Tải bản đầy đủ (.docx) (64 trang)

tiểu luận môn văn hóa đa quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (289.08 KB, 64 trang )

MỤC LỤC
Lời mở đầu................................................................................................................1
Chương 1: VĂN HÓA ĐẤT NƯỚC ẤN ĐỘ............................................................2
1.1. Khái niệm.......................................................................................................2
1.2. Sơ lược về Ấn Độ...........................................................................................3
1.3. Văn hóa đời sống............................................................................................8
1.4. Văn hóa kinh doanh......................................................................................20
CHƯƠNG 2: SỰ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID- 19 ĐẾN ẤN ĐỘ..........25
2.1. Bối cảnh chung của thế giới khi xuất hiện đại dịch Covid -19......................25
2.2. Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến văn hóa đời sống của Ấn Độ..................29
Chương 3: Tầm quan trọng của việc am hiểu văn hoá của các quốc gia trên thế giới
trong bối cảnh tồn cầu hố.....................................................................................47
3.1. Bối cảnh tồn cầu hóa...................................................................................47
3.2. Hội nhập tồn cầu hóa..................................................................................51
KẾT LUẬN.............................................................................................................57
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................60

1


0


LỜI MỞ ĐẦU

Ấn Độ là một quốc gia có lịch sử lâu đời và được thế giới công nhận là một trong
những nền văn hóa huy hồng nhất trong q trình phát triển của nền văn minh
nhân loại. Nhìn lại lịch sử, Ấn Độ đã phát triển văn hóa của họ đến một mức độ rực
rỡ vào hàng nghìn năm trước Cơng ngun. Những di sản này vẫn cịn tồn tại cho
đến ngày nay. Trong hàng nghìn năm lịch sử, người Ấn Độ đã có những đóng góp to
lớn vào kho tàng văn hóa của nhân loại. Khơng chỉ là thơ ca, nghệ thuật, tư tưởng


triết học, những cơng trình kiến trúc kiệt xuất… mà nổi bật hơn cả là những thế hệ
tài năng duy trì nền văn hóa của chính mình và ngày càng có nhiều đóng góp cho
nhân loại. Trong năm qua, thế giới đã bị ảnh hưởng bởi COVID 19 và gây thiệt hại
lớn, Ấn Độ là một trong những quốc gia gặp rất nhiều khó khăn trong việc ngăn
chặn COVID-19. Hiện nay, quốc gia gặp nhiều khó khăn trong việc hoạch định các
chính sách đảm bảo an toàn cho người dân trong thời kỳ đại dịch COVID-19. Quốc
gia này đã nhận được sự tài trợ, hỗ trợ trang thiết bị y tế, vắc xin từ một số quốc gia
trên thế giới, để có thể sớm trở lại như bình thường. Do đó, sinh viên cần phải hiểu
văn hóa trong thời đại mà mang nguồn dịch bệnh COVID rất quan trọng. Sinh viên
có thể học hỏi kinh nghiệm của các nước và áp dụng chúng vào cuộc sống của
chính mình và đặc biệt có thể cập nhật những tin tức mới nhất từ khắp nơi trên thế
giới và có thể tìm hiểu thêm về các cơng nghệ mới nhằm ngăn chặn đại dịch
COVID.

1


CHƯƠNG 1: VĂN HÓA ĐẤT NƯỚC ẤN ĐỘ
1.1. Khái niệm
1.1.1. Văn hóa
Như chúng ta đã biết, lịch sử của văn hóa ln gắn liền với lịch sử phát triển của
lồi người. Cách đây khoảng 3000 năm, “văn hóa” đã được thêm vào sử sách. Văn
hóa là một khái niệm rất rộng, rất phong phú. Nội dung rất khó diễn tả, có hàng
ngàn khái niệm về văn hóa. Tương tự như khái niệm của UNESCO: Văn hóa là bản
sắc, là căn cước để một quốc gia nói lên tiếng nói của mình.
-

Văn hóa có thể được hiểu cụ thể như sau:
Thứ nhất, văn hoá là sáng tạo của con người, thuộc về con người, những gì


-

khơng do con người làm nên khơng thuộc về khái niệm văn hố.
Thứ hai, sự thích nghi này là sự thích nghi có ý thức và chủ động nên nó khơng
phải là sự thích nghi máy móc mà thường là sự thích nghi có sáng tạo, phù hợp

-

với giá trị chân - thiện - mỹ.
Thứ ba, văn hoá bao gồm cả những sản phẩm vật chất và tinh thần, chứ không

-

chỉ riêng tinh thần mà thôi.
Thứ tư, văn hố khơng chỉ có nghĩa chỉ là văn học nghệ thuật như thơng thường
người ta hay nói. Văn học nghệ thuật chỉ là bộ phận cao nhất trong lĩnh vực văn
hố.

1.1.2. Văn hóa đời sống
Văn hóa đời sống là một bộ phận của đời sống xã hội, bao gồm tổng thể những
yếu tố hoạt động văn hóa vật chất và tinh thần, những tác động qua lại lẫn nhau
trong đời sống xã hội để tạo ra những quan hệ có văn hóa trong cộng đồng, trực tiếp
hình thành nhân cách và lối sống của con người. Văn hóa đời sống bao gồm những
nội dung không tách rời các lĩnh vực của đời sống xã hội và các yếu tố cơ bản tạo
nên văn hóa.

- Văn hóa đời sống gồm 4 yếu tố chính:

2



 Văn hóa vật thể và phi vật thể tồn tại ở mỗi cộng đồng như: thiết chế văn
hóa, tác phẩm, sản phẩm văn hóa, phương tiện thơng tin đại chúng và truyền
bá văn hóa, lễ hội, văn hóa - văn nghệ dân gian, trường học, nhóm văn hóa…
 Cảnh quan văn hóa (do tự nhiên hoặc do con người tạo ra) hiện diện ở cộng
đồng như: di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, cơng viên, tượng đài.
 Yếu tố văn hóa cá nhân ở mỗi cộng đồng: trình độ học vấn, nhu cầu, sở thích
và thị hiếu văn hóa, phong cách sinh hoạt, văn hóa ứng xử, giao tiếp, nếp
sống văn hóa.
 Những yếu tố văn hóa của các "tế bào” trong mỗi cộng đồng như: gia
đình, nhà trường, cơ quan, cơng sở, nhóm lao động, học tập...
1.1.3. Văn hóa kinh doanh
Theo nghĩa rộng, văn hố kinh doanh là toàn bộ các giá trị vật chất và các giá
trị tinh thần do chủ thể kinh doanh sáng tạo và tích lũy qua q trình hoạt động kinh
doanh, trong sự tương tác giữa chủ thể kinh doanh với mơi trường kinh doanh.
Theo nghĩa hẹp, văn hóa kinh doanh là một hệ thống các giá trị, các chuẩn
mực, các quan niệm và hành vi do chủ thể kinh doanh tạo ra trong quá trình kinh
doanh, được thể hiện trong cách ứng xử của họ với xã hội, tự nhiên ở một cộng
đồng hay một khu vực.
Tóm lại, văn hóa kinh doanh là hệ thống các giá trị, các chuẩn mực, các quan
niệm và hành vi do chủ thể kinh doanh tạo ra trong quá trình kinh doanh, được thể
hiện trong cách ứng xử của họ với xã hội, tự nhiên ở một cộng đồng hay một khu
vực. Các nhân tố cấu thành văn hóa kinh doanh gồm: triết lý kinh doanh, văn hóa
doanh nhân, văn hóa doanh nghiệp, đạo đức kinh doanh và ứng xử kinh doanh.
1.2. Sơ lược về Ấn Độ
1.2.1. Ý nghĩa quốc kỳ, quốc huy
1.2.1.1. Quốc kỳ
Quốc kỳ Ấn Độ có ba sọc ngang. Sọc trên cùng là màu vàng nghệ, giữa có
màu trắng và dưới cùng là màu xanh lá cây. Ở trung tâm của sọc trắng là một luân


