Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Đánh giá thực trạng thu gom, xử lý chất thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố hạ long và đề xuất giải pháp quản lý thích hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI


ĐINH HẢI HÀ

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THU GOM, XỬ LÝ
CHẤT THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HẠ LONG VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP QUẢN LÝ THÍCH HỢP

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT
Chuyên ngành: Quản lý Môi trường

NGƯỜI HƯỚNG DẪN :

TS. Nguyễn Đức Quảng

HÀ NỘI - 2012


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ kỹ thuật Đề tài “Đánh giá thực
trạng thu gom, xử lý chất thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hạ
Long và đề xuất giải pháp quản lý thích hợp” là cơng trình nghiên cứu
của cá nhân tơi. Các số liệu trong luận văn là số liệu trung thực.
Hà Nội, tháng 09 năm 2012
ĐINH HẢI HÀ
Học viên cao học khóa học 2010
Chuyên ngành: Quản lý môi trường
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội



i


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC CHỮ KÝ HIỆU, VIẾT TẮT ................................................. iv
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................v
DANH MỤC CÁC HÌNH ...................................................................................... vi
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .........................................3
1.1. Tổng quan về khu vực nghiên cứu .................................................................3
1.1.1. Vị trí địa lý ...................................................................................................3
1.1.2. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................4
1.1.3. Điều kiện kinh tế xã hội ...............................................................................5
1.1.4. Thực trạng chất thải rắn sinh hoạt ............................................................10
1.2. Cơ sở lý luận ..................................................................................................20
1.2.1. Khái niệm cơ bản và phân loại chất thải rắn ............................................20
1.2.2. Tốc độ phát sinh chất thải rắn ...................................................................21
1.3. Ảnh hưởng của CTR đến môi trường .........................................................22
1.3.1. Môi trường nước ........................................................................................23
1.3.2. Mơi trường khơng khí ................................................................................24
1.3.3. Mơi trường đất ...........................................................................................25
1.4. Ảnh hưởng của CTR đến sức khỏe con người ............................................25
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU... 27
2.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................27
2.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................27
2.3. Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................27
2.3.1. Phương pháp khảo sát thực địa .................................................................27
2.3.2. Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp số liệu...................................27

2.3.3. Phương pháp dự báo..................................................................................29
2.3.4. Phương pháp phân tích ..............................................................................30

ii


CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................31
3.1. Hiện trạng ô nhiễm môi trường do CTRSH trên địa bàn thành phố
Hạ Long .................................................................................................................... 31
3.1.1. Công tác thu gom CTRSH trên địa bàn thành phố ....................................31
3.1.2. Công tác xử lý CTRSH ...............................................................................35
3.2. Dự báo ...............................................................................................................36
3.2.1. Dự báo lượng CTRSH phát sinh cần được xử lý: ......................................36
3.2.2. Dự báo dân số ............................................................................................37
3.3. Công tác quản lý CTRSH trên địa bàn thành phố Hạ Long.....................39
3.3.1. Những tồn tại trong công tác quản lý CTRSH trên địa bàn TP Hạ Long ...... 39
3.3.2. Những thách thức trong công tác quản lý CTR tại thành phố Hạ Long ...... 40
3.4. Đề xuất giải pháp quản lý CTRSH tại thành phố Hạ Long ......................40
3.4.1. Về hoàn thiện thể chế, chính sách..............................................................40
3.4.2. Lựa chọn cơng nghệ xử lý CTRSH phù hợp...............................................43
3.4.3.Quy hoạch mạng lưới thu gom, vận chuyển chất thải rắn ..........................65
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................78
PHỤ LỤC .................................................................................................................79

iii


DANH MỤC CÁC CHỮ KÝ HIỆU, VIẾT TẮT


1. CTR:

Chất thải rắn

2. CTRSH:

Chất thải rắn sinh hoạt

3. COD:

Nhu cầu oxy sinh hóa

4. BOD 5 :

Lượng oxy hịa tan mà các q trình sinh học phân hủy chất hữu
cơ sử dụng trong 5 ngày.

5. TOC :

Cacbon hữu cơ tổng cộng

6. URENCO:

Công ty Môi trường đô thị

7. BCL:

Bãi chôn lấp

8. UBND:


Ủy ban nhân dân

9. TC:

Tiêu chuẩn

10. BQL:

Ban quản lý

11. QCXDVN : Quy chuẩn xây dựng Việt Nam
12. BXD:

Bộ Xây dựng

13. TCCN:

Trạm trung chuyển cỡ nhỏ

14. XLRTSH:

Xử lý rác thải sinh hoạt

15. QCVN:

Quy chuẩn Việt Nam

16. BTNMT:


Bộ Tài nguyên và Môi trường

17. SS:

Hàm lượng cặng lơ lửng

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Thống kê dân số trên địa bàn thành phố Hạ Long năm 2010 .................... 6
Bảng 1.2. Chỉ số kinh tế xã hội của thành phố Hạ Long so với tỉnh Quảng Ninh ................ 9
Bảng 1.3.Thực trạng các bãi chôn lấp rác trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ................ 11
Bảng 1.4. Lượng CTRSH phát sinh trên địa bàn thành phố Hạ Long ..................... 14
Bảng 2.1. Số mẫu phiếu điều tra phát ra trên địa bàn các phường........................... 28
Bảng 3.1. Diện tích và tình trạng vệ sinh môi trường của BCL Hà Khẩu và Đèo Sen ... 35
Bảng 3.2: Dự báo dân số của thành phố Hạ Long đến năm 2020 ............................ 37
Bảng 3.3. Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh cần xử lý hàng ngày trong
giai đoạn 2012-2020 ................................................................................ 38
Bảng 3.4. So sánh các thơng số kỹ thuật của một số lị đốt ..................................... 44
Bảng 3.5. So sánh các công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt hiện nay ........................ 50
Bảng 3.6. So sánh các kỹ thuật quản lý 100 tấn rác thải sinh hoạt/ngày đêm ......... 52
Bảng 3.7. Khối lượng các thành phần và phương pháp xử lý .................................. 53
Bảng 3.8. Quy định về trạm trung chuyển CTRSH cho thành phố ......................... 66
Bảng 3.9. Quy hoạch phạm vi phục vụ của các trạm trung chuyển cỡ nhỏ trên
địa bàn thành phố Hạ Long đến 2020. .................................................... 68
Bảng 3.10. Khoảng cách giữa các điểm tập kết, trạm TCCN (t1-t6) và khu xử lý
chất thải rắn sinh hoạt .............................................................................. 70
Bảng 3.11. Khoảng cách giữa các điểm vận chuyển (km)........................................ 72
Bảng 3.12. Giải bài tốn tìm quãng đường vận chuyển ngắn nhất qua các trạm

