Tải bản đầy đủ (.pdf) (170 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đề xuất giải pháp vận dụng quan điểm sư phạm tương tác vào dạy kỹ năng nói tiếng anh trình độ ket (a2) tại trung tâm anh ngữ quốc tế sài gòn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.83 MB, 170 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
VĂN KIM LẬP

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM
SƯ PHẠM TƯƠNG TÁC VÀO DẠY KỸ NĂNG NĨI TIẾNG ANH
TRÌNH ĐỘ KET (A2) TẠI TRUNG TÂM
ANH NGỮ QUỐC TẾ SÀI GÒN

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 601401

S K C0 0 4 3 8 3

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10/2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
VĂN KIM LẬP

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM SƯ PHẠM
TƯƠNG TÁC VÀO DẠY KỸ NĂNG NĨI TIẾNG ANH TRÌNH
ĐỘ KET (A2) TẠI TRUNG TÂM ANH NGỮ QUỐC TẾ
SÀI GÒN


NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 601401

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10/2014


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi, được xuất phát từ yêu
cầu trong cơng việc để hình thành hướng nghiên cứu.
Các số liệu có nguồn gốc rõ ràng tuân thủ đúng nguyên tắc và kết quả trình bày
trong luận văn được thu thập trong quá trình nghiên cứu là trung thực và chưa từng
được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
TPHCM, ngày 24 tháng 10 năm 2014
Tác giả luận văn

VĂN KIM LẬP

ii


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện luận văn, em chân thành cảm ơn:
-PGS.TS. Võ Thị Xuân -cán bộ hướng dẫn khoa học đã nhiệt tình giúp đỡ
và hướng dẫn, giúp em hồn thành luận văn.
- Qúy thầy, cơ trong hội đồng bảo vệ CĐ2 đã nhận xét và gợi ý cho q
trình nghiên cứu.
- Qúy thầy, cơ tham gia giảng dạy các mơn học trong chương trình đào tạo.
-BGH và quý thầy cô tại trung tâm Anh ngữ ASTON.

Em xin chân thành cảm ơn.

TPHCM, ngày 24….tháng 10…năm 2014

iii


TĨM TẮT LUẬN VĂN
Ngày nay, tiếng Anh đóng một vai trị quan trọng trong đời sống con người và
nó được coi là ngôn ngữ quốc tế phổ biến nhất trên thế giới.Vì vậy, nhu cầu học tiếng
Anh ngày càng tăng. Giảng dạy tiếng Anh như một ngoại ngữ (TEFL) đòi hỏi người
học " tiếp xúc” với những kỹ năng như: nghe, nói, đọc, viết. Mục đích đầu tiên và cuối
cùng của việc tiếp thu kỹ năng ngôn ngữ là để đạt được một sự phát triển cao về khả
năng tiếp nhận và sử dụng được nó.
Biết tiếng Anh sẽ mở ra cơ hội việc làm ở nhiều nước và nhiều thị trường khác
nhau. Các tập đoàn đa quốc gia, cũng như các cơng ty tuyển dụng các chun gia có
nhiều kỹ năng trong cơng việc nhưng cũng địi hỏi các ứng cử viên phải có kỹ năng
nói tiếng Anh tốt. Một trong những kỹ năng ngôn ngữ phải được làm chủ trong việc
học tiếng Anh chính là khả năng nói và giao tiếp bằng tiếng Anh thật lưu lốt. Theo
đó, kĩ năng nói được coi là kỹ năng chính cần được phát triển bởi vì chính kĩ năng nói
thể hiện việc sử dụng thông thạo ngôn ngữ.
Tuy nhiên, trong các cách tiếp cận truyền thống của việc học và giảng dạy ngơn
ngữ, kỹ năng nói đã bị bỏ qn và người dạy chỉ tập trung chủ yếu vào kĩ năng đọc và
viết, phương pháp ngữ - dịch là một ví dụ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hầu hết
người học tiếng Anh như một ngoại ngữ cảm thấy khá khó khăn để cải thiện khả năng
nói tiếng Anh của mình bởi vì nhiều nguyên nhân khác nhau như họ thiếu tự tin, vốn
từ vựng, khơng có ý tưởng để nói, cũng như họ khơng thể dùng tiếng Anh để diễn đạt
một cách lưu lốt và chính xác. Xuất phát từ những lí do đó, người nghiên cứu sẽ đề
xuất một số giải pháp theo quan điểm sư phạm tương tác để cải thiện khả năng nói
tiếng Anh. Với các giải pháp đề xuất theo hướng tương tác sẽ có ảnh hưởng tích cực
và làm cho việc học tập trở nên hứng thú hơn cho người học trong việc phát triển kỹ
năng nói của họ. Trong việc tiếp thu ngơn ngữ thứ hai, tương tác từ lâu đã được xem là

yếu tố quan trọng trong việc học ngôn ngữ. Đây là một cách tiếp cận dạy học nhấn
mạnh mối quan hệ giữa ba tác nhân người dạy-người học và môi trường. Cách tiếp cận
này thể hiện xu hướng dạy học dựa vào người học và chủ yếu và cơ bản nhất là hoạt
động bộ máy thần kinh của người học.Từ những lí do trên và qua q trình thực tế
giảng dạy tiếng Anh trình độ KET(A2), tơi thực hiện đề tài “Đề xuất giải pháp vận
iv


