Tải bản đầy đủ (.doc) (93 trang)

Khóa luận giáo dục bảo vệ môi trường nước cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời ở trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 93 trang )

Z

GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC CHO TRẺ
MẤU GIÁO 5-6 TUỔI THƠNG QUA HOẠT ĐỘNG NGỒI TRỜI
Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON TỈNH BẮC NINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON

Năm 2021


MỤC LỤC

i


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

ii


MỞ ĐẦU
1. Lí do lựa chọn đề tài
Hiện nay, ơ nhiễm mơi trường đã trở thành vấn đề mang tính tồn cầu, là
ngun nhân gây ra biến đổi khí hậu. Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng nghiêm trọng và
nặng nề lên đời sống, sức khỏe của con người và sinh vật.
Việt Nam trong những năm gần đây, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước,
sự nghiệp CNH - HĐH đất nước đã giành được những thành tựu hết sức to lớn. Nền
kinh tế phát triển nhanh, ổn định. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh theo hướng hiện
đại. Đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên đi kèm với sự phát triển


kinh tế là nguy cơ về ơ nhiễm mơi trường ngày càng nghiêm trọng. Ơ nhiễm môi
trường là một trong những tác nhân gây ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế và sức khỏe
nhân dân. Bảo vệ môi trường để hướng tới phát triển bền vững là mục tiêu quan trọng
hàng đầu mà Đảng đề ra.
Trước thực trạng báo động về môi trường, Đảng và Nhà nước đã có một số chủ
trương, biện pháp giải quyết các vấn đề mơi trường trong đó nhấn mạnh việc cần thiết
đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào trường học. Ngày 17 tháng 10 năm
2001, Thủ tướng chính phủ đã kí quyết định số 1363/QĐ-TTg phê duyệt đề án “đưa
nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”. Mục tiêu của
đề án là “Giáo dục học sinh, sinh viên các cấp học, bậc học, trình độ đào tạo trong hệ
thống giáo dục quốc dân có hiểu biết về pháp luật và chủ trương chính sách của Đảng,
Nhà nước về bảo vệ mơi trường; có kiến thức về mơi trường để tự giác thực hiện bảo vệ môi
trường”; “Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng dạy, giáo viên, cán bộ nghiên cứu khoa
học công nghệ và cán bộ quản lý về bảo vệ môi trường”. Nội dung giáo dục bảo vệ mơi
trường phải bảo đảm tính giáo dục tồn diện và áp dụng bắt đầu từ bậc học mầm non “Đối
với giáo dục mầm non: cung cấp cho trẻ em hiểu biết ban đầu về môi trường sống của bản
thân nói riêng và con người nói chung, biết cách sống tích cực với mơi trường, nhằm bảo
đảm sự phát triển lành mạnh về cơ thể và trí tuệ”.
Để triển khai thực hiện đề án, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các cơ sở giáo
dục trong cả nước tổ chức triển khai các nhiệm vụ về giáo dục bảo vệ môi trường và
thực hiện tốt các hoạt đông giáo dục bảo vệ môi trường trong nhà trường, qua đó giúp
học sinh, sinh viên các cấp học, bậc học, trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc

1


dân có hiểu biết về pháp luật và chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về bảo vệ
mơi trường, có kiến thức về mơi trường để tự giác thực hiện bảo vệ môi trường.
Ở các trường mầm non, việc giáo dục bảo vệ mơi trường nói chung và bảo vệ
mơi trường nước nói riêng cho trẻ mẫu giáo có thể thực hiện qua nhiều hình thức như

thơng qua hoạt động học, hoạt động vui chơi, hoạt động ngoài trời, hoạt động tham
quan, hoạt động lao động. Trong các hình thức đó, hoạt động ngồi trời có nhiều ưu
thế để tổ chức giáo dục bảo vệ môi trường nước cho trẻ mẫu giáo.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn nghiên cứu đề tài
“Giáo dục bảo vệ môi trường nước cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thơng qua hoạt động
ngồi trời tại một số trường mầm non tỉnh Bắc Ninh”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng, đề tài đề xuất một số biện pháp
giáo dục bảo vệ môi trường nước cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động ngoài
trời tại một số trường mầm non tỉnh Bắc Ninh.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về giáo dục bảo vệ môi trường nước thơng qua hoạt
động ngồi trời cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non.
- Nghiên cứu thực trạng giáo dục bảo vệ môi trường nước thông qua hoạt động
ngoài trời cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở một số trường mầm non tỉnh Bắc Ninh.
- Đề xuất một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường nước thơng qua hoạt
động ngồi trời cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở một số trường mầm non tỉnh Bắc Ninh.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường nước thơng qua
hoạt động ngồi trời cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
- Khách thể nghiên cứu: Hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường nước cho trẻ ở
một số trường mầm non tỉnh Bắc Ninh.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu thực trạng nhận thức về hoạt động giáo dục bảo vệ môi
trường nước cho trẻ mẫu giáo và thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục bảo vệ mơi
trường nước thơng qua hoạt động ngồi trời cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại một số
trường mầm non trên địa bàn thành phố Bắc Ninh.

2



- Đề xuất một số biện pháp góp phần thực hiện có hiệu quả hoạt động giáo dục bảo vệ
mơi trường nước thơng qua hoạt động ngồi trời cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, tiến hành thực
nghiệm sư phạm tại trường mầm non Đồng Quang – thành phố Bắc Ninh.
6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Bằng việc đọc sách báo, tạp chí, các đề tài nghiên cứu khoa học, các tài liệu có
liên quan đến vấn cần nghiên cứu, chúng tơi phân tích và tổng hợp lý thuyết để xây
dựng cơ sở lý luận của đề tài.
Phương pháp quan sát
Quan sát giáo tổ chức hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường nước cho trẻ mẫu
giáo qua đó thấy được mục đích, nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục mà
giáo viên sử dụng.
Quan sát trẻ mẫu giáo để thấy được hứng thú của trẻ trong hoạt động giáo dục
bảo vệ môi trường nước ở trương mầm non do giáo viên tổ chức.
Phương pháp chuyên gia
Sử dụng phương pháp này nhằm xin ý kiến góp ý của thầy cô khoa giáo dục
mầm non, thầy cô quản lý trường mầm non về việc đề xuất các biện pháp giáo dục bảo
vệ môi trường nước và áp dụng thực nghiệm đối với trẻ 5 – 6 tuổi.
Điều tra thực trạng
Điều tra thực trạng giảng dạy giáo dục bảo vệ môi trường nước cho trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời ở một số trường mầm non tỉnh Bắc Ninh.
Thực nghiệm sư phạm:
So sánh kết quả của trẻ ở hai lớp thực nghiệm và đối chứng để đánh giá hiệu
quả của các biện pháp đề xuất.
Xử lí số liệu bằng thống kê tốn học
- Sử dụng các cơng thức thống kê tốn học có liên quan để xử lý số liệu mà
phiếu điều tra thu được đảm bảo khách quan, chính xác, tin cậy của thơng tin thu được.

