Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

khả năng vận dụng mô hình công ty mẹ _ công ty con ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.42 KB, 48 trang )

Khả năng vận dụng mô hình công ty mẹ _ công ty con ở Việt
Nam
LỜI MỞ ĐẦU
Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm nhiều đến việc đổi mới
doanh nghiệp Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường có nhiều thành phần kinh tế.
Một số mô hình tổ chức quản lý doanh nghiệp Nhà nước mới đã được ban hành
như; mô hình doanh nghiệp Nhà nước có Hội đồng quản trị được áp dụng đối với
những doanh nghiệp có quy mô lớn, hoạt động dưới hình thức các tổng công ty
thành lập theo quyết định 90,91/TTg ngày 7/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ; và
mô hình doanh nghiệp Nhà nước không có Hội đồng quản trị được áp dụng đối với
các doanh nghiệp Nhà nước độc lập và doanh nghiệp Nhà nước thành viên hạch toán
độc lập thuộc các Tổng công ty.Tuy nhiên, trong quá trình vận hành việc thực hiện
các mô hình tổ chức quản lý mới còn bộc lộ nhiều mặt hạn chế, ảnh hưởng không ít
đến hiệu quả sản xuất _kinh doanh của doanh nghiệp, không đáp ứng được những
vấn đề thực tiễn đặt ra khi môi trường đầu tư, kinh doanh đang có những diễn biến
mới .
Tình hình đặt ra yêu cầu đòi hỏi Nhà nước phải sớm nghiên cứu hoàn thiện mô
hình tổ chức quản lý doanh nghiệp Nhà nước để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
Nhà nước thực sự là chủ thể kinh doanh, tư chủ, tự chịu trách nhiệm, hợp tác và
cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác .
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 9 đã nêu rõ cơ chế chính sách và các
giải pháp chủ yếu thực hiện nhiệm vụ kế hoặch 5 năm (2001_2005), trong đó đã
khẳng định một nhiệm vụ quan trọng là “Hoàn thành về cơ bản việc sắp xếp, tổ
chức lại và đổi mới quản lý doanh ngiệp Nhà nước …” trong đó cần “kiện toàn tổ
chức, nâng cao hiệu quả của các Tổng công ty theo mô hình công ty mẹ _ công ty
con, kinh doanh đa ngành tổng hợp trên cơ sở nghành chuyên môn hoá, góp vốn
thuộc nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia kinh doanh, làm nòng cốt để hình

---Từ Thị Đức-Kiểm toán 43A -- -1-
-


1
Khả năng vận dụng mô hình công ty mẹ _ công ty con ở Việt
Nam
thành một số tập đoàn kinh tế mạnh ở một số nghành và lĩnh vực trọng yếu của nền
kinh tế quốc dân như bưu chính viễn thông, hàng không, dầu khí…”.
Như vậy đây là một vấn đề còn mới ở nước ta đặc biệt là mô hình công ty mẹ _
công ty con lại được xây dựng và thí điểm ở các Tổng công ty Nhà nước, là một loại
hình doanh nghiệp Nhà nước vừa có những mặt mạnh nhưng cũng còn không ít khó
khăn yếu kém. Sau đây là một số vấn đề về khả “khả năng vận dụng mô hình công ty
mẹ _ công ty con ở Việt Nam” sẽ giúp chúng ta hiểu được phần nào về tình hình
hoạt động và những thành công, những tồn tại và vướng mắc cũng như các giải pháp
khắc phục .
NỘI DUNG
I. Nhận thức về mô hình công ty mẹ _ công ty con :
I.1.1. Thế nào là công ty mẹ _ công ty con ?

---Từ Thị Đức-Kiểm toán 43A -- -1-
-
2
Khả năng vận dụng mô hình công ty mẹ _ công ty con ở Việt
Nam
Tổ chức sản xuất kinh doanh theo mô hình công ty mẹ _ công ty con là một
hình thức tổ chức kinh tế được thực hiện bởi sự liên kết của hai hay nhiều doanh
nghiệp độc lập hoạt động trong nhiều nghành, nhiều lĩnh vực khác nhau để tạo thế
mạnh chung trong việc thực hiện những mục tiêu nhất định. Các doanh nghiệp tham
gia trong tổ chức này là những pháp nhân đầy đủ, bình đẳng trước pháp luật về kết
quả sản xuất _ kinh doanh và các khoản nợ trong số vốn hợp lệ của mình. Nhưng
chúng được liên kết với nhau theo nhiều mức độ, thông qua sự chi phối tài sản, phân
công và hiệp tác.
Công ty mẹ là công ty hạt nhân, có thực lực kinh tế mạnh, giữ vai trò trung tâm chi

phối hoạt động của các công ty con thông qua việc chi phối vốn, tài sản.Tuy nhiên
trong quá trình hoạt động, công ty mẹ không chỉ chi phối các công ty con bằng tiền
vốn mà còn bằng uy tín, thị phần, sở hữu công nghiệp của mình …Đó là những tài
sản vô hình không thể lượng hoá, nhưng là những sợi dây liên kết rất có hiệu quả .
Mối liên kết giữa công ty mẹ với các công ty con tuỳ thuộc chủ yếu vào sự chi
phối về tài sản, phương thức đầu tư, góp vốn cổ phần để hình thành các công ty con.
Bằng sự khống chế vốn góp ở nhiều mức độ khác nhau, doanh nghiệp trở thành
công ty mẹ của nhiều loại công ty con, từ đó hình thành mối liên kết nhiều tầng giữa
công ty mẹ với các công ty con chặt chẽ, nửa chặt chẽ, lỏng lẻo. Công ty con nào
được công ty mẹ góp vốn nhiều hơn thì mối liên hệ chặt chẽ chẽ nếu công ty mẹ đầu
tư vốn 100%. Khi đó, công ty mẹ với tư cách thực hiện quyền của chủ sở hữu quyết
định về cơ cấu tổ chức quản lí, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng hoặc kỷ luật
các chức danh quản lý chủ yếu; quyết định điều chỉnh vốn điều lệ; chuyển nhượng
một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ cho công ty khác; quyết định dự án đầu tư theo
quy định của Nhà nước. Quyết định nội dung, sửa đổi bổ sung nội dung điều lệ của
công ty con; duyệt báo cáo hàng năm; quyết định việc sử dụng lợi nhuận của công ty
con …Tuy nhiên công ty con vẫn là một pháp nhân độc lập. Thông qua việc đầu tư,

