Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

QUẢN lý THUẾ đối với cá NHÂN KINH DOANH nộp THUẾ THEO PHƯƠNG PHÁP KHOÁN TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ RẠCH GIÁ, TỈNH KIÊN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƢƠNG

VŨ DUY HUÂN
MSHV: 17001144

QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI CÁ NHÂN KINH DOANH NỘP
THUẾ THEO PHƢƠNG PHÁP KHOÁN TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ RẠCH GIÁ, TỈNH KIÊN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ NGÀNH: 8310110

Bình Dƣơng, Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƢƠNG

VŨ DUY HUÂN
MSHV: 17001144

QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI CÁ NHÂN KINH DOANH NỘP
THUẾ THEO PHƢƠNG PHÁP KHOÁN TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ RẠCH GIÁ, TỈNH KIÊN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ NGÀNH: 8310110
HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS ĐẶNG VĂN DÂN

Bình Dƣơng, Năm 2019




LỜI CAM ĐOAN
********

Tác giả cam đoan rằng luận văn này: “Quản lý thuế đối với cá nhân kinh
doanh nộp thuế theo phƣơng pháp khoán trên địa bàn TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên
Giang” là bài nghiên cứu của chính tác giả.
Ngồi trừ những tài liệu tham khảo đƣợc trích dẫn trong luận văn này, tác giả
cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chƣa từng đƣợc
công bố hoặc đƣợc sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Khơng có sản phẩm/nghiên cứu nào của ngƣời khác đƣợc sử dụng trong
luận văn này mà không đƣợc trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chƣa bao giờ đƣợc nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các
trƣờng đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.
Bình Dương, ngày 10 tháng 04 năm 2019
Ngƣời cam đoan

Vũ Duy Huân

i


LỜI CẢM ƠN
************
Để hoàn thành Luận văn này, trƣớc hết, tác giả xin chân thành cảm ơn quý
Thầy, Cô Trƣờng Đại học Bình Dƣơng đã truyền đạt những kiến thức và kinh
nghiệm quý báu trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trƣờng. Những kiến
thức này sẽ giúp tác giả có cái nhìn rộng hơn và là nền tảng vững chắc giúp tác giả
thực hiện Luận văn cũng nhƣ giúp tác giả phục vụ cho công việc chuyên mơn.

Tác giả xin tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Đặng Văn Dân, ngƣời đã
dành nhiều thời gian, công sức chỉ dẫn, tạo điều kiện giúp đỡ tác giả thực hiện
Luận văn.
Tác giả xin chân thành cám ơn Ban lãnh đạo cùng các đồng nghiệp công tác
trong Cục Thuế tỉnh Kiên Giang và Chi cục Thuế TP. Rạch Giá, các Sở ban ngành
có liên quan của TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, đã tạo điều kiện thời gian và nhiệt
tình giúp đỡ, cung cấp số liệu, thơng tin cần thiết cho tác giả để phục vụ cho quá
trình nghiên cứu hoàn thiện Luận văn này.
Do thời gian nghiên cứu khơng đƣợc nhiều, trình độ lý luận cịn hạn chế nên
Luận văn khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tác giả rất mong nhận đƣợc
sự đóng góp của các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học, các thầy cô giáo, các đồng
nghiệp và những ngƣời quan tâm tới lĩnh vực này để Luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, tác giả xin chân thành cảm ơn!

ii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
*********
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là: Phân tích thực trạng quản lý thuế đối với
CNKD nộp thuế khoán trên địa bàn Tp. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang từ dữ liệu thứ
cấp tại Chi cục Thuế Tp. Rạch Giá thuộc Cục Thuế tỉnh Kiên Giang và từ dữ liệu sơ
cấp khảo sát đánh giá của công chức thuế về công tác quản lý thuế đối với CNKD
nộp thuế khoán thời gian qua; đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý thuế đối
với CNKD nộp thuế khoán trên địa bàn Tp. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang trong thời
gian tới.
Trong chương 1, tác giả trình bày tổng quan về quản lý thuế đối với CNKD nộp
thuế khốn gồm có các nội dung chính nhƣ: Nội dung cơ bản về quản lý thuế, khái quát
về CNKD và quản lý thuế đối với CNKD, nội dung về quản lý thuế đối với CNKD nộp
thuế khoán. Quản lý thuế đối với CNKD nộp thuế khoán gồm 05 nội dung chủ yếu:

quản lý đăng ký thuế, cấp mã số thuế; quản lý căn cứ tính thuế; lập dự tốn thu và tổ
chức thu thuế; kiểm tra về quản lý thuế đối với CNKD; đánh giá kết quả quản lý thuế
đối với CNKD nộp thuế khoán. Đề tài đã nêu một số bài học kinh nghiệm về quản lý
thuế đối với CNKD trong nƣớc, từ đó rút ra 06 bài học kinh nghiệm về quản lý thuế đối
với CNKD để làm cơ sở cho công tác quản lý thuế đối với CNKD nộp thuế khoán trên
địa bàn Tp. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.
Trong chương 2, tác giả trình bày tổng quan về thực trạng quản lý thuế đối với
CNKD nộp thuế khoán trên địa bàn Tp. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang gồm có các nội
dung chính nhƣ: Giới thiệu về Cục Thuế Kiên Giang và Chi cục Thuế Tp. Rạch Giá
trực thuộc; khái quát về đặc điểm kinh tế - xã hội, tình hình hoạt động CNKD trên
địa bàn Tp. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang; thực trạng quản lý thuế đối với CNKD nộp
thuế khoán của CQT trên địa bàn Tp. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, trong đó tác giả
xốy sâu thực trạng quản lý thuế đối với CNKD ở 05 nội dung chủ yếu: Quản lý
đăng ký thuế, cấp mã số thuế; quản lý căn cứ tính thuế; lập dự toán thu và tổ chức
thu thuế; kiểm tra về quản lý thuế đối với CNKD; đánh giá kết quả quản lý thuế đối

iii


với CNKD nộp thuế khốn. Ngồi ra, tác giả cịn thực hiện khảo sát lấy ý kiến của
công chức thuế đang thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đối với CNKD nộp thuế
khốn để làm cơ sở góp phần đánh giá thực trạng về 05 nội dung này. Trên cơ sở
đó, tác giả đánh giá chung về quản lý thuế đối với CNKD nộp thuế khoán trên địa
bàn Tp. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang với những thành tựu, tồn tại và phân tích sâu
nguyên nhân hạn chế để làm cơ sở xây dựng các giải pháp hoàn thiện quản lý thuế
đối với CNKD nộp thuế khoán ở chƣơng 3.
Trong chương 3, tác giả trình bày các giải pháp hồn thiện quản lý thuế đối
với CNKD nộp thuế khoán trên địa bàn Tp. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang gồm có các
nội dung chính nhƣ: Định hƣớng quản lý thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế
theo phƣơng pháp khoán của Chi cục Thuế Tp. Rạch Giá; dự đoán những thuận lợi,

khó khăn sẽ gặp trong thời gian tới; đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý thuế
đối với CNKD nộp thuế khốn tập trung vào 5 nội dung cịn hạn chế đã phân tích ở
chƣơng 2 và bổ sung các giải pháp hỗ trợ khác nhƣ kiện tồn cơng tác tổ chức cán bộ
đảm bảo quản lý thuế đối với CNKD nộp thuế khoán đạt hiệu quả, tăng cƣờng công tác
tuyên truyền hỗ trợ đối với CNKD nộp thuế khốn; kiến nghị các cơ quan, ban ngành
và chính quyền địa phƣơng giải quyết các vƣớng mắc, khó khăn và phối hợp, hỗ trợ
Cục Thuế tỉnh Kiên Giang và Chi cục Thuế TP. Rạch Giá thực hiện tốt công tác
quản lý thuế đối với CNKD nộp thuế khoán trong thời gian tới. Tác giả mong muốn
và tin tƣởng những giải pháp này sẽ góp phần hồn thiện hơn cơng tác quản lý thuế
đối với CNKD nộp thuế theo phƣơng pháp khoán trên địa bàn Tp. Rạch Giá, tỉnh
Kiên Giang

iv


MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan ............................................................................................................. I
Lời cảm ơn ............................................................................................................... II
Tóm tắt luận văn...................................................................................................... III
Danh sách các chử viết tắt ........................................................................................ X
Danh sách các hình, bảng, biểu ...............................................................................XI
PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .......................................................................... 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ......................................................................................... 1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................................. 2
3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU..................................................................................... 2
4. ĐỐI TƢỢNG – PHẠM VI NGHIÊN CỨU .......................................................... 3
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................... 3
6. CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ................................................................ 4