CHƯƠNG 1


3


CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
NƯỚC CHO TRẺ MẪU GIÁO Ở TRƯỜNG MẦM NON

1.1. Một số khái niệm công cụ
1.1.2. Khái niệm môi trường
Luật bảo vệ môi trường và văn bản hướng dẫn thi hành năm 2005 của tác giả
Trần Quốc Thắng định nghĩa: “Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và
yếu tố vật chất nhân tạo, quan hệ mật thiết với nhau bao quanh con người, có ảnh
hưởng đến đời sống sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên” [12].
Theo nghĩa rộng, môi trường là tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho
sự sinh sống, sảm xuất của con người như tài ngun thiên nhiên, khơng khí, đất,
nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội. Môi trường theo nghĩa hẹp chỉ bao gồm
các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con người.
Môi trường bao gồm tất cả các vật thể hữu sinh, vô sinh và mối quan hệ tương
tác giữa chúng. Môi trường sống của con người là tổng hợp các điều kiện bên ngồi
như vật lí, khoa học, kinh tế- xã hội bao quanh, có ảnh hưởng đến đời sống và sự phát
triển của từng các nhân, của cộng đồng con người.
Như vậy, khái niệm môi trường là một khái niệm phức tạp, có phạm vi rộng.
Mơi trường có thể là tổ hợp của khơng khí mà chúng ta thở, nước mà chúng ta uống,
thực phẩm mà chúng ta ăn, trái đất mà chúng ta ở, thành phố, làng mạc hay ngôi nhà
mà chúng ta cư trú, những đồ vật mà chúng ta sử dụng.
Trong cuốn Cơ sở hóa học mơi trường của tác giả Nguyễn Văn Hải – Nguyễn Văn Hộ
đã đưa ra khái niệm sau: “Môi trường là không gian sống của con người và nhân loại. Môi
trường là nơi con người khai thác nguồn vật liệu và năng lượng cần thiết cho hoạt động sản
xuất và đời sống như đất, nước, khơng khí, khống sản và các dạng năng lượng như than,
dầu khí, củi, nắng, gió… Các sản phẩm cơng, nơng, lâm, ngư nghiệp và văn hóa du lịch của

con người đều bắt nguồn từ các dạng vật chất tồn tại trên trái đất và không gian bao quanh
trái đất. Môi trường cũng là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc
sống và hoạt động sản xuất của mình” [4].
1.1.2. Khái niệm giáo dục mơi trường và giáo dục môi trường cho trẻ mầm non
Trong cuốn tài liệu tập huấn về “Giáo dục bảo vệ môi trường cho giảng viên
khoa mầm non các trường Đại học và Cao đẳng sư phạm” năm 2020 của Bộ giáo dục
và đào tạo, khái niệm về giáo dục bảo vệ môi trường được định nghĩa như sau: “Giáo

4


dục bảo vệ mơi trường là một q trình thường xun qua đó con người nhận thức
được mơi trường của họ và thu được kiến thức, giá trị, kỹ năng, kinh nghiệm cùng
quyết tâm hành động giúp họ giải quyết các vấn đề môi trường hiện tại và tương lai,
để đáp ứng các yêu cầu của thế hệ hiện nay mà không vi phạm khả năng đáp ứng các
nhu cầu của thế hệ tương lai” [11].
Cuốn tài liệu cũng trích dẫn sự kiện Hội nghị quốc tế về giáo dục bảo vệ môi
trường của Liên hiệp quốc tổ chức tổ chức tại Tbilisi năm 1997 xác định mục đích giáo
dục bảo vệ môi trường là “Làm cho các cá nhân và các cộng đồng hiểu được bản chất
phức tạp của môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo là kết quả tương tác của
nhiều nhân tố sinh học, vật lý, hóa học, kinh tế, xã hội,… đem lại cho họ kiến thức,
nhận thức về giá trị, thái độ, kỹ năng thực hành để họ tham gia một cách có trách
nhiệm và hiệu quả trong phòng ngừa và giải quyết các vấn đề môi trường và quản lý
chất lượng môi trường” [11].
Luật bảo vệ môi trường và văn bản hướng dẫn thi hành năm 2005 của tác giả
Trần Quốc Thắng có định nghĩa: “Hoạt động bảo vệ mơi trường là hoạt động giữ cho
mơi trường trong lành, sạch đẹp, phịng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi
trường, ứng phó sự cố mơi trường, khắc phục ơ niễm, suy thối, phục hồi và cải thiện
mơi trường, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa
dạng sinh học” [12].

Khái niệm giáo dục môi trường cho trẻ mầm non
Giáo dục môi trường được hiểu là quá trình “nhằm phát triển ở người học sự
hiểu biết và quan tâm trước những vấn để mỗi trường bao gồm kiến thức, thái độ, hành
vi, trách nhiệm, kĩ năng để tự mình và tập the đưa ra những giải pháp giải quyết vấn để
môi trường trước mắt và lâu dài" (Bộ Giáo dục và Đào tạo/ Chương trình phát triển
Liên hợp quốc 1998).
Theo quan niệm này, khái niệm “Giáo dục mơi trường cho trẻ mầm non" là q
trình nhằm phát triển ở trẻ những hiểu biết sơ đẳng về môi trường, quan tâm đến các
vấn để môi trường phù hợp với lứa tuổi được thể hiện qua kiến thức, thái độ, kĩ năng,
hành vi của trẻ đối với môi trường xung quanh [10].
Giáo dục môi trường là quá trình lâu dài, trong đó giáo dục mơi trường cho trẻ
lứa tuổi mầm non là sự khởi đầu quan trọng cho sự tiếp tục trong những cấp họcsau
này trong suốt cuộc đời. Giáo dục môi trường phải được tiến hành từ khi trẻ còn nhỏ

5


để tạo ra những hành vi tốt đối với môi trường và giáo dục trẻ bắt đầu thấy được trách
nhiệm của mình trong việc bảo vệ mơi trường.
Giáo dục mầm non là khâu đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, vì vậy,
trường mầm non là mơi trường thuần lợi nhất để tạo ra những tiền đề đầu tiên cho việc
hinh thành nhân cách con người mới. Trong đó, việc phát triển ở trẻ những hiểu biết và
quan tâm đến môi trường phù hợp với lứa tuổi là một trong những yêu cầu cấp thiết ở
bậc học này.
Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non là quá trình giáo dục lâu dài và
rất quan trọng tạo những tiền đề đầu tiên cho việc hình thành nhân cách con người
mới. Vì vậy giáo dục bảo vệ mơi trường cho trẻ ngay từ nhỏ giúp trẻ hiểu biết về mơi
trường xung quanh, có ý thức, hành vi tốt và biết sống thân thiện, có trách nhiệm đối
với mơi trường ngay từ bé.
Ba định hướng cơ bản về giáo dục môi trường cho trẻ mầm non là: “giáo dục

môi trường được thực hiện về môi trường, trong môi trường và vì mơi trường”.
Giáo dục về mơi trường là trang thiết bị cho trẻ những kiến thức cơ bản về môi
trường, các thành phần của nó và mối quan hệ giữa chúng với nhau, cung cấp các kiến
thức về những tác động của con người tới môi trường và môi trường tới con người.
Giáo dục trong môi trường là sử dụng môi trường như một nguồn lực dậy học,
giáo dục môi trường cần gắn liền với môi trường sống thực của trẻ.
Giáo dục vì mơi trường là giáo dục hình thành ở trẻ thái độ quan tâm đến mơi
trường, có trách nhiệm trước các vấn đề của môi trường trên cơ sở các kiến thức về
môi trường, các kỹ năng tác động đến mơi trường. Ba cách tiếp cận này có quan hệ
mật thiết và tác động qua lại, hỗ trợ với nhau trong q trình giáo dục bảo vệ mơi
trường cho trẻ mầm non. Bản chất của giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non là
cung cấp những hiểu biết về môi trường cho trẻ, trên cơ sở đó hình thành thái độ tích
cực của trẻ với mơi trường xung quanh. Chính vì vậy, để q trình chuyển những kiến
thức hiểu biết về môi trường (giáo dục về mơi trường) thành thái độ, hành vi tích cực
của trẻ đối với môi trường sống (giáo dục về môi trường) thì việc giáo dục này cần
được tiến hành ngay trong chính mơi trường sống của trẻ (giáo dục trong mơi trường)
và tận dụng các tình huống, các hoạt động và sinh hoạt hàng ngày của trẻ ở trường
mầm non.
1.1.2. Môi trường nước

