Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tài liệu Hỏi đáp về thuốc và sức khỏe (Kỳ 6) docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294.19 KB, 7 trang )

Hỏi đáp về thuốc và sức khỏe (Kỳ 6):
Tai biến mạch máu não:
Thuốc và thời điểm sử dụng hợp lý
Mới đây, tôi có nghe nói đến hai loại thuốc cerebrolysin và an cung ngưu
hoàng hoàn rất tốt phòng tai biến mạch máu não và đột qụy cho những người mắc
bệnh về tim mạch như chúng tôi. Chúng tôi có thể dùng các thuốc này được
không?


Tai biến mạch máu não (TBMMN) và đột quỵ là những bệnh lý gây ảnh
hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh và gia đình. Để góp phần
làm giảm tỷ lệ tử vong, rút ngắn giai đoạn cấp tính, hạn chế di chứng của bệnh các
thầy thuốc thường dùng đến một số loại thuốc để can thiệp. Một trong những
thuốc thường dùng là an cung ngưu hoàng hoàn và cerebrolysin.
Cerebrolysin có tác dụng tăng cải thiện chuyển hoá của các tế bào thần
kinh, tăng biệt hoá tế bào thần kinh, đảm bảo chức năng thần kinh và bảo vệ tế bào
não, tránh khỏi tổn thương do thiếu máu và nhiễm độc gây ra; giảm các gốc tự do,
tăng hiệu quả sử dụng ôxy trong tế bào thần kinh, có tác dụng bảo vệ tế bào thần
kinh, tác động trên hàng rào máu não, tác dụng cho các trường hợp thiếu ôxy ở tế
bào thần kinh (đột quỵ thiếu máu não) và cải thiện hành vi và khả năng học tập
Thuốc được chỉ định cho các trường hợp đột quỵ và phục hồi chức năng sau đột
quỵ; chấn thương sọ não và phục hồi sau chấn thương não; sa sút trí tuệ do bệnh
mạch não; bệnh Alzheimer.
An cung ngưu hoàng hoàn mới được áp dụng tại Việt Nam những năm gần
đây. Thành phần của nó bao gồm: ngưu hoàng, uất ức, sừng tê giác (hiện nay vì tê
giác rất hiếm nên được thay bằng sừng trâu nước), hoàng cầm, hoàng liên, hùng
hoàng, sơn chi, chu sa, mai phiến, xạ hương, trân châu. Đối với giai đoạn cấp tính
của TBMMN (đông y gọi là chứng "trúng phong") thuốc có tác dụng cải thiện rõ
triệu chứng và có tác dụng bảo vệ tế bào não, làm giảm tỷ lệ tử vong và rút ngắn
giai đoạn cấp tính. Ngoài ra, an cung ngưu hoàng hoàn còn có thể được sử dụng để
điều trị hội chứng não sau chấn thương, hôn mê gan, sốt cao, động kinh, suy thận


mãn tính, viêm tụy cấp tính, viêm gan, ung thư gan nguyên phát, viêm não Nhật
Bản B, các bệnh về nhi khoa (viêm phổi, ngừng hô hấp, ), các bệnh về tai mũi
họng
Như vậy, cả hai thuốc trên không chỉ tác dụng với TBMMN và đột quỵ mà
còn có tác dụng phòng ngừa và điều trị đối với nhiều bệnh lý khác. Tuy nhiên có
một điều cần lưu ý, đối với TBMMN và đột quỵ, thuốc phải được sử dụng trong
giai đoạn cấp tính, tức là trong ba ngày đầu khi bắt đầu lâm bệnh. Nếu ngày thứ tư
bác sĩ mới bắt đầu chỉ định sẽ không hợp lý (không còn hiệu quả) và gây lãng phí
do hai thuốc trên khá đắt tiền. Các trường hợp chỉ định sau ngày thứ ba chỉ dùng
để dự phòng và điều trị một số bệnh lý khác như đã nêu ở trên.



Đầy bụng khó tiêu dùng thuốc gì?
Đầy bụng, khó tiêu là triệu chứng cảm thấy no hơi, nặng bụng, chướng
bụng, có khi buồn nôn và nôn Các thuốc dùng trị chứng này bao gồm:
Thuốc trung hòa acid, chống tiết acid và chống đầy hơi: Loại này được
dùng khi bị chứng khó tiêu, đầy hơi do thừa acid dịch vị như maalox plus,
phosphalugel, gasvicon, pepsan Các thuốc này vừa có tác dụng trung hoà acid,
vừa chống đầy hơi trong dạ dày. Ngoài ra có thể dùng thuốc kháng thụ thể H2
(ranitidin), thuốc ức chế bơm proton (omeprazol, lansoprazol). Nếu bị chứng khó
tiêu, đầy bụng kèm theo ợ chua do trào ngược dạ dày thực quản nên dùng các
thuốc có chứa thêm thành phần là alginat (gasvicon). Chất alginat có tác dụng
tráng lót bảo vệ niêm mạc thực quản không để acid dịch vị gây tổn thương niêm
mạc thực quản khi có hiện tượng trào ngược.
Thuốc giúp điều hoà sự co bóp dạ dày: Được dùng khi sự co bóp dạ dày
kém đưa đến sự chuyển đẩy thức ăn từ dạ dày xuống ruột chậm. Một số thuốc có
thể dùng như metoclopramid, domperidon (motilium-M).
Thuốc hỗ trợ quá trình tiêu hoá: Đó là các men tiêu hoá để giúp sự tiêu
hoá thức ăn ở dạ dày dễ dàng hơn như neopeptin, alipase, festal có thể dùng

thêm thuốc hỗ trợ sự tiết mật (chophytol).




