Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

NGUYỄN THẾ HÙNG PHÂN TÍCH DANH mục THUỐC sử DỤNG tại TRUNG tâm y tế HUYỆN đức HUỆ TỈNH LONG AN năm 2019 LUẬN văn dược sĩ CHUYÊN KHOA cấp i

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 108 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THẾ HÙNG

PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC
SỬ DỤNG TẠI TRUNG TÂM Y TẾ
HUYỆN ĐỨC HUỆ TỈNH LONG AN
NĂM 2019

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI 2020


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THẾ HÙNG

PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC
SỬ DỤNG TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN
ĐỨC HUỆ TỈNH LONG AN
NĂM 2019
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ: 60 72 04 12
Người hướng dẫn khoa học: TS. Đỗ Xuân Thắng
Nơi thực hiện: Trường ĐH Dược Hà Nội
Thời gian thực hiện: Từ tháng 07/2020 đến tháng 11/2020


HÀ NỘI 2020


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này, tơi nhận được sự giúp đỡ rất nhiều của thầy
cô, bạn bè, đồng nghiệp và người thân.
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc TS. Đỗ Xuân Thắng là người
luôn quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn và động viên tơi trong suốt q trình thực
hiện luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Trường Đại học Dược Hà
Nội đã dạy dỗ và tạo điều kiện cho tôi được học tập và rèn luyện trong suốt
những năm học vừa qua. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô Bộ môn Quản
lý kinh tế Dược đã hướng dẫn, tạo điều kiện cho tơi thực hiện và hồn thành
luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và các Khoa, Phòng thuộc
Trung tâm Y tế huyện Đức Huệ, tỉnh Long An đã tạo điều kiện cho tơi về mọi
mặt học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn này.
Lời cuối cùng tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp và người thân đã luôn sát cánh động viên, giúp đỡ và đóng góp ý kiến
cho tơi hồn thành luận văn này.
Đức Huệ, ngày 22 tháng 11 năm 2020
Học viên

Nguyễn Thế Hùng


MỤC LỤC
Trang

Chương 1: TỔNG QUAN ................................................................................... 3

1.1.Khái niệm danh mục thuốc và xây dựng danh mục thuốc bệnh viện .. 3
1.1.1. Khái niệm danh mục thuốc.............................................................. 3
1.1.2. Nguyên tắc xây dựng danh mục thuốc. .......................................... 3
1.1.3. Các tiêu chí lựa chọn thuốc. ........................................................... 4
1.1.4. Các bước xây dựng danh mục thuốc trong bệnh viện..................... 4
1.1.5. Hội đồng thuốc và điều trị .............................................................. 6
1.2. Một số văn bản quản lý liên quan tới vấn đề nghiên cứu ................ 9
1.3. Một số phương pháp phân tích DMT sử dụng tại bệnh viện. ....... 10
1.3.1. Phương pháp phân tích nhóm điều trị. ............................................. 11
1.3.2. Phương pháp phân tích ABC. ........................................................... 12
1.3.3. Phương pháp phân tích VEN. ........................................................... 13
1.3.4. Phương pháp phân tích ma trận ABC/VEN. ..................................... 14
1.4. Thực trạng tình hình sử dụng thuốc tại các bệnh viện ở Việt Nam .. 14
1.4.1. Cơ cấu và giá trị tiền thuốc sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý ... 14
1.4.2. Tình hình sử dụng thuốc kháng sinh ................................................. 16
1.4.3. Tình hình sử dụng thuốc generic, thuốc biệt dược ........................... 17
1.4.4. Tình hình sử dụng thuốc sản xuất trong nước, thuốc nhập khẩu trong
danh mục thuốc các bệnh viện. ........................................................................... 18
1.4.5. Kết quả về phân tích ABC/VEN của các bệnh viện tuyến huyện. ... 20
1.5. Vài nét cơ bản của Trung tâm Y tế huyện Đức Huệ tỉnh Long An. ..... 22
1.5.1. Đặc điểm tình hình. ............................................................................. 22
1.5.2. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Y tế huyện Đức Huệ tỉnh Long An.22
1.5.3. Mô hình tổ chức Trung tâm Y tế huyện Đức Huệ tỉnh Long An. ........... 23
1.5.4. Cơ cấu nhân lực................................................................................... 24
1.5.5. Hoạt động khám chữa bệnh năm 2019. ................................................. 25
1.5.6. Mô hình bệnh tật của Trung tâm Y tế huyện Đức Huệ tỉnh Long An năm
2019...................................................................................................................... 25
1.5.7. Khoa dược Trung tâm Y tế huyện Đức Huệ tỉnh Long An....................... 27
1.6. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................... 28



Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 30
2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 30
2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................. 30
2.2.1. Các biến số nghiên cứu ................................................................. 30
2.2.2. Thiết kế nghiên cứu ....................................................................... 36
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu ....................................................... 36
2.2.4. Mẫu nghiên cứu................................................................................. 36
2.2.5. Xử lý và phân tích số liệu .............................................................. 37
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 42
3.1. Mô tả cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại Trung tâm Y tế huyện Đức
Huệ tỉnh Long An 2019. ................................................................................... 42
3.1.1.Cơ cấu thuốc theo nguồn gốc tân dược, thuốc đông y, thuốc từ dược liệu42
3.1.2.Cơ cấu danh mục thuốc theo nhóm tác dụng dược lý ........................ 42
3.1.3. Cơ cấu nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn ....... 46
3.1.4. Cơ cấu, giá trị tiền thuốc sử dụng theo nguồn gốc xuất xứ .............. 47
3.1.5. Cơ cấu sử dụng thuốc tân dược nhập khẩu có hoạt chất trong Thơng
tư 03/2019/TT- BYT ............................................................................................. 47
3.1.6. Cơ cấu thuốc biệt dược gốc và thuốc Generic trong DMT tân dược 48
3.1.7. Cơ cấu, giá trị tiền thuốc đơn thành phần và đa thành phần của
thuốc tân dược ..................................................................................................... 48
3.1.8. Cơ cấu, giá trị tiền thuốc theo đường dùng. ..................................... 49
3.1.9. Cơ cấu thuốc theo quy chế thuốc thường/ thuốc GN-HTT. .............. 50
3.1.10. Cơ cấu Nhóm thuốc cần hội chẩn. .................................................. 50
3.1.11. Cơ cấu thuốc trúng thầu không sử dụng đến. ................................. 51
3.1.12. Cơ cấu, giá trị tiền thuốc theo nhóm thuốc cần điều chỉnh kế hoạch
cho năm liền kề. .................................................................................................. 52
3.2. Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Trung tâm Y tế huyện Đức
Huệ năm 2019 theo phương pháp phân tích ABC. ........................................ 53
3.2.1. Cơ cấu thuốc sử dụng theo phương pháp phân tích ABC. ............... 53