6


Theo tác giả Nguyễn Văn Hồng, trong cuốn Con người – Mơi trường và giáo
dục bảo vệ mơi trường thì nước(H2O) Là hợp chất của hidro và oxi. Theo tỷ lệ thể
tích, nước gồm 2 phần hidro, 1 phần oxi, theo tỉ lệ khối lượng là 11 phần hidro và 89
phần oxi. Nước là hợp chất phổ biến nhất trong tự nhiên vì ba phần tư diện tích trái đất
được bao phủ bởi đại dương, biển, sông, hồ…[6].
Môi trường nước là tổng lượng nước trên một hành tinh, môi trường nước bao
gồm nước ở trên bề mặt hành tinh, dưới lịng đất và trên khơng, cũng có thể là chất

lỏng, hơi hoặc băng.
Nước là chất lỏng không màu, không mùi, không vị. Trong tự nhiên, nước tồn
tại ở ba trạng thái: rắn, lỏng, khí. Thể lỏng là thể phổ biến nhất của nước trong tự
nhiên. Thể rắn như băng, tuyết tập trung nhiều ở hai cực của trái đất và ở các đỉnh núi
cao. Thể khí (hơi) của nước ln ln có trong khơng khí.
Vai trị của nước
Theo tác giả Nguyễn Văn Hồng, trong cuốn Con người – Môi trường và giáo dục
bảo vệ mơi trường, thì ơng đã nghiên cứu và đưa ra vai trò của nước như sau:
Nước hòa tan nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể sống. Nước tham gia vào
nhiều q trình hóa học quan trọng trong cơ thể người và động vật. Con người có thể nhịn
ăn trong 15 ngày, thậm chí 60 ngày nhưng không thể nhịn uống nước quá 5 ngày.
Nước cần cho đời sống hàng ngày, cho nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng và
giao thơng vận tải…Đối với khí hậu, nước cung cấp độ ẩm và lượng nhiệt lớn chuyển,
bồi tụ, tạo nên các dạng địa hình cơ bản trên bề mặt trái đất: địa hình băng hà, địa hình
casto, địa hình châu thổ…
Đối với thổ nhưỡng, nước cung cấp độ ẩm, tạo điều kiện cho đất phát huy tác
dụng tích cực đối với cây trồng, hình thành và biến đối đất. Nước cần thiết cho mọi
sinh vật, khơng có nước thì khơng thể có sự sống của nhiều lồi sinh vật [6]
Ơ Nhiễm mơi trường nước
Khái Niệm
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Ẩn trong cuốn Môi trường và con Người thì nước bị
ơ nhiễm khi mà thành phần của nó bị biến đổi và khơng thích hợp với hoạt động sống
của con người và sinh vật [2].
Nguyên Nhân
Theo nguồn gốc người ta chia thành nguyên nhân có nguồn gốc tự nhiên và
nguyên nhân có nguồn gốc nhân tạo.

7



Ô nhiễm có nguồn gốc tự nhiên là do mưa (nước mưa rơi xuống đường phố,
mái nhà, khu đô thị và khu công nghiệp cuốn theo hàng loạt chất thải bẩn, kể cả các
chất thải của sinh vật, xác chết của chúng xuống sơng, hồ). Sự ơ nhiễn này cịn gọi là ơ
nhiễm khơng xác định được nguồn.
Ơ nhiễm nhân tạo chủ yếu do nước thải từ những vùng dân cư, khu công
nghiệp, hoạt động giao thông vận tải, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu trong hoạt động sản
xuất nông nghiệp.
Theo các tác nhân gây ơ nhiễm có thể chia ra ô nhiễm vô cơ, ô nhiễm hữu cơ, ô
nhiễm hóa chất, ơ nhiễm vi sinh vật.
1.1.5. Khái niệm hoạt động ngoài trời ở trường Mầm non
1.1.5.1. Khái niệm
Theo tác giả Lê Thị Ninh trong cuốn Phương pháp cho trẻ làm quen với mơi
trường xung quanh năm 2006 thì một trong các hình thức cho trẻ làm quen với mơi
trường xung quanh thì hoạt động ngồi trời là một trong các hình thức cho trẻ làm
quen với mơi trường xung quang. Hoạt động ngồi trời là một hình thức cho trẻ làm
quen với môi trường xung quanh trong điều kiện tự nhiên. Khi tổ chức cho trẻ họat
động ngoài trời, giáo viên tận dụng mọi hoàn cảnh tự nhiên, xã hội đang diễn ra để cho
trẻ trực tiếp tiếp xúc, khám phá. Trong điều kiện thời tiết thuận lợi, dạo chơi được tổ
chức thường xuyên, ít nhất mỗi ngày một lần vào các buổi sáng. Địa điểm cho trẻ dạo
chơi thường là sân, vườn của trường mầm non, các khu vực gần trường hoặc ở khu vực
xa hơn nếu có điều kiện, dạo chơi có thể tổ chức cho trẻ lứa tuổi nhà trẻ từ 18 – 24
tháng trở lên [9].
1.1.5.2. Ý nghĩa của hoạt động ngoài trời
Hoạt động ngoài trời là hình thức quan trọng để giáo dục mơi trường cho trẻ mầm
non. Mỗi trường mầm non đều có sân chơi, vườn cây để tổ chức hoạt động ngoài trời cho
trẻ. Trong sân chơi, vườn cây có các đối tượng tự nhiên đa dạng, phong phú như các loại
cây xanh, cây ăn quả, vườn cây cảnh, vườn hoa, vườn rau và các yếu tố cự nhiên vô sinh
cần cho sự phát triển của nó như đất, nước, khơng khí, áng sáng… có ý nghĩa rất lớn đối
với sự phát triển của trẻ, có thể tham gia vào các hoạt động quan sát, thí nghiệm, lao động
chăm sóc, thực vật và làm sạch mơi trường. Trong q trình này, trẻ không những lĩnh hội

tri thức về đặc điểm sự vật, hiện tượng mơi trường tự nhiên mà cịn hình thành kỹ năng
nhận thức, kỹ năng lao động và có thái độ đúng với tự nhiên.

8


Trong thời gian diễn ra hoạt động ngoài trời, trẻ được quan sát hoạt động giáo dục
của giáo viên với trẻ ở lớp lứa tuổi khác nhau: hoạt động của các anh chị lớp trên, các em
nhỏ lớp dưới, những cuộc gặp gỡ của giáo viên các lớp với nhau, các cán bộ quản lí, trẻ
được quan sát cơng việc của các bác bảo vệ, lao cơng chăm sóc và bảo vệ môi trường, trẻ
cũng được quan sát hiện thực xã hội diễn ra ở các khu vực ngoài phạm vi trường mầm
non như hiện thực Luật giao thông trên con đường trước cổng trường, hành vi bảo vệ môi
trường của mọi người ở đó. Tham gia hoạt động ngồi trời là cơ hội để trẻ trải nghiệm xúc
cảm, tình cảm, thể hiện sự hiểu biết, hành vi và thái độ bảo vệ môi trường xung quanh
trong mối quan hệ xã hội được hình thành trong hoạt động này [9].
1.1.5.3. Mục đích của hoạt động ngồi trời
Tạo cơ hội cho trẻ trực tiếp tiếp xúc với tựu nhiên, xã hội, với cuộc sống xung quanh,
hình thành và phát triển xúc cảm thẩm mỹ trước vẻ đẹp của thiên nhiên và xã hội.
Hình thành và phát triển năng lực và hứng thú nhận thức: tích cực, say mê tìm
tịi, khám phá, quan sát, so sánh, phán đoán, nhận xét, kết luận về các sự vật, hiện
tượng được tiếp xúc.
Hình thành biểu tượng ban đầu về thế giới khách quan, tích lũy, vận dụng kiến
thức trong hồn cảnh thực tiễn.
Giáo dục tình cảm gần gũi, gắn bó, thân thiện với thiên nhiên, với sự vật xung
quanh, ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường.
Rèn luyện thể lực, tăng cường sức đề kháng của cơ thể [9].
1.1.5.4. Nội dung của hoạt động ngoài trời
Tìm hiểu, làm quen, phát triển sự thay đổi của cây cối có trong sân trường,
vườn trường. Ví dụ: cây rụng lá, hay cây nhiều lá non, cây ra nhiều( ít) hoa, có nhiều
(ít) nụ, cây có quả ( nhiều, ít, quả chín, quả xanh)…