TCCN đến Khu vực xử lý CTRSH .......................................................... 73

v


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1: Vị trí của thành phố Hạ Long trên bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ninh ........... 3
Hình 1.2. Quy trình thu gom CTRSH .......................................................................15
Hình 1.3. Sơ đồ quản lý thu gom rác thải sinh hoạt ..................................................19
Hình 1.4. Sơ đồ phân loại phương pháp xử lý rác thải .............................................21
Hình 1.5. Sơ đồ tính cân bằng vật chất .....................................................................21
Hình 3.1. Tầm quan trọng của đổ rác đúng quy định với việc gây ô nhiễm môi trường ...... 32
Hình 3.2. Đánh giá tổng thể tầm quan trọng của cá nhân trong việc bảo vệ mơi trường .....33
Hình 3.3. Đánh giá tầm quan trọng của các ngành nghề với cơng tác bảo vệ
mơi trường ...............................................................................................33
Hình 3.4. So sánh các hoạt động liên quan đến thu gom, xả rác giữa các ngành .....34
Hình 3.5. Sơ đồ Quy trình xử lý CTRSH theo cơng nghệ đốt ..................................54
Hình 3.6. Biểu đồ chiều chuyển động của ghi thanh và các vùng của chu kỳ cháy ........58
Hình 3.7. Sơ đồ nguyên lý hoạt động lị đốt hiện đại...............................................59
Hình 3.8. Dây chuyền sản xuất gạch khơng nung .....................................................60
Hình 3.9. Sơ đồ Mặt cắt ơ chơn lấp...........................................................................61
Hình 3.10: Mặt cắt lớp đáy ơ chơn lấp ......................................................................61
Hình 3.11. Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước rỉ rác .......................................64
Hình 3.12. Sơ đồ mạng lưới tuyến thu gom rác thải trên địa bàn thành phố ............67
Hình 3.13. Phương án thu gom qua các trạm trung chuyển ......................................69
Hình 3.14. Mơ hình hóa qng đường thu gom rác trên địa bàn thành phố Hạ Long .....69

vi



MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, q trình đơ thị hố ở Việt Nam đang diễn ra với
tốc độ cao chưa từng có, đã và đang dẫn đến nhiều hệ lụy không chỉ đối với các vấn
đề về nhà ở và quản lý trật tự an toàn xã hội mà nghiêm trọng hơn là các vấn đề về
ô nhiễm môi trường. Bụi công trường, khói xe và khói nhà máy sản xuất cơng
nghiệp; phần lớn nước thải sinh hoạt đô thị không được xử lý; khối lượng chất thải
rắn gia tăng nhanh chóng, trong khi các bãi rác không được nâng cấp, các nhà máy
xử lý rác thải không được chú trọng đầu tư và chỉ một phần nhỏ lượng chất thải
công nghiệp nguy hại được xử lý an tồn… đã dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi
trường đáng báo động ở các khu đô thị.
Một trong những vấn đề cần được sự quan tâm đặc biệt hiện nay đó là rác thải
sinh hoạt. Đây là vấn đề nhức nhối đối với toàn xã hội. Ở các đô thị lớn của Việt
Nam, rác thải đã và đang gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Xử lý rác luôn là vấn
đề được đặt lên hàng đầu của các nhà quản lý môi trường đô thị. Khơng riêng gì đối
với các đơ thị đơng dân cư, việc chọn công nghệ xử lý rác như thế nào để đạt hiệu
quả cao, không gây nên những hậu quả xấu về mơi trường trong tương lai và ít tốn
kém chi phí ln được đặt lên hàng đầu mối quan tâm của các ngành chức năng.
Tuy nhiên, lựa chọn phương pháp để xử lý chất thải sinh hoạt là một vấn đề rất
nan giải. Lâu nay, rác thải thường được chơn lấp ở các bãi rác hở hình thành một
cách tự phát. Hầu hết các bãi rác này đều thiếu hoặc khơng có các hệ thống xử lý ơ
nhiễm lại thường đặt gần khu dân cư, gây những tác động tiêu cực đối với môi
trường và sức khỏe cộng đồng. Chính vì thế, việc lựa chọn cơng nghệ xử lý rác và
quy hoạch BCL rác một cách hợp lý có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với công tác
bảo vệ mơi trường.
Xuất phát từ tình hình thực tiễn trên cho thấy Đề tài “Đánh giá thực trạng thu
gom, xử lý chất thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hạ Long và đề xuất giải pháp
quản lý thích hợp” có ý nghĩa sâu sắc, góp phần nâng cao cơng tác quản lý và xử lý


rác thải sinh hoạt cho thành phố Hạ Long - tỉnh Quảng Ninh.
1


2. Mục tiêu của đề tài
Đánh giá toàn diện hiện trạng thu gom và xử lý rác thải trên địa bàn, làm nổi
bật những vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý hoạt động thu gom và xử lý rác.
Tìm ra giải pháp thích hợp cho cơng tác quản lý và xử lý CTRSH trên địa bàn
TP Hạ Long, kết hợp lựa chọn mơ hình xử lý rác thải phù hợp với địa bàn, lựa chọn
vị trí các trạm trung chuyển cũng như tìm ra tuyến đường chạy ngắn nhất của xe ép
rác để nâng cao hiệu quả quản lý CTR và xử lý rác thải góp phần giảm chi phí vận
chuyển và xử lý, cải thiện mơi trường và sức khoẻ cộng đồng.

2


CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về khu vực nghiên cứu
1.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Hạ Long là tỉnh lỵ, là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của
tỉnh Quảng Ninh. Được chính thức thành lập từ ngày 27/12/1993, đến ngày
16/8/2001, thành phố Hạ Long được mở rộng, sáp nhập 2 xã Việt Hưng và Đại
Yên của huyện Hoành Bồ theo Nghị định số 51/2001/NĐ-CP của Chính phủ. Toạ
độ địa lý: 20055’-21005’ vĩ độ bắc, 106050’-107030’ kinh độ Đơng. Phía BắcTây Bắc giáp huyện Hồnh Bồ, phía nam thơng ra biển qua vịnh Hạ Long và
thành phố Hải Phịng, phía Đơng- Đơng Bắc giáp thành phố Cẩm Phả, phía TâyTây Nam giáp thị xã Quảng Yên.
Tổng diện tích đất của thành phố Hạ Long là 22.250 ha, dọc theo chiều dài của
thành phố có quốc lộ 18A chạy qua, có cảng biển, bờ biển dài 50 km, và vịnh Hạ
Long vừa được công nhận là Kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới với diện tích
434km2.


