Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tầm quan trọng - Vai trò của giảng viên chủ nhiệm – cố vấn học tập trong việc đào tạo theo hình thức tín chỉ tại đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (369.44 KB, 4 trang )

TẦM QUAN TRỌNG - VAI TRÒ CỦA GIẢNG VIÊN CHỦ NHIỆM –
CỐ VẤN HỌC TẬP TRONG VIỆC ĐÀO TẠO THEO HÌNH THỨC
TÍN CHỈ TẠI ĐẠI HỌC
Hồng Phương Thảo
Trường Đại học Hà Nội
Tóm tắt: Cơng tác giảng viên chủ nhiệm – cố vấn học tập là một công tác quan trọng
nhằm giúp nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục và đào tạo. Một người giảng viên chủ
nhiệm – cố vấn học tập làm tốt nhiệm vụ sẽ góp phần xây dựng nên một tập thể tốt; nhiều tập
thể tốt sẽ xây dựng một nhà trường vững mạnh. Bài báo nghiên cứu về tầm quan trọng, vai trò
của một người giảng viên chủ nhiệm – cố vấn học tập trong việc đào tạo theo hình thức tín chỉ
tại các trường đại học.

I. VAI TRÒ CỦA GIẢNG VIÊN CHỦ NHIỆM – CỐ VẤN HỌC TẬP
Giảng viên chủ nhiệm lớp có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ
giáo dục, là cầu nối giữa nhà trường với sinh viên. Giảng viên chủ nhiệm lớp kiêm cố
vấn học tập có vai trò rất quan trọng trong việc đào tạo theo hệ thống tín chỉ như hiện
nay. Cố vấn học tập là người tư vấn và hỗ trợ sinh viên phát huy tối đa khả năng học
tập, lựa chọn học phần sao cho phù hợp để đáp ứng mục tiêu tốt nghiệp và tìm việc làm
phù hợp. Ngồi ra giáo viên chủ nhiệm kiêm cố vấn học tập cịn có nhiệm vụ theo dõi
thành tích học tập của sinh viên nhắm giúp sinh viên điều chỉnh kịp thời hoặc đưa ra
một lựa chọn đúng trong quá trình học tập; quản lý, hướng dẫn, chỉ đạo lớp được phân
công phụ trách đảm bảo các quyền và nghĩa vụ của sinh viên.
Để làm tốt trách nhiệm của một giảng viên chủ nhiệm kiêm cố vấn học tập, cũng
như làm thế nào thu hút và thúc đẩy sinh viên tích cực trong học tập để có kết quả tốt, tự
tin, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, yên tâm học tập.
II. GIẢI PHÁP
1. Xác định vai trò, nhiệm vụ của giảng viên chủ nhiệm – cố vấn học tập
Là một giảng viên - cố vấn học tâp mỗi giảng viên phải xác định quản lý sinh viên
trên mọi phương diện, tạo môi trường học tập thân thiện, hình thành nên sự tích cực
trong sinh viên.
Công tác chủ nhiệm kiêm cố vấn học tập là một nhiệm vụ vơ cùng khó khăn, đặc


biệt đối với các em sinh viên năm đầu khi mới bước chân vào trường. Để làm tốt công
tác chủ nhiệm trước hết giảng viên phải được sinh viên tin yêu, quý trọng. Vì thế mỗi
giảng viên cần phải mẫu mực về đạo đức, tác phong sư phạm, cư chỉ, hành động đúng
mực, lời nói phải có tính thuyết phục đối với sinh viên.

