Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Tài liệu Những thắc mắc thường gặp về thuốc và sức khỏe – Kỳ 4 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (321.99 KB, 11 trang )

Những thắc mắc thường gặp về thuốc và sức khỏe – Kỳ 4:

Thuốc chữa viêm da trên bớt

Khi trẻ có biểu hiện viêm da cần đến khám bác sĩ da liễu.

Con tôi 2 tuổi. Từ khi sinh ra, phía sau đầu cháu đã có một đám màu
hồng nhạt giống như bớt lẩn dưới tóc. Thế nhưng gần đây trên đám hồng này
còn đóng vẩy trắng. Cháu rất ngứa và hay đưa tay lên gãi. Xin quý báo tư vấn
giúp con tôi bị bệnh gì, chữa thế nào?

Theo như mô tả thì con bạn bị bớt máu phẳng bẩm sinh. Ngay khi mới sinh
ra bớt máu phẳng biểu hiện bằng các dát màu hồng nhạt hoặc đỏ. Các dát này bằng
phẳng với mặt da, không đau, không ngứa, không bong vảy. Bớt máu phẳng là
một tổn thương da lành tính. Ở đa số các trường hợp khi trẻ lớn lên đến tuổi
trưởng thành thì các vết đỏ này biến mất. Vì vậy, bớt máu phẳng thường không
can thiệp y tế khi các cháu còn nhỏ tuổi. Một số trường hợp các vết đỏ xuất hiện ở
các vị trí thẩm mỹ thì có thể can thiệp sớm hơn. Con bạn tự nhiên xuất hiện các
vảy trắng phía trên vết đỏ là có biểu hiện của viêm da trên bớt máu. Bạn có thể sử
dụng thuốc bôi tại chỗ là fobancort (hoặc fucicort). Bôi đúng vết viêm da, không
được thoa vào da lành, bôi ngày 2 lần, sáng và tối. Một đợt chỉ bôi từ 7 - 8 ngày.
Không được bôi kéo dài vì thuốc có thể gây tác dụng phụ như teo da, giãn mạch.
Không gãi, không cạo trước khi bôi. Khi gội đầu phải xoa rất nhẹ nhàng không cào
mạnh làm xước da. Tốt nhất bạn nên đưa cháu đi khám bác sĩ chuyên khoa da liễu
để có chẩn đoán và điều trị thích hợp nhất.
Đường dùng thuốc ở trẻ em
Con tôi gần 2 tuổi, cháu hay bị ốm, sốt, mỗi lần đi khám bác sĩ lại cho dùng
thuốc khác nhau, lúc thì uống, lúc thì cho đặt hậu môn, tiêm, xịt họng Xin quý
báo cho biết tại sao lại như vậy và mỗi đường dùng thuốc như vậy tác dụng khác
gì nhau?
Nguyễn Minh Anh (Hà Nội)


Tương tác thuốc ở cơ thể trẻ em
có những nét khác biệt cơ bản với người
lớn vì trẻ đang trong quá trình phát
triển, mức độ trưởng thành của các tổ
chức cũng chưa hoàn thiện. Tùy theo
tình trạng, điều kiện cụ thể mà bác sĩ sẽ có chỉ định cách đưa thuốc vào cơ thể
khác nhau.
Với đường uống: thuốc sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố của đường tiêu hóa
như dịch tiêu hóa, độ rỗng của dạ dày, nhu động ruột, trong đó đáng chú ý mức độ
bài tiết dịch vị và acid HCl ở trẻ em tính theo kilôgam thể trọng thấp hơn rất nhiều
so với người lớn, nhất là ở trẻ thiếu tháng và trẻ sơ sinh. Mức độ này chỉ đạt được
độ tương đối ổn định khi trẻ trên 2 tuổi. Bên cạnh đó tốc độ làm rỗng dạ dày ở trẻ
em, nhất là trẻ sơ sinh rất chậm, khoảng 6 - 8 tháng mới đạt được như người lớn,
vì vậy phần lớn các thuốc dùng đường uống cho trẻ dưới 8 tháng tuổi sẽ hấp thu