3


xa (bánh xe) gồm 24 cánh mũi nhọn màu xanh lam. Tỷ lệ chiều dài trên rộng của lá
cờ là 2:3. Màu vàng nghệ, sọc trắng và xanh lá cây trên lá cờ Ấn Độ tượng trưng
cho các giá trị độc đáo, riêng biệt của đất nước, được cho là đại diện cho lòng dũng
cảm và sự hy sinh, hòa bình và sự thật, đức tin và tinh thần hiệp sĩ. Hình ảnh trung
tâm là guồng xe sợi quay do một nhà nông học thiết kế. Trên quốc kỳ hiện tại, biểu
tượng bánh xe 24 nan hoa (gọi là Ashoka Chakra) tượng trưng cho bánh xe quay
vĩnh cửu theo quy luật. Điều này chứng tỏ Ấn Độ đã không nằm ngồi vịng
chuyển động, thay vì chống lại sự thay đổi, họ tiếp tục tiến về phía trước.
Thiết kế của quốc kỳ Ấn Độ lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 1921 cho
Mahatma Gandhi, lãnh đạo Quốc hội Ấn Độ, và được tạo ra bởi Pingali (hay
Pinglay) Venkayya. Nó bao gồm các màu liên quan đến hai tơn giáo chính, với màu
đỏ tượng trưng cho người theo đạo Hindu và màu xanh lá cây tượng trưng cho
người theo đạo Hồi.
1.2.1.2. Quốc huy
Biểu tượng bốn đầu sư tử của trụ đá Asoka ở Sarnath được chọn làm quốc
huy của đất nước Ấn Độ vào ngày Ấn Độ tuyên bố dân chủ, ngày 26 tháng 1 năm
1950. Phần đế nửa hoa sen dốc xuống được cắt đi, thay vào đó là hàng chữ văn tự
Devanagari “Satyameva Jayate” nghĩa là “chỉ có chân lý là chiến thắng” (Truth
Alone Triumphs). Trên quốc huy, hình chụp trụ đá thấy được ba đầu sư tử dựa vào
nhau, đầu sư tử thứ tư bị khuất. Ba trong bốn bánh xe được nhìn thấy, một bánh xe
ngay chính giữa và hai bánh xe hai bên. Bốn con vật trên trụ đá chỉ thấy được con
ngựa bên trái và con bò đực bên phải. Voi và sư tử khuất đằng sau.
Khi chọn đầu trụ đá bốn sư tử của Asoka, một vị vua Phật tử làm quốc huy
của đất nước, các nhà lãnh đạo Ấn Độ muốn biểu dương và noi gương tinh thần trị
quốc an dân bằng đạo đức của vị vua anh minh này nhằm hướng đến một xã hội thái
bình, thịnh vượng. Biểu tượng trụ đá bốn đầu sư tử của Asoka ở Sarnath và ảnh
hưởng của biểu tượng này đến đất nước và con người Ấn Độ cho đến ngày nay là

một điển hình.

4


1.2.2. Vị trí địa lý
Ấn Độ là một quốc gia Nam Á, chiếm hầu hết bán đảo Ấn Độ. Ấn Độ có
ranh giới với Pakistan, Trung Quốc, Myanmar, Bangladesh, Nepal, Bhutan và
Afghanistan. Ấn Độ có khoảng 14.103 km đường biên giới đất liền và 7.516 km bờ
biển. Với một một khu vực tương đối biệt lập, phía bắc là dãy Himalaya sừng sững,
phía nam là biển rộng mênh mơng đã tạo nên cho đất nước Ấn Độ một vị trí đặc
biệt, ngăn cách với thế giới xung quanh, cho nên Ấn Độ đã xây dựng được cho
mình một nền văn hóa tương đối biệt lập, ít chịu ảnh hưởng từ bên ngồi. Đồng
thời, cũng do chính vì có địa hình núi cao, biển rộng bao quanh nên hầu như người
Ấn Độ ít quan tâm đến thế giới bên ngồi lãnh thổ của mình, đồng thời ít có ý thức
đối phó với giặc ngoại xâm từ bên ngoài tiến vào. Cảm giác “an tâm” với sự che
chở của núi rừng Himalaya rộng lớn và đại dương mênh mông, người Ấn Độ hầu
như khơng có khả năng chống trả đối với những thế lực ngoại xâm từ bên ngoài tiến
vào, họ nhanh chóng thất thủ và quy hàng. Tuy nhiên, với cửa ngõ duy nhất là đèo
Khyber nằm ở phía Tây Bắc, dường như mọi lực lượng ở bên ngoài tiến vào Ấn Độ
đều gặp một tình huống chung là khó liên hệ lại với mẫu quốc, những thế lực ngoại
xâm này trải qua thời gian hầu hết đều hịa mình vào cuộc sống của người bản địa
và dần dần bị Ấn hóa, đồng thời những xu hướng văn hóa mới cũng qua đó len lỏi
vào nền văn hóa Ấn Độ.
Ấn Độ là nước đơng dân thứ nhì trên thế giới, với dân số trên một tỷ người,
và đồng thời lớn thứ bảy về diện tích. Dân số hiện tại của Ấn Độ là 1.399.182.198
người vào ngày 07/12/2021 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc. Dân số Ấn Độ
hiện chiếm 17,69% dân số thế giới. Mật độ dân số của Ấn Độ là 471
người/km2. Với tổng diện tích đất là 2.972.892 km2. 34,93% dân số sống ở thành
thị (481.980.332 người vào năm 2019).

1.2.3. Khí hậu - tài nguyên thiên nhiên
Do địa thế rộng lớn, địa hình đa dạng, Ấn Độ có nhiều vùng khí hậu khác
biệt. Trên nền chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa, phía Bắc Ấn Độ với Himalaya
có tính chất của khí hậu ơn đới, trong khi phía Nam tiến tới gần sát xích đạo lại là

5


nhiệt đới điển hình. Phía Đơng và phía Tây ít nhiều ảnh hưởng của khí hậu đại
dương. Từ đó có thể thấy rất rõ ảnh hưởng của khí hậu đối với tính cách và đời sống
tâm linh của họ. Trường phái thiền tọa, Yoga có lẽ cũng ra đời trong hoàn cảnh khắc
nghiệt ấy của thiên nhiên. Nếu như trong suốt cả mùa khơ cái nắng cái nóng dai
dẳng như thiêu đốt, thì những giọt mưa do gió mùa mang tới chính là phúc lành và
niềm ân huệ lớn lao.
Hơn tất cả những nơi có gió mùa khác, người Ấn khao khát và đón nhận
những cơn mưa đầu mùa thật rộn rã. Vì sau một thời gian dài khơ nóng, lúc này
thực sự là mùa xuân, thời kì sống lại và sinh sơi của vạn vật cùng con người. Chính
những đặc điểm về khí hậu trên cũng đã quy định những đặc trưng trong văn hóa
tâm linh Ấn Độ. Mùa mưa cũng là thời kì hệ trọng trong tổ chức và sinh hoạt của
các tôn giáo để trau dồi và truyền đạt giáo lý. Đây là thời kỳ Phật giáo gọi là “kết
hạ”. Nói tóm lại, điều kiện tự nhiên Ấn Độ đã ảnh hưởng rất lớn tới tinh thần dân
tộc, tính cách dân tộc. Trước một thiên nhiên vừa rộng rãi, khoáng đạt vừa khắc
nghiệt con người đã chọn cách ứng xử hòa hợp hơn là chinh phục tự nhiên. Điều
này cũng đã ảnh hưởng đến văn hóa của người Ấn, đó là: khơng nơi đâu trên thế
giới như đất nước này nhiều tơn giáo lại có thể chung sống hịa hịa hợp với nhau
đến như vậy. Cả tơn giáo bản địa lẫn những tôn giáo ngoại lai cùng tồn tại vì mục
tiêu cao đẹp: giải thốt con người, hướng tới sự tốt đẹp, hồn thiện của con người.
Nhìn chung sơng núi, thiên nhiên cịn in đậm ảnh hưởng của mình lên văn hóa tâm
linh Ấn Độ, một dân tộc khn hình theo sơng núi, một mảnh đất đầy rẫy thần linh
và truyền thuyết.

