Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

GIAO AN NGU VAN 6 TUAN 21

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.92 KB, 15 trang )

Tuần : 21
Tiết : 77
ND: 7/1/2019

SÔNG NƯỚC CÀ MAU.
( Đoàn Giỏi)

1. MỤC TIÊU:
1.1 Kiến thức :

- Hoạt động 1:
+ Học sinh biết : Một số nét chính về tác giả, tác phẩm.
+ Học sinh hiểu: Nghĩa của một số từ khó.
- Hoạt động 2:
+ Học sinh biết: Vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống con người một vùng đất phương Nam.
+ Học sinh hiểu : Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích.
- Hoạt động 3:
+ Học sinh hiểu: Cách làm bài tập.

1.2 Kó năng:

- Học sinh thực hiện được: Nắm bắt nội dung văn bản truyện hiện đại có yếu tố miêu tả kết hợp
thuyết minh.
- Học sinh thực hiện thành thạo: Đọc diễn cảm phù hợp với nội dung văn bản.
- Nhận biết các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản và vận dụng chúng khi làm
văn miêu tả cảnh thiên nhiên.
1.3 Thái độ:

- Thói quen: Giáo dục cho HS tình cảm yêu thương, gắn bó quê hương.
- Tính cách: Tích hợp giáo dục mơi trường: Giáo dục học sinh biết bảo vệ cảnh quan môi
trường sống.


2. NỘI DUNG HỌC TẬP:

Vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống con người vùng đất phương Nam.
3. CHUẨN BỊ:
3.1 Giaùo viên: Tranh tự làm.
3.2 Học sinh: Đọc văn bản, tìm hiểu về cảnh sông nước Cà Mau.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:

4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 1 phút
6A1:
6A2:
6A3:
4.2. Kiểm tra miệng: .(5phút)
 Hãy cho biết Dế Mèn là một chú dế như thế nào? (2đ)
Deá Mèn có vẻ đẹp cường tráng nhưng tính tình kiêu căng, tự phụ, hung hăng, hống hách,
xốc nổi.
 Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn là gì? (7đ)
 Khinh thường Dế Choắt, trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt.
àỞ đời mà có thói hung hăng, bậy bạ, có óc mà không biết nghó sớm muộn rồi cũng mang
vạ vào mình.
 Nêu nội dung bài học hôm nay? (1đ).
 Sông nước Cà Mau: thiên nhiên và cuộc sống của con người vùng đất phương Nam.
 Nhaän xét, chấm điểm.
4.3 Tiến trình bài học:


Hoạt động của GV và HS

Nội dung bài học.


Hoạt động 1: Vào bài: Để hiểu thêm về vẻ đẹp của
vùng đất cực Nam của Tổ quốc, tiết này, cô cùng các em
đi vào tìm hiểu bài “ Sông nước Cà Mau”của Đoàn Giỏi.
1 phút.
- Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản.(5phút)
I. Đọc –hiểu văn bản:
 GV hướng dẫn HS đọc, GV đọc, gọi HS đọc.
1. Đọc:
 GV nhận xét sửa sai.
 Cho biết đôi nét về tác giả, tác phẩm.
2. Chú thích: SGK/20
- Đồn Giỏi ( 1925- 1989), q Tiền Giang.
a) Tác giả:
- Ơng là nhà văn thường viết về thiên nhiên và con người
Nam Bộ.
b) Tác phẩm:
- Trích chương 18 truyện “Đất rừng phương Nam”- Một
tác phẩm thành công viết về vùng đất phương Nam của
Tổ quốc.
 Đoạn trích thuộc thể văn gì?
Văn miêu tả.
Lưu ý một số từ ngữ khó SGK.
 Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản. .(20phút)
II Phân tích văn bản:
 Bài văn miêu tả cảnh gì? Theo trình tự như thế nào ?
 Miêu tả cảnh quan sông nước vùng Cà Mau ở cực Nam
của Tổ quốc.Theo trình tự từ xa đến gần.Trình tự miêu tả
là đi từ những ấn tượng chung về thiên nhiên vùng đất
Cà Mau rồi tập trung miêu tả và thuyết minh về các
kênh rạch sông ngòi với cảnh vật hai bên bờ, cuối cùng

là cảnh chợ Năm Căn họp ngay trên mặt sông.
 Dựa vào trình tự miêu tả, em hãy tìm bố cục của bài
văn?
 3 đoạn:
- Đoạn 1: Từ đầu… “màu xanh đơn điệu”: Ấn tượng ban
đầu về toàn cảnh.
- Đoạn 2: “Từ khi”… “khói sóng ban mai”: Cảnh kênh
rạch sông ngòi.
- Đoạn 3: Còn lại: Cảnh chợ Năm Căn.
 Hãy hình dung người miêu tả ngồi ở đâu để quan sát.
Vị
trí ấy có thuận lợi gì cho việc quan sát và miêu tả?
Trên con thuyền, thuyền di chuyển từ vùng này sang vùng
khác, giúp cho việc quan sát được kĩ, miêu tả chính xác
từng địa điểm.
1. Ấn tượng ban đầu về toàn cảnh
 Trong đoạn văn ( từ đầu…”màu xanh đơn điệu”), tác
sông nước Cà Mau:
giả đã tả ấn tượng ban đầu bao trùm về sông nước vùng
- Sông ngòi kênh rạch chi chít như
Cà Mau. Ấn tượng ấy như thế nào và được miêu tả qua


