Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

ĐỀ ÁN Kiện toàn, củng cố, nâng cao hiệu quả công tác đội ngũ kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.64 KB, 19 trang )

BỘ TƯ PHÁP

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2015

ĐỀ ÁN
Kiện tồn, củng cố, nâng cao hiệu quả cơng tác đội ngũ kế toán
nghiệp vụ thi hành án dân sự
(Ban hành kèm theo Quyết định số
/QĐ-BTP ngày tháng năm
2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)
PHẦN I: SỰ CẦN THIẾT, MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM VÀ PHẠM VI
XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Hoạt động thi hành án dân sự là một trong những nội dung quan trọng
trong hoạt động của nhà nước, thông qua hoạt động thi hành án, những bản án,
quyết định của Tòa án được thực thi trên thực tế, quyền và lợi ích hợp pháp của
cơng dân và tổ chức được bảo vệ, cơng bằng xã hội được bảo đảm, góp phần giữ
vững ổn định an ninh, chính trị, trật tự, an toàn, xã hội, tăng cường hiệu lực,
hiệu quả của bộ máy nhà nước. Hiến pháp năm 2013 đã quy định rõ: "Các bản
án và quyết định của Toà án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được các cơ
quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, các đơn vị vũ trang nhân dân và
mọi công dân tôn trọng; những người và đơn vị hữu quan phải nghiêm chỉnh
chấp hành".
Hoạt động thi hành án dân sự kém hiệu quả sẽ làm vơ hiệu hóa tồn bộ
hoạt động của các cơ quan tố tụng ở giai đoạn trước, ảnh hưởng đến trật tự, kỷ
cương xã hội làm giảm sút lịng tin của nhân dân vào tính nghiêm minh của


pháp luật. Chính vì vậy mà Chính phủ đã xác định công tác thi hành án dân sự
là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và đã đưa ra nhiều giải pháp hiệu quả
nhằm tạo sự chuyển biến cơ bản trong công tác này nên công tác thi hành án dân
sự trong thời gian qua đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, so
với yêu cầu thì cơng tác này vẫn đang đứng trước những khó khăn, thử thách to
lớn, hiệu quả công tác thi hành chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa thật
sự đảm bảo được tính cơng bằng và nghiêm minh của pháp luật, còn nhiều vấn
đề tồn tại, bất cập đang đặt ra cần được giải quyết, hoàn thiện trong thời gian
tới. Hạn chế này do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ yếu tố cán

1


bộ của cơ quan thi hành án dân sự nói chung và đội ngũ cán bộ làm cơng tác kế
tốn nghiệp vụ thi hành án nói riêng.
Theo quy định tại Điều 48 Luật Kế tốn thì đơn vị kế tốn phải tổ chức
bộ máy kế tốn, bố trí người làm kế toán hoặc thuê làm kế toán. Khoản 2 Điều
52 Luật Kế tốnquy định kế tốn ngồi thực hiện nhiệm vụ của kế tốn theo
Điều 5 Luật Kế tốn cịn có nhiệm vụ giúp người đại diện theo pháp luật (Chủ
tài khoản) của đơn vị kế toán giám sát tài chính tại đơn vị kế tốn.
Đối với lĩnh vực thi hành án dân sự, việc thu, chi, nhập, xuất tiền và tài
sản thi hành án có liên quan chặt chẽ đến trình tự, thủ tục thi hành án. Kế tốn
nghiệp vụ thi hành án khơng chỉ có nhiệm vụ giúp Thủ trưởng cơ quan thi hành
án mà cịn có nhiệm vụ giúp Chấp hành viên thực hiện việc thu, chi tiền thi hành
án theo đúng quy định của pháp luật về tài chính kế tốn và pháp luật về thi
hành án dân sự. Trong thực tế hiện nay đội ngũ kế tốn nghiệp vụ thi hành án
cịn thiếu về số lượng và hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ, do cơng tác kế tốn
nghiệp vụ là đặc thù, khối lượng cơng việc nhiều, chế độ đãi ngộ khơng có dẫn
đến việc kế toán chuyển ngạch sang Chấp hành viên, Thẩm tra viên, thư ký hoặc
không đến nhận quyết định trúng tuyển. Việc biến động về số lượng kế toán đã

ảnh hưởng khơng nhỏ đến cơng tác kế tốn tại đơn vị, ảnh hưởng đến nhiệm vụ
chung của toàn ngành. Trước thực tế đó, việc xây dựng Đề án kiện tồn đội ngũ
kế toán cơ quan thi hành án dân sự địa phương là một đòi hỏi cần thiết khách
quan, việc tiếp tục kiện tồn đội ngũ cán bộ làm cơng tác kế toán nghiệp vụ ở
các cơ quan thi hành án dân sự phù hợp với lý luận và thực tiễn trong giai đoạn
hiện nay.
Ngày 23/11/2009 Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Quyết định số
519/QĐ-BTP phê duyệt Đề án kiện tồn đội ngũ kế tốn nghiệp vụ thi hành án
dân sự (sau đây gọi tắt là Đề án 519), tuy nhiên qua 5 năm triển khai đã có nội
dung khơng cịn hiệu lực, có những nội dung khơng phù hợp với tình hình thực
tiễn. Mặt khác, Luật số 64/2014/QH13 ngày 25/11/2014 sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Thi hành án dân sự đã có hiệu lực. Do vậy, cần thiết phải xây
dựng, ban hành Đề án mới thay thế Đề án kèm theo Quyết định số 519/QĐ-BTP.
I. CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Luật Kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17/6/2003;
Luật Thi hành án dân sự số 26/2008/QH12 ngày 14/11/2008; Luật số
64/2014/QH13 ngày 25/11/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành
án dân sự;

2


Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược
cải cách Tư pháp đến năm 2020;
Chỉ thị số 21/2008/CT-TTg ngày 01/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ về
việc tiếp tục tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự;
Chỉ thị số 20/200l/CT-TTg ngày 11/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ về
việc tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự;
Thơng tư số 91/2010/TT-BTC ngày 17/6/2010 của Bộ Tài chính hướng