Hình 1.1: Vị trí của thành phố Hạ Long trên bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ninh
3


1.1.2. Điều kiện tự nhiên
1.1.2.1. Địa hình
Thành phố Hạ Long có địa hình đa dạng và phức tạp, là một trong những khu vực
hình thành lâu đời nhất trên lãnh thổ Việt Nam, bao gồm cả đồi núi, thung lũng, vùng
ven biển và hải đảo, được chia thành 3 vùng rõ rệt:
- Vùng đồi núi bao bọc phía Bắc và Đơng Bắc (phía Bắc quốc lộ 18A) chiếm
70% diện tích đất của thành phố, có độ cao trung bình từ 150 m đến 250 m, chạy dài từ
Yên Lập đến Hà Tu, đỉnh cao nhất là 504 m. Dải đồi núi này thấp dần về phía biển, độ
dốc trung bình từ 15-20%, xen giữa là các thung lũng nhỏ hẹp.
- Vùng ven biển ở phía Nam quốc lộ 18A, độ cao trung bình từ 0,5 đến 5 m
- Vùng hải đảo là tồn bộ vùng vịnh, với gần hịn đảo lớn nhỏ, chủ yếu là đảo đá.
Riêng đảo Tuần Châu, rộng trên 400 ha nay đã có đường nối với quốc lộ 18A dài
khoảng 2 km.
Qua khảo sát địa chất cho thấy, kết cấu địa chất của thành phố Hạ Long chủ yếu
là đất sỏi sạn, cuội sỏi, cát kết, cát sét… ổn định và có cường độ chịu tải cao, từ 2,5 đến
4,5 kg/cm2, thuận lợi cho việc xây dựng các cơng trình.
1.1.2.2. Khí hậu
Thành phố Hạ Long thuộc khu vực khí hậu vùng ven biển, mỗi năm có 2 mùa rõ
rệt, mùa đông từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa hè từ tháng 5 đến tháng 10. Nhiệt
độ trung bình hằng năm là 23,70C, dao động không lớn, từ 16,70C đến 28,60C. Về mùa
hè, nhiệt độ trung bình cao là 34,90C, nóng nhất đến 380C. Về mùa đơng, nhiệt độ trung
bình thấp là 13,70C rét nhất là 50C.
Lượng mưa trung bình một năm là 1.832 mm, phân bố không đều theo 2 mùa.
Mùa hè, mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm từ 80-85% tổng lượng mưa cả năm.
Lượng mưa cao nhất vào tháng 7 và tháng 8, khoảng 350 mm. Mùa đông là mùa khô, ít

mưa, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, chỉ đạt khoảng 15-20% tổng lượng mưa cả
năm. Lượng mưa ít nhất là tháng 12 và tháng 1, chỉ khoảng từ 4 đến 40 mm.
Độ ẩm khơng khí trung bình hằng năm là 84%. Cao nhất có tháng lên tới 90%,
thấp nhất có tháng xuống đến 68%.
4


Do những đặc điểm về địa hình và vị trí địa lý, ở thành phố Hạ Long có 2 loại
hình gió mùa hoạt động khá rõ rệt là gió Đơng Bắc về mùa đơng và gió Tây Nam về
mùa hè. Tốc độ gió trung bình là 2,8 m/s, hướng gió mạnh nhất là gió Tây Nam, tốc
độ 45 m/s.
Hạ Long là vùng biển kín nên ít chịu ảnh hưởng của những cơn bão lớn, sức gió
mạnh nhất trong các cơn bão thường là cấp 9, cấp 10. Cá biệt có cơn bão mạnh cấp 11.
1.1.2.3. Sông, suối và chế độ thuỷ triều
Các sơng chính chảy qua địa phận Thành phố bao gồm: sông Diễn Vọng, Vũ
Oai, Man, Trới, cả 4 sông này đều đổ vào vịnh Cửa Lục rồi chảy ra vịnh Hạ Long;
riêng sơng Míp đổ vào hồ n Lập. Các con suối chảy dọc sườn núi phía Nam
thuộc phường Hồng Gai, Hà Tu, Hà Phong. Cả sông và suối ở thành phố Hạ Long
đều nhỏ, ngắn, lưu lượng nước khơng nhiều. Vì địa hình dốc nên khi có mưa to,
nước dâng lên nhanh và thoát ra biển cũng nhanh.
Chế độ thuỷ triều của vùng biển Hạ Long, chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ
nhật triều vịnh Bắc Bộ, biên độ dao động thuỷ triều trung bình là 3,6 m.
Nhiệt độ nước biển ở lớp bề mặt trung bình là 180C đến 30,80C, độ mặn nước biển
trung bình là 21,6% (vào tháng7) cao nhất là 32,4% (vào tháng 2 và 3 hằng năm).
1.1.3. Điều kiện kinh tế xã hội
Thành phố Hạ Long có 20 đơn vị hành chính, gồm 18 phường và 2 xã, cách
thủ đô Hà Nội 165km về phía tây, theo quốc lộ 18A, cách trung tâm thành phố Hải
Phịng 70 km về phía Nam theo quốc lộ 10, cách cửa khẩu quốc tế Móng Cái 180
km theo quốc lộ 18A.
1.1.3.1. Về dân cư

Dân số của thành phố ước tính khoảng 215.795 người, đơng nhất là người
Kinh, nguồn gốc chủ yếu là từ các tỉnh khác chuyển đến sinh sống trong quá
trình phát triển, người dân gốc của thành phố là những người dân chài, hiện còn
sinh sống ở các xã chủ yếu làm nghề cá. Thống kê dân số của từng phường trên
địa bàn thành phố được liệt kê trong bảng 1.1.