3.2.2.Cơ cấu thuốc nhóm A theo nhóm tác dụng dược lý ........................... 54
3.2.3. Phân tích danh mục thuốc sử dụng theo phương pháp phân tích VEN .... 56
3.2.4. Phân tích ma trận VEN/ABC ............................................................ 56
3.2.5. Cơ cấu thuốc sử dụng trong nhóm AN theo hoạt chất. ..................... 57
3.2.6. Cơ cấu thuốc sử dụng trong nhóm BN theo hoạt chất. ..................... 59


CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ................................................................................. 62
4.1 Cơ cấu DMT đã sử dụng năm 2019 tại trung tâm y tế huyện Đức Huệ
tỉnh Long An ...................................................................................................... 62
4.1.1. Về cơ cấu danh mục thuốc tân dược, thuốc đông y, thuốc từ dược
liệu ....................................................................................................................... 62
4.1.2. Cơ cấu danh mục thuốc theo nhóm tác dụng dược lý ....................... 62
4.1.3. Cơ cấu nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn ....... 63
4.1.4. Cơ cấu, giá trị tiền thuốc sử dụng theo nguồn gốc xuất xứ .............. 64
4.1.5. Về cơ cấu sử dụng thuốc nhập khẩu có hoạt chất trong Thơng tư
03/2019/TT- BYT ................................................................................................. 65
4.1.6. Về cơ cấu thuốc biệt dược gốc và thuốc Generic trong DMT tân
dược ..................................................................................................................... 66
4.1.7. Về cơ cấu thuốc đơn thành phần, đa thành phần trong DMT Tân
dược ..................................................................................................................... 66
4.1.8. Về cơ cấu thuốc theo đường dùng .................................................... 67
4.1.9. Cơ cấu thuốc theo quy chế thuốc thường, thuốc GN-HTT ............... 67
4.1.10. Về cơ cấu Nhóm thuốc cần hội chẩn. ............................................. 68
4.1.11. Cơ cấu Thuốc trúng thầu không sử dụng đến. ................................ 68
4.1.12. Cơ cấu, giá trị tiền thuốc theo nhóm thuốc cần điều chỉnh kế hoạch
cho năm liền kề. .................................................................................................. 69
4.2. Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Trung tâm Y tế huyện Đức
Huệ năm 2019 theo phương pháp phân tích ABC. ........................................ 69
4.2.1. Cơ cấu thuốc sử dụng theo phương pháp phân tích ABC. ............... 69

4.2.2.Cơ cấu thuốc nhóm A theo nhóm tác dụng dược lý ........................... 70
4.2.3. Phân tích danh mục thuốc sử dụng theo phương pháp phân tích VEN .... 71
4.2.4. Phân tích ma trận VEN/ABC ............................................................ 73
4.2.5. Cơ cấu thuốc sử dụng trong nhóm AN theo hoạt chất. ..................... 73
4.2.6. Cơ cấu thuốc sử dụng trong nhóm BN theo hoạt chất. ..................... 73
4.3. Một số hạn chế của đề tài ...................................................................... 74
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 75
1. Cơ cấu của danh mục thuốc đã sử dụng của TTYT huyện Đức Huệ
năm 2019. ........................................................................................................... 75
2. Phân tích DMT sử dụng tại TTYT huyện Đức Huệ tỉnh Long An năm
2019 theo ABC/VEN.......................................................................................... 76


KIẾN NGHỊ ....................................................................................................... 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 80
PHỤ LỤC 1 ........................................................................................................ 82
PHỤ LỤC 2: MẪU ĐÁNH GIÁ ABC-VEN NĂM 2019 CỦA TRUNG TÂM Y TẾ
HUYỆN ĐỨC HUỆ ................................................................................................ 83


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Ma trận ABC/VEN ............................................................................. 14
Bảng 1. 2. Cơ cấu sử dụng thuốc theo nhóm tác dụng dược lý .......................... 15
Bảng 1. 3. Tỉ lệ sử dụng kháng sinh tại một số bệnh viện .................................. 17
Bảng 1. 4. Kết quả một số nghiên cứu phân tích cơ cấu thuốc Generic và thuốc
biệt dược. ............................................................................................................. 18
Bảng 1. 5. Tình hình sử dụng thuốc sản xuất trong nước, thuốc nhập khẩu tại
một số Trung tâm y tế tuyến huyện..................................................................... 19
Bảng 1. 6. Kết quả nghiên cứu phân tích ABC/VEN tại các bệnh viện tuyến
huyện. .................................................................................................................. 21

Bảng 1. 7. Nhân lực của Trung tâm Y tế huyện Đức Huệ năm 2019 ................. 24
Bảng 1. 8. Mơ hình bệnh tật tại Trung tâm Y tế huyện Đức Huệ, tỉnh Long An
năm 2019 được phân loại theo mã quốc tế ICD10.............................................. 25
Bảng 2. 1Nhóm các biến số mơ tả cơ cấu danh mục thuốc đã sử dụng tại Trung
tâm Y tế huyện Đức Huệ tỉnh Long An năm 2019. ............................................ 30
Bảng 3. 1. Cơ cấu thuốc theo nguồn gốc tân dược, thuốc đông y, thuốc từ dược
liệu tại Trung tâm Y tế huyện Đức Huệ năm 2019.............................................. 42
Bảng 3. 2. Cơ cấu DMTSD tại Trung tâm Y tế huyện Đức Huệ tỉnh Long An
năm 2019 theo nhóm tác dụng dược lý ............................................................... 43
Bảng 3. 3. Cơ cấu nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn sử
dụng tại Trung tâm Y tế huyện Đức Huệ năm 2019 ........................................... 46
Bảng 3. 4. Cơ cấu, giá trị tiền thuốc sản xuất trong nước - thuốc nhập khẩu .. 47
Bảng 3. 5. Thuốc tân dược nhập khẩu có hoạt chất trong Thơng tư 03/2019/TTBYT sử dụng tại Trung tâm Y tế huyện Đức Huệ năm 2019 ............................... 47
Bảng 3. 6. Cơ cấu thuốc biệt dược gốc và thuốc Generic trong DMT tân dược
đã được sử dụng tại Trung tâm Y tế huyện Đức Huệ năm 2019. ........................ 48


