Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Phân tích danh mục thuốc đã sử dụng tại bệnh viện y dược cổ truyền tỉnh tuyên quang năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (819.92 KB, 78 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ HOÀI THU

PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC ĐÃ SỬ DỤNG
TẠI BỆNH VIỆN Y DƯỢC CỔ TRUYỀN
TỈNH TUYÊN QUANG NĂM 2019

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI - 2020


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ HOÀI THU

PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC ĐÃ SỬ DỤNG
TẠI BỆNH VIỆN Y DƯỢC CỔ TRUYỀN
TỈNH TUYÊN QUANG NĂM 2019

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGÀNH: Tổ chức quản lý dược
Mã số: CK 60 72 04 12
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thị Song Hà
Thời gian thực hiện đề tài: Từ 28/07/2019 đến 28/11/2019

HÀ NỘI - 2020



LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện luận văn này, tôi đã rất may mắn khi nhận
được sự giúp đỡ tận tình của các Thầy Cơ giáo, các chun gia, các bạn đồng
nghiệp cùng tình cảm và sự khích lệ mà gia đình và bạn bè đã dành cho tơi.
Trước hết tơi xin được bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới
PGS.TS Nguyễn Thị Song Hà - người thầy tâm huyết, ln tận tình hướng
dẫn, chỉ bảo cho tơi trong q trình học tập cũng như thời gian thực hiện và
hồn thành luận văn.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng Sau đại
học, Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược - Trường Đại học Dược Hà Nội, cùng
các thầy cô đã giảng dạy và giúp đỡ tơi trong q trình học tập tại trường.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám Đốc Bệnh viện Y Dược Cổ
Truyền tỉnh Tuyên Quang, nơi tôi công tác đã tạo điều kiện thuận lợi cho tơi
được học tập nâng cao kiến thức, trình độ chun mơn và hồn thành luận văn
này.
Cuối cùng, tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình và bạn bè những người đồng hành không thể thiếu trong học tập và cuộc sống đã luôn
động viên và giúp đỡ tôi trong thời gian qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2020
Học viên

Nguyễn Thị Hoài Thu


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ............................................................................... 3
1.1. DANH MỤC THUỐC BỆNH VIỆN ................................................... 3
1.1.1. Khái niệm danh mục thuốc đã sử dụng tại bệnh viện………………..3
1.1.2. Một số văn bản pháp quy liên quan đến thuốc sủ dụng trong các
bệnh viện YHCT…………………………………………………………………..4
1..1.3 Một số phương pháp phân tích sử dụng thuốc……………………......4
1.1.3.1.Phân tích sử dụng th́c theo nhóm điều trị............................ 5

1.1.3.2.Phương pháp phân tích ABC ..................................... 5
1.1.3.3.Phương pháp phân tích VEN ................................................... 7
1.2. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC TRONG CÁC BỆNH VIỆN Ở
VIỆT NAM ........................................................................................................ 7
1.2.1.Thực trạng sử dụng thuốc tại các bệnh viện YHCT ở Việt Nam ... 7
1.2.2.Cơ cấu và giá trị tiền thuốc sử dụng……………………………..10
1.3. VÀI NÉT VỀ BỆNH VIỆN YDCT TỈNH TUYÊN QUANG ........... 15
1.3.1. Cơ cấu tổ chức của bệnh viện YDCT tỉnh Tuyên Quang..........16
1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện YDCT tỉnh Tuyên Quang16
1.3.3. Khoa Dược bệnh viện YDCT tỉnh Tuyên Quang ......................17
1.3.4. Mô hình bệnh tật của BV YDCT Tuyên Quang năm 2019…….19
1.3.5 Một vài nét về sử dụng thuốc tại bệnh viện YDCT Tuyên
Quang…………………………………………………………………………………20
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 21


2.1. ĐỐI TƯỢNG,THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU .................. 21
2.1.1.Đối tượng nghiên cứu ............................................................... 21
2.1.2. Thời gian nghiên cứu ............................................................... 21
2.1.3 Địa điểm nghiên cứu ................................................................. 21
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 21
2.2.1.Thiết kế nghiên cứu ................................................................... 21

2.2.2. Biến số nghiên cứu .................................................................. 23
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu…………………………………….24
2.2.4. Xử lý, phương pháp phân tích và trình bày số liệu…………....25
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 30
3.1. MÔ TẢ CƠ CẤU VỀ SỐ LƯỢNG VÀ GIÁ TRỊ CỦA DANH MỤC
THUỐC SỬ DỤNG TẠI BỆNH VIỆN YDCT TỈNH TUYÊN QUANG
NĂM 2019 ................................................................................................ 30
3.1.1. Cơ cấu th́c theo ng̀n gớc hố dược, thuốc đông y thuốc từ dược
liệu và vị thuốc YHCT……………………………………………………………....30
3.1.2.Mô tả cơ cấu và giá trị tiền thuốc theo nhóm tác dụng dược lý .30
3.1.3.Cơ cấu và giá tiền thuốc theo nguồn gốc, xuất xứ. .....................35
3.1.4.Cơ cấu và giá trị tiền th́c hóa dược theo đường dùng………...37
3.1.5.Cơ cấu và giá trị tiền th́c hóa dược theo thành phần…………38
3.1.6.Các loại thuốc đông y, thuốc từ dược liệu sử dụng tại bệnh viện.38
3.2.PHÂN TÍCH DMT SỬ DỤNG THEO PHƯƠNG PHÁP ABC VÀ VEN .40
3.2.1.Phân tích danh mục th́c sử dụng theo phương pháp phân tích
ABC.......................................................................................................... 40
3.2.2.Phân tích DMT sử dụng theo phương pháp phân tích VEN.......43
3.2.3.Phân tích DMT sử dụng theo ma trận ABC/VEN ......................44
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ................................................................................. 48


4.1.CƠ CẤU VỀ SỐ LƯỢNG VÀ GIÁ TRỊ CỦA DANH MỤC THUỐC SỬ
DỤNG TẠI BỆNH VIỆN YDCT TỈNH TUYÊN QUANG NĂM 2019 .. 48
4.1.1.Tỷ lệ nhóm th́c YHCT và hóa dược........................................48
4.1.2.Tỷ lệ th́c theo nhóm tác dụng dược lý ....................................49
4.1.3.Cơ cấu và giá tiền thuốc theo nguồn gốc, xuất xứ ....................51
4.1.4.Cơ cấu và giá tiền th́c hóa dược theo đường dùng ...............53
4.1.5.Cơ cấu và giá tiền thuốc đơn thành phần và đa thành phần
trong danh mục th́c hóa dược ...................................................................53