5


Bảng 1.1. Thống kê dân số trên địa bàn thành phố Hạ Long năm 2010
Stt

Tên phường/xã

1

Phường Hồng Gai

2

Phường Bạch Đằng

3

Phường Trần Hưng Đạo

4

Phường Yết Kiêu


5

Diện tích (ha)

Dân số (người)

Số hộ gia đình

167,2

8.000

1.836

168

9.334

2.675

62

9.643

2.653

153,5

9.440


2.061

Phường Cao Xanh

679

15.756

3.500

6

Phường Cao Thắng

238

16.167

3.716

7

Phường Hà Khánh

3.153,5

6.530

1.401


8

Phường Hà Lầm

400

9.105

2.324

9

Phường Hà Trung

5.193

7.896

1.796

10

Phường Hồng Hà

350

15.058

3.197


11

Phường Hà Tu

1.700

12.234

2.999

12

Phường Hà Phong

2.400

9.220

2.245

13

Phường Bãi Cháy

2.100

18.890

4.175


14

Phường Giếng Đáy

5.600

14.822

2.796

15

Phường Hà Khẩu

828

11.588

2.622

16

Phường Hồng Hải

2.600

17.815

4.228


17

Phường Hùng Thắng

389

4. 894

998

18

Phường Tuần Châu

710

2.035

418

Báo cáo thống kê dân số tỉnh Quảng Ninh năm 2010

1.1.3.2. Kinh tế
*Về thương mại, dịch vụ và du lịch:
Thành phố Hạ Long là một trung tâm buôn bán lớn, là đầu mối buôn bán các
mặt hàng công nghiệp, lương thực, thực phẩm cho sản xuất và tiêu dùng của vùng
công nghiệp mỏ và vùng du lịch, với hàng xuất khẩu chủ yếu là than và hải sản.
Ngoài các khu chợ lớn như chợ Hạ Long I, chợ Hạ Long II, ở Hạ Long cịn có trung

6



tâm thương mại An Hưng Plaza, Metro Hạ Long (Hà Tu), Khu trung tâm thương
mại Cột 5, trung tâm thương mại Hòn Gai, siêu thị Hạ Long, chợ Vườn Đào .v.v...
Ngồi ra, Hạ Long cịn là một trung tâm du lịch lớn nhất miền Bắc, một điểm
đến lý tưởng với lượng khách tham quan chỉ đứng sau Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngồi việc 2 lần được UNESSCO cơng nhận là di sản thiên nhiên thế giới, mới đây,
Vịnh Hạ Long đã được tổ chức New Seven Wonders bầu chọn là một trong bảy Kỳ
quan Thiên nhiên mới của thế giới.
Số điểm thu hút khách du lịch lễ hội, thắng cảnh: Vịnh Hạ Long với vẻ đẹp kỳ
thú, độc đáo với 1969 hòn đảo đá ( Hòn Gà Chọi, Hòn Lữ Hương, Hòn Đầu
Người...), hang động nhũ thạch (Hang Bồ Nâu, Hang Trinh Nữ, Hang Sửng Sốt,
Hang Đầu Gỗ, Động Thiên Cung, Động Tam Cung,... ), bãi tắm (Ti Tốp, Soi Sim,
Bãi Cháy, Tuần Châu,...) cùng quần thể di tích lịch sử văn hố - danh thắng núi Bài
Thơ, chùa Lơi Âm - hồ n Lập, Đền thờ Đức Ơng Đơng Hải Đại Vương, Chùa Long
Tiên ở bên núi Bài Thơ.
Gắn liền với Vịnh Hạ Long, phường Bãi Cháy và các phường Tuần Châu,
Hùng Thắng đang là vùng phát triển các khách sạn nhà hàng và xây dựng các cơng
trình du lịch. Hiện đã có khoảng 20 khách sạn lớn nhỏ (nhiều khách sạn 4, 5 sao)
với hơn 2.000 phịng có thiết bị đầy đủ đón khách quốc tế và hơn 300 nhà nghỉ nhỏ.
Các bãi tắm Bãi Cháy, Thanh Niên, Tuần Châu ngày càng được tu bổ, phát triển,
ngoài ra một cơng viên vui chơi đã hình thành. Ngồi Vịnh, với gần 30 hang động
đã được phát hiện, các hang động Thiên Cung, Ðầu Gỗ, hang Sửng Sốt đã được đưa
vào phục vụ du lịch tạo thêm sức hấp dẫn. Các địa chỉ lịch sử, các sinh hoạt văn hoá
và sinh cảnh, các đồi thông, các công viên thành phố đang được khai thác để đón
hơn 1 triệu khách trong những năm tới.
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ ước đạt 10.482 tỷ đồng, bằng
100% kế hoạch năm 2011. Số lượng khách du lịch đến Thành phố đạt 3,5 triệu lượt
người, trong đó khách quốc tế 1,8 triệu lượt, tăng 21% so với cùng kỳ; Doanh thu
du lịch ước đạt 1.944 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2009 (của tỉnh là 2.850 tỷ


7


đồng). Năm 2010, đã cấp 1.460 giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ cá thể,
tổng vốn đăng ký 444 tỷ đồng.
*Về cơng nghiệp:
Thành phố Hạ Long cịn là một đỉnh của tam giác cơng nghiệp miền Bắc: Hà
Nội-Hải Phịng-Quảng Ninh với 2 ngành mũi nhọn là công nghiệp khai thác than và
đóng tàu.
Cơng nghiệp khai thác than đã hình thành từ lâu và trở thành một thế mạnh
của thành phố với nhiều mỏ lớn như Hà Tu, Hà Lầm, Tân Lập, Núi Béo và hàng
chục mỏ nhỏ, mỗi năm khai thác trên 10 triệu tấn than các loại. Gắn liền với các mỏ
là các nhà máy sàng tuyển, cơ khí các xí nghiệp vận tải và bến cảng.
Hơn nữa, Hạ Long cịn phát triển mạnh ngành cơng nghiệp đóng tàu, sản xuất
vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm hải sản. Nhà máy đóng tàu Hạ Long có thiết
kế đóng tàu dưới 53.000 tấn, là nhà máy đóng tàu hiện đang chuẩn bị mở rộng và
tăng thiết bị để có thể đóng tàu trọng tải tới 53.000 tấn có thiết kế lớn nhất nước ta.
Hạ Long có nhiều mỏ đất sét rất tốt, đang có 6 nhà máy sản xuất gạch ngói chất lượng
cao, cung cấp cho trong và ngồi tỉnh, có một phần xuất khẩu. Ngồi ra, thành phố Hạ
Long có cảng nước sâu Cái Lân đã được xác định là cảng quốc gia, có khả năng tiếp
nhận 1 triệu tấn hàng hoá mỗi năm.
Một số sản phẩm cơng nghiệp địa phương có mức tăng trưởng hàng năm cao
như: Bia - nước giải khát tăng 21%, quần áo may sẵn tăng 19%, nhiều cơ sở sản
xuất mới thuộc các thành phần kinh tế được đầu tư và đưa vào sử dụng như chế biến
lương thực, thực phẩm, thuỷ tinh dân dụng, gỗ cơng nghiệp, bao bì nhựa PVC, chế
biến thức ăn gia súc...
*Về nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản:
Diện tích đất sản xuất nơng nghiệp 1.247,1 ha chiếm 16,15% nhóm đất nơng
nghiệp; diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 5.153,57 ha (năm 2003), chiếm 66,73%

diện tích đất nơng nghiệp, có hệ thống hồ, kênh mương nội đồng khá hoàn thiện,
đảm bảo đủ nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp.