dẫn kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự.
II. CƠ SỞ THỰC TIẾN XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1. Nhiệm vụ của kế toán
1.1. Nhiệm vụ theo quy định của pháp luật
Theo quy định tại Điều 2 Thông tư số 91/2010/TT-BTC thì nhiệm vụ kế
tốn nghiệp vụ thi hành án, bao gồm:
a) Nhiệm vụ của kế toán nghiệp vụ tại Cục Thi hành án dân sự cấp
tỉnh
- Thu thập, xử lý thơng tin, số liệu kế tốn của hoạt động thi hành án dân
sự và tình hình quản lý tiền, tài sản, tang vật trong quá trình thi hành án của đơn
vị;
- Kiểm tra, giám sát các khoản phải thu, đã thu của đối tượng phải thi
hành án và chi trả cho các đối tượng được thi hành án, các khoản nộp ngân sách
nhà nước, tình hình nhập xuất quỹ, tình hình quản lý tài sản tạm giữ, tài sản kê
biên trong quá trình thi hành án, phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm
pháp luật về tài chính kế toán trong thi hành án dân sự;
- Theo dõi, giám sát và quản lý các khoản thu về thi hành án đối với các
trại giam, trại tạm giam có liên quan;
- Định kỳ hàng quý, năm lập báo cáo đối chiếu chi tiết số thu - chi, nhập xuất tiền và tài sản giữa sổ kế toán với từng Hồ sơ thi hành án của Chấp hành
viên để có biện pháp xử lý kịp thời, dứt điểm những tồn đọng hoặc chênh lệch
phát sinh theo đúng quy định của pháp luật về kế tốn, tài chính và thi hành án
dân sự. Đối với hồ sơ thi hành án xong phải lập ngay báo cáo đối chiếu trước khi
duyệt đưa hồ sơ vào lưu trữ;
- Lập, nộp đúng hạn, đầy đủ các báo cáo tài chính, báo cáo quản trị thi
hành án của đơn vị, báo cáo tổng hợp của các Chi cục Thi hành án dân sự, cung
cấp thông tin số liệu kế tốn về tình hình thi hành án dân sự cho công tác thống
kê và cơ quan quản lý cấp trên thuộc Bộ Tư pháp;
3



- Phân tích thơng tin, số liệu kế tốn về thi hành án dân sự nhằm giúp cho
Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự và cơ quan quản lý cấp trên nắm được tình
hình thu, chi cũng như hoạt động thi hành án của đơn vị;
- Hướng dẫn, kiểm tra tình hình thực hiện chế độ tài chính, kế toán nghiệp
vụ thi hành án dân sự ở các Chi cục Thi hành án dân sự.
Ngồi ra kế tốn nghiệp vụ thi hành án dân sự cấp tỉnh còn phải lập, tổng
hợp báo cáo phí thi hành án, báo cáo kinh phí cưỡng chế thi hành án theo quy
định của pháp luật, hướng dẫn của Bộ Tư pháp, Tổng cục Thi hành án dân sự.
b) Nhiệm vụ của kế toán nghiệp vụ tại Chi cục Thi hành án dân sự
cấp huyện
- Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế tốn của hoạt động thi hành án dân
sự và tình hình quản lý tiền, tài sản, tang vật trong quá trình thi hành án của đơn
vị;
- Kiểm tra, giám sát các khoản phải thu, đã thu của đối tượng phải thi
hành án và chi trả cho các đối tượng được thi hành án, các khoản nộp ngân sách
nhà nước, tình hình nhập xuất quỹ, tình hình quản lý tài sản tạm giữ, tài sản kê
biên trong quá trình thi hành án, phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm
pháp luật về tài chính kế tốn trong thi hành án dân sự;
- Theo dõi, giám sát và quản lý các khoản thu về thi hành án đối với các
trại giam, trại tạm giam có liên quan;
- Định kỳ hàng quý, năm lập báo cáo đối chiếu chi tiết số thu - chi, nhập xuất tiền và tài sản giữa sổ kế toán với từng Hồ sơ thi hành án của Chấp hành
viên để có biện pháp xử lý kịp thời, dứt điểm những tồn đọng hoặc chênh lệch
phát sinh theo đúng quy định của pháp luật về kế toán, tài chính và thi hành án.
Đối với hồ sơ thi hành án xong phải lập ngay báo cáo đối chiếu trước khi duyệt
đưa hồ sơ vào lưu trữ.
- Lập, nộp đúng hạn, đầy đủ các báo cáo tài chính; báo cáo kế tốn quản
trị thi hành án, cung cấp thơng tin số liệu kế tốn về tình hình thi hành án cho
công tác thống kê và lên cơ quan quản lý cấp trên;
- Phân tích thơng tin, số liệu kế toán về thi hành án nhằm giúp cho Thủ
trưởng cơ quan thi hành án dân sự và cơ quan quản lý cấp trên nắm được tình

hình thu, chi cũng như hoạt động thi hành án của đơn vị.
Ngoài ra kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự cấp huyện cịn phải lập báo
cáo phí thi hành án, báo cáo kinh phí cưỡng chế thi hành án theo quy định của
pháp luật, hướng dẫn của Bộ Tư pháp, Tổng cục Thi hành án dân sự.
1.2. Nhiệm vụ cụ thể của kế toán
4


1.2.1. Đối với kế toán nghiệp vụ tại Cục Thi hành án dân sự cấp
tỉnh
a) Quan hệ với chấp hành viên
Cùng với sự phát triển về kinh tế - xã hội thì số lượng các vụ việc phải
thi hành trong những năm qua đã tăng lên rất nhiều. Do đó, mỗi Chấp hành viên
trong năm phải tổ chức thi hành án ngày càng tăng. Khi thực hiện nhiệm vụ,
Chấp hành viên có cán bộ giúp việc là Thư ký thi hành án.
Trong khi đó, kế tốn nghiệp vụ thi hành án phải theo dõi toàn bộ hoạt
động liên quan đến các nhiệm vụ sau:
- Xác định số phải thu về thi hành án: Khi nhận được Quyết định thi hành
án, mỗi Chấp hành viên phải lập 1 Phiếu xác định giá trị tiền và tài sản thi hành
án để chuyển cho kế tốn, trong khi đó kế tốn phải đối chiếu với Quyết định thi
hành án và nhập vào phần mềm Phiếu xác định giá trị tiền và tài sản thi hành án,
như vậy 1 kế toán nhưng phải làm việc của tất cả các Chấp hành viên trong đơn
vị;
- Tương tự như nhập phiếu xác định thì kế tốn phải thu, chi, nhập, xuất
hoạt động thi hành án của tất cả các Chấp hành viên trong đơn vị, tức là theo dõi
toàn bộ vụ việc từ lúc bắt đầu cho đến lúc kết thúc, theo dõi qua nhiều kỳ (năm)
kế tốn, có vụ việc phải theo dõi nhiều năm cũng chưa kết thúc việc thi hành án
như: vụ EpcoMinh Phụng, Vinasin, Vinalies..., có những vụ việc gồm mấy chục
loại tài sản tang vật, mỗi tang vật phải viết 1 dòng, khi nhập kho phải viết giấy
đề nghị nhập kho, lệnh nhập kho. Hàng quý, năm, kế toán phải cùng với Chấp

hành viên trong đơn vị đối chiếu toàn bộ hồ sơ thi hành án làm căn cứ để cho
lãnh đạo điều hành, chỉ đạo, theo dõi việc thi hành án của đơn vị một cách toàn
diện;
- Nhiều đơn vị cịn phân cơng cho kế tốn làm cả nhiệm vụ của Chấp
hành viên (lập phiếu xác định tiền, giá trị tài sản phải thi hành án, tự đối chiếu
số liệu), kiêm nhiệm công tác thống kê thi hành án...
- Thanh tốn kinh phí Thừa phát lại cho Chấp hành viên, theo dõi số phải
thu, số tạm ứng của từng đối tượng; Thanh tốn kinh phí tống đạt cho các Văn
phịng Thừa phát lại;
- Đối chiếu kinh phí tạm ứng cưỡng chế thi hành án của Chấp hành viên,
số kinh phí tạm ứng đã thu được, số còn phải thu…
b) Quan hệ với các đối tượng bên ngồi
Kế tốn nghiệp vụ thi hành án phải thường xuyên quan hệ với đương sự
để giải quyết việc chi trả tiền, tài sản. Hàng tháng, quý còn phải tiến hành kiểm
5