222


2. Hướng dẫn cách thức học tập, nắm bắt thông tin, động viên, giúp đỡ sinh
viên kịp thời
Năm đầu tiên sinh viên còn bỡ ngỡ với cách học tập khác phổ thông, với bạn mới,
thầy cô mới, với cuộc sống tự lập khi học xa nhà và vô vàn các khó khăn khác. Phần lớn
các em khi mới bước chân vào giảng đường còn rụt rè, lúng túng với phương pháp học
mới ở đại học. Đặc biệt một số các em đến từ các vùng nông thôn chưa được sử dụng
máy tính nhiều nên cịn lúng túng trong việc đăng ký mơn học trực tuyến, các hình thức
học tín chỉ còn xa lạ. Lúc này trách nhiệm của cố vấn học tập là hỗ trợ và hướng dẫn các
em cách thức đăng ký học qua website và lựa chọn các mơn học nào cho phù hợp.
Ngồi ra cố vấn học tập cịn có nhiệm vụ hướng dẫn các em cách thức học tập sao
cho khoa học, tạo cho các em động lực học tập. Khi sinh viên mới nhập học cố vấn học
tập có trách nhiệm tạo hồ sơ thơng tin cá nhân cho từng sinh viên trong lớp bao gồm:
hình ảnh, họ tên, địa chỉ, điện thoại của phụ huynh để dùng khi cần thiết, ngồi ra cịn
tạo các kênh liên lạc và thông báo như facebook, forum để có thể thơng báo, trao đổi,
chia sẻ tâm tư, nguyện vọng của sinh viên kịp thời và nhanh chóng. Ngồi ra tìm hiểu rõ
hồn cảnh gia đình của một số sinh viên có biểu hiện khơng bình thường hoặc lơ là
trong học tập để kịp thời báo cáo tình hình cho phụ huynh vào giữa và cuối kỳ để gia
đình nắm rõ được tình hình học tập của con em mình.
Việc thiết lập mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và lớp giúp phụ huynh nắm
bắt kịp thời tình hình học tập của con em mình sẽ củng cố thêm niềm tin cho phụ huynh.
Khi hiểu được hoàn cảnh gia đình, tạo dựng sự thân thiện, đồng cảm với phụ huynh thì
họ sẵn sàng hợp tác và tạo mọi điều kiện học tập và khích lệ con em mình học tốt hơn.

Như vậy cũng chính là một kênh để quảng bá hình ảnh của trường rất tốt.
3. Lên kế hoạch và định hướng phấn đấu của lớp trong năm học
Để giúp cho sinh viên tiếp cận tốt hơn với hình thức học mới, quy định mới, cố
vấn học tập phải có trách nhiệm thơng báo cho sinh viên các quy định của nhà trường,
khoa một cách đầy đủ, chính xác để sinh viên có thể nắm được đúng và đủ nhằm hạn
chế sinh viên thi lại và vi phạm quy định của nhà trường, của khoa, khơng có sinh viên
yếu kém và lưu ban.
Hướng dẫn sinh viên tham gia các hoạt động đồn thể, hoạt động ngoại khóa,
phong trào của đoàn thanh niên, hội sinh viên nhà trường giúp các em có được kỹ năng
sống cần thiết. Khuyến khích các em tích cực tham gia các phong trào của nhà trường,
việc này giúp các em học tốt hơn và thiết lập những mối quan hệ hữu ích cho sự nghiệp
trong tương lai. Từ đó giúp các em có động cơ học tập tốt, vạch ra mục tiêu học tập hiệu
quả.
Kết thúc mỗi học kỳ cố vấn học tập nên tham gia cùng lớp thực hiện đánh giá kết
quả rèn luyện của sinh viên. Tư vấn giúp đỡ sinh viên về chế độ, chính sách, học bổng,

223


hướng dẫn sinh viên thủ tục bảo lưu kết quả học tập, chuyển đổi ngành học, học thêm
chuyên ngành 2 song song.
Giúp sinh viên rèn luyện tính tự lập qua hình thức hướng dẫn cho sinh viên
phương pháp tự học, cách tìm kiếm và lựa chọn thơng tin trên mạng. Giúp sinh viên
nhận thức rõ cố vấn học tập chỉ là người đóng vai trị tư vấn cho các em định hướng
đúng chứ không phải là người cầm tay chỉ việc cho các em.
4. Nắm bắt kịp thời, quan tâm tình hình của lớp và cá nhân mỗi sinh viên
Bên cạnh việc định hướng cho sinh viên thì cố vấn học tập cần nắm bắt kịp thời
tình hình chung của lớp, tổ chức sinh hoạt lớp định kỳ, liên tục đổi mới các nội dung
sinh hoạt để không bị lặp đi lặp lại tạo khơng khí sơi động, lơi cuốn các em sinh viên
tham gia tích cực, sẵn sàng chia sẻ mọi thơng tin.