---Từ Thị Đức-Kiểm toán 43A -- -1-
-
3
Khả năng vận dụng mô hình công ty mẹ _ công ty con ở Việt
Nam
khống chế cổ phần, góp cổ phần, công ty mẹ cử người đại diện phần vốn góp để
tham gia Hội đồng quản trị của các công ty con .
Các công ty con thuộc tầng lớp liên kết chặt chẽ có thể tham gia góp vốn, tài sản
để hình thành công ty con của mình (gọi là công ty cháu). Tuy nhiên công ty mẹ có
thể không cho phép các công ty con thuộc tầng liên kết không liên kết chặt chẽ góp
vốn để thành lập công ty cháu nhằm tránh sự rối loạn trong quyền quản lý tài sản.
Nhờ cơ chế góp vốn linh hoạt, hình thành mối liên kết giữa công ty mẹ với các

công ty con cũng như giữa công ty con với với nhau để hình thành một chỉnh thể
thống nhất hữu cơ các pháp nhân doanh nghiệp hoạt động theo những chiến lược
phát triển chung nhất định và đó cũng là cở sở để hình thành các tập đoàn kinh
doanh sau này.
Như vậy việc chuyển đổi mô hình các Tổng công ty sang mô hình công ty mẹ _
công ty con nêu trên có nhiều ưu diểm : sự chỉ đạo chi phối của công ty mẹ đối với
công ty con được thực hiện thông qua hình thức đại hội cổ đông, quyền hạn của đại
hội cổ đông đã được luật hiện hành quy định. Hoạt động theo cơ chế công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc luật công ty cổ phần, quyền tự chủ của các công
ty thành viên sẽ được tăng cường, khắc phục một bước quan trọng cái gọi là sự can
thiệp quá sâu của Tổng công ty đối với các đơn vị thành viên hiện nay. Không
những thế khi đã là công ty mẹ góp vốn vào công ty con thì đương nhiên số tiền lời
của công ty con sau mỗi năm hoạt động phải chi về cho công ty mẹ tương ứng với
số vốn mà công ty mẹ đã góp. Như vậy quá trình tích tụ và tập trung vốn sẽ dược
thực hiện tốt hơn, tạo nên những “quả đấm” mạnh trong đầu tư, khắc phục tình
trạng phân tán vốn hiện nay.
I.1.2. Mô hình công ty mẹ _ công ty con :
Công ty mẹ
Công ty con
Công ty con
Công ty con

---Từ Thị Đức-Kiểm toán 43A -- -1-
-
4
Khả năng vận dụng mô hình công ty mẹ _ công ty con ở Việt
Nam
Công ty con
II . Khả năng áp dụng tại Việt Nam:
II.1. Tình hình hoạt động của các công ty mẹ _ công ty con :

Từ cuối những năm 80, đầu những năm 90, Đảng ta thực hiện cơ chế đổi mới,
nền kinh tế chuyển tư kế hoặch hoá bao cấp sang cơ chế thị trường theo định hướng
xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước. Đây là một yếu tố quan trọng kích

---Từ Thị Đức-Kiểm toán 43A -- -1-
-
5
Khả năng vận dụng mô hình công ty mẹ _ công ty con ở Việt
Nam
thích các doanh nghiệp trong đó có các doanh nghiệp Nhà nước phải đổi mới tổ
chức bộ máy để thích ứng với thị trường. Chính trong bối cảnh mở cửa của nền kinh
tế đã tạo ra sự cạnh tranh với các công ty nước ngoài ngày càng gay gắt nền nhu cầu
cần phải có những công ty lớn có đủ mạnh đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế
đã được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm. Vì vậy đã thành lập các Tổng công ty 90
và các Tổng công ty 91 vào giưa những năm 90. Cho đến nay vai trò và đóng góp
của nó đối với nền kinh tế nước ta cũng như những hạn chế và những yếu kém tồn
tại đã được chỉ rõ trong Nghị quyết TW 3 của ban chấp hành TW ví dụ như đã nảy
sinh một số bất cập về quản lý, về trách nhiệm, về huy động vốn, tư cách pháp nhân
… Đã gây không ít hạn chế cho sự phát triển cho các tổng công ty. Chính vì vậy một
số tổng công ty đã chuyển sang mô hình công ty mẹ _ công ty con nhằm nâng cao
vai trò và hiệu quả của các doanh nghiệp Nhà nước đối với nền kinh tế nươc ta nói
chung và nhằm đặt đươcj mục tiêu Công nghiệp hoá _Hiện đại hoá .
Hơn nữa, phải nói rằng đến nay các doanh nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật, kết
cấu hạ tầng kinh tế xã hội nước ta đã cải thiện đáng kể. Năng lực và trình độ sản
xuất của nhiều nghành kinh tế đã tăng lên rõ rệt.Trình độ công nghệ, cơ cấu sản
xuất, chất lượng sản phẩm có bước chuyển biến tích cực; việc triển khai nguồn lực
trong nước cũng có tiến bộ. Nền kinh tế đang thích nghi dần với thi trường quốc tế.
Môi trường đầu tư và sản xuất kinh doanh trong nước thuận lợi, thông thoáng hơn,
đầu tư nước ngoài được khuyến khích. Quan hệ Việt Nam với các nước ngoài càng
được mở rộng cả về ngoại giao lẫn buôn bán; du lịch phát triển…Đã tạo điều kiện

thuận lợi cho các Tổng công ty chuển sang mô hình công ty mẹ _ công ty con.Theo
số liệu của Ban chỉ đạo đổi mới quản lý doanh nghiệp thì đã có 21 doanh nghiệp
được phép tổ chức thí điểm mô hình công ty mẹ _ công ty con. Trong số này có 11
Tổng công ty (5 Tổng công ty 91 và 6 Tổng công ty 90 )và 10 công ty ( 02 thành
viên tổng công ty, 7 công ty độc lập trực thuộc bộ, hoặc địa phương và 01 liên hiệp

