Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

So sánh nhân vật nữ trong truyền kỳ mạn lục (nguyễn dữ) và tiễn đăng tân thoại (cù hựu)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (680.14 KB, 96 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
Trường đại học vinh

----------------------

Nguyễn Thị Cẩm Tú

So sánh nhân vật nữ trong ''truyền kỳ mạn lục'' (Nguyễn Dữ) và
''tiễn đăng tân thoại'' (Cù Hựu)
Chuyên ngành :Lý luận văn học
Mã số: 60.22.32

Luận văn thạc sĩ ngữ văn
Người hướng dẫn khoa học:

TS. phạm tuấn vũ

Vinh - 2007

Mục lục
Trang

1


Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài

1

2. Lịch sử vấn đề



1

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4

4. Mục đích yêu cầu

4

5. Phương pháp nghiên cứu

4

6. Đóng góp của luận văn

5

7. Cấu trúc luận văn

5

Chương 1. Vị trí của nhân vật nữ trong hai tác phẩm

6

1.1. Khái niệm nhân vật trong tác phẩm văn học

6


1.2. Số lượng nhân vật nữ và vị trí của nó trong hai tác phẩm

7

1.2.1. Thống kê, phân tích số liệu

7

1.2.2. Lý giải

11

Chương 2. Những sự tương đồng và khác biệt của tính cách
và số phận nhân vật nữ trong hai tác phẩm
2.1. Những sự tương đồng và khác biệt về tính cách

22
22

2.1.1. Những sự tương đồng

22

2.1.2. Lý giải những sự tương đồng

35

2.1.3. Những sự khác biệt


35

2.1.4. Lý giải những khác biệt

39

2.2. Những sự tương đồng và khác biệt về số phận

39

2.2.1. Những sự tương đồng

39

2.2.2. Lý giải những sự tương đồng

56

2.2.3. Những sự khác biệt

56

2.2.4. Lý giải những sự khác biệt

63

Chương 3. Sự tương đồng và khác biệt trong
nghệ thuật xây dựng nhân vật nữ ở hai tác phẩm

65


3.1. Sử dụng yếu tố "kỳ" để xây dựng nhân vật nữ

65

3.2. Vai trò của chất liệu văn học dân gian đối với xây dựng nhân vật nữ

74

Kết luận

84

2


Tài liệu tham khảo

87

Mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Sáng tác Truyền kỳ mạn lục Nguyễn Dữ chịu ảnh hưởng của ba
nguồn: truyện truyền kỳ đời Đường, tác phẩm Tiễn đăng tân thoại của Cù

3


Hựu đời Minh và truyền thuyết, chí quái Việt Nam. Riêng Tiễn đăng tân thoại
không chỉ được tiếp thu ở Việt Nam mà cả ở Triều Tiên và Nhật Bản, nhưng

theo nhiều nhà nghiên cứu thì sự tiếp thụ của Nguyễn Dữ là thành công nhất.
Nghiên cứu đề tài này góp phần làm rõ sự tiếp thụ một cách sáng tạo đó.
1.2. Nghiên cứu những sự tương đồng và khác biệt của nhân vật nữ ở
hai tác phẩm sẽ thấy được vai trò của nhân tố đời sống lịch sử xã hội và
truyền thống của văn học dân gian đối với hai tác phẩm này.
1.3. Thời phong kiến, địa vị của người phụ nữ trong xã hội hết sức
khiêm tốn, vì vậy hình ảnh của họ trong văn học những thế kỷ đầu cũng
không nổi bật. Nghiên cứu đề tài này để có thêm cơ sở để khẳng định giá trị
của Truyền kỳ mạn lục và đóng góp của Nguyễn Dữ trong việc thể hiện hình
tượng phụ nữ trong văn học trung đại Việt Nam.
1.4. Nhiều nhà nghiên cứu đánh giá trong số những tác phẩm sử dụng
chất liệu của Tiễn đăng tân thoại thì Truyền kỳ mạn lục tính chất dân tộc đậm
đà nhất. Nghiên cứu đề tài sẽ thấy được vai trò của nhân vật nữ trong việc góp
phần tạo nên phẩm chất này ở tác phẩm của Nguyễn Dữ.
2. Lịch sử vấn đề
ở phần này chúng tôi điểm lại những ý kiến của người đi trước liên
quan đến những vấn đề trong đề tài nghiên cứu. Truyền kỳ mạn lục đã được
đánh giá cao ngay thời kỳ tác phẩm ra đời. Và hiện nay, các tác giả thời hiện
đại tiếp tục nghiên cứu nó ở cả phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật.
Trước hết chúng tơi điểm lại những cơng trình tiêu biểu của các tác giả
trong nước.
Trong cơng trình Lịch sử văn học Việt Nam (tập 2), Bùi Văn Nguyên đã
cho rằng : “Đọc Truyền kỳ mạn lục, chúng ta cũng có thể đọc được bộ mặt
của xã hội thời xưa qua nhiều khía cạnh. Giá trị Truyền kỳ mạn lục không
phải chỉ ở chỗ đã tố cáo được bề mặt xã hội thời đó mà cịn ở chỗ đã bước đầu

4


phê phán những ràng buộc của xã hội phong kiến đối với người phụ nữ” [21,

256]. Tác giả khẳng định “Chán ghét cảnh thối nát của quan trường, ông
(Nguyễn Dữ) mượn văn chương để vạch trần những xấu xa, những tội ác của
giai cấp thống trị, tố cáo những thói tệ đương thời và đồng thời cũng nói lên
được một phần nỗi đau đớn xót xa của những con người bình thường, đặc biệt
là phụ nữ”. [21, 261]
Giáo trình Văn học Việt Nam từ thế kỷ X - đến giữa thế kỷ X VIII của
Đại học sư phạm ghi nhận vấn đề người phụ nữ trong Truyền kỳ mạn lục. Các
tác giả cho rằng Truyền kỳ mạn lục ca ngợi tình cảm vợ chồng gắn bó thuỷ
chung, ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ và cảm thông với những
nỗi bất hạnh của họ lại là một đóng góp của Nguyễn Dữ.
Các nhà nghiên cứu khẳng định việc viết về người phụ nữ là một đóng
góp lớn của Nguyễn Dữ. Trong bài Tìm hiểu khuynh hướng sáng tác trong
Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, Nguyễn Phạm Hùng cho rằng trong khi
thể hiện vấn đề dân tộc, địa vị của các lực lượng phong kiến thống trị, người
tri thức phong kiến thì vấn đề người phụ nữ được Nguyễn Dữ trình bày khá
sâu sắc. Khi bàn về phẩm chất dân tộc trong Truyền kỳ mạn lục, tác giả nhấn
mạnh: “Nguyễn Dữ với Truyền kỳ mạn lục đã mở đầu một cách đích thực
khuynh hướng văn học nêu cao tinh thần dân tộc qua việc ngợi ca, khẳng định
con người- nhất là người phụ nữ bình thường bị vùi dập nhưng vẫn sáng ngời
phẩm chất cao quý”[8,114].
Nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài đã viết về tác phẩm của Nguyễn Dữ,
trong số đó có cơng trình nghiên cứu so sánh rất cơng phu của nhà nghiên cứu
Đài Loan- Trần ích Nguyên: Nghiên cứu so sánh Tiễn đăng tân thoại và
Truyền kỳ mạn lục. Đây là cơng trình đầu tiên nghiên cứu một cách tỉ mỉ và
khá đầy đủ về nguồn gốc, nội dung, kỹ xảo, nội hàm của Truyền kỳ mạn lục
và Tiễn đăng tân thoại, sự ảnh hưởng của hai tác phẩm này đến nền văn học