8


Thành phố Hạ Long có 50 km bờ biển và biển ở thành phố là một trong 04
ngư trường trọng điểm của cả nước có nhiều loại cá có giá trị kinh tế cao; ngồi ra
Hạ Long có gần 2.000 ha diện tích mặt nước và 1.553 km2 mặt nước Vịnh có khả
năng ni trồng thuỷ sản. Đây là một tiềm năng to lớn để phát triển ngành thuỷ sản.
Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2010 ước đạt 45 tỷ đồng, tăng 6,6% so với
cùng kỳ năm 2009. Diện tích đất lâm nghiệp hiện có 2.797 ha, độ che phủ rừng trên
địa bàn thành phố đạt 24,62% so với năm 2010.
Thành phố hiện có hơn 1.500 lồng bè ni cá. Một số diện tích trồng lúa hiệu
quả thấp đã được chuyển sang ni trồng thuỷ sản với diện tích 1.320 ha, bước đầu
đạt hiệu quả tốt. giá trị sản xuất ngư nghiệp tăng 7% so với cùng kỳ.
So sánh chỉ số kinh tế xã hội của thành phố Hạ Long so với toàn tỉnh được liệt
kê trong bảng 1.2.
Bảng 1.2. Chỉ số kinh tế xã hội của thành phố Hạ Long so với tỉnh Quảng Ninh
Chỉ số

TP. Hạ Long

Diện tích1 (ha)

Tỉnh Quảng Ninh

12.300

593.800


141.538

899.600

1.150

143

1,50

1,90

35.384

269.713

% dân số dưới 15 tuổi

25

30

Dân số nông thôn (%)

5

57

Đất nông nghiệp /hộ (ha)


0,27

0,31

Đất nông nghiệp/dân nông thôn (ha)

0,05

0,06

GDP trên đầu người (Đô la Mỹ)

931

213

0

16

- Công nghiệp (%)

47

33

- Ngành khác (%)

53


51

Dân số
Mật độ dân số (người/km2)
Tỷ lệ tăng trưởng dân số (%)
Dân số dưới 15 tuổi

Phần trăm GDP từ:
- Nông nghiệp và lâm nghiệp (%)

Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Quảng Ninh đến 2010, định hướng đến 2020
* Ghi chú: 1 - Chỉ tính diện tích đất, khơng tính diện tích biển

9


1.1.4. Thực trạng chất thải rắn sinh hoạt
1.1.4.1. Thực trạng CTRSH trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Trong những năm gần đây, quản lý CTRSH đô thị là một trong những lĩnh vực
ln được các cấp chính quyền tỉnh Quảng Ninh và dư luận xã hội quan tâm. Tuy
nhiên, thực tế hiện nay cơng tác quản lý này cịn nhiều khó khăn và lúng túng, nhất là
định hướng và các giải pháp xử lý chất thải chưa được cụ thể, rõ ràng và thống nhất.
Việc chôn lấp chất thải ở các bãi rác lộ thiên hoặc các bãi rác có thiết kế, xây dựng và
kiểm sốt ơ nhiễm đang là hình thức xử lý phổ biến song nhược điểm của phương
thức xử lý này là tốn diện tích đất, tiềm ẩn nguy cơ ơ nhiễm cao và khó lựa chọn vị trí
thích hợp.
* Những vấn đề chính trong xử lý rác thải sinh hoạt hiện nay:
Tình trạng quá tải: nhiều BCL ở Quảng Ninh hiện đang ở trong tình trạng quá
tải, cụ thể tại BCL ở xã Hải Hoà thành phố Móng Cái, rác chất cao hơn cốt mặt đất

khoảng 2-3 m. Bãi rác tại Voòng Xi xử lý rác thải cho thị trấn Cô Tô và xã Đồng
Tiến; BCL rác thải Tân Bình ở phía tây thị trấn huyện Đầm Hà rộng 5000 m2, đã
quá tải. Huyện đang phải nghiên cứu tìm bãi đổ rác mới và làm thủ tục đóng cửa
cho bãi rác này. Hai bãi rác Vàng Danh và n Thanh ở ng Bí chỉ thực hiện
chơn lấp đơn giản hiện cũng đã quá đầy gây mất vệ sinh đô thị và ảnh hưởng tới
sinh hoạt của nhân dân khu vực xung quanh.
Thiết kế không đạt chuẩn: các BCL rác khơng được thiết kế đúng kỹ thuật
(khơng có hệ thống thu nước rỉ rác, khơng có lớp vải lót kỹ thuật, khơng có hệ
thống thốt nước mưa... mà theo kiểu xây tường bao rồi đổ rác vào trong, chứ
khơng đào sâu dưới lịng đất và chia ơ). Bãi rác được xây dựng ngay gần khu dân cư
(cách khoảng 200-300 m), nên có nguy cơ ảnh hưởng rất lớn đến mơi trường, nguồn
nước và sức khoẻ người dân.
Khơng có quy hoạch: các BCL chất thải sinh hoạt không được quy hoạch
gây ra sự bất hợp lý về vị trí làm ảnh hưởng tới chất lượng nguồn cấp nước, cụ
thể nguồn nước cấp của huyện Tiên Yên lấy từ sông Tiên n. Đoạn trên
thượng lưu (thuộc huyện Bình Liêu) có BCL rác ở ngay bờ sông. Đợt tháng 10
10


năm 2009, khi nước lũ tràn về, mang toàn bộ rác thải từ Bình Liêu đưa về
huyện Tiên Yên rất ơ nhiễm.
Tóm lại: Hệ thống các cơng trình xử lý CTRSH ở tỉnh Quảng Ninh còn thiếu
và yếu, chi tiết tên cơng trình, địa bàn, cũng như tình trạng vệ sinh môi trường được
liệt kê trong bảng 1.3. Ngoại trừ một số bãi rác của thành phố Hạ Long như: bãi rác
Hà Khẩu, bãi rác Đèo Sen, đã được nâng cấp đạt tiêu chuẩn, bãi rác Quang Hanh thị
xã Cẩm Phả (chưa hồn chỉnh), cịn lại tất cả các bãi rác của địa phương khác trong
tỉnh đều không đạt tiêu chuẩn thiết kế kỹ thuật do Bộ Xây dựng ban hành, khơng đạt
các tiêu chí và tiêu chuẩn đảm bảo vệ sinh môi trường theo yêu cầu của Bộ Tài
nguyên và Môi trường.
Bảng 1.3. Thực trạng các bãi chôn lấp rác trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Stt
1