1.2.4. Chế độ chính trị
Theo thể chế Cộng hòa dân chủ nghị viện, liên bang (từ năm 1950), chế độ
lưỡng viện. Hiến pháp thông qua ngày 25 tháng Giêng năm 1950. Có 28 bang và 7
vùng lãnh thổ trực thuộc trung ương, mỗi bang đều có cơ cấu lập pháp riêng. Thượng nghị viện của Nghị viện liên bang là Hội đồng Nhà nước, gồm 245 thành viên,
trong đó 8 thành viên do Tổng thống bổ nhiệm, 237 thành viên được quốc hội các
bang bầu. Hai năm một lần, 1/3 số thượng nghị sỹ miễn nhiệm. Hạ nghị viện gồm

6


543 thành viên được bầu bằng tuyển cử phổ thông đầu phiếu nhiệm kỳ 5 năm, và
hai thành viên thuộc cộng đồng Ăng-lô-In-điêng do Tổng thống bổ nhiệm. Tổng
thống được cử đoàn của Nghị viện liên bang và Quốc hội của các bang bầu. Tổng
thống bổ nhiệm Thủ tướng và các thành viên của Nội các. Thủ tướng điều hành Nội
các.
1.2.5. Đồng tiền
Ấn Độ đang sử dụng đơn vị tiền tệ chính thức là đồng Rupee, có ký hiệu là Rs
hoặc R$ và có mã ISO 4217 là INR. Hiện nay, tiền Ấn Độ đưa chia thành 2 loại
tiền là tiền xu kim loại và tiền giấy với nhiều mệnh giá khác nhau như: 5, 10, 20,
50, 100, 500 và 1.000 Rupee. Tiền kim loại Rupee có các loại mệnh giá 50 paise,1,
2, 5, 10 Rupee. Còn các mệnh giá 20, 50, 100, 500 và 1000 là tiền giấy và trên hầu
hết các loại tiền này đều được in hình chân dung Mahatma Gandhi – Người anh
hùng dân tộc vĩ đại của Ấn Độ.
1.2.6. Ngôn ngữ
Ngôn ngữ là một yếu tố hết sức quan trọng của văn hóa vì nó là phương tiện
được sử dụng để truyền thông tin và ý tưởng. Giúp con người hình thành nên cách
nhận thức về thể giới và có tác động đến việc định hình văn hóa con người. Ngơn
ngữ là một tài sản vô giá. Và Ấn Độ phải tự hào rằng họ là một trong số những quốc
gia sử dụng nhiều loại ngôn ngữ nhất trên thế giới. Theo thống kê, hiện có khoảng
7.000 ngơn ngữ đang tồn tại trên thế giới. Theo cuộc điều tra dân số năm 2001 có

1,16 tỷ dân Ấn Độ sử dụng tới 6.500 ngôn ngữ khác nhau. Trong số đó có khoảng
1.652 ngơn ngữ được coi là ngôn ngữ mẹ đẻ. Tuy nhiên, đa số ngôn ngữ đỏ xuất
phát từ hai nhóm ngơn ngữ chính là Anh-Aryan (chiếm 74% dân số sử dụng) và
Dravidian (chiếm 24%), 2% cịn lại dựa trên các nhóm Nam Á và Tạng-Miến. Hai
ngôn ngữ phổ biến nhât được dùng làm ngôn ngữ chính thức của Tiếng Anh là ngơn
ngữ trao đổi thơng tin chính trị và giao dịch thương mại. Tiếng Hindi là ngơn ngữ
chính thức làm việc của Nhà nước liên bang, có khoảng 45% dân số sử dụng. Ngồi
ra cịn nhiều ngơn ngữ khác. Ngồi ra, 21 ngơn ngữ khác cũng được coi là ngơn ngữ
chính thức như tiếng Phạn, tiếng Sindh, tiếng Kannada.

7


Sự đa dạng trong ngôn ngữ này chắc chắn sẽ dẫn đến sự phong phú phong
tục, tập quán, hay nói đúng hơn, sự phong phú và độc đáo của nền văn hóa Ấn Độ.
Và thật vây, khách quan đã cho thấy, ở những nước có nhiều ngơn ngữ khi người ta
cũng thấy rằng ở đó có nhiều nền ván hóa khác nhau.
1.3. Văn hóa đời sống
1.3.1. Trang phục
1.3.1.1. Sari
Tiêu biểu cho trang phục Ấn Độ là Sari. Từ Sari có nguồn gốc từ tiếng Sanskrit,
có nghĩa là dải vải. Sari hay saree là một loại trang phục khơng có đường may, chỉ
dùng một dải vải dài từ 4 đến 9m và quấn trên cơ thể theo nhiều cách khác nhau.
Phổ biến nhất là cách quấn quanh eo tạo thành hình dáng một chiếc váy dài che
phần dưới cơ thể và một bên vai người mặc. Phổ biến ở Ấn Độ, Bangladesh,
Nepal... Khi mặc Sari, ln cần có một chiếc váy lót lưng thun bên dưới, dài phủ hết
chân (miền nam gọi là pavada hay pavadai, còn ở tây Ấn gọi là shaya) và một chiếc
áo bó sát cơ thể, cổ tròn, tay ngắn, dài che qua phần chân ngực, để hở phần bụng gọi
là choli. Kiểu dáng như vậy được cho là rất phù hợp với khí hậu nóng nực của mùa
hè ở vùng Nam Á. Choli có thể được khoét lưng rất sâu hoặc có khi là dạng áo hai

dây.
Những loại Sari sang trọng có thể được trang trí bằng các họa tiết thêu hoặc đính
gương, và thường được mặc trong các dịp đặc biệt. Việc quấn sari thành một loại
trang phục kết hợp với khăn choàng và khăn che mặt đã có từ hàng trăm năm, và
cho đến ngày nay, hình thức mặc sari vẫn hầu như giữ nguyên như thời điểm ban
đầu cách nay hàng trăm năm.
1.3.1.2. Salwar Kameez
Salwar Kameez là loại trang phục hàng ngày phổ biến của phụ nữ. Shalwar hoặc
salwar là một kiểu quần rộng ở phần trên và hẹp lại ở phần mắt cá chân. Dùng dây
rút ở lưng. Có khi cắt bằng vải xéo. Kameez là một chiếc áo dạng tunic thường dài
đến ngang đùi, nhưng trong truyền thống, nó có thể dài đến ngang đầu gối, xẻ tà đến

8


ngang eo để người mặc dễ di chuyển. Với phụ nữ, thường dùng thêm một chiếc
khăn vắt qua cổ, xếp nếp trước ngực.
1.3.1.3. Kurta
Đây là một loại trang phục truyền thống ở Afghanistan, Bangladesh, Ấn độ,
Nepal, Pakistan và Sri Lanka. Đây là một dạng áo sơ mi rộng, dài đến ngang gối,
dành cho cả nam và nữ. Loại áo này thường được mặc chung với quần pijama (quần
rộng), quần salwar (rộng phần trên và nhỏ lại ở mắt cá chân), quần churidar (quần
ôm) hoặc mặc chung với dhoti. Ngày nay người ta còn mặc cùng với quần jean.
Một chiếc kurta truyền thống thường được cắt theo hình chữ nhật để khơng lãng phí
vải, đường cắt hết sức đơn giản. Áo kurta dành cho thời tiết mùa thu có tay dài,
thẳng từ nách đến cổ tay, các chi tiết trang trí thường được làm ở phần cổ tay. Thân
trước và thân sau chỉ là những miếng vải hình chữ nhật, hai bên sườn để đường xẻ
tà từ khoảng 15 đến 30cm để người mặc dễ di chuyển. Kurta thường có hàng nút
trước ngực, tuy nhiên cũng có một số trường hợp cài nút bên vai. Kurta truyền
thống thường khơng có cổ áo. Kurta mùa hè thường may bằng lụa mỏng hoặc vải