4.2. PHÂN TÍCH DMT THEO PHƯƠNG PHÁP ABC VÀ VEN ............ 54
4.2.1.Phân tích DMT theo phương pháp ABC ...................................54
4.2.2.Về phân tích danh mục th́c sử dụng theo phương pháp phân
tích VEN ........................................................................................................56
4.2.3.Về phân tích danh mục thuốc sử dụng theo ma trận ABC/VEN 57
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ................................................................................ 59
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 59
ĐỀ XUẤT............................................................................................................ 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Viết đầy đủ tiếng Việt (tiếng Anh)

BHYT

Bảo hiểm y tế

BYT

Bộ y tế

DLS

Dược lâm sàng

DMT


Danh mục thuốc

GTSD

Giá trị sử dụng

HĐT&ĐT

Hội đồng thuốc và điều trị

KCB

Khám chữa bệnh

KM

Khoản mục

MHBT

Mơ hình bệnh tật

NSAIDs

Non – Steroidal Anti – inflammatory Drugs

SKM

(Thuốc kháng viêm không chứa steroid)

Số khoản mục

STG

Hướng dẫn điều trị chuẩn (Standard Treatment Guidelines)

STT

Số thứ tự

YDCT

Y dược cổ truyền

YHCT

Y học cổ truyền

YHHĐ

Y học hiện đại

WHO

Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization)


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Cơ cấu nhân lực bệnh viện YDCT tỉnh Tuyên Quang ........................ 16
Bảng 1.2: Cơ cấu nhân lực khoa Dược bệnh viện YDCT tỉnh Tuyên Quang ..... 18

Bảng 1.3: Mô hình bệnh tật của BV YDCT tỉnh Tun Quang năm 2019 phân
loại

theo

mã

ICD……………………………………………………………………………..19
Bảng 2.4:Nhóm biến sớ mô tả cơ cấu về số lượng và giá trị của DMT sử dụng 23
Bảng 2.5: Ma trận ABC/VEN .............................................................................. 28
Bảng 3.6: Cơ cấu danh mục và giá trị tiền thuốc sử dụng năm 2019 tại bệnh
viện YDCT tỉnh Tuyên Quang ............................................................................. 30
Bảng 3.7: Cơ cấu và giá trị tiền th́c hóa dược theo nhóm điều trị tác dụng
dược lý ................................................................................................................. 31
Bảng 3.8: Cơ cấu và giá trị tiền nhóm vị th́c y học cổ truyền theo nhóm tác
dụng dược lý ........................................................................................................ 32
Bảng 3.9: Cơ cấu và giá trị tiền nhóm th́c đơng y, th́c từ dược liệu theo
nhóm tác dụng dược lý ........................................................................................ 34
Bảng 3.10: Cơ cấu và giá trị tiền th́c hóa dược theo ng̀n gớc xuất xứ ....... 36
Bảng 3.11: Cơ cấu và giá trị tiền thuốc hóa dược theo đường dùng ................. 37
Bảng 3.12: Cơ cấu thuốc đơn thành phần và thuốc đa thành phần ................... 38
Bảng 3.13: Các loại thuốc đông y, thuốc từ dược liệu pha chế trong bệnh viện 38
Bảng 3.14: Cơ cấu và giá trị thuốc đông y, thuốc từ dược liệu sử dụng trong
bệnh viện ............................................................................................................. 39
Bảng 3.15: Phân tích ABC của DMT hóa dược, th́c đơng y, th́c từ dược
liệu sử dụng tại bệnh viện ................................................................................... 40
Bảng 3.16: Cơ cấu thuốc hạng A theo tác dụng dược lý của DMT hóa dược,
th́c đơng y, th́c từ dược liệu sử dụng tại bệnh viện ..................................... 41
Bảng 3.17: Cơ cấu th́c nhóm A theo nguồn gốc xuất xứ……………………………...42



Bảng 3.18: Cơ cấu th́c nhóm A theo đường dùng………………………………….42
Bảng 3.19: Cơ cấu th́c nhóm A theo thành phần…………………………………..43
Bảng 3.20: Cơ cấu th́c hóa dược, th́c đơng y, th́c từ dược liệu theo phương
pháp phân tích VEN ................................................................................................. 43
Bảng 3.21: Cơ cấu th́c hóa dược, th́c đơng y, th́c từ dược liệu sử dụng tại
bệnh viện theo ma trận ABC/VEN ........................................................................... 44
Bảng 3.22: Cơ cấu th́c tiểu nhóm AE theo nhóm tác dụng dược lý của DMT hóa
dược, th́c đơng y, thuốc từ dược liệu sử dụng tại bệnh viên................................ 46
Bảng 3.21: Các th́c cụ thể trong nhóm AN của DMT……………………………………46

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ

Hình 1.1: Chu trình cung ứng th́c trong bệnh viện………………………………3
Hình 1.2: Mơ hình tổ chức khoa Dược bệnh viện YDCT tỉnh Tuyên Quang…….18
Hình 2.3: Sơ đờ tóm tắt nội dung nghiên cứu ..............................................…….22


ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, thị trường dược phẩm
của Việt Nam đã và đang có nhiều thay đổi và có sự tăng trưởng đáng kể, đáp
ứng cho nhu cầu ngày càng cao trong việc khám chữa bệnh, chăm sóc sức
khỏe nhân dân.
Việt Nam là quốc gia có nền Y học cổ truyền (YHCT) lâu đời với bề
dày kinh nghiệm phong phú trải qua hàng ngàn năm. Thị trường dược liệu
cũng vô cùng đa dạng, phong phú, đặc biệt là đối với dược liệu từ nước ngoài
chiếm thị phần lớn và được nhập khẩu bằng nhiều con đường khác nhau. Điều
này đã góp phần đảm bảo cung ứng đủ thuốc có chất lượng, phong phú về
chủng loại và giá cả.
Theo báo cáo của Vietnam Report tiền thuốc bình quân đầu người của

người dân Việt nam ngày một tăng: năm 2005 vào khoảng 9.85 USD, năm
2010 là 22,25 USD, năm 2015 là 37,97 USD, năm 2017 khoảng 56 USD và
đến năm 2020 con số này lên đến 85 USD. Tuy nhiên, nó cũng tác động
không nhỏ tới hoạt động cung ứng và sử dụng thuốc trong bệnh viện, dẫn tới
sự cạnh tranh không lành mạnh cũng như tình trạng lạm dụng thuốc. Sự cạnh
tranh giữa thuốc sản xuất trong nước với thuốc nhập khẩu, giữa các doanh
nghiệp trong nước sản xuất một loại thuốc có cùng tác dụng dược lý hoặc
cùng một dạng thuốc với nhau, dẫn tới khó khăn cho các cán bộ y tế trong
việc lựa chọn thuốc sử dụng trong bệnh viện. Bên cạnh đó, cịn rất nhiều bất
cập trong sử dụng thuốc tại các bệnh viện như: các thuốc không thiết yếu
(không thực sự cần thiết) được sử dụng với tỷ lệ cao, lạm dụng kháng sinh,
vitamin... Sử dụng thuốc không hợp lý không chỉ ảnh hưởng tới công tác
chăm sóc, khám chữa bệnh mà cịn là ngun nhân làm tăng chi phí đáng kể
cho người bệnh, tạo ra gánh nặng cho nền kinh tế, xã hội.
Do đó, việc lựa chọn thuốc là công việc rất quan trọng, với nhiệm vụ
xác định nhu cầu về số lượng, chủng loại thuốc làm cơ sở để đảm bảo tính chủ
1


