Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

chính sách ngôn ngữ của đảng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.99 KB, 37 trang )

MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
Một đất nước tự do và độc lập là đất nước có sự tự do, độc lập về ngơn ngữ.
Đất nước Việt Nam trải qua một ngàn năm bị đô hộ bởi phong kiến phương Bắc,
hơn một trăm năm bị giặc phương Tây xâm lược, tuy có ảnh hưởng nhiều đến văn
hóa và việc sử dụng ngơn ngữ của nước ta ở hiện tại, nhưng điều quan trọng là
trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, Đảng và Nhà nước đã lãnh đạo nhân dân giải
phóng cho tiếng nói của dân tộc, khơng chỉ giữ vững mà cịn phát triển tiếng Việt
trở thành một ngôn ngữ giàu bản sắc của người Việt Nam. Tiếng Việt vẫn luôn
được nhân dân sử dụng trong suốt quá trình lịch sử dân tộc nhưng nhờ có những
chính sách ngơn ngữ kịp thời của Đảng và Nhà nước mà tiếng Việt dần lấy lại vị
thế của mình trong chính đất nước mà nó ra đời. Cho đến ngày nay, những chính
sách về ngơn ngữ vẫn luôn được Đảng và nhà nước quan tâm trong xu thế mở cửa,
tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế. Để có thể tiếp nhận được những chủ trương đó,
trước hết, chúng ta cần tìm hiểu về những chính sách ngơn ngữ của Đảng và Nhà
nước từ 1930 đến 1975.

2


CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN
CHÍNH SÁCH NGƠN NGỮ
1.1. Khái niệm chính sách và chính sách ngơn ngữ
1.1.1. Khái niệm chính sách
- Từ điển bách khoa Việt Nam xem chính sách là một thuật ngữ chuyên ngành
chính trị, chính sách là “Những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ;
được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên một lĩnh vực cụ thể nào đó. Bản
chất, nội dung và phương hướng của chính sách tùy thuộc vào tính chất của đường
lối, nhiệm vụ của kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,… muốn định ra chính sách


đúng phải căn cứ vào tình hình thực tiễn trong từng lĩnh vực, từng giai đoạn, phải
vữa giữ vững mục tiêu, phương hướng được xác định trong đường lối nhiệm vụ
chung, vừa linh hoạt vận dụng vào hoàn cảnh và điều kiện cụ thể
- Theo các từ điển tiếng anh: “chính sách được hiểu là kế hoạch hành động, sự
trình bày những ý tưởng,… do một chính phủ, Đảng chính trị, tổ chức doanh
nghiệp,… đưa ra hoặc áp dụng”, hay “Một tiến trình hay chuẩn tắc của các hành
động được lựa chọn hoặc đề nghị bởi chính phủ, tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá
nhân”.
- Theo từ điển Hán hiện đại: “Chính sách là những chuẩn tắc hành động do
quốc gia hoặc chính Đảng đặt ra nhằm thực hiện đường lối ở một thời kì nhất
định”.
Như vậy chính sách là một thuật ngữ chính trị bao gồm các yếu tố là những
chuẩn tắc cụ thể và các biện pháp, kế hoạch để thực hiện các chuẩn tắc đó. Khơng
có chính sách chung mà chỉ có chính sách cho từng lĩnh vực cụ thể. Cơ sở của
chính sách đó là thực tiễn, gắn với định hướng và trong mối quan hệ với các chính
sách khác. Chính phủ, tổ chức và cá nhân có thể là các chủ thể đưa ra chính sách,
3


tuy nhiên các ý kiến đều cho rằng chủ thể đưa ra chính sách phải là nhà nước (trung
ương, chính quyền địa phương, các Đảng phái chính trị).
Liên quan tới khái niệm chính sách cịn có khái niệm chủ trương và đường lối:
Chủ trương là những điều quyết định về phương hướng hoạt động.
Đường lối là phương hướng có tính chủ đạo lâu dài trong hoạt động (thường
của một quốc gia, một tổ chức chính trị lớn).
Trong mối quan hệ với hai khái niệm trên chính sách là chủ trương và các biện
pháp của một Đảng phái, của một chính phủ trong một lĩnh vực chính trị xã hội;
chính sách là sách lược và kế hoạch cụ thể nhằm đạt một mục đích nhất định, dựa
vào đường lối chính trị chung và thực tế đặt ra”.
1.1.2. Khái niệm chính sách ngơn ngữ

Chính sách ngơn ngữ là chủ trương chính trị và các biện pháp thực hiện chủ
trương đó về ngơn ngữ của nhà nước hoặc các tổ chức chính trị trong phạm vi quốc
gia hoặc xuyên quốc gia. Nghĩa là:
- Phải nằm trong mối tương quan chung với chính sách về các vấn đề khác của
cộng đồng như kinh tế, giáo dục, dân tộc,…
- Phải được xây dựng trên thực tế đời sống ngôn ngữ ở một giai đoạn nhất
định.
- Nội dung do hai bộ phận hợp thành: chủ trương chính trị về ngơn ngữ và sự
thực thi chủ trương đó.
- Có thể do nhà nước hoặc tổ chức chính trị nào đó đưa ra.
- Phạm vi có thể ở cấp địa phương hoặc cấp trung ương trong phạm vị quốc
gia hoặc một tổ chức liên minh xuyên quốc gia.

4


1.2. Cơ sở ra đời của chính sách ngơn ngữ
1.2.1. Cơ sở xã hội
Là sự can thiệp của con người vào ngơn ngữ, xử lí các mối quan hệ giữa ngôn
ngữ với con người và xã hội như: định ra các quy tắc ngữ pháp, phân nhóm các
ngơn ngữ, đặt ra chữ viết cải tiến chữ viết, quy định cách sử dụng ngơn ngữ,…
Ngơn ngữ có vài trị quan trọng với đời sống của con người, của cộng đồng xã
hội, và rộng hơn là của một dân tộc, quốc gia, khu vực cũng như của thế giới:
- Đối với đời sống con người: ngơn ngữ là biểu hiện tiến hóa của lồi người
thốt khỏi thực vật, ngơn ngữ là của riêng con người, chỉ có con người mới có ngơn
ngữ và ngôn ngữ chỉ tồn tại, hoạt động và phát triển trong xã hội loài người.
- Đối với cộng đồng xã hội: nó là cơng cụ để thống nhất xã hội và xây dựng xã
hội, giúp cho xã hội phát triển, con người sinh ra ngơn ngữ, sử dụng nó rồi lại tự
đặt ra các quy tắc sử dụng ngôn ngữ của cộng đồng giao tiếp.
- Đối với dân tộc, quốc gia: ý thức về dân tộc và quốc gia luôn gắn với ý thức