Cố vấn học tập họp lớp ít nhất 2 lần trên một học kỳ (giữa kỳ và cuối kỳ), ngồi ra
có thể họp đột xuất khi cần thiết. Bên cạnh đó cố vấn học tập thường xuyên trao đổi tình
hình học tập của lớp với các thầy cơ bộ mơn để có hướng điều chỉnh phương pháp giảng
dạy cũng như phương pháp học tập cho phù hợp.
5. Xây dựng tập thể lớp vững mạnh, phát huy tinh đồn kết và kỹ năng làm việc
nhóm
Để quản lý lớp được tốt cố vấn học tập cần tổ chức lớp thành một lực lượng tự
quản, đoàn kết, phát huy kỹ năng học nhóm, xây dựng ra ban cán sự lớp, ban chấp hành
đồn, hội để có thể hỗ trợ mình trong việc quản lý lớp cũng như phổ biến các phong trào
của nhà trường.
Thành lập các nhóm học tập giúp các sinh viên khá, giỏi giúp đỡ sinh viên yếu
tiến bộ. Nhấn mạnh phần đóng góp này sẽ được cộng thêm điểm rèn luyện để khuyến
khích các em tham gia.
Cố vấn học tập kết hợp với Ban chủ nhiệm khoa tìm nơi thực tập cho sinh viên
năm cuối, đồng thời rà sốt nhắc nhở sinh viên trả nợ mơn học để kịp thời xét tốt
nghiệp.
Học nhóm là phương pháp rất hữu hiệu để tạo dựng lớp học thân thiện. Vì vậy cố
vấn học tập nên định hướng cho các em tham gia học nhóm. Tổ chức học nhóm để các
bạn cùng nhau giúp đỡ, tạo sự nhiệt tình, đồn kết, hợp tác trong học tập cũng như trong
các hoạt động tập thể của lớp cũng như của trường. Từ đó tạo sự phấn chấn tinh thần
của các cá nhân và tập thể lớp.
Học nhóm là kỹ năng vơ cùng quan trọng khi học đại học vì nó sẽ phát huy tư duy
sáng tạo. Việc thảo luận nhóm về một chủ đề sẽ giúp sinh viên có một cái nhìn tồn diện
hơn về vấn đề đó. Tất cả mọi người đều có thể học hỏi lẫn nhau từ việc chia sẻ các ý
kiến. Việc học nhóm có thể tổ chức hàng tuần, hàng tháng hoặc trước các bài tập lớn
quan trọng hoặc các kỳ kiểm tra.

224



Người giảng viên muốn giảng dạy tốt khơng chỉ có chuyên môn, tri thức, phương
pháp mà phải truyền đạt bằng cả nhiệt huyết, lòng đam mê và yêu nghề. Định hướng
giúp sinh viên làm việc độc lập, tự học, tự nghiên cứu để các em thấy rằng muốn có sự
nghiệp thành cơng thì ngay từ khi học đại học phải xây dựng cho mình một nền tảng,
một hành trang kiến thức vững chắc, kinh nghiệm làm việc thực tế. Có như vậy mới tìm
cho mình một việc làm tốt vì cơ hội việc làm phải do tự bản thân mình nỗ lực phấn đấu
học tập, rèn luyện và trau dồi kiến thức chứ không phải học ở trường nào.
III. KẾT LUẬN
Để làm tốt cơng tác cố vấn học tập thì khơng phải người chủ nhiệm chỉ cần hồn
thành đầy đủ các nhiệm vụ chung mà còn phải thực sự tâm huyết, nhiệt tình, gần gũi,
quan tâm tới lớp để hiểu rõ được sinh viên và giúp đỡ khi cần thiết.

225



×