5



mỗi nước. Trần ích Nguyên khẳng định: “Nghiên cứu so sánh Tiễn đăng tân
thoại và Truyền kỳ mạn lục là một việc không thể xem nhẹ trong nghiên cứu
so sánh văn học Việt -Trung; mà việc ấy lại là một khâu không thể thiếu trong
nghiên cứu văn học Đông á” [19, 17]. Ông đã nêu ra những điểm dị đồng giữa
Truyền kỳ mạn lục và Tiễn đăng tân thoại trên các phương diện cơ bản,
nhưng chưa so sánh nhân vật nữ ở hai tác phẩm.
Gần đây có cơng trình của tác giả Toàn Huệ Khanh Nghiên cứu so sánh
tiểu thuyết truyền kỳ Hàn Quốc- Trung Quốc- Việt Nam thông qua Kim Ngao
tân thoại, Tiễn đăng tân thoại, Truyền kỳ mạn lục, tác giả đã đưa ra các tiêu
chuẩn để phân loại tác phẩm ở loại truyện diễm tình và loại truyện kỳ quái,
chỉ ra sự khác biệt về bối cảnh lịch sử đã dẫn đến sự biến đổi ý đồ sáng tác
của các tác giả, đồng thời chỉ ra sự khác biệt về văn hoá làm nên sự khác biệt
trong quan điểm nhìn nhận về phẩm chất người phụ nữ. Trong khi khái quát ý
nghĩa văn học sử Đông á của tiểu thuyết truyền kỳ ba nước Hàn - Trung -Việt,
tác giả kết luận: “Tiễn đăng và Truyền kỳ có đơi chút khác biệt về mặt đặc
điểm văn hố và tín ngưỡng bản địa nhưng đã xây dựng được nhiều loại hình
nhân vật đa dạng phong phú” [ 11, 175]. Bàn về vấn đề trinh tiết của người
phụ nữ tác giả đã khái quát đặc điểm riêng của Truyền kỳ mạn lục so với Kim
Ngao tân thoại và Tiễn đăng tân thoại: “Trong chủ đề các truyện loại diễm
tình của Truyền kỳ đã nêu cao “trinh tiết của phụ nữ” để cảnh báo hành vi của
người chồng, đồng thời sự trinh tiết của phụ nữ vào tình yêu của nam nhân vật
chính thể hiện qua các cuộc chiến đấu để rồi đi tìm vợ và để thể hiện ý chí của
dân tộc bảo vệ tổ quốc Việt Nam chống giặc ngoại xâm. Đó mới là động cơ
sáng tác của tác giả” [11,176]
Như vậy, chưa có một cơng trình nghiên cứu quy mơ về hình tượng phụ
nữ trong Truyền kỳ mạn lục và Tiễn đăng tân thoại, về nội dung phản ánh và

6



nghệ thuật xây dựng loại hình tượng nhân vật này. Mặc dù vậy, kết quả của
các cơng trình nghiên cứu trên là những gợi ý quan trọng cho luận văn này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là So sánh nhân vật nữ trong Truyền kỳ mạn lục
(Nguyễn Dữ) và Tiễn đăng tân thoại (Cù Hựu).
Luận văn tập trung đi vào tìm hiểu những điểm tương đồng và khác
biệt về nhân vật nữ trong hai tác phẩm. Văn bản Truyền kỳ mạn lục và Tiễn
đăng tân thoại mà chúng tôi dựa vào nghiên cứu được in trong Tiễn đăng tân
thoại và Truyền kỳ mạn lục, Phạm Tú Châu dịch, Trần Thị Băng Thanh giới
thiệu và chỉnh lý, NXB Văn học, Hà Nội 1997.
4. Mục đích yêu cầu
4.1. Đối sánh nhân vật nữ trong Truyền kỳ mạn lục với nhân vật nữ
trong Tiễn đăng tân thoại để nhận thức những sự tương đồng và khác biệt lớn
trong tính cách và số phận.
4.2. Cắt nghĩa những sự tương đồng và khác biệt đó từ các nguyên nhân
lịch sử xã hội, tâm lý dân tộc, truyền thống của văn học dân gian và từ các đặc
điểm của thể loại.
4.3. Từ đó đưa thêm những cơ sở để khẳng định Nguyễn Dữ tiếp thu
văn chương nước ngoài một cách sáng tạo.
5. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Đặt nhân vật nữ của hai tác phẩm trong đời sống văn xuôi trung đại
Việt Nam những thế kỷ đầu với hai đặc điểm quan trọng: một là tiếp thu
thành tựu văn xuôi Trung Hoa một cách sáng tạo, hai là sử dụng chất liệu văn
học dân gian Việt Nam.
4.2. Luôn bám sát đặc trưng của truyện truyền kỳ là phản ánh cuộc
sống và con người có sử dụng yếu tố “kỳ” (kỳ lạ, kỳ quái, kỳ diệu...). Cái
“kỳ” ở đây vừa là thế giới quan vừa là một thủ pháp nghệ thuật quan trọng.

7



4.3. Sử dụng các thao tác nghiên cứu: thống kê, phân tích, tổng hợp và
đặc biệt chú trọng thao tác so sánh.
6. Đóng góp của luận văn
5.1. Đối sánh một cách hệ thống nhân vật nữ ở hai tác phẩm.
5.2. Lý giải sự tương đồng và khác biệt của nhân vật nữ ở hai tác phẩm
cùng thể loại này từ hoàn cảnh lịch sử xã hội, hoàn cảnh sáng tác, truyền
thống văn hố thẩm mỹ, vai trị của văn học dân gian, cá tính sáng tạo của
mỗi tác giả.
5.3. Chỉ ra sự tiếp thụ một cách sáng tạo của Nguyễn Dữ.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài Mở đầu và Kết luận, nội dung của luận văn được triển khai trong
ba chương:
Chương 1. Vị trí của nhân vật nữ trong hai tác phẩm
Chương 2. Những sự tương đồng và khác biệt của tính cách và số phận
nhân vật nữ trong hai tác phẩm
Chương 3. Sự tương đồng và khác biệt trong nghệ thuật xây dựng
nhân vật nữ ở hai tác phẩm