Tìm hiểu, làm quen, phát triển những biểu tượng của các con vật nuôi ở trường
hoặc các con vật hoang dã xuất hiện trong trường: về vận động, cách ăn, cách kiếm ăn,
phản ứng với các tác động bên ngồi.
Tìm hiểu, khám phá một số tính chất của thiên nhiên vơ sinh. Ví dụ: Một số tính
chất của cát (cát khơ có màu xám, cát ẩm có màu sẫm). Đất tơi, xốp, đất cứng, rắn, cát,
sỏi, đá, ánh sáng, khơng khí, nước…
Tìm hiểu về thời tiết và một số hiện tượng tự nhiên: gió (gió thổi mạnh, gió
nhẹ), mặt trời – ánh nắng, bầu trời…

9


Làm quen với một số sự vật, hiện tượng xã hội: với người lớn trong trường
mầm non và xung qunah trường mầm non và xung quanh trường (ví dụ: với bác làm
vườn, bác lao công, bác tiếp phẩm, bác cấp dưỡng, người bán hàng gần trường, bác
nông dân, thợ xây dựng…), phương tiện giao thơng đi lại ngồi cổng trường, các cơng
trình cơng cộng, nhà ở gần khu vực trường, trị chơi ngồi trời…
Thực hiện một số cơng việc lao động đơn giản: nhặt lá rụng, giấy, rác có trong
sân trường, vườn trường, giúp người lớn nhổ cỏ, xới cây, tưới cây, cho cá, gà ăn…
Chơi các trò chơi vận động, các trị chơi dân gian mà trẻ ưa thích.
Sưu tầm lá, quả, hạt… làm thành bộ sưu tập để trong góc thiên nhiên [9].
1.1.5.5. Cách tiến hành
* Chuẩn bị:
Chuẩn bị là công việc đặc biệt quan trọng khi tổ chức hoạt động ngoài trời cho
trẻ mầm non. Trước khi tổ chức hoạt đọng ngồi trời, giáo viên cần tìm hiểu để biết
quan cảnh vườn trường, sân trường, xung quang trường, lên kế hoạch cụ thể cho việc
tổ chức hoạt động ngoài trời. Trong kế hoạch cần xác định rõ mục tiêu, nội dung, các
hoạt động cụ thể sẽ được tổ chức, kế hoạch cần được trình bày ngắn gọn, rõ ràng giúp
dễ nhớ và dễ thực hiện.
Giáo viên cần chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi cần thiết cho buổi hoạt động ngoài

trời: việc chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi cho hoạt động ngồi trời cần có sự tham gia của
trẻ, tránh trường hợp một mình cơ chuẩn bị sẵn sàng cho trẻ trước khi xuống sân
trường. Khi giáo viên và trẻ cùng chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi, tạo cho trẻ cảm giác thích
thú, có trách nhiệm, tạo cơ hội cho trẻ được làm việc tập thể, trao đổi, chia sê, thích
làm việc. Tùy theo nội dung hoạt động, đồ dùng, đồ chơi trong buổi hoạt động cụ thể
là: bóng, dây nhảy, vịng chui, các đồ chơi bằng giấy (đã được làm từ trước như: máy
bay, thuyền, diều…), các đồ chơi để chơi với cát, nước, các dụng cụ thí nghiệm, các đồ
dùng để chăm sóc cây… Đồ dùng, đồ chơi phải phù hợp để trẻ sử dụng và đảm bảo an
toàn cho trẻ.
Chuẩn bị tâm thế, trang phục gọn gàng trước khi ra hoạt động ngoài trời.
* Tổ chức
Tổ chức hoạt động ngoài trời cần rất linh hoạt. Tùy theo mục tiêu, nội dung đã
xác định và tùy theo các sự kiện đang diễn ra trong hoạt đọng ngồi trời. Thơng
thường một buổi hoạt động ngồi trời được tổ chức theo 3 phần như sau:

10


- Các hoạt động có chủ đich: các hoạt động có chủ đích là các hoạt động giáo viên tổ
chức cho trẻ nhằm phát triển nhận thức và có mục đích rõ ràng. Có thể là: Tổ chức cho trẻ
quan sát; tổ chức cho trẻ làm thí nghiệm; trải nghiệm; tổ chức cho trẻ lao động.
- Tổ chức cho trẻ chơi các trị chơi vận động
Ngồi sân trường, giáo viên có thể tổ chức cho trẻ chơi các trị chơi vận động
khác nhau, tạo cơ hội cho trẻ được vận động. Giáo viên nên sử dụng các trò chơi dân
gian có tính chất động như trị chơi: rồng rắn lên mây, bịt mắt bắt dê, thả đỉa ba ba, cáo
và thỏ, mèo đuổi chuột, mèo và chim sẻ… Những trò chơi này không chỉ phát triển các
vận động cho trẻ mà còn tạo cho trẻ tinh thần thoải mái, sung sướng…
- Tổ chức cho trẻ chơi và thực hiện các hoạt động theo ý thích.
Ở phần này trẻ được tự do hoạt động theo ý của mình: có thể trẻ tiếp tục quan
sát những gì chúng phát hiện được, có thể đi nhặt lá cây, vỏ, hạt, cành cây…, có thể trẻ

chơi với đất, đá, sỏi, cát, nước, có thể trẻ chỉ ngồi trị chuyện với nhau, một nhóm trẻ
đá bóng, nhảy dây… vai trị của giáo viên là phải bao quát trẻ cẩn thận, can thiệp kịp
thời những tình huống có thể xảy ra. Giáo viên có thể tác động đến cá nhân trẻ theo kế
hoach đã định hoặc không định trước. Giáo viên cần coi trọng các thắc mắc của trẻ và
giảng giải, giải thích khi cần thiết.
* Một số lưu ý khi tổ chức hoạt động ngoài trời:
Không quá đi sâu vào việc cung cấp kiến thức về môi trường xung quanh. Cần
chú trọng việc tạo cho trẻ cơ hội được tiếp xúc với các sự vật, hiện tượng, bộc lộ cảm
xúc, tạo tinh thần thoải mái, sảng khối, đắm mình trong thiên nhiên.
Khơng biến phần hoạt động có chủ đích thành một tiết học khơ cứng, máy móc,
áp đặt.
Đảm bảo tuyệt đối an tồn cho trẻ khi hoạt động ngoài trời.
Tận dụng mọi điều kiện tự nhiên, mọi trường hợp xảy ra để trẻ làm quen, tránh
thực hiện theo kế hoạch một cách máy móc.
Linh hoạt sắp xếp trình tự các hoạt động, phù hợp với hứng thú của trẻ và điều
kiện trường [9].