---Từ Thị Đức-Kiểm toán 43A -- -1-
-
6
Khả năng vận dụng mô hình công ty mẹ _ công ty con ở Việt
Nam
thuốc lá Khánh Hoà ). Trong số đó nổi bật là một số mô hình công ty mẹ _ công ty
con sau:
• Công ty XNK vật liệu và KTXD (CONTREXIM).
• Công ty XL Điện III.
• Tổng công ty Dầu khí Việt Nam .
• Tổng công ty Hàng không.
• Tổng công ty Bưu chính viễn thông …
Dù là một mô hình tổ chức còn mới mẻ ở nước ta nhưng các doanh nghiệp đã thu
được khá nhiều thành công và tiến bộ so với các mô hình doanh nghiệp Nhà nước
khác. Trong quá trình hoạt động, các công ty mẹ, các công ty con cùng hỗ trợ nhau
cùng phát triển. Dựa vào quan hệ tài chính với các mức độ khác nhau, việc huy động
vốn của các thành phần kinh tế được thuận lợi, quá trình tích tụ và tập trung vốn
được đẩy mạnh, đã vươn lên thích nghi với cơ chế mới, mạnh dạn đầu tư đổi mới
công nghệ, thiết bị, đa dang hoá ngành nghề sản phẩm, mở rộng liên doanh liên kết
với nhiều tổ chức kinh tế trong và ngoài nước. Nhờ vậy hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty đã từng bước được công ty con mở rộng không chỉ ở trong nước
mà bước đầu vươn ra một số nước trong khu vực và trên thế giới, sản xuất kinh
doanh tục tăng trưởng qua nhiều năm. thành công của các công ty mẹ _ công ty con
trong thời gian qua thể hiện ở một số chỉ tiêu kinh tế được tăng lên qua các năm như

: doanh thu năm 1996 của toàn bộ các công ty mẹ _ công ty con đạt 140.719 tỷ
đồng, chiếm 50,5% tổng doanh thu của các doanh nghiệp Nhà nước. Năm 1997 đạt
154.311 tỷ đồng chiếm 49,8 tổng doanh thu của -các doanh nghiệp Nhà nước. Nộp
ngân sách Nhà nước năm 1996 là 25.12 tỷ đồng, bằng 76,9% tổng nộp ngân sách
của các doanh nghiệp Nhà nước, và con số này năm 1997 là 27.609 tỷ đồng bằng
80% tổng nộp ngân sách của các doanh nghiệp Nhà nước, và tăng 10,98% so với
năm 1996 năm 1998 các công ty mẹ _ công ty con có số vốn Nhà nước là 58.557 tỷ

---Từ Thị Đức-Kiểm toán 43A -- -1-
-
7
Khả năng vận dụng mô hình công ty mẹ _ công ty con ở Việt
Nam
đồng; lao động có 603.645 người; doanh thu đạt 90,487 tỷ đồng; lợi nhuận trước
thuế là 122.460.373 tỷ đồng. Nhìn chung hoạt động của các công ty mẹ _ công ty
con được thể hiện qua một số chỉ tiêu cơ bản trong bảng sau :
1 T.S lợi nhuận bình quân/vốn kinh doanh(%) 1996 1997 1998
2 T.S lợi nhuân trên doanh thu 15.1 13.2 12.5
3 Tỷ trọng về vốn so với toàn bộ - 12.8 8.97
4 tỷ trọng doanh thu trong toàn bộ doanh nghiệp Nhà nước - 49.8 -
Nguồn : ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp.
I.1.2 . Hai mô hình công ty mẹ _ công ty con điển hình
Để cụ thể hơn chúng ta sẽ tìm hiểu về tình hình hoạt động, những thành công và
những vướng mắc cùng với giải pháp khắc phục của một số công ty điển hình với
mô hình công ty mẹ _ công ty con đã đạt được khá nhiều sự thành công trong hoạt
động sản xuất kinh doanh:
* Mô hình công ty mẹ _ công ty con của Công ty XNK vật liệu và KTXD
(constrexim)có số vốn kinh doanh là 15,376 (tỷ đồng):
Công ty Xây dựng và Xuất nhập khẩu Việt Nam (gọi tắt là CONSTREXIM) là
doanh nghiệp Nhà nước độc lập hạng I thuộc Bộ Xây dựng, thành lập năm 1982 và

đến nay đã có một hệ thống tổ chức sản xuất kinh doanh gồm 14 đơn vị trực thuộc
hoạch toán nội bộ, trong đó có 11 xí nghiệp, đội xây dựng và 3 chi nhánh; ngoài ra
còn có 2 liên doanh và 1 văn phòng đại diện tại Matxcơva (CHLBNga). Các đơn vị
sản xuất kinh doanh được phân bổ trên cả 3 miền Bắc_Trung_Nam và hoạt động
trên nhiều lĩnh vực : Xây dựng, kinh doanh xuất nhập khẩu, xuất khẩu lao động,
kinh doanh phát triển nhà, sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, đầu tư kinh doanh
phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị và khu công nghiệp. Giá trị sản lượng thực hiện
hàng năm của công ty đạt khoảng 300_400 tỷ đồng, doanh thu đạt 150_200 tỷ đồng.
Mô hình tổ chức công ty mẹ _ công ty con của CONSTREXIM là một mô hình tổ
chức sản xuất kinh doanh được thực hiện bởi sự liên kết của nhiều pháp nhân doanh