Chương 1
Vị trí của nhân vật nữ trong hai tác phẩm

8


1.1. Khái niệm nhân vật trong tác phẩm văn học
Nhân vật văn học là con người được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm
bằng phương tiện văn học. Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật
mang tính uớc lệ, đó khơng phải là sự sao chụp đầy đủ mọi chi tiết của con
người mà chỉ thể hiện con người với những đặc điểm nào đó. Nhân vật văn

học có thể là những con người được miêu tả đầy đặn cả ngoại hình lẫn nội
tâm, có tính cách, tiểu sử như thường thấy ở tác phẩm tự sự, kịch. Đó có thể là
những người thiếu hẳn những nét đó, nhưng lại có tiếng nói, giọng điệu, cái
nhìn như nhân vật trần thuật, hoặc chỉ có cảm xúc, nỗi niềm, ý nghĩ, cảm nhận
như nhân vật trữ tình trong thơ trữ tình.
Khái niệm nhân vật thường được quan niệm với một phạm vi rộng hơn
nhiều, đó khơng chỉ là con người có tên hoặc khơng tên, được khắc họa sâu
đậm hoặc chỉ xuất hiện thoáng qua trong tác phẩm, mà cịn có thể là những
con vật bao gồm cả qi vật thần linh, ma quỷ ít nhiều mang bóng dáng, tính
cách con người, được dùng như những phương thức khác nhau để biểu hiện
con người.
Qua nhân vật nhà văn thể hiện quan điểm nghệ thuật và lý tưởng thẩm
mỹ của mình về xã hội và con người. Vì được miêu tả qua các biến cố, xung
đột, mâu thuẫn và các chi tiết nên nhân vật luôn gắn liền với cốt truyện, do
được khắc họa qua xung đột cho nên nhân vật văn học là một chỉnh thể vận
động có tính cách được bộc lộ dần trong không gian, thời gian và mang tính
chất là một q trình.
Bản chất văn học là mối quan hệ đối với đời sống, nó tái hiện đời sống
qua những chủ thể nhất định, đóng vai trò như những tấm gương của cuộc
đời. Văn chương phản ánh đời sống bằng hình tượng, trong tác phẩm tự sự
nhân vật là phương tiện cơ bản để nhà văn khái quát hiện thực một cách hình

9


tượng. Nhân vật văn học vốn là hiện tượng hết sức đa dạng, các nhân vật
được xây dựng thành công thường là những sáng tạo độc đáo, không lặp lại.
Tuy nhiên, trong các nhân vật, xét về mặt nội dung, cấu trúc chức năng có thể
thấy nhiều hiện tượng lặp lại tạo thành các loại nhân vật.
Trong tác phẩm văn học thường có một hoặc nhiều nhân vật. Các tác

phẩm tự sự và kịch thường có nhiều nhân vật. Trong trường hợp đó khơng
phải mọi nhân vật trong tác phẩm văn học đều có vai trị như nhau trong kết
cấu và cốt truyện tác phẩm. Dựa vào những tiêu chí khác nhau để phân biệt
các nhân vật trên những khía cạnh như kết cấu, ý thức hệ và cấu trúc. Dựa vào
vị trí đối với nội dung cụ thể với cốt truyện của tác phẩm, nhân vật văn học
được chia thành nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm.
Nhân vật chính là nhân vật đóng vai trị chủ chốt xuất hiện nhiều, giữ vị
trí then chốt của cốt truyện hoặc tuyến cốt truyện. Đó là con người liên can
đến các sự kiện chủ yếu của tác phẩm, là cơ sở để tác giả triển khai đề tài cơ
bản của mình. Nhân vật trung tâm là nơi quy tụ các mối mâu thuẫn của tác
phẩm, là nơi thể hiện những vấn đề trung tâm của tác phẩm.
Nhân vật phụ mang các tình tiết, sự kiện, tư tưởng có tính chất phụ trợ,
bổ sung. Nhờ có những nhân vật phụ này mà câu chuyện hấp dẫn hơn, nó thúc
đẩy sự kiện, cốt truyện phát triển. Vì thế cũng khơng thể coi nhẹ nhân vật
phụ, bởi chúng không những là một bộ phận không thể thiếu của bức tranh chung,
mà nhiều khi, nhân vật phụ còn hàm chứa những tư tưởng quan trọng của tác
phẩm.
Những tri thức về nhân vật giúp chúng ta xem xét nhân vật nữ được thể
hiện như thế nào trong hai tác phẩm trên cả phương diện số lượng và chất
lượng, cố gắng giải thích thực trạng đó.
1.2. Số lượng nhân vật nữ và vị trí của nó trong hai tác phẩm
1.2.1. Thống kê, phân tích số liệu

10


1.2.1.1. Bảng khảo sát
Bảng 1 : Nhân vật nữ trong Truyền kỳ mạn lục
NHÂN VậT Nữ
Chính

Phụ

TT

TÊN TáC PHẩM

1

Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu

2

Chuyện cây gạo

3

Chuyện gã Trà Đồng giáng sinh

4

Chuyện kỳ ngộ ở trại Tây

5

Chuyện đối tụng ở Long cung

6

Chuyện nghiệp oan của Đào thị


7

Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên

8

Chuyện yêu quái ở Xương Giang

9

Chuyện nàng Thuý Tiêu

Nhị Khanh
Nhị Khanh
Vợ Đức Công,
Hán Anh
Nhu Nương, Hồng
Nương ( Đào, Liễu)
Dương thị
Đào Hàn Than
Giáng Hương

mẹ Giáng Hương
Thị Nghi

Thuý Tiêu

10 Chuyện người con gái Nam Xương

Vũ Thị Thiết


11 Chuyện Lý tướng quân

người mẹ chồng
mẹ của họ Lý

12 Chuyện Lệ Nương

Nguyễn Lệ
Nương

13 Cuộc nói chuyện thơ ở Kim Hoa

Ngô Chi Lan

Bảng 2 : Nhân vật nữ trong Tiễn đăng tân thoại

TT
1

Nhân vật nữ

Tên tác phẩm

Chính
Hưng Nương

Chiếc thoa vàng hình chim phượng

11


Phụ
Khánh Nương


2

Lầu Liên Phượng

3

Đằng Mục rượu say chơi vườn Tụ
Cảnh

4

Chiếc đèn mẫu đơn

5

Cuộc kỳ ngộ ở Vị Đường

6

Động Thân Dương

7
8
9
10


Lan Anh, Huệ
Anh
Kiều Kiều

Vệ Phương Hoa

Lệ Khanh,
Kim Liên
Cô gái con chủ quán

Nàng ái Khanh

ái Khanh

Nàng Thuý Thuý

Lưu Thuý Thuý

Đêm chơi thuyền trên Giám Hồ

- Cô gái con ông họ Tiền
-hai cô gái hàng xóm
người mẹ chồng

Chức Nữ

hai thị nữ

Cơ gái


Cơ gái áo xanh

1.2.1.2. Phân tích số liệu
Dựa vào kết quả khảo sát, thống kê đặt trong sự so sánh hai tác phẩm,
xét số lượng tác phẩm là đối tượng khảo sát, chúng tơi có kết quả sau đây:
* Truyền kỳ mạn lục:
13/20 tác phẩm có nhân vật nữ, chiếm 65% số lượng tác phẩm.
Trong số 13 tác phẩm có nhân vật nữ đó có:
+ 8/13 tác phẩm, nhân vật nữ là nhân vật chính (chiếm 62%).
+ 6/13 tác phẩm, nhân vật nữ vừa là nhân vật chính vừa là nhân vật
trung tâm, chiếm 46% tác phẩm
+ 5 /13 tác phẩm tên nhân vật nữ được đặt cho tên tác phẩm (chiếm
38%).