về ngôn ngữ. Ngôn ngữ là tiêu chí và biểu tượng cho bản sắc văn hóa, lịng tự tơn
và sự đồn kết của một dân tộc. Ngơn ngữ có liên quan tới sự đồn kết dân tộc, sự
ổn định của quốc gia.
Nhân thức được vai trò quan trọng của ngôn ngữ từ xưa đến nay các nhà nước
đều qua tâm tới việc xây dựng một ngôn ngữ chung trên toàn lãnh thổ và cũng cố
địa vị cho mình.
Các vấn đề ngơn ngữ như sự đa dạng về ngơn ngữ trong mỗi quốc gia nó có
tác động tích cự hay tiêu cực đối với sự phát triển kinh tế, ổn định chính trị nói
riêng, sự phát triển của quốc gia, cần có sự xuất hiện của chính sách ngôn ngữ để
điều chỉnh sao cho phù hợp và có lợi ích nhất đối với quốc gia của mình.

5


Sự chuyển động mọi mặt của thế giới đã làm cho hầu hết các quốc gia trên thế
giới trở thành các quốc gia đa ngữ, đa sắc tộc. Trong đó ngôn ngữ cùng với tôn giáo
và dân tộc trở thành những nội dung nóng bỏng, nhạy cảm gắn với quyền lợi giữa
quốc gia và dân tộc. Sự sụp đổ của Liên Xơ là biểu tượng của sự sụp đổ chính sách
dân tộc, trong đó có vấn đề về ngơn ngữ, thế giới tiếp tục với những biến động
chính trị, xã hội đòi quyền tự chủ dân tộc trong lòng hàng loạt các quốc gia vốn là
một quốc gia thống nhất, đa dân tộc đa ngơn ngữ. Có thể nói, ngơn ngữ được đẩy
lên ngang hàng với dân tộc và trở thành tiêu chuẩn của tự trị và độc lập với khẩu
hiệu “Ngơn ngữ cịn, dân tộc cịn, ngơn ngữ mất, dân tộc mất”.
Đây là lí do tại sao quốc gia nào cũng phải quan tâm tới việc giải quyết vấn đề
ngơn ngữ chung và mối quan hệ của nó với các ngơn ngữ cịn lại trong quốc gia,
lãnh thổ. Các vấn đề về ngôn ngữ gắn với việc cũng cố và xây dựng nhà nước
không chỉ cấp bách đối với quốc gia mà còn nhức nhối ngay cả với các quốc gia
phát triển. Ngày nay chính sách ngơn ngữ có quan hệ đến hàng loạt các vấn đề như
dân tộc, tơn giáo, văn hóa, truyền thống, giáo dục, an ninh quốc gia,…và trở thành
một nội dung mang tầm chiến lược khi đề cập tới chính sách của quốc gia đối với

các vấn đề này
1.2.2. Cơ sở ngơn ngữ học
Chính sách ngôn ngữ được xây dựng trên nền tảng của một lí thuyết quan
trọng của ngơn ngữ học xã hội là sự lựa chọn ngôn ngữ.
Sự lựa chọn ngôn ngữ là cơ sở khoa học của chính sách ngơn ngữ là sự lựa
chọn ngôn ngữ vào các vị thế và chức năng khác nhau. Trong một ngơn ngữ thì đó
là sự lựa chon các biến thể cho các lĩnh vực, miền giao tiếp, sự lựa chọn trong hệ
thống ngữ âm, hệ thống từ vựng, hệ thống ngữ pháp,…
1.3. Phạm vi nội dung của chính sách ngơn ngữ
Có ba phạm vi hay được đề cập tới:
6


- Lựa chọn ngôn ngữ, tức là xác định, phân công chức năng xã hội các ngôn
ngữ.
- Bảo vệ ngôn ngữ, tức là phát triển chức năng xã hội của các ngôn ngữ, bảo
vệ sự đa dạng ngôn ngữ, văn hóa.
- Bảo vệ đa ngữ, tức là tạo điều kiện cho các ngơn ngữ cùng hành chức
Nội dung của chính sách ngơn ngữ:
Chính sách ngơn ngữ là một trong những nhân tố của q trình phát triển ngơn
ngữ.
Chính sách ngơn ngữ được xây dựng để giải quyết những vấn đề ngôn ngữ
nảy sinh trong xã hội như: những vấn đề liên quan tới sự phân bố các thực thể ngôn
ngữ theo phạm vị giao tiếp. Hay là những vấn đề nay sinh trong quá trình giao tiếp
của các thực thể ngơn ngữ riêng rẽ.
Chính sách ngơn ngữ là một phần chính sách đối nội của một quốc gia nào đó,
thể hiện ở chỗ chính sách ngơn ngữ phải thể hiện lợi ích của tồn xã hội hay chỉ thể
hiện lợi ích của một giai cấp cầm quyền nào đó. Vì vậy mà chính sách ngơn ngữ
phải trở thành một biểu tượng của sự thống nhất cộng đồng về mặt chính trị, văn
hóa xã hội và dân tộc. Làm cho ngơn ngữ trở thành cơng cụ đồn kết chính trị các

cộng đồng ngôn ngữ dân tộc khác nhau trong phạm vi quốc gia.
Do vậy khi làm chính sách ngơn ngữ cần tính đến các nội dung như: lợi ích
trước mắt và lâu dài của giai cấp vốn quy định bản chất giai cấp của chính sách
ngơn ngữ; lợi ích của các cộng đồng dân tộc; mục đích văn hóa; quan điểm tôn
giáo.

7


1.4. Cơ sở để xây dựng chính sách ngơn ngữ
1.4.1. Cảnh huống ngôn ngữ
Cảnh huống ngôn ngữ được hiểu là tình hình về chức năng của ngơn ngữ cũng
như các hình thức tồn tại của ngơn ngữ trong phạm vi cộng đồng xã hội hay lãnh
thổ. Như vậy cảnh huống ngơn ngữ có thể chỉ là của một ngơn ngữ hay một biến
thể của ngơn ngữ, cũng có thể là của nhiều ngơn ngữ hoặc nhiều biến thể. Một
chính sách ngơn ngữ phù hợp với cảnh huống ngơn ngữ thì sẽ giải quyết được một
số vần đề: một xã hội hài hịa về ngơn ngữ, là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của xã
hội, đảm bảo sự ổn định về chính trị, sự đồn kết của dân tộc,… Ngược lại, chính
sách ngơn ngữ khơng phù hợp với cảnh huống ngôn ngữ sẽ cản trở sự phát triển của
xã hội và là cái cớ để bùng nổ các vấn đề của chính trị.
Các tiêu chí về cảnh huống ngơn ngữ:
- Tiêu chí về lượng.
- Tiêu chí về chất.
- Tiêu chí về thái độ.
1.4.2. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và chính trị liên quan đến việc xây
dựng chính trị liên quan đến việc xây dựng chính sách ngơn ngữ
Mối quan hệ của ngơn ngữ và chính trị là mối quan hệ tương tác theo hướng
phụ thuộc nhau: “Một quan điểm thực tế hiểu rằng quyền lực chính trị có thể được
sử dụng nhằm mang lại sự thay đổi về ngôn ngữ, trong khi đó, sự thay đổi về ngơn
ngữ có thể được sử dụng nhằm phân phối lại quyền lực chính trị”.