kê, đối chiếu sổ sách kế toán với thủ kho về các loại vật chứng trong kho, có
những kho thuê ngoài cơ quan, hoặc cụm kho cách trụ sở hàng chục km. Ngồi
ra, kế tốn cịn phải giao dịch thường xuyên với Ngân hàng, Kho bạc nhà nước,
Trung tâm bán đấu giá tài sản, Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở
Xây dựng... được thực hiện hàng ngày. Có những địa phương kế tốn thi hành
án cịn phải lập báo cáo kết quả thi hành án định kỳ gửi Viện kiểm sát nhân dân
tại địa phương theo qui định, gửi báo cáo cho Uỷ ban nhân dân, Ban chỉ đạo thi
hành án dân sự đối với những vụ án phức tạp….
c) Quan hệ với cơ quan cấp trên
Theo quy định tại Thơng tư số 91/2010/TT-BTC thì kế tốn thi hành án cấp
tỉnh phải tổng hợp các loại báo cáo theo quy định từ các đơn vị cấp huyện để
báo cáo Tổng cục Thi hành án dân sự; ngoài ra kế tốn nghiệp vụ cịn phải tổng
hợp báo cáo phí thi hành án, báo cáo kinh phí phí tạm ứng cưỡng chế, báo cáo

kinh phí thừa phát lại…
d) Khối lượng cơng việc thực hiện
Theo Chế độ kế tốn nghiệp vụ thi hành án quy định tại Thông tư số
91/2010/TT-BTC thì hàng ngày, kế tốn nghiệp vụ thi hành án phải lập phiếu
thu, phiếu chi hàng ngày lớn; xử lý khối lượng chứng từ lớn (11 loại chứng từ
về HCSN; 7 loại chứng từ giao dịch với Kho bạc, Ngân hàng; 20 loại chứng từ
chuyên ngành thi hành án; 69 loại chứng từ về nghiệp vụ thi hành án); định kỳ
lập các sổ sách (07 loại sổ kế toán), báo cáo tài chính (09 loại báo cáo tài chính
thi hành án) hàng tháng, quý, năm là rất lớn. Ngoài ra cịn có trách nhiệm quản
lý sử dụng 5 loại Biên lai thu tiền thi hành án, cấp phát cho Chấp hành viên của
đơn vị, cho các Chi cục Thi hành án dân sự trực thuộc, quyết toán việc sử dụng
Biên lai đến từng số cho Chấp hành viên của Cục và các Chi cục Thi hành án;
tổng hợp báo cáo phí thi hành án, báo cáo kinh phí tạm ứng cưỡng chế, báo cáo
kinh phí Thừa phát lại…
So với chế độ tài chính kế tốn hành chính sự nghiệp thì chế độ kế tốn
nghiệp vụ thi hành án có tính chất đặc thù. Hoạt động kế tốn trong cơng tác thi
hành án khơng chỉ đơn thuần là việc hạch tốn dưới dạng giá trị bằng tiền mà
còn bao gồm cả tài sản. Bên cạnh đó, ngồi hoạt động về nghiệp vụ thi hành án,
kế tốn cịn phải phối hợp với các Chấp hành viên thực hiện một số nghiệp vụ
trong hoạt động tài chính kế tốn theo Chế độ kế toán nghiệp vụ thi hành án.
1.2.2. Đối với kế toán nghiệp vụ tại Chi cục Thi hành án cấp huyện
Đối với các đơn vị cấp huyện, do hiện nay, hầu hết các đơn vị này chỉ có
một kế tốn, một số ít đơn vị có nhiều án thì được giao 2 biên chế kế toán, 1 kế
6


tốn thi hành án, 1 kế tốn hành chính sự nghiệp. Do vậy, kế toán thi hành án
dân sự cấp huyện rất vất vả, cực nhọc vì phải thực hiện đồng thời cả 2 Chế độ
kế toán (Chế độ kế tốn hành chính sự nghiệp và Chế độ kế tốn nghiệp vụ thi
hành án dân sự), không giống như một số đơn vị trong ngành tư pháp như Toà

án, Viện kiểm sát chỉ có 1 kế tốn và thực hiện một chế độ kế tốn hành chính
sự nghiệp.
Thực hiện kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự giống như đối với kế toán
nghiệp vụ thi hành án cấp tỉnh (trừ nhiệm vụ tổng hợp báo cáo từ các đơn vị kế
tốn trực thuộc). Ngồi ra thực hiện những nhiệm vụ của kế tốn hành chính sự
nghiệp như:
- Lập phiếu chi, phiếu thu; các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được thể hiện
trên 07 loại sổ sách kế toán, hàng quý, năm phải lập 06 báo cáo tài chính theo
quy định tại Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về việc ban hành
chế độ kế tốn hành chính sự nghiệp;
- Thường xuyên giao dịch với Kho bạc, cơ quan Bảo hiểm xã hội để thực
hiện các nhiệm vụ như: rút kinh phí hoạt động, thanh tốn, chi trả các khoản tạm
ứng, uỷ nhiệm chi, đối chiếu dự toán, kinh phí; đối chiếu bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế...;
- Tham mưu cho Thủ trưởng đơn vị về việc thực hiện đấu thầu mua sắm
hàng hoá, tài sản cố định theo Luật Đấu thầu; thực hiện công tác thanh lý, điều
chuyển tài sản cố định, thực hành, tiết kiệm kinh phí đảm bảo chi trả thu nhập
tăng thêm cho cán bộ, công chức trong đơn vị;
- Lập báo cáo về cơng khai tài chính, mua sắm, sửa chữa tài sản, hội nghị,
cơng tác phí, văn phịng phẩm... cho cán bộ, cơng chức; báo cáo về cơng tác
phịng, chống tham nhũng trong lĩnh vực tài chính;
- Thực hiện nhiệm vụ khi đầu tư xây dựng cơ bản (xây dựng trụ sở, kho
vật chứng của đơn vị) như: chuẩn bị các thủ tục đầu tư (thuê tư vấn thiết kế, tư
vấn giám sát, tư vấn điều hành); thực hiện các thủ tục đầu tư (nghiệm thu hạng
mục cơng trình, liên hệ Kho bạc thanh toán vốn cho chủ đầu tư, đối chiếu theo
dõi vốn), kết thúc đầu tư (lập báo cáo quyết tốn dự án hồn thành, đối chiếu
cơng nợ với các nhà thầu, đối chiếu vốn với Kho bạc)...
2. Thực trạng đội ngũ kế toán nghiệp vụ hiện nay
2.1. Tiêu chuẩn bố trí người làm kế tốn
- Theo Đề án 519 thì tiêu ch̉n bố trí người làm kế tốn như sau:

Đối với Chi cục Thi hành án dân sự quận, thành phố, thị xã phải giải
quyết trong 01 năm (tính trung bình trong 03 năm gần đây) từ 1.000 việc trở
7


lên, Chi cục Thi hành án dân sự còn lại giải quyết từ 750 việc trở lên thì
được bổ sung 01 biên chế kế toán; đối với Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh
duy trì mỗi đơn vị 02 kế tốn, những đơn vị có số lượng án lớn, nhiều địa bàn
thì xây dựng biên chế kế tốn riêng hàng năm. Trong trường hợp khơng bố
trí được biên chế thì bổ sung kinh phí th kế tốn.
- Do tiêu ch̉n bố trí người làm cơng tác kế tốn quy định tại Đề án 519
chỉ thực hiện trong 2 năm (2010, 2011), đồng thời để phù hợp với tình hình thực
tiễn nên trong những năm gần đây tiêu chuẩn bố trí người làm kế tốn như sau:
+ Đối với Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh duy trì mỗi đơn vị khơng q
02 cơng chức kế tốn. Những đơn vị có số lượng án lớn, nhiều địa bàn thì xây
dựng biên chế kế tốn riêng; ngồi ra được hợp đồng thêm 01 kế toán/1đơn vị,
đối với Cục THADS cấp tỉnh quản lý từ 15 đơn vị trực thuộc trở lên được hợp
đồng thêm 2 kế toán/1đơn vị, riêng thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội
hợp đồng thêm 3 kế toán;
+ Đối với Chi cục THADS cấp huyện phải giải quyết trong 01 năm (tính
trung bình trong 03 năm gần đây) dưới 750 việc thì bố trí 01 kế toán nghiệm vụ
kiêm nhiệm kế toán ngân sách; Chi cục THADS cấp huyện phải giải quyết trong
01 năm (tính trung bình trong 03 năm gần đây) từ 750 việc đến dưới 3.000 việc
được hợp đồng thuê thêm để đảm bảo mỗi đơn vị có 2 kế tốn; Chi cục THADS
cấp huyện phải giải quyết trong 01 năm (tính trung bình trong 03 năm gần đây)
từ 3.000 việc trở lên được hợp đồng thuê thêm để đảm bảo mỗi đơn vị có 3 kế
tốn.
- Nguồn kinh phí đảm bảo là nguồn ngân sách được cấp, mức hỗ trợ quy
định 1.300.000đ/người/tháng.
2.2. Thực trạng người làm kế toán

a) Số lượng, cơ cấu kế toán
Các cơ quan Thi hành án dân sự địa phương về cơ bản đã bố trí người làm
kế tốn theo tiêu chuẩn nêu tại điểm 2.1 Mục này.
Qua khảo sát bằng phiếu khảo sát tính đến tháng 3 năm 2015 tại 63/63 cơ
quan Thi hành án dân sự cấp tỉnh và 705/705 cơ quan Thi hành án dân sự cấp
huyện thì tổng số kế tốn cơ quan thi hành án dân sự địa phương là 1.159 người,
trong đó:
Xét theo tiêu chí biên chế, hay hợp đồng thì có 909 cơng chức kế tốn, có
250 người làm kế tốn theo chế độ hợp đồng;
Xét theo tiêu chí giới tính thì kế tốn nữ có 982 người, kế tốn nam có 177
người;
8


Trong tổng số 768 đơn vị kế toán nghiệp vụ tại các cơ quan Thi hành án địa
phương có 120 đơn vị có kế tốn trưởng chun trách, 35 đơn vị có phụ trách kế
tốn chun trách, 613 đơn vị có kế tốn trưởng ngân sách kiêm kế tốn trưởng
nghiệp vụ (chủ yếu ở các cơ quan Thi hành án dân sự cấp huyện).
b) Nhận xét:
Thứ nhất, đội ngũ kế tốn rất mỏng, tính bình qn tại các cơ quan Thi
hành án dân sự địa phương có 1,51 kế tốn/đơn vị.
Thứ hai, cơng chức kế tốn chiếm tỷ lệ lớn (bằng 78,43%), cịn hợp đồng
kế tốn chiểm tỷ lệ khơng cao (bằng 21,57%) và chủ yếu tập trung ở các Chi
cục Thi hành án dân sự cấp huyện. So với thời điểm năm 2009 thì cơng chức kế
tốn tăng khơng đáng kể 17 người (909-892), số tăng này chủ yếu cho những
đơn vị mới thành lập.
Thứ ba, kế toán trưởng kiêm nhiệm là chủ yếu, có 613 đơn vị có kế toán
trưởng ngân sách kiêm kế toán trưởng nghiệp vụ, bằng 79,81% số đơn vị và chủ
yếu tập trung ở các Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện.
Thứ tư, số lượng kế toán tại các cơ quan Thi hành án dân sự địa phương

năm 2015 so với thời điểm năm 2009 tăng lên 267 người, bằng 29,9% (từ 892
người lên 1.159 người), trong đó chủ yếu là hợp đồng (250 người).
Thứ năm, đội ngũ kế toán trong các cơ quan Thi hành án dân sự chủ yếu là
nữ, có 982 người (chiếm 84,73%), kế tốn nam có 177 người (chiếm 15,27%). So
với thời điểm năm 2009 thì tỷ lệ kế toán là nữ tăng lên 8,01%, tỷ lệ kế tốn là
nam giảm đi 8,01%.
2.3. Trình độ chun mơn của người làm kế toán
Kể từ khi Bộ trưởng Bộ Tư pháp ký Quyết định số 93/QĐ-BTP ngày
10/3/2006 về việc phê duyệt Đề án bổ nhiệm, bãi miễn, thay thế, xếp phụ cấp kế
toán trưởng, phụ trách kế toán và thuê người làm kế toán trưởng cho các đơn vị
thuộc Bộ quản lý, tiếp đến là Quyết định số 328/QĐ-BTP ngày 31/01/2013 sửa
đổi và hiện nay là Quyết định số 1915/QĐ-BTP ngày 14/8/2014 của Bộ Tư pháp
yêu cầu đối với cấp tỉnh phải có trình độ đại học trở lên, cấp huyện phải có trình
độ trung cấp trở lên. Các cơ quan thi hành án dân sự địa phương đã thực hiện
tuyển dụng theo đúng yêu cầu, trình độ. Trong tổng số 1.159 người làm kế tốn
thì số lượng kế tốn trình độ đại học là 728 người (chiếm 62,81%), trình độ cao
đẳng là 139 người (chiếm 11,99%), trình độ trung cấp 292 người (chiếm 25,2%)
.
So với năm 2009 thì tỷ lệ kế tốn có trình độ đại học đã tăng lên 457 người
tương ứng với 31,8%, tỷ lệ kế toán là trung cấp đã giảm tuy nhiên vẫn chiếm tỷ lệ
9


khá cao 25,2%.
3. Về cơ sở vật chất ứng dụng công nghệ thông tin
a) Về trụ sở làm việc
Hầu hết các cơ quan Thi hành án dân sự địa phương đã được Bộ Tư pháp
đầu tư xây dựng trụ sở làm việc, kế tốn đã được bố trí phịng làm việc riêng
cùng với thủ quỹ hoặc được bố trí phịng làm việc chung với các Chấp hành
viên, chuyên viên, Thư ký, Thẩm tra viên, cán sự.