Thuốc trị bệnh viêm da tiếp xúc
Trước đây da dẻ của tôi bình thường. Khoảng 2 tháng nay da lòng bàn
tay của tôi cứ bị đỏ lên, nứt nẻ, rát và khó chịu. Xin hỏi tôi bị bệnh gì và thuốc
chữa thế nào?
Lê Thị Nghĩa (Thái Bình)
Theo thư bạn mô tả nhiều khả năng bạn mắc bệnh viêm da tiếp xúc kích
ứng (irritant contact dermatitis). Bệnh hay gặp ở những người làm công việc nội
trợ phải tiếp xúc kéo dài với các chất tẩy rửa như xà phòng, bột giặt, nước tẩy
trắng men, kính Sau một thời gian tiếp xúc với các chất nêu trên da bàn tay sẽ bị
đỏ lên, hơi sưng nề. Vài ngày sau sưng nề xẹp xuống và da trở nên khô rồi bong
tróc nhẹ các vảy phấn, vảy cám. Nếu cứ tiếp tục tiếp xúc với các chất tẩy rửa thì
da sẽ bị bong nhiều hơn và càng ngày càng trở nên khô ráp. Nặng hơn thì tạo
thành các vết nứt gây đau đớn. Nếu nứt sâu còn có thể gây chảy máu. Thường thì
bệnh nhân không ngứa chỉ có cảm giác rát, căng, khó chịu. Những bệnh nhân có
cơ địa dị ứng thì bệnh nặng hơn. Khi bạn bóc các vảy đi hoặc gãi, chà xát thì có
nguy cơ nhiễm trùng hoặc bị chàm hoá. Khi đó sẽ xuất hiện thêm các mụn nước,
mụn mủ.
Về chăm sóc da: Bạn phải kiêng ngâm nước, gãi, chà xát. hạn chế rửa tay.
Không tiếp xúc với các chất tẩy rửa, phải đi găng tay nilon trước rồi đi găng tay
cao su chồng ra ngoài khi giặt giũ hoặc rửa bát. Nếu bệnh nặng thì kể cả khi gội
đầu hoặc tắm cũng phải đi găng tay.
Về điều trị: Tại chỗ: bôi một trong các chế phẩm có chứa corticoid như:
eumovate, fusidicort, lacticareHC, gentrison Bôi ngày hai lần trong 1-2 tuần.
Quan trọng là phải bôi một trong các chế phẩm làm mềm da, dịu da như cream
vitamin E, lactcare, physiogel Ngày bôi được nhiều lần, bôi chồng lên nhau, bôi

kéo dài.
Toàn thân: nếu có nhiễm trùng thì phải uống một đợt kháng sinh theo chỉ
định của bác sĩ. Nếu ngứa nhiều thì uống một trong các thuốc kháng histamin như
loratadin, chlopheniramin, phenergan trong 5-10 ngày.
Đa số các trường hợp tránh tiếp xúc lại với các chất tẩy rửa và điều trị như
trên thì bệnh sẽ hết. Nhưng đối với các trường hợp có cơ địa dị ứng thì bệnh hay bị
kéo dài dai dẳng và có thể làm bùng phát bệnh viêm da cơ địa. Nếu bạn có yếu tố
cơ địa dị ứng thì phải lưu ý tránh tiếp xúc với các chất tẩy rửa để không bị viêm da
kích ứng.



Ra nhiều mồ hôi tay, chữa thế nào?
Em 22 tuổi. Không hiểu sao bàn tay em thường rất nhiều mồ hôi. Nhất là
mỗi khi căng thẳng, lo lắng. Có thuốc chữa không thưa bác sĩ?
Đinh Đức Lâm (Hải Dương)
Bệnh quá nhiều mồ hôi có thể ở tay, chân, nách. Nguyên nhân gây bệnh
vẫn chưa rõ ràng nhưng thường do một số rối loạn nội tiết hoặc do viêm.
Dùng thuốc thường ít hiệu quả ở thể bệnh nặng. Các dung dịch muối hòa
tan chlorid trong cồn, như nhôm chlorid, nhôm cholorohydrat dùng bôi ngoài rất
hiệu quả đối với bệnh ở thể nhẹ. Các chất kháng muscarin như: diphemanil
methylsulfat, glycopyrronium bromid hay hyoscine hydrobromid bôi ngoài cũng
có tác dụng, tuy nhiên do tác dụng phụ nên không dùng đường uống. Việc tiêm
trong da hay dưới da độc tố butulium A đạt được kết quả đáng khích lệ ở một số ở
bệnh nhân nhiều mồ hôi quá mức ở bàn tay. Các dung dịch formaldehyd,
glutaraldehyd dùng trong nhiều mồ hôi chân, nhưng hiệu quả không rõ.
Khi dùng thuốc không có hiệu quả, có thể phẫu thuật: nạo hay cắt bỏ các
tuyến ngoại tiết dưới da, liệu pháp cắt bỏ thần kinh giao cảm bằng nội soi là một
liệu pháp đơn giản chữa bệnh nhiều mồ hôi tay.
Tuy nhiên, bạn nên đến cơ sở chuyên khoa để được khám và tư vấn về cách

điều trị sao cho hiệu quả.


×