động trong cung ứng cũng như tính hiệu quả, an toàn, tiết kiệm và sử dụng
hợp lý nguồn ngân sách trong quá trình điều trị.
Bệnh viện YDCT tỉnh Tuyên Quang là bệnh viện hạng II Chuyên khoa về
YHCT với quy mơ 170 giường bệnh, có nhiệm vụ KCB cho cán bộ, nhân dân
trong tỉnh và các vùng lân cận theo phương pháp YHCT kết hợp YHHĐ. Bởi
vậy DMT sử dụng tại bệnh viện gồm cả thuốc YHCT và thuốc hóa dược. Danh
mục thuốc của bệnh viện không thể là tất cả các thuốc trên thị trường do hạn chế
về ngân sách, hoặc DMT quá hạn hẹp, hoặc DMT có bất hợp lý nào đó đều có
thể ảnh hưởng tới lựa chọn thuốc, ảnh hưởng tới kinh phí mua thuốc, ảnh hưởng
tới quyền lợi người tham gia bảo hiểm… Bởi vậy việc phân tích DMT đã sử
dụng là một việc làm cần thiết góp phần phát hiện ra những bất hợp lý trong việc

xây dựng DMT và sử dụng thuốc của bệnh viện.
Trong những năm qua chưa có đề tài nào phân tích về danh mục thuốc
đã sử dụng tại bệnh viện. Để góp phần quản lý tình hình sử dụng thuốc tại
bệnh viện, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phân tích danh mục thuốc đã sử
dụng tại Bệnh viện y dược cổ truyền tỉnh Tuyên Quang năm 2019’’ với
hai mục tiêu:
1. Mô tả cơ cấu danh mục thuốc đã sử dụng tại bệnh viện YDCT tỉnh
Tuyên Quang năm 2019.
2.Phân tích danh mục thuốc đã sử dụng tại bệnh viện YDCT tỉnh Tuyên
Quang năm 2019 theo phương pháp phân tích ABC – VEN
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần phản ánh được thực trạng hoạt
động sử dụng thuốc tại BV YDCT Tuyên Quang, nhằm đưa ra những vấn đề
bất cập tồn tại, đề xuất với nhà quản lý một số giải pháp để góp phần xây
dựng được DMT hợp lý, sử dụng có hiệu quả nguồn ngân sách, tiết kiệm chi
phí thuốc tại bệnh viện.

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN.
1.1.Danh mục thuốc bệnh viện
1.1.1. Khái niệm danh mục thuốc đã sử dụng tại bệnh viện
Cung ứng thuốc trong bệnh viện là một chuỗi các hoạt động từ lựa chọn thuốc
đến mua sắm thuốc, cấp phát thuốc và sử dụng thuốc. Cả 4 nhiệm vụ đều quan trọng
và có sự liên kết chặt chẽ với nhau, mỗi hoạt động đều dựa vào kết quả của hoạt
động trước và là nền tảng cho hoạt động kế tiếp.Chu trình cung ứng thuốc trong
bệnh viện là một chu trình khép kín cần phải được quản lý, thực hiện một cách hiệu
quả và hợp lý từng gia đoạn. Việc quản lý và cung ứng thuốc đảm bảo cung ứng
thường xuyên và đủ thuốc chất lượng đến tận tay người bệnh sao cho hợp lý, an
toàn. Danh mục thuốc bệnh viện được xây dựng định kỳ hàng năm và có thể bổ sung

hoặc loại bỏ thuốc trong danh mục thuốc bệnh trong các kỳ họp của HĐT&ĐT bệnh
viện để phù hợp với sự thay đổi của mơ hình bệnh tật và phác đồ điều trị tại bệnh
viện.
Danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện là kết quả của các hoạt động trong chu
trình cung ứng thuốc. Phân tích danh mục thuốc sử dụng là để nhìn lại tồn bộ q
trình cung ứng thuốc trong năm và có kế hoạch xây dựng DMTBV năm tiếp theo.
1.1.2. Một số văn bản pháp quy liên quan đến sử dụng thuốc trong các bệnh
viện y học cổ truyền
Hiện nay tại Bệnh viện Y dược cổ truyền tỉnh Tuyên Quang, việc xây dựng
DMTBV và các vấn đề sử dụng thuốc đang dựa trên một số thông tư sau:
- Thông tư số 23/2011/TT-BYT ngày 10 tháng 06 năm 2011 của Bộ y tế về
việc Hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh [3]
- Thông tư số 21/2013/TT-BYT ngày 08/08/2013 quy định về tổ chức và hoạt
động của Hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện [6].
- Thông tư số 05/2015/TT-BYT ngày 17/03/2015 của Bộ Y tế quy định ban
hành danh mục thuốc đông y, thuốc từ dược liệu và vị thuốc y dược cổ truyền
thuộc phạm vi thanh toán của Bảo hiểm Y tế [11].
3


- Thông tư số 11/2016/TT-BYT ngày 11 tháng 05 năm 2016 của Bộ Y tế về
quy định việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập [12].
- Thông tư 06/2017/TT-BYT ngày 03 tháng 05 năm 2017 của Bộ Y tế về việc
ban hành danh mục thuốc độc, nguyên liệu độc làm thuốc.
- Thông tư 20/2017/TT-BYT ngày 10 tháng 05 năm 2017 của Bộ Y tế quy định
chi tiết một số điều của luật dược và nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08
tháng 05 năm 2017 của Chính phủ về thuốc và nguyên liệu làm thuốc phải
kiểm soát đặc biệt.
- Thông tư 43/2017/TT-BYT, ngày 16/11/2017 của Bộ Y Tế về Quy định tỷ lệ
hao hụt đối với vị thuốc cổ truyền và việc thanh tốn chi phí hao hụt tại các cơ