dụng quan điếm sư phạm tương tác vào dạy kĩ năng nói tiếng Anh trình độ
KET(A2)tại trung tâm Anh ngữ quốc tế Sài Gòn” để thực hiện đề tài nghiên cứu.
Cấu trúc của luận văn
Luận văn được chia thành 3 phần chính: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết
luận-kiến nghị.
 Phần mở đầu
Phần mở đầu trình bày lí do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, khách thể -đối tượng
nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu, và phương pháp nghiên cứu.
 Phần nội dung: gồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lí luận
Đầu tiên, người nghiên cứu trình bày về quá trình dạy học, các thành tố của quá
trình dạy học, phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học cũng như khái niệm quan điểm
dạy học. Sau đó là một số khái niệm về quan điểm sư phạm tương tác, tiếng Anh trình
độ KET(A2), kĩ năng nói tiếng Anh, các thành tố đặc trưng, các dạng của dạy học
tương tác. Tiếp theo đó, người nghiên cứu trình bày về lí luận dạy học tiếng Anh, các
đặc trưng, cũng như trình bày các phương pháp dạy kĩ năng nói tiếng Anh trình độ
KET theo hướng vận dụng quan điểm sư phạm tương tác.
Chương 2: Thực trạng dạy học kĩ năng nói tiếng Anh trình độ KET(A2) tại
trung tâm Anh ngữ quốc tế Sài Gịn.
Trong chương này, người nghiên cứu trình bày tổng quan về trung tâm Anh ngữ
ASTON, cũng như thực trạng dạy học kĩ năng nói tiếng Anh trình độ KET tại đây.
Chương 3: Đề xuất giải pháp vận dụng quan điểm sư phạm tương tác vào dạy

học kĩ năng nói tiếng Anh trình độ KET(A2) tại trung tâm Anh ngữ quốc tế Sài Gịn.
Trong chương này,người nghiên cứu trình bày các cơ sở khoa học của việc đề
xuất giải pháp, các giải pháp cũng như đánh giá hiệu quả và tính khả thi của các giải
pháp.

Phần thực nghiệm:Trong phần thực nghiệm, người nghiên cứu trình bày quá
trình thực nghiệm sư phạm cũng như bảng câu hỏi khảo sát và các bảng, biểu đồ khảo
sát.
 Và cuối cùng là phần kết luận và kiến nghị.
v


Phần này trình bày các đánh giá về đề tài, kết quả nghiên cứu, những hạn chế,
những kiến nghị và hướng phát triển đề tài.

vi


MỤC LỤC
LÝ LỊCH KHOA HỌC ......................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................. ii
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... iii
TÓM TẮT LUẬN VĂN ....................................................................................... iv
ABSTRACT ........................................................................................................ vii
MỤC LỤC ............................................................................................................ ix
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................ xiii
DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................xiv
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ......................................................................................xvi
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................... xvii
PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................2

1.Lý do chọn đề tài .................................................................................................2
2. Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................4
3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. .......................................................................4
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ..................................................................4
4.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................4
4.2. Khách thể nghiên cứu....................................................................................4
5. Giả thuyết khoa học. ..........................................................................................4
6. Phạm vi nghiên cứu của đề tài...........................................................................5
7. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................5
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận ...................................................................5
7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn .................................................................5
8.Cấu trúc luận văn: ..............................................................................................6
PHẦN NỘI DUNG.................................................................................................8
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN ..........................................................................8
1.1.Tổng quan kết quả nghiên cứu về quan điểm sư phạm tương tác trên thế giới
và ở Việt Nam.........................................................................................................8
1.1.1.Trên thế giới................................................................................................8
1.1.2. Ở Việt Nam. ...............................................................................................9
ix


1.2. Các khái niệm cơ bản....................................................................................10
1.2.1. Quá trình dạy học: ....................................................................................10
1.2.2.Kĩ thuật dạy học ........................................................................................11
1.2.3.Phương pháp dạy học ................................................................................11
1.2.4.Quan điểm dạy học....................................................................................12
1.2.5. Quan điểm sư phạm tương tác. .................................................................13
1.2.6.Kĩ năng nói ( speaking skill)......................................................................14
1.2.7.Tiếng Anh trình độ KET(A2) ....................................................................15
1.3 Khái quát về dạy học theo quan điểm sư phạm tương tác ...........................16

1.3.1. Đặc trưng của dạy học theo quan diểm sư phạm tương tác .......................16
1.3.2.Cấu trúc của dạy học theo quan điểm sư phạm tương tác...........................19
1.3.3. Các dạng tương tác cơ bản của dạy học theo quan điểm sư phạm tương tác.22
1.4. Dạy học kĩ năng nói tiếng Anh trình độ KET(A2) theo quan điểm sư phạm
tương tác...............................................................................................................25
1.4.1.Triết lí dạy học ngoại ngữ. ........................................................................25
1.4.2.Dạy kĩ năng nói tiếng Anh trình độ KET(A2)............................................26
1.4.3. Một số phương pháp dạy học tiếng Anh. ..................................................27
1.4.4. Phương pháp dạy kĩ năng nói tiếng Anh trình độ KET theo hướng vận dụng
quan điểm sư phạm tương tác.............................................................................28
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ......................................................................................42
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG DẠY HỌC KĨ NĂNG NĨI TIẾNG ANH TRÌNH
ĐỘ KET(A2)TẠI TRUNG TÂM ANH NGỮ QUỐC TẾ SÀI GÒN .................43
2.1. Giới thiệu sơ lược về trung tâm Anh ngữ quốc tế Sài Gòn. ........................43
2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của trung tâm Anh ngữ quốc tế Sài Gịn.43
2.1.2. Chương trình đào tạo................................................................................43
2.2 Giới thiệu về tiếng Anh KET(A2)..................................................................44
2.2.1. Vị trí, tính chất của môn học. ...................................................................44
2.2.2 .Mục tiêu môn học. ...................................................................................44
2.2.3. Nội dung môn học. ...................................................................................44
2.3 Khảo sát thực trạng dạy học kĩ năng nói tiếng Anh KET(A2) tại trung tâm
Anh ngữ quốc tế Sài Gòn. ....................................................................................49
2.3.1 Khảo sát thực trạng hoạt động dạy kĩ năng nói tiếng Anh trình độ KET(A2).49
x