cotton, mùa đông được may bằng len hoặc lụa khadi,… Khi may áo này người ta
tránh dùng các loại nút bằng sừng (hoặc các loại làm từ móng, sừng trâu, bị) mà chỉ
dùng nút bằng nhựa, kim loại. Hình thức trang trí phổ biến nhất là thêu ở lai áo và
phần trụ cài nút trước ngực. Kurta được mặc hàng ngày cũng như trong các dịp
quan trọng.
Ấn Độ là một đất nước đa dân tộc với một nền văn hóa hết sức đa dạng, tuy
nhiên vẫn không mất đi cái chung nhất trong khi đồng hóa với các nền văn hóa
khác. Chính vì thế, trang phục Ấn Độ cũng hết sức phong phú nhưng người ta ln
biết rằng đó là trong phục của Ấn Độ. Đây là một điều kì diệu của văn hóa Ấn Độ.
Phong cách trang phục truyền thống của Ấn Độ đa dạng với cả nam và nữ, nó vẫn
đi theo truyền thống của các vùng nơng thôn mặc dù đang dần thay đổi ở thành thị.
1.3.2. Ẩm thực
1.3.2.1. Cà ri

9


Cà ri là món ăn xuất hiện trên bàn ăn của tất cả gia đình Ấn Độ, từ nơng thơn
đến thành thị, từ nghèo cho tới giàu có. Đây là một món ăn dạng nước sốt sền sệt
màu nâu sẫm, được nấu chủ yếu từ rau củ và thịt, được ăn kèm cơm hoặc với bánh
mì. Có rất nhiều các loại cà ri khác nhau như cà ri trứng, cà ri hải sản, cà ri gà, cà ri
bắp cải khô, cà ri rau củ … Hương vị cay nồng và màu sắc rực rỡ của những nồi cà
ri là sức hấp dẫn khó cưỡng đối với bất kỳ ai.
Nước dùng được chế biến từ các chế phẩm của sữa như sữa chua, sữa tươi, kem.
Vị chua, béo ngậy của nước dùng đã mang lại đặc trưng cho các món cà ri của Ấn
Độ. Ngoài ra khi kết hợp với gia vị như ớt bột, quế, hồi , nghệ… và đặc biệt là các
loại gia vị đặc biệt khác không nơi nào có màu điển hình là bột Garam masala (bao
gồm hạt tiêu, hạt tiêu đen và trắng, hạt thì là đen và trắng, đinh hương, quế, cùng vỏ
cây bạch đậu khấu) đã tạo nên một món ăn nồng nàn ngay khi chạm vào đầu lưỡi
cùng hậu vị mãi không phai. Điểm đặc biệt trong món cà ri truyền thống.

Một nồi cà ri ngoài nước sốt và gia vị đậm đà không thể thiếu phần nhân thịt và
củ quả. Điểm khác biệt lớn nhất trong món cà ri Ấn Độ so với các nước khác là việc
Cà ri Ấn lấy nguyên liệu từ chính bầy gia súc đơng đúc của nền nơng nghiệp chăn
thả, do đó, thịt dê, bị và gà ln là thành phần được người Ấn ưa thích khi chế biến
cà ri. Món cà ri dê nâu thẫm với mùi thơm nồng đã trở thành nét đặc trưng ẩm thực
khơng thể lầm lẫn mỗi khi nói đến món ăn Ấn Độ.
1.3.2.2. Thali
Ý tưởng đằng sau Thali là cung cấp tất cả 6 hương vị mặn, ngọt, cay, đắng, chua
và béo. Theo phong tục ăn uống của Ấn Độ, một bữa ăn dinh dưỡng nên là có sự
cân bằng hồn hảo của tất cả 6 hương vị này. Nói chung, trung tâm của bữa ăn Thali
là bánh mì chính hoặc gạo, được bao quanh bởi một hoặc nhiều loại rau, Dal (một
món ăn Ấn Độ cay làm từ pigeonpea), bánh xốp, sữa chua Ấn Độ (Curd)), kẹo và
một ít nước sốt ớt hoặc kim chi. Nếu nó ở trong nhà hàng, nó thường cung cấp cả
thịt và ăn chay Thali.

10


Sự pha trộn đặc biệt của bữa ăn Thali thay đổi từ khu vực này sang vùng khác, ví
dụ như ở miền Nam Ấn Độ, người Thali truyền thống không có mì, và thức ăn chủ
yếu ln là gạo. Theo thị hiếu đặc biệt của từng vùng, hương vị đặc trưng của vùng
Thali như Rajasthani Thali, Gujarati Thali, và Maharashtra Thali cũng đã được sản
xuất. Rajasthani Thali rất cay, nhưng người không thể ăn cay, hãy thận trọng.
1.3.2.3. Cơm trộn Biryani
Cơm trộn Biryani được chế biến cầu kỳ, tỉ mỉ nên có hương vị vơ cùng thơm
ngon. Để nấu được món cơm Biryani hồn hảo, người đầu bếp cần tới 6 tiếng đồng
hồ để hồn thiện. Chính vì thời gian chế biến dài và lâu như vậy nên hương vị của
món ăn được trau chuốt khơng thể chê vào đâu được. Độ thơm ngọt của cơm, thịt và
gia vị hòa quyện vào nhau sẽ khiến bạn mê mẩn ngay khi bỏ miếng đầu tiên vào
miệng. Cơm trộn Biryani được nấu từ loại gạo basmati chỉ có ở Ấn Độ có độ dẻo

hồn hảo, hạt gạo dài căng bóng đẹp mắt. Gạo được tẩm với nghệ tây, ngị rí, quế,
rau mùi, hành, tỏi, nhục đậu khấu, các loại đậu và thảo quả, sau đó nấu sơ. Thịt gà,
dê hoặc cừu được ướp trong hỗn hợp sữa chua, hành tây, tỏi và gia vị đem đi om
chín một phần. Cơm và thịt sau đó được xếp lớp vào một nồi đất sét tròn, đáy dày
và nấu trên lửa chậm. Nồi đất cần đảm bảo được bao quanh một lớp bột kín khơng
cho hơi nước thốt ra ngồi, điều đó giúp thịt được hấp mềm trong nước sốt của
chính nó và hịa quyện với hạt cơm.
1.3.2.4. Gulab Jamun
Chữ “Gulab” trong tiếng Ba Tư có nghĩa là “hoa hồng”, dùng để chỉ phần siro
hoa hồng được dùng trong món ăn; chữ “jamun” trong tiếng Hindu là một loại quả
đặc trưng của vùng Nam Á. Gulab jamun là một món bánh tráng miệng của người
dân Ấn Độ, thường dùng trong các dịp lễ hội như mừng sinh nhật, lễ cưới hay lễ của
người Hồi giáo. Đây là một loại bánh ngọt thoạt nhìn như những viên chè trôi nước
của Việt Nam nhưng thực ra chúng hồn tồn khác biệt và hương vị khơng hề
giống. Người dân Ấn làm gulab jamun từ một loại bột nhão có thành phần chính là
sữa và loại sữa này là một loại sữa truyền thống của người Ấn Độ, vì vậy bánh còn
được gọi là bánh sữa chiên. Cách làm bánh này cũng khá đơn giản và dễ. Chỉ cần