sở khám bệnh chữa bệnh [14]
- Thông tư 19/2018/TT-BYT, ngày 30/8/2018. Ban hành danh mục thuốc thiết
yếu [15]
- Thông tư 30/2018/TT-BYT, ngày 30/10/2018 của Bộ Y tế về việc ban hành
danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh tốn đối với thuốc hóa dược, sinh phẩm,
thuốc phóng xạ và chất đánh dấu thuộc phạm vi được hưởng của người tham
gia bảo hiểm y tế [16]
1.1.3. Một số phương pháp phân tích sử dụng thuốc
Tại Việt Nam, thống kê nhiều năm cho thấy tiền thuốc sử dụng trong bệnh
viện thường chiếm 60% ngân sách của bệnh viện. Để công tác sử dụng thuốc
tránh những bất cập, nhà quản lý cần có những biện pháp cải thiện. Một số
cơng cụ để đánh giá thực trạng vấn đề sử dụng thuốc trong bệnh viện hiện nay
là phương pháp phân tích sử dụng thuốc theo nhóm điều trị, phân tích ABC,
phân tích VEN [6]. Từ đó HĐT&ĐT xác định các vấn đề, nguyên nhân liên
quan đến sử dụng thuốc và lựa chọn các giải pháp can thiệp phù hợp.
1.1.3.1.Phân tích sử dụng thuốc theo nhóm điều trị
Phân tích nhóm điều trị kết hợp với việc tính chi phí sử dụng thuốc
giúp xác định những nhóm điều trị có mức sử dụng thuốc cao nhất và chi phí
nhiều nhất. Trên cơ sở thơng tin về tình hình bệnh tật, phương pháp này sẽ gợi
4


ý những vấn đề sử dụng thuốc bất hợp lý.
Ngoài ra phương pháp này sẽ chỉ ra những thuốc đã bị lạm dụng hoặc
những thuốc mà mức tiêu thụ không mang tính đại diện cho những ca bệnh cụ
thể. Qua đây, HĐT&ĐT lựa chọn những thuốc có chi phí hiệu quả cao nhất
trong các nhóm điều trị và thuốc lựa chọn trong liệu pháp điều trị thay thế[6].
Từ đó tiến hành phân tích cụ thể hơn cho mỗi nhóm điều trị chi phí cao để
xác định những thuốc đắt tiền và liệu pháp điều trị thay thế có chi phí hiệu quả
cao.

1.1.3.2..Phương pháp phân tích ABC
Phân tích ABC là phương pháp phân tích tương quan giữa lượng thuốc
tiêu thụ hàng năm và chi phí nhằm phân định ra những thuốc nào chiếm tỷ lệ
lớn trong ngân sách cho thuốc của bệnh viện[6].
Phân tích ABC là phương pháp quan trọng trong lựa chọn, mua, cấp
phát và sử dụng thuốc hợp lý để có được số liệu chính xác và khách quan về
sử dụng ngân sách thuốc. Phân tích ABC có nhiều lợi ích: Trong lựa chọn
thuốc, phân tích được thuốc nhóm A có chi phí cao, các thuốc này có thể được
thay thế bởi các thuốc rẻ hơn; Trong mua hàng, dùng để xác định tần suất mua
hàng: mua thuốc nhóm A nên thường xuyên hơn, với số lượng nhỏ hơn, dẫn
đến hàng tồn kho thấp hơn, bất kỳ giảm giá của các loại thuốc nhóm A có thể
dẫn đến tiết kiệm đáng kể ngân sách. Do nhóm A chiếm tỷ trọng ngân sách
lớn nên việc tìm kiếm nguồn chi phí thấp hơn cho nhóm A như tìm ra dạng
liều hoặc nhà cung ứng rẻ hơn là rất quan trọng. Theo dõi đơn hàng nhóm A
có tầm quan trọng đặc biệt, vì sự thiếu hụt thuốc khơng lường trước có thể
dẫn đến mua khẩn cấp thuốc với giá cao. Phân tích ABC có thể theo dõi mơ
hình mua tương tự như quyền ưu tiên trong hệ thống y tế.
Lợi ích của phương pháp phân tích ABC: Cho thấy những thuốc được
sử dụng thay thế với lượng lớn và có chi phí thấp trong danh mục hoặc có sẵn
trên thị trường, thơng tin này được sử dụng để:
- Lựa chọn những thuốc thay thế có chi phí điều trị thấp hơn;
5


- Tìm ra những liệu pháp điều trị thay thế;
- Thương lượng với nhà cung cấp để mua được thuốc với giá thấp hơn;
- Lượng giá mức độ tiêu thụ thuốc, phản ánh nhu cầu chăm sóc sức
khỏe của cộng đồng và từ đó phát hiện những điểm chưa hợp lý trong sử dụng
thuốc, bằng cách so sánh lượng thuốc tiêu thụ với mơ hình bệnh tật.
- Xác định phương thức mua các thuốc khơng có trong DMT thiết yếu

của bệnh viện.
Phân tích ABC có thể ứng dụng các số liệu tiêu thụ thuốc cho chu kỳ
trên 1 năm hoặc ngắn hơn. Phương pháp này cũng có thể ứng dụng cho một
đợt đấu thầu hoặc nhiều đợt đấu thầu.
Sau khi hồn thành phân tích ABC, các thuốc đặc biệt là các thuốc
trong nhóm A cần phải được đánh giá lại và xem xét việc sử dụng những
thuốc khơng có trong danh mục và thuốc đắt tiền, trên cơ sở đó lựa chọn
những phác đồ điều trị có hiệu lực tương đương nhưng giá thành rẻ hơn.
Như vậy, phân tích dùng để kiểm soát các thuốc thuộc loại A được sử
dụng có hợp lý, hiệu quả hay khơng, đây là nhóm ưu tiên để xem xét đưa ra
các quyết định lựa chọn và mua thuốc hiệu lực điều trị khác nhau.
1.1.3.3..Phương pháp phân tích VEN
Phân tích VEN là phương pháp giúp xác định ưu tiên cho hoạt động
mua và tồn trữ thuốc trong bệnh viện khi nguồn kinh phí khơng đủ để mua
toàn bộ các loại thuốc như mong muốn [6].
Theo thông tư: 21/2013/TT-BYT ban hành ngày 08 tháng 8 năm 2013
quy định về tổ chức và hoạt động của HĐT&ĐT trong bệnh viện[6], trong phân
tích VEN, các thuốc được phân chia thành 3 hạng mục cụ thể như sau:
+ Nhóm V (Vital) là nhóm thuốc dùng trong các trường hợp cấp cứu
hoặc các thuốc quan trọng, nhất thiết phải có để phục vụ công tác khám bệnh,
chữa bệnh của bệnh viện.
+ Nhóm E (Essential) là thuốc dùng trong các trường hợp bệnh ít
nghiêm trọng hơn nhưng vẫn là các bệnh lý quan trọng trong mơ hình bệnh tật
6


của bệnh viện.
+ Nhóm N (Non-Essential) là thuốc dùng trong các trường hợp bệnh
nhẹ, bệnh có thể tự khỏi, có thể bao gồm các thuốc mà hiệu quả điều trị còn
chưa được khẳng định rõ ràng hoặc giá thành cao khơng tương xứng với lợi