12


+ 9 nhân vật nữ thực trong 7/13 tác phẩm (chiếm 54%).Trong đó có 5
nhân vật nữ thực đóng vai trị vừa là nhân vật chính vừa là nhân vật trung tâm
(chiếm 38%).
+ 8 nhân vật nữ siêu thực trong 6/13 tác phẩm (chiếm 46%). Trong đó
có 5 nhân vật nữ siêu thực trong vai trò là nhân vật phụ (chiếm 38%).
* Tiễn đăng tân thoại:
10/20 tác phẩm có nhân vật nữ (chiếm 50% ).
Trong số 10 tác phẩm có nhân vật nữ đó có:
+ 7/10 tác phẩm, nhân vật nữ là nhân vật chính (chiếm 70%).
+ 4/10 tác phẩm, nhân vật nữ vừa là nhân vật chính vừa là nhân vật
trung tâm (chiếm 40%).
+ 3/ 10 tác phẩm tên nhân vật nữ được đặt cho tên tác phẩm (chiếm

30%).
+ 7 nhân vật nữ thực trong 4/10 tác phẩm ( chiếm 40%). Trong đó có 2
nhân vật nữ thực đóng vai trị vừa là nhân vật chính vừa là nhân vật trung tâm
(chiếm 20%). Có tới 10 nhân vật nữ siêu thực trong 5/10 tác phẩm(chiếm
50%). Trong đó có 4 nhân vật nữ siêu thực trong vai trò là nhân vật chính
(chiếm 40%)
Như vậy cả Tiễn đăng tân thoại và Truyền kỳ mạn lục, số lượng tác
phẩm có nhân vật nữ khá lớn, đặc biệt có nhiều tác phẩm nhân vật nữ
đóng vai trị trụ cột. Điều này thể hiện cả hai tác giả đều rất quan tâm đến
người phụ nữ. Đây thực sự là bước tiến, một cách nhìn mới về người phụ
nữ trong văn học. Nếu như trước đó văn học Việt Nam và văn học Trung
Quốc đều chịu ảnh hưởng nặng nề của hệ thống tư tưởng Nho giáo, con
người bổn phận (quân, sư, phụ), con người gắn với quan niệm về “chí” thì
đến đây, hai tác giả đã gắn văn học gần hơn với cuộc sống, hướng ngòi

13


bút về người phụ nữ. Song, nếu như trong Truyền kỳ mạn lục nhân vật nữ
thực giữ vai trò chủ đạo thì ở Tiễn đăng tân thoại nhân vật nữ siêu thực
lại giữ vai trò chủ đạo. Mặt khác, trong Truyền kỳ mạn lục nhân vật nữ lại
phong phú và đa dạng hơn Tiễn đăng tân thoại. Hình tượng người phụ nữ
xuất hiện trong Truyền kỳ mạn lục nhiều hơn và cũng đa dạng hơn.
1.2.2. Lý giải
Nhân vật là một yếu tố không thể thiếu trong văn học, đặc biệt là trong
tác phẩm tự sự. Nhân vật là hình thức cơ bản mà thơng qua nó, văn học miêu
tả thế giới một cách hình tượng. Nếu khơng có nhân vật nhà văn khơng thể tái
hiện cuộc sống mn hình vạn trạng, không thể khái quát được những quy
luật cuộc sống con người. Qua nhân vật nhà văn còn thể hiện quan niệm của
mình về con người, về cuộc sống. Vì thế, có thể xem nhân vật là yếu tố then

chốt của tác phẩm tự sự, một tác phẩm có thể khơng có cốt truyện nhưng nhân
vật thì khơng thể khơng có, dù là một truyện ý tưởng.
Lựa chọn cách xây dựng nhân vật, nhà văn thể hiện nhận thức của mình
về con người, về thế giới và thơng qua nhân vật dẫn dắt độc giả vào đời sống
một thời kỳ lịch sử nhất định, đồng thời tác giả thể hiện ý đồ nghệ thuật của
mình. Nhà văn sáng tạo ra nhân vật để thể hiện nhận thức của mình về một cá
nhân nào đó, về một loại người, về một vấn đề nào đó của hiện thực. Cho nên
tìm hiểu nhân vật là góp phần tìm ra tư tưởng, tình cảm và tài năng sáng tạo
của người cầm bút.
Qua sự thống kê ở trên, bước đầu chúng ta có thể nhận thấy sự lựa chọn
nhân vật, xây dựng những mối quan hệ giữa các nhân vật là điểm hội tụ nội
dung tác phẩm, là phương tiện nghệ thuật thể hiện quan niệm về con người,
về xã hội của mỗi tác giả.

14


Với Truyền kỳ mạn lục, nhân vật đã thực sự đóng vai trị rất quan trọng
trong việc thể hiện tư tưởng, chủ đề tác phẩm cũng như tấm lòng của tác giả
đối với hiện thực cuộc sống. Đúng như Nguyễn Đăng Na nhận xét: “Nguyễn
Dữ đã phóng thành cơng con tàu văn xuôi tự sự vào quỹ đạo nghệ thuật, văn
học lấy con người làm đối tượng và trung tâm phản ánh” [17,19]
Trước hết, phải khẳng định sự ảnh hưởng của Tiễn đăng tân thoại đối
với Truyền kỳ mạn lục là một sự thật. Cù Tông Cát viết Tiễn đăng tân thoại
vào năm Hồng Vũ 11(1378) đời Minh Thái Tổ. Đây là một tập truyền kỳ ưu
tú của Trung Quốc thế kỷ XIV. Đến những năm 70, 80 của thế kỷ XVI, sau
khi truyền sang Triều Tiên, Nhật Bản, Tiễn đăng tân thoại đã du nhập vào
Việt Nam. Theo nhận xét của người xưa (Hà Thiện Hán- người viết tựa đầu
tiên cho Truyền kỳ mạn lục) thì sách của Nguyễn Dữ không ra khỏi phên dậu
của Cù Tông Cát. Mặc dù chịu ảnh hưởng của Cù Hựu, song không phải là sự