11


trộn bột rồi nặn thành từng viên sau đó đem đi chiên. Những viên bánh sữa giòn
rụm sau khi chiên sẽ được ngâm trong phần nước đường có một chút hương vị hoa
hồng và một số gia vị khác. Khi thưởng thức bánh vẫn cịn độ giịn và có vị ngọt
vừa phải kèm theo hương hoa hồng tỏa ra sẽ khiến bạn ngon miệng và tròn vị hơn.
1.3.3. Phong tục tập quán
1.3.3.1. Chắp hai tay lại khi giao tiếp
Để chào hỏi hay bày tỏ sự tôn trọng với người đối diện khi giao tiếp, người Ấn
thường chắp hai tay lại, khẽ nghiêng đầu và nói: “Namaste” hay “Namaskar”. Họ
khơng bắt tay, ôm hay hôn như những nước khác. Lý giải về mặt khoa học, khi ta

chắp hai tay lại, các ngón tay liền sát với nhau, tạo thành một cây cầu nối thẳng các
điểm tai, mắt và tâm trí, giúp ta nhớ người mình đang giao tiếp trong một thời gian
dài nhờ những điểm thần kinh nhạy cảm đã được kích hoạt. Mặt khác, khơng có tiếp
xúc thân thể với người khác sẽ hạn chế việc lây lan vi khuẩn, vi rút từ người này
sang người kia trong điều kiện vệ sinh không được đảm bảo ở Ấn.
1.3.3.2. Shikha
Khi người đàn ông Ấn Độ chịu tang, giữ đạo hiếu hay cầu xin thần linh một điều
gì đó thì họ thường xuống tóc. Khác với đạo Phật cạo hết tóc trên đầu, theo phong
tục của Ấn Độ giáo, khi cạo tóc, họ sẽ chừa lại một lọn tóc ngay trên đỉnh đầu
(thường là phần xốy tóc), lọn tóc được chừa lại ấy gọi là shikha.
1.3.3.3. Tilak
Từ xa xưa, ấn đường (điểm giữa hai lông mày) đã được xem là một vị trí liên
quan đến thần kinh cực kỳ quan trọng của cơ thể con người. Dùng màu đỏ rồi chấm
lên ấn đường, người ta gọi điểm ấy là tilak. Những người không theo đạo Hindu
thường nhầm tưởng việc chấm lên vùng giữa hai lông mày chỉ đơn thuần là một
cách làm đẹp, nhưng thật sự thì nó có ý nghĩa sâu xa hơn nhiều.Người ta tin rằng
việc chấm lên ấn đường sẽ giúp cơ thể khơng bị thất thốt năng lượng, ln xa
Agnya-chakra được kích thích có tác dụng nâng cao sự tập trung và giữ lại năng

12


lượng trong cơ thể. Đồng thời việc làm này còn có tác dụng giúp máu trong các cơ
mặt lưu thơng dễ dàng hơn.
1.3.3.4. Sindoor
Nhìn sindoor có hay khơng là cách để chúng ta nhận ra một người phụ nữ đã có
chồng hay chưa. Vào ngày kết hơn, chú rể sẽ dùng bột màu đỏ (làm từ bột nghệ, vôi
và thuỷ ngân) vẽ một đường lên đường rẽ chính giữa tóc, dài từ chân tóc đến trán
của cơ dâu, sau hơn lễ, người phụ nữ phải vẽ sindoor mỗi ngày. Việc vẽ sindoor chỉ
kết thúc khi cả hai ly hôn hoặc người chồng qua đời, nếu tái giá, thì họ lại vẽ

sindoor. Sindoor có rất nhiều ý nghĩa, khi vẽ sindoor lần đầu tiên, cô dâu và chú rể
đã trao đi lời hứa sẽ chăm sóc nhau trọn đời, sindoor cịn thể hiện tấm lòng thuỷ
chung son sắt của người phụ nữ với chồng và mong ước vào một cuộc hôn nhân dài
lâu, hạnh phúc. Về mặt khoa học, thuỷ ngân giúp giảm stress, kiểm sốt huyết áp,
đồng thời cịn có tác dụng kích hoạt thần kinh tình dục, đó là lý do mà các quả phụ
không được vẽ sindoor. Để có tác dụng tốt nhất, người ta vẽ sindoor tại nơi tập
trung cảm xúc nhất – tuyến yên.
1.3.3.5. Vẽ Henna
Vẽ henna hay mehndi là một cách trang điểm đặc trưng của Ấn Độ và không bị
lẫn với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Vào các ngày lễ lớn, các phụ nữ Ấn (kể cả
các cô gái chưa chồng) đều vẽ henna lên tay và chân để làm đẹp và vào ngày cưới,
cô dâu bắt buộc phải vẽ henna theo phong tục. Người ta dùng màu làm từ một loại
thảo dược có tên mehndi để vẽ, thời gian để vẽ một bàn tay có khi lên đến 1 giờ
đồng hồ, vẽ xong phải mất tận 3-4 giờ để màu thấm vào da. Các hoa văn được vẽ
bằng mehndi sẽ tự phai sau 1 tuần. Việc vẽ henna bằng thảo dược mehndi còn giúp
cơ thể thư giãn và làm mát.
1.3.4. Tôn giáo
Những tôn giáo lớn và một số các tôn giáo ra đời ở Ấn Độ bao gồm Ấn Độ giáo
(tơn giáo chính nhất), Hồi giáo (tơn giáo thiểu số lớn nhất), đạo Sikh, Kitô giáo,
Phật giáo, Kỳ Na giáo, Hỏa giáo, Do Thái giáo và Tín ngưỡng Bahá'í. Ấn Độ là một

13


vùng đất nơi người dân thuộc các tôn giáo và văn hóa khác nhau sinh sống hịa
thuận. Sự hài hịa này được thể hiện trong các lễ hội tôn giáo trên khắp đất nước.
Thơng điệp về tình u và tình đồng bào được tất cả các tôn giáo và văn hóa Ấn Độ
duy trì, gìn giữ. “Mang mọi người đến gần nhau hơn” là mục đích chung mà các tơn
giáo ở Ấn Độ hướng tới.
1.3.4.1. Đạo Phật

Phật giáo hiện nay là một trong những tơn giáo lớn và có tầm ảnh hưởng nhất
định trên thế giới. Triết lý của Phật giáo dựa trên những lời dạy của Đức Phật,
Siddhartha Gautama (563 - 483 trước Cơng ngun), một hồng tử thuộc hồng gia
Kapilavastu, Ấn Độ. Là một trong các tơn giáo ra đời ở Ấn Độ, Phật giáo sau đó lan
rộng khắp Trung Á, Sri Lanka, Tây Tạng, Đông Nam Á, cũng như các nước Đông Á
gồm Trung Quốc, Mông Cổ, Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam.
1.3.4.2. Thiên Chúa giáo
Đạo Thiên Chúa là một tôn giáo nổi bật trong những tơn giáo ở Ấn Độ. Hiện tại
có khoảng 25 triệu người thiên chúa giáo ở Ấn Độ. Có một điều khá thú vị là dân số
thiên chúa giáo ở Ấn Độ nhiều hơn toàn bộ dân số ở Úc và New Zealand hoặc dân
số của một số quốc gia ở châu Âu hợp lại.
1.3.4.3. Đạo Hồi
Cũng nằm trong các tôn giáo ở Ấn Độ có tầm ảnh hưởng, Hồi giáo chiếm
khoảng 12% dân số Ấn Độ. Mặc dù Hồi giáo ở Ấn Độ bắt đầu từ khá sớm, nhưng
phải đến thế kỷ thứ 8 khi tỉnh Sindh bị chinh phục, tôn giáo này mới thực sự xuất
hiện rõ nét trong xã hội Ấn Độ. Mặc dù người Hồi giáo chỉ chiếm 12% tổng dân số
Ấn Độ những ảnh hưởng của Hồi giáo đối với xã hội Ấn Độ là khá lớn.
1.3.4.4. Ấn Độ giáo
Ấn Độ giáo là tôn giáo lâu đời nhất và là tôn giáo lớn thứ ba thế giới sau Thiên
chúa giáo và Hồi giáo. Ấn Độ giáo là tôn giáo chủ đạo ở Ấn Độ, với người theo Ấn
Độ giáo chiếm khoảng 84% tổng dân số. Ấn Độ giáo cịn được gọi là " Sanatan
Dharma" hay tơn giáo bất diệt.
14