những giác quan nào?
 Tác giả đã tập trung miêu tả khung cảnh thiên nhiên
qua sự cảm nhận của thị giác và thính giác (đặc biệt là
cảm giác về màu xanh bao trùm và tiếng rì rào bất tận
của rừng cây, sóng, gió). Hai cơ quan có khả năng nắm
bắt nhanh nhạy nhất các đặc điểm của đối tượng.
 Khi miêu tả tác giả đã dùng nghệ thuật gì ở đoạn văn

này? Nêu tác dụng của chúng?

mạng nhện.
- Trời, nước, cây toàn một sắc
xanh.
- Tiếng rì rào bất tận của rừng cây
của sóng, gió.

 Nghệ thuật: so sánh, dùng tính
từ, từ láy để miêu tả ->tạo ấn tượng
sâu sắc.
Em cảm nhận được thiên nhiên nơi đây như thế nào?
à Mộât thiên nhiên còn hoang sơ,
 Cho học sinh xem tranh về sông ngòi, kênh rạch ở Cà đầy hấp dẫn và bí ẩn.
Mau.
 Sông ngòi, kênh rạch ở Cà Mau như thế nào chúng ta đi
2. Cảnh sông ngòi, kênh rạch Cà
vào tìm hiểu phần 2.
 Em có nhận xét gì về cách đặt tên cho các dòng sông, Mau:
con kênh ở vùng Cà Mau?
 Dân dã, mộc mạc theo lối dân gian: đặt tên cho các
vùng đất con sông “không phải bằng những danh từ mó lệ
mà cứ theo đặc điểm riêng biệt của nó mà gọi thành
tên”.
 Những địa danh này gợi ra những đặc điểm gì về thiên
nhiên vùng Cà Mau?
 Thiên nhiên ở đây còn rất tự nhiên, hoang dã, phong
phú.
 Môi trường thiên nhiên này có lợi ích gì cho cuộc
sống của chúng ta?

 Giúp cân bằng sinh thái, không khí trong lành, cung cấp
nguồn ô xi qúy giá…
 Theo em trước những cảnh thiên nhiên hoang dã như
vậy chúng ta phải làm gì?
 Phải có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên, bởi vì bảo
vệ môi trường là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta.
 Có thể nói thiên nhiên ngày càng khắc nghiệt, thiên
tai liên tiếp xảy ra cũng là do con người chúng ta không
có ý thức bảo vệ thiên nhiên, môi trường
GD HS ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo vệ thiên
nhiên hoang dã.
 Ở đoạn trích này tác giả không chỉ miêu tả về cảnh
sông nước Cà mau mà còn thuyết minh, giải thích về
những địa danh.Ví dụ:”gọi rạch Mái Giầm vì hai bên bờ…
lá xanh hình chiếc bơi chèo nhỏ” thuyết minh, giải thích
lên lớp 8, 9 các em sẽ được học kó hơn.
- Dòng sông rộng hơn ngàn thước.
 Đọc lại đoạn “Thuyền chúng tôi… bai mai”.
- Nước ầm ầm đổ ra biển ngày
 Tìm những chi tiết thể hiện sự rộng lớn hùng vó của
đêm như thác.


dòng sông và rừng đước? Tác giả thành công với những
nghệ thuật gì?
HS thảo luận 5’, trình bày.
GV nhận xét, chốt ý.
- Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như
người bơi ếch
....cho thấy thiên nhiên rất giàu có cá

rất nhiều.....
Giáo dục học sinh ý thức lựa chọn từ ngữ và sử dụng
biện pháp tu từø phù hợp khi viết văn
Trong câu “thuyền chúng tôi… xuôi về Năm Căn” có
những động từ nào chỉ cùng một hành động của con
thuyền.
 Chèo thoát qua, đổ ra, xuôi về.
Có thể thay đổi trình tự của các động từ ấy được khơng,
Vì sao?
 Không. Vì các động từ đó đã được sắp xếp theo một
trình tự hợp lí
 Thoát qua: con thuyền vượt qua một nơi nguy hiểm.
 Đổ ra: con thuyền từ con kênh nhỏ ra dòng sông lớn.
 Xuôi về: con thuyền nhẹ nhàng xuôi theo dòng nước
về Năm Căn.
Tìm trong đoạn văn những từ miêu tả màu sắc của
rừng đước và nhận xét về cách miêu tả màu sắc của tác
giả.
 Tác giả đã diễn tả màu xanh của rừng đước với ba mức
độ sắc thái: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh
chai lọà một màu xanh miêu tả các lớp cây đước từ non
đến già nối tiếp nhau.