sao chép cứng nhắc mà tác phẩm là kết tinh của sự sáng tạo. Đó là đứa con
tinh thần vừa tiếp thụ tinh hoa của văn học nước ngoài, vừa khơng qn bắt rễ
ở mảnh đất q hương mình. Điều đó được thể hiện qua nội dung phản ánh,
qua chủ đề tư tưởng, hệ thống nhân vật, đặc biệt qua vị trí nhân vật nữ trong
hai tác phẩm. Trong cả Tiễn đăng tân thoại (Cù Hựu) và Truyền kỳ mạn lục
(Nguyễn Dữ), hình tượng người phụ nữ được đề cập đến một cách phong phú,
đa dạng thông qua những cảnh đời, những số phận khác nhau.
Trong tiến trình lịch sử văn học Việt Nam cho thấy nếu như từ thế kỷ
XV trở về trước, nền văn học Việt Nam rất nặng tính chất chức năng, vai trị
của các chức năng ngồi văn học rất lớn, thì từ thế kỷ XVI trở đi văn học lại
phát triển theo chiều hướng khác. Đó là văn học đang thốt ra những chức
năng phi văn học, dần mang những giá trị tự thân của nó. Đối tượng phản ánh
của văn chương trước thế kỷ XVI thường là những cái tao nhã, trang trọng, lý
tưởng; còn từ thế kỷ XVI trở đi phần lớn là những cái thơng tục, bình thường.

15


Con người trong văn học từ đây ít bị ràng buộc hơn vào tư tưởng, giáo lý có
sẵn. Lúc này bên cạnh những bậc quân tử, trượng phu, thường thấy có thêm
hình tượng phụ nữ và nó dần dần trở thành nhân vật trung tâm của nền văn
chương trung đại Việt Nam. Thay vì những con người của tinh thần và ý chí,
tư tưởng và giáo điều thì nay bước vào văn học là những con người trần thế,
với nhu cầu hành động và ước muốn chủ yếu của nó. Một quan niệm mới về
con người đã xuất hiện trong Truyền kỳ mạn lục. Trong hoàn cảnh chiến tranh
nội chiến phong kiến liên miên, Nguyễn Dữ thấu hiểu sâu sắc rằng người chịu
nhiều đau khổ nhất, oan trái nhất chính là người phụ nữ. Chính vì thế, khuynh
hướng tư tưởng chủ đạo của Truyền kỳ mạn lục không phải là đề cao chí khí
nhà nho hay đạo đức phong kiến, mà chính là ở chỗ nó “đấu tranh cho con
người, cho quyền sống của con người, vì con người (nhất là phụ nữ), mang

tinh thần nhân đạo chủ nghĩa. Và đương nhiên, nó chống lại những gì bất
cơng, tàn bạo, trái với con người, với một tinh thần dân chủ mà thời đại cho
phép. Đó chính là khuynh hướng tư tưởng của những nhà văn lớn của giai
đoạn này, đang hoà nhập vào một trào lưu rộng lớn trong suốt nhiều thế kỷtrào lưu văn học có tinh thần nhân đạo chủ nghĩa” [9,119].
Sự xuất hiện nhân vật người phụ nữ trong Tiễn đăng tân thoại cịn có lý
do khác. Cù Hựu viết nhiều về chuyện tình ái, từ đó ông xây dựng nhiều nhân
vật phụ nữ, mà chủ yếu là những nhân vật chính diện. Sở dĩ như vậy vì sự
khống chế của giai cấp thống trị đầu đời Minh trên lĩnh vực văn hoá. Văn học
Trung Quốc thời kỳ này ít thể hiện những vấn đề chính trị, nếu có thì cũng ca
ngợi, “nhuận sắc hồng nghiệp”. Giai cấp thống trị đã khống chế văn chương
rất chặt, thường vì nhầm một chữ, một câu mà mang họa. Bản thân Cù Hựu
cũng bị đày đi Bảo An 10 năm vì thơ. Bởi thế, để có thể chuyển tải một cách
kín đáo phần nào tư tưởng nhân sinh của mình, Cù Hựu xây dựng những nhân
vật nữ. Bên cạnh đó còn do các yếu tố như đời sống lịch sử xã hội, bối cảnh

16


thời đại, cuộc đời của mỗi tác giả chi phối dẫn đến ý đồ, mục đích nghệ thuật
khác nhau.
1.2. 2.1. Vai trò đời sống lịch sử xã hội đối với hai tác phẩm
Có ý kiến cho rằng: “Tác phẩm là cái thai của tác giả, tác giả là cái thai
của thời đại”, nói cách khác, “giữa tác phẩm văn học và hồn cảnh thời đại có
mối liên hệ khăng khít, khơng thể tách rời… nhà phê bình văn học ln dựa
vào mức độ chân thực của tác phẩm phản ánh về thời đại để đánh giá một bộ
tiểu thuyết thành cơng hay khơng?... , có như vậy thì việc bình phẩm văn học
mới thoát khỏi rơi vào ảo tưởng” [16,77-78]. ở đây chúng ta cũng sẽ tìm hiểu
hai tác phẩm này miêu tả bức tranh thời đại như thế nào?
Dưới ngòi bút của Nguyễn Dữ và Cù Hựu, các nhân vật phụ nữ thường
có chung cuộc đời tăm tối bởi họ là nạn nhân của xã hội phong kiến trì trệ với

những cương thường đạo lý khiến người phụ nữ bị trói buộc trong ''tam tịng
tứ đức'', với những quan niệm cổ hủ “nam nữ thụ thụ bất thân”, họ là nạn
nhân của những gã nam giới háo sắc, dâm ô, tàn ác.
Nguyễn Dữ sống trong một thời kỳ lịch sử đầy biến động, ông chứng
kiến cảnh đất nước loạn ly, dân chúng điêu linh. Giai đoạn này, nội bộ giai
cấp phong kiến không chỉ ăn chơi sa đọa mà cịn mâu thuẫn gay gắt. Triều
đình nhà Lê chia bè, kéo cánh đánh giết lẫn nhau chỉ trong vòng 23 năm (từ
năm 1504- 1527) mà có đến 6 ơng vua. Tình trạng khủng hoảng trầm trọng
dẫn đến việc bị Mạc Đăng Dung cướp ngơi (năm 1527). Hiện trạng đó gây
nên thảm họa binh lửa, cuộc sống cùng cực, điêu đứng của nhân dân. Truyền
kỳ mạn lục đã ra đời trong bối cảnh xã hội như thế. Hiện thực xã hội đã khiến
Nguyễn Dữ xây dựng nên những cảnh đời, những số phận éo le gắn với dân
tộc, gắn với hiện thực sôi động, đau thương của thời đại ông.
Truyền kỳ mạn lục mượn chuyện đời xưa để phản ánh những vấn đề của
hiện thực xã hội thời Nguyễn Dữ. Thời gian xảy ra các truyện là đời Lý, đời