Địa bàn
Cẩm Phả

2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

Hạ Long
Uông Bí
Vân Đồn
Đơng Triều
Móng Cái
Hồnh Bồ
Các địa
phương cịn
lại

Tên cơng trình


S (ha)

Bãi rác Quang Hanh

3,2

Bãi rác C9

2,0

Bãi rác Vũng Đục

2,6

Bãi rác Lạc Thanh
Bãi rác Vàng Danh
Bãi rác Vạn Yên
Bãi rác Vạn Hoa
Bãi rác Mạo Khê
Bãi rác Hải Hồ
Bãi rác Cộng Hịa
Bãi rác thị trấn Trới

0,8
6,0
3,0
2,6
6,0
2,0
2,0


Tình trạng vệ sinh mơi trường
Được thiết kế theo tiêu chuẩn
với đầy đủ các hạng mục
Không đảm bảo tiêu chuẩn
Đã ngừng hoạt động theo Quyết
định 64 của Thủ tướng Chính
Phủ
Khơng đảm bảo tiêu chuẩn
Khơng đảm bảo tiêu chuẩn
Khơng đảm bảo tiêu chuẩn
Không đảm bảo tiêu chuẩn
Không đảm bảo tiêu chuẩn
Không đảm bảo tiêu chuẩn
Không đảm bảo tiêu chuẩn
Không đảm bảo tiêu chuẩn
Tự phát, không đảm bảo vệ sinh
môi trường

Các bãi rác khác

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của Bộ Xây dựng; Quy hoạch Quản lý Chất thải rắn tỉnh Quảng
Ninh đến 2010 định hướng đến 2020

* CTRSH từ hệ thống Cảng:
Đối với các tàu khách: rác thải sinh hoạt được phân loại theo quy định và
đựng trong các dụng cụ chứa phù hợp để đơn vị thu gom rác tiến hành thu gom,
11



ngay sau khi tàu đến Cảng, từ lần thứ hai trở đi thực hiện 02 ngày 01 lần đối với tàu
hàng vận tải, 01 ngày 01 lần. Doanh nghiệp cảng hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ vệ
sinh tàu thuyền tại cảng phải bố trí phương tiện đủ tiêu chuẩn để tiếp cận rác thải,
nước bẩn từ tàu thuyền, và tuân thủ qui định về vệ sinh và bảo vệ môi trường.
Cung cấp dịch vụ vệ sinh tàu thuyền: từ năm 2003, Ủy ban nhân dân tỉnh có
quy định cụ thể cho 10 đơn vị được phép tham gia cung cấp dịch vụ vệ sinh tàu
thuyền trên toàn khu vực do Cảng vụ Hàng hải Quảng Ninh quản lý (trong đó khu
vực Cẩm Phả - Cửa Ơng có 03 đơn vị, khu vực Hạ Long và cịn lại có 07 đơn vị).
Song có những đơn vị có đăng ký nhưng khơng chiếm được thị phần hoạt động.
Hiện chỉ có một số đơn vị duy trì hoạt động dịch vụ. Rác từ tàu thuyền trên biển,
được các đơn vị cung cấp dịch vụ vệ sinh chuyển lên bờ. Vài năm trước có một số
điểm chơn lấp trên bờ, nay Sở Tài nguyên và Môi trường không cấp phép. Rác được
hợp đồng với Công ty Môi trường Đô thị TP. Hạ Long đưa đến xử lý tại các bãi rác
chung của thành phố.
Những vấn đề chính trong quản lý rác thải hiện nay của hệ thống Cảng:
- Phương tiện vận chuyển còn bất cập, chưa có các tàu thuyền chuyên dùng,
thu gom chưa chuyên nghiệp.
- Khâu vận chuyển lên bờ, tập kết đưa đi bãi tập trung xử lý, còn vương vãi rác
gây ô nhiễm môi trường (nhất là tại điểm bốc lên).
- Chưa có các biện pháp kiểm tra, ứng phó ngang tầm quốc tế về dịch tễ.
- Giá cả dịch vụ phần lớn theo thỏa thuận, chưa có tính cạnh tranh.
- Rác thải từ các nhà máy sửa chữa và đóng tàu: nhà máy đóng tàu Hạ Long,
Nhà máy đóng tàu thuộc tập đồn Than và Khống sản Việt Nam (TKV), tự các nhà
máy giải quyết, chưa được triệt để.
- Nước thải lẫn dầu, nước dầu tàu lẫn dầu, Quảng Ninh chưa xử lý được phải
đưa về Hải Phòng.
- Vẫn tồn hiện tượng nhập các chất thải độc hại.