Bảng 3. 7. Cơ cấu, giá trị tiền thuốc đơn thành phần và đa thành phần của thuốc tân
dược. .................................................................................................................... 49
Bảng 3. 8. Cơ cấu, giá trị tiền thuốc theo đường dùng....................................... 49
Bảng 3. 9. Cơ cấu thuốc theo quy chế thuốc thường/ thuốc GN-HTT. ............... 50
Bảng 3. 10. Cơ cấu Nhóm thuốc cần hội chẩn. .................................................. 51
Bảng 3. 11. Cơ cấu thuốc trúng thầu không sử dụng đến ................................... 51
Bảng 3. 12. mô tả cơ cấu, giá trị tiền thuốc theo nhóm thuốc cần điều chỉnh kế
hoạch cho năm liền kề. ........................................................................................ 52
Bảng 3. 13. Cơ cấu thuốc sử dụng theo phương pháp phân tích ABC. ................... 53
Bảng 3. 14. Cơ cấu nhóm thuốc A theo nhóm tác dụng dược lý ........................ 54
Bảng 3. 15 Cơ cấu danh mục thuốc theo phương pháp phân tích VEN ................. 56
Bảng 3. 16 Cơ cấu danh mục thuốc theo ma trận ma trận VEN/ABC ............... 56
Bảng 3. 17 Cơ cấu thuốc sử dụng trong nhóm AN theo hoạt chất. .................... 57

Bảng 3. 18 Cơ cấu thuốc sử dụng trong nhóm BN theo hoạt chất...................... 59

DANH MỤC HÌNH
Hình 1. 1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Trung tâm Y tế huyện Đức Huệ ............... 23


ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ hàng ngàn năm nay các loại thuốc phòng và chữa bệnh đã trở thành
một nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống con người. Thuốc là loại hàng hóa đặc
biệt và vơ cùng quan trọng, nó có thể làm thay đổi chuyển hóa, tâm sinh lý của
con người. Do đó sử dụng thuốc khơng đúng, bất hợp lý hoặc thuốc kém chất
lượng sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Sử dụng
thuốc thiếu hiệu quả, bất hợp lý đã và đang là vấn đề bất cập của nhiều quốc gia
trên Thế giới. Theo một số nghiên cứu, chi phí mua thuốc chiếm khoảng 3040% ngân sách ngành Y tế của nhiều nước và phần lớn số tiền đó bị lãng
phí do sử dụng thuốc không hợp lý. Sử dụng thuốc hiệu quả, an toàn, hợp lý và
kinh tế là vấn đề mà hiện nay các nước trên Thế giới đặc biệt quan tâm.
Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, công
nghệ, tin học, công nghệ nano, sinh học phân tử, di truyền... nhiều hoạt chất, biệt
dược mới được đưa vào sử dụng điều trị cho người bệnh. Đặc biệt là từ khi Việt
Nam thực hiện chính sách mở cửa thị trường dược phẩm theo đúng với cam kết
khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, thì số lượng các tập đồn
dược phẩm lớn trên Thế giới xâm nhập vào thị trường Việt Nam ngày càng
nhiều, tạo cho thị trường thuốc vô cùng phong phú và đa dạng, tuy nhiên cũng
gây ra nhiều khó khăn, lúng túng trong việc chọn lựa, sử dụng thuốc tại các bệnh
viện.
Để khắc phục tình trạng trên, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khuyến cáo
các quốc gia thành lập Hội đồng thuốc và điều trị (HĐT&ĐT) tại các bệnh viện.
HĐT& ĐT đóng vai trị quan trọng trong hoạt động lựa chọn, xây dựng danh
mục thuốc bệnh viện, đem lại lợi ích rất lớn trong cơng tác khám chữa bệnh[3].
Bên cạnh đó Bộ Y tế cũng đã ban hành nhiều Thông tư quy định trong việc đấu

thầu cung ứng thuốc sử dụng cho các bệnh viện. Cụ thể là Thông tư
15/2019/TT-BYT ngày 11/07/2019 qui định việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở y
tế công lập, (thay thế Thông tư số 11/2016/TT-BYT ngày 11 tháng 5 năm
2016). Nhằm lựa chọn thuốc đảm bảo chất lượng, giá cả phù hợp để phục vụ
điều trị cho người bệnh. Qua đó cho thấy việc xây dựng danh mục thuốc sử
1


dụng cho bệnh viện là vô cùng quan trọng. Một danh mục thuốc được xây đúng
quy trình sẽ mang lại lợi ích rất lớn giúp cho việc mua sắm thuốc dễ dàng, thuận
tiện, đảm bảo tính kịp thời, có chất lượng, kê đơn chính xác và điều trị bệnh hợp
lý, an toàn.
Trung tâm Y tế huyện Đức Huệ tỉnh Long An là một trung tâm Y tế đa
chức năng. Ngoài nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh, thực hiện các chương trình
y tế Quốc gia, cơng tác dân số, Trung tâm Y tế cịn thực hiện cơng tác khám và
điều trị cho nhân dân trên địa bàn huyện và nhân dân Campuchia ở các huyện
giáp ranh giới. Vì vậy việc sử dụng thuốc trong điều trị là vấn đề không thể
thiếu.
Trong những năm qua việc sử dụng thuốc trong điều trị ở Trung tâm Y tế
huyện Đức Huệ còn nhiều bất cập, do nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó để
tăng cường chất lượng danh mục thuốc Bệnh viện và sử dụng thuốc an toàn,
hiệu quả, hợp lý, nhằm nâng cao hiệu quả điều trị cho người bệnh đang là vấn đề
cấp thiết hiện nay. Hơn nữa từ khi thành lập đến nay chưa có đề tài nào nghiên
cứu về hoạt động cung ứng thuốc cũng như đánh giá hiệu quả của việc xây dựng
DMT của Trung tâm để tăng cường cho việc sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả.
Xuất phát từ thực tế của Trung tâm Y tế trong những năm vừa qua, với mong
muốn nâng cao hiệu quả sử dụng thuốc, tiết kiệm chi phí trong việc cung ứng
thuốc, tơi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại
Trung tâm Y tế huyện Đức Huệ tỉnh Long An năm 2019” với mục tiêu sau:
1. Mô tả cơ cấu danh mục thuốc được sử dụng tại Trung tâm Y tế huyện

Đức Huệ tỉnh Long An năm 2019.
2. Phân tích danh mục thuốc được sử dụng tại Trung tâm Y tế huyện Đức
Huệ tỉnh Long An theo phương pháp ABC/VEN.
Qua kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần phản ánh được thực
trạng danh mục thuốc và việc sử dụng thuốc của Trung tâm y tế huyện Đức Huệ.
Từ đó đề xuất một số giải pháp lựa chọn, xây dựng danh mục và sử dụng thuốc
có hiệu quả để phục vụ người bệnh cho các năm tiếp theo.
2