1.1.6. Khái niệm giáo dục bảo vệ môi trường nước cho trẻ mẫu giáo ở trường
mầm non
Từ khái niệm “Giáo dục môi trường cho trẻ mầm non của tác giả Hoàng Thị
Phương [10] “Giáo dục mơi trường là q trình nhằm phát triển ở trẻ những hiểu biết

11


sơ đẳng về môi trường, quan tâm đến các vấn để môi trường phù hợp với lứa tuổi
được thể hiện qua kiến thức, thái độ, kĩ năng, hành vi của trẻ đối với mơi trường xung
quanh” có thể suy ra khái niệm giáo dục bảo vệ môi trường nước cho trẻ mẫu giáo “
Giáo dục bảo vệ môi trường nước cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non là quá trình
giáo dục có mục đích nhằm phát triển ở trẻ những hiểu biết sơ đẳng về mơi trường

nước, có sự quan tâm đến các vấn đề môi trường nước phù hợp với lứa tuổi, từ đó
hình thành nhận thức thái độ đúng đắn về tầm quan trọng của việc bảo vệ mơi trường
nước, hình thành kỹ năng, hành vi bảo vệ môi trường nước của trẻ”.
1.1.7. Giáo dục bảo vệ môi trường nước cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt
động ngoài trời ở trường mầm non
Việc giáo dục bảo vệ mơi trường nước thơng qua hoạt động ngồi trời được dựa
trên các đối tượng có trong khơng gian hoạt động ngoài trời (trên sân trường, vườn
trường…) để khai thác các kiến thức, kỹ năng về bảo vệ môi trường nước có thể hình
thành cho trẻ. Dựa trên cấu trúc của hoạt động ngoài trời, sự thay đổi của các đối
tượng theo thời gian và mức độ yêu cầu về giáo dục môi trường nước ở mỗi lứa tuổi để
lựa chọn các phương pháp giáo dục đảm bảo thực hiện có hiệu quả mục đích giáo dục.
1.2. Một số lý luận về hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường nước cho trẻ mẫu
giáo ở trường mầm non
1.2.1. Mục tiêu của hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường nước cho trẻ mẫu giáo
ở trường mầm non
Cùng với các mục tiêu giáo dục bảo vệ mơi trường nói chúng, hoạt động giáo
dục bảo vệ môi trường nước cho trẻ ở trường mầm non hướng tới các mục tiêu sau:
* Về kiến thức
- Nêu được những hiểu biết ban đầu của bản thân về mơi trường nước: nước là
gì? Đặc điểm về màu sắc, mùi vị, nước có ở nhiều nơi, có nhiều loại nước (nước sạch,
nước bẩn, nước thải), các trạng thái khác nhau của nước (rắn, lỏng, khí), các nguồn
nước khác nhau (nước mưa, nước sông, ao, hồ, biển…), vịng tuần hồn của nước…
- Giải thích đượclợi ích của nước đối với con người, cây cối và con vật.
- Nói được các ngun nhân gây ơ nhiễm mơi trường nước và làm cho nguồn
nước cạn dần.
- Nói lên được các biện pháp bảo vệ môi trường nước: tiết kiệm nước trong sinh
hoạt, không vứt rác, đổ rác xuống nguồn nước, trồng cây, trồng rừng…

12



* Về kỹ năng
- Thực hiện được một số việc làm cụ thể để giữ gìn, bảo vệ mơi trường nước:
tiết kiệm nước trong sinh hoạt, không vứt rác, đổ rác xuống nguồn nước, trồng cây,
trồng rừng…
- Chia sẻ, hợp tác với ạn bè và người thân xung quanh trong việc thực hiện các
hành vi tích cực để bảo vệ mơi trường nước.
* Về thái độ
- u q, giữ gìn thiên nhiên, ao, hồ nước…, phong cảnh ở quê hương…
- Yêu quý, chăm sóc và bảo vệ các con vật có ích dưới nước.
- Thể hiện đồng tình với hành vi đúng và khơng đồng tình với hành vi khơng
đúng đối với mơi trường nước.
- Quan tâm và tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường nước: tiết
kiệm nước, nhặt rác, nhặt lá cây, trồng cây xanh, trồng rừng, chăm sóc và bảo vệ các
con vật dưới nước…
1.2.2. Nội dung hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường nước cho trẻ mẫu giáo ở
trường mầm non
Theo tác giả Hồng Thị Phương trong cuốn giáo trình giáo dục môi trường cho
trẻ mầm non năm 2013, nội dung giáo dục môi trường lĩnh vực môi trường nước được
xác định như sau [10]:
Làm quen với tên gọi, đặc điểm, tính chất của các loại nước trong tự nhiên
(nước mưa, nước sơng, hồ, ao, biển, nước ngầm), vị trí của nó trong tự nhiên, mối
quan hệ của nó với nhau.
Mối quan hệ giữa con người và động, thực vật với môi trường nước
Nước cần cho sự sống của con người và động, thực vật. Con người cần nước để
uống, chế biến thực phẩm, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường khơng khí, đất, sử dụng
nước trong sản xuất.
Con người sử dụng nước trong sinh hoạt, sản xuất nhưng cũng quan tâm đến
việc giữ gìn vệ sinh các nguồn nước và tạo mơi trường thuận lợi để duy trì các nguồn
nước tự nhiên.

Ơ nhiễm mơi trường nước

13


Nước thải trong sinh hoạt như ăn uống, tắm giặt, học tập, vui chơi, khám chữa
bệnh… của con người trong gia đình, trường học, bệnh viện khơng hợp vệ sinh sẽ làm
ô nhiễm nguồn nước.
Nước thải trong sản xuất công nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp, giao thơng vận tải
cũng có thể làm ô nhiễm nhiều nguồn nước.
Nước chảy tràn mặt đất do mưa, hay nước thoát từ đồng ruộng là nguyên nhân
gây ô nhiễm nguồn nước sông, hồ, giếng.
Nước ngọt ngày càng khan hiếm và giảm về chất lượng do dân số tăng nhanh,
phát triển công nghiệp, mở rộng hệ thống tưới nước trong nông nghiệp, sử dụng nguồn
nước không có quy hoạch và ý thức giữ gìn nguồn nước của con người kém.
Bảo vệ môi trường nước
Vệ sinh môi trường nước: dọn vệ sinh thường xuyên sau khi sử dụng nước xung
quanh nguồn nước (nơi tắm rửa, vòi nước, bể chứa nước, hồ nước, nước sông, nước
biển…), không vứt rác xuống nơi chứa nước, các nguồn nước, không đại, tiểu tiện bừa
bãi, khi thấy đường nước hỏng, rò rỉ, có rác, con trùng, chất độc hại rơi vào cần báo
cho người lớn…
Sử dụng nước tiết kiệm: Chỉ sử dụng đủ lượng nước cần cho ăn uống, sinh hoạt,
vệ sinh cá nhân, không nghịch nước, không để nước chảy liên tục khi đánh rang, rửa
mặt, rửa tay, rửa cốc chén [10].
1.2.3. Phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường nước cho trẻ mẫu giáo ở trường
mầm non
Trong quá trình giáo mơi trường nói chung và giáo dục bảo vệ mơi trường nước
nói riêng cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non, có thể sử dụng hệ thống các phương
pháp giáo dục truyền thống trong sự phối hợp hợp lý nhằm tận dựng ưu thế của mỗi
phương pháp để cung cấp tri thức hình thành thái độ, kĩ năng, hành vi của trẻ với mơi

trường nước, các phương pháp có thể được chia thành các nhóm sau đây:
1.2.3.1. Nhóm phương pháp thực hành, trải nghiệm
Bao gồm các phương pháp như trò chơi, sử dụng tình huống có vấn đề, thí
nghiệm (thử nghiệm), thực hành với thao tác với đồ vật, đồ chơi.
a) Phương pháp trị chơi
Trị chơi có ý nghĩa rất qua trọng đôi với trẻ ở lứa tuổi mầm non. Trị chơi gây
hứng thú cho trẻ, giúp lĩnh hơi tri thức, kĩ năng một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu

14


quả. Khi sử dụng phương pháp trò chơi, giáo viên lưu ý tổ chức thực hiện theo trình tự
sau: chuẩn bị trò chơi, giới thiệu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, thời gian chơi và
luật chơi (đối với trò chơi có luật), trẻ chơi, nhận xét kết quả của trị chơi, rút ra bài
học qua trị chơi.
Mục đích của phương pháp trò chơi là giáo dục trẻ tinh thần hợp tác, khả năng
giải quyết vấn đề đồng thời củng cố và cung cấp kiến thức về bảo vệ môi trường cho
trẻ. Những trò chơi thường được sử dụng ở trường mầm non là: trò chơi vận động, trò
chơi học tập và trị chơi sáng tạo. Ví dụ: trị chơi vận động: Bé làm qua với mơi trường
nước, vai trị của nước. Trị chơi học tập: làm thí nhiệm với nước, nước biến đi đâu,
cây cần nước để làm gì. Trò chơi sáng tạo: chơi với nước và sử dụng nước là đồ chơi,
vẽ tranh bằng nước và màu.
Tùy nội dung từng hoạt động, giáo viên có thể lựa chọn và tổ chức những trò chơi
phù hợp để lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường nước cho trẻ mẫu giáo.
b) Phương pháp sử dụng tình huống có vấn đề
Giáo viên sử dụng các tình huống cụ thể có liên quan đến vấn đề mơi trường
nước (tình huống có thể xuất hiện tự nhiên, có thể giáo viên chủ đọng tạo ra) nhằm
kích thích trẻ tìm tịi, suy nghĩ, tạo cơ hôi để trẻ sử dụng những kinh nghiệm đã có vào
việc giải quyết cá vấn đề nảy sinh trong cuộc sống của trẻ.
Ví dụ: để giáo dục bảo vệ môi trường nước cho trẻ, trong giờ hoạt động ngồi

trời cơ cho trẻ tham qua khn viên trường và thấy trong bể nước có lá rụng, rác, cơ
đưa ra tình huống: nếu trong bể nước có lá rụng và rác thì sẽ thế nào? chúng ta sẽ lầm
gì để bảo vệ mơi trường nước?... Cơ giáo khuyến khích trẻ đưa ra các câu trả lời là rút
ra bài học cần thiết về bảo vệ môi trường nước.
c) Phương pháp thí nghiệm, trải nghiệm
Mục đích giúp trẻ được tham gia các hoạt động thí nghiệm/trải nghiệm, qua đó
cung cấp hoặc củng cố kiến thức, hình thành kỹ năng bảo vệ mơi trường cho trẻ mẫu giáo.
Ví dụ: trong lĩnh vực nước cần cho sự sống, giáo viên tổ chức cho trẻ làm thí
nghiệm gieo hạt đậu vào 2 chậu đất, một trậu thì tưới nước thường xun cịn chậu cịn
lại thì khơng tưới nước, một thời gian sau cho trẻ xem kết quả và rút ra kết luận. Lưu
ý, các thí nghiệm trẻ được tham gia làm phải là thí nghiệm đơn giản, phù hợp với lứa
tuổi nhận thức của trẻ.

15


1.2.3.2. Nhóm phương pháp trực quan- minh họa
Bao gồm các nhóm phương pháp: quan sát, sử dụng tài liệu trực quan (tranh, ảnh,
mơ hình,…). Phương pháp này giúp trẻ quan sát, tiếp xúc với các đối tượng, phương
tiện (vật thật, đồ chơi, tranh ảnh), hành động mẫu, hình ảnh tự nhiên, mơ hình, sơ đồ
và phương tiện nghe nhìn (phim vô tuyến, đài, máy ghi âm, điện thoại, máy vi tính)
thơng qua sử dụng các giác quan kết hợp với lời nói nhằm tăng cường vốn hiểu biết,
phát triển tư duy và ngơn ngữ của trẻ.
Ví dụ: Khi tìm hiểu về “ơ nhiễm mơi trường nước”. Cơ có thể cho trẻ quan sát
các biểu hiện của của nước bị ô nhiễm như là màu sắc, hiện tượng, mùi…Ngồi ra cơ
cho trẻ xem tranh ảnh, video về nguyên nhân gây ô hiễm mơi trường nước và tác hại
của nó.
1.2.3.3. Nhóm phương pháp dùng lời nói
Bao gồm phương pháp: đàm thoại, trị chuyện, thảo luận, giải thích, đọc thơ, kể
chuyện…nhằm truyền đạt và giúp cho trẻ thu nhận thông tin và bảo vệ mơi trường,

kích thích trẻ suy nghĩa, chia sẻ ý tưởng, bộ lộ những cảm xúc, gợi ý những hình ảnh
và sự kiện bằng lời nói.
Đàm thoại, trị chuyện có thể được tiến hành trước, trong và sau quá trình hoạt
động của trẻ. Trước khi trẻ hoạt động, sử dụng lời nói khơi gợi hứng thú, định hướng
và kích thích trẻ tham gia tích cực vào q trình hoạt động. Trong quá trình diễn ra
hoạt động, đàm thoại, thảo luận được sử dụng phối hợp chặt chẽ với quá trình quan sát,
thí nghiệm, trải nghiệm nhằm định hướng nhận thức, giúp cho việc tìm tịi khám phá
của trẻ trở nên hấp dẫn và sâu sắc hơn. Sau quá trình hoạt động, phương pháp dùng lời
nói có tác dụng củng cố, hệ thống hóa kiến thức.
Khi sử dụng phương pháp dùng lời, lời nói/câu hỏi của giáo viên cần ngắn gọn,
cụ thể, gắn với kinh nghiệm sống của trẻ. Giáo viên khởi xướng việc trò chuyện với trẻ
về vấn đề càn quan tâm, tạo hứng thú và lôi cuốn sự tham gia của trẻ. Trong q trình
đàm thoại cần kích thích trẻ suy nghĩ bằng cách đặt câu hỏi mở như “Đây là ai?/cái
gì?” “tại sao lại như vậy?”…
Ví dụ: Tổ chức cho trẻ đàm thoại về đặc điểm, tính chất của nước: các con đã
biết gì về nước rồi? nước có màu gì? Nước có màu gì? Mùi vị của nước như thế nào?
Các trạng thái của nước? nước có vai trị gì? Chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường

16


nước?... Để trả lời được các câu hỏi trẻ không cịn cách nào khác là phải tích cực quan
sát, thử nghiệm.
1.2.3.4. Nhóm phương pháp giáo dục bằng tình cảm, khích lệ
Phương pháp dùng tình cảm, giáo viên ln phải có những hành động, cử chỉ, âu
yếm, thân thiện chứa đựng sự yêu thương với trẻ, tạo cho trẻ những cảm xúc tin tưởng,
gần gũi, thân thiện, có tình cảm khi tiếp xúc với mình hoặc những người xung quanh.
Hãy tỏ thái độ đồng tình, khích lệ khi trẻ có những việc làm, lời nói và hành vi tốt. Đồng
thời phải hướng dẫn, chỉ ra những điều chưa tốt để trẻ hiểu, tiếp thu và sửa chữa, tuyệt
đối tránh những cử chỉ thô bạo như la mắng, văng lời thô tục vì như vậy trẻ sẽ nhanh

chóng học theo những điều xấu. Phương pháp này có thể dùng ở mọi lúc, mọi nơi.
1.2.3.5. Nhóm phương pháp nêu gương - đánh giá
Giáo viên sử dụng hình thức khen, chê phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ trước
những hành vi tốt (hoặc chưa tốt) của trẻ đối với bảo vệ môi trường nước. Trong quá
trình sử dụng phương pháp này, giáo viên chú ý khơng lạm dụng q hai hình thức
(khen/chê q mức), khơng sử dụng các hình phạt làm ảnh hưởng đến sự phát triển
tâm sinh lý của trẻ. Nếu trẻ có hành vi đúng, giáo viên kịp thời khen ngợi trẻ. Ngược
lại, nếu trẻ có hành vi khơng đúng giáo viên cần nhắc nhở trẻ ngay.
Ví dụ: Khi thấy trẻ có những hành vi tốt như nhặt rác, vứt rác vào thùng cơ cần
kịp thời khen ngợi, khích lê trẻ. Đồng thời cuối buổi, cô tuyên dương trẻ trước cả lớp
để các bạn khác học hỏi và làm theo.
1.2.3.6. Nhóm phương pháp phối hợp với gia đình trẻ, các tổ chức xã hội
Giáo dục bảo vệ môi trường nước cho trẻ mầm non là quá trình giáo dục lâu
dài, ở mọi lúc, mọi nơi và thông qua hoạt động trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày ở
trường mầm non và ở gia đình trẻ. Đặc thù của lứa tuổi mầm non là học bằng cách mô
phỏng, bắt chước những hành động của người lớn. Các hành vi của cha mẹ, mọi người
xung quanh đối với môi trường nước, trong việc bảo vệ môi trường nước hoặc trong
khi đi dạo trong công viên có tác đọng mạnh mẽ đến nhận thức, thái độ và hành vi của
trẻ, từ đó ảnh hưởng khơng nhỏ đến hiệu quả của công tác giáo dục các nội dung trên
đối với trẻ mầm non. Vì vậy, để việc giáo dục này có hiệu quả, giáo viên cần phải phối
hợp chặt chẽ với gia đình trẻ và các tổ chức xã hội.
Những hoạt động cụ thể giáo viên có thể làm để huy động sự phối hợp của phụ
huynh, các tổ chức xa hôi trong việc giáo dục bảo vệ môi trường nước:

17


- Nhắc nhở phụ huynh hãy là tấm gương cho trẻ trong bảo vệ mơi trường nước.
Khuyến khích trẻ cùng tham gia với phụ huynh một số việc làm ở gia đình như: tiết
kiệm nước, vứt rác đúng nơi quy định…

- Huy động phụ huynh thu gom các nguyên vật liệu đã qua sử dụng (vỏ chai, lọ,
hộp giấy, bìa…) để mang tới lớp làm đồ chơi cho trẻ.
- Mời các cán bộ (các bác vệ sinh, lao công…) tới trị chuyện với trẻ về các việc
bảo vệ mơi trường nước phù hợp với khả năng của trẻ.
- Hưởng ứng các hoạt động bảo vệ môi trường nước do địa phương tổ chức.
Như vậy: Phương pháp giáo dục bảo vệ mơi trường nước chính là phương pháp
chăm sóc, giáo dục trẻ. Trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục cụ thể, giáo
viên cần lựa chọn và phối hợp sử dụng các phương pháp phù hợp, linh hoạt để phát
huy hiệu quả và thế mạnh của mỗi phương pháp đối với việc giáo dục trẻ ở trường
mầm non [8].
1.3. Đặc điểm tâm lí và khả năng nhận thức của trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi
1.3.1. Về tâm lí
Theo tác giả Nguyễn Thị Hòa (2009) và Đào Thanh Âm (2010), Ở giai đoạn trẻ
5 – 6 tuổi, những cấu tạo tâm lí đặc trưng của con người đã được hình thành trước đây
tiếp tục phát triển mạnh. Với sự giáo dục của người lớn, các chức năng tâm lí được
phát triển về mọi phương diện để hình thành nên cơ sở ban đầu của nhân cách.
Ngôn ngữ: Trong suốt lứa tuổi mẫu giáo, ngôn ngữ của trẻ được tiếp tục phát
triển mạnh: ngữ âm hoàn thiện dần, vốn từ mở rộng, trẻ sử dụng tương đối đúng ngữ
pháp tiếng mẹ đẻ để lĩnh hội nền văn hoá dân tộc, giao lưu với những người xung
quanh, để tư duy. Tuy nhiên trong thực tế vẫn cịn trẻ phát âm sai (nói ngọng, nói lắp),
dùng từ sai, nói trống khơng…. Vì vậy, trẻ mẫu giáo cần được uốn nắn kịp thời, học
hỏi thêm ở trường, qua giao tiếp với người xung quanh để sử dụng tiếng mẹ đẻ mạch
lạc, thành thạo, đúng và có văn hố.
Trí nhớ: Năng lực ghi nhớ và nhớ lại của trẻ phát triển mạnh. Tuy vậy, trẻ thường
ghi nhớ những gì trẻ thích thú và gây được ấn tượng mạnh mẽ rõ rệt, trí nhớ khơng chủ
định vẫn chiếm ưu thế .. Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi bên cạnh trí nhớ hình tượng đã hình
thành trí nhớ khái quát tuy sự khái quát này cũng mới chỉ dựa vào dấu hiệu bên ngoài
của sự vật. Ghi nhớ có chủ định bắt đầu được hình thành và được tăng tiến rõ rệt có

18



vai trị quan trọng để trẻ kiên trì theo đuổi mục đích học tập, quyết định chất lượng ghi
nhớ tài liệu học tập sau này của trẻ.
Tư duy: Ở tuổi mẫu giáo, tư duy trực quan hình tượng phát triển mạnh và chiếm ưu
thế đã trẻ giúp giải quyết được bài tốn thực tiễn thường gặp trong cuộc sống. Ngồi ra ở
trẻ còn xuất hiện kiểu tư duy trực quan sơ đồ. Kiểu tư duy này giúp trẻ lĩnh hội tri thức ở
trình độ khái qt cao từ đó hiểu được bản chất của sự vật. Đồng thời, chúng cũng tạo ra
những tiền đề cần thiết để làm nảy sinh những yếu tố ban đầu của tư duy trừu tượng ở trẻ.
Tưởng tượng: Trẻ mẫu giáo có trí tưởng tượng rất phong phú. Trí tưởng tượng
của trẻ được hình thành chủ yếu trong các trò chơi, trong khi chơi trẻ hoạt động sơi nổi,
hết mình và chủ động như chính cuộc sống thật của chúng. Với trí tưởng tượng, trẻ tích cực
suy nghĩ, tìm tịi, mơ ước; nhờ có trí tưởng tượng trẻ có thể sống vơ tư, trong sáng với tuổi
thơ của mình. Trong hoạt động vui chơi trí tưởng tượng được phát triển thêm một bước
căn bản, chuyển từ bình diện bên ngồi vào bình diện bên trong. Nếu trước đây quá
trình tưởng tượng của trẻ gắn liền với đồ chơi và hành động chơi, với tình huống chơi
trước mắt thì bây giờ những vật thay thế cũng như trong hành động chơi khơng nhất thiết phải có,
trẻ đã biết hình dung những cái đó trong óc, biết xây dựng tình huống mới trong trí tưởng tượng của
mình.
Cuối tuổi mẫu giáo, trí tưởng tượng có thể dựa vào những biểu tượng khơng
giống nhau, thậm chí khác hẳn nhau để thay thế. Sự biến đổi hiện thực trong trí tưởng
tượng của trẻ không chỉ diễn ra bằng cách kết hợp các biểu tượng mà còn diễn ra bằng
cách gán cho các đối tượng những thuộc tính mà chúng khơng có.
1.3.2. Đặc điểm về khả năng nhận thức
Ở lứa tuổi này, ý thức bản ngã đã được hình thành, trẻ có khả năng so sánh
mình với người khác. Trẻ đã nhận biết được giới tính của mình và biết phải thể hiện
như thế nào cho phù hợp với giới tính. Trẻ có thể lĩnh hội các khái niệm sơ đẳng, có
các lập luận và kết luận chính xác hơn.
Do khả năng tập trung, chú ý của trẻ lâu hơn, bền vững hơn, ghi nhớ của trẻ có
chủ định hơn nên khả năng khám phá sự vật, hiện tượng ở trẻ cũng tốt hơn làm cho

khối lượng tri thức về sự vật, hiện tượng của trẻ ngày càng phong phú. Đây là cơ sở để
trẻ có thể tiến hành các thao tác so sánh những điểm khác nhau và giống nhau của một
vài đối tượng, phân nhóm đối tượng theo một hay vài dấu hiệu rõ nét. Nhờ vậy, khả
năng tổng hợp và khái quát những dấu hiệu bên ngoài của sự vật, hiện tượng dược trẻ
thực hiện tương đối tốt.