chậm hơn, do vậy ở lứa tuổi này người ta khuyến cáo nên dùng đường tiêm tĩnh
mạch để thuốc hấp thu tối đa và ổn định hơn.
Với đường tiêm bắp: trẻ nhỏ cơ bắp chưa phát triển, lưu lượng máu tới cơ
vẫn còn thấp, vì vậy khả năng hấp thu chậm; hơn nữa tiêm bắp cũng gây một điều
phiền toái khác là làm trẻ rất đau, vì vậy khuyến cáo là hạn chế dùng cách đưa
thuốc này.
Với đường trực tràng (đặt hậu môn): có ưu điểm trong các trường hợp trẻ bị
nôn hoặc các trường hợp mà trẻ không uống thuốc được. Hấp thu qua đường trực
tràng khá tốt và nhanh, nên cần lưu ý đến tình trạng ngộ độc thuốc có thể xảy ra
nếu không tính toán liều cẩn thận. Và khi trẻ bị tiêu chảy thì không được dùng
thuốc qua đường trực tràng.
Đường hấp thu qua da: với trẻ em cũng hay được dùng, nhưng da trẻ rất
mỏng nên khả năng hấp thu qua da rất lớn. Nếu da bị tổn thương khả năng hấp thu
càng tăng, do đó dễ dẫn đến ngộ độc; ngoài ra, da trẻ em rất nhạy cảm nên cần để
ý đến các phản ứng kích thích tại chỗ.

Hấp thu qua niêm mạc hô hấp: ngày nay với các thuốc dạng xịt, khí dung
thì phương thức này càng được sử dụng nhiều do niêm mạc hô hấp mỏng, nhiều
mạch máu nên khả năng hấp thu thuốc tốt. Tuy nhiên, nếu dùng nhiều các thuốc co
mạch sẽ làm tổn thương niêm mạc đường hô hấp.
Dùng corticoid kéo dài có ảnh hưởng đến chiều cao?
Bệnh hen phế quản ngày càng xuất hiện nhiều, nhất là ở trẻ em. Đây là một
hội chứng viêm đường hô hấp mạn tính với tình trạng co thắt, phù nề, tăng xuất
tiết ở tế bào phế quản làm tắc nghẽn phế quản nên có những cơn khó thở, khò khè.
Thông thường những biểu hiện này khó có thể phục hồi tự nhiên mà phải dùng
thuốc điều trị cấp sau đó dùng liều duy trì để dự phòng.
Tùy theo tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định cho các hàm lượng
thuốc phù hợp với từng người. Thông thường là các thuốc dạng xịt có chứa
corticoid, ngoài ra còn được chỉ định dùng trong rất nhiều bệnh khác.
Nhưng khi dùng corticoid kéo dài, rất nhiều tác dụng không mong muốn có
thể xảy ra, trong đó có thể là tình trạng ức chế sự phát triển xương và sụn. Để giảm
hậu quả của tác dụng này nên người ta hạn chế việc kê đơn corticoid cho trẻ em.
Nếu phải dùng nên dùng liều thấp có hiệu quả và trong thời gian ngắn nhất có thể.
Cần lưu ý, nếu dùng corticoid dạng xịt kéo dài có thể gây nhiễm nấm Candida ở
miệng, ho, khó phát âm và khản tiếng. Để khắc phục nên chọn ống bơm thuốc có
kèm thiết bị phụ để thuốc không lắng đọng ở miệng. Bệnh nhân cần súc miệng sau
khi dùng thuốc để tránh tác dụng phụ nói trên.
Trẻ bị hen phế quản phải dùng các loại thuốc có chứa corticoid đều đưa
trực tiếp vào phế quản qua dạng bình xịt định liều, dạng hít bột khô hoặc dạng
phun khí dung qua máy liều lượng rất nhỏ (microgam) chỉ bằng 1/20 - 1/30 của
dạng uống, cho nên nếu dùng đúng chỉ định của bác sĩ sẽ không ảnh hưởng rõ rệt
đến sự phát triển chiều cao của trẻ.
Phải tham khảo ý kiến thầy thuốc
Vừa rồi tôi bị ho. Một ngày cơn ho tuy không nhiều, nhưng lại dai dẳng
trong nhiều ngày. Tôi có dùng thuốc ho dextromethorphan. Xin hỏi thuốc có gây
ngộ độc không? Làm thế nào để tránh?