Chương 1: TỔNG QUAN
1.1.Khái niệm danh mục thuốc và xây dựng danh mục thuốc bệnh viện
1.1.1. Khái niệm danh mục thuốc.
Danh mục thuốc (DMT) là một danh sách các thuốc được sử dụng trong
hệ thống chăm sóc sức khỏe và bác sĩ sẽ kê đơn các thuốc trong danh mục này.
DMT của bệnh viện là một danh sách các thuốc đã được lựa chọn và phê duyệt
để sử dụng trong bệnh viện [1].
Việc lựa chọn danh mục thuốc rất quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng
chăm sóc y tế. Đối với mỗi bệnh viện, một hệ thống danh mục thuốc tốt có hiệu
quả sẽ đem lại lợi ích rất lớn trong công tác khám chữa bệnh. Trong lĩnh vực
cung ứng thuốc, nó giúp cho việc mua sắm thuốc dễ dàng hơn, lưu trữ thuận tiện
hơn, đảm bảo chất lượng hơn và cấp phát dễ dàng hơn. Với việc kê đơn thì sẽ
tập trung được nhiều kinh nghiệm hơn khi số lượng thuốc ít đi; sẽ khơng có các
phương án thay thế thuốc bất hợp lý; việc thông tin thuốc được trọng tâm và xử
trí ADR dễ dàng hơn. Chi phí thuốc sẽ hợp lý hơn bởi giá cả thấp hơn và cạnh
tranh hơn. Với việc tư vấn, giáo dục có trọng tâm và cải thiện được mức độ sẵn
có giúp cho việc sử dụng thuốc trên người bệnh được tốt hơn.
Danh mục thuốc ở các bệnh viện sẽ khác nhau tùy theo nhu cầu điều trị và
mơ hình bệnh tật mỗi nơi, Danh mục thuốc được xây dựng hàng năm theo nhu
cầu điều trị hợp lý của các khoa lâm sàng. Xây dựng danh mục thuốc phù hợp sẽ

góp phần rất lớn trong công tác điều trị, quản lý của bệnh viện. Một danh mục
thuốc có q nhiều thuốc khơng cần thiết sẽ dẫn đến sử dụng lãng phí nguồn
kinh phí của nhà nước cũng như của bệnh nhân.
1.1.2. Nguyên tắc xây dựng danh mục thuốc.
Căn cứ vào mơ hình bệnh tật và kinh phí của bệnh viện xây dựng danh
mục thuốc sao cho phù hợp với danh mục thuốc thiết yếu, danh mục thuốc chủ
yếu và các quy định sử dụng thuốc do Bộ Y tế ban hành. Hội đồng thuốc và điều
trị xây dựng danh mục thuốc trong bệnh viện phải đảm bảo nguyên tắc sau[3]:

3


Bảo đảm phù hợp với mơ hình bệnh tật và chi phí về thuốc dùng điều trị
trong bệnh viện;
Phù hợp về phân tuyến chuyên môn kỹ thuật;
Căn cứ vào các hướng dẫn hoặc phác đồ điều trị đã được xây dựng và áp
dụng tại bệnh viện;
Đáp ứng với các phương pháp mới, kỹ thuật mới trong điều trị;
Phù hợp với phạm vi chuyên môn của bệnh viện;
Thống nhất với danh mục thuốc thiết yếu, danh mục thuốc chủ yếu do Bộ
Y tế ban hành;
Ưu tiên thuốc sản xuất trong nước.
Danh mục thuốc bệnh viện phải được rà soát, bổ sung, hiệu chỉnh hàng
năm cho phù hợp với tình hình thực tế điều trị;
1.1.3. Các tiêu chí lựa chọn thuốc.
a) Thu thập, phân tích tình hình sử dụng thuốc năm trước về số lượng và
giá trị sử dụng, phân tích ABC/VEN [5], thuốc kém chất lượng, thuốc hỏng, các
phản ứng có hại của thuốc, các sai sót trong điều trị trên các nguồn thông tin
đáng tin cậy;
b) Đánh giá các thuốc đề nghị bổ sung hoặc loại bỏ từ các khoa lâm sàng

một cách khách quan;
c) Xây dựng DMT và phân loại các thuốc trong danh mục theo nhóm điều
trị và phân loại VEN;
d) Xây dựng các nội dung hướng dẫn sử dụng danh mục (ví dụ như thuốc
hạn chế sử dụng, thuốc cần hội chẩn, thuốc gây nghiện, hướng tâm thần…..)
1.1.4. Các bước xây dựng danh mục thuốc trong bệnh viện.
Việc xây dựng danh mục thuốc trong bệnh viện phải đảm bảo nguyên tắc
sau: bảo đảm phù hợp với mô hình bệnh tật và chi phí thuốc dùng trong bệnh
viện; phù hợp về phân tuyến chuyên môn kỹ thuật; căn cứ vào hướng dẫn hoặc
phác đồ điều trị đã được xây dựng và áp dụng tại bệnh viện hoặc cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh, đáp ứng được với các phương pháp mới, kỹ thuật mới trong
điều trị, phù hợp với phạm vi chuyên môn của bệnh viện, thống nhất với DMT
4


thiết yếu, DMT chủ yếu do Bộ Y Tế ban hành. Việc lựa chọn và xây dựng danh
mục thuốc là 1 nhiệm vụ của HĐT&ĐT.
Theo thông tư số 21/2013/TT-BYT ngày 8/8/2013 của Bộ Y Tế quy định
về tổ chức và hoạt động của HĐT&ĐT trong bệnh viện, các bước xây dựng
danh mục thuốc được tiến hành như sau:
Khoa Dược sẽ tổng hợp nhu cầu sử dụng thuốc của tất cả khoa, phòng.
Đối chiếu nhu cầu sử dụng thuốc của năm trước, sau đó thơng qua Hội đồng
thuốc và điều trị (HĐT&ĐT) góp ý chỉnh sửa, sau khi (HĐT&ĐT) thống nhất,
khoa Dược tổng hợp thành danh mục dự thảo và trình lên Giám đốc bệnh viện
xem xét và ký duyệt ban hành danh mục chính thức. Việc lựa chọn danh mục
thuốc trong bệnh viện phải căn cứ vào các yếu tố sau:
a) Thuốc có đủ bằng chứng tin cậy về hiệu quả điều trị, tính an tồn thơng
qua kết quả thử nghiệm lâm sàng.
b) Thuốc sẵn có ở dạng bào chế thích hợp đảm bảo sinh khả dụng, ổn định
về chất lượng trong những điều kiện bảo quản và sử dụng theo quy định.