---Từ Thị Đức-Kiểm toán 43A -- -1-
-
8
Khả năng vận dụng mô hình công ty mẹ _ công ty con ở Việt
Nam
nghiệp độc lập hoạt động treen nhiều lĩnh vực và địa bàn khác nhau để tạo thế mạnh
chung. Công ty mẹ được hình thành trên cơ sở giữ nguên pháp nhân của
CONSTRXIM. Các công ty con có ba loại : gồm 4 công ty 100% vốn trong đó có 2
công ty được hình thành trên cơ sở các đơn vị trực thuộc CONSTREXIM, một công
ty được thành lập mới trên cơ sở dự án đầu tư được phê duyệt, một công ty được
tiếp nhận từ UBND thành phố Hải Phòng, 2 công ty con là công ty TNHH hình
thành trên cơ sở góp vốn của CONSTREXIM với 2 công ty sẵn có ở thành phố Hà
Nội và thành phố Hồ Chí Minh, một công ty con là công ty hình thành trên cơ sở cổ
phần hoá một đơn vị trực thuộc. Như vậy trong cơ cấu của CONSTREXIM có
nhiều loại hình công ty là các pháp nhân độc lập và chịu sự điều chỉnh của các luật
tương ứng như luật doanh nghiệp Nhà nước đối với công ty 100% vôn Nhà nước,
luật doanh nghiệp đối với công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn. Giữa
chúng còn có những mối quan hệ ràng buộc nhất định, được quy định trong điều lệ
tổ chức hoạt động của công ty mẹ, các công ty con. Mức độ quan hệ tài chính giữa

công ty mẹ và các công ty con tuỳ thuộc vào quan hệ về vốn.
Công ty mẹ chi phối các công ty con thông qua ảnh hưởng về thị trường, về chiến
lược kinh doanh và về chất xám. công ty mẹ bỏ vốn vào các công ty con với tư cách
là nhà đầu tư và hưởng lợi tức tương ứng với phần vốn bỏ ra. Công ty mẹ không
hưởng một khoản phụ phí nào do các công ty con phải nộp. Các quan hệ kinh tế
giữa các đơn vị thành viên với nhau hoặc giữa đơn vị thành viên với công ty mẹ đều
thông qua các hợp đồng để thực hiện các dự án, công trình hoặc thương vụ cụ thể.
Công ty mẹ thông qua các hợp đồng kinh tế để đảm nhận công tác đào tạo công
nhân kỹ thuật bậc cao, cán bộ quản trị doanh nghiệp phù hợp với mục tiêu phát triển
bền vững của mỗi công ty thành viên và toàn công ty .
Để đầu tư mang lợi ích chung cho toàn CONSTREXIM, trong từng giai đoạn sẽ
có sự thống nhất giữa công ty mẹ với các công ty con để hình thành quỹ đầu tư phát
triển chung. Tỷ lệ huy động quỹ này sẽ thống nhất theo từng kế hoạch 5 năm và theo

---Từ Thị Đức-Kiểm toán 43A -- -1-
-
9
Khả năng vận dụng mô hình công ty mẹ _ công ty con ở Việt
Nam
nguyên tắc vay, trả có lãi nội bộ. Công ty mẹ quyết định đầu tư vốn cho các công ty
con độc lập và có quyền tăng giảm đầu tư một phần vốn Nhà nước từ công ty con
nay sang công ty con để phục vụ kế hoạch đầu tư phát triển của toàn
CONSTREXIM. Các công ty con được toàn quyền sử dụng quỹ khen thưởng từ kết
quả kinh doanh của mình. Riêng quỹ phát triển sản xuất và một quỹ phúc lợi được
sử dụng theo chiến lược chung của toàn công ty.
*Mô hình công ty mẹ _ công ty con của Tổng công ty dầu khí Việt Nam :
Ngày 29/05/1995 Tổng công ty dầu khí Việt Nam được thành lập theo Quyết
định số 330/TTG của Thủ tướng Chính phủ. Tổng công ty dầu khí Việt Nam là một
doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước và là một trong các Tổng công ty thực hiện
chuyển đổi sang mô hình công ty công ty mẹ _công ty con mà công ty mẹ là tổng

công ty dầu khí Việt Nam chịu trách nhiệm trước Nhà nước về toàn bộ phần vốn
thuộc sở hữu Nhà nước mà Tổng công ty đã bàn giao cho các công ty con. Các công
ty con bao gồm công ty trách nhiệm hữu han một thành viên 100% vốn của Tổng
công ty dầu khí Việt Nam và công ty cổ phần .
Là một doanh nghiệp độc lập của Việt Nam hoạt động theo Luật doanh nghiệp và
là một doanh nghiệp đặc biệt của Nhà nước đang thực hiện ngành kinh tế mũi nhọn
của nền kinh tế quốc dân. Đúng với cái tên của nó, Tổng công ty dầu khí Việt Nam
hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu, thăm dò, khai thác, chế biến, tàng trữ, vận
chuyển, làm dịch vụ về dầu khí, xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị dầu thô, các sản
phẩm dầu khí, tiến hành các hoạt động kinh doanh khai thác do Nhà nước giao. Sản
phẩm, hàng hoá chủ yếu là dầu thô, khí đốt, các sản phẩm chế biến từ dầu thô và khí
thiên nhiên thông qua các hợp đồng dầu khí trong nước và ngoài nước. Năm 1999,
Tổng công ty dầu khí Việt Nam đạt doanh thu khoảng 28000 tỷ đồng nộp ngân sách
Nhà nước 14000 tỷ đồng, chiếm gần 20% ngân sách Nhà nước; sản lượng dầu đạt
15 triệu tấn; khí hoá lỏng đạt 220.000 tấn , dịch vụ thu từ dầu khí đạt xấp xỉ 200
triệu $.