17


Trần, đời Hồ và đời Lê sơ. Niên đại được nhắc đến sớm nhất trong Truyền kỳ
mạn lục là năm Bính Tí, niên hiệu Quang Thái (1396) và niên đại cuối cùng là
Diên Ninh năm thứ năm (1458). Thế nhưng, vấn đề truyện nêu lên đều là
những vấn đề đặt ra cấp thiết và gay gắt trong thời đại Nguyễn Dữ. Từ đời
sống sa đọa của tầng lớp thống trị đến cuộc sống cơ cực của nhân dân, từ
những biểu hiện suy thoái của Nho, Phật, Đạo đến những biểu hiện suy đồi của
đạo đức xã hội, đặc biệt từ bi kịch đến khát vọng của người phụ nữ..., không chỉ là
hồi âm của quá khứ mà còn là những vấn nạn của thời Nguyễn Dữ.
Mặc dù khi ra đời tác phẩm được viết bằng thể loại nước ngoài và chữ
Hán nhưng vẫn đậm đà tính chất dân tộc. Tác phẩm cho chúng ta nhận thức
về hình ảnh dân tộc qua những con người khổ đau, “thấp cổ bé họng”, bị o ép,

áp bức, coi rẻ nhưng phẩm chất vô cùng cao quý. Đó là những người phụ nữ
trong xã hội phong kiến đương thời. Những con người khổ đau, bé nhỏ như
Đào Hàn Than, Vũ Thị Thiết, Thuý Tiêu, Lệ Nương v.v... trong đau đớn, vùi
dập vẫn bừng cháy niềm khao khát khơn ngi về hạnh phúc tình u, công
bằng, về quyền được sống, được hưởng thụ và hiến dâng. Nhà văn đã mượn hình
ảnh người phụ nữ để nói lên cảnh đau thương của dân tộc trong thời kỳ này.
Cù Hựu viết Tiễn đăng tân thoại trong thời phong kiến thịnh trị. Lúc
này cuộc khởi nghĩa do Chu Nguyên Chương lãnh đạo giành thắng lợi và lập
nên triều đại nhà Minh. Giai cấp thống trị đang có những chính sách tiến bộ
để xây dựng vương triều mới nên chưa bộc lộ những mâu thuẫn nội tại của
nó. Vì thế trong văn của Cù Hựu, ông không tập trung miêu tả sự suy vi, tàn
lụi của xã hội. Vấn đề mà ông hướng đến và khai thác là gắn con người với
những khát khao tình u, hạnh phúc. Đó là Lan Anh, Huệ Anh say đắm với
tình yêu, Hưng Nương chờ đợi trong héo mòn đến chết, lại quyết trở về để
được sống trong tình yêu…
1.2.2.2 ảnh hưởng của cuộc đời hai tác giả đối với các tác phẩm

18


Hà Thiện Hán cho biết Nguyễn Dữ từng làm quan nhưng thất vọng
trước thời thế hỗn loạn, lấy cớ phụng dưỡng mẹ già đã từ quan về ở ẩn chốn
núi rừng Thanh Hố, “mấy năm khơng đặt chân đến chốn thị thành” (Tựa
Truyền kỳ mạn lục). Cù Hựu cũng là người có tài mà khơng được trọng dụng.
Suốt đời ơng chỉ được giữ vài chức quan nhỏ, bổng lộc ít ỏi. Cù Hựu đã có
lúc vì thơ mà mắc họa, đã từng bị đưa đi đồn thú ở Bảo An tỉnh Thiểm Tây
mười tám năm. Cuối đời ông từ quan về quê làm nghề dạy học. Trước thực tại
nhiễu nhương cả hai tác giả đều có thái độ thất vọng, bất mãn, gần như bất
lực. Có thể nói, “tác giả tiểu thuyết truyền kỳ đều là những kẻ có tài, đều sinh
ra và lớn lên vào thời trung đại và có cuộc đời khơng phẳng lặng” [11,52].

Những điểm khác biệt trong cuộc đời của hai tác giả biểu lộ qua thế giới quan
của mình trong tác phẩm, chi phối đến cách xây dựng nhân vật của hai nhà
văn cũng như ảnh hưởng tới chủ đề tác phẩm.
Ngồi ra cịn có nguyên nhân từ động cơ sáng tác của hai người cầm
bút. Nguyễn Dữ “viết ra tập lục này để ngụ ý” (Hà Thiện Hán). “Lời ngụ ý
khuyên răn” là tinh thần nhất qn của ơng. Chu Thanh Ngun nói rằng
động cơ của Cù Hựu khi viết Tiễn đăng tân thoại là “bỡn cợt nơi bút mực,
trào phúng một để khuyên răn một trăm, mượn việc đó để bộc lộ ý chí và khí
khái trong lịng” [19,48].
Nhìn chung cả Cù Hựu và Nguyễn Dữ đều sáng tác để khuyến thiện
trừng ác. Vốn xuất thân là một nhà Nho, sinh vào thời loạn, Nguyễn Dữ mượn
Truyền kỳ mạn lục để bày tỏ niềm cô phẫn, thổ lộ hết những điều không vui
trong lòng. Cù Hựu cũng là một nhà Nho, từ nhỏ đã thông tuệ, tài hoa rất
mực. Sinh ra giữa buổi “binh lửa loạn ly”, từng lưu lạc nhiều nơi, viết Tiễn
đăng tân thoại những mong “mượn chén rượu của người tưới nỗi lòng chất
chứa”. Tuy rằng Truyền kỳ mạn lục có chịu ảnh hưởng của Cù Tơng Cát

19


nhưng là một thành phẩm nghệ thuật thể hiện ý đồ nghệ thuật riêng, mang dấu
ấn tài hoa riêng của tác giả.
ở Việt Nam, từ khi có nền văn học viết cho đến thế kỷ XVI, chưa bao
giờ người ta thấy nhân vật phụ nữ xuất hiện trong các tác phẩm văn học như
là một đối tượng chính của các nhà văn nhà thơ. Và nếu như trước đây hình
ảnh người phụ nữ cung đình q tộc có thấp thống trong sáng tác của
Nguyễn Trãi, Nguyễn Húc... “thì thường mới chỉ dừng lại ở mức độ nhận thức
trên bình diện tâm lý, cịn ở đây, nó là một đối tượng nhận thức, đối tượng
thẩm mỹ trọn vẹn, thành vấn đề người phụ nữ trong văn học- với những nhân
vật trung tâm là phụ nữ!” [9,119]. Trong sáng tác của Nguyễn Dữ, họ hiện lên