7. KẾT CẤU LUẬN VĂN ........................................................................................ 6
NỘI DUNG .............................................................................................................. 8
CHƢƠNG 1: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI CÁ NHÂN
KINH DOANH NỘP THUẾ THEO PHƢƠNG PHÁP KHOÁN ............................... 8
1.1. NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ THUẾ .................................................... 8
1.1.1. Khái niệm, chức năng của thuế ................................................................... 8
1.1.2. Nội dung cơ bản về quản lý thuế ................................................................. 9
1.1.2.1. Khái niệm về quản lý thuế .................................................................... 9
1.1.2.2. Nội dung quản lý thuế ........................................................................ 10
1.1.2.3. Nguyên tắc quản lý thuế ..................................................................... 10
1.1.2.4. Vai trò của quản lý thuế ..................................................................... 11
1.2. KHÁI QUÁT VỀ CÁ NHÂN KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI
CÁ NHÂN KINH DOANH NỘP THUẾ KHOÁN ................................................. 11
1.2.1. Cá nhân kinh doanh và cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán .......................... 11
1.2.1.1. Khái niệm cá nhân kinh doanh........................................................... 11
1.2.1.2. Đặc điểm của cá nhân kinh doanh ..................................................... 12

v


1.2.1.3. Cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán .................................................. 12
1.2.2. Những đặc điểm chủ yếu của quản lý thuế đối với cá nhân kinh doanh .... 13
1.2.3. Mục tiêu, yêu cầu của quản lý thuế đối với cá nhân kinh doanh ............... 13
1.2.4. Cơ sở pháp lý cho quản lý thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán... 14
1.3. NỘI DUNG VỀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI CÁ NHÂN KINH DOANH ..... 14
1.3.1. Quản lý đăng ký thuế và cấp mã số thuế ............................................................. 15
1.3.1.1. Quản lý đăng ký thuế của cá nhân kinh doanh .................................. 15
1.3.1.2. Cấp mã số thuế đối với cá nhân kinh doanh ...................................... 15
1.3.2. Quản lý căn cứ tính thuế đối với cá nhân kinh doanh................................ 16
1.3.2.1. Tổ chức khảo sát doanh thu đối với cá nhân kinh doanh ................... 16

1.3.2.2. Tuyên truyền, giải thích, hướng dẫn cá nhân kinh doanh khai thuế... 17
1.3.2.3. Duyệt sổ bộ thuế ổn định.................................................................... 17
1.3.2.4. Phân loại và lập danh bạ quản lý thuế đối với cá nhân kinh doanh .. 18
1.3.3. Lập dự toán thu và đôn đốc nộp thuế phát sinh, xử lý tiền thuế nợ.................... 18
1.3.3.1. Cơng tác lập dự tốn thu.................................................................... 19
1.3.3.2. Cơng tác đôn đốc thu, nộp thuế phát sinh .......................................... 19
1.3.3.3. Công tác quản lý nợ thuế ................................................................... 19
1.3.4. Công tác kiểm tra về quản lý thuế đối với cá nhân kinh doanh ................. 20
1.3.5. Đánh giá kết quả quản lý thuế đối với cá nhân kinh doanh ....................... 21
1.4. KINH NGHIỆM VÀ BÀI HỌC THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI
CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG TRONG NƢỚC ........... 21
1.4.1. Kinh nghiệm quản lý thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán tại
một số Cục Thuế ..................................................................................................... 21
1.4.2. Bài học kinh nghiệm trong quản lý thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế
khoán ....................................................................................................................... 22
TÓM TẮT CHƢƠNG 1 .......................................................................................... 24
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI CÁ NHÂN KINH
DOANH NỘP THUẾ THEO PHƢƠNG PHÁP KHOÁN TRÊN TP.RẠCH
GIÁ TỈNH KIÊN GIANG (2015 - 2017) .............................................................. 25
2.1. TỔNG QUAN VỀ CHI CỤC THUẾ TP.RẠCH GIÁ, TỈNH KIÊN GIANG ... 25
2.1.1. Khái quát về đặc điểm Kinh tế - Xã hội tp. Rạch Giá tỉnh Kiên Giang ..... 25

vi


2.1.2. Giới thiệu chung về Cục Thuế tỉnh Kiên Giang ........................................ 26
2.1.3. Giới thiệu chung về Chi Cục Thuế TP. Rạch Giá trong quản lý thuế đối với
cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán ........................................................................ 27
2.2. THỰC TRẠNG THU THUẾ TỪ CÁ NHÂN KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN
TP. RẠCH GIÁ, TỈNH KIÊN GIANG (2015 – 2017) ............................................ 28