b) Về trang thiết bị làm việc
Về cơ bản kế toán nghiệp vụ được đầu tư trang thiết bị theo tiêu chuẩn,
định mức đối với cán bộ công chức, viên chức Nhà nước quy định tại Quyết
định số 170/2006/QĐ-TTg ngày 18/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ quy định
tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phương tiện làm việc của cơ quan và cán
bộ, công chức, viên chức nhà nước và Quyết định số 1984/QĐ-TTg ngày
29/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đầu tư trang thiết bị,
phương tiện làm việc cho các cơ quan Thi hành án dân sự giai đoạn 2011-2015,
như máy tính, máy in, bàn, ghế, tủ tài liệu…
c) Ứng dụng công nghệ thông tin
Bộ Tư pháp ban hành Quyết định số 572/QĐ-BTP ngày 25/10/2004 về
Chế độ kế toán nghiệp vụ thi hành án và năm 2005 Bộ Tư pháp, Tổng cục Thi
hành án dân sự (trước đây là Cục Thi hành án dân sự) đã xây dựng, triển khai áp
dụng phần mềm kế tốn trong cơng tác kế tốn nghiệp vụ thi hành án trong toàn
Hệ thống thi hành án dân sự. Năm 2011 Tổng cục Thi hành án dân sự đã nâng
cấp phầm mềm để thực hiện công việc kế tốn theo quy định của Thơng tư số
91/2010/TT-BTC, tiếp đến năm 2013 Tổng cục Thi hành án dân sự tiếp tục nâng
cấp phần mềm kế toán nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu cơ bản về hạch toán, kế
tốn và quản lý.
4. Về cơng tác đào tạo, bồi dưỡng
Tư năm 2009 đến nay Bộ Tư pháp, Tổng cục Thi hành án dân sự đã tổ
chức nhiều đợt tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, như:
- Tập huấn năm 2010 triển khai Thông tư số 91/2010/TT-BTC ngày
17/6/2010 của Bộ Tài chính cho 892 kế tốn nghiệp vụ trong Hệ thống thi hành
án dân sự;
- Tập huấn triển khai phần mềm kế toán nghiệp vụ năm 2011 cho 771 kế
toán nghiệp vụ trong Hệ thống thi hành án dân sự;
- Tập huấn chuyên đề kế toán nghiệp vụ năm 2013 cho 1.000 kế toán
nghiệp vụ trong Hệ thống thi hành án dân sự.
10



Ngoài ra các cơ quan Thi hành án dân sự địa phương căn cứ vào tình hình
thực tiễn đã tổ chức nhiều đợt tập huấn về cơng tác kế tốn, khai thác các ứng
dụng tin học, kỹ năng quản lý, kiểm tra... cho đội ngũ kế toán các đơn vị kế tốn
trực thuộc.
Cơng tác đào tạo, bồi dưỡng đã giúp cho đội ngũ kế tốn nghiệp vụ nâng
cao hơn trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng quản lý, khai thác tin học.
5. Ưu điểm, tồn tại về thực trạng đội ngũ kế tốn, cơ sở vật chất, ứng
dụng cơng nghệ thông tin và công tác đào tạo, bồi dưỡng
a) Ưu điểm
Trên cơ sở Đề án 519, các quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Tư
pháp, Tổng cục Thi hành án dân sự các cơ quan Thi hành án dân sự địa phương
đã kiện toàn, củng cố đội ngũ kế tốn, góp phần tích cực vào việc thực hiện các
nhiệm vụ chính trị của Hệ thống thi hành án dân sự. Cụ thể:
- Mặc dù số việc, giá trị phải thi hành từ năm 2009 đến nay nhìn chung
năm sau đều cao hơn năm trước nhưng về cơ bản Hệ thống thi hành án dân sự
hoàn thành chỉ tiêu nhà nước giao trong đó đội ngũ kế toán nghiệp vụ đã phục
vụ, hỗ trợ đắc lực cho việc thực hiện nhiệm vụ chính trị này. Từ năm 2010, đội
ngũ kế tốn nghiệp vụ nói riêng, Hệ thống thi hành án dân sự nói chung đã triển
khai thực hiện đồng bộ Thông tư số 91/2010/TT-BTC ngày 17/6/2010 của Bộ
Tài chính hướng dẫn chế độ kế tốn nghiệp vụ thay thế Quyết định số 572/QĐBTP và Quyết định số 09/QĐ-BTP, từ tổ chức bộ máy, đến xử lý nghiệp
vụ, ứng dụng phần mềm kế toán... Đặc biệt từ năm 2011 bắt đầu tổng hợp báo
cáo tài chính tồn Hệ thống thi hành án dân sự trên phềm mềm kế toán. Hiện
nay Hệ thống đã tổng hợp báo cáo tài chính quý, năm theo đúng quy định, phục
vụ đắc lực cho công tác chỉ đạo, điều hành của Bộ Tư pháp, Tổng cục Thi hành
án dân sự và các cơ quan quản lý liên quan;
- Đội ngũ kế toán đã được kiện toàn, củng cố một bước, các đơn vị đều có
kế tốn trưởng, kế tốn viên hoặc phụ trách kế tốn và nhìn chung đội ngũ kế
tốn đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật, quy định của Bộ Tư pháp. So

với năm 2009 thì tỷ lệ kế tốn có trình độ đại học đã tăng lên 457 người tương
ứng với 31,8%, trung cấp giảm đi 233 người tương ứng giảm 33,4%.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc đã được quan tâm, đầu tư. Đối với
trang thiết bị về cơ bản được đầu tư đáp ứng u cầu cơng việc kế tốn.
- Cơng tác đào tạo, tập huấn cũng được quan tâm, đầu tư cả về thời gian,
kinh phí nhờ đó mà đội ngũ kế tốn nghiệp vụ trình độ đại học cao, nắm bắt khá