Cho dù là một quốc gia, dân tộc, hay một nhóm xã hội nào cũng cần sử dụng
ngơn ngữ để giao tiếp. Mỗi cá nhân hoạt động chính trị đều phải sử dụng ngơn ngữ
để hoạt động chính trị vì thế ngơn ngữ là cơng cụ khơng thể thiếu đối với mỗi cộng
đồng và đối với mỗi cá nhân tham gia hoạt động chính trị.
8


Từ việc tác động qua lại giữa ngôn ngữ và chính trị xuất hiện hai cụm từ
“chính trị của ngơn ngữ” và “ngơn ngữ của chính trị”. Chính trị của ngôn ngữ coi
việc sử dụng ngôn ngữ là quyền cơ bản của con người và ngơn ngữ có ảnh hưởng
tới quyền lực chính trị, nguồn kinh tế và địa vị xã hội của các cá nhân. Ngơn ngữ
của chính trị được hiểu là khả nằng sử dụng ngôn ngữ trong hoạt động chính trị của
các cá nhân.
Ngơn ngữ tác động tới chính trị: Nhà nước hoặc cá nhân thơng qua việc đưa ra
chính sách ngơn ngữ để tác động tới sự phân phối quyền lực chính trị hoặc thúc đẩy
sự thành cơng về mục tiêu chính trị. Ngơn ngữ là cơng cụ để quản lí chính trị, ngơn
ngữ có ảnh hưởng tới 5 lĩnh vực của chính trị đó là tham dự, giáo dục, xung đột,
kiến quốc và chính trị quốc tế.
Sự ảnh hưởng của chính trị đối với ngơn ngữ: tâm điểm của sự ảnh hưởng
chính trị đối với ngơn ngữ chính là sự lựa chọn chính sách, một chính sách bình
đẳng ngơn ngữ về mặt pháp lí, tức là có sự phân bố chức năng rõ ràng giữa các
ngơn ngữ thì sẽ tạo điều kiện cho ngơn ngữ quốc gia được bảo vệ, phát triển, hiện
đại hóa. Ngược lại chính sách ngơn ngữ bất bình đẳng có thể gây ra xung đột và có
nguy cơ làm tiêu vong các ngơn ngữ có ít dân số.
Vì thế nhà nước của mỗi quốc gia phải luôn căn cứ vào cảnh huống ngữ cảnh
của mỗi quốc gia để đưa chính sách phù hợp và các biện pháp thực thi sao cho hiệu
quả.
1.4.3 Mối quan hệ của ngôn ngữ và dân tộc liên quan đến việc xây dựng
chính sách ngơn ngữ
Ngơn ngữ và dân tộc có mối quan hệ với nhau theo cách nhìn ngơn ngữ là một

trong những đặc trưng của dân tộc “ngôn ngữ là linh hồn của dân tộc, linh hồn của
dân tộc là ngôn ngữ”.

9


Thứ nhất khi nói đến ngơn ngữ dân tộc người ta thường nhắc tới khái niệm
“tiếng mẹ đẻ”. Theo cách nhìn nhận của đời sống hàng ngày ngày thì người ta
thương nghĩ tiếng mẹ đẻ là tiếng của cha mẹ mình, tiếng của dân tộc mình, và điểu
này chỉ đúng cho những dân tộc trước sau vẫn giữ được ngôn ngữ của dân tộc mình
trong cộng đồng giao tiếp của dân tộc đó; đúng cho những người hay những gia
đình sống ổn định trong lãnh thổ của dân tộc mình và thực hiện hôn nhân với người
cũng dân tộc. Tuy nhiên, thực tế thì phức tạp hơn nhiều.
Thứ hai, khi nói đến ngơn ngữ tức là nhằm phân biệt ngơn ngữ của dân tộc
này với ngôn ngữ của dân tộc khác và mối quan hệ giữa ngôn ngữ với các phương
ngữ trong ngơn ngữ đó.
Mối quan hệ giữa ngơn ngữ và dân tộc là một nội dung rộng lớn có thể xem
xét từ nhiều bình diện, tuy nhiên liên quan tới chính sách ngơn ngữ có thể nhìn
nhận một số điểm sau:
Ngơn ngữ là một yếu tố có tầm quan trọng đặc biệt khi xác định sức sống của
một dân tộc thiểu số. Cùng với việc công nhận sự tồn tại của ngơn ngữ quốc gia,
ngơn ngữ chính thức phải có sự thừa nhận các ngơn ngữ của các dân tộc cịn lại.
Ngơn ngữ và phong cách giao tiếp ngơn ngữ là một thành tố quan trọng trong
việc bảo tồn truyền thống và văn hóa của dân tộc người. Văn hóa của mỗi dân tộc
trong đó có ngơn ngữ là rào cản lớn nhất để thực hiện đồng hóa mỗi dân tộc.
1.4.4. Mối quan hệ của ngôn ngữ với quốc gia liên quan đến ciệc xây dựng
chính sách ngơn ngữ
Hiện có hai quan điểm đối lập nhau:
Thứ nhất “Càng ít ngơn ngữ càng tốt”: Theo quan điểm này thì họ cho rằng
thế giới chỉ nên có một ngơn ngữ là thế giới lí tưởng. Điều này sẽ thuận lợi cho

giao tiếp, cho sự hiểu biết lẫn nhau, vừa rõ ràng vừa đồn kết, hịa bình. Tuy nhiên
10


theo quan điển này sự thống nhất về một hay một vài ngôn ngữ cũng đồng nghĩa
với cái chết của hàng loạt ngôn ngữ khác.
Thứ hai “Ngôn ngữ là một phần của nguồn tài nguyên vô tận mà con người có
thể khai thác”: Theo quan điểm này cho rằng, cần đặt vấn đề đa dạng ngôn ngữ
trong đa dạng sinh thái nói chung. Nếu đa dạng sinh thái là điều tốt đẹp cần được
bảo vệ thì sự đa dạng ngơn ngữ cũng vậy. Theo quan điểm này một mặt phải đảm
bảo sự đa dạng của một ngôn ngữ, mặt khác phải tìm đến sự thống nhất ngơn ngữ.
Như vậy, vấn đề đặt ra đó là chính sách ngơn ngữ phải đảm bảo được tính đa
dạng và ính thống nhất.