1.3.4.5. Kỳ Na giáo
Kỳ Na giáo hay Mahavira chỉ chiếm ít hơn một phần trăm dân số Ấn Độ. Trong
nhiều thế kỷ, Kỳ Na giáo được biết đến chủ yếu là cộng đồng của các thương nhân
và người làm kinh doanh. Các bang Gujarat và Rajasthan có dân số theo Kỳ Na giáo
tập trung cao nhất ở Ấn Độ. Tôn giáo này được ghi công cho người sáng lập

Vardhamana Mahavira (Người anh hùng vĩ đại 599-527 B.C.).
1.3.4.6. Đạo Sikh
Người Sikh chiếm khoảng 2% dân số Ấn Độ. So với các tôn giáo ở Ấn Độ, đạo
Sikh là một tôn giáo non trẻ hơn. Từ “Sikh” có nghĩa là một mơn đệ và do đó đạo
Sikh thực chất là con đường của môn đồ. Một Sikh thực thụ sẽ không bị ràng buộc
bởi những thứ trần tục.
1.3.4.7. Hỏa giáo
Mặc dù tổng số người theo Hỏa giáo trong dân số Ấn Độ rất ít nhưng họ vẫn
tiếp tục là một trong những cộng đồng tôn giáo quan trọng của Ấn Độ. Theo điều tra
dân số năm 2001, có khoảng 70.000 thành viên thờ Hỏa giáo ở Ấn Độ. Hầu hết
người Paris (tín đồ Hỏa giáo) sống ở Maharashtra (chủ yếu ở Mumbai) và phần còn
lại ở Gujarat.
1.3.5. Lễ hội
1.3.5.1. Lễ hội Ánh sáng Diwali
Lễ hội Diwali là lễ hội truyền thống lớn nhất tại Ấn Độ hay thường được gọi
là lễ hội của những chiếc lồng đèn, vì vào dịp lễ hội, đất nước được trang trí bởi ánh
sáng rực rỡ của rất nhiều chiếc đèn lồng. Diwali cũng giống như tết Nguyên Đán ở
một số nước Châu Á, là một lễ hội ăn mừng năm mới của những người theo đạo
Hindu và là dịp để mọi người cầu bình an, sức mạnh chính nghĩa sẽ đẩy lùi bóng tối
và nghèo đói, mang đến cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Lễ hội này sẽ kéo dài trong khoảng 5 ngày, từ đêm 28 tháng 10 đến ngày 2 tháng 11
trong lịch Ấn Độ.

15


Mỗi ngày của lễ hội này đều mang một ý nghĩa và tên gọi khác nhau.

- Ngày thứ nhất - Dhanteras: Dành để ăn mừng cho sự giàu có và thịnh vượng.
- Ngày thứ hai - Choti Diwali và ngày lễ Diwali chính diễn ra vào ngày thứ ba.

- Ngày thứ tư: Ngày ăn mừng và đề cao giá trị tình nghĩa vợ và chồng - Padwa
-

hay cịn biết đến với tên gọi khác - Govardhan Puja - lễ tại ơn thần Krishna.
Ngày cuối cùng - Bhai Duj: Ngày dành riêng cho tình anh chị em trong gia
đình.

Một trong những điểm ấn tượng nhất trong lễ hội này là tất cả mọi người dân đất
nước đều đốt pháo kết hợp với những chiếc đèn bằng đất sét Diyas được thắp sáng,
tạo nên một khung cảnh vơ cùng huy hồng và rực rỡ, thể hiện ý nghĩa chiến thắng
của chính nghĩa.
1.3.5.2. Lễ hội màu sắc Holi
Là một lễ hội màu sắc màu sắc truyền thống quan trọng của đất nước Ấn Độ,
thường diễn ra vào mùa thu hàng năm. Lễ hội vơ cùng đặc sắc này thể hiện sự tự do,
bình đẳng, không giai cấp trong xã hội qua hành động ném bột màu vào nhau. Vì
vậy, bạn có thể dễ dàng nhận ra nét đặc trưng của lễ hội này là bất kỳ người nào đi
qua thì sẽ bị ném bột màu, nước màu vào người.
Thông thường, khi nghi lễ thắp đèn truyền thống hoàn thành cũng là lúc mọi
người được tự do, vui vẻ cùng nhau thưởng thức đồ ăn, ném bột màu và hịa mình
vào khơng khí sơi động của những điệu nhảy truyền thống độc đáo. Những loại bột
màu được sử dụng có rất nhiều màu sắc sặc sỡ nhưng đều được pha trộn từ những
màu sắc có trong tự nhiên và dễ dàng tẩy rửa sau khi kết thúc lễ hội như màu vàng
nghệ tây, gỗ đàn hương, màu hồng của hoa hồng, ... Trò chơi ném màu thú vị này
luôn luôn thu hút tất cả mọi người dân và du khách tham gia, tạo nên một bức tranh
nghệ thuật đầy màu sắc vô cùng sống động.
1.3.5.3. Lễ hội Ganesha
Lễ hội Ganesh Chaturthi diễn ra trong khoảng 10 ngày, từ giữa tháng 8 đến giữa
tháng 9 hàng năm, là một trong những lễ hội quan trọng nhất trong năm của các tín

16



đồ theo đạo Hindu. Đây là lễ kỷ niệm ngày sinh của vị thần Ganesha đầu voi - một
vị thần thông thái mang lại hạnh phúc và may mắn cho con người nên rất được
người dân nơi đây sùng bái và kính trọng.
Đến với lễ hội, du khách ln được tham dự nhiều chương trình thú vị và hấp
dẫn như biểu diễn ca nhạc, ngâm thơ, cùng những điệu nhảy truyền thống đặc sắc
và sơi động. Ngồi ra, một sự kiện quan trọng không thể thiếu trong lễ hội là làm
tượng hình đất sét hoặc kim loại với hình dáng, kích thước phong phu để thờ trong
nhà hay cửa hàng suốt 10 ngày lễ hội. Ngày thứ 10 sẽ diễn ra buổi rước tượng thần
Ganesha trên đường phố, từ đồng quê cho đến thành thị.
1.3.5.4. Lễ hội Ugadi ở Hyderabad
Tổ chức vào Tháng 2 hàng năm. Lễ hội Ugadi ở Hyderabad được tổ chức với
quy mơ nhỏ nhưng có nhiều hoạt động đặc sắc. Vào những ngày diễn ra lễ hội
người dân sẽ hóa trang thành những vị thần, có người cầm vũ khí, có người mang
theo vịng
hoa hay nhảy múa để xua đuổi điều xấu hoặc điều ác để cầu nguyện cho một năm
mới an lành.
Đặc biệt, trong những ngày diễn ra lễ hội Ugadi ở Hyderabad các cô gái sẽ mặc
trang phục truyền thống và ca hát bên ngọn lửa. Lễ hội có ý nghĩa cầu may mắn cho
một năm mới gặp nhiều niềm vui và bội thu.
1.3.5.5. Lễ hội gió mùa
Lễ hội gió mùa là một lễ hội được phụ nữ theo đạo Hindu mong chờ nhất,vì
đây là lễ hội quan trọng và độc đáo dành riêng cho người phụ nữ với mục đích để
họ cầu nguyện những điều tốt đẹp nhất đối với người chồng của mình. Lễ hội này
thường được tổ chức ở Nepal và một số vùng của Ấn Độ, trong đó có Rajasthan. Lễ
hội thực chất là lễ chào đón sự đồn tụ giữa nữ thần Parvati - nữ thần của tình yêu
và hôn nhân và thần Shiva - một trong ba vị thần tối cao của đạo giáo Ấn Độ.
Lễ hội tổ chức vào thứ 3 của tuần trăng sáng tháng 7, 8 với hai lễ chính là lễ Teej và
lễ hội đánh đu.