11


tốt nghiệp vụ, chính sách, chế độ tài chính kế toán để áp dụng, triển khai trong
thực tế.
b) Những bất cập, tồn tại
- Số lượng kế toán thiếu so với yêu cầu, nhiệm vụ của kế toán
Hiện tại đội ngũ kế tốn rất mỏng, tính bình qn tại các cơ quan thi hành
án dân sự địa phương chỉ có 1,51 người làm kế toán/đơn vị, tỷ lệ kế toán trưởng
kiêm nhiệm cao (79,81%), nhiều đơn vị chỉ có duy nhất một kế tốn trong khi
khối lượng cơng việc kế tốn càng ngày càng lớn, như năm 2014 khối lượng
công việc so với năm 2010 về việc tăng 1,72 lần (bằng 272%), về giá trị tăng
1,92 lần (bằng 292%) nhưng số lượng kế toán chỉ tăng lên 0,27 lần (bằng 27%).
Với nhiệm vụ của kế toán nêu tại Mục I Phần II và yêu cầu quản lý ngày
càng cao thì kế toán rất vất vả, quá tải dẫn đến hay sai sót, vi phạm chế độ kế
tốn (chậm nộp báo cáo, hạch tốn sai, khơng hạch tốn kịp thời, lưu trữ hồ sơ
không chặt chẽ, số liệu không logic, chênh lệch lớn với số liệu thống kê...).
- Thời gian thực hiện nội dung thuê kế toán nghiệp vụ của Đề án 519 đã
hết hiệu lực (chỉ áp dụng năm 2010, 2011).
- Nguồn kinh phí đảm bảo là nguồn ngân sách được cấp, chưa tính đến
nguồn phí thi hành án, nguồn địa phương hỗ trợ và nguồn kinh phí khác theo
quy định của pháp luật để thuận lợi cho việc triển khai Đề án.
Mức hỗ trợ quy định 1.300.000đ/người/tháng là quá thấp do từ năm 2009

giá cả sinh hoạt, mức lương cơ bản đã tăng nhiều.
- Một số kế tốn cịn sai phạm nghiêm trọng chế độ quản lý tài chính như
thơng đồng với cán bộ đơn vị xâm tiêu tiền thi hành án, sử dụng tiền thi hành án
sai mục đích...
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng đã được quan tâm nhưng chưa đáp ứng yêu
cầu nhiệm vụ. Đối với công tác kế tốn nghiệp vụ là cơng tác đặc thù, tính chất
phức tạp, điểm xuất phát của đội ngũ kế toán về cơ bản là thấp nên cần thiết
phải đầu tư nhiều hơn cho cơng tác này.
- Phịng làm việc bố trí cho kế tốn nghiệp vụ ở một số cơ quan Thi hành
án dân sự địa phương không đủ tiêu chuẩn theo Quyết định số 260/2006/QĐTTg ngày 14/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chuẩn, định mức sử
dụng trụ sở làm việc tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp; một số đơn vị kế
toán làm việc ghép với bộ phận chuyên môn khác, rất bất tiện, kém hiệu quả
nhất là khi phải tiếp xúc với đương sự, tiếp nhận, xử lý chứng từ, thông tin kinh
tế, báo cáo tài chính và lưu trữ hồ sơ. Mặt khác phịng làm việc của kế tốn
12


khơng được đầu tư lắp đặt máy điều hồ, vào mùa hè thời tiết thường nóng, oi
bức, càng vất vả cho kế tốn xử lý cơng việc;
- Trang thiết bị làm việc đầu tư chủ yếu chỉ tính bình qn cho mỗi đơn vị,
chưa tính đến số lượng, chất lượng của tài sản theo u cầu cơng việc (kế tốn
chạy phần mềm kế tốn, cần cấu hình cao trong khi định mức chỉ trang bị theo
máy tính thơng thường bình quân 10trđ/máy). Do đó đối với những đơn vị xử lý
khối lượng cơng việc kế tốn lớn, máy rất chậm, dẫn đến hiệu quả cơng tác kế
tốn khơng cao.
- Một số kế tốn chưa thật sự n tâm cơng tác với nghề, tận tâm, tận lực
với cơng việc cịn tính chuyện chuyển ngạch, chuyển ngành, thôi việc.
6. Nguyên nhân của hạn chế, tồn tại
a) Nguyên nhân chủ quan
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tin học, quản lý của một bộ phận kế tốn

cịn chưa sâu, thậm chí là yếu nên việc áp dụng, triển khai trong thực hiện còn
lúng túng, hiệu chưa cao.
- Ý thức trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương trong thi hành nhiệm vụ của một số
kế tốn chưa cao, thậm chí cịn kém.
- Một số thủ trưởng đơn vị coi nhẹ cơng tác kế tốn, chưa sát sao chỉ đạo,
giáo dục chính trị, tư tưởng cho đội ngũ kế toán.
- Chậm ban hành sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Quyết định số 519 cho
phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, với thực tiễn phát sinh.
b) Nguyên nhân khách quan
- Thực hiện việc tinh giảm biên chế theo tinh thần của Bộ Chính trị, từ
năm 2010 đến nay, biên chế kế tốn hầu như khơng được giao bổ sung, cả Hệ
thống chỉ được giao bổ sung biên chế để thực hiện thi hành án hành chính và
thành lập cho đơn vị mới.
- Tiêu chuẩn bố trí người làm công tác theo Đề án 519, theo thực tiễn
những năm gần đây như đã nêu tại tiết a, điểm 1 mục II, phần II cao so với yêu
cầu nhiệm vụ của kế toán nên dẫn đến số lượng kế toán thiếu, chưa phù hợp với
thực tiễn.
- Ngân sách nhà nước trong những năm vừa qua rất khó khăn, chưa bố trí
đủ kinh phí để đầu tư xây dựng theo Đề án 440/QĐ-TTg ngày 24/3/2011 của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Xây dựng trụ sở, kho vật chứng cho cơ
quan Thi hành án dân sự và xây dựng các cơ sở đào tạo thuộc Bộ Tư pháp theo
Nghị quyết 49-NQ/TW giai đoạn 2011-2015”, và đầu tư cho công tác đào tạo
bồi dưỡng theo kế hoạch, yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.
13


- Thu nhập của kế tốn thấp. Đối với cơng chức kế toán, nguồn thu nhập là
lương, phụ cấp kế toán trưởng, phụ trách kế toán và một năm được hưởng thêm
từ 1-2 tháng lương thu nhập tăng thêm; đối với kế tốn hợp đồng thì nguồn thu
nhập là tiền cơng theo thỏa thuận, ngồi ra khơng có thu nhập gì khác. Với chế

độ quy định về lương, phụ cấp như hiện nay thì hàng tháng kế tốn nhận mức
lương rất thấp so với các chi phí phục vụ nhu cầu thiết cho bản thân và gia đình
trong điều kiện giá cả sinh hoạt ngày càng tăng cao, chưa tương xứng với khối
lượng cơng việc, trách nhiệm của kế tốn phải thực hiện.
Với cơ sở thực tiễn nêu trên cần thiết phải xây dựng đề án thay thế Đề án
519.
PHẦN II. PHẠM VI, MỤC TIÊU, NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG VÀ
NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN
I. Phạm vi, mục tiêu, nguyên tắc xây dựng
1. Phạm vi
Đề án quy định tiêu chuẩn bố trí người làm kế tốn nghiệp vụ, về trang
thiết bị làm việc, đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ cho đội ngũ kế tốn
nghiệp vụ, nguồn kinh phí đảm bảo và thời gian thực hiện trong các cơ quan Thi
hành án dân sự địa phương.
2. Mục tiêu
Việc xây dựng Đề án kiện toàn, củng cố, nâng cao hiệu quả cơng tác đội
ngũ kế tốn nghiệp vụ thi hành án nhằm mục tiêu:
- Bảo đảm số lượng kế toán nghiệp vụ của từng cơ quan thi hành án dân
sự để hồn thành cơng việc được giao;
- Bảo đảm đủ điều kiện, trang thiết bị làm việc, tăng cường ứng dụng
cơng nghệ thơng tin cho kế tốn nghiệp vụ thi hành án dân sự;
- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho đội
ngũ kế tốn nghiệp vụ thi hành án.
3. Nguyên tắc xây dựng
Việc xây dựng Đề án kiện toàn, củng cố, nâng cao hiệu quả cơng tác đội
ngũ kế tốn nghiệp vụ thi hành án phải bám sát các quy định của pháp luật về
chính sách tiền lương, quy định về vị trí việc làm, về cơng tác kế tốn của Nhà
nước; bám sát định hướng, quy hoạch của Bộ về phát triển nhân lực đảm
bảo biên chế kế toán nghiệp vụ thi hành án để đáp ứng được yêu cầu của công
tác kế toán nghiệp vụ.