11


CHƯƠNG 2: CHÍNH SÁCH NGƠN NGỮ CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM TỪ KHI CĨ ĐẢNG ĐẾN NĂM 1975
2.1. Chính sách ngôn ngữ của Đảng và nhà nước từ 1930 đến 1945
2.1.1. Bối cảnh lịch sử - xã hội
2.1.1.1. Cơ sở lịch sử
Thời kì trước 1945 là thời kì có Đảng, nước ta chưa được sự công nhận của thế
giới, đang bị ách đô hộ của thực dân Pháp, chúng ta đang trong quá trình đấu tranh
chống quân xâm lược.
Trước năm 1930, đất nước đã trải qua một thế kỉ bị đô hộ bởi phong kiến
phương Bắc và là nô lệ của thực dân Pháp. Một trong những chính sách mà phong
kiến phương Bắc và thực dân Pháp dùng để cai trị đất nước ta chính là chính sách
đồng hóa ngôn ngữ, ngu dân. Suốt những biến động lịch sử, chữ Hán, tiếng Pháp
du nhập vào đời sống của người Việt, có những thời kì chữ Hán trở thành ngơn ngữ

chính thống trong các văn bản hành chính của dân tộc, các kì thi được tổ chức đều
sử dụng Hán tự để đánh giá, tuy nhiên phần lớn nhân dân vẫn giao tiếp, sinh hoạt
bằng tiếng nói của dân tộc.
Lịch sử của Việt Nam trong những năm bị xâm lược là lịch sử dựng nước và giữ
nước, một trong những con đường để giữ nước chính là giữ tiếng mẹ đẻ, điều
chứng minh sự độc lập, tự chủ của cả một dân tộc , “tiếng Việt cịn, nước Nam
cịn”. Chính vì thế các thế hệ người Việt vẫn ln duy trì ý thức bảo vệ và phát huy
chức năng giao tiếp của tiếng Việt. Trong khi chữ Hán vẫn đang giữ vai trị độc tơn
trong nhà nước phong kiến thì chữ Nôm đã ra đời (TK XIII) với sự nở rộ sáng tác
bằng chữ Nôm từ tầng lớp vua chúa, đến các học giả, tiêu biểu như Lê Thánh Tông,
Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Huệ, v.v. Khi chữ Quốc ngữ ra đời, dùng kí tự
la-tinh kí âm tiếng nói của người Việt, nhân dân nhanh chóng đón nhận, học tập và
cũng chính từ đây ý thức bảo vệ tiếng Việt lên cao, bằng cách phế chữ Hán, tẩy
12


chay chữ Pháp, coi tiếng Việt chính là linh hồn của dân tộc Việt, truyền tải và giữ
vững được chiều sâu văn hóa ngàn đời của người Việt Nam.
2.1.1.2. Các chủ trương trước năm 1945
Ngôn ngữ là một trong ba yếu tố để khẳng định sự độc lập, tự chủ của một
dân tộc. Ngay cả trước khi có Đảng và sau khi Đảng được thành lập, chủ trương
bảo vệ ngôn ngữ dân tộc vẫn luôn là nhiệm vụ hàng đầu. Điều đó chứng tỏ ý thức
dân tộc và sự thức nhận có tính chiến lược của những người lãnh đạo cũng như tinh
thần yêu nước của nhân dân ta. Từ 1925 - 1945, Đảng lãnh đạo nhân dân giành lại
chính quyền, chính vì thế những vấn đề liên quan đến ngôn ngữ dân tộc được gọi
chung là chủ trương về chính sách ngơn ngữ của Đảng. chỉ từ sau 1945 mới được
gọi với tên chính sách ngơn ngữ.
Trước khi xác lập thành một Đảng thống nhất năm 1930, những vấn đề về ngôn
ngữ đã được khái quát trong chủ trương, đường lối về ngôn ngữ của Nguyễn Ái
Quốc và Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội. Thời điểm này, ngơn ngữ

được quan tâm mang tính sách lược với chủ trương: giải quyết vấn nạn mù chữ,
làm cho mọi người dân Việt Nam biết đọc - viết tiếng Việt, đặc biệt là người dân
lao động; thay đổi chính sách giáo dục thực dân; tổ chức các hình thức học tập để
mọi người đều có thể tham gia học tập; vận động người dân tham gia học tập để
một phần chống lại âm mưu xâm lược của địch; in ấn sách báo bằng tiếng Việt;
chuẩn hóa ngữ âm, ngữ pháp tiếng Việt, chú trọng tới việc sử dụng tiếng Việt sao
cho chuẩn về từ ngữ, cách viết, ngữ pháp, tránh lạm dùng chữ Hán, diễn đạt dễ
hiểu.
Nội dung cụ thể trong chính sách ngơn ngữ của Đảng và nhà nước 1930 - 1945
Với mục tiêu xây dựng nền giáo dục độc lập, tự chủ, giáo dục bằng tiếng của
dân tộc mình, nước Việt Nam đạt ở trình độ chung tiểu học, xóa nạn mù chữ cho

13


người dân Việt, chính sách ngơn ngữ của Đảng và nhà nước giai đoạn này gồm
những nội dung chính cụ thể như sau:
Một là, nêu cao quyền được học hành của người dân Việt Nam. Đứng trên lập
trường quốc tế về các quyền của con người, trong đó có quyền được học hành,
Đảng chủ trương đề cao quyền được giáo dục cho nhân dân Việt Nam. Mọi người
dân Việt Nam, bất kể gái trai, già trẻ, lớn bé đều có quyền được đi học, được sử
dụng thành thạo ngôn ngữ của dân tộc mình. Chính vì thế Đảng kêu gọi “Từ nay
anh chị em chúng ta cần phải gia nhập Đảng, ủng hộ Đảng và đi theo Đảng để: (…)
Thực hành giáo dục toàn dân”. Đảng chỉ đường trong “Văn kiện Đảng tồn tập, tâp
1”, địi cho được:
1. Có nhiều trường cho tất cả học sinh học
2. Học sinh nào cũng không mất tiền học
3. Cấp lương cho học sinh nghèo
[…]
5. Tự do hội họp, tự do tổ chức, tự do nói, tự do viết