 Cho biêt các tính từ trên thuộc loại tính từ nào?
 Tính

- Cá nước bơi hàng đàn đen trũi
nhô lên hụp xuống như người bơi
ếch giữa những đầu sóng trắng.
- Rừng đước dựng lên cao ngất

như hai dãy trường thành vô tận.
 Nghệ thuật: dùng từ láy,
hình ảnh so sánh-> gợi hình, gợi
cảm, tạo ấn tượng.

từ tuyệt đối.
 Em có nhận xét gì về cách miêu tả của tác giả?
à Thiên nhiên vùng Cà Mau mang
 Rất hay và đặc sắc

Giáo dục học sinh ý thức học tập cách miêu tả của vẻ đẹp rộng lớn, hùng vó, đầy sức
sống, hoang sơ.
tác giả.
3. Cảnh chợ Năm Căn:
Qua những chi tiết trên em có thể cảm nhận được thiên
nhiên vùng Cà Mau như thế nào?
 Theo trình tự hãy cho biết con thuyền của người miêu tả - Ồn ào, đơng vui, tấp nập.
đã đi đến đâu?

Giáo viên cho học sinh xem tranh về chợ nổi Năm
Căn. Giáo viên giới thiệu sơ lược vài nét độc đáo của
chợ nổi.
- Chợ họp ngay trên sông nước.
 Em thấy chợ Năm Căn như thế nào?
- Đa dạng về màu sắc, trang
 Những chi tiết hình ảnh nào về cảnh chợ Năm Căn thể


hiện được sự tấp nập, đông vui, trù phú và độc đáo của
chợ vùng Cà Mau.

 Những đống gỗ cao như núi, những bến vận hà nhộn
nhịp dọc dài theo sông, những ngôi nhà…
 Sự độc đáo của chợ Năm Căn thể hiện ở chỗ nào?
 Ở vùng sông nước Nam Bộ khơng chỉ ở Năm Căn mới có
ngơi chợ như thế mà cịn có những ngơi chợ nổi như: chợ
nổi Cái Răng, Phụng Hiệp ở Cần Thơ. Đó chính là nét sinh
hoạt độc đáo của vùng sông nước.
 Qua bài văn này, em cảm nhận được gì về vùng Cà
Mau cực Nam của Tổ quốc?
 Thiên nhiên rộng lớn, hùng vó, họp chợ trên sông thật
độc đáo
Nêu cảm nghó chung của em về thiên nhiên sông nước
Cà Mau
 Đẹp, nên thơ, độc đáo, khiến ta cảm thấy tự hào và
thêm yêu quê hương , đất nước Việt Nam của chúng ta.

Để giúp chúng ta cảm nhận rõ về sông nước Cà
Mau như vậy theo em, người viết phải hiểu như thế nào về
vùng đất ấy?
 Hiểu biết rộng, phong phú.
 Giáo dục học sinh về lòng yêu mảnh đất cực Nam, yêu
quê hương, yêu Tổ quốc.
 Đoạn trích có nét gì đặc sắc về nghệ thuật?

 Nêu ý nghóa của văn bản?

Gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK/23.
 Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập.(3phút)
Hướng dẫn học sinh về nhà làm bài tập 1
Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 2.

 Tây Ninh chúng ta có những con sông nào? Em có
những hiểu biết gì về con sông ấy?
 Cho HS về nhà làm bài vào vở bài tập.

4.4. Tổng kết: .(5phút)

phục, tiếng nói của người bán hàng
thuộc nhiều dân tộc.
àThiên nhiên trù phú, sinh hoạt độc
đáo.

4. Nghệ thuật:
- Miêu tả từ bao quát đến cụ thể.
- Lựa chọn từ ngữ gợi hình, chính
xác, kết hợp với việc sử dụng các
biện pháp tu từ.
- Sử dụng ngôn ngữ địa phương.
- Kết hợp miêu tả và thuyết minh.
5. Ý nghóa:
Sông nước Cà Mau là một đoạn
trích độc đáo và hấp dẫn thể hiện
sự am hiểu, tấm lòng gắn bó của
nhà văn Đoàn Giỏi với thiên nhiên
và con người vùng đất Cà Mau.
III. Luyện tập:
Bài 2:
- Sông Vàm Cỏ Ñoâng, soâng Cẩm
Giang.