ích lâm sàng của thuốc.
Phương pháp phân tích VEN được sử dụng chủ yếu để thiết lập quyền
ưu tiên cho việc lựa chọn, mua và sử dụng trong hệ thống cung ứng, hướng
dẫn hoạt động quản lý tồn trữ và quyết định giá thuốc phù hợp. Phân tích
VEN được sử dụng trong lựa chọn thuốc như sau: Thuốc tối cần và thuốc thiết
yếu nên ưu tiên lựa chọn, nhất là khi ngân sách thuốc hạn hẹp [6].
Sau khi hồn thành phân tích VEN, cần phải so sánh giữa phân tích
ABC và VEN để xác định xem có mối liên hệ giữa các thuốc có chi phí cao và
các thuốc không ưu tiên hay không. Cụ thể là cần phải loại bỏ những thuốc
“N” trong danh sách nhóm thuốc A có chi phí cao/lượng tiêu thụ lớn trong
phân tích ABC.
1.2.Thực trạng sử dụng thuốc trong các bệnh viện ở Việt Nam.
1.2.1. Thực trạng sử dụng thuốc tại các bệnh viện YHCT.
Việt Nam là nước có nền YHCT lâu đời, người dân có thói quen và niềm
tin vào phương pháp chữa bệnh này, bên cạnh đó việc hệ thống điều trị bằng
phương pháp YHCT đã được WHO công nhận cũng là một nhân tố làm cho
số người có nhu cầu sử dụng dược liệu để chữa trị bệnh ngày càng gia tăng.
Theo “Báo cáo tổng kết công tác y tế năm 2014”[9], [10]. Tỷ lệ giường bệnh
YHCT trên tổng số chung của các tuyến là 13,7% đã tăng hơn so với các năm
trước. Số xã triển khai bảo hiểm y tế trong khám bệnh, chữa bệnh bằng YHCT
là 61,5%: trong đó số trạm y tế triển khai chữa bệnh bằng thuốc thành phẩm
YHCT chiếm 67,1%, triển khai điều trị bằng thuốc nam chiếm 44,6%; số trạm
y tế xã có vườn thuốc nam chiếm 83,9% tăng 4,0% so với năm 2013.
Tỷ lệ KCB bằng YHCT so với tổng KCB chung của từng tuyến đã có bước
cải thiện đáng kể, tuy nhiên chưa chiếm tỷ trọng cao trong tổng số lượt KCB
7


chung, cụ thể: tuyến tỉnh là 8,69%; tuyến huyện 8,95% và tuyến xã là 18,8%. Tỷ
lệ điều trị nội trú bằng YHCT, kết hợp YHCT với YHHĐ so với tổng chung

cũng đạt mức 9,2% ở tuyến tỉnh và 24,9% ở tuyến huyện. Tỷ lệ điều trị ngoại trú
bằng YHCT so với tổng điều trị ngoại trú chung có khả quan hơn ở tuyến tỉnh
(13,4%), tuyến huyện (16,4%) và tuyến xã (26,8%)[10].
Mạng lưới KCB bằng YHCT tiếp tục ổn định và phát triển với 63 bệnh
viện YHCT công lập và 03 bệnh viện YHCT ngồi cơng lập, 92,7% các bệnh
viện y học hiện đại có khoa, tổ YHCT (tăng 2,7% so với năm 2015), 84,8%
các trạm y tế có bộ phận KCB bằng YHCT (tăng 10,5% so với năm 2015). Tỷ
lệ KCB bằng YHCT so với tổng KCB chung của từng tuyến đã có bước cải
thiện đáng kể, tuy nhiên chưa chiếm tỷ trọng cao trong tổng số lượt KCB
chung, tỷ lệ lượt khám bệnh bằng YHCT hoặc kết hợp với YHHĐ trên tổng
số lượt KCB chung đạt 4,1% ở tuyến Trung Ương, 11,7% ở tuyến tỉnh, 13,4%
ở tuyến huyện và 28,5% ở tuyến xã. Nhiều địa phương đã quan tâm đầu tư
xây mới nâng cấp bệnh viện YHCT như Hà Nội, Ninh Bình, Bình Thuận,
Bình Định, Tây Ninh,... Chất lượng KCB bằng YHCT, YHCT kết hợp với
YHHĐ đã từng bước được nâng cao, thể hiện ở trình độ chun mơn của đội
ngũ thầy thuốc YHCT; cơ sở vật chất, trang thiết bị từng bước hiện đại hóa;
các quy trình kỹ thuật YDCT từng bước được chuẩn hóa; ứng dụng nghiên
cứu khoa học vào thực tiễn được đẩy mạnh. Công tác quản lý hành nghề,
quản lý quảng cáo KCB bằng YHCT chặt chẽ và có hiệu quả hơn. Chất lượng
dược liệu cổ truyền ngày càng được kiểm soát chặt chẽ, nhất là trong các cơ
sở KCB bằng YHCT[13].
Theo “Báo cáo tổng kết cơng tác y tế năm 2019”[18]: Cả nước có 63
bệnh viện y học cổ truyền ở 58 tỉnh, thành phố (3 tỉnh có 2 bệnh viện);
88,23% trạm y tế có tổ chức khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền; tỷ lệ lượt
khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền trên tổng số lượt khám, chữa bệnh
chung: tuyến tỉnh 8,86%, tuyến huyện 8,96%, tuyến xã 28,49%.
Tại Hưng Yên năm 2013, theo nghiên cứu thực trạng YHCT và hiệu
8