17


Trong lễ Teej, những người phụ nữ có gia đình sẽ mặc áo dài đỏ và ăn chay
để cầu bình an, tuổi thọ và sức khỏe cho chồng trước thần Shiva. Những cơ gái chưa
chồng sẽ cầu nguyện cho mình sẽ có được một người chồng tốt và hơn nhân viên
mãn trong tương lai.
Lễ hội đánh đu mang ý nghĩa đem đến sự thư giãn cho các vị thần thánh
thường được tổ chức tại đền thờ thần Jagannath ở Puri, thu hút rất đơng người dân
lẫn du khách nước ngồi.
1.3.6. Địa điểm du lịch
1.3.6.1. Thành phố hoàng cung - Jaipur
Thành phố Jaipur là thành phố cổ xưa và từng là cố đô của Ấn Độ trong lịch sử.
Với kiến trúc cổ kính theo phong cách của một thành phố thương mại, Jaipur là một
trung tâm giao lưu văn hóa và kinh tế nổi tiếng của Ấn Độ từ xưa đến nay. Ngồi ra,
thành phố cịn được biết đến với một cái tên vơ cùng dun dáng và dịu dàng, đó
chính là "thành phố hồng". Nguyên nhân của biệt danh trên là vì sự kiện hồng tử
Anh - Alber đến thăm thành phố, để chào đón hồng tử, dân chúng đã tổ điểm tồn
bộ cơng trình, nhà cửa tại đây với màu hồng. Khi đến thăm Jaipur, du khách sẽ có
dịp chống ngợp trước vẻ đẹp nguy nga, giàu có của cung điện Hawa Mahal - biểu
tượng du lịch nổi tiếng nhất Jaipur. Có thể nói, Jaipur là sự kết hợp đa dạng và
phong phú giữa truyền thống cổ xưa cùng quá trình đổi mới.
1.3.6.2. Thác nước Athirapally
Thác nước Athirapally là một trong những danh thắng ngoạn mục nhất tại Ấn
Độ. Tọa lạc ở Athirappilly Panchayat thuộc thị trấn Chalakudy Taluk, quận Thrissur,
bang Kerala, thác Athirappilly nằm ngay trên sông Chalakudy. Đây là thác nước lớn
nhất ở Kerala, cao 80 feet, và được mệnh danh là "Niagara của Ấn Độ". Tại đây, du
khách có thể tham gia rất nhiều hoạt động thú vị như chèo thuyền hay khám phá hệ
sinh thái xung quanh thác. Một khung cảnh mộng mơ không kém phần hùng vĩ tại
thác Athirapally là một điểm vô cùng tuyệt vời cho kỳ nghỉ của bạn.


18


Thác Athirappilly nằm ở độ cao 1000 ft so với mực nước biển trên sông
Chalakudy, ở lối vào dãy Sholazar của Western Ghats, Athirapally là có một sự kết
hợp tuyệt đẹp của rừng và dòng suối nhỏ. Rơi từ độ cao 80 feet, đây là một trong
những thác nước lớn nhất trong tiểu bang. Nhiều động thực vật có nguy cơ tuyệt
chủng và đặc hữu được tìm thấy trong các khu rừng thuộc khu vực Athirappilly-Va
Chacha. Khu vực này là nơi duy nhất ở Tây Ghats có thể nhìn thấy bốn loài chim
mỏ sừng đang bị đe dọa. Western Ghats là một trong những điểm nóng đa dạng sinh
học quan trọng nhất trên thế giới.
1.3.6.3. Hồ Gurudongmar ở bang Sikkim
Nằm ở độ cao 5425m, hồ Gurudongmar trong vắt như một viên pha lê, soi
bóng những ngọn núi đá hùng vĩ xung quanh nó. Đây được đánh giá là một trong
những hồ cao nhất trên thế giới và được đặt theo tên của Đạo sư Padmasambhava;
còn được gọi là Đạo sư Dongmak. Hồ còn được coi là một thánh địa thiêng liêng,
mang ý nghĩa tôn giáo, cả trong Phật giáo và đạo Sikh. Ngạc nhiên hơn nữa về hồ
nước thánh hóa này là ngay cả trong mùa đông khắc nghiệt, một phần của hồ này
khơng bao giờ đóng băng. Huyền thoại bí ẩn đằng sau điều này là Đạo sư Dongmar
đã từng chạm vào và cúng bái trên hồ này, khiến nó đóng băng một phần trong suốt
cả năm. Hồ cũng mang các đặc tính chữa bệnh và cung cấp tầm nhìn tuyệt vời của
Núi Siniolchu và Khangchendzonga. Hồ Gurudongmar vơ cùng nổi tiếng đối với
khách du lịch vì ý nghĩa tôn giáo, cảnh đẹp và những chuyến đi khám phá hết sức
thú vị.
Tham quan hồ Gurudongmar thường được kết hợp với việc tham quan Thung
lũng Chopta. Xung quanh hồ còn có một điểm du lịch tâm linh khác, thu hút những
người u hịa bình đến thăm, đó là Sarva Dharma Sthala, nổi tiếng là ngôi đền thờ
cho tất cả các tơn giáo. Cách đó khoảng 9 km là hồ Tso Lhamu, được biết đến là
nguồn của sông Teesta. Đến đây, du khách có thể được khám phá vẻ đẹp quyến rũ,

rộng lớn của thiên nhiên. Những địa điểm khác còn có thể đến thăm trong chuyến
du lịch hồ Gurudongmar là làng Lachen và làng Thangu chỉ cách đó 3-4 giờ đi xe.

19


1.3.6.4. Thung lũng hoa bang Uttarakhand
Ẩn mình trong dãy Himalaya, thung lũng hoa thuộc bang Uttarakhand với hơn 300
loài hoa nở tự nhiên tựa như một tấm thảm đầy màu sắc vắt ngang núi rừng. Thung
lũng hoa đồng thời là công viên quốc gia khổng lồ tọa lạc tại bang Uttarakhand
thuộc miền bắc Ấn Độ, trải dài trên diện tích 87,5 km2 được biết tới vào năm 1931
khi những nhà leo núi người Anh tình cờ bị lạc. Vẻ đẹp của những lồi hoa tơ điểm
cho vùng núi cao Nanda Devi quanh năm sương mù bao phủ, xứng đáng được
UNESCO cơng nhận là di sản văn hóa thế giới. Nằm cách mặt nước biển hơn 3.000
m, thung lũng nổi bật với những đồng cỏ sinh thái, hơn 300 loài hoa khoe sắc tuyệt
đẹp như hoa anh túc, hoa huệ, hoa đỗ qun và vơ số các lồi hoa lan.
1.4. Văn hóa kinh doanh
1.4.1. Chào hỏi
Thường lệ chỉ cần bắt tay khi chào hỏi, nhưng không quá chặt. Bắt tay quá
chặt ở Ấn Độ bị coi là thiếu lịch sự. Không được chắp hai bàn tay lại như khấn vái
để chào hỏi.Những tiếp xúc đầu tiên thường chỉ là chuyện không đầu khơng cuối vì
người Ấn Độ rất đa nghi và thường để ý ngay từ đầu để đánh giá đối tác có đáng tin
cậy khơng. Họ thường nói chuyện về gia đình. Bạn đừng ngạc nhiên khi người Ấn
Độ tìm hiểu tỷ mỷ về gia đình bạn, đã kết hơn chưa hoặc có phải đã ly hơn khơng,
con tên là gì, vợ hoặc chồng năm nay bao nhiêu tuổi. Cho nên nhiều khi đem ảnh
gia đình theo lại có tác dụng tốt cho bàn bạc chuyện làm ăn. Cricket bao giờ cũng là
chủ đề thích hợp cho mọi dịp tiếp xúc với người Ấn Độ vì đó là mơn thể thao rất
được ưa chuộng ở nước này.
Ngoài ra, người Ấn Độ có một nghi thức chào truyền thống khác nữa là bạn
chắp hai tay, để dưới cằm, mỉm cười, đầu hơi cúi nhẹ và nói “Namaste” (thân mật)

hoặc “Namaskar”. Và cũng không nên bắt tay phụ nữ.