2.2.1. Quy mô, cơ cấu cá nhân kinh doanh trên địa bàn tp. Rạch Giá ................. 28
2.2.2. Số thu từ cá nhân kinh doanh trong Tổng thu Ngân sách trên địa bàn tp.
Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang (2015 – 2017) ............................................................... 30
2.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI CÁ NHÂN KINH DOANH NỘP
THUẾ THEO PHƢƠNG PHÁP KHOÁN TRÊN ĐỊA BÀN TP. RẠCH GIÁ, TỈNH
KIÊN GIANG (2015-2017) ........................................................................................... 33
2.3.1. Thực trạng quản lý đăng ký thuế, cấp mã số thuế đối với cá nhân kinh
doanh nộp thuế khoán.............................................................................................. 33
2.3.1.1. Về quản lý đăng ký thuế ..................................................................... 33
2.3.1.2. Về công tác cấp mã số thuế........................................................................... 36
2.3.2. Thực trạng quản lý căn cứ tính thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế
khoán ........................................................................................................................................ 37
2.3.3. Thực trạng cơng tác lập dự tốn thu và tổ chức thu thuế đối với cá nhân
kinh doanh nộp thuế khốn...................................................................................... 39
2.3.3.1. Cơng tác xây dựng dự tốn thu .................................................................... 39
2.3.3.2. Công tác tổ chức thu thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán .. 42
2.3.4. Thực trạng công tác kiểm tra quản lý thuế đối với cá nhân kinh doanh .... 46
2.3.5. Thực trạng về công tác đánh giá kết quả quản lý thuế đối với cá nhân kinh
doanh nộp thuế khoán (2015 – 2017) ...................................................................... 51
2.4. KẾT QUẢ KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ CỦA CÔNG CHỨC CHI CỤC THUẾ TP.
RẠCH GIÁ VỀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI CÁ NHÂN KINH DOANH NỘP THUẾ
KHOÁN THỜI GIAN QUA .............................................................................................. 52
2.4.1. Giới thiệu tổng thể mẫu khảo sát ......................................................................... 52
2.4.2. Kết quả khảo sát đánh giá của công chức thuế tp. Rạch Giá về quản lý thuế đối
với CNKD nộp thuế khoán thời gian qua .......................................................................... 54
2.4.2.1. Kết quả khảo sát về quản lý cá nhân kinh doanh đăng ký thuế ............ 54

vii



2.4.2.2. Kết quả khảo sát về quản lý căn cứ tính thuế đối với cá nhân kinh
doanh nộp thuế khốn ............................................................................................. 56
2.4.2.3. Kết quả khảo sát về lập dự toán và quản lý nợ thuế đối với cá nhân
kinh doanh nộp thuế khoán .......................................................................... 56
2.4.2.4. Kết quả khảo sát về kiểm tra về quản lý thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp
thuế khoán...........................................................................................................................................57
2.4.2.5. Kết quả khảo sát về đánh giá kết quả quản lý thuế đối với cá nhân kinh
doanh nộp thuế khoán ............................................................................................. 58
2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI CÁ NHÂN KINH DOANH
NỘP THUẾ KHOÁN TRÊN ĐỊA BÀN TP. RẠCH GIÁ, TỈNH KIÊN GIANG (2015 –
2017) ....................................................................................................................... 59
2.5.1. Thành tựu .................................................................................................. 59
2.5.2. Tồn tại ....................................................................................................... 61
2.5.3. Nguyên nhân ............................................................................................. 62
TÓM TẮT CHƢƠNG 2 .......................................................................................... 65
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI CÁ
NHÂN KINH DOANH NỘP THUẾ THEO PHƢƠNG PHÁP KHOÁN TRÊN
ĐỊA BÀN TP. RẠCH GIÁ, TỈNH KIÊN GIANG .............................................. 66
3.1. ĐỊNH HƢỚNG QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI CÁ NHÂN KINH DOANH NỘP
THUẾ THEO PHƢƠNG PHÁP KHOÁN CỦA CHI CỤC THUẾ TP. RẠCH GIÁ .... 66
3.1.1. Mục tiêu, nhiệm vụ trong thời gian tới ...................................................... 66
3.1.2. Dự đoán những thuận lợi khó khăn của ngành Thuế thành phố Rạch Giá về
cơng tác quản lý thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán trong thời gian tới
................................................................................................................................ 67
3.1.2.1. Thuận lợi ............................................................................................ 67
3.1.2.2. Khó khăn ............................................................................................ 68
3.2. GIẢI PHÁP HỒN THIỆN QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI CÁ NHÂN KINH
DOANH NỘP THUẾ THEO PHƢƠNG PHÁP KHOÁN TRÊN ĐỊA BÀN TP.
RẠCH GIÁ, TỈNH KIÊN GIANG ................................................................................ 68
3.2.1. Giải pháp về quản lý đăng ký thuế, cấp mã số thuế đối với cá nhân kinh