quả can thiệp tăng cường hoạt động KCB tại BV YHCT tỉnh của tác giả Phạm
Việt Hoàng, tỷ lệ dùng thuốc YHCT tới 99,8% [25].
Tại Lâm Đồng năm 2016, theo nghiên cứu phân tích DMT đã sử dụng
tại bệnh viện YHCT Bảo Lộc của tác giả Hà Xuân Hiền, tỷ lệ dùng thuốc
YHCT tới 96,1% [24].
Tại Tây Ninh năm 2017, theo nghiên cứu phân tích DMT sử dụng tại
bệnh viện YDCT tỉnh Tây Ninh của tác giả Cao Hữu Hạng, tỷ lệ dùng thuốc
YHCT tới 95,25% [21].
Theo những số liệu thống kê gần đây của Bộ Y tế , hàng năm cả nước
sử dụng khoảng 60.000 tấn dược liệu trong đó để sử dụng cho hệ thống KCB
bằng YHCT khoảng 18.500 tấn. Trong khi tổng sản lượng dược liệu trồng
trong nước hàng năm vào khoảng 15.600 tấn, phần còn lại phải nhập từ nước
ngoài [2].
Nhu cầu sử dụng dược liệu trong nước ngày càng tăng và các doanh
nghiệp ngày càng tham gia nhiều vào lĩnh vực sản xuất các sản phẩm từ dược
liệu. Trong khi đó dược liệu Việt nam ngày càng cạn kiệt do khai thác quá
mức và khai thác dược liệu ở nước ta còn tự phát, quy mơ nhỏ chưa có định
hướng phát triển nên dẫn đến số lượng dược liệu không ổn định, giá cả biến
động. Nguồn dược liệu của nước ta chủ yếu nhập từ Trung quốc qua con
đường tiểu ngạch. Một số dược liệu nhập khơng rõ nguồn gốc, khơng rõ tiêu
chuẩn, khơng có phiếu kiểm nghiệm. Chất lượng dược liệu nhập khẩu khó
quản lý, dược liệu giả trà trộn... Việc trồng trọt dược liệu trong nước cịn phát
triển tự phát, chưa có quy hoạch. Nhiều cơ sở trồng trọt cịn sử dụng hóa chất
bảo vệ thực vật không đúng quy định. Hiện nay, tại các cơ sở khám chữa bệnh
bằng YHCT việc sử dụng thuốc bắc nhập khẩu vẫn còn chiếm đa số so với sử
dụng thuốc nam, thuốc sản xuất trong nước. Vì vậy nhà nước cần có chính
sách phát triển ni trồng dược liệu, cây con làm thuốc tại Việt nam.
1.2.2.Cơ cấu và giá trị tiền thuốc sử dụng
- Giá trị tiền thuốc
9



Theo các nghiên cứu những năm gần đây, giá trị tiền thuốc sử dụng
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kinh phí bệnh viện. Việc quản lý và sử dụng
thuốc có hiệu quả đối với các thuốc điều trị sẽ góp phần rất lớn vào việc tiết
kiệm tài chính cho đất nước và giảm gánh nặng chi phí cho người bệnh. Trong
năm 2015, tổng chi phí tiền thuốc chiếm khoảng 30.000 tỉ đồng, tăng gấp đôi
so với năm 2012. Trong năm 2015, tiền thuốc bình quân đầu người mà người
dân Việt chi để mua thuốc là 37,97 USD/năm (khoảng 800.000 đồng).
Theo báo cáo tổng kết năm 2016 thuốc sản xuất trong nước đã đáp ứng
gần 50% nhu cầu sử dụng thuốc. Tỷ lệ tăng trưởng bình quân trung bình trên
15%[13]. Điều này phản ánh mức độ phát triển của ngành Dược trong nước
đang dần dần đáp ứng kịp nhu cầu bệnh tật, khẳng định được thương hiệu cũng
như sự tin dùng của bác sỹ, góp phần giảm chi phí điều trị cho bệnh nhân.
Theo báo cáo kết quả công tác khám, chữa bệnh năm 2009, 2010 của
Cục Quản lý KCB-Bộ Y tế, tổng giá trị tiền thuốc sử dụng trong bệnh viện
chiếm tỷ trọng 47,9% (năm 2009) và 58,7% (năm 2010) tổng giá trị tiền viện
phí hàng năm trong bệnh viện[1].
Tại bệnh viện YHCT Hải Dương năm 2011, chi phí tiêu thụ thuốc đông y,
thuốc từ dược liệu chiếm 75,7% tổng chi phí tiêu thụ thuốc [31]. Tại bệnh
viện YDCT tỉnh Hưng n năm 2013, chi phí tiêu thụ thuốc đơng y, thuốc từ
dược liệu chiếm 67,1% tổng chi phí tiêu thụ thuốc[25]Tại bệnh viện YDCT
tỉnh Tây ninh năm 2017, chi phí tiêu thụ thuốc đơng y, thuốc từ dược liệu
chiếm 57.23% tổng chi phí tiêu thụ thuốc[21]. Tại bệnh viện YHCT tỉnh Vĩnh
Phúc năm 2017, chi phí tiêu thụ thuốc đơng y, thuốc từ dược liệu chiếm
26.6% tổng chi phí tiêu thụ thuốc[23].Tại bệnh viện YHCT Hà Đông năm
2017, chi phí tiêu thụ thuốc đơng y, thuốc từ dược liệu chiếm 8,05% tổng chi
phí tiêu thụ thuốc[30]
Dựa vào mơ hình bệnh tật của từng bệnh viện mà tỷ lệ sử dụng thuốc
đông y, thuốc từ dược liệu tại các bệnh viện YHCT khá chênh lệch.

- Về nguồn gốc xuất xứ
10


Cùng một dược chất, dạng bào chế, thuốc có nguồn gốc nhập khẩu
thường có giá cao hơn thuốc sản xuất trong nước, vì chi phí về bảo quản, vận
chuyển hoặc do chiến lược định giá của các hãng khác nhau.Việc sử dụng
thuốc sản xuất trong nước sẽ chủ động nguồn cung ứng mang lại lợi ích kinh
tế cho bệnh viện và người bệnh. Tuy nhiên, tỷ lệ chi phí cho thuốc có nguồn
gốc trong nước cũng có sự khác nhau giữa các tuyến bệnh viện.
- Tại các bệnh viện tuyến Trung ương: Năm 2010, theo thống kê của
34 bệnh viện thì tỷ lệ tiền mua thuốc sản xuất tại Việt Nam là hơn 387 tỷ
đồng chiếm 11,9% tổng chi phí mua thuốc.
- Tại các bệnh viện tuyến tỉnh thành phố: Theo thống kê chi phí mua
thuốc của 307 bệnh viện vào năm 2010 thì tiền mua thuốc có nguồn gốc trong
nước là hơn 2.232 tỷ đồng chiếm 33,9% tổng chi phí mua thuốc.
- Tại các bệnh viện tuyến huyện: Chi phí cho thuốc có nguồn gốc trong
nước cao hơn tại các bệnh viện tuyến Trung ương và tuyến tỉnh. Năm 2010,
tổng trị giá tiền sử dụng thuốc sản xuất tại Việt Nam của 559 bệnh viện huyện
là 2.900 tỷ đồng, chiếm 61,5% so với tổng số tiền mua thuốc.
Năm 2013, theo kết quả đánh giá nhanh của Cục Quản lý Dược tại 7 Sở
Y tế và 8 bệnh viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế cho thấy lượng và giá
trị thuốc sản xuất trong nước tăng gấp 2 lần so với năm 2012. Tại 7 sở Y tế, số
lượng thuốc sản xuất trong nước năm 2013 là 700 triệu đơn vị so với năm
2012 là 338 triệu đơn vị và về mặt giá trị, giá trị thuốc sản xuất năm 2013 là
768 tỉ đồng. Tại các bệnh viện Trung ương, số lượng thuốc sản xuất trong
nước năm 2013 là 73 triệu đơn vị so với năm 2012 là 38 triệu đơn vị về mặt
giá trị, giá trị thuốc sản xuất năm 2013 là 256 tỷ đồng so với năm 2012 là 120
tỷ đồng.
Năm 2014 tỉ trọng thuốc sản xuất trong nước tổng giá trị tiền thuốc