2.3.2 Khảo sát thực trạng hoạt động học kĩ năng nói tiếng Anh trình độ KET(A2).58
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM SƯ PHẠM
TƯƠNG TÁC VÀO DẠY KĨ NĂNG NĨI TIẾNG ANH TRÌNH ĐỘ KET(A2)
TẠI TRUNG TÂM ANH NGỮ QUỐC TẾ SÀI GÒN. ......................................69

3.1. Cơ sở khoa học của các đề xuất giải pháp vận dụng quan điểm sư phạm
tương tác...............................................................................................................69
3.2 Giải pháp vận dụng quan điểm sư phạm tương tác trong dạy kĩ năng nói tiếng
Anh trình độ KET(A2). .......................................................................................70
3.2.1. Sử dụng các trị chơi ngơn ngữ (the language games) ..........................70
3.2.1.1.Mục đích ............................................................................................70
3.2.1.2.Nội dung ............................................................................................70
3.2.1.3 Cách thực hiện: ..................................................................................70
3.2.2.Sử dụng kĩ thuật công não (Brainstorming) ..........................................78
3.3.2.1.Mục đích: ...........................................................................................78
3.2.2.2.Nội dung: ...........................................................................................78
3.2.2.3.Cách tiến hành:...................................................................................78
3.2.3. Sử dụng PPDH hợp tác (Cooperative language learning) ....................79
3.2.3.1.Mục đích ............................................................................................79
3.2.3.2.Nội dung ............................................................................................79
3.2.3.3.Cách thực hiện....................................................................................79
3.3.Đánh giá về tính khả thi của các giải pháp ...................................................81
3.3.1. Đánh giá sự phù hợp của các giải pháp đề xuất đối với nội dung mơn nói tiếng
Anh trình độ KET(A2). ......................................................................................81
3.3.2.Đánh giá mức độ tạo hứng thú học tập của các giải pháp...........................82
3.3.3.Đánh giá mức độ phù hợp của các giải pháp đã được đề xuất với điều kiện
thực tế tại trung tâm Anh ngữ quốc tế Sài Gòn. ..................................................84
3.3.4.Đánh giá mức độ phù hợp của các giải pháp đã được đề xuất với đặc điểm lứa
tuổi học sinh ......................................................................................................84
3.4.Thực nghiệm sư phạm ...................................................................................86
3.4.1. Mục đích thực nghiệm. .............................................................................86
3.4.2. Đối tượng và thời gian thực nghiệm. ........................................................86
3.4.3.Nội dung thực nghiệm ...............................................................................87
3.4.4. Xử lý kết quả thực nghiệm .......................................................................87
3.4.5. Phân tích, đánh giá thái độ và kết quả học tập của học sinh. .....................97

3.4.6. Kết quả đánh giá nhận xét của GV dự giờ ................................................97
xi


Kết luận chương 3................................................................................................ 100
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................ 101
1.Kết luận ............................................................................................................ 101
2. Kiến nghị ......................................................................................................... 102
3.Hướng phát triển của đề tài ............................................................................... 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 104
TIẾNG VIỆT ....................................................................................................... 104
TIẾNG NƯỚC NGOÀI ....................................................................................... 105

xii


PHẦN MỞ ĐẦU

1


PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Trong xu hướng hội nhập hiện nay thì ngoại ngữ mà phổ biến là tiếng Anh đóng vai
trị hết sức quan trọng. Để có thể tiếp cận tri thức thế giới, trước hết là phải giỏi ngoại
ngữ.Tiếng Anh chính là ngơn ngữ của hơn 53 quốc gia và vùng lãnh thổ, và là ngôn
ngữ chính thức của khối EU. Tiếng Anh là một trong những ngơn ngữ thơng dụng nhất
trên thế giới, là chìa khóa để mở cửa thế giới, doanh nhân ở mọi quốc gia nếu muốn
thành đạt không thể không biết đến ngôn ngữ này. Tầm quan trọng của tiếng Anh đang
ngày càng được khẳng định. Việc nâng cao ngoại ngữ cho học sinh –sinh viên cũng