Hai là, chủ trương giáo dục bằng tiếng Việt và ngôn ngữ dân tộc thiểu số. Đảng
kêu gọi “Dạy học bằng tiếng bản xử ở mọi cấp học”; “Bỏ văn bằng sơ học và sự
đánh giá Pháp văn”; “Giáo dục bằng tiếng dân tộc” [Đảng Cộng sản Đông Dương
kêu gọi quần chúng Đông Dương đấu tranh]. Đảng thành lập Hội truyền bá chữ
quốc ngữ, đề xuất giải phóng về mặt văn hóa. Trong lịch sử dân tộc, tiếng Việt
không được xem là ngôn ngữ cao của dân tộc, không được dùng trong giao tiếp,
văn bản hành chính và trong giáo dục mà chỉ được sử dụng trong đời sống sinh
hoạt của nhân dân. Để xác lập lại vị thế của tiếng Việt trong cộng đồng sử dụng nó,
Đảng chủ trương giáo dục bằng tiếng Việt. Bên cạnh đó, để xóa nạn mù chữ, xây
dựng nhiều trường học đáp ứng nhu cầu được đến lớp của người dân, đồng thời xóa
14


bỏ chính sách giáo dục nơ lệ, âm mưu đồng hóa của chủ nghĩa đế quốc Pháp, thì
việc lựa chọn xây dựng lại giáo dục Việt Nam bằng tiếng Việt là con đường hợp lí.
Ba là, chuẩn hóa tiếng Việt. Tiếng Việt cần được sử dụng đúng chuẩn mực và
gần gũi với người dân lao động. Đọc đúng, viết đúng và dễ hiểu là điều được Đảng
đặt ra lúc này. Xem xét tình hình thực tế khi thấy văn học nghệ thuật đang dần xa
rời và trở nên khó hiểu đối với phần đông quần chúng nhân dân, Đảng yêu cầu sách
báo “phải viết cho rõ ràng, dễ hiểu”, “phải có tính bình dân và được viết về những
vấn đề thời sự nhất” [Gửi Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông
Dương, gửi Thanh niên Cộng sản Trung Kỳ và Bắc Kỳ, Văn kiện Đại hội Đảng, tập
5, tr. 803]. “Không được viết một câu sai ngữ pháp Việt Nam… Khơng viết một
câu mà người đọc có thể hiểu lầm, hiểu hai cách… Khơng được vì muốn phổ cập
mà sao nhãng việc nâng cao trình đọ của quần chúng nhân dân” (Trường Chinh).
Bên cạnh đó, Đảng cịn chủ trương chuẩn hóa thuật ngữ khoa học bằng sự kết hợp
tiếng Hán, tiếng Việt với thuật ngữ có tính quốc tế (bằng tiếng Pháp). Nhờ đó,
chúng ta có những chuẩn hóa về thuật ngữ nói riêng và chuẩn hóa tiếng Việt nói
chung.
Bốn là, quan niệm chính sách ngơn ngữ chính là chính sách dân tộc. Sử dụng

tiếng mẹ đẻ là quyền của các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam và coi vấn đề ngôn
ngữ của các dân tộc là một nội dung của chính sách dân tộc. Mỗi dân tộc trên đất
nước Việt Nam đều có quyền sử dụng tiếng mẹ đẻ của mình để có thể duy trì tộc
người, duy trì văn hóa làm nên sự đa dạng trong bản sắc văn hóa dân tộc bao đời
nay. Đó cũng chính là cách để gắn kết tình đồn kết dân tộc giữa 54 dân tộc anh
em.
Năm là, cán bộ phải học tập ngơn ngữ dân tộc thiểu số để có thể giao tiếp và
tuyên truyền cách mạng. Dân tộc thiểu số giữ vai trò quan trọng trong cuộc cách
mạng giải phóng dân tộc, chính vì thế việc tun truyền cách mạng đến các dân tộc
vùng sâu, vùng xa là một chiến lược tất yếu. Để tuyên truyền lí tưởng chỉ có thể
15


thơng qua con đường giao tiếp, chính vì vậy các cán bộ được đi làm việc ở các
vùng dân tộc thiểu số có nhiệm vụ và trách nhiệm học tiếng dân tộc để giao tiếp và
tuyên truyền cách mạng cho người dân địa phương. Ngôn ngữ trở thành công cụ
đắt lực cho Đảng truyền bá lí tưởng cách mạng để tồn thể người dân trên đất nước.
Sáu là, để có thể thực hiện năm chủ trương để nêu ở trên, cần có biện pháp thực
hiện một cách hiệu quả. Đảng đề ra những biện pháp cụ thể, phù hợp với thực tiễn.
Thanh niên cộng sản đồn Đơng Dương là nịng cốt trong cuộc vận động toàn dân
hưởng ứng các chủ trương về ngôn ngữ của Đảng. Kêu gọi và tôn trọng tự do ngôn
luận nhất là bằng tiếng Việt. “Xây dựng nền quốc dân giáo dục: chống nạn mù chữ,
cưỡng bách giáo dục, kiến thiết nền văn hóa mới” [Thơng cáo (số 1) của Ủy ban
giải phóng dân tộc Việt Nam]. Truyền bá giáo dục tiếng mẹ đẻ. Tổ chức các lớp học
xóa nạn mù chữ. Tiến hành phổ thơng giáo dục. Áp dụng phổ cập giáo dục ở cấp
tiểu học. Tổ chức đấu tranh với khẩu hiệu “Chống nạn thất học, mở thêm các
trường chuyên môn” [Những khẩu hiệu tranh đấu; Nghị quyết của Ban Trung ương
Đảng, ngày 6, 7, 8 tháng 11/1939].
Ngồi ra, chính sách ngơn ngữ giai đoạn này còn đặc biệt được nhấn mạnh trong
“Đề cương văn hóa Việt Nam” do Tổng Bí thư Trường Chinh khởi thảo và được

thông qua năm 1945. Vấn đề trọng tâm mà Đề cương nêu lên là Việt Nam cần tiến
hành cuộc cách mạng tư tưởng - văn hóa và cuộc cách mạng này phải do Đảng lãnh
đạo. Ngôn ngữ là một trong các nội dung quan trọng của văn hóa, chính vì thế các
vấn đề về tiếng Việt và chữ Quốc ngữ được quan tâm là tranh đấu về tiếng nói, chữ
viết; vị trí của chúng trong văn hóa dân tộc. Ngôn ngữ luôn được đặt trong nguyên
tắc tư tưởng: khoa học, dân tộc và đại chúng. Về việc tranh đấu tiếng nói, chữ viết,
tiếng Việt cần phải:
1. Thống nhất và làm giàu thêm tiếng nói
2. Ấn định mẹo văn ta
3. Cải cách chữ Quốc ngữ
4. Chống nạn mù chữ
16