---Từ Thị Đức-Kiểm toán 43A -- -1-
-
10
Khả năng vận dụng mô hình công ty mẹ _ công ty con ở Việt
Nam
Trong nội bộ Tổng công ty, việc đổi mới đã được thực hiện ở tát cả các khâu từ
quản lý cho đến điều hành sản xuất kinh doanh, cơ cấu và hoạt động của công
ty.Đặc biệt là quy rõ trách nhiệm, quyên hạn, mối quan hệ giữa công ty mẹ và công
ty con làm cho các công ty có thể hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thể
thống nhất, gắn kết hữu cơ, trông đó công ty mẹ là hạt nhân của cả Tổng công ty
II.2. Những thành công đã đạt được :
Mô hình công ty mẹ _ công ty con tuy mới áp dụng thí điểm song nhìn tổng thể
mô hình này có nhiều diểm tiến bộ so với các mô hình doanh nghiệp Nhà nước

khác, cụ thể là mô hình Tổng công ty .
Trước hết đây là mô hình cho phép kết hợp một cách hài hoà các loại hình sở
hữu trong phạm vi một doanh nghiệp. Giữa các loại hình doanh nghiệp Nhà nước,
công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn có sự đan xen với nhau, hỗ trợ nhau
cùng phát triển. Khả năng chi phối của doanh nghiệp Nhà nước đối với các thành
phần kinh tế được duy trì trên cơ sở định hướng chiến lược thị trường công nghệ,
lực lượng khoa học kỹ thuật …Dựa trên quan hệ tài chính với các mức độ khác
nhau, việc huy động vốn cho các thành phần kinh tế được thuận lợi, quá trình tích tụ
và tập trung vốn được đẩy mạnh. Việc mở rộng áp dụng quy mô này là hướng quan
trọng để tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, tiến
tới hoạt động theo bộ luật Doanh nghiệp thống nhất ở nước ta.
Thứ hai : tạo ra cơ sở để giải quyết mối quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp Nhà
nước theo hướng nâng cao quyền hạn và trách nhiệm của các đơn vị tự chủ. Các
quan hệ bước đầu đi vào thực chất hơn chứ không chỉ mang tính hành chính, mệnh
lệnh thu nộp. Điều này khắc phục được hạn chế của mô hình Tổng công ty đang áp
dụng hiện nay. Mối liên hệ giữa các doanh nghiệp thành viên thông qua các hợp
đồng kinh tế, bình đẳng, cùng có lợi.
Thứ ba : các công ty mẹ và các công ty con đã vươn lên thích nghi với cơ chế mới,
mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị, đa dang hoá ngành nghề sản phẩm, mở

---Từ Thị Đức-Kiểm toán 43A -- -1-
-
11
Khả năng vận dụng mô hình công ty mẹ _ công ty con ở Việt
Nam
rộng liên doanh liên kết với nhiều tổ chức. Nhờ cơ chế góp vốn linh hoạt thông qua
hình thành mối quan hệ giữa công ty mẹ với các công ty con đã ttạo điều kiện cho
doanh nghiệp Nhà nước phát triển về quy mô, nămg lực ngày càng lớn mạnh và
vượt phạm vi một nghành, một lĩnh vực, quốc gia để từ đó hình thành nên những tập
đoàn kinh tế mạnh, đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Sản xuất

kinh doanh liên tục tăng trưởng qua nhiều năm.
Thứ tư : Việc áp dụng mô hình công ty mẹ _ công ty con này cho phép chúng ta
đẩy nhanh tiến trình đổi mới doanh nghiệp Nhà nước . Cổ phần hoá một bộ phận
doanh nghiệp Nhà nước không làm yếu đi doanh nghiệp đó như một số Tổng công
ty đã gặp phải , ngược lại cho phép huy động thêm nguồn lực xã hội đầu tư vào sản
xuất kinh doanh mà vai trò chủ ddạo của kinh tế Nhà nước vẫn được bảo đảm .Việc
cho phép các doanh nghiệp độc lập có thể tụe nguyện tham gia vào tor chức mô hình
công ty mẹ _ công ty con mở ra hướng để đổi mới các doanh nghiệp Nhà nước yếu
kém về hiệu quả , nhỏ bé về quy mô .
II.3. Những tồn tại và vướng mắc
Tuy so với các mô hình khác thì mô hình công ty mẹ _ công ty con có nhiều ưu
điểm và đẫ đạt được những thành công trên những bước đầu hoạt động song nó còn
tồn tại một số vấn đề :
Thứ nhất : tư tưởng chuyển đổi ồ ạt các doanh nghiệp Nhà nước độc lập , các
công ty không đủ điều kiện tiếp tục tồn tại theo Quyết định 58/2002/QD_TTg lại
chuyển sang mô hình này với hy vọng vẫn được tồn tại là doanh nghiệp Nhà nước
(theo mô hình mới ). Việc chuyển đổi ồ ạt trong những năm qua đã cho chúng ta
những bài học khá đắt mà hậu quả của nó hiện tại vẫn chưa được khắc phục (đồng
loạt chuyển đổi các liên hiệp xí nghiệp sang mô hình Tổng công ty là một ví dụ ).
Do đó gần đây chúng ta có những chủ trươnghạn chế việc thành lập mới những
doanh nghiệp Nhà nước khi chưa hội tụ đủ điều kiện và ngừng thành lập Tổng công
ty thì một số đã tìm cách ‘‘lách’’ bằng cách rất tích cực hưởng ứng chủ trương