 Nêu nội dung chính của đoạn trích?
 Cảønh

sông nước Cà Mau có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vó, đầy sức sống hoang dã. Chợ Năm
Căn là hình ảnh cuộc sống tấp nập, trù phú, độc đáo ở vùng đất tận cùng phía Nam Tổ
quốc…
 Qua bài văn, em học tập được điều gì về nghệ thuật tả cảnh của nhà văn?
 Quan sát kĩ, tả kết hợp với kể vừa cụ thể vừa bao quát, dùng từ ngữ chính xác, chọn lọc.
4.5. Hướng dẫn học tập: 5 phút
 Đối với bài học tiết này:
- Học thuộc phần bài ghi. Làm hoàn chỉnh các bài tập trong vở bài tập.
- Nhớ những chi tiết tiêu biểu, đặc sắc, các chi tiết sử dụng phép so sánh.
- Hiểu ý nghóa của các chi tiết có sử dụng các biện pháp tu từ.
 Đối với bài học tiết sau:
- Đọc kĩ phần I, II bài so sánh.
- Soạn bài “Bức tranh của em gái tôi”: Đọc văn bản, trả lời câu hỏi SGK. Tìm hiểu nét
chính về nội dung và nghệ thuật của truyện.
5. PHỤ LỤC:

- Sách giáo viên văn 6.( Nhà xuất bản Giáo dục)
- Thiết kế bài giảng Ngữ văn 6 ( Nhà xuất bản Hà Nội)
- Học và thực hành theo chuẩn kiến thức kỹ năng Ngữ văn 6 ( Nhà xuất bản GD Việt Nam)
.............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
Tuần : 21
Tiết :78
ND:8/1/2019

SO SÁNH.


1. MỤC TIÊU:
1.1 Kiến thức :

- Hoạt động 1, 2:
+ Học sinh biết: Khái niệm so sánh.
+ Học sinh hieåu: Cấu tạo của phép tu từ so sánh.
- Hoạt động 3:
+ Học sinh hiểu: Cách làm bài tập.

1.2 Kó năng:

- Học sinh thực hiện được: Nhận diện được phép so sánh.
- Học sinh thưc hiện thành thạo: Nhận biết và phân tích được các kiểu so sánh đã dùng trong
văn bản, chỉ ra được tác dụng của các kiểu so sánh đó.

1.3 Thái độ:

-Thói quen: Biết sử dụng phép so sánh.
- Tính cách: Giáo dục ý thức sử dụng so sánh đúng lúc, đúng chỗ.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP:

- Cấu tạo của phép so sánh.
3. CHUẨN BỊ:
3.1 Giáo viên:

Bảng phụ ghi ví dụ mục I.

3.2 Học sinh:



Xem lại bài văn tự sự.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:

4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:1 phút
6A1:
6A2:
6A3:
4.2. Kiểm tra miệng: (5phút)
 Thế nào là phó từ? Phó từ gồm mấy loại lớn? Kể ra? Cho VD ở mỗi loại. (8đ)
 Phó từ là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghóa cho động từ, tính từ.
Hai loại lớn: Phó từ đứng trước động từ, tính từ. Phó từ đứng sau động từ, tính từ .
VD: Đã đi, chóng lớn lắm.
 Nội dung bài học hơm nay gồm có mấy phần? Đó là những phần nào? (2đ)
 Hai phần: so sánh là gì. Cấu tạo của phép so sánh.
 Nhận xét, chấm điểm.
4.3. Tiến trình bài học:
Hoạt động của GV và HS

Nội dung bài học.

Hoạt động 1: Vào bài: Trong văn bản”Bài học đường đời
đầu tiên” và “Sông nước Cà Mau” tác giả sử dụng rất
nhiều nghệ thuật so sánh. Vậy so sánh là gì? Có cấu tạo như
thế nào Để hiểu rõ hơn điều này hôm nay, cô cùng các em
cùng đi vào tìm hiểu bài”So sánh. 1 phút
I. So sánh là gì?
 Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu: So sánh là gì?
VD1:
(8phút)
 GV treo bảng phụ ghi VD.

 Ví dụ 1: Trẻ em như…là ngoan.
 Ví dụ 2: Cái anh chàng Dế Choắt người gầy gò và dài
lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện.
 Ví dụ3:…trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất
như hai dãy trường thành vô tận.
 Ví dụ 4:..những đống gỗ cao như núi chất dựa bơ.ø
 Ví dụ 2, 3, 4 được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
1. Trẻ em như búp trên cành.
 “Bài học…tiên”(Tô Hoài); “Sông…Mau”(Đoàn Giỏi).
2. Anh chàng Dế Choắt như
 Tìm những tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh trong các ví
một gã nghiện thuốc phiện.
dụ trên?
3. Rừng đước dựng lên cao
ngất như hai dãy tường thành
vô tận.
4. Những đống gỗ cao như
 Trong mỗi phép so sánh trên, những sự vật, sự việc nào núi.
so sánh với nhau?
 So sánh.
1. trẻ em búp trên cành
2. Dế Choắt gã nghiện thuốc phiện
3. rừng đướchai dãy trường thành vô tận.
4. những đống gỗ  núi
 Vì sao có thể so sánh như vaäy?


 Vì giữa chúng có những nét tương đồng (điểm giống
nhau) nhất định.
 So sánh các sự vật, sự việc với nhau như vậy để làm gì?