Đảng đặt ra những vấn đề mà đến nay Việt ngữ học vẫn đang đào sâu, tiếp tục
nghiên cứu:
1. Cần phải thống nhất tiếng Việt, tức là xây dựng một tiếng Việt chung (sau
này gọi là tiếng Việt toàn dân)
2. Phát triển tiếng Việt
3. Chuẩn hóa về ngữ pháp tiếng Việt
4. Cải tiến chữ quốc ngữ liên quan đến chính tả tiếng Việt
5. Giáo dục tiếng Việt, chữ quốc ngữ cho mọi người dân Việt Nam
Tóm lại, chính sách ngơn ngữ trong giai đoạn này là một bộ phận trong đường
lối cách mạng giải phóng dân tộc của Đảng nhằm hướng tới giáo dục ngôn ngữ,
giúp người Việt ý thức và sử dụng được tiếng Việt, trái hẳn hoàn toàn với chính
sách ngu dân của tập đồn phong kiến phương Bắc và thực dân Pháp.
2.2. Chính sách ngơn ngữ của Đảng và nhà nước Việt nam từ năm 1945 đến
1954
2.2.1. Bối cảnh lịch sử - xã hội.
Ngày 2/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc: “Bản tun ngơn độc lâp” khai

sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Đảng và chính phủ lãnh đạo cách mạng
kháng chiến trường kì đánh đuổi thực dân.
Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời đánh dấu thời kì mới của Việt Nam:
thời kì bảo vệ và xây dựng đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt
Nam. Đối với ngôn ngữ, Bản Tuyên ngôn lịch sử bằng tiếng Việt do Chủ tịch Hồ
Chí Minh đọc như là sự khẳng định vai trò, chức năng giao tiếp quốc gia của tiếng
Việt. Như vậy Đảng và Nhà nước ta đã đề ra những chính sách ngơn ngữ đối với
một vấn đề quan trọng trong giai đoạn này.

17


2.2.2. Chính sách đối với tiếng Việt, chữ quốc ngữ
Chủ trương của Đảng và Nhà nước là: giáo dục tiếng Việt cho người dân, làm
cho người dân phải biết đọc, biết viết và coi việc mù chữ, thất học nguy hiểm như
giặc ngoại xâm (giặc dốt).
Chính phủ đã đưa ra các biện pháp thực thi:
Ngày 3/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra 6 nhiệm vụ cấp bách trong đó
có nhiệm vụ thứ hai là chống nạn mù chữ, cho thành lập nhà bình dân học vụ, tiến
hành sự nghiệp giáo dục ở mỗi cấp bằng tiếng Việt, kể cả bậc đại học.
Mở chiến dịch chống nạn mù chữ.
Ngày 8/9/1945 Chính phủ ban hành ba sắc lệnh quan trọng về bình dân học
vụ:
- Sắc lệnh số 27/SL: thành lập nhà bình dân học vụ, quy định rõ nhiệm vụ của
nhà này là chuyên lo việc học cho nhân dân, trực thuộc Bộ Giáo dục.
- Sắc lệnh số 19/SL: quy định trong 6 tháng, làng nào, thị trấn nào cũng phải
có lớp học, ít nhất phải có 30 người theo học.
- Sắc lệnh số 20/SL: cưỡng bách học chữ quốc ngữ. Hạn trong một năm mọi
người Việt Nam từ 8 tuổi trở lên phải biết đọc biết viết chữ quốc ngữ.
Ngày 12/12/1946: ra lời kêu gọi “chống mù chữ, chống xâm lăng”.

Ngày 13/7/1947 điều tra, rà soát lại một lượt xem bao nhiêu người không biết
chữ.
Các biện pháp thực hiện:
Mở trường, tổ chức lớp học; mở các lớp bình dân học vụ đê xóa nạn mù chữ.
Đào tạo giáo viên và có chế độ đãi ngộ thỏa đáng cho giáo viên: hết sức giúp
đỡ bình dân học vụ phát triển liên lạc thuyết phục giáo viên rất có thể trở nên
18


những cán bộ tốt cho Đảng và Nhà nước. Chú ý đến đời sống hàng ngày của các
giáo viên, đừng để dân chúng khinh miệt hở hững với họ.
Nhà nước quan tâm tạo điều kiện, đồng thời xã hội hóa giáo dục dưới hình
thức các địa phương tự lo, tự quản.
Thường xuyên kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm để đẩy nhanh cơng việc
xóa mù chữ có hiệu quả.
2.2.3. Chính sách đối với người dân tộc thiểu số và ngôn ngữ các dân tộc
thiểu số
Với nghị quyết đại hội Đảng tháng 2/1951: “Các dân tộc sống trên đất nước
Việt Nam đều được bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, phải đoàn kết giúp đỡ nhau
để kháng chiến và kiến quốc. Cải thiện đời sống cho các dân tộc thiểu số, giúp đỡ
họ tiến bộ về mọi mặt, đảm bảo để họ tham gia chính quyền và dùng tiếng mẹ đẻ
trong việc giáo dục ở các đại phương thiểu số”. Với những chính sach này, đảm bảo
cho các dân tộc được dùng tiếng mẹ đẻ trong mọi lĩnh vực văn hóa xã hội, kinh tế
chính trị, Đảng cịn tạo điều kiện để các dân tộc được hưởng thụ tiếng Việt, tiếng
phổ thông là cầu nối gắn kết, trung gian đưa 54 dân tộc anh em xích lại gần nhau
hơn và đó cũng là cơng cụ để phát triển kinh tế.
Đối với người dân tộc thiểu số:
- Về vật chất: mở trường học; đào tạo giáo viên địa phương; cấp học bổng cho
học sinh.
- Về nội dung: phát triển bình dân học vụ, dạy cho đồng bào biết đọc, biết viết

chữ quốc ngữ. Kết hợp dạy kèm tiếng phổ thông và chữ quốc ngữ.
- Phương pháp: dùng tiếng mẹ đẻ để hỗ trợ cho việc học tiếng Việt, chữ quốc
ngữ.
Đối với tiếng nói, chữ viết dân tộc thiểu số:
19


