân thủ các quy định liên quan trong hoạt
động vận tải công cộng. Và do đó, xe bt thiếu tính hấp dẫn, mất đi lợi thế trước
PTCN.
Về trợ giá và hỗ trợ hoạt động:
Tại Hải Phịng, trong 6 DNVT xe bt mới chỉ có duy nhất Công ty cổ phần
đường bộ được hưởng trợ giá trên 02 tuyến với mức 16 tỷ đồng/năm (thấp hơn rất nhiều
so với Hà Nội, Đà Nẵng, hay TP. Hồ Chí Minh). Thực tế khoản trợ giá này mới chỉ
bằng 30 - 40% chi phí vận hành. Bên cạnh đó, Thành phố chưa chú trọng đầu tư phát
triển CSHT cho VTHKCC, thiếu cơ chế rõ ràng để xã hội hóa, khuyến khích DNVT

đầu tư phương tiện hay cơng nghệ mới để nâng cao chất lượng dịch vụ. Điều này dẫn
tới sự mất cân bằng trong toàn mạng lưới, ảnh hưởng đến khai thác thương mại. Các
DNVT phải tự bù đắp chi phí đầu tư bằng các hoạt động kinh doanh khác và khiến cho
dịch vụ xe buýt thiếu tính thu hút.
4. PHÁT TRIỂN MƠ HÌNH CƠ QUAN QUẢN LÝ GIAO THƠNG CƠNG CỘNG
TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHỊNG
4.1. Đề xuất mơ hình của PTA
Vai trị và u cầu phải phát triển mơ hình PTA cho TP. Hải Phịng
Theo mục tiêu phát triển [2][3], đến năm 2021, Hải Phòng sẽ đầu tư 01 tuyến
BRT, giai đoạn sau 2025 sẽ nghiên cứu đầu tư đường sắt đơ thị. Như vậy, mơ hình quản
lý VTHKCC hiện nay mới phù hợp với giai đoạn chỉ có xe bt hoạt động. Trong tương
lai, các loại hình VTHKCC cần có sự quản lý thống nhất: thống nhất về cơ chế, chính
sách phát triển, đồng bộ về CSHT, tích hợp về vé và phương thức di chuyển, xây dựng
tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ chung.
PTA trong tương lai sẽ là cơ quan quản lý GTCC chuyên trách được đặt dưới
chính quyền thành phố, cung cấp cơng cụ tổ chức, quản lý và cải thiện toàn bộ hệ thống
GTCC đơ thị. PTA sẽ là đầu mối duy nhất, có thẩm quyền cao nhất, quản lý toàn bộ các
phương thức vận tải (bao gồm xe buýt, BRT, đường sắt đô thị và các loại hình khác),
quản lý CSHT và các dịch vụ công cộng, quản lý hệ thống giao thông thông minh
(ITS). Đồng thời cũng là cơ quan tham mưu, xây dựng chính sách cho thành phố về
VTHKCC. PTA sẽ chịu trách nhiệm tất cả các vấn đề liên quan đến GTCC từ quy
hoạch phát triển, cung cấp CSHT, quản lý vận hành đến hợp đồng khai thác dịch vụ với
các nhà cung cấp và thực hiện các nghĩa vụ liên quan. Điều này ln đi kèm với cơ chế,
chính sách nhất quán được chính phủ tài trợ. Hơn nữa, mơ hình PTA cần được tổ chức
phù hợp với khung thể chế và quy định của Việt Nam..
Tổ chức của PTA
Giai đoạn 2020-2025:
Đề xuất giữ ngun mơ hình tổ chức như hiện nay, đồng thời bổ sung chức năng
quản lý tích hợp thêm loại hình taxi, BRT và một số loại hình vận tải cơng nghệ mới
như taxi cơng nghệ grabbike, grabcar…Giai đoạn này, PTA vẫn còn phụ thuộc về quản

lý tổ chức đối với Sở GTVT.
-835-


Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII

Trường Đại học Giao thông vận tải

Giai đoạn sau 2025:
Trong dài hạn, đề xuất nâng cấp Trung tâm QLBTGTCC&ĐKT lên hoạt động
theo mơ hình cơ quan QLNN về VTHKCC (tương đương cấp Sở) thuộc UBND thành
phố. Các Sở ngành liên quan và các đơn vị trực thuộc PTA hoạt động theo quy chế
phân cấp và phối hợp trong hệ thống VTHKCC. Mô hình tổng thể của PTA như sau:

Hình 2 – Đề xuất mơ hình quản lý GTCC tại TP. Hải Phịng
Các nhiệm vụ chính của PTA
Quy hoạch và phát triển mạng lưới: Mạng lưới cần được tích hợp trong cấu trúc
đơ thị, có tính liên thơng và kết nối tốt với các điểm thu hút chính như trường học, đại
học, bệnh viện, trung tâm mua sắm và khu công nghiệp. Bên cạnh đó, quy hoạch phải
được phối hợp với các quy hoạch khác cũng như các chính sách phát triển của thành
phố.
Lập Kế hoạch vận tải và tài chính: Lập kế hoạch các dịch vụ cần thiết để đáp
ứng nhu cầu vận tải, kết hợp với lập kế hoạch tài chính về mức giá vé và các khoản trợ
giá, nguồn thu bổ sung để bù đắp chi phí vận hành.
Hợp đồng cung cấp và giám sát chất lượng dịch vụ: Thực hiện chế độ bình đẳng,
cạnh tranh trong đấu thầu khai thác dịch vụ cho tất cả các nhà khai thác. Quy định chất
lượng dịch vụ cụ thể và cơ chế thưởng, phạt hợp đồng.
-836-



Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII

Trường Đại học Giao thơng vận tải

Phát triển các loại hình dịch vụ hiện đại: Phát triển hệ thống thẻ thông minh, vé
điện tử, phương tiện chất lượng cao. Thiết lập hệ thống kiểm sốt chất lượng dịch vụ
thống nhất trong tồn mạng lưới để đảm bảo chất lượng liên tục và các điều kiện dịch
vụ tốt nhất.
Truyền thông và cung cấp thông tin cho người dùng: Thực hiện các chiến lược
thông để tác động tích cực đến thói quen sử dụng GTCC, cung cấp thông tin tốt hơn cho
mọi người về dịch vụ, phương tiện, tần suất, thời gian di chuyển và giá vé, các cải tiến
dịch vụ xe buýt...
4.2. Lộ trình phát triển của PTA
Về cơ bản, PTA là cơ quan thực thi chính sách GTCC của thành phố. PTA trong
giai đoạn đầu nên tập trung quản lý và phát triển hệ thống GTCC. Về lâu dài, PTA cần
được chuyển giao chức năng nhiệm vụ về quản lý CSHT từ Sở GTVT, bao gồm cả
quản lý hạ tầng VTHKCC. Với tầm nhìn dài hạn, PTA có thể trở thành Cơ quan Giao
thơng vận tải chính thức, quản lý tất cả các phương thức giao thông đô thị, bao gồm xe
cơ giới cá nhân, đi bộ, đi xe đạp, quản lý giao thông, CSHT và bãi đậu xe.
Sự phát triển của PTA luôn song hành với sự phát triển của GTCC ở Hải Phịng.
Vì vậy, tổ chức của PTA được cần được xác định theo các cấp độ thực hiện như sau:
- Cấp chính trị/chiến lược: Thành phố xác định chính sách dài hạn về mục tiêu,
ưu tiên, các chỉ tiêu cần đạt được và các điều kiện về đảm bảo nguồn tài chính, nhân lực
hoạt động; xây dựng cơ chế phối hợp giữa các ngành với PTA.
- Cấp chức năng: PTA tập trung vào câu hỏi chính sách nên được thực hiện như
thế nào để đạt hiệu quả tối ưu; quản lý họat động phù hợp với chức năng nhiệm vụ; phối
hợp chặt chẽ với các đơn vị trong thành phố.
- Cấp hoạt động: DNVT đưa ra các quyết định hoạt động liên quan đến việc cung
cấp các dịch vụ vận tải tốt nhất cho người sử dụng thông qua đấu thầu cạnh tranh dựa
trên các tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ.


4.3. Những vấn đề liên quan đến việc thành lập PTA
PTA chỉ có thể được thực hiện thành cơng nếu mơ hình của nó mang tính khả thi
và tối ưu. Trong tương lai, khi thành lập PTA, cơ quan này sẽ phải thực hiện nhiều chức
năng với độ phức tạp cao tương ứng với thẩm quyền được giao và cần có sự đầu tư
nguồn tài chính lớn để duy trì họat động. Một cơ quan nhà nước mới sẽ làm tăng biên
chế, và nó sẽ tạo thêm áp lực cho ngân sách nhà nước. Sự thành lập của PTA là thách
thức với chính quyền thành phố do thể chế hiện tại chưa phù hợp. Vì vậy, trong giai
đoạn đầu, PTA cần có bộ máy đơn giản, có thể hoạt động kiêm nhiệm và phù hợp với
tình hình hiện nay.
Mặ khác, PTA nên có nguồn thu và có kế hoạch phát triển nguồn thu để giảm sự
phụ thuộc vào ngân sách thành phố. Một số nguồn thu khả dĩ cho hoạt động của PTA
như:
- Phí gửi xe, đỗ xe (đối với ô tô, xe máy và các loại xe khác);
-837-


Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII

Trường Đại học Giao thơng vận tải

- Phí quản lý CSHT;
- Kinh khí quản lý trợ giá hoạt động VTHKCC;
- Nguồn thu từ quảng cáo tai các bến xe, điểm dừng, nhà chờ xe buýt;
- Thu từ xử phạt (trong hợp đồng cung ứng dịch vụ);
- Các nguồn thu khác.
Trong đó, việc áp dụng quy định đỗ xe và thu phí đỗ xe nên được thành phố
quyết định càng sớm càng tốt, vừa tăng hiệu quả sử dụng không gian công cộng, vừa
hạn chế PTCN. Phí đỗ xe cũng đã được áp dụng tại các thành phố lớn của Việt Nam
như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, Thành phố có thể giao cho PTA đầu tư

và khai thác các điểm đỗ xe trong phạm vi thành phố. Đặc biệt là ở khu vực trung tâm
Hải Phịng, nơi khơng gian công cộng hạn chế, việc đưa ra mức thu phí đỗ xe sẽ rất hữu
ích, có thể tài trợ một phần đáng kể cho hoạt động GTCC.
Phát triển GTCC khơng thể thiếu chính sách hỗ trợ của nhà nước về trợ giá và hỗ
trợ cho doanh nghiệp. Cần có cơ chế trợ giá tổng hợp cho hoạt động xe buýt nhằm bù
đắp chi phí vận hành cho Doanh nghiệp vận tải theo 2 phương thức:
- Trợ giá trực tiếp: Ngân sách thành phố trợ cấp trực tiếp cho các tuyến xe buýt
đặt hàng;
- Hỗ trợ gián tiếp: Nhà nước hỗ trợ lãi suất cho vay đầu tư phương tiện; miễn,
giảm tiền thuê diện tích xây dựng bãi đậu xe, xưởng sửa chữa, bảo dưỡng ...
Ngoài ra, để quản lý các nhà khai thác và nâng cao chất lượng dịch vụ, điều cần
thiết là PTA phải xác định các quyền và trách nhiệm đối với các nhà khai thác. Điều
này cần được quy định chặt chẽ trong hợp đồng dịch vụ.
5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Kinh nghiệm quốc tế cung cấp cho các thành phố như Hải Phịng những ví dụ
phong phú để hướng dẫn việc ra quyết định nhằm tạo ra một mạng lưới GTCC có chất
lượng và hiệu qủa. Việc phát triển VTHKCC bằng xe buýt hiện nay cần đảm bảo cung
cấp dịch vụ chất lượng cao hơn, thu hút nhu cầu sử dụng PTCN sang sử dụng xe buýt.
Trong giai đoạn sau đó, khi CSHT và mạng lưới VTHKCC được hồn thiện, quy mơ
hoạt động VTHKCC trong thị trường vận tải đủ lớn thì có thể đầu tư phát triển các loại
VTHKCC khối lượng lớn, tốc độ cao.
Nghiên cứu đã trình bày sự phát triển của mơ hình PTA tại Hải Phịng. Tầm nhìn
và sứ mệnh của PTA là phát triển một hệ thống giao thông bền vững với dịch vụ tiêu
chuẩn quốc tế, với khả năng cung cấp dịch vụ tốt nhất và thân thiện với mơi trường. Để
thực hiện mơ hình PTA, cần có một kế hoạch và lộ trình rõ ràng về cơ chế chính sách,
tổ chức bộ máy cũng như hoạt động của PTA. PTA cần có nguồn thu và phải có kế
hoạch phát triển nguồn thu để giảm sự phụ thuộc vào ngân sách thành phố. Điều này sẽ
không đạt được nếu khơng có một cái nhìn sâu sắc có hệ thống về các khía cạnh của
GTCC. Có thể thấy, mỗi phương thức vận tải đều có những ưu điểm và nhược điểm
riêng ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định của người sử dụng. Vì vậy, việc áp dụng thuế,

phí và lệ phí đối với PTCN sẽ khơng chỉ là cơng cụ mạnh mẽ để tác động đến lựa chọn
-838-


Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII

Trường Đại học Giao thông vận tải

phương thức đi lại của người mà còn là một nguồn thu khả thi để duy trì hoạt động của
PTA cũng như tái đầu tư phát triển GTCC.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Thủ tướng Chính phủ (2015). Quyết định số 13/2015/QĐ-TTg ngày 05/05/2015 về
cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển VTHKCC bằng xe buýt.
[2]. UBND thành phố Hải Phòng (2018). Quyết định số 1239/QĐ-UBND ngày
07/6/2018 về việc phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch phát triển mạng lưới VTHKCC
bằng xe buýt trên địa bàn thành phố Hải Phịng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
[3] HĐND TP Hải Phịng (2020). Nghị quyết 21/NQ-HĐND ngày 22/7/2020 thơng qua
nhiệm vụ, giải pháp phát triển hệ thống hạ tầng giao thông và chống ùn tắc giao thông
trên địa bàn thành phố đến năm 2030 định hướng sau 2030.
[4]. Nguyen Quang Thanh (2017). Establishing A Public Transport Authority in
Haiphong city. CityNET/SHRDC Transportation Strategy Workshop for Asian Cities,
Seoul, Korea.
[5]. Dinh Van Hiep, Eric Trel (2017). Public Transport Authority as an Efficient
Solution for Sustainable Urban Transport Development: A Case Study in Hai Phong
City. Journal of the Eastern Asia Society for Transportation Studies, Volume 12.
[6]. Nguyen Quang Thanh, Hoang Trung Thong, Dinh Van Hiep (2015). An Efficient
Solution to Promote Public Transportation toward Sustainable Development: A Case
Study in Haiphong city. Proceeding of 8th ATRANS Symposium in Bangkok, Thailand.
[7].
[8]. />[9].

[10].

-839-



×