12



* CTRSH từ các huyện đảo:
Huyện đảo Vân đồn: có diện tích đất tự nhiên 59.676 ha, gồm hơn 600 hịn
đảo lớn nhỏ, trong đó hơn 20 đảo có người sinh sống. Vân Đồn là huyện đảo với mơ
hình phát triển kinh tế chủ yếu là nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản và phát triển du lịch,
công nghiệp - tiểu thủ cơng nghiệp chưa phát triển vì vậy nguồn phát sinh chất thải
rắn trên huyện Vân Đồn chủ yếu là rác thải sinh hoạt. Hiện nay, công tác thu gom
rác thải sinh hoạt đô thị được giao cho 01 công ty tư nhân thực hiện (Công ty Môi
trường đô thị huyện Vân Đồn). Phạm vi thu gom chủ yếu tại thị trấn Cái Rồng và
một phần xã Hạ Long.
Rác thải được thu gom bằng các xe đẩy tay và vận chuyển bằng xe chở rác
chuyên dụng, được chuyên chở tới bãi rác hiện tại thuộc xã Vạn Yên, gần phía cảng
Vạn Hoa cách trung tâm thị trấn khoảng 10km. Tuyến từ đường 334 đi vào bãi rác
rất hẹp gây khó khăn cho việc chở rác và đổ thải. Biện pháp xử lý hiện đang được
áp dụng là chôn lấp nhưng thực tế chỉ đổ rác thải xuống khu vực bãi. Vị trí bãi rác
nằm tại khu thung lũng có hướng phân thủy ra phía biển, tuy khơng nằm gần các
khu dân cư nhưng gây ảnh hưởng vệ sinh môi trường vịnh.
1.1.4.2. Thực trạng CTRSH trên địa bàn thành phố Hạ Long
*Nguồn gốc phát sinh:
CTRSH của thành phố Hạ Long phát sinh từ những nguồn chính sau đây:
- Từ các hộ dân cư.
- Từ các chợ .
- Các cơ quan hành chính, sự nghiệp đóng trên địa bàn thành phố.
- Các công ty, doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, thương mại…
- Các hệ thống trường học.
- Khu vực cơng cộng: Quảng trường, cung văn hóa, cơng viên…
- CTRSH từ các bệnh viện, trung tâm y tế phường, xã, cơ sở y tế tư nhân…
*Khối lượng CTRSH phát sinh:
Theo kết quả điều tra năm 2010, bình quân lượng rác thải trên đầu người tại
thành phố Hạ Long là xấp xỉ 0,9kg/người/ngày. Ước tính tổng lượng rác phát sinh

13


trên địa bàn khoảng 66.700 tấn rác/năm, tương đương với khoảng 176 tấn/ngày. Tỷ
lệ thu gom khoảng 83% .
Bảng 1.4. Lượng CTRSH phát sinh trên địa bàn thành phố Hạ Long
Năm
2009
2010

Khối lượng (tấn)
65.892,7
66.700

Trung bình/tháng (tấn)
5.491
5.558

Trung bình/ngày (tấn)
183
185,2

Theo báo cáo thống kê của Cơng ty TNHH An Lạc Viên

*Tình hình thu gom, vận chuyển CTRSH:
Công tác thu gom, vận chuyển CTRSH hầu hết các đơ thị đều có sử dụng thủ
cơng kết hợp cơ giới. Bởi vậy, các trang thiết bị sử dụng bao gồm cả những thiết bị
thô sơ lẫn hiện đại. Hiện nay trên địa bàn thành phố Hạ Long việc trang bị thu gom,
số xe thu gom vận chuyển không dủ đáp ứng cho vận chuyển lượng chất thải phát
sinh, điều này dẫn đến tỷ lệ thu gom rác ở đô thị chưa cao.

Thành phố Hạ Long gồm 18 phường và 2 xã. Việc thu gom rác được thực hiện
ở 13 phường, trong đó có 3 phường được thu gom 100%, tỷ lệ thu gom rác trong
thành phố năm 2010 đạt 83%. Tổng khối lượng CTRSH trên địa bàn thành phố Hạ
Long khoảng gần 176 tấn/ngày. Việc xử lý tổng thể CTRSH tại Hạ Long do 04 đơn
vị đảm nhận gồm:
Công ty INDEVCO: quản lý các tuyến điểm thu gom toàn thành phố. Khối
lượng rác thu gom đạt trung bình khoảng 150-200 tấn/ngày, cao nhất khoảng 1.000
tấn. Lượng rác thải thu gom đem tập kết tại bãi rác thải Đèo Sen và bãi rác thải Hà
Khẩu. Theo thống kê của công ty INDEVCO, tỷ lệ thu gom tại một số phường trung
tâm ở khu vực Hòn Gai và khu vực Bãi Cháy có thể đạt đến 90%, tuy nhiên vẫn có
những tỷ lệ thu gom chỉ đạt 20-30% như phường Hà Trung và Hà Phong. Trên toàn
thành phố có trên 80 điểm tập trung thu gom rác thải, phân bố dọc các tuyến đường
chính và được chia làm 4 tuyến chính.
Cơng ty Mơi trường Đơ thị Hạ Long: có 680 xe đẩy tay, 11 xe ép rác, 2 xe đầm
ủi rác và 11 xe khác với tổng số cán bộ, công nhân lao động là 467 người thực hiện
vận hành, quản lý hoạt động 02 BCL CTRSH (chủ yếu thực hiện công việc xử lý
nước rác) là BCL rác Hà Khẩu, BCL rác Đèo Sen.
14


Nhà máy xử lý rác Hạ Long tại phường Hà Khánh: với tổng diện tích 5 hecta
do Cơng ty xử lý chất thải Hạ Long quản lý, hiện nay nhà máy hoạt động với công
suất 30 tấn/ngày.
* Thu gom rác tại khu dân cư:
Lắp đặt các thùng chứa rác tại những vị trí thuận tiện cho người dân với dung
tích từ 240 lít đến 600 lít/thùng. Hàng ngày xe tải sẽ đến thu gom theo thời gian quy
định chở đến các trạm trung chuyển hoặc đến nơi xử lý. Tại những nơi không đặt
được thùng rác công cộng hoặc xe chở rác khơng vào được (các ngõ, hẻm) thì tổ
chức thu gom trực tiếp bằng xe cuốn ép rác nhỏ hoặc công nhân dùng xe đẩy thô sơ
để thu gom rác để tập kết tại những nơi quy định. Tại đây, rác được đưa lên xe tải

thu gom vận chuyển đến nơi xử lý.
Rác từ các hộ dân ở
các đường phố, chợ,
công viên, công sở

Thùng chứa rác công
cộng 240 – 260 lít

Rác sinh hoạt từ các
hộ dân cư trong ngõ
hẻm

Xe đẩy

Rác sinh hoạt vùng ven đô

Xe cuốn ép rác

Điểm tập kết, trạm
trung chuyển

Xe nâng

Khu xử lý BCL

Hình 1.2. Quy trình thu gom CTRSH
*Thu gom rác tại khu vực các chợ
Trên địa bàn thành phố Hạ Long hiện nay có trên 13 chợ. Trong đó, chợ Hạ
Long I, chợ Hạ Long II, chợ Vườn Đào… là một trong các chợ lớn của thành phố.
Do tính quy mơ lớn của chợ, lượng rác ở đây rất nhiều và thời gian họp chợ dài từ

4h00 – 19h00 hàng ngày. Vì rác được thải bỏ không tập trung, nên bắt đầu từ 18h
các công nhân vệ sinh bắt đầu triển khai quét rác và thu gom thành đống rồi mới hốt