được chú trọng với đề án ngoại ngữ 2020, ngày 8/4/2011 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo đã ký quyết định số 1400/QĐ-BGDĐT thành lập ban quản lý đề án “Dạy và
học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020”. Mục tiêu
chung của đề án là “Thực hiện đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ
thống giáo dục, trong đó có giáo dục đại học, nhằm đảm bảo đến năm 2015 đạt được
bước tiến rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn nhân lực, nhất là
đối với một số lĩnh vực ưu tiên….”.[12, tr.1]. Qua đó ta thấy rằng nhà nước đã có mối
quan tâm rất lớn đến chiến lược đào tạo ngoại ngữ cho thế hệ tương lai của quốc gia.
Kĩ năng nói ( speaking skill ) là một phần quan trọng của việc học ngôn ngữ. Hiện
nay, mục tiêu đặt ra trong việc dạy và học kĩ năng nói là cải thiện khả năng giao tiếp
của người học vì thơng qua đó, người học có thể sử dụng thành thạo ngôn ngữ được
học.Trước đây, việc giảng dạy ngôn ngữ chủ yếu chú trọng vào cấu trúc câu và ngữ
pháp. Người học tiếng Anh thành công hay thất bại phụ thuộc vào khả năng nắm vững
các quy tắc về ngữ pháp và cấu trúc câu tiếng Anh. Việc giảng dạy ngoại ngữ bị chi
phối bởi phương pháp dạy truyền thống, trong đó giáo viên là người chi phối mọi hoạt
động dạy và học trên lớp và môi trường học tập chủ yếu là môi trường lấy người dạy
làm trung tâm.
Việc xác định được vai trò của tiếng Anh hiện nay và những vấn đề mà người
học hay gặp phải trong việc học tiếng Anh có ý nghĩa cần thiết cho việc tìm kiếm
những phương pháp dạy học hiệu quả. Có nhiều phương pháp giảng dạy tiếng Anh
được đưa ra.Việc dạy và học tiếng Anh nhận được nhiều sự quan tâm của cả xã hội nói
chung và ngành giáo dục nói riêng, trong đó phương pháp dạy và học kỹ năng nói đặc
2


biệt được chú trọng hơn cả vì mục đích cuối cùng của dạy và học ngoại ngữ là hướng
người học đến giao tiếp. Phương pháp dạy học cũng thay đổi theo để đáp ứng nhu cầu
sử dụng thành thạo các kỹ năng giao tiếp tiếng Anh ngày càng tăng. Chính nhu cầu
này đã tạo ra đòi hỏi cao về chất lượng giảng dạy, cũng như về các nguồn và tài liệu
phục vụ giảng dạy ngơn ngữ. Ngồi ra, nhu cầu về phương pháp giảng dạy phù hợp

hiện nay cũng trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Chính vì thế, phương pháp dạy ngoại
ngữ hiện nay đã chuyển từ đường hướng lấy người dạy làm trung tâm sang đường
hướng lấy người học làm trung tâm, lấy tương tác làm yếu tố tiên quyết trong giảng
dạy. Ở đó, người học được giao tiếp trong môi trường giao tiếp thực sự, được hoạt
động theo cặp, hay theo các nhóm nhỏ để thực hiện các cơng việc cụ thể. Người học có
cơ hội được bày tỏ ý kiến hay cảm xúc của mình và được đặt câu hỏi nếu họ không
hiểu vấn đề nào đó. Ở các nước phát triển có cách thức học ngoại ngữ được áp dụng
rộng rãi trong nhà trường đầu thế kỉ 20, đó là lấy tương tác là hoạt động chính của q
trình dạy học nói chung và dạy học ngoại ngữ nói riêng. Đường hướng này đã làm
thay đổi cách dạy học, đòi hỏi cả người dạy và người học phải huy động tối đa các
chiến lược cần thiết để đạt được nhiệm vụ và mục tiêu dạy học.
Vấn đề mà người học hiện nay hay gặp phải trong việc học kĩ năng nói tiếng
Anh là họ khơng thể sử dụng tiếng Anh vào mục đích giao tiếp một cách hiệu quả.
Một trong những nguyên nhân đó là người học thiếu tự tin trong giao tiếp, không có
hứng thú, tích cực trong việc học, thiếu vốn từ vựng, khơng có ý tưởng để nói, khơng
thể nói tiếng Anh một cách chính xác và lưu lốt. Việc đổi mới phương pháp dạy học
theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, tự tin của người học trong việc sử dụng
kĩ năng nói tiếng Anh trong giao tiếp địi hỏi phải có sự xác lập cơ sở lý luận theo
hướng khoa học sư phạm hiện đại. Quan điểm sư phạm tương tác (QĐSPTT) là một
hướng đáp ứng được những yêu cầu này. Đó là một cách tiếp cận dạy học đề cao vai
trò tương tác bộ ba giữa người học, người dạy và môi trường dạy học. Cách tiếp cận
này thể hiện xu hướng dạy học dựa vào người học và chủ yếu và cơ bản nhất là hoạt
động bộ máy thần kinh của người học.
Từ những lí do kể trên và qua kinh nghiệm giảng dạy cho học sinh về tiếng Anh
Cambridge trình độ KET(A2), tơi thực hiện đề tài:

3


“Đề xuất giải pháp vận dụng quan điếm sư phạm tương tác vào dạy kĩ năng nói

tiếng Anh trình độ KET(A2)tại trung tâm Anh ngữ quốc tế Sài Gòn”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề xuất một số giải pháp vận dụng quan điểm sư phạm tương tác phù hợp với
việc dạy kĩ năng nói tiếng Anh trình độ KET(A2) tại trung tâm Anh ngữ quốc tế Sài
Gòn.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc của dạy kĩ năng nói tiếng Anh trình độ
KET(A2) theo quan điểm sư phạm tương tác.
3.2 Khảo sát và đánh giá thực trạng dạy học kĩ năng nói tiếng Anh trình độ
KET(A2) tại trung tâm Anh ngữ quốc tế Sài Gòn.
3.3 Đề xuất các giải pháp vận dụng quan điểm sư phạm tương tác vào dạy kĩ
năng nói tiếng Anh trình độ KET(A2) .
3.4 Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của các giải pháp đề xuất.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Các giải pháp vận dụng quan điểm sư phạm tương tác trong dạy kĩ năng nói
tiếng Anh trình độ KET(A2).
4.2. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động dạy và học kĩ năng nói tiếng Anh trình độ KET (A2) tại trung tâm
Anh ngữ quốc tế Sài Gòn.
5. Giả thuyết khoa học.
Nếu vận dụng các giải pháp theo quan điểm sư phạm tương tác trong dạy kĩ
năng nói tiếng Anh trình độ KET(A2) như người nghiên cứu đề xuất thì sẽ cải thiện kĩ
nói tiếng Anh của học sinh, giúp học sinh có thái độ học tập tích cực hơn và tự tin hơn
trong sử dụng kĩ năng nói tiếng Anh trong giao tiếp, đồng thời nâng cao hiệu quả đào
tạo của nhà trường.

4



6. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Phạm vi nghiên cứu của đề tài được thực nghiệm tại các lớp tiếng Anh trình độ
KET (A2) tại trung tâm Anh ngữ quốc tế Sài Gòn.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phương pháp thực hiện bằng cách nghiên cứu sách và tài liệu để nghiên cứu cơ
sở lý thuyết về đặc trưng, bản chất của quan điểm sư phạm tương tác, làm cơ sở lý
luận cho vấn đề nghiên cứu.
7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Để khảo sát cơ sở thực tiễn của đề tài người nghiên cứu sử dụng phương pháp
điều tra, bút vấn để thu thập các thơng tin về người học, về giáo trình đang sử dụng tại
trung tâm Anh ngữ quốc tế Sài Gòn.
 Dùng phiếu thăm dò ý kiến giáo viên và học sinh các lớp tiếng Anh trình độ
KET (A2) tại trung tâm Anh ngữ quốc tế Sài Gòn.
 Phương pháp phỏng vấn dùng để tìm hiểu đối tượng học nhằm bổ sung kết quả
thực trạng giảng dạy kĩ năng nói tiếng Anh trình độ KET (A2) tại trung tâm
Anh ngữ quốc tế Sài Gòn trước và sau khi áp dụng các giải pháp vận dụng quan
điểm sư phạm tương tác.
 Phương pháp chuyên gia: trao đổi với các chuyên gia về các phương pháp dạy
học tiếng Anh trình độ KET(A2) để tìm hiểu tính khả thi của các giải pháp đề
xuất.
 Phương pháp thực nghiệm: để kiểm chứng tác động của các giải pháp vận dụng
quan điểm sư phạm tương tác đối với q trình dạy học kĩ năng nói tiếng Anh
trình độ KET(A2) tại trung tâm Anh ngữ quốc tế Sài Gòn, người nghiên cứu sử
dụng phương pháp thực nghiệm. Quá trình thực nghiệm được thực hiện qua các
bước như sau:
Đặt giả thiết
Chọn mẫu thực nghiệm và mẫu đối chứng
Chọn bài học để thực nghiệm
5



Xây dựng câu hỏi kiểm tra
Tổ chức thực nghiệm
 Phương pháp thống kê: ứng dụng toán học xử lý dữ liệu bằng phương
pháp thống kê, phân tích kết quả thu được từ kết quả thực nghiệm để
đánh giá về hiệu quả sử dụng của các giải pháp đề xuất.
8.Cấu trúc luận văn:
Gồm có các phần:
Mở đầu
Nội dung
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Thực trạng dạy học kĩ năng nói tiếng Anh trình độ KET(A2)
tại trung tâm Anh ngữ quốc tế Sài Gòn.
Chương 3: Đề xuất giải pháp dạy vận dụng quan điểm sư phạm tương tác
học trong dạy kĩ năng nói tiếng Anh trình độ KET(A2).
Kết luận & kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