20


1.4.2. Giao tiếp
Các quy tắc giao tiếp trong kinh doanh ở Ấn Độ tương tự như hầu hết các nước ở
Tây Âu. Phần lớn các khách hàng Ấn Độ có trình độ về quản lý và kỹ thuật đều giao
tiếp tiếng Anh rất tốt.
Thời gian: Thời gian tốt nhất trong năm để đi thăm họ là vào giữa tháng
Mười và tháng Ba. Bạn không nên sắp xếp lịch làm việc với họ vào các ngày nghỉ
lễ. Một điều quan trọng doanh nhân cần chú ý là ngoài các ngày nghỉ lễ lớn, người
Ấn Độ cịn có các lễ hội tơn giáo khác và nó khơng theo như đúng lịch dương mà
chúng ta hay dùng. Vì vậy, hãy tìm hiểu kỹ những ngày này thông qua đại sứ quán
Ấn Độ của nước mình để có được lịch hẹn phù hợp nhất.
Ăn mặc: Các lãnh đạo trong các công ty ở Ấn Độ thường mặc vest. Tuy
nhiên, do điều kiện thời tiết nên họ có thể mặc những trang phục đơn giản hơn.
Nhưng bạn nên mang áo comple theo vì trong phịng làm việc của người Ấn Độ
thường để nhiệt độ điều hòa rất thấp, khoảng 18 độ C để thể hiện đẳng cấp. Nếu
không cẩn thận, bạn sẽ bị cảm lạnh giữa mùa hè. Dù người Ấn Độ nhiều khi xuất
hiện với áo cộc tay và không thắt caravat, nhưng người Ấn Độ lại mong chờ đối tác
của họ ăn vận lịch sự. Chỉ có mùa hè là khơng vận comple. Các nữ doanh nhân
thường mặc trang phục truyền thống.
Ngôn ngữ: Mỗi tiểu bang khác nhau ở Ấn Độ đều có ngơn ngữ chính thức
khác nhau. Chính quyền trung ương chỉ cơng nhận tiếng Hindi là ngơn ngữ chính
thức của Ấn Độ. Tuy nhiên, khi kinh doanh tại Ấn Độ, tiếng Anh là ngôn ngữ của
thương mại quốc tế.
Hệ thống phân cấp: Tất cả các ảnh hưởng văn hóa đều tác động đến hầu hết
các nền văn hóa kinh doanh Ấn Độ, hệ thống phân cấp đóng một vai trị quan trọng.
Với nguồn gốc từ Ấn Độ giáo và hệ thống giai cấp, xã hội Ấn Độ hoạt động trong

khuôn khổ của hệ thống phân cấp chặt chẽ xác định vai trị của người dân, tình trạng
và trật tự xã hội.

21


Gặp gỡ và chúc mừng: Có một sự khác biệt về văn hóa điểm hình trong các bộ
ngành của chính phủ và các tổ chức thương mại. Nếu so sánh với các tổ chức
thương mại thì hẹn gặp các quan chức chính phủ thường khó hơn rất nhiều. Tuy
nhiên tại các phịng ban của chính phủ, thơng thường bạn bải hẹn lại hoặc phải chờ
trong nhiều giờ đồng hồ trước khi gặp được người cần gặp. Hãy chuẩn bị sẵn sàng
cho những sự thay đổi trong phút chót về thời gian và địa điểm gặp. Bạn nên để lại
thông tin liên lạc cho thư ký của người hẹn gặp để nếu có sự cố thay đổi thì người ta
sẽ thơng báo cho bạn.
Bạn nên cố gắng đến sớm để đúng hẹn. Tại hầu hết các đường phố ở Ấn Độ
thường rất đông đúc trong những giờ cao điểm. Bạn sẽ phải mất rất nhiều thời gian
để đến được chủ hẹn. Các địa chỉ ở Ấn Độ thường rất rắc rối do cách đánh số của
các tòa nhà rất khác nhau ở các nơi, ngay cả ở trong cùng một thành phố. Phức tạp
hơn nữa là những năm gần đây, đường phố ở nhiều thành phố bị đổi tên. Để tránh
lạc đường, bạn nên hỏi những người hẹn gặp làm thế nào để đến đó.
Giờ làm việc hành chính thường từ 10 giờ sáng đến 5 giờ. Tuy nhiên, Tại các thành
phố lớn như Mumbai, nhiều nơi bắt đầu làm việc sớm hơn để tránh ách tắc giao
thông khi đi lại. Ở các tổ chức thương, bắt đầu từ 7h30 sáng và kết thúc lúc 8h tối.
Thông thường giờ ăn trưa là 1 giờ đồng hồ, từ 12 trưa đến 2 chiều. Trong những
năm gần đây, người ta có xu hướng hẹn đến gặp vào buổi sáng hoặc buổi trưa để
tiện trao đổi công việc. Các cuộc hẹn ăn tối rất ít khi dành cho các mục đích làm ăn.
Các bữa tối được tổ chức như các buổi chiêu đãi với mục đích chào đón và tìm hiểu
lẫn nhau.
1.4.3. Tặng q
Khi bạn muốn tặng quà cho đối tác của mình, hãy lưu ý giấy gói q khơng

được là màu trắng hay màu đen vì người Ấn Độ tin rằng những màu này hay mang
lại điều không may. Mặt khác, những màu theo họ sẽ mang lại may mắn là màu đỏ,
xanh lơ và màu vàng. Người Ấn Độ thích nhận được các món quà như hoa, socola,

22


hay những đồ điện nhỏ. Bạn nên chú ý tránh những q tặng có liên quan đến các
quan niệm tơn giáo hay đạo đức của họ.
Ví dụ, bạn đừng nên tặng họ một bức tranh về chú chó vì theo họ chó là lồi
động vật khơng sạch sẽ. Một điều nữa bạn nên nhớ là người Ấn Độ không uống
rượu và ăn thịt bị.
Người Ấn đánh giá cao những món quà mang tính dân tộc, đất nước của
người tặng. Đây cũng là một lưu ý nếu bạn muốn tặng quà cho người Ấn. Bạn phải
đưa quà hoặc nhận quà bằng tay phải hoặc cả hai tay, không được dùng tay trái do
người Ấn khơng cho đó là bàn tay sạch sẽ. Theo quan niệm của họ, bạn không nên
mở quà trước sự có mặt của người tặng. Nếu họ tặng bạn một món quà, bạn hãy mở
nó sau khi người tặng quà đi khỏi phòng. Bạn nên gửi kèm theo một danh thiếp
hoặc bưu thiếp vì q tặng khơng được mở trước mặt người tặng quà.
1.4.4. Những điều cấm kỵ

- Không đưa và nhận đồ bằng tay trái
Trong quan niệm của người dân nước này, tay trái luôn bị xem là không sạch sẽ và
thường được sử dụng để làm những việc như cởi giày dép, làm sạch chân,… Do đó
một điều cấm kỵ tại Ấn Độ bạn nên biết đó là khi đưa hoặc nhận một vật gì đó từ
người bản địa tuyệt đối không được dùng tay trái. Đây được xem là một hành động
bất lịch sự, kém văn minh.

- Tránh xa những thứ như thịt bò, da bò
Ấn Độ là đất nước mà phần lớn mọi người đều theo đạo Hồi. Và trong tơn giáo của

họ, bị được xem là một loài vật linh thiêng, chiếm vai trị vơ cùng quan trọng trong
đời sống tâm linh của người dân quốc gia Nam Á này. Chính vì vậy, việc giết mổ,
ăn thịt bò tại đây được xem là hành vi trái đạo đức, vi phạm pháp luật. Nếu có
những chiếc túi hay bất cứ vật dụng gì được làm từ da bị thì bạn cũng hãy vứt
chúng ở nhà tuyệt đối đừng mang đến Ấn Độ. Có một điều thú vị là bò sinh ra ở

23


×