Chủ trương của Đảng là bảo tồn văn hóa dân tộc thiểu số trong đó có ngơn
ngữ dân tộc thiểu số, tơn trọng tiếng nói và chữ viết của các dân tộc:
Dân tộc thiểu số nào có sẵn chữ viết rồi thì dùng chữ viết ấy mà dạy trong các
trường của họ ở các lớp dưới.
Dân tộc nào chưa có chữ viết thì có thể sử dụng chữ quốc ngữ để viết tiếng
dân tộc hoăc đặt chữ Latinh.
Đối với dân tộc đã có chữ riêng như người Thái thì cần ra sách, báo, truyền
đơn,… bằng chữ riêng của họ để dễ tuyên truyền giác ngộ họ.
Là người đứng đầu nhà nước Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng có những quan
niệm về ngôn ngữ:
Là người đứng đầu Đảng và Nhà nước, Bác trước hết quan tâm tới việc nâng
cao dân trí cho toàn dân tộc, coi dốt nát là kẻ địch. Người chú trọng trước hết đến
việc xóa mù chữ cho toàn dân Việt Nam. Bác nhận xét: “Đồng bào hạ du còn hơn
50%, đồng bào thượng du con 90% mù chữ, trách nhiệm của ban văn hóa là phải
làm sao đến tháng 6 năm 1947, số người mù chữ phải giảm bớt đi 50%”.
Bác đã đưa ra các biện pháp xóa mù chữ như tận dụng mọi cơ hội, tranh thủ
mọi thời gian để học chữ quốc ngữ, coi việc học chữ quốc ngữ như là điều cần/ nên
làm; tổ chức phong trào thi đua chữ quốc ngữ: “khơng có giấy thì viết vào cát,
khơng có bút thì dùng lẻ tre,… khơng thiếu cách gì học mà khơng tốn tiền”,…
Việc sử dụng tiếng Việt cũng được Bác rất coi trọng, người đề ra những yêu
cầu về khả năng sử dụng tiếng Việt, đó là:
Sử dụng tiếng Việt tốt, chuẩn mực, rõ ràng và dễ hiểu: “phải dùng lời lẽ giản
dị, những thí dụ thiết thực mà giải thích: dân chủ là gì, tự do là gì, thuộc địa là gì.

Vì sao ta phải kháng chiến,…”.

20


Văn phong mạch lạc và quan trọng là giữa lời nói và hành động phải đi đơi với
nhau, tức là, làm sao quần chúng tin ở lời nói, câu viết của mình.
Chống cách nói, cách viết sáo rỗng: mình viết ra là để giáo dục, cổ động, nếu
người xem mà không nhớ được, không hiểu được, là viết không đúng, nhắm khơng
đúng mục đích.
Chú ý đến đối tượng giao tiếp để sử dụng ngơn ngữ cho thích hợp: bao giờ
cũng phải tự hỏi: Viết cho ai đọc? Nói cho ai nghe? Vì ai mà viết? Mục đích viết là
gì?
Chống hai khuynh hướng lạm dụng và hẹp hòi trong sử dụng ngơn ngữ: chống
lạm dụng mượn từ Hán, tiếng ta cịn thiếu, nên nhiều lúc cần phải mượn tiến nước
ngoài, nhiều nhất là tiếng Hán. Thí vụ như: “ba tháng” thì khơng nói là “ba tháng”
mà lại nói “tam cá nguyệt”. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp bắt buộc thì mới phải
dùng như “độc lập”, “tự do”, “hạnh phúc”, chứ không nên dùng “Việt nam đứng
một mình, khơng phụ thuộc vào ai và sung sướng”.
Phải học cách nói cách viết của quần chúng để không ngừng trau dồi trong
cách viết, cách nói tiếng Việt: “chúng ta muốn tuyên truyền quần chúng, phải học
cách nói của quần chúng, nói mới lọt tai quần chúng,…”. “Phải viết gọn gàng vắn
tắt, nhưng vắn tắt khơng phải cụt đầu, cụt đi, mà phải có đầu, có đi, phải học
cách nói của quần chúng,… chớ ham dùng chữ”.
2.3. Chính sách ngơn ngữ của Đảng và Nhà nước từ năm 1954 đến năm 1975
2.3.1. Bối cảnh lịch sử - xã hội
Năm 1954 là dấu mốc quan trọng đánh dấu sự thắng lợi của chiến dịch Điện
Biên Phủ và buộc Mĩ phải kí hiệp định Giơ-ne-vơ. Với việc kí kết hiệp định, Miền
Bắc hồn tồn được giải phóng và bước đầu xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật, tăng
gia sản xuất, thực hiện thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Trong khi đó, miền Nam

bị quân Mĩ chiếm đóng, âm mưu chia cắt lâu dài hai miền Nam - Bắc nước ta, biến
21


miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và là căn cứ quân sự của Mĩ. Miền Nam tiếp
tục công cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ xâm lược, giải phóng miền Nam,
thống nhất đất nước.
Ở miền Bắc với ba giai đoạn chủ yếu là: từ 1954 đến năm 1964; từ 1965 đến
năm 1972 và từ năm 1973 đến năm 1975 với những nhiệm vụ quan trọng cụ thể
được đề ra. Những biến động về lịch sử, xã hội đồng thời ảnh hưởng đến các chính
sách của Đảng và Nhà nước về ngơn ngữ, có những chủ trương chính sách phù hợp
đáp ứng yêu cầu của thời đại. Đây là vấn đề quan trọng cần được để cập, đặc biệt ở
miền Bắc trong giai đoạn xây dựng và phát triển thì ngôn ngữ là điều quan trọng
bởi “Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất”. Miền Nam có ý thức đấu
tranh đòi quyền sử dụng tiếng Việt.
Tiếng Việt trở thành ngơn ngữ trong giao tiếp hành chính của nhà nước, sử
dụng trong đời sống xã hội, đối ngoại,... vì vậy cần có chính sách bảo vệ, và phát
triển nó. Cùng với đó và việc chú ý phát huy ngơn ngữ các dân tộc thiểu số, đảm
bảo lưu giữ các giá trị tư tưởng văn hóa tốt đẹp của họ thơng qua ngơn ngữ.
Với những hồn cảnh và nhiệm vụ chính trị khác nhau, các chủ trương, đường
lối của Đảng và Nhà nước về ngôn ngữ đối với hai miền có sự khác nhau.
2.3.2. Chủ trương đường lối của Đảng về ngôn ngữ năm 1954 - 1975
2.3.2.1. Chủ trương, đường lối của Đảng về ngôn ngữ ở miền Bắc
Chủ trương đường lối đối với tiếng Việt:
Một là, tiếp tục đẩy mạnh cơng tác xóa mù chữ. Nhiệm vụ này đã được đề ra
từ khi có Đảng đến nay. Đảng nhận định, chỉ có xóa mù chữ thì nhân dân mới có
hiểu biết, tiếp nhận được các chính sách của Đảng và nhà nước, cùng nhau xây
dựng đất nước.