---Từ Thị Đức-Kiểm toán 43A -- -1-
-
12
Khả năng vận dụng mô hình công ty mẹ _ công ty con ở Việt
Nam
chuyểnđổi Tổng công ty, doanh nghiệp Nhà nước sang mô hình công ty mẹ _ công
ty con. Thực chất vấn đề ở đây là một số doanh nghiệp Nhà nước muốn chuyển các

đơn vị phụ thuộc hoặc chi nhánh thành các doanh nghiệp Nhà nước độc lập _công
ty ‘‘con ’’ để mình được lên làm “mẹ”, nhằm đạt được quyền quyết định, áp dụng cơ
chế tiền lương …Công ty mẹ cũng có lợi mà các công ty con cũng có lợi chỉ có Nhà
nước là bị thiệt .
Thứ hai: Nghị quyết hội nghị lần thứ 3 ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX
nêu rõ “ thí điểm, rút kinh ngiệm để nhân rộng việc thực hiện chuyển Tổng công ty
sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ _ công ty con …” chúng ta đã làm sai Nghị
quyết của Đảng. Mới bắt đầu thí nghiệm chưa rút được kinh nghiệm đã vội vàng
nhân rộng ( cho những đối tượng mà Nhà nước không cần 100% vốn sở hữu) .’
Thứ ba: một trong những sự thiếu sót của ta khi chuyển nền kinh tế sang hoạt
động theo cơ chế thị trường là khung pháp lý. Thực tiễn của Việt Nam được tổng kết
từ các cuộc thí điểm, thực nghiệm, từ chính cuộc sống. Nhiều văn bản pháp quy mới
đưa ra áp dụng đã không thấy sát thực tế rồi, nên cuộc sống không chấp nhận và
nhiều khi ta lại dùng các biện pháp hành chính để đua vào cuộc sống .
Thư tư : Một vấn đề vướng mắc mà các doanh nghiệp thường gặp phải đó là gặp
khó khăn trong việc huy động vốn. Hiện nay và trong giai đoạn sắp tới, các công ty
mẹ, công ty con đang cần một khối lượng vốn khổng lồ phục vụ cho hoạt động sản
xuất, kinh doanh và đầu tư. Nguồn vốn cần huy động lớn; đảm bảo được đáp ứng
kịp thời, các công ty mẹ phải xây dựng kế hoạch huy động vốn rất quy mô. Tuy
nhiên phần lớn nguồn vốn hiện nay là vay ngân hàng thương mại trong nước, nhưng
trên thực tế các ngân hàng cũng không hứng thú lắm đối với các khoản vay này do
lãi suất thấp. Do vậy có thể nói huy động vốn của các công ty mẹ _ công ty con
đang gặp nhiều khó khăn và bế tắc.
Thứ năm : Trong mô hình công ty mẹ _ công ty con sẽ tồn tại hai dòng thẩm
quyền và hai loại lợi ích :thẩm quyền và lợi ích của cả tập đoàn và thẩm quyền , lợi

---Từ Thị Đức-Kiểm toán 43A -- -1-
-
13
Khả năng vận dụng mô hình công ty mẹ _ công ty con ở Việt

Nam
ích nội bộ của các công ty thành viên. Khi hai dòng thẩm quyền cùng tác động sẽ
tạo ra khó khăn trong quản lý điều hành và khi hai loại lợi ích không thống nhất sẽ
tạo ra mâu thuẫn giữa các chủ thể , gây ảnh hưởng đến không chỉ cho tình hình hoạt
động của các công ty mà còn ảnh hưởng đến các thành viên của công ty.
II.4. Một số giải pháp cơ bản nhằm từng bước hoàn thiện mô hình công ty mẹ _
công ty con :
Để đáp ứng sự phát triển của lực lượng sản xuất, quy mô thị trường ngày cành mở
rộng và bước vào thế kỷ XXI thì cần thiết phải xây dựng, hoàn thiện và phát triển
mô hình công ty mẹ _ công ty con về quy mô, về công nghệ và thông tin trong cạnh
tranh thị trường, có khả năng hoạt động kinh doanh toàn cầu là yêu cầu khách quan
ở Việt Nam . Căn cứ vào điều kiện cụ thể của đất nước ta, xin góp một số giải pháp
cơ bản nhằm xây dựng và phát triển mô hình công ty mẹ _ công ty con ở nước ta
như sau:
Một là : Xây dựng khung pháp lý , cơ chế chính sách phải đồng bộ thống nhất,
chặt chẽ : cần tạo cơ sở pháp lý cho việc hình thành công ty mẹ _ công ty con trong
một tổng công ty. Để ra đời công ty mẹ, công ty con cần phải có cơ sở pháp lý với
những văn bản quy phạm pháp luật rõ ràng về sự tồn tại, trách nhiệm cũng như các
hoạt động của nó. Một yếu tố quan trọng hàng đầu đối với sự thành công của các
doanh nghiệp là có được cơ chế chính sách hợp lý thống nhất và chặt chẽ để trước
tiên tạo diều kiện ổn định cho hoạt động sản xuát kinh doanh, chiến lược phát triển
kinh tế và bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp, giúp cho chính phủ quản lý nền
kinh tế một cách chặt chẽ.
Hai là : cần phải xây dựng và phát triển mô hình công ty mẹ _ công ty con có trọng
điểm và có chọn lọc phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam. Cần phải đẩy
nhanh quá trình tích tụ tập trung hoá và chuyên môn hoá; từ yêu cầu liên kết kinh tế
trên cơ sở yêu cầu khách quan của sự phát triển nền kinh tế. Không nên tiến hành
chuển đổi mô hình một cách ồ ạt, cần tính toán kỹ càng, có trọng tâm trọng