c) Khi có từ hai thuốc trở lên tương đương nhau về tiêu chí thì phải lựa
chọn trên cơ sở đánh giá kỹ thuật các yếu tố về hiệu quả điều trị, tính an tồn,
chất lượng, giá và khả năng cung ứng.
d) Đối với thuốc có cùng tác dụng điều trị nhưng khác nhau về dạng bào
chế, cơ chế tác dụng, khi lựa chọn thuốc cần phân tích chi phí, hiệu quả giữa các
thuốc với nhau, so sánh tổng chi phí liên quan đến q trình điều trị, khơng so
sánh chi phí tính đơn vị của từng thuốc;
đ) Ưu tiên lựa chọn thuốc đơn chất, đối với những thuốc ở dạng phối hợp
nhiều thành phần phải đủ tài liệu chứng minh liều lượng của từng hoạt chất đáp
ứng yêu cầu điều trị trên quần thể đối tượng người bệnh đặc biệt và có thể vượt trội
về hiệu quả, tính an tồn hoặc tiện dụng so với thuốc ở dạng đơn chất;
e) Ưu tiên lựa chọn thuốc Generic hoặc thuốc mang tên chung quốc tế,
hạn chế tên biệt dược (BDG) hoặc nhà sản xuất cụ thể;

5


Trong một số trường hợp, có thể căn cứ vào một số yếu tố khác như các
đặc tính dược động học hoặc yếu tố thiết bị bảo quản, hệ thống kho chứa hoặc
nhà sản xuất, cung ứng;
DMT bệnh viện phải được rà soát, bổ sung, hiệu chỉnh hàng năm cho phù
hợp với tình hình thực tế điều trị.
1.1.5. Hội đồng thuốc và điều trị
Bộ Y tế ban hành Thông tư số 21/2013/TT-BYT vào ngày 08/08/2013
quy định tổ chức hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị (HĐT&ĐT) ở bệnh
viện. Hội đồng thuốc và điều trị có chức năng tư vấn cho giám đốc bệnh viện về
các vấn đề liên quan đến thuốc và điều trị bằng thuốc của bệnh viện, thực hiện
tốt chính sách quốc gia về thuốc trong bệnh viện. Hội đồng thuốc và điều trị
đóng một vai trị hết sức quan trọng, xun suốt trong q trình xây dựng, điều
phối tồn bộ q trình cung ứng, sử dụng thuốc để điều trị cho bệnh nhân tại

bệnh viện. Ngồi ra, HĐT& ĐT cịn là một tổ chức được thành lập nhằm đánh
giá tác dụng của thuốc trên lâm sàng, phát triển các chính sách quản lý, sử dụng
thuốc và quản lý DMT. HĐT&ĐT ra đời nhằm góp phần đảm bảo cho người
bệnh được hưởng một chế độ chăm sóc tốt nhất với chi phí phù hợp thơng qua
việc xác định xem loại thuốc nào cần phải cung ứng, giá cả ra sao và sử dụng
như thế nào.
* Nhiệm vụ của HĐT& ĐT
Bộ y tế quy định bốn nhiệm vụ của HĐT& ĐT.
- Xây dựng và trình giám đốc phê duyệt các quy định cơ bản về cung ứng
và sử dụng thuốc của bệnh viện.
- Xây dựng và trình giám đốc phê duyệt DMT dùng cho bệnh viện.
- Xây dựng và trình giám đốc phê duyệt quy trình cấp phát thuốc theo dõi
sử dụng thuốc và đồng thời giúp giám đốc kiểm tra việc thực hiện quy trình
được phê duyệt.
- Giúp giám đốc bệnh viện các hoạt động, giám sát kê đơn thuốc hợp lý,
tổ chức theo dõi các phản ứng có hại và các vấn đề liên quan đến thuốc trong
bệnh viện, tổ chức thông tin thuốc, tổ chức nghiên cứu khoa học và đào tạo kiến
6


thức về thuốc và thiết lập mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa dược sỹ, bác sỹ và
điều dưỡng.
* Vai trị của HĐT& ĐT trong chu trình quản lý thuốc
Lựa chọn thuốc là hoạt động đầu tiên và quan trọng nhất trong chu trình
quản lý cung ứng thuốc. Đánh giá và lựa chọn thuốc cho DMT bệnh viện là
chức năng quan trọng nhất của HĐT& ĐT. Thuốc được lựa chọn phải dựa trên
các hướng dẫn hoặc phác đồ điều trị chuẩn được xây dựng và áp dụng tại bệnh
viện hay cơ sở khám bệnh chữa bệnh. Một DMT được xây dựng tốt có thể giúp
loại bỏ được các thuốc khơng an tồn và khơng hiệu quả do đó có thể giảm tỷ lệ
mắc bênh và tỷ lệ tử vong đồng thời giúp giảm số lượng dự trữ các thuốc được

mua sẵn dẫn đến giảm tổng số tiền chi tiêu cho thuốc, giảm số ngày nằm viện.
DMTBV sẽ cung cấp các thơng tin thuốc tập trung và có trọng tâm, giúp cho
chương trình tập huấn giáo dục được diễn ra thường xuyên, liên tục. Một DMT
được xây dựng tốt sẽ tiết kiệm được chi phí và sử dụng hợp lý nguồn tài chính
đồng thời cải thiện chất lượng chăm sóc y tế tại bệnh viện. Chính vì vậy, có thể
nói rằng việc lựa chọn xây dựng danh mục thuốc là một bước then chốt và có vai
trị quan trọng tiên quyết, ảnh hưởng tới hiệu quả việc cung ứng thuốc trong bệnh
viện nói chung và việc sử dụng hợp lý an tồn nói riêng [25].
HĐT&ĐT có chức năng tư vấn cho giám đốc bệnh viện về các vấn đề liên
quan đến thuốc và điều trị bằng thuốc của bệnh viện, thực hiện tốt chính sách
quốc gia về thuốc trong bệnh viện.
Để xây dựng danh mục thuốc bệnh viện, bước đầu tiên cần phải thu thập,
phân tích tình hình sử dụng thuốc năm trước sau đó đánh giá các thuốc đề nghị
bổ sung hoặc loại bỏ từ các khoa lâm sàng một cách khách quan [25]
Việc thống nhất một cách rõ ràng các tiêu chí chọn lựa khi xây dựng
DMTBV là rất quan trọng và cần phải được thực hiện một cách bài bản nhằm
tạo dựng giá trị cũng như sự tin tưởng của thầy thuốc khi sử dụng. Tổ chức Y tế
Thế giới đã xây dựng một quy trình để xây dựng DMT trong bệnh viện bao gồm
4 giai đoạn với 19 bước
Giai đoạn 1: Quản lý hành chính
7


Bước 1

Giới thiệu các khái niệm cần thiết để có được sự ủng hộ của Ban
giám đốc bệnh viện

Bước 2


Thành lập HĐT&ĐT

Bước 3

Xây dựng các chính sách và quy trình
Giai đoạn 2: Xây dựng danh mục thuốc

Bước 4

Xây dựng hoặc lựa chọn các phác đồ điều trị

Bước 5

Thu thập các thông tin để đánh giá lại danh mục thuốc hiện tại

Bước 6

Phân tích mơ hình bệnh tật và tình hình sử dụng thuốc

Bước 7

Đánh giá lại các nhóm thuốc và xây dựng phác thảo DMTBV

Bước 8

Phê chuẩn danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện
Đào tạo cho nhân viên trong viện về DMTBV: quy định và quá