 Làm nổi bật được cảm nhận của người viết, người nói về
những sự vật được nói đến, làm tăng tính hình ảnh và gợi
cảm cho câu văn, câu thơ.
 Qua tìm hiểu ví dụ em hiểu so sánh là gì? Có tác dụng
như thế nào?
 Học sinh trả lời. Giáo viên nhận xét, chốt ý.
 Gọi học sinh đọc ghi nhớ sách giáo khoa/ 24.
 Giáo dục học sinh ý thức sử dụng phép so sánh phù hợp
khi nói và viết văn miêu tả làm cho bài văn gợi hình, gợi
cảm, tạo ấn tượng hơn.
 GV treo bảng phụ ghi VD 3 trong SGK.
Sự so sánh trong những câu ở VD1 có gì khác với sự so
sánh trong câu VD3?
 Chỉ ra sự tương phản tính chất của sự vật cụ thể là con
mèo. Qua phần này ta có thể hiểu có hai kiểu so sánh:
ngang bằng và không ngang bằng, nội dung này được thể
hiện như thế nào chúng ta sẽ tìm hiểu ở tiết 87 bài so sánh
tiếp theo.
Chỉ ra phép so sánh trong câu sau:
Nhìn lên bản đồ nước ta, mạch than Đông Bắc phân bố như
dáng một chiếc lưỡi hái khổng lồ đặt ngang châu thổ Bắc
Bộ. ( Thi Sảnh).
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu về cấu tạo của phép
so sánh. (8phút)
Điền những tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh trong các
câu đã dẫn ở phần I vào mô hình phép so sánh?
GV treo bảng phụ. HS lên điền.
Vế A (sự
Phương diện so Từ so
vật được so sánh

sánh
sánh)
Trẻ em.
như
Rừng đước. dựng lên cao
ngất
anh chàng
Dế Choắt
Những
đống gỗ

như

người gầy gò và như
dài lêu nghêu
cao
như

Vế B (sự vật
dùng để so
sánh)
búp trên
cành.
hai dãy
trường thành
vô tận

nghiện
thuốc phiện
núi


- Là đối chiếu sự vật, sự việc
này với sự vật, sự việc khác có
nét tương đồng để làm tăng sức
gợi hình, gợi cảm cho sự diễn
đạt.

II. Cấu tạo của phép so
sánh:


 Nhìn vào mô hình trên em thấy phép so sánh có cấu tạo
như thế nào?
 Có 4 nội dung: Vế A (sự vật được so sánh); Phương diện so
sánh; Từ so sánh; Vế B (sự vật dùng để so sánh), có trường
hợp thiếu phương diện so sánh.
Nêu thêm các từ so sánh mà em biết?
 Là, như là, y như, giống như, tựa như, tựa như là, bao
nhiêu, bấy nhiêu, hơn, kém,...
GV treo bảng phụ, ghi VD3 SGK.
Cấu tạo của phép so sánh trong những câu VD3 có gì
đặc bieät?
 a. Vắng mặt từ ngữ chỉ phương diện so sánh, từ so sánh.
b. Từ so sánh và vế B được đảo lên trước vế A.
Việc vắng mặt từ ngữ chỉ phương diện so sánh có thể làm
cho người đọc có khả năng liên tưởng ở nhiều phương
diện.VD: Trẻ em như búp trên cành ( vắng mặt phương diện
so sánh làm cho người đọc có khả năng liên tưởng ở nhiều
phương diện: tươi non, đầy sức sống, chứa chan hi vọng.)
 Qua tìm hiểu cho biết mô hình cấu tạo của phép so sánh?

- Cấu tạo của phéùp tu từ so
 HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý.
sánh gồm bốn yếu tố:
 Gọi HS đọc ghi nhớ trong SGK.
+ Sự vật được so sánh
 Đặt một câu có sử dụng phép so sánh?
+ Phương diện so sánh
 Giáo dục HS ý thức sử dụng phép so sánh phù hợp trong
+ Từ so sánh
giao tiếp.
+ Sự vật được so sánh
Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập. (20phút):
III. Luyện tập:
 Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 1.
Cho HS thảo luận theo nhóm. Mỗi nhóm làm 1 câu (làm
Bài 1:
trong bảng con của nhóm).
- So sánh cùng loại.
Tìm thêm ví dụ về so sánh các mẫu trong bài tập.
- So sánh khác loại.
So sánh: người với người: Thầy thuốc (cô giáo) như mẹ
hiền;
vật với vật: sông ngòi, kênh rạch … chằng chịt như mạng
nhện;
người với vật: ta đây như cây giữa đồng, mẹ già như
chuối chín cây.
Cụ thể với trừu tượng: Cơng cha như núi ngất trời.
Nhận xét bài làm của các nhóm.
 Cho HS làm bài vào vở bài tập.
Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 2.

Bài 2:
Dựa vào những thành ngữ đã biết, hãy viết vào về B
- voi
những chỗ trống còn thiếu để tạo thành phép so sánh.
- cột nhà cháy
GV viết sẵn các thành ngữ trong bảng phụ rồi treo bảng.
- tuyết
Gọi HS lên bảng làm bài. Các HS khác làm bài vào vở bài
- sếu
tập.