6


PHẦN NỘI DUNG

7


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1.Tổng quan kết quả nghiên cứu về quan điểm sư phạm tương tác trên thế giới
và ở Việt Nam.
1.1.1.Trên thế giới.
Tư tưởng dạy học tương tác xuất hiện từ rất sớm, khi con người nhận thức được
tầm quan trọng của giáo dục và ln tìm kiếm những cách thức để nâng cao kết quả
học tập.Theo thời gian, tư tưởng giáo dục đó tiếp tục được khẳng định và có nhiều
bước tiến khác.Trong lịch sử của nhân loại đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra các yếu tố,
vai trò cũng như các mối quan hệ tương tác của các thành tố trong hoạt động dạy học.
J.A Comenxki (1592-1670) nhà giáo dục lỗi lạc người Tiệp Khắc nhà đã khẳng
định vai trò quan trọng của người dạy và người học, môi trường dạy học trong tác
phẩm nổi tiếng “Lí luận dạy học vĩ đại”(1632). Ông chỉ ra các nguyên tắc dạy học
như: dạy học phát huy tính tích cực của học sinh, đảm bảo tính trực quan, tương
tác….Tác phẩm đã trình bày tư tưởng cấp tiến, khoa học về mơ hình giáo dục hiện đại
mà ngày nay chúng ta đang cố gắng phấn đấu áp dụng. Comenxki chú ý phát triển
mạnh mẽ năng lực nhận thức của học sinh làm bùng lên ngọn lửa khát khao tri thức
nhiệt tình say mê học tập.Theo ơng, để làm được điều đó phải kết hợp cái hứng thú với
điều ích lợi khuyến khích tính tị mị của người học.
Helvétius (1715-1771) là nhà giáo dục người Pháp cho rằng ngồi hai yếu tố người
dạy, người học thì nhân tố môi trường dạy học cũng hết sức quan trọng. Theo
Helvétius có một sự tương đồng về tiếp nhận kiến thức giữa mọi người với điều kiện
giáo viên có khả năng kiểm sốt được mơi trường xung quanh của học sinh qua tác
phẩm “Con người, kiến thức và giáo dục” (1774)[3, tr.162].
John Dewey (1859-1952) là triết gia và nhà giáo dục người Mỹ, ông cho rằng giáo
viên cần phải xem trọng vốn kiến thức của mỗi học sinh, học đường khơng phải bao
gồm lớp học mà cịn ở phịng đọc sách, vườn cây, xưởng thợ….Để tăng hiệu quả dạy
học, ông đề nghị học sinh nên làm việc theo nhóm, có sự tương tác, thảo luận trong
nhóm.[ 3, tr.249].
8



Nhà tâm lý học L.X.Vygotsky(1896-1915) với lý thuyết dạy học biện chứng, ông
cho rằng cơ chế của việc học là cơ chế kết hợp giữa cá nhân và học hợp tác, dạy học là
sự hợp tác hai chiều giữa thầy và trị.
Kurt Lewin (1890 - 1947) – Nhà tâm lí học người Đức - là người khởi xướng trào
lưu tương tác nhóm vào đầu những năm 40 của thế kỉ XX. Lý thuyết tương tác nhóm
của Kurt Lewin đã đưa đến nhiều nghiên cứu khác về dạy học tương tác.
Vào những năm 70 của thế kỉ XX, các nhà nghiên cứu sư phạm như Guy
Brousseau, Claude Comiti..thuộc viện Đại học đào tạo giáo viên ở Gremnoble (Pháp)
đã thiết kế các phương pháp dạy học dựa trên sự tương tác của các cá nhân trong tập
thể lớp học. Họ đã đưa ra cấu trúc tác động dạy học gồm 4 nhân tố: Người dạy, người
học, nội dung kiến thức và môi trường.Tuy nhiên, trong các nghiên cứu này thì yếu tố
mơi trường chưa được phân tích một cách bao quát hết các khía cạnh và các mặt khác
nhau của mơi trường dạy học.
Trong tác phẩm “Sư phạm tương tác- một tiếp cận khoa học thần kinh về dạy và
học” của hai tác giả người Canada là Jean Marc Denommé và Madeleine Roy đã mở ra
một quan điểm sư phạm tương tác với cấu trúc là một “bộ ba” gồm: người học, người
dạy và mơi trường, cịn nội dung kiến thức như là một yếu tố khách quan mà người
dạy muốn hướng người học chiếm lĩnh.Trong tác phẩm này, tác giả phân tích kĩ người
học học như thế nào, về bộ máy học của người học.[6, tr. 21-53].Tuy nhiên, tác phầm
này vẫn chưa đề xuất các phương tiện cụ thể để thực hiện trong thực tiễn dạy học.
1.1.2. Ở Việt Nam.
Ở nước ta hiện nay đang tiến hành đổi mới phương pháp dạy học trong đó đặc
biệt chú trọng đến người học, lấy người học làm trung tâm. Phương pháp dạy học
nhằm giúp người học phát huy tính sáng tạo sáng tạo, tích cực, chủ động chiếm lĩnh trí
thức.
Hiện nay, dạy học theo quan điểm sư phạm tương tác tương tác đang dần được
phổ biến rộng rãi ở các trường. Quan điểm sư phạm tương tác ở Việt Nam đang được
quan tâm nghiên cứu và cũng đã có những kết quả nhất định như:
Nguyễn Thị Bích Hạnh (2006), Biện pháp hồn thiện kĩ năng tự học cho sinh
viên ĐHSP theo quan điểm sư phạm tương tác, Luận án TS, Hà Nội. Tác giả khẳng