15


vào xe đẩy. Sau khi rác được thu gom đầy xe sẽ được di chuyển ra khu vực tập
trung bên hông chợ để cho xe ép tới vận chuyển đi.
Chợ Hạ Long I là khu vực điển hình tại trung tâm thành phố Hạ Long, khu vực
mỗi ngày thu hút rất đông du khách đến tham quan, mua sắm, đây là một trong
những điểm phát sinh lượng lớn rác thải sinh hoạt. Bên cạnh sự q tải, hiện tình
trạng ơ nhiễm môi trường tại chợ vẫn chưa được giải quyết triệt để. Hằng ngày, một
lượng rác thải rất lớn từ hải sản, rau, củ, quả hỏng, nước bẩn đều đổ xuống biển.
Theo BQL chợ Hạ Long I, mỗi ngày có 22 công nhân của Công ty Môi trường Đô
thị TP Hạ Long làm vệ sinh ở đây, hơn 5 tấn rác thải được vận chuyển đi... Tuy
nhiên, do hệ thống cống thoát nước thải đang được sửa chữa, nên đã gây ô nhiễm
môi trường.
* CTRSH từ vùng Vịnh Hạ Long:
Nguồn phát sinh chất thải rắn chủ yếu trong khu vực di sản gồm: hoạt động
của khu dân cư trên vịnh; các tàu thuyền, nhà bè, kinh doanh dịch vụ trên Vịnh; du
khách và sinh hoạt hàng ngày của cán bộ công nhân viên làm việc tại các điểm tham
quan du lịch, khối lượng thu gom trung bình khoảng 9,5m3/ngày. Hiện có 2 vị trí
chơn lấp:
- Hịn Vụng Ong (khu vực Ba Hang) diện tích khoảng 100m2 cách Cảng tàu
du lịch Bãi Cháy khoảng 5 km về hướng Tây Nam;
- Hòn Cát Lái: diện tích khoảng 150m2, cách Cảng tàu du lịch Bãi Cháy 12
km về hướng Đông Nam.
Công tác xử lý rác thải trên vịnh Hạ Long: hiện nay rác thải thu gom trên vịnh
theo các tuyến, điểm được vận chuyển và xử lý tại 2 vị trí:
Điểm Ba Hang phục vụ điểm du lịch Thiên Cung - Đầu Gỗ - Gà Chọi làng chài Ba Hang và các khu lân cận, phương pháp đốt bằng lò đốt.

Điểm Cát Lán thu gom và xử lý rác tại khu vực Mê Cung, Sửng Sốt, Titop
và khu vực lân cận, phương pháp đốt thủ cơng; Các khu vực cịn lại thu gom đưa về
bờ xử lý cùng với chất thải rắn chung của thành phố Hạ Long.

16


Quy trình và phương pháp xử lý:
- Rác là thuỷ tinh, đồ nhựa, vỏ đồ uống được thu gom bán phế liệu.
- Các loại rác hữu cơ dễ phân huỷ được chơn lấp.
- Các loại rác khó phân huỷ như túi nilon, phao, xốp,... đem phơi khô 1-2 ngày
rồi đem đốt.
Những vấn đề chính trong quản lý rác thải hiện nay tại vùng Vịnh:
- Vào những ngày thuỷ triều cao hoặc mưa to, các loại rác từ khu vực thượng
nguồn các sông và vùng ven bờ trôi ra vịnh, theo con nước lên xuống, gây khó khăn
cho cơng tác thu gom.
- Trang thiết bị thu gom còn thiếu, nặng về thủ công, năng suất thấp.
- Rác thải sinh hoạt ở một số khu dân cư ven bờ chưa được thu gom triệt để,
vẫn cịn tình trạng một số người dân vứt rác xuống biển.
- Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, phổ biến các quy định về quản lý,
bảo vệ môi trường di sản đã được triển khai nhưng nhận thức và hành động của
cộng đồng chưa có tính tự giác cao.
1.1.4.3. Hệ thống quản lý chất thải rắn tại tỉnh Quảng Ninh
Mơ hình do Nhà nước quản lý: việc thu gom CTRSH tại địa phương do các
Công ty Môi trường trực thuộc UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện như
tại Móng Cái, Cẩm Phả, Vân Đồn, ng Bí. Đối với các địa phương khơng có
Cơng ty Môi trường đô thị, việc thực hiện thu gom chất thải sinh hoạt do tổ thị
chính trực thuộc phịng ban của UBND huyện như tại Đầm Hà, Bình Liêu, Hải Hà
đảm nhiệm. Các Công ty Môi trường đô thị hoạt động dưới hình thức các đơn vị sự
nghiệp có thu. Tiền lương cho cán bộ nhân viên chức, các loại phương tiện, trang

thiết bị ban đầu do nhà nước đầu tư lấy từ nguồn vốn ngân sách, nguồn thu từ hoạt
động thu gom, xử lý rác thải theo định mức áp dụng theo tiêu chuẩn của Bộ Xây
dựng, đơn giá được áp dụng theo đơn giá của UBND tỉnh Quảng Ninh ban hành
theo thời điểm. Việc thu chi kinh phí áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu.
Mơ hình kết hợp công tư: để tăng cường công tác thu gom CTRSH trên các địa
bàn trọng điểm có khối lượng chất thải rắn phát sinh lớn như thành phố Hạ Long đã
17


kết hợp cả 2 mơ hình, mơ hình do nhà nước quản lý - Công ty môi trường đô thị
thực hiện và mơ hình do doanh nghiệp thực hiện việc thực hiện do Công ty Cổ phần
phát triển Công nghiệp đảm nhận. Đối với các doanh nghiệp thực hiện việc thu gom
CTRSH từ nguồn vốn đầu tư, nguồn nhân lực, trang thiết bị phục vụ công tác thu
gom chủ yếu được lấy từ sự đóng góp của nhân dân, một phần được hỗ trợ từ nguồn
ngân sách của các địa phương.
Mơ hình do các Cơng ty tư nhân, các doanh nghiệp: đây là các tổ chức cá
nhân được giao chức năng thực hiện hợp đồng thu gom CTRSH trên địa bàn huyện,
thị xã như: Công ty TNHH Hải Yến thu gom trên địa bàn huyện Đơng Triều, hợp
tác xã Đồn Kết - huyện Hoành Bồ, hợp tác xã Đồng Tâm - huyện Ba Chẽ, hợp tác
xã Hồng Mạnh - huyện Tiên Yên…

18


×