Nguyễn Thị Duyên (Hải Dương)
Thành phần giảm ho trong thuốc ho bán không theo đơn là
dextromethorphan. Nó ức chế hành não, làm giảm ho tương đương với codein,
không làm giảm đau, an thần không làm long đờm. Được dùng giảm ho nhất thời
do kích thích nhẹ ở phế quản và họng (hít phải chất lạ, bị lạnh) đặc biệt có hiệu
quả trong ho mạn không có đờm. Hầu như không độc ở liều điều trị). Chính vì vậy
mà có thể dùng nó cho mọi lứa tuổi. Chỉ với liều cao gấp nhiều lần mới gây ức chế
thần kinh trung ương. Nó có thể gây một vài tác dụng không mong muốn như làm
nhịp tim nhanh, mệt mỏi, đỏ bừng mặt, chóng mặt, buồn nôn hoặc nổi mày đay,
ngoại ban. Nguy cơ gây độc không phải ở thành phần giảm ho mà nằm ở các thành
phần phối hợp, thuốc ho chứa dextromethorphan thường có các thành phần phối
hợp nhằm làm giảm nhanh các triệu chứng phụ. Những thành phần thường phối
hợp:
Pseudoephedrin: Làm cường giao cảm, gây co mạch, giảm xung huyết, làm
giãn phế quản, nên dễ thở, dễ chịu nhưng làm tăng huyết áp, tăng nhịp tim, đánh
trống ngực, đau thắt ngực, choáng váng. Người có bệnh huyết áp, tim mạch, bệnh
cường giáp, đái tháo đường không nên dùng.
Phenylpropanolamin: Làm co mạch, giảm sung huyết ở niêm mạc mũi nên
đỡ nghẹt mũi, dễ chịu, nhưng lại gây kích thích (làm khó ngủ), gây chán ăn,
nghiêm trọng hơn gây tai biến mạch máu não (chảy máu não, màng não).
Guaifenesin: Làm dịu (giảm các cơn kích th
Vai trò của vitamin B12
Bố tôi 55 tuổi, ông bị viêm dạ dày mạn tính nhiều năm nay, thời gian qua
hay bị mệt mỏi, đau đầu, ù tai, hoa mắt chóng mặt, suy giảm trí nhớ, da xanh,
niêm mạc nhợt đi khám được bác sĩ chẩn đoán thiếu máu do kém hấp thu; trong
các thuốc điều trị có vitamin B12 ở dạng tiêm. Xin hỏi, vitamin B12 có vai trò gì
và có thể thay bằng dạng uống được
không? Tôi xin cảm ơn.
Nguyễn Thu Trang (Hải
Dương)

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến
thiếu máu như thiếu máu do dinh
dưỡng, thiếu máu do bệnh lý cơ quan
tạo máu, thiếu máu do tan máu trong
đó thiếu máu dinh dưỡng (tức là thiếu
các nguyên liệu cần thiết cho quá trình
tạo máu như sắt, vitamin B12, acid folic, magie, kẽm, đồng, coban ) là nguyên
nhân thường gặp nhất.
Trong đó, vitamin B12 là tên chung chỉ các cobalamin hoạt động trong cơ
thể như cyanocobalamin, hydroxocobalamin , chúng có nhiều trong động vật như
thịt, cá, trứng, gan ngoài ra trong cơ thể người được tổng hợp một lượng nhỏ nhờ
một số vi khuẩn ở ruột.

Cấu trúc phân tử của vitamin
B12.
Vitamin B12 được hấp thu qua đường tiêu hóa hoặc qua đường tiêm, trong
đó đáng chú ý là muốn hấp thu được qua đường tiêu hóa thì cần phải có một yếu tố
nội của cơ thể (là một glycoprotein do tế bào niêm mạc dạ dày tiết ra) chính vì vậy
ở người bị viêm loét dạ dày mạn tính dễ dẫn đến thiếu vitamin B12. Đây là lý do
vì sao bác sĩ chỉ định vitamin B12 đường tiêm chứ không phải đường uống.
Các cobalamin đóng vai trò quan trọng là các coenzym đồng vận chuyển và
tham gia vào nhiều quá trình chuyển hóa quan trọng, trong đó đáng chú ý là quá
trình chuyển hóa acid folic và tổng hợp ADN nên rất cần cho sự tổng hợp sinh
hồng cầu. Ngoài ra còn tham gia vào quá trình chuyển hóa lipid và hoạt động bình
thường của hệ thần kinh.
Khi thiếu vitamin B12 sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu hồng cầu to, viêm đa
dây thần kinh, rối loạn cảm giác, rối loạn vận động khu trú ở chân. Có nhiều
nguyên nhân dẫn đến thiếu vitamin B12 như trong bệnh Biermer, sau cắt đoạn dạ
dày ruột, hội chứng kém hấp thu, xơ gan, viêm gan mạn, phụ nữ có thai hoặc sau
dùng một số thuốc như neomycin, sodanton

Do vậy, thuốc được chỉ định dùng trong các trường hợp thiếu máu nhất là
thiếu máu hồng cầu to, viêm và đau dây thần kinh, dự phòng thiếu máu ở người bị
cắt dạ dày hoặc viêm ruột mạn. Ngoài ra có thể kết hợp với các vitamin khác trong
các trường hợp cơ thể suy nhược, suy dinh dưỡng, phụ nữ có thai, cho con bú. Chú
ý thuốc không được dùng cho người bệnh ung thư, người mẫn cảm với thuốc.


×