Bước 9


trình xây dựng, quy định bổ sung hoặc loại bỏ thuốc khỏi danh
mục, quy định sử dụng thuốc khơng có trong danh mục và kê đơn
thuốc tên generic.
Giai đoạn 3: Xây dựng cẩm nang danh mục thuốc

Bước 10 Quyết định xây dựng cẩm nang danh mục thuốc
Bước 11 Xây dựng các quy định và các thông tin trong cẩm nang
Bước 12 Xây dựng các chuyên luận trong cẩm nang danh mục thuốc
Bước 13 Xây dựng các chuyên luận đặc biệt trong cẩm nang
Bước 14 Xây dựng các hướng dẫn tra cứu cẩm nang
Bước 15 In ấn và phát hành cẩm nang danh mục thuốc
Giai đoạn 4: Duy trì DMTBV
Bước 16 Xây dựng các hướng dẫn điều trị chuẩn
Bước 17 Thiết kế và tiến hành điều tra sử dụng thuốc
Bước 18 Thiết kế và tiến hành theo dõi các phản ứng có hại của thuốc
Bước 19 Cập nhật các thuốc trong cẩm nang danh mục thuốc
Trong giai đoạn 1, Hội đồng thuốc và điều trị (HĐT&ĐT) thu thập một
số thông tin để giúp Ban giám đốc bệnh viện thấy rõ hiệu quả của việc quản
lý tốt DMT từ đó thuyết phục các nhà quản lý ra quyết định về DMT và xem
đây là quy định của bệnh viện.
8


Bước tiếp theo của HĐT&ĐT là xây dựng hoặc lựa chọn các nhóm thuốc
cho DMTBV. Trước khi xây dựng danh mục, cần thu thập những dữ liệu cần
thiết để phân tích các mơ hình sử dụng thuốc hiện có. Các thông tin cần thu thập
trước khi xây dựng DMTBV: Tổng giá trị tiền thuốc đã sử dụng trong năm
trước, tỷ lệ giá trị tiền thuốc so với tổng chi phí của bệnh viện, số lượng các
thuốc, các nhóm thuốc đang sử dụng tại bệnh viện, giá trị của thuốc bị huỷ trong
năm, tên của thuốc sử dụng nhiều nhất, các phản ứng có hại của thuốc đã được

thu thập, số lượng các ca tử vong do thuốc, các thuốc bị cấm sử dụng, thuốc giả,
thuốc kém chất lượng đã được thông tin.
Trong giai đoạn tiếp theo, HĐT&ĐT cần xây dựng một cuốn Cẩm nang
DMT. Thông tin trong cuốn cẩm nang nhằm giúp cán bộ Y tế trong bệnh viện,
đặc biệt là bác sỹ hiểu được hệ thống DMT và chức năng của HĐT&ĐT [3].
Giai đoạn cuối cùng trong quá trình xây dựng DMTBV là duy trì DMT.
Việc sử dụng thuốc khơng hợp lý vẫn xảy ra ngay cả khi có một DMT lý tưởng.
Vì vậy để tăng cường kê đơn hợp lý cần có hướng dẫn điều trị chuẩn hay phác
đồ điều trị
1.2. Một số văn bản quản lý liên quan tới vấn đề nghiên cứu
Luật dược 105/2016/QH13 ngày 06/4/2016.
Nghị định 54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 05 năm 2017 của chính phủ quy
định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật dược.
Thông tư 21/2013/TT-BYT ngày 08 tháng 08 năm 2013 của Bộ Y tế quy
định về tổ chức hoạt động của hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện.
Thông tư 22/2011/TT-BYT ngày 10 tháng 06 năm 2011 của Bộ Y tế quy
định về tổ chức hoạt động của khoa dược bệnh viện
Thông tư 23/2011/TT-BYT ngày 10 tháng 6 năm 2011 của Bộ Y tế ban
hành và hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh.
Thơng tư 30/2018/TT-BYT ngày 30 tháng 10 năm 2018 của Bộ Y tế ban
hành danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh tốn đối với thuốc hóa dược, sinh phẩm,
thuốc phóng xạ và chất đánh dấu thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia
bảo hiểm y tế
9


Thông tư 03/2019/TT-BYT ngày 28 tháng 3 năm 2019 của Bộ Y tế ban
hành danh mục thuốc sản xuất trong nước đáp ứng yêu cầu về điều trị, giá thuốc
và khả năng cung cấp.
Thông tư 11/2016/TT-BYT ngày 11 tháng 5 năm 2016 của Bộ Y tế quy

định việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập.
Thông tư 05/2015/TT-BYT ngày 17 tháng 3 năm 2015 của Bộ Y tế ban
hành danh mục thuốc đông y, thuốc từ dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền
thuộc phạm vi thanh tốn của quỹ bản hiểm y tế.
Thơng tư 19/2014/TT-BYT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ Y tế về
việc quy định quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng
làm thuốc.
Chỉ thị 05/2004/CT-BYT ngày 16 tháng 4 năm 2016 của Bộ Y tế về việc
chấn chỉnh công tác cung ứng, sử dụng thuốc trong bệnh viện.
1.3. Một số phương pháp phân tích DMT sử dụng tại bệnh viện.
Để giải quyết vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc trong bệnh viện, bước
đầu tiên cần phải đo lường, phân tích và hiểu được nguyên nhân sâu xa của các
vấn đề. Theo tổ chức Y tế thế giới, có 3 phương pháp chính để làm rõ các vấn đề
sử dụng thuốc tại bệnh viện mà HĐT&ĐT nên thường xun sử dụng, đó là:
- Thu thập thơng tin ở mức độ cá thể: những dữ liệu này được thu thập từ
người khơng kê đơn để có thể xác định được những vấn đề xung quanh liên
quan đến sử dụng thuốc. Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là thường
khơng có đủ thơng tin để có thể điều chỉnh thuốc sử dụng phù hợp với chẩn
đoán.
- Các phương pháp định tính: như tập trung thảo luận nhóm, phỏng vấn
sâu vấn đề và bộ câu hỏi sẽ là những cơng cụ hữu ích để xác định ngun nhân
của vấn đề sử dụng thuốc.
- Các phương pháp tổng hợp dữ liệu: phương pháp này liên quan đến các
dữ liệu tổng hợp mà không phải trên từng cá thể, và dữ liệu có thể thu thập dễ
dàng. Phương pháp xác định liều DDD, phân tích ABC và phân tích
10


VEN…Những phương pháp này sẽ được sử dụng để xác định các vấn đề lớn
liên quan đến sử dụng thuốc.