thật trọn vẹn với cả diện mạo, tâm hồn, tình cảm, nhu cầu và khát vọng, với
số phận của mình.
Trong Truyền kỳ mạn lục, bên cạnh các nhân vật nho sĩ ẩn dật, nhân vật
phụ nữ có vị trí chủ đạo. Những con người vốn xuất thân rất bình thường, có
khi tầm thường như ca kỹ, tỳ thiếp nhưng lại mang những phẩm chất rất đáng
trân trọng, ngợi ca. Hình tượng người phụ nữ trở thành nhân vật chính, nhân
vật trung tâm trong rất nhiều truyện của Truyền kỳ mạn lục. Đó là Nhị Khanh
(Chuyện người nghĩa phụ Khoái Châu), Vũ Thị Thiết (Chuyện người con gái
Nam Xương), Đào Hàn Than (Chuyện nghiệp oan của Đào thị), Lệ Nương
(Chuyện Lệ Nương) …
Tiễn đăng tân thoại là một tác phẩm nổi tiếng trên văn đàn văn học
trung đại Trung Quốc. Tác phẩm được lưu truyền và ảnh hưởng sâu rộng
trong và ở nước ngoài như Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam, gợi ý cho nhà
văn trong ngoài nước cải biên, sáng tác thành truyền kỳ, thoại bản và kịch
bản. Trong tác phẩm này, người phụ nữ gắn với những mối tình say đắm thuỷ
chung được thử thách qua nhiều loạn ly và nhiều ngăn trở như Hưng Nương
(Chiếc thoa vàng hình kim phượng), Thuý Thuý (Nàng Thuý Thuý), cô gái

20


(Cô gái áo xanh)... hoặc là những cuộc gặp gỡ kỳ lạ với thần tiên ma quỷ
chốn Thiên Thai, dưới thuỷ cung, âm phủ, hang động hay trong chùa như Lệ
Khanh (Chiếc đèn mẫu đơn), những cô gái (Động Thân Dương), Cô gái con
lão chủ quán (Cuộc kỳ ngộ ở Vị Đường)... Đây là đề tài được tác giả chú
trọng.
ở cả hai tác phẩm đều có hai loại nhân vật có thực và nhân vật siêu
thực, nhưng trong Truyền kỳ mạn lục, Nguyễn Dữ để cho loại nhân vật thực
hoàn tồn nắm vai trị chính yếu của cốt truyện. Tiễn đăng tân thoại cũng có
điều này song chỉ chiếm số lượng nhỏ, chỉ có nhân vật ái Khanh và Lưu Thuý

Thúy là nhân thực trong vai trò là nhân vật chính. Nhân vật nữ chủ yếu là
những hồn ma, yêu nữ mang dáng dấp con người.
Để cho nhân vật chính là những con người thực, Nguyễn Dữ đã có
dụng ý, bởi vì hơn ai hết chỉ có con người thực mới thật sự đảm đương công
việc đời thường một cách trọn vẹn, chỉ có con người thực mới có thể sống
trong xã hội thực. Đưa con người thực đóng vai trị chính, Nguyễn Dữ đúng là
một nhà nho, ơng đã đặt người phụ nữ trong mối quan hệ của xã hội dưới học
thuyết Nho giáo “tam tòng, tứ đức”, “nam tôn, nữ ty”. Xây dựng con người
thực là nhân vật chính, Nguyễn Dữ đã có dụng tâm miêu tả vẻ đẹp và nỗi đau
của con người trần thế. Đó là những bi kịch nảy sinh từ phía mỗi gia đình,
mỗi thân phận. Những truyện mà người phụ nữ đóng vai trị nhân vật chính
thường: tả nỗi ln lạc của người phụ nữ, một đằng vì tên cường quyền chiếm
đoạt làm cho rẽ thuý chia uyên (Chuyện nàng Thuý Tiêu ), một đằng vì bọn
ngoại xâm lăng lồn áp bức, làm cho bình rơi trâm gãy (Chuyện Lệ Nương),
hay tả rõ người phụ nữ trong xã hội cũ, dù ăn ở thuỷ chung với chồng thế nào,
cũng chịu một thân phận hèn kém: một đằng vì thua bạc mà gán vợ (Chuyện
người nghĩa phụ Khối Châu), một đằng vì ngờ vực hão huyền để vợ phải
quyên sinh (Chuyện người con gái Nam Xương). Xuyên suốt các câu chuyện

21


trong Truyền kỳ mạn lục người phụ nữ đóng vai trị nhân vật chính đều tốt
lên ở họ vẻ đẹp tinh thần, vẻ đẹp thể chất ít được thể hiện. Con người thực
phản ánh hiện thực, đó là mong muốn của Nguyễn Dữ khi ông muốn thể hiện
ước mơ về một xã hội tốt đẹp hơn.
Những nhân vật phụ nữ đóng vai trị nhân vật phụ là những nhân vật
khơng có thực. Họ là những nhân vật siêu nhiên, những hồn ma, hồn hoa
mang dáng dấp của những con người thoắt ẩn thoắt hiện, sống trên dương
gian chỉ là tạm bợ. Những nhân vật này có vẻ đẹp nghiêng về vật chất và ta

khó tìm được một tính cách có thay đổi. Đây phải chăng cũng là một dụng ý
của Nguyễn Dữ ? Ông để cho nhân vật phụ nữ khơng có thật đóng vai trị phụ
bởi chỉ có như vậy nhân vật siêu nhiên này mới biểu hiện được khát vọng trần
thế, khát vọng tình yêu. Chẳng hạn trong Chuyện cây gạo, nhân vật Lệ Khanh
dưới hình thức là hồn ma là yếu tố tác động khiến cho Trình Trung Ngộ mắc
vào vòng luyến ái. Lệ Khanh chỉ là nhân vật phụ, mọi tư tưởng, ý nghĩ của
nàng cho thấy nàng chỉ muốn đắm mình trong ái ân, thoả mãn bản năng “nghĩ
đời người ta chẳng khác gì giấc chiêm bao. Chi bằng trời để sống ngày nào,
nên tìm lấy những thú vui, kẻo một sớm chết đi, sẽ thành người của suối
vàng, dù có muốn ái ân cũng không được nữa”. Như vậy khát vọng trần thế ở
đây khơng cịn là khát vọng bình thường: u và được yêu, sống là bổn phận,
trách nhiệm của người vợ, người mẹ nữa mà là những con người chỉ có ước
vọng về phần xác thịt, sống theo bản năng. Do đó, những người phụ nữ đóng
vai trị nhân vật phụ trong Truyền kỳ mạn lục hầu hết khơng có phẩm chất nổi
bật, một phần có lẽ thời gian cho họ xuất hiện quá ngắn ngủi “số trời đã định,
kỳ về đến nơi, biết làm sao được... Chỉ nội trong đêm nay thơi. Hễ lúc nào có
trận gió đơng nổi lên ấy là lúc chúng em thác hoá” (Chuyện kỳ ngộ ở Trại
Tây), phần nữa, do họ khơng có nhiều xung đột, mâu thuẫn với cuộc đời thực.
Nguyễn Dữ đã mượn những hồn hoa như Liễu (Hồng Nương), Đào (Nhu