 Khỏe

như: voi, trâu, Trương Phi, …
Đen như: bồ hóng, cột nhà cháy, …
Trắng như: bông, cước, ngà, …
Cao như: sào, núi, …
 Sửa chữa, chấm điểm bài làm trên bảng.
 Em có thể nêu thêm một số thành ngữ khác chỉ sự so
sánh?. Đặt câu với thành ngữ đó.
 Đẹp như tiên; xấu như ma; dai như đỉa; bập bẹ như trẻ lên
ba…
 Nhận xét về tác dụng của việc sử dụng hình ảnh so
sánh. Liên hệ giáo dục học sinh.
 Hướng dẫn học sinh về nhà tìm thêm.
4.4. Tổng kết: (5phút)
 So sánh là gì? So sánh có cấu tạo như thế nào?
 Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để tăng sức
gợi hình, gợi cảm…. Vế A; phương diện so sánh; từ so sánh; vế B.

 GV treo bảng phụ giới thiệu bài tập trắc nghiệm:
 So sánh liên tưởng nào sao đây không phù hợp để tả mặt trăng đêm rằm?
A. Mặt trăng to như chiếc mâm con.
B. Vầng trăng tròn như một quả bóng ai để quên giữa trời.
C. Trăng khuya sáng tỏ hơn đèn.
D.Trăng mờ mờ sáng như ánh sáng của ngọn đèn dầu.

Cấu tạo của câu thơ so sánh sau có mấy yếu tố?
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa”
A.1
B.2
C.3
D.4
4.5. Hướng dẫn học tập:5 phút
 Đối với bài học tiết này:
- Học thuộc phần bài ghi. Làm bài tập 3 vào vở bài tập.
- Nhận diện phép so sánh trong các văn bản đã học.
 Đối với bài học tiết sau:
- Soạn bài “So sánh” (tt): trả lời câu hỏi SGK. Tìm hiểu về các kiểu so sánh. Xem trước các
bài tập trong SGK trang26.
- Đọc các đoạn văn 1, 2, 3 trả lời các câu hỏi a, b, c trong bài “Quan sát, tưởng tượng, so sánh
và nhận xét trong văn miêu tả”.
5. PHỤ LỤC:

- Sách giáo viên văn 6.( Nhà xuất bản Giáo dục)
- Thiết kế bài giảng Ngữ văn 6 ( Nhà xuất bản Hà Nội)
- Học và thực hành theo chuẩn kiến thức kỹ năng Ngữ văn 6 ( Nhà xuất bản GD Việt Nam)
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
Tuần : 21

Tiết :79, 80


ND: 14/1/2019

QUAN SÁT, TƯỞNG TƯNG, SO SÁNH VÀ
NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ.

1. MỤC TIÊU:
1.1 Kiến thức :

- Hoạt động 1:
+ Học sinh biết: Vai trị, tác dụng của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn
miêu tả.
+ Học sinh hieåu: Mối quan hệ trực tiếp của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong
văn miêu tả.
- Hoạt động 2:
+ Học sinh hiểu: Cách làm bài tập

1.2 Kó năng:

- Học sinh thực hiện được: Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét khi miêu tả.
- Học sinh thực hiện thành thạo: Nhận diện và vận dụng được những thao tác cơ bản: quan sát,
tưởng tượng, so sánh, nhận xét trong đọc và viết văn miêu tả.

1.3 Thái độ:

- Thói quen: Sáng tạo, năng động khi quan sát, tưởng tượng so sánh.
- Tính cách: Nghiêm túc, cẩn thận khi làm bài văn miêu tả.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP:


-Tiết 1: Mối quan hệ, vai trò, tác dụng của quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét trong văn
miêu tả.
- Tiết 2: Luyện tập.
3. CHUẨN BỊ:
3.1 Giáo viên: Bảng phụ ghi ví dụ mục I.
3.2 Học sinh: Tìm hiểu các yếu tố: quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét trong văn miêu

tả.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:

4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện : 1phút
6A1:
6A2:
6A3:
4.2. Kiểm tra miệng: (5 phút)
 Thế nào là văn miêu tả? (7đ)
 Là loại văn nhằm giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi
bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh… làm cho những cái đó như hiện lên
trước mắt người đọc, người nghe.
 GV treo bảng phụ giới thiệu bài tập trắc nghiệm:
 Khi viết một đoạn văn tả cảnh mùa đông đến, em sẽ không lựa chọn chi tiết nào sau
đây? (2đ)
A. Đêm dài, ngày ngắn.
B. Bầu trời có màu xám.
C. Cây cối trơ trọi khẳng khiu.
D. Nắng vàng tươi, rực rỡ.
 Đối với bài học hôm nay, em đã chuẩn bị được những gì?
 Tìm hiểu các yếu tố: quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét trong văn miêu tả.