II. Nội dung của Đề án
14


1. Bảo đảm đủ số lượng kế toán cho các cơ quan thi hành án dân sự
a) Tiêu chuẩn bố trí người làm kế tốn nghiệp vụ
- Đối với Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện được bố trí 01 kế
tốn/đơn vị (có thể kiêm nhiệm kế tốn hành chính), ngồi ra được bố trí thêm
kế tốn trong trường hợp như sau:
Đơn vị có số việc phải giải quyết trong 01 năm (tính trung bình trong 03
năm gần đây) từ 500 việc trở lên thì được bố trí thêm 01 kế toán; từ 2.000 việc
trở lên được bố trí thêm 02 kế tốn; từ 5.000 việc trở lên được bố trí thêm 03 kế
tốn; từ 8.000 việc trở lên được bố trí thêm 04 kế tốn; từ 12.000 việc trở lên
được bố trí thêm 05 kế tốn.
So với tiêu chuẩn cấp kinh phí cho Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện
để thuê hợp đồng kế toán nghiệp vụ thì tiêu ch̉n này có thay đổi như sau:
+ Mức một thì tiêu ch̉n bố trí kế tốn giảm 250 việc (từ 750 việc xuống
500 việc); mức 2 giảm 1.000 việc (từ 3.000 việc xuống 2.000 việc);
+ Bổ sung thêm 3 mức: từ 5.000 việc trở lên được bố trí thêm 03 kế tốn;
từ 8.000 việc trở lên được bố trí thêm 04 kế tốn; từ 12.000 việc trở lên được bố
trí thêm 05 kế tốn.
Việc quy định giảm tiêu chuẩn và bổ sung thêm các mức vì lý do sau đây:
+ Với tiêu chí bố trí kế tốn chỉ tính đến các đơn vị có số việc từ 3.000
việc trở xuống là không bao quát, điều chỉnh hết tình hình thực tế. Hiện nay có
nhiều Chi cục Thi hành án dân sự có số việc phải thi hành có số việc phải thi
hành án trong năm lớn hơn 3.000 việc, cần thiết phải quy định tiêu chuẩn bố trí
kế tốn cho những đơn vị này;
+ Ngồi việc thực hiện nhiệm vụ như đã nêu ở điểm 1, Mục II, Phần I thì
qua khảo sát, theo dõi, tổng hợp, quản lý cho thấy vụ việc thi hành án ngày càng
phức tạp, nhiều việc thi hành án phải xử lý thơng tin, thu chi, nhập xuất, hạch

tốn, đối chiếu, báo cáo kéo dài nhiều năm. So với năm 2009 thì cơng việc kế
tốn nghiệp vụ ngày nhiều do từ năm 2010 Bộ Tài chính đã ban hành Thơng tư
số 91/2010/TT-BTC hướng dẫn kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự thay thế
Quyết định số 572/QĐ-BTP, Quyết định số 09/QĐ-BTP và được thực hiện từ
năm kế toán nghiệp vụ 2011. Cùng với việc thực hiện Thông tư số 91/2010/TTBTC, cơ quan Thi hành án phải tự in, quản lý, sử dụng các loại biên lai thu tiền
thi hành án (gồm 5 loại biên lai), như đề xuất nhu cầu in, tham mưu ký, thanh lý
hợp đồng in, nhập, cấp phát, thanh toán biên lai, kiểm kê, tổng hợp báo cáo...
Cơng việc này chủ yếu do kế tốn tham mưu, thực hiện (trước đây việc in ấn,
cấp phát do cơ quan thuế thực hiện). Vì vậy, cơng việc kế tốn tăng lên rất
15


nhiều.
- Đối với Cục THADS cấp tỉnh được bố trí 02 kế tốn/đơn vị (có thể kiêm
nhiệm kế tốn hành chính), ngồi ra được bố trí thêm 1 kế tốn/đơn vị trong
trường hợp đơn vị quản lý từ 15 đơn vị trực thuộc trở lên; riêng đối với Cục
THADS các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có số lượng án lớn, địa bàn
quản lý rộng như thành phố Hồ Chí Mính, thành phố Hà Nội, tỉnh Thanh Hóa,
tỉnh Bình Dương... xây dựng biên chế kế toán riêng, báo cáo Bộ Tư pháp quyết
định.
- Biên chế kế toán được bố trí theo Đề án vị trí việc làm, trường hợp
khơng bố trí đủ người làm kế tốn theo tiêu ch̉n nêu trên thì đơn vị được th
người làm kế tốn.
b) Nguồn kinh phí, mức hỗ trợ, loại hợp đồng
- Nguồn kinh phí đảm bảo: Nguồn dự tốn ngân sách được cấp, nguồn phí
thi hành án được để lại sử dụng, được điều hịa và nguồn kinh phí khác theo quy
định của pháp luật.
- Mức hỗ trợ thuê kế toán tối đa bằng mức lương khởi điểm của đại học
cộng thêm các khoản đóng góp, phụ cấp theo quy định.
- Loại hợp đồng áp dụng là xác định kỳ hạn, không xác định kỳ hạn. Hợp

đồng không xác định kỳ hạn áp dụng đối với trường hợp kế toán đã làm việc liên
tục quá sáu năm.
2. Sắp xếp, điều động người làm cơng tác kế tốn
Các đơn vị bố trí, sắp xếp, điều động kế toán nghiệp vụ giữa các đơn vị
thuộc Hệ thống thi hành án dân sự theo quy định tại Thông tư số 09/2015/TTBTP về phân cấp quản lý công chức, viên chức, người lao động để đảm bảo phù
hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của kế toán tại mỗi đơn vị. Trường hợp đơn vị khơng
bố trí, sắp xếp được cơng việc thì thỏa thuận lại với người lao động theo đúng
quy định của pháp luật.
3. Đầu tư trang thiết bị làm việc, tăng cường ứng dụng công nghệ
thông tin
a) Nội dung đầu tư trang thiết bị làm việc, tăng cường ứng dụng công
nghệ thông tin
- Tổng cục Thi hành án dân sự chủ trì, rà sốt, phối hợp Vụ Kế hoạch Tài chính Bộ Tư pháp đề xuất việc trang bị máy vi tính cho người làm cơng tác
kế tốn của các cơ quan thi hành án dân sự theo đúng quy định tại Thông tư số
162/2014/QĐ-BTC ngày 6/11/2014 của Bộ Tài chính về việc ban hành Chế độ
quản lý, tính hao mịn tài sản cố định trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự
16


nghiệp cơng lập và các tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước và Quyết định
của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án trang thiết bị, phương tiện làm việc
cho cơ quan Thi hành án dân sự.
- Trong kế hoạch thay thế, mua sắm tài sản cố định hàng năm, Cục Thi
hành án dân sự cấp tỉnh, Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện cần đảm bảo
trang thiết bị làm việc cho kế toán nghiệp vụ theo tiêu chuẩn, định mức quy định
tại Quyết định 170/2006/QĐ-TTg, ưu tiên trang bị máy tính cấu hình cao để
tương thích với phần mềm kế tốn, nhất là đơn vị có số liệu kế tốn lớn.
- Tổng cục Thi hành án dân sự phối hợp với Cục Công nghệ thông tin, Vụ
Kế hoạch - Tài chính Bộ Tư pháp và các đơn vị có liên quan triển khai có hiệu
quả Đề án Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Thi hành