19


Ở lứa tuổi này, bên cạnh kiểu tư duy trực quan hình tượng đang phát triên mạnh
mẽ, cịn xuất hiện kiểu tư duy trực quan sơ đồ. Nhờ đó, trẻ có thể khám phá các mối
liên hệ phức tạp bên trong sự vật, hiện tượng và giữa nó với mơi trường xung quanh.
Hình thức tư duy mới này là bước đệm để chuyển từ kiểu tư duy trực quan sơ đồ sang
hình thức tư duy cao hơn – tư duy logic. Sự phát triển kiểu tư duy này được thế hiện rõ
khi trẻ biết sử dụng thành thạo vật thay thế trong trị chơi đóng vai. Ý thức của trẻ đã
đạt được bước tiến mới nhờ sự phát triển tình cảm và vốn hiểu biết của trẻ ngày càng
tăng. Vì vậy, trẻ có khả năng và có nhu cầu muốn giải thích trạng thái xúc cảm, tình
cảm riêng của mình với người khác và điều này đã làm thay đổi một cách rõ nét quan
hệ của trẻ với bạn và người lớn xung quanh. Trẻ đã biết đánh giá bạn qua xúc cảm,
tình cảm, hành động cụ thể của chúng và quan hệ tình bạn đã thể hiện tương đối rõ ở
lứa tuổi này. Do kinh nghiệm xã hội mà trẻ tích luỹ được ngày càng nhiều nên trẻ dần
biết được trách nhiệm của chúng, có ý thức trong việc thực hiện nghĩa vụ và cố gắng
thực hiện các hành vi văn minh trong các hoạt động và sinh hoạt.
Với các đặc điểm về tâm lí và khả năng nhận thức của trẻ 5 -6 tuổi như vậy có
thể thấy rằng việc tổ chức hoạt động giáo dục bảo vệ mơi trường thơng qua hoạt động
ngồi trời là hồn tồn có tính khả thi, giúp cho trẻ khám phá và nhận thức đúng đắn
các biểu tượng về mơi trường, có thể vận dụng liên hệ thực tiễn các ý tưởng hành, thực
hiện hành vi bảo vệ môi trường, bày tỏ cảm xúc và suy nghĩ tích cực với bạn bè và mọi
người xung quanh.


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG NƯỚC
CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON TỈNH BẮC NINH
2.1. Khái quát về điều tra thực trạng
2.1.1. Mục đích điều tra

20


Điều tra nhằm tìm hiểu, đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục bảo vệ môi
trường nước cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thơng qua hoạt động ngồi trời của giáo viên
một số trường mầm non thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
2.1.2. Nội dung điều tra
Điều tra thực trạng nhận thức, nội dung, phương pháp, quy trình tổ chức hoạt
động giáo dục bảo vệ môi trường nước cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thơng qua hoạt động
ngồi trời của giáo viên ở một số trường mầm non tỉnh Bắc Ninh.
2.1.3. Phương pháp điều tra
Sử dụng phiếu khảo sát (trưng cầu ý kiến), đàm thoại tực tiếp và đánh giá kế
hoạch dạy học của giáo viên mầm non theo các tiêu chí liên quan đến nội dung nghiên
cứu của đề tài. (Phụ lục 1).
Phân tích và xử lý kết quả khảo sát để xác định điểm mạnh, điểm yếu, nguyên
nhân của tồn tại hạn chế từ đó đề xuất các biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường nước
sao cho hiệu quả.
2.1.4. Thời gian, địa điểm điều tra
Thời gian điều tra: Tháng 3 năm 2021
Địa điểm điều tra: Trường Mầm non 19/5 và Trường Mầm non Đồng Quang
thành phố Bắc Ninh
2.1.5. Đối tượng và phạm vi điều tra
Chúng tôi tiến hành khảo sát 32 giáo viên mẫu giáo ở 2 trường Mầm non 19/5

và trường Mầm non Đồng Quang thuộc thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Nghiên
cứu 10 giáo án tổ chức hoạt động ngoài trời của giáo viên mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại hai
trường trên. Sở dĩ chúng tôi lựa chọn khảo sát điều tra thực trạng tại hai ngơi trường
này vì một số đặc điểm như sau:
* Khái quát về trường Mầm non 19/5, thành phố Bắc Ninh
Trường Mầm non 19/5 được xây dựng và thành lập từ 19/5/1980 do tổ chức
UNICEF tài trợ. Trường có quy mơ rất rộng với diện tích 12.000 m2 gồm 31 lớp học và
khoảng sân chơi rộng cho bé. Trường có 104 cán bộ giáo viên được chia làm 4 tooe
cơng tác: 1 tổ văn phịng, 1 tổ dinh dưỡng, 1 tổ nhà trẻ và 1 tổ mẫu giáo. Là một
trường điểm của tỉnh Bắc Ninh nên trường Mầm non 19/5 có 3 nhiệm vụ: Đón nhận,
chăm sóc giáo dục trẻ theo mục tiêu giáo dục mầm non mới, đón nhận giáo sinh các

21


trường về kiến tập, thực tập, đón tiếp các đồn khách làm thí điểm chun mơn,
chun đề về giáo dục mầm non, đón các đồn khách ở các tỉnh.
Với sự phấn đấu khơng ngừng các đồn thể đội ngũ giáo viên và ban giám hiệu
nhà trường nên trường Mầm non 19/5 liên tục đạt danh hiệu trường tiên tiến xuất sắc.
Trường luôn là lá cờ đầu giáo dục mầm non tỉnh Bắc Ninh.
Trường có 77 giáo viên giảng dạy thì 100% giáo viên đều được đào tạo từ trung
cấp trở lên đến đại học trong đó giáo viên có trình độ cao đẳng, đại học chiếm 78%.
Đội ngũ giáo viên trong trường đều yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm, đồn
kết nhất trí, giữ được sự ổn điịnh trong nhà trường. trong 77 giáo viên của trường: có
36 giáo viên phụ trách khối nhà trẻ, 41 giáo viên phụ trách lớp mẫu giáo trong đó có
16 giáo viên phụ trách lớp mẫu giáo lớn.
Trường có 1330 trẻ trong đó nhà trẻ có 330 cháu, mẫu giáo có 1000 cháu. Ở các
lớp lớn đa số trẻ có độ tuổi đồng đều từ 5-6 tuổi. Gia đình trẻ đa số ở xung quanh địa
bàn của trường nên rất thuận lợi cho việc đưa đón trẻ đến trường do đó mà số lượng trẻ
đến trường tương đối đồng đều.

* Khái quát về trường Mầm non Đồng Quang, thành phố Bắc Ninh
Trường mầm non Đồng Quang được thành lập ngày 24/10/2012, chính thức đi
vào hoạt động ngày 01/9/2016. Trụ sở chính tại tổ 10 phường Đồng Quang thành phố
Bắc Ninh. Tháng 10 năm 2018 nhà trường được công nhận đạt trường chuẩn quốc gia
mức độ 2. Trường có 57 cán bộ giáo viên nhân viên. Trong đó: Cán bộ quả lý: 3 đồng
chí; nhân viên: 14 đồng chí (01 kế tốn, 01 y tế, nhân viên dinh dưỡng: 9; Nhân viên
bảo vệ: 2; Nhân viên vệ sinh môi trường: 1); Giáo viên: 40 đồng chí. Chế độ chính
sách của cán bộ giáo viên, nhân viên được đảm bảo và được đào tạo có chun mơn
nghiệp vụ theo đúng quy định của nhà nước. Trường Mầm non Đồng Quang thực hiện
các nhiệm vụ: Tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ trong thời gian trẻ học tập,
sinh hoạt tại các nhóm lớp ở trường mầm non. Phối hợp với gia đình, nhà trường trong
quản lý và chăm sóc giáo dục trẻ. Tổ chức các hoạt động sinh hoạt hàng ngày: Đón trẻ,
trả trẻ, tổ chức giờ ăn, giờ ngủ và sinh hoạt của trẻ. Tổ chức các hoạt động giáo dục
cho từng tiết học. Theo dõi và đánh giá sự phát triển, sức khỏe, sinh hoạt của trẻ. Kết
hợp cùng gia đình để chăm sóc, giáo dục trẻ.

22


×