22


Nương) để thể hiện vẻ đẹp thể chất của người phụ nữ: Chuyện kỳ ngộ ở Trại
Tây, và những nhân vật kỳ ảo này dù là hồn ma cũng mang vẻ đẹp yêu kiều,
diễm lệ: Chuyện cây gạo, Chuyện yêu quái ở Xương Giang ...
Trong Truyền kỳ mạn lục người phụ nữ đóng vai trị nhân vật chính
chưa thể hiện được khát vọng, ước mơ của mình ở cõi đời này, cũng như
người phụ nữ trong Tiễn đăng tân thoại, cuộc sống hiện thực của họ không
thể thoả mãn được tình u tự do, hạnh phúc. Do đó, ở phần cuối mỗi tác

phẩm bao giờ cũng có sự tái sinh qua yếu tố kỳ ảo hoang đường. Vấn đề này
chúng tôi sẽ đi vào cụ thể hơn trong phần sau.
Truyền kỳ mạn lục đặc biệt đề cao vẻ đẹp của người phụ nữ trên
phương diện tinh thần. Nếu chỉ để con người hiện lên giữa cuộc đời trần trụi
thì chưa đủ để tác giả ca ngợi mà tác giả đã có sự kết hợp giữa ba cõi: Tiêntrần- âm phủ. Tạo ra khung cảnh kỳ ảo giữa hai cõi âm - dương, tiên- trần,
mục đích của Nguyễn Dữ là nói lên khát vọng tìm lại nhau của con người. Vũ
Nương trở về trên dịng sơng huyền ảo rồi nhanh chóng biến mất. Đó là cuộc
gặp gỡ và chia ly giữa một bên là thực, một bên là hư ảo. ở đó vẫn là hai thế
giới cách trở khơng thể hồ nhập: cõi âm và cõi dương. Và sự thật đau lòng:
hai người đã thuộc về hai thế giới khác nhau làm sao có thể cùng sống cùng
nhau, có chăng chỉ là khát khao tìm lại những gì đã mất. Nàng Nhị Khanh
trong truyện Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu cũng vậy, những tiếng
vọng nơi cõi âm truyền về chỉ là một yếu tố kỳ lạ cho lòng mong mỏi gặp lại
người xưa.
Trong Tiễn đăng tân thoại người phụ nữ lại được nhấn mạnh đến vẻ
đẹp thể chất, họ là những người phụ nữ có sắc đẹp, là những cơ gái khuê các
như Hưng Nương, Khánh Nương hay Lan Anh, Huệ Anh vừa thông minh,
giỏi thơ phú lại xinh đẹp. Và chủ yếu những nhân vật nữ là những hồn ma
hiện thành người, những nhân vật thực xuất hiện rất ít. Nếu như Cù Hựu đã

23


thuyết phục người đọc bởi chất hoang đường kỳ ảo, thậm chí đã dụng cơng
tạo nên sự ly kỳ rùng rợn gây cảm giác ghê sợ hãi hùng cho người đọc, thì
Nguyễn Dữ lại thuyết phục và lay động trái tim người đọc qua những cảnh
đời éo le, sự cảm thơng, sẻ chia, xót đau trước những thân phận bất hạnh.
Cả hai tác giả đều mượn yếu tố siêu hình để biểu hiện khát vọng tình
yêu tự do của nam nữ. Trong Truyền kỳ mạn lục đó là cuộc gặp gỡ của Trung
Ngộ với hồn ma Nhị Khanh, cuộc kỳ ngộ của Hà Nhân ở trại Tây với Liễu,

Đào rồi cuộc kỳ ngộ giữa Hàn Than- Vô Kỷ, Phật Sinh với Lệ Nương, mối
tình bất chính của hồn oan Thị Nghi với viên quan họ Hoàng... ở Tiễn đăng
tân thoại, đó là cuộc gặp gỡ giữa Kiều Sinh và Lệ Khanh, mối tình giữa hồn
ma Hưng Nương và Hưng Ca, mối tình giữa Đằng Mục và hồn ma Vệ
Phương Hoa, Thuý Thuý- Kim Định, hạnh phúc có được của vợ chồng Vương
Sinh trong Cuộc kỳ ngộ ở Vị Đường...
Nhân vật nữ trong Truyền kỳ mạn lục dù nhân vật chính hay nhân vật
phụ, dưới hình thức chính diện hay phản diện thì đều là những con người thể
hiện được sự phức tạp của cuộc sống. Trong tác phẩm của mình, Nguyễn Dữ
không chỉ đơn nhất xây dựng một kiểu nhân vật xuất thân từ một thành phần
của xã hội mà ở đó người phụ nữ hiện lên dưới nhiều thành phần xã hội : khuê
nữ (người con gái sống trong cung cấm), kỹ nữ (người phụ nữ buôn phấn bán
son), dân nữ (người phụ nữ thường dân). Nhân vật nữ trong Truyền kỳ mạn
lục rất đa dạng, xuất hiện và biến thái dưới nhiều hình thức. Trong Tiễn đăng
tân thoại, nhân vật nữ cũng xuất hiện từ những cuộc đời, những số phận khác
nhau nhưng phần nhiều là những tiểu thư khuê các.
Chưa bao giờ Văn học viết Việt Nam cho đến thế kỷ XVI lại có hình
tượng người phụ nữ xuất hiện nhiều như trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn
Dữ. Nếu như ở giai đoạn thế kỷ X- XIV, các tác giả truyện ngắn lấy thần
thánh, lấy những nhân vật truyền thuyết hoặc lấy các cao tăng, đạo sĩ ... làm

24


nhân vật trung tâm cho tác phẩm của mình thì giờ đây, Nguyễn Dữ đã lấy
người thực, việc thực; đặc biệt là lấy những con người có số phận bất hạnh
như Vũ Thị Thiết, Lệ Nương, Đào Hàn Than... làm đối tượng phản ánh. Rõ
ràng Nguyễn Dữ là người mở đầu cho khuynh hướng phản ánh cuộc sống
phức tạp của người phụ nữ. Viết về người phụ nữ, Nguyễn Dữ là người đầu
tiên có bước cơng phá để khẳng định giá trị tốt đẹp của con người mà dưới

chế độ xã hội cũ họ là thân phận nhỏ nhoi, thấp kém, dễ lụi tàn. Chúng ta trân
trọng tư tưởng nhân văn của Nguyễn Dữ, một nhà nho ẩn dật suốt đời. Ông
đồng cảm với số phận của người phụ nữ, khẳng định vẻ đẹp phẩm chất, tính
cách của họ.

Chương 2
Những sự tương đồng và khác biệt của tính cách
và số phận nhân vật nữ trong hai tác phẩm
2.1 Những sự tương đồng và khác biệt về tính cách
Tính cách có vai trò quan trọng đối với cả nội dung và hình thức của
tác phẩm văn học. Đối với nội dung, tính cách có nhiệm vụ cụ thể hóa sự thực
hiện của chủ đề tư tưởng tác phẩm, thông qua sự hoạt động và mối liên hệ

25


×