22



- Cơng tác xóa mù chữ đã đạt được nhiều kết quả tốt, công tác triển khai
thuận lợi và đem lại nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt được sự nhất trí của tồn
dân.
- Đảng coi cơng việc xóa mù chữ là nhiệm vụ cấp bách trước mắt.
- Chủ trương xóa mù chữ được quán triệt đến các cấp ủy, từng Đảng viên. Từ
đó, các cấp ủy, Đảng viên tuyên truyền, vận động quần chúng ủng hộ chủ trương
này của Đảng.
- Những chủ trương cụ thể về cơng việc xóa mù chữ:
+ Thời hạn thanh toán nạn mù chữ phải xong trong năm 1958.
+ Những địa phương trọng điểm sẽ phải hồn thành việc xóa mù chữ là các
vùng xi miền Bắc.
+ Đối tượng xóa mù chữ là những người từ 12 đến 50 tuổi; ưu tiên các cán
bộ xã, nhân viên giúp việc từ lâu khơng biết chữ.
+ Hình thức xóa mù chữ chủ yếu và tập trung vào việc mở lớp bình dân học
vụ cho tồn dân, mở lớp học tại chức cho cán bộ, nhân viên.
Chỉ thị của Ban Bí thư số 72 - CT/TW, ngày 7/3/1958, về việc tăng cường
lãnh đạo cơng tác bình dân học vụ để hồn thành việc thanh tốn nạn mù chữ vào
cuối năm 1958 như sau: “Bước vào năm 1958, ta có nhiệm vụ thanh tốn nạn mù
chữ cho trên dưới một triệu người từ 12 tuổi đến 50 tuổi ở vùng xi miền Bắc”.
“Tiếp tục phát triển bình dân học vụ để dần dần xóa bỏ nạn mù chữ” [Báo cáo
của đồng chí Trường Chinh ở Hội nghị Trung ương lần thứ 7 mở rộng (từ ngày 3
đến 12/3/1955)].
- Thường xuyên tổ chức, đánh giá, rút kinh nghiệm để đưa ra những chính
sách phù hợp.

23



Hai là, đẩy mạnh công tác giáo dục kiến thức, sử dụng tiếng Việt trong quá
trình dạy học như một môn học.
- Đảng đưa ra các mục tiêu cụ thể đối với việc nâng cao kiến thức văn học
cho mọi người dân Việt Nam ở các mức độ khác nhau với các đối tượng khác nhau
và ở từng giai đoạn khác nhau. “Trong ba năm 1958, 1959, 1960, cần phải cố gắng
nâng cao trình độ văn hóa của cán bộ, công dân, nhân viên mỗi năm lên một lớp.”
- Đảng chủ trương một mặt phát triển hệ thống giáo dục chính quy, một mặt
phát triển hình thức đào tạo bổ túc văn hóa và coi đó là một “phong trào quần
chúng rộng rãi”.
- Đảng chỉ thị phải tạo điều kiện tốt cho giáo dục như nâng cao chất lượng
sách giáo khoa, cung cấp đầy đủ các thiết bị, đồ dùng dạy học cần thiết.
Ba là, Đảng luôn căn cứ vào tình hình cụ thể để đưa ra các chủ trương phù
hợp.
Chẳng hạn, nếu như ở thời gian trước năm 1960 chủ trương của Đảng thời
gian đầu là xóa mù chữ, sau là bổ túc văn hóa và giáo dục phổ thơng thì khoảng
thời gian từ 1968 - 1970, Đảng chủ trương phát triển toàn diện giáo dục nâng cao
chất lượng cho các lớp vỡ lòng.
“Tiếp tục phát triển cấp II theo hướng tiến dần đến phổ cập cấp II, đảm bảo
bình quân 75% học sinh đỗ lớp 4 được lên học cấp II. Phát triển cấp III một cách
tích cực và vững chắc, đảm bảo bình quân 30% học sinh đỗ lớp 7 đực lên học cấp
3”….
Các chủ trương này luôn gắn liền với tiếng Việt và ngôn ngữ, mỗi chủ trương
đều nhằm phát triển trình độ, năng lực sử dụng tiếng mẹ đẻ của nhân dân. Thể hiện
sự nỗ lực của Đảng và Nhà nước trong việc đề ra các chủ trương, chính sách ngơn
ngữ phù hợp.
Chủ trương đối với dân tộc và ngôn ngữ dân tộc thiểu số:
24


Một là, nâng cao tiếng Việt cho người dân tộc thiểu số.

- Tiếp tục thanh toán nạn mù chữ.
- Đẩy mạnh công tác giáo dục trong trường phổ thông.
Hai là, coi trọng ngôn ngữ dân tộc thiểu số (tiếng mẹ đẻ).
- Có thể xóa mù chữ bằng tiếng mẹ đẻ của họ. Điều này có nghĩa là họ có thể
dùng tiếng mẹ đẻ để thanh toán nạn mù chữ mà không bắt buộc là tiếng Việt. Dân
tộc Tày, Nùng chưa biết chữ cần thanh toán bằng chữ Tày - Nùng,…
- Tiếp tục thực hiện chủ trương, cán bộ làm việc ở vùng dân tộc thiểu số phải
biết sử dụng tiếng của dân tộc đó. “Những cán bộ cơng tác ở địa phương nào bắt
buộc phải học tiếng ở địa phương ấy để phục vụ công tác” [Nghị quyết Ban chấp
hành Trung ương khu Tây Bắc số 04/NQ - TB về việc tăng cường công tác tư
tưởng, giáo dục, tổ chức và sửa đổi lề lối làm việc].
- Đưa ra chủ trương xây dựng chữ dân tộc. Thực hiện việc xây dựng ngôn
ngữ dân tộc ở những nơi cần thiết, phù hợp.
- Xuất bản sách song ngữ Tiếng Việt - tiếng dân tộc nhằm tăng cường việc
nâng cao phát triển trình độ ngơn ngữ của tồn dân. Góp phần để việc truyền bá,
giáo dục các chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước thông qua ngôn ngữ dân
tộc thiểu số và các văn bản song ngữ đảm bảo khả năng tự tiếp cận của họ đối với
ngơn ngữ và chính sách được đề cập đến trong các văn bản đó.
2.3.2.2. Chính sách ngơn ngữ của Đảng ở Miền Nam
Cùng với việc tiến hành cách mạng giải phóng miền Nam, Đảng ln dành sự
quan tâm thích đáng đến vấn đề ngơn ngữ. Điều này được thể hiện thông qua các
chủ trương của Đảng đối với vấn đề ngôn ngữ.

25


×