án dân sự giai đoạn 2015-2020 kèm theo Quyết định số 3416/QĐ-BTP ngày
22/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, trong đó có nâng cấp phần mềm kế toán
nghiệp vụ, phần mềm thống kê kết quả thi hành án… để thực hiện, hỗ trợ công
tác kế tốn được thuận lợi, hiệu quả.
b) Nguồn kinh phí thực hiện
Bộ Tư pháp cấp để triển khai Đề án Trang thiết bị, phương tiện làm việc
cho cơ quan Thi hành án dân sự đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và
kinh phí để thay thế máy vi tính, máy in cho kế toán.
Các đơn vị cân đối từ nguồn kinh phí thường xuyên được giao, nguồn phí
thi hành án được sử dụng, nguồn kinh phí khác để mua sắm mới, thay thế máy
vi tính, máy in, các trang thiết bị, phương tiện làm việc khác cho kế toán theo
đúng tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước.
4. Về công tác đào tạo, bồi dưỡng
a) Nội dung công tác đào tạo, bồi dưỡng
- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn
nghiệp vụ, kiến thức pháp luật về thi hành án, tin học, quản lý cho đội ngũ cán
bộ làm cơng tác kế tốn.
- Hỗ trợ, tạo điều kiện về thời gian, vật chất cho người đang có trình độ
trung cấp kế tốn học lên Đại học.
b) Nguồn kinh phí thực hiện
Nguồn kinh phí đảm bảo từ nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, kinh phí
thường xuyên Bộ giao và nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật.
5. Giải pháp khác

17


- Thủ trưởng đơn vị chỉ đạo sát sao, kịp thời cơng việc kế tốn; quan tâm,
tạo mọi điều kiện theo quy định, nâng cao thu nhập chính đáng cho đội ngũ kế
tốn nói riêng và cán bộ, cơng chức, người lao động nói chung.

- Cán bộ, cơng chức, người lao động, đặc biệt là Chấp hành viên phối hợp
chặt chẽ với kế tốn để việc thực hiện cơng việc kế tốn được thuận lợi, hiệu
quả.
- Tăng cường cơng tác kiểm tra về kế toán tại các cơ quan thi hành án dân
sự địa phương để kịp thời phát hiện ra các sai phạm, hạn chế, từ đó có biện pháp
chấn chỉnh đồng thời hướng dẫn cho kế toán, thủ trưởng đơn vị thực hiện đúng
theo quy định của pháp luật.
PHẦN III
TỔ CHỨC, THỰC HIỆN

1. Thời gian thực hiện: từ năm 2016 (từ ngày 01/01/2016).
2. Trách nhiệm của các đơn vị
a) Trách nhiệm của Tổng cục Thi hành án dân sự
- Tổng hợp, báo cáo Bộ Tư pháp để làm việc, thống nhất với Bộ Tài chính
về số lượng kế toán phải bổ sung thêm cho các đơn vị đủ tiêu chuẩn, về nguyên
tắc hỗ trợ và nguồn kinh phí hỗ trợ.
Sau khi có sự đồng ý của Bộ Tài chính, Tổng cục Thi hành án xây dựng
văn bản trình Bộ phê duyệt để hướng dẫn cho các đơn vị tổ chức thực hiện.
- Xây dựng, phối hợp với các đơn vị trong và ngoài Bộ nâng cấp phần
mềm nghiệp vụ thi hành án, xây dựng phần mềm thống kê thi hành án dân sự để
hỗ trợ công tác rà soát, đối chiếu số liệu giữ kế toán với thống kê, đảm bảo số
liệu thống nhất, phù hợp với nhau và phù hợp với hồ sơ thi hành án.
- Hàng năm xây dựng dự toán ngân sách, phương án phân bổ ngân sách
phải bám sát nội dung, giải pháp thực hiện Đề án để trình Bộ Tư pháp xem xét,
quyết định, đảm bảo việc triển khai đề án hiệu quả.
b) Trách nhiệm của Vụ Kế hoạch – Tài chính Bộ Tư pháp
- Tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp thống nhất với Bộ trưởng Bộ
Tài chính về số lượng kế toán phải bổ sung thêm cho các đơn vị đủ tiêu chuẩn,
về nguyên tắc hỗ trợ và nguồn kinh phí hỗ trợ.
- Phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Thi hành án dân sự, tham mưu bố trí

ngân sách sát nội dung của Đề án để việc triển khai Đề án đạt hiệu quả.
c) Trách nhiệm của cơ quan Thi hành án dân sự địa phương
18


- Căn cứ điều kiện cụ thể, các đơn vị bố trí người làm cơng tác kế tốn
nghiệp vụ theo các tiêu chuẩn nêu trên.
- Sử dụng nguồn kinh phí được giao, nguồn phí thi hành án và nguồn
kinh phí khác để triển khai Đề án hiệu quả, đúng quy định.
3. Một số kiến nghị để thực hiện tốt các giải pháp theo quy định của
Đề án
Để thực hiện thành cơng các giải pháp trên đây nhằm kiện tồn tổ chức
và đảm bảo quyền lợi, điều kiện cho kế toán nghiệp vụ thi hành án hoàn thành
tốt nhiệm vụ được giao, Bộ Tư pháp có kiến nghị:
Thứ nhất, Bộ Tài chính xem xét, thống nhất phương án về nguyên tắc hỗ
trợ, nguồn kinh phí đảm bảo để thuê người làm kế tốn.
Thứ hai, đề nghị cấp uỷ chính quyền địa phương các cấp quan tâm, tiếp
tục quan tâm đến công tác thi hành án dân sự tại địa phương, tuỳ theo khả năng
ngân sách, có thể hỗ trợ 1 phần kinh phí mua sắm trang thiết bị phương tiện
làm việc cho các cơ quan Thi hành án dân sự để cùng với ngân sách do Trung
ương cấp cho các cơ quan Thi hành án mua sắm đủ phương tiện thiết yếu làm
việc, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT, TCTHADS.

BỘ TRƯỞNG

Hà Hùng Cường


19



×