trúng thầu tại các bệnh viện tăng nên mức 1,0% tại các bệnh viện Trung ương
và 2,4% tại các bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến huyện.
Theo Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế), trong năm 2015 qua thống kê trúng
11


thầu của 68 bệnh viện, Sở Y tế thì tỉ lệ biệt dược gốc chiếm tới 40%, thuốc
nội chiếm 29%. Hiện nay tỉ lệ thuốc sản xuất trong nước được sử dụng tại các
bệnh viện còn khá khiêm tốn. Cụ thể tại các bệnh viện tuyến Trung ương
chiếm 11,6%, tuyến tỉnh chiếm 38,4%. Thuốc nhập khẩu vẫn chiếm tỉ lệ cao
trong chi phí mua thuốc của các bệnh viện.
Theo số liệu năm 2018 tỷ lệ giá trị sử dụng thuốc trong nước tuyến
huyện đã tăng lên 76,62%, tuyến tỉnh tăng lên 57,03%, nếu tính cả tuyến
huyện và tuyến tỉnh thì tăng lên 63,53%. Trên 50% các tỉnh đạt tỷ lệ từ 50%
trở lên về giá trị sử dụng thuốc trong nước.
Theo báo cáo của các Sở Y tế Quảng Bình, Tuyên Quang, Kon Tum,
Hậu Giang, Ninh Thuận, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Long An
có tỷ lệ giá trị sử dụng thuốc sản xuất trong nước chiếm từ 70% đến 76,9%
trên tổng giá trị sử dụng thuốc trong năm 2018.[17].
Đối với thuốc YHCT, hiện nay hầu hết các cơ sở KCB đều tự chế biến
được các vị thuốc theo phương pháp YHCT. Tại Bệnh viện YHCT tỉnh Hải
Dương năm 2011 chế biến 164 trong tổng số 174 vị thuốc sử dụng, chiếm
94,3% về tỷ lệ[31]. Tại Bệnh viện YHCT tỉnh Hưng Yên năm 2013 chế biến
302 trong tổng số 325 vị thuốc tại bệnh viện, chiếm tỷ lệ 92,9%[25] Tại Bệnh
viện YHCT Trung Ương năm 2014 chế biến 138 trong tổng số 278 vị thuốc
của bệnh viện, chiếm 49,6%[20]
- Về cơ cấu nhóm tác dụng
Đối với mỗi một bệnh viện sẽ xây dựng một DMT riêng tuỳ thuộc theo nhu
cầu sử dụng, mơ hình bệnh tật hay quy mơ của từng bệnh viện.
Theo kết quả nghiên cứu tại các bệnh viện đa khoa, nhìn chung nhóm thuốc

điều trị ký sinh trùng và chống nhiễm khuẩn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất về cả số
khoản mục lẫn giá trị sử dụng. Ngồi ra, một số nhóm có giá trị sử dụng cao như
nhóm thuốc tim mạch, NSAIDs, thuốc Hormon và nội tiết tố, nhóm thuốc Vitamin
và khống chất. Theo số liệu của Cục khám chữa bệnh năm 2011 chi phí cho chống
nhiễm khuẩn gần 6 nghìn tỉ đồng chiếm 31% trên tổng chi phí sử dụng thuốc.
12


Kết quả phân tích kinh phí sử dụng một số nhóm thuốc tại một số bệnh
viện cho thấy tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Hưng Yên năm 2016 nhóm thuốc
điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn chiếm với 14,1% số khoản mục và
giá trị sử dụng cao nhất trong DMT sử dụng với 34,3% [26].
Tuy nhiên, kết quả phân tích tại một số bệnh viện YHCT thì kinh phí sử
dụng kháng sinh không cao hơn so với một số nhóm thuốc khác. Ở bệnh viện
YHCT Hà Đơng năm 2017 nhóm Hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống
nội tiết chiếm tỷ lệ cao nhất là 39,31% tổng giá trj sử dụng, tiếp đến là nhóm
thuốc tim mạch, đứng thứ ba là nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống
nhiễm khuẩn [30]. Tại bệnh viện YHCT tỉnh Vĩnh Phúc năm 2017 nhóm
thuốc tim mạch được sử dụng cao nhất trong tổng giá trị sử dụng là 33,6%,
tiếp đến là nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn[23], cũng
tương tự bệnh viện YHCT tỉnh Tây Ninh nhóm thuốc tim mạch sử dụng năm
2017 cao nhất chiếm 51,77% tổng GTSD, tiếp đến là nhóm NSAIDs; nhóm
thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn đứng thứ tư[21]
Theo kết quả nghiên cứu phân tích danh mục thuốc đã sử dụng tại bệnh
viện YHCT Hà Đông năm 2017 của tác giả La Thế Thành [30]cho thấy:
Thuốc tân dược có 146 khoản mục chiếm 45,48%, giá trị tiêu thụ chiếm
35,09%; số lượng thuốc chế phẩm y học cổ truyền 11 khoản mục chiếm
3,43%, giá trị tiêu thụ chiếm 8,05%; Vị thuốc YHCT chiếm 51,11% giá trị
tiêu thụ chiếm 56,86%. Tại bệnh viện YHCT tỉnh Vĩnh Phúc năm 2017 của
tác giả Lê Thị Thu Hiền [23], cho thấy: Thuốc tân dược có 172 khoản mục

chiếm 43,6% SKM; giá trị tiêu thụ chiếm 36,1%; số lượng thuốc chế phẩm y
học cổ truyền 38 khoản mục chiếm 9,6%, giá trị tiêu thụ chiếm 26,6%; Vị
thuốc YHCT chiếm 46,8% SKM; giá trị tiêu thụ chiếm 37,3%, điều này cho
thấy việc sử dụng các thuốc y học cổ truyền tại bệnh viện YHCT là khá cao
(64,91% và 63,9%). – thể hiện tính chất đặc trưng của bệnh viện YHCT.
- Về thực trạng theo ABC-VEN.
Hiện nay nhiều bệnh viện đã lựa chọn sử dụng thuốc tại Bệnh viện thông
13