9


định khả năng ứng dụng quan điểm dạy học này vào quá trình dạy học, nhất là những
đối tượng người học trong đào tạo nghề đem lại hiệu quả tốt.
Phó Đức Hồi(2011), Phương pháp và cơng nghệ dạy học trong môi trường sư
phạm tương tác,NXB ĐH Sư Phạm. Tác giả giới thiệu mơ hình sư phạm tương tác và
dạy học tích cực trong mơi trường sư phạm tương tác. Đồng thời, tác giả cũng giới
thiệu một số phần mềm thiết kế giáo án điện tử theo quan điểm sư phạm tương tác.
Phạm Quang Tiệp (2013), Dạy học dựa vào tương tác trong đào tạo giáo viên
tiểu học trình độ đại học, luận án TS, Hà Nội. Tác giả thiết kế năm mơ hình dạy học
dựa vào tương tác như :mơ hình dạy học dựa vào tương tác theo kiểu thơng báo - thu
nhận, theo kiểu kiến tạo - tìm tịi, kiểu làm mẫu - luyện tập, kiểu khuyến khích - tham
gia, kiểu tình huống - nghiên cứu.
1.2. Các khái niệm cơ bản
1.2.1. Quá trình dạy học:
“ Quá trình dạy học(QTDH) là chuỗi liên tiếp các hành động dạy, hành động
của người dạy và người học đan xen và tương tác với nhau trong khoảng không gian
và thời gian nhất định, nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy học.” [10, tr.10].
QTDH là bao gồm quá trình dạy của giáo viên và q trình học của học sinh.
Hai q trình nay khơng tách rời nhau, có liên hệ mật thiết với nhau. Trong đó giáo
viên đóng vai trị tổ chức, điều khiển.. giúp học sinh tự khám phá ra tri thức. Đồng thời
giáo viên còn là người cung cấp tri thức cho học sinh. Song chức năng này không phải
là chức năng chính yếu trong q trình dạy học. Phối hợp với hoạt động đó của giáo
viên thì học sinh tích cực, tự giác..chiếm lĩnh tri thức nhằm đạt được mục tiêu dạy học
và qua đó phát triển nhân cách của mình.
Các thành tố của quá trình dạy học
Khi xem xét QTDH ở một thời điểm nhất định, thì QTDH bao gồm các thành tố
như mục đích dạy học, nội dung dạy học, phương pháp, phương tiện, kiểm tra-đánh
giá, hình thức tổ chức dạy học, giáo viên học sinh.


10


Mục đích dạy học là đơn đặt hàng của xã hội đối với nhà sư phạm, mục đích
dạy học định hướng cho các thành tố khác trong quá trình dạy học, mục đích này được
hiện thực hóa bằng nội dung dạy học, người giáo viên với hoạt động dạy, với phương
pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học tác động đến động cơ của người học để
thúc đẩy người học học tập. Sự tác động lẫn nhau giữa giữa hoạt động dạy của giáo
viên và họat động học của học sinh tạo nên kết quả dạy học. Hoạt động dạy của giáo
viên cũng phụ thuộc vào dạy cái gì, nghĩa là nội dung dạy học thể hiện mục đích sư
phạm của hoạt động dạy. Hoạt động học của học sinh cũng vậy, nó bị quy định bởi
động cơ, nội dung dạy học, vai trị của mơi trường xã hội phản ánh trong đơng đặt
hàng của xã hội, trong hoạt động của giáo viên. Môi trường của QTDH bao gồm mơi
trường bên ngồi, đó là sự phát triển kinh tế xã hội, văn hóa, khoa học cơng nghệ,
chúng ảnh hưởng tới những thành tố của QTDH. Ngồi ra cịn có mơi trường bên
trong, đó là mơi trường được tạo ra nên do sự tương tác giữa người giáo viên và học
sinh, giữa học sinh và học sinh, cùng với việc vận dụng phương pháp, phương tiện, và
hình thức tổ chức dạy học tác động vào nội dung dạy học, hướng vào thực hiện mục
đích dạy học.
1.2.2.Kĩ thuật dạy học
Kĩ thuật dạy học( KTDH) là những động tác, cách thức hành động của của giáo
viên và học sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển
quá trình dạy học. Các KTDH chưa phải là các phương pháp dạy học (PPDH) độc lập.
Các KTDH vô cùng phong phú về số lượng. Bên cạnh những KTDH thông thường,
ngày nay người ta đặc biệt chú trọng các KTDH phát huy tính tích cực, sáng tạo của
người học, ví dụ: Kĩ thuật động não, kĩ thuật tia chớp, kĩ thuật lược đồ tư
duy…..[9,tr.52]
1.2.3.Phương pháp dạy học
Thuật ngữ phương pháp bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp (methodos) có nghĩa là con

đường đi đếm mục đích. Theo đó, phương pháp dạy học(PPDH) là con đường để đạt
đến mục đích dạy học. PPDH là những hình thức và cách thức hoạt động của GV và
HS trong những điều kiện dạy học xác định nhằm đạt mục đích dạy học.

11


Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang thì PPDH là cách thức làm việc giữa thầy và
trò trong sự phối hợp thống nhất và sự chỉ đạo của thầy, nhằm làm trị tự giác, tích cực,
tự lực để đạt được mục đích dạy học.
PPDH là những hình thức, cách thức hành động của giáo viên và học sinh nhằm
thực hiện những mục tiêu dạy học xác định, phù hợp với những nội dung và những
điều kiện dạy học cụ thể.
 Mô hình cấu trúc hai mặt của phương pháp dạy học
Mặt bên ngồi của PPDH: là những hình thức bên ngồi của hoạt động của GV
và HS trong dạy học, có thể dễ dàng nhận biết ngay khi quan sát giờ học. Mặt bên
ngồi của PPDH bao gồm: • Các hình thức cơ bản của PPDH: Dạy học thơng báo
(thuyết trình, biểu diễn trực quan, làm mẫu); cùng làm việc (các PP đàm thoại); làm
việc tự lực của HS. • Các hình thức hợp tác (hình thức xã hội của PPDH): dạy học tồn
lớp, dạy học nhóm, học nhóm đơi và làm việc cá thể.
Mặt bên trong của PPDH: là những thành phần không dễ dàng nhận biết ngay
thông qua việc quan sát giờ dạy mà cần có sự quan sát kỹ và phân tích để nhận biết
chúng. Mặt bên trong của PPDH bao gồm: tiến trình dạy học,các phương pháp logic:
trong PPDH có thể sử dụng những phương pháp và thao tác logic nhận thức khác nhau
như: phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hoá, khái quát hoá...
1.2.4.Quan điểm dạy học
Quan điểm dạy học là những định hướng tổng thể cho các hành động phương
pháp, trong đó có sự kết hợp giữa các nguyên tắc dạy học làm nền tảng, những cơ sở
lý thuyết của lý luận dạy học, những điều kiện dạy học và tổ chức cũng như những
định hướng về vai trò của GV và HS trong quá trình dạy học.[9,tr. 50].