---Từ Thị Đức-Kiểm toán 43A -- -1-

-
14
Khả năng vận dụng mô hình công ty mẹ _ công ty con ở Việt
Nam
điểm.Trong nền kinh tế của mỗi quốc gia các doanh nghiệp (đặc biệt là các doanh
nghiệp lớn ) có vai trò rất lớn , có tác động thúc đẩy và tạo phát triển vững chắc cho
nền kinh tế
Ba là: trong điều kiện cụ thể của nước ta hiện nay thì các doanh nghiệp Nhà nước
Việt Nam chưa đủ sức để tự mình cạnh tranh trên thị trường quốc tế nên vai trò điều
tiết vĩ mô và sự hỗ trợ mang tính chiến lược của Nhà nước là yếu tố không thể thiếu
trong quá trình phát triển của các doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam. Trong điều
kiện phát triển từ một điểm xuất phát thấp như nước ta hiện nay thì sự hỗ trợ của
Nhà nước có ý nghĩa rất quan trọng thể hiện ở một số lĩnh vực như :
- Hình thành môi trường kinh doanh và phát triển thuận lợi và bền vững cho
các doanh nghiệp
- Định hướng và hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực , chất xám và đào tạo cán bộ ,
công nhân viên cho các doanh nghiệp .
- Hình thành cơ chế hỗ trợ về vốn và đầu tư tài chính
- hỗ trợ về công nghệ và đầu tư phát triển công nghệ mới …
Tuy nhiên Nhà nước cũng không dược can thiệp quá sâu vào tình hình hoạt động
của các doanh nghiệp mà chỉ đóng vai trò thúc đẩy sự phát triển của các doanh
nghiệp theo định hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Bốn là : Cần phải cải tổ điều chỉnh mô hình công ty mẹ _ công ty con trên một số
nội dung chủ yếu sau đây:
- Cơ cấu lại vốn của công ty mẹ, công ty con . Phần vốn của Nhà nước tại công
ty mẹ và các công ty con nên cơ cấu lại thành vốn cổ phần của Nhà nước giao
cho Hội đồng quản trị đại diện chủ sở hữu , phát hành thêm cổ phiếu huy động
vốn ngoài xã hội .
- Tổ chức sắp xếp lại các công ty con theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số
20/TTG ngày 21/4/1998 , bổ sung và đào tạo nguồn nhân lực.


---Từ Thị Đức-Kiểm toán 43A -- -1-
-
15
Khả năng vận dụng mô hình công ty mẹ _ công ty con ở Việt
Nam
- Tạo chất keo dính kết giữa công ty mẹ và các công ty con trên cơ sở gắn với
các quyền hạn, trách nhiệm và lợi ích trong các tập đoàn kinh tế và phải tạo
được lực hút lẫ nhau trong quá trình phát triển .
- Cần phải thành lập công ty tài chính làm trụ cột để huy động vốn, cung cấp
vốn đầu tư cho các công ty con theo kế hoạch phát triển kinh tế của các dự án
và các kinh nghiệm nước ngoài.
Năm là: Cần xác định rõ con đường và bước đi phù hợp với điều kiện hoàn cảnh
cụ thể của Việt Nam là nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Do vậy cần
phải chọn khâu đột phá để phát triển các tập đoàn kinh doanh mạnh từ các công ty
sản xuất, đây là lĩnh vực mà chúng ta có lợi thế so sánh hơn cả và lấy hoạt động sản
xuất làm hạt nhân , vì các công ty thương mại của chúng ta còn yếu cả về vốn , kinh
nghiệm quản lý kinh doanh, trình độ tổ chức quản lý kinh doanh, trình độ tổ chức
quản lý khoa học _công nhgệ …Các tập đoàn kinh doanh được hình thành trên cơ sở
các Tổng công ty Nhà nước, có sự tham gia của các thành phần kinh tế . Đồng thời
chú trọng sự lựa chọn mô hình thích hợp cho công ty tập đoàn hoạt động đạt hiệu
quả cao, đáp ứng mục đích của chúng.Không nênấn định quy mô hoạt động của các
tập đoàn, bởi vì xét về phương diện vốn, doanh thu và số công ty con tham gia là tuỳ
thuộc vào trình độ quản lý và phương tiện kỹ thuật, vào điều kiện cụ thể của từng
quố gia, trong từng ngành (lĩnh vực) và từng giai đoạn khác nhau. Rập khuôn máy
móc theo một mô hình nào đó sẽ không mang lại hiệu quả, thậm chí còn gây nên
những tác hại khôn lường đối với sự phát triển của nền kinh tế . Xuất phát từ điều
kiện cụ thể của nước ta , cần phải lựa chọn mô hình công ty mẹ _ công ty con đa
dạng về ngành nghề , sở hữu phạm vi hoạt động, cơ cấu tổ chức quản lý và nội dung
hoạt động phù hợp với yêu cầu đổi mới của nền kinh tế, tạo sức mạnh cho nền kinh

tế phát triển, có nhu cầu và khả năng phát triển mang lại lợi ích cho quốc gia .
Sáu là : khuyến khích và đẩy mạnh các hình thức liên doanh, liên kết xây dựng các
nhà thầu. Bởi vì trong khi trình độ sản xuất kinh doanh của các công ty mẹ, công ty