qua phân tích ABC, VEN đó là một chiến lược có ý nghĩa to lớn trong việc
nâng cao chất lượng điều trị và quản lý kinh tế y tế trong bệnh viện.
Theo kết quả nghiên cứu sử dụng thuốc qua phân tích ABC/VEN năm
2013 tại bệnh viện An Giang của tác giả Trần Quang Hiền, Nguyễn Thiện
Tri[22]: Có 576 thuốc được sử dụng trong bệnh viện. Tổng chi phí thuốc sử
dụng là 135,714 triệu đồng, trong đó có 66 loại thuốc (11,46%) được xếp
nhóm A nhưng chiếm đến 70,95% chi phí sử dụng thuốc, 112 loại thuốc
(19,44%) thuộc nhóm B chiếm 19,96% chi phí sử dụng thuốc, cịn lại 398 loại
thuốc (chiếm 69,10%) thuộc nhóm C chỉ chiếm 9,09% chi phí sử dụng thuốc
trong bệnh viện. Phân tích VEN cho thấy 50 loại thuốc (chiếm 8,68%) là
thuốc tối cần thiết (Nhóm V), 492 loại thuốc (chiếm 85,42%) là thuốc thiết
yếu (Nhóm E), cịn lại 34 loại thuốc (5,90%) là thuốc khơng thiết yếu (Nhóm
N). Trong phân tích ma trận ABC/VEN, thuốc phân thành Loại I
(AV+BV+AE+AN) có 109 loại (chiếm 18,92%), Loại II (BE+CE+BN) có
443 loại (chiếm 75,91%) và loại III (CN) có 24 loại (chiếm 4,17%). Quản lý
thuốc Loại I được theo dõi chặt chẽ để kiểm soát sử dụng thuốc hàng năm
được tốt hơn, đồng thời kiểm soát thuốc loại II ở mức trung bình và hạ mức
thấp hơn sử dụng thuốc loại III.
Theo kết quả nghiên cứu sử dụng thuốc qua phân tích ABC/VEN năm
2017 tại bệnh viện YHCT tỉnh Vĩnh Phúc của tác giả Lê Thị Thu Hiền[23]:

Có 395 thuốc được sử dụng trong bệnh viện. Tổng chi phí thuốc sử dụng là
5,894 triệu đồng. Kết quả phân tích ABC cho thấy thuốc hạng A chiếm 79,4
chi phí sử dụng thuốc ; Thuốc hạng B chiếm 15,5% chi phí sử dụng thuốc và
5,1% chi phí tiền thuốc Hạng C. Như vậy, chi phí tiền thuốc sử dụng tập trung
vào một số thuốc có giá trị cao và sử dụng với số lượng lớn. Từ kết quả phân
tích VEN đối với DMT tân dược và thuốc đông y, thuốc từ dược liệu cho thấy
thuốc nhóm E có GTSD lớn nhất chiếm 58,4% tổng GTSD thuốc tân dược,
thuốc đông y, thuốc từ dược liệu, với 136 KM chiếm 64,8% tổng SKM. Nhóm
thuốc V đứng thứ hai với GTSD chiếm 39,4% tổng GTSD thuốc tân dược,
14


thuốc đông y, thuốc từ dược liệu, với 56 KM chiếm 26,7% tổng SKM. Nhóm
thuốc N ít nhất chỉ chiếm 2,3% tổng GTSD thuốc, với 18 KM chiếm 8,5%
tổng SKM. Qua phân tích ma trận ABC/VEN cho thấy tiểu nhóm AE có
GTSD cao nhất là 1.606,3 triệu đồng chiếm 43,5% GTSD với 20 KM, chiếm
9,5% tổng SKM thuốc sử dụng, tiểu nhóm khơng cần thiết trong nhóm này là
AN có GTSD là 40,5 triệu đồng chiếm 1,1% GTSD với 1 KM, chiếm 0,5%
tổng SKM, tiểu nhóm CV là nhóm quan trọng, cần thiết cho điều trị có GTSD
thấp 44,5 triệu đồng chiếm 1,2% GTSD với 15 KM, chiếm 7,1% SKM.
1.3. Vài nét về bệnh viện YDCT tỉnh Tuyên Quang.
Bệnh viện Y dược cổ truyền tỉnh Tuyên Quang là một Bệnh viện chuyên
khoa tuyến tỉnh hạng II, trực thuộc Sở Y tế với chức năng nhiệm vụ khám
chữa bệnh bằng các phương pháp YHCT; kết hợp YHCT với YHHĐ cho cán
bộ và nhân dân các dân tộc trên địa bàn toàn tỉnh, đào tạo huấn luyện, chỉ đạo
tuyến, nghiên cứu khoa học, kế thừa và thông tin phổ cập.
Bệnh viện được giao 170 giường bệnh kế hoạch, song giường thực kê
của bệnh viện là 209 giường, nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế của người bệnh,
nên bệnh viện ln hồn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch được giao.
1.3.1. Cơ cấu tổ chức của bệnh viện YDCT tỉnh Tuyên Quang

Bệnh viện có cán bộ viên chức (biên chế 83, hiện có 97 trong đó hợp đồng
45). , sắp xếp thành 08 khoa phịng bộ phận gồm có:
- Phịng KHTH (Kế hoạch - Điều dưỡng, CNTT, Xét nghiệm, X quang)
- Phòng TCHC- Kế toán tài vụ
- Khoa khám bệnh và điều trị ngoại trú
- Khoa Nội - Nhi
- Khoa Ngoại - Phụ
- Khoa châm cứu dưỡng sinh phục hồi chức năng - Tán sỏi ngoài cơ thể
- Khoa dược và quầy dịch vụ thuốc.
- Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn – Dinh dưỡng
Bảng 1.1: Cơ cấu nhân lực bệnh viện YDCT tỉnh Tuyên Quang

15


Trình đợ chun mơn

TT

Số lượng

1

Thạc sĩ

1

2

Bác sĩ CKII


2

3

Bác sĩ CKI

5

4

Bác sĩ

19

5

Dược sĩ ĐH

6

6

Đại học Điều dưỡng

9

7

Đại học khác


7

8

Trình độ cao đẳng, trung cấp

44

9

Cán bộ khác

4

Tổng số

97

1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện YDCT tỉnh Tuyên Quang
Khám chữa bệnh nội trú, ngoại trú cho cán bộ và nhân dân các dân tộc
trên địa bàn tỉnh. Thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu bằng phương pháp
YHCT hoặc kết hợp YHCT và YHHĐ. Nghiên cứu khoa học. kế thừa và
thông tin phổ cập, đào tạo huấn luyện chỉ đạo tuyến.Tổ chức bào chế thuốc
phiến và một số dạng thuốc YHCT thông dụng dùng trong bệnh viện. Quản lý
kinh tế y tế, quản lý và sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước cấp và các
nguồn kinh phí khác thực hiện thanh quyết toán đúng theo quy định của pháp
luật và hợp tác quốc tế.
1.3.3. Khoa Dược bệnh viện YDCT tỉnh Tuyên Quang
Là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh

viện. Khoa Dược có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc bệnh viện
về tồn bộ cơng tác dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp
thời thuốc có chất lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an
toàn, hợp lý.
16


×