Quan điểm dạy học là những định hướng mang tính chiến lược, là mơ hình lý
thuyết của PPDH. Các quan điểm dạy học chưa đưa ra những mơ hình hành động do
đó chưa phải là phương pháp dạy học cụ thể.
QĐDH là khái niệm rộng, định hướng việc lựa chọn các PPDH cụ thể. Các
PPDH là khái niệm hẹp hơn, đưa ra mơ hình hành động. KTDH là khái niệm nhỏ nhất,
thực hiện các tình huống hành động.

12


KTD
PPDH
QĐDH

Hình 1.1: Mối quan hệ giữa quan điểm dạy học, phương pháp dạy học và
kĩ thuật dạy học.
1.2.5. Quan điểm sư phạm tương tác.
Sư phạm: có nguồn gốc xuất phát từ tiếng Hy Lạp ( pédagogie) có nghĩa là
hướng dẫn một đứa trẻ. Nguồn gốc của từ này là có sự tham gia của hai nhân vật:
người hướng dẫn và người được hướng dẫn.
Nói như nhà từ điển học Hồng Phê thì sư phạm là khoa học về giáo dục.
Tương tác: Theo từ điển Tiếng Việt (1988) do tác giả Hoàng Phê chủ biên:
“Tương tác là tác động qua lại lẫn nhau”. [5, tr. 1116]
Theo “Từ điển Anh - Việt”, “Tương tác” xuất hiện trong Anh ngữ là
từ“Interaction”. [4,tr. 918]. Đây là từ ghép, được tạo nên bởi hai từ tiếp đầu tố “Inter”
và danh từ “Action”.Trong đó “Inter” mang nghĩa “từ cái này đến cái khác” , “ ảnh
hưởng lẫn nhau”,còn “Action” là “ hoạt động, hành động ”. Như vậy Interaction – Sự
tương tác là sự liên kết các hoạt động, hành động giữa người này với người khác, nhất
là để thông tin với nhau.
Sư phạm tương tác (pedagoie interactive)

Theo nghĩa từ điển thì sư phạm tương tác được hiểu là: quá trình dạy và quá
trình học dựa trên sự tác động, ảnh hưởng lẫn nhau giữa giáo viên và học sinh.
13


Theo hai tác giả Jean-Marc Denomé và Madelenie Roy(2009) thì tương tác sư
phạm là cách tiếp cận về họat động dạy học trên sự ảnh hưởng tác động lẫn nhau giữa
ba tác nhân là người học, người dạy và môi trường.
Vậy quan điểm sư phạm tương tác là tiếp cận hoạt động dạy học tổng hợp: tập
trung vào người học, trong đó xác định rõ và nhấn mạnh các yếu tố, vai trò, gia tăng
giá trị tương tác giữa ba nhân tố người học, người dạy và mơi trường.Trong đó, yếu tố
môi trường thực sự được quan tâm mang lại sự thành công nhiều nhất cho người học
trên cơ sở đó thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học. Các hiểu này như một tư duy tích
cực nhằm giúp nhà sư phạm lựa chọn phương pháp dạy học thích hợp đối với người
học trong sự tác động của môi trường dạy học.
1.2.6.Kĩ năng nói ( speaking skill)
Theo từ điển Oxford (16, tr. 414) “ Speaking is the action of conveying
information or expressing ones’thoughts and feelings” . “Nói là hoạt động truyền
thông tin và diễn đạt suy nghĩ và cảm xúc của người nói”.
Theo Flores(1999) kĩ năng nói (speaking skill) là một q trình tương tác bao gồm
ba giai đoạn chính : sản xuất, tiếp nhận và xử lý thông tin.
Theo Chaney(2006) “Speaking is the process of building and sharing meaning
through the use of verbal or non-verbal symbols in a variety of contexts”[17,tr.13]. Kĩ
năng nói là cách thức xây dựng (building) và chia sẻ ( sharing) thông tin thông qua
hoạt động có lời (verbal) và khơng lời (non verbal) theo những bối cảnh khác nhau.
Kĩ năng nói là một q trình tương tác trong đó người nói sử dụng cách thức diễn
đạt có lời và khơng lời để đạt được mục tiêu giao tiếp. Kĩ năng nói được hình thành và
phát triển trong quá trình nắm vững và thực hiện hành động giao tiếp và nhận thức.
Các yếu tố của kĩ năng nói:
Phát âm ( pronounciation): phát âm sao cho người nghe có thể hiểu được bao gồm

sử dụng chính xác nguyên âm (vowels), phụ âm (consonant) sử dụng dấu nhấn (stress),
ngữ điệu (intonation).

14


×