 Nhận xét, chấm điểm.
4.3. Tiến trình bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Hoạt động 1 : Vào bài: Để giúp các em có kiến thức
để làm tốt bài văn miêu tả, tiết này, cô sẽ hướng dẫn
các em tìm hiểu bài “Quan sát, tưởng tượng, so sánh và
nhận xét trong văn miêu tả”. 1 phút.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu: Quan sát, tưởng
tượng so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
( 35 phút)
 Gọi HS đọc các đoạn văn SGK/27.
 Mỗi đoạn văn trên giúp em hình dung được những
đặc điểm nổi bật gì của sự vật và phong cảnh được miêu
tả?
 HS thảo luận nhóm 5’, trình bày.
 GV nhận xét, chốt ý.
Những đặc điểm nổi bật đó thể hiện ở những từ ngữ
và hình ảnh nào?
 Đoạn 1: gầy gò, lêu nghêu, bè bè, nặng nề, ngẩn ngẩn
ngơ ngơ…
- Đoạn 2: Giăng chi chít như mạng nhện, trời xanh,
nước xanh, rừng xanh, rì rào, bất tận, mênh mông, ầm
ầm như thác.
- Đoạn 3: Chim ríu rít, cây gạo, tháp đèn khổng lồ,
ngàn hoa lửa, búp nõân, ngàn ngọn nến trong xanh…
Để viết được các đoạn văn trên, người viết cần có
năng lực gì?
 Quan sát, tưởng tượng, nhận xét, so sánh,…
Hãy tìm những câu văn có sự liên tưởng và so sánh

trong mỗi đoạn, sự tưởng tượng và so sánh ấy có gì độc
đáo?
Như gã nghiện thuốc phiện, như người cởi trần mặc áo
gilê…
- Như mạng nhện, như thác, như người bơi ếch, như
trường thành vô tận…
- Như tháp đèn, như ngọn lửa, như nến xanh…
 Các hình ảnh so sánh tưởng tượng, liên tưởng đặc sắc
vì nó thể hiện đúng, rõ hơn, cụ thể hơn về đối tượng và
gây bất ngờ, lí thú cho người đọc.
 GV phân tích giúp HS thấy được sự độc đáo:
So sánh: Như gã nghiện thuốc phiện -> gợi cho người
đọc hình ảnh một chú dế đi đứng xiêu vẹo, lờ đờ, ngật
ngưỡng trơng rất bệ rạc.

Nội dung bài học

I.Quan sát, tưởng tượng so sánh
và nhận xét trong văn miêu tả:
- Đoạn 1: Tả chàng Dế Choắt gầy
ốm đáng thương.
- Đoạn 2: Tả cảnh đẹp thơ mộng
và hùng vó của sông nước Cà Mau.
- Đoạn 3: Miêu tả hình ảnh đầy
sức sống của cây gạo mùa xuân.

 Quan sát, tưởng tượng, so sánh và
nhận xét sâu sắc, dồi dào, tinh tế.



 So

sánh: như người cởi trần mặt áo gilê…-> gợi cho
người đọc đôi cánh vừa ngắn, vùa xấu của chú dế ( GV có
thể giải thíchcho HS hiểu áo ghi lê và cách mặc áo.. -> từ
đó nhận thấy sự chính xác trong cách so sánh)
 GV treo bảng phụ, ghi VD3 SGK.
 Em hãy so sánh với đoạn nguyên văn ở trên (mục 1
đoạn 2) để chỉ ra đoạn này đã bỏ đi những chữ gì?
 Ầm ầm, như thác, nhô lên hụp xuống như người bơi
ếch, như hai dãy trường thành vô tận.
 Những chữ đã bỏ đó dùng để làm gì? Đã ảnh hưởng
đến đoạn văn miêu tả này như thế nào?
 Đó là những động từ, tính từ, dùng so sánh, liên
tưởng, tưởng tượng . Bỏ đi làm cho đoạn văn trở nên
chung chung và khô khan, khơng gợi được trí tưởng
tượng cho người đọc.
 Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét có tác
dụng gì trong việc làm văn miêu tả?

 Vậy muốn tả được hay, sống động ta cần phải làm gì?
HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý

.
Gọi HS đọc ghi nhớ SGK – 28.
 GD HS ý thức quan sát tưởng tượng và sử dụng các
biện pháp tu từ khi miêu tả.
Tiết 2:
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập.
( 37 phút)

Gọi HS đọc đoạn văn của Ngô Quân Miện, 1 HS đọc
yêu cầu của bài tập.
Hãy lựa chọn từ ngữ cho sẵn thích hợp để điền vào
chỗ trống trong đoạn văn.
Gọi HS lên bảng làm bài, các HS khác làm bài trong
vở bài tập.
Nhận xét bài làm của HS trên bảng.
Đoạn văn trên miêu tả cảnh gì?
 Tác giả đã quan sát và lựa chọn những hình ảnh đặc
sắc và tiêu biểu nào để tả?
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
GD HS về kó năng quan sát, lựa chọn và lòng yêu