---Từ Thị Đức-Kiểm toán 43A -- -1-
-
16
Khả năng vận dụng mô hình công ty mẹ _ công ty con ở Việt
Nam
con và các doanh nghiệp khác còn thầp thì đây là hình thức hiệu quả để họ trực tiếp
tiếp cận các nhà kinh doanh nước ngoài, từ đó học hỏi kinh ngiệm nâng cao năng
lực thành lập các mô hình công ty mẹ _ công ty con mạnh của nước mình.
Bảy là : các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động theo mô hình công ty mẹ _ công ty
con có thể hình thành từ những cách thức ( con đường) khác nhau. Đa dạng hoá
trong hoạt động sản xuất kinh doanh, về ngành nghề sở hữu, nhưng trong đó vẫn
phải xác định rõ ngành (lĩnh vực) then chốt của các công ty này, có như vậy mới
ngăn ngừa sự phát triển “quá nóng” của các công ty và làm giảm sự độc quyền của
các công ty này .
Tám là : Khuyến khích cạnh tranh và hợp tác lành mạnh. Cạnh tranh là một trong
những đặc trưng cơ bản của cơ chế thị trường , không có cạnh tranh thì không có
nền kinh tế thị trường. Ngày nay, hầu như tất cả các quốc gia trên thế giới đều thừa
nhận cạnh tranh và coi cạnh tranh không những là động lực của sự phát triển, mà
còn là yếu tố quan trọng lành mạnh hoá các quan hệ xã hội . nền kinh tế thị trường
khi vận hành phải tuân thủ những quy luật kinh tế khách quan riêng của mình , trong
đó có quy luật cạnh tranh . Theo quyluật này , các doanh nghiệp phải không ngừng
cải tiến máy móc , thiết bị công nghệ nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản
phẩm để dành ưu thế so với đối thủ của mình. Kết quả là ai mạnh cả về khả năng vật
chất và trình độ kinh doanh sễ là người chiến thắng .Cạnh tranh là động lực hay như
A.Smith gọi là “bàn tay vô hình” , thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển . Nếu lợi
nhuận thúc đẩy cá nhân tién hành sản xuất kinh doanh thì cạnh lại bắt buộc và thôi

thúc họ phải điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh nào cho có hiệu quả cao
nhất, cạnh tranh là môi trường tồn tại và phát triển của kinh tế thị trường. không có
cạnh tranh sẽ không có sự năng động và sáng tạo trong hoạt động sản xuất kinh
doanh. Song xã hội chỉ chấp nhận hành vi cạnh tranh lành mạnh bằng các phương
thức sản xuất và chu chuẻn hàng hoá một cách khoa học , hiệu quả chứ không thừa
nhận các hành vi cạnh tranh bằng các thủ đoạn lừa đảo không trong sáng . Vì vậy

---Từ Thị Đức-Kiểm toán 43A -- -1-
-
17
Khả năng vận dụng mô hình công ty mẹ _ công ty con ở Việt
Nam
không những thừa nhận cạnh tranh mà còn phải khuyến khích cạnh tranh ( cả cạnh
tranh quốc tế) đồng thời phải đẩy mạnh hợp tác . Điều này đã được chứng minh rất
rõ. Trên thực tế , tất cả các quốc gia trên thế giới trong khi cạnh tranh gay gắt với
nhau vẫn phải hợp tác, liên kết với nhau, đẩy mạnh hội nhập vào khu vực và trên thế
giới . Do đó cạnh tranh và hợp tác cần được quan tâm đúng mức và cần được đẩy
mạnh và phát triển.
Chín là: quan tâm đào tạo nguồn nhân lực , đặc biịet là đội ngũ các chủ doanh
nghiệp , đôi ngũ các nhà quản lý kinh tế và quản tri kinh doanh có kiến thức có bản
lĩnh , dám quyết đoán và dám chịu trách nhiệm ; năng động trong cơ chế thi trường ;
có khả năng dự báo và giải quyết nhanh nhạy các tình huống xảy ra trong hoạt động
sản xuất kinh doanh . có chính sách khuyến khích đào tạo , bồi dưỡng sử dụng nhân
tài, kịp thời ,đúng lúc chính sách đãi ngộ phù hợp và thích đáng với chất lượng ,
trình độ lãnh đạo của cán bộ , công nhân viên , chính sách ràng buộc chặt chẽ giữa
lợi ích và trách nhiệm tạo lực đẩy thúc họ phấn đấu lên. Xử lý kịp thời và nghiêm
minh với những cán bộ quản lý làm thất thoát tài sản của công ty.Đây là nhiệm vụ
có tính chiến lược , tầm quan ttrọng hàng đầu không chỉ xuất phát từ yêu cầu nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực kinh tế mà nó còn tạo ra những chủ thể kinh tế của
một xã hội công bằng , dân chủ , văn minh ; có khả năng tiếp thu tinh hoa văn hoá

truyền thống của dân tộc. Đào tạo con người là động lực trực tiếp của sự phát triển
kinh tế . Phát triển giáo dục _đào tạo là phát triển mặt chất lượng của nguồn nhân
lực, yếu tố quyết định năng suất , chất lượng , hiệu quả và thành tựu phát triển kinh
tế xã hội ,đẩy nhanh sự hình thành và phát triển các công ty các tập đoàn kinh doanh
, tạo lực cho nền kinh tế đi lên hội nhập vào nền kinh tế thế giới một cách vững
chắc.

---Từ Thị Đức-Kiểm toán 43A -- -1-
-
18
Khả năng vận dụng mô hình công ty mẹ _ công ty con ở Việt
Nam
KẾT LUẬN
Trong tình hình của đất nước ta hiện nay, với nền kinh tế ngày càng phát triển đã
tạo ra một môi trường kinh tế rất tốt cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh
doanh . Tuy nhiên cơ chế thị ttrường bao giờ cũng tạo ra những cơ hội và không ít
các thách thức buộc các nhà doanh nghiệp phải luôn luôn cải tiến công nghệ , nâng
cao chất lượng sản phẩm thì mới có thể đủ sức cạnh tranh trên thị trương không chỉ
trong nước mà còn trên thế giới.
Một vấn đề không chỉ có các doanh nghiệp lớn quan tâm mà còn cả chính phủ đó
là tổ chức các doanh nghiệp theo mô hình nào: mô hình Tổng công ty hay mô hình

---Từ Thị Đức-Kiểm toán 43A -- -1-
-
19

×