Trong số các phương pháp trên, phân tích danh mục thuốc gồm phân tích
ABC và phân tích VEN là giải pháp hữu ích và cần được áp dụng để xác định
các vấn đề lớn liên quan đến sử dụng thuốc. Phương pháp phân tích này sẽ trở
thành cơng cụ cho HĐT&ĐT quản lý danh mục thuốc.
Để phân tích DMT được sử dụng tại bệnh viện thường sử dụng các
phương pháp sau:
1.3.1. Phương pháp phân tích nhóm điều trị.
a) Khái niệm: là phương pháp phân tích việc sử dụng thuốc dựa
vào đánh giá số lượng sử dụng và giá trị tiền thuốc của các nhóm điều trị.
b) Vai trị và ý nghĩa
+ Giúp xác định các nhóm điều trị có lượng tiêu thụ, chi phí cao nhất.
+ Trên cơ sở thơng tin về mơ hình bệnh tật (MHBT), xác định những vấn
đề sử dụng thuốc bất hợp lý, xác định những thuốc bị lạm dụng hoặc mức tiêu
thụ khơng mang tính đại diện.
+ Giúp HĐT&ĐT lựa chọn các thuốc có chi phí hiệu quả cao nhất trong các
nhóm điều trị và lựa chọn thuốc cho các liệu pháp điều trị thay thế .
c) Các bước thực hiện:
- Sử dụng dữ liệu thống kê chi phí sử dụng, % chi phí của từng thuốc sử
dụng trên tổng chi phí sử dụng thuốc tồn viện.
- Phân loại nhóm điều trị cho từng thuốc: phân loại này có thể dựa vào
phân loại trong Danh mục thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO)
hoặc theo các tài liệu tham khảo khác như hệ thống phân loại Dược lý - Điều
trị của hiệp hội Dược thư bệnh viện của Mỹ (AHFS) hoặc hệ thống phân loại
Giải phẫu - Điều trị - Hóa học (ATC) của Tổ chức Y tế thế giới … Trong đề tài
này chúng tơi phân tích nhóm tác dụng dược lý theo Thông tư 30/2018/TTBYT, ngày 30/10/2018 của Bộ Y tế ban hành danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh
toán đối với thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và chất đánh dấu thuộc
phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế và Thông tư
11



05/2015/TT-BYT, ngày 17/03/2015 của Bộ Y tế Ban hành Danh mục thuốc
đông y, thuốc từ dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền thuộc phạm vi thanh
toán của Quỹ bảo hiểm y tế .
- Tổng hợp chi phí, phần trăm chi phí các thuốc trong mỗi nhóm thuốc, từ
đó xác định tình hình kê đơn thuốc thực tế đang tập trung vào những nhóm
thuốc nào thơng qua việc xác định nhóm điều trị nào chiếm chi phí lớn nhất.
- Đối chiếu với mơ hình bệnh tật, từ đó phân tích đánh giá tính hợp lý của
mối tương quan giữa các nhóm thuốc sử dụng trong điều trị và mơ hình bệnh tật
thực tế tại bệnh viện.
Ý nghĩa: Phương pháp phân tích nhóm điều trị giúp xác định những nhóm
điều trị có mức tiêu thụ thuốc cao nhất và chi phí nhiều nhất. Trên cơ sở thơng
tin về tình hình bệnh tật, xác định những vấn đề sử dụng thuốc bất hợp lý. Xác
định những thuốc đã bị lạm dụng hoặc những thuốc mà mức tiêu thụ khơng
mang tính đại diện cho những ca bệnh cụ thể ví dụ sốt rét và sốt xuất huyết. Hội
đồng thuốc và điều trị lựa chọn những thuốc có chi phí hiệu quả cao nhất trong
các nhóm điều trị và thuốc lựa chọn trong liệu pháp điều trị thay thế.
1.3.2. Phương pháp phân tích ABC.
a/ Khái niệm phân tích ABC
Phân tích ABC là phương pháp phân tích tương quan giữa lượng thuốc
tiêu thụ hàng năm và chi phí nhằm phân định ra những thuốc nào chiếm tỷ lệ lớn
nhất trong chi phí dành cho mua thuốc bệnh viện.
b/ Vai trò và ý nghĩa phân tích ABC:
Phân tích ABC tạo ra cơ sở đưa ra những quyết định quan trọng trong tồn
trữ, mua sắm, lựa chọn nhà cung cấp.
- Cho thấy những thuốc được sử dụng thay thế với số lượng lớn mà chỉ có
chi phí thấp trong danh mục hoặc có sẵn trên thị trường, được sử dụng để.
+ Lựa chọn những thuốc thay thế có chi phí điều trị thấp hơn
+ Tìm ra những liệu pháp điều trị thay thế

12



Lượng giá mức độ tiêu thụ thuốc, phản ánh nhu cầu chăm sóc sức khỏe
của cộng đồng và từ đó phát hiện những bất cập, chưa hợp lý trong sử dụng
thuốc, bằng cách so sánh lượng thuốc tiêu thụ với mơ hình bệnh tật (ICD).
- Xác định phương thức mua các thuốc khơng có trong danh mục thuốc
thiết yếu của bệnh viện.
Tóm lại, phân tích ABC có ưu điểm chính giúp xác định xem phần lớn
ngân sách được chi trả cho những thuốc nào.
Tuy nhiên nhược điểm của phân tích ABC: không cung cấp được đầy đủ
thông tin để so sánh những thuốc có hiệu lực khác nhau.
1.3.3. Phương pháp phân tích VEN.
- Khái niệm: Là phương pháp giúp xác định ưu tiên cho hoạt động mua
sắm và tồn trữ thuốc trong bệnh viện khi nguồn kinh phí khơng đủ để mua toàn
bộ các loại thuốc như mong muốn.
Trong phân tích VEN, các thuốc được phân chia thành 03 nhóm cụ thể sau:
+ Thuốc V (Vital drugs): Là thuốc sống còn dùng trong trường hợp cấp
cứu hoặc các thuốc quan trọng, nhất thiết phải có để phục vụ cơng tác khám
bệnh, chữa bệnh của bệnh viện.
+ Thuốc E (Essential drugs): Là thuốc thiết yếu dùng trong các trường
hợp bệnh ít nghiêm trọng hơn nhưng vẫn là các bệnh lý quan trọng trong mơ
hình bệnh tật của bệnh viện.
+ Thuốc N (Non-Essential drugs): Là thuốc không thiết yếu dùng trong
các trường hợp bệnh nhẹ, bệnh có thể tự khỏi, có thể bao gồm các thuốc mà hiệu
quả điều trị còn chưa cao được khẳng định rõ ràng hoặc giá thành cao khơng
tương ứng với lợi ích lâm sàng của thuốc
- Ý nghĩa của phân tích VEN:
Phương pháp phân tích VEN giúp cho việc lựa chọn những thuốc cần ưu
tiên việc lựa chọn mua thuốc và sử dụng trong hệ thống, quản lý hàng tồn kho
và xác định sử dụng thuốc với giá cả phù hợp cụ thể.