- Quan sát giúp chọn được những
chi tiết nổi bật của đối tượng miêu
tả.
- Tưởng tượng, so sánh giúp người
đọc hình dung được đối tượng miêu
tả một cách cụ thể, sinh động, hấp
dẫn.
- Nhận xét giúp người đọc hiểu
được tình cảm của người viết.
- Muốn miêu tả được, trước hết
phải biết quan sát, rồi từ đó nhận
xét, liên tưởng, tưởng tượng, so sánh
để làm nổi bật những đặc điểm tiêu
biểu của sự vật.
II. Luyện tập:
Bài 1: Điền từ.
a. 1. gương bầu dục

2. cong cong
3. lấp ló
4. cổ kính
5. xanh um
b. Cảnh Hồ Gươm.
- Mặt hồ… long lanh, cầu Thê Húc,
đền Ngọc Sơn, gốc đa già rễ lá xum
xuê, Tháp Rùa xây trên gò đất giữa
hồ.


cảnh vật quê hương.
Gọi HS đọc bài tập 2 và đoạn văn của Tô Hoài.
Cho HS thảo luận trong 3’.
Tìm những hình ảnh chi tiết tả Dế Mèn đẹp, khỏe như
một thanh niên cường tránh nhưng kiêu căng, hợm hónh?
Nhận xét bài làm của các nhóm.
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
 Muốn miêu tả nhân vật được hay và chính xác em
phải làm gì?
 Phải lựa chọn những hình ảnh tiêu biểâu, quan trọng;
quan sát kó những đặc điểm về hình dáng, hoạt động,
tính cách, … của nhận vật để tả.
GD tư tưởng cho HS.
Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 3.
Em hãy quan sát và ghi lại những đặc điểm ngôi nhà
hoặc phòng của em ở. Trong những đặc điểm đó điểm
nào là nổi bật nhất?
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 4.

Câu hỏi thảo luận thời gian 3’.
Nếu tả lại quan cảnh buổi sáng trên quê hương em thì
em sẽ quan sát và so sánh các hình ảnh và sự vật sau
đây với những gì?
Mỗi nhóm làm một câu.
Nhận xét bài làm của các nhóm.Cho HS làm bài vào
vở bài tập.
 GD HS học tập cách so sánh của tác giả.

Bài 2:
- Những hình ảnh tiêu biểu đặc sắc.
+ Ngườiø: Rung rinh, bóng mỡ.
+ Đầu to, nổi từng tảng.
+ Răng đen nhánh, khoan thai,
vuốt râu và lấy làm hãnh diện lắm.
+ Râu dài, rất hùng dũng.

Bài tập 3:
- Quan sát và ghi chép lại những
đặc điểm ngôi nhà đang ở: Hướng,
nền, mái, cửa, tường, cách trang trí,
… của nhà hoăïc căn phòng.
Bài 4:
- Tả quang cảnh buổi sáng trên quê
hương, có liên tưởng, so sánh.
+ Mặt trời: mâm lửa, mâm vàng, …
+ Bầu trời: lồng bàn không lồ, nửa
quả cầu xanh, …
+ Hàng cây: hàng quân, trường
thành, …

+ Núi (đồi): bát úp, cua kềnh, …
+ Những ngôi nhà: viên gạch, bao
diêm, …

4.4.Tổng kết: : ( 5 phút)
 Khi làm văn miêu tả, người ta không cần phải có những kó năng gì?
 Quan sát, nhìn nhận, đánh giá, liên tưởng, tưởng tượng.
 Lời văn cụ thể hơn, lí thú hơn, gây bất ngờ cho người đọc…
 Em có nhận xét gì về đoạn văn em vừa tham khảo ở đoạn 1 và 2?
 Sử dụng từ ngữ chọn lọc, gợi tả, tiêu biểu, hình ảnh so sánh rất độc đáo.
 Em rút được kinh nghiệm gì cho mình để có thể viết được bài văn miêu tả hay và sống động?
 Phải biết quan sát kĩ, liên tưởng, tưởng tượng, so sánh và nhận xét.
4.5.Hướng dẫn học tập: 3 phút
 Đối với bài học tiết này:
- Học thuộc phần bài ghi.
- Nhớ được mục đích của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.


- Nhận biết được điểm nhìn miêu tả, các chi tiết tưởng tượng, so sánh trong một đoạn văn
miêu tả cụ thể.
- Làm bài tập 5 trong phần luyện tập.
 Đối với bài học tiết sau:
- Đọc và trả lời các câu hỏi trong bài “ Bức tranh của em gái tơi”. Tìm hiểu ý nghóa của văn
bản.
- Phân cơng mỗi tổ chuẩn bị một bài tập, tiết sau luyện nói.
5. PHỤ LỤC:

- Sách giáo viên văn 6.( Nhà xuất bản Giáo dục)
- Thiết kế bài giảng Ngữ văn 6 ( Nhà xuất bản Hà Nội)
- Học và thực hành theo chuẩn kiến thức kỹ năng Ngữ văn 6 ( Nhà xuất bản GD Việt Nam)

.............................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×