- Việc lựa chọn thuốc: Các thuốc V và E nên được đưa ra ưu tiên lựa
chọn. Đặc biệt khi ngân sách hạn hẹp.
13


- Về mua sắm thuốc: Các thuốc V và E cần phải được kiểm soát thường
xuyên khi đặt hàng và dự trữ thường xuyên các thuốc này và giảm dự trữ những
thuốc không cần thiết. Nếu ngân sách không hạn hẹp thì việc sử dụng phân tích
VEN được đảm bảo số lượng các thuốc V và E phải được mua đủ trước tiên. Sau
khi tiến hành phân tích thì sẽ lựa chọn nhà cung cấp đáng tin cậy để mua các
thuốc thiết yếu. Đối với nhà cung cấp mới thì có thể thử bằng cách ký kết hợp
đồng các thuốc không thiết yếu.
- Việc sử dụng thuốc: Từ kết quả phân tích VEN giúp đưa ra các kiến nghị
sử dụng thuốc V và E, xem xét lại vấn đề sử dụng quá nhiều các thuốc không
thiết yếu.
- Việc dự trữ thuốc: Chú ý đặc biệt lưu trữ các thuốc hạng mục V, E để
tránh hết kho.
1.3.4. Phương pháp phân tích ma trận ABC/VEN.
Khi phân tích VEN đã được thực hiện thì nên kết hợp với phân tích ABC
để xác định mối quan hệ gữa các thuốc chi phí cao nhưng có mức độ ưu tiên
thấp. Đặc biệt là hạn chế hoặc xóa bỏ các thuốc nhóm N, nhưng lại có chi phí
cao ở nhóm A. Trong phân tích ABC sự kết hợp phân tích VEN và ABC sẽ tạo
thành ma trận ABC/VEN.
Bảng 1.1. Ma trận ABC/VEN
Ma trận

V

E


N

Ý nghĩa

A

AV

AE

AN

Thuốc quan trọng nhất

B

BV

BE

BN

Thuốc quan trọng

C

CV

CE


CN

Thuốc ít quan trọng

Chú thích: chữ cái đầu tiên biểu thị trong phân tích ABC, chữ cái thứ hai
biểu thị phân tích VEN
1.4. Thực trạng tình hình sử dụng thuốc tại các bệnh viện ở Việt Nam
1.4.1. Cơ cấu và giá trị tiền thuốc sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý
Theo các nghiên cứu trong những năm gần đây, giá trị tiền thuốc sử dụng
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số kinh phí của bệnh viện có thể chiếm 40- 60%
14


đối với ngân sách các nước đang phát triển và 15-20% đối với các nước phát
triển.
Phân tích DMT sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý tại các Trung tâm Y
tế tuyến huyện (Cần Đước tỉnh Long An, Gò Dầu tỉnh Tây Ninh, Hàm Thuận
Bắc tỉnh Bình Thuận) chỉ ra 5 nhóm thuốc có giá trị lớn nhất chiếm tới hơn 67%
tiền sử dụng thuốc, trong đó nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm
khuẩn được sử dụng nhiều nhất, thơng tin dược trình bày theo Bảng 1.2
Bảng 1. 2. Cơ cấu sử dụng thuốc theo nhóm tác dụng dược lý

S

Bệnh

T

viện/năm


T

nghiên cứu

Số
nhóm

5 nhóm thuốc

Nhóm

có giá trị lớn

chiếm tỷ

Tài

trọng

liệu

nhiều

tham

nhất về

khảo

Số


TDD KM

Giá trị

L

% GT

giá trị
Thuốc
Trung tâm y

điều trị

tế huyện Cần
1

Đước tỉnh

25

335

7,869,600,000

ký sinh
66.97

trùng,


Long An năm

chống

2018

nhiễm

[17]

khuẩn
Thuốc

2

Trung tâm Y

điều trị

tế huyện Gò

ký sinh

Dầu tỉnh Tây

28

753


12,188,965,000 74.79

trùng,

Ninh năm

chống

2019

nhiễm

[18]

khuẩn
3

Trung tâm Y

24

447

12,241,555,720 70.57
15

Thuốc

[16]



tế huyện Hàm

điều trị

Thuận Bắc

ký sinh

tỉnh Bình

trùng,

Thuận năm

chống

2018

nhiễm
khuẩn

Trong những năm gần đây, giá trị tiền thuốc sử dụng chiếm tỷ trọng lớn
trong tổng số kinh phí bệnh viện. Các báo cáo của Bộ Y tế qua các năm cho
thấy tiền mua thuốc cho các BV tăng cả về số lượng và tỷ trọng so với
tổng kinh phí các BV.
1.4.2. Tình hình sử dụng thuốc kháng sinh
Sử dụng thuốc kháng sinh luôn là vấn đề được quan tâm trong vấn đề sử
dụng thuốc an toàn, hợp lý. Theo kết quả nghiên cứu của các bệnh viện kinh phí
mua thuốc kháng sinh luôn chiếm tỷ trọng cao nhất. Theo thống kê của Bộ Y tế

về báo cáo sử dụng kháng sinh của các bệnh viện tỷ lệ giá trị tiền thuốc kháng
sinh trung bình tại 22 bệnh viện đa khoa Trung ương là 28%, tại 15 bệnh viện
viện chuyên khoa tuyến tỉnh là 32%, tại 54 bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh cao
nhất 43% [27].
Phân tích thực trạng thanh tốn BHYT trong số 30 hoạt chất có giá trị
thanh tốn BHYT nhiều nhất chiếm 43,7% thì kháng sinh chiếm 10 hoạt chất
chiếm tỷ lệ cao nhất 21,92% tiền thuốc BHYT.
Thuốc kháng sinh chiểm tỷ lệ lớn trong giá trị sử dụng tiền thuốc của
bệnh viện, một phần cho thấy mơ hình bệnh tật của Việt Nam có tỷ lệ mắc bệnh
nhiễm khuẩn cao, mặt khác có thể đánh giá tình trạng lạm dụng thuốc kháng
sinh vẫn còn phổ biến .
Các nghiên cứu tại một số Trung tâm Y tế tuyến huyện cho thấy chi phí sử
dụng nhóm kháng sinh cũng là cao nhất.
Cụ thể, tình hình sử dụng kháng sinh tại một số Trung tâm Y tế tuyến
huyện được mô tả bảng sau:
16


×