doanh nộp thuế khoán.............................................................................................. 68

viii


3.2.2. Giải pháp về quản lý doanh thu tính thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp
thuế khoán ............................................................................................................... 69
3.2.3. Giải pháp về lập dự toán thu và tổ chức thu thuế đối với cá nhân kinh
doanh nộp thuế khoán.............................................................................................. 70
3.2.4. Giải pháp hồn thiện cơng tác kiểm tra về quản lý thuế đối với cá nhân
kinh doanh nộp thuế khoán...................................................................................... 71
3.2.5. Giải pháp về đánh giá kết quả quản lý thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp
thuế khoán ............................................................................................................... 72
3.2.6. Một số giải pháp hỗ trợ khác ............................................................................... 72
3.2.6.1. Kiện tồn cơng tác tổ chức cán bộ đảm bảo quản lý thuế đối với cá nhân
kinh doanh nộp thuế khốn đạt hiệu quả .......................................................................... 72
3.2.6.2. Tăng cường cơng tác tuyên truyền hỗ trợ đối với cá nhân kinh doanh nộp
thuế khoán ............................................................................................................................ 73
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ...................................................................................... 74
3.3.1. Kiến nghị với Bộ Tài chính ............................................................................. 74
3.3.2. Kiến nghị với Tổng Cục Thuế ......................................................................... 75
3.3.3. Kiến nghị đối với chính quyền địa phƣơng và các cơ quan chức năng có
liên quan .................................................................................................................. 75
TĨM TẮT CHƢƠNG 3 .......................................................................................... 76
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

ix



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
*********
CCT

: Công chức thuế

CNKD

: Cá nhân kinh doanh

CSDL

: Cơ sở dữ liệu

CQT

: Cơ quan thuế

GTGT

: Giá trị gia tăng

HĐTV

: Hội đồng tƣ vấn

KBNN

: Kho bạc nhà nƣớc


KTNB

: Kiểm tra nội bộ

KK-KTT

: Kê khai – Kế tốn thuế

KVKTNQD

: Khu vực Kinh tế Ngồi quốc doanh

LXP

: Liên xã, phƣờng, thị trấn

MST

: Mã số thuế

NNT

: Ngƣời nộp thuế

NSNN

: Ngân sách nhà nƣớc

QLN và CCN


: Quản lý nợ và cƣỡng chế nợ

THNVDT

: Tổng hợp nghiệp vụ dự toán

TMS

: Ứng dụng quản lý thuế tập trung của ngành Thuế

TNCN

: Thu nhập cá nhân

TTĐB

: Tiêu thụ đặc biệt

TTHT NNT

: Tuyên truyền hỗ trợ ngƣời nộp thuế

UBND

: Ủy ban nhân dân

x



DANH MỤC CÁC BẢNG
**********
Trang
Bảng 2.1: Số lƣợng CNKD lập bộ thu thuế trên địa bàn Tp. Rạch Giá, tỉnh Kiên
Giang ....................................................................................................................... 28
Bảng 2.2: Số lƣợng CNKD lập bộ thuế phân theo ngành nghề kinh doanh trên địa
bàn Tp. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang (2015 – 2017) ................................. 29
Bảng 2.3: Kết quả thực hiện dự toán thu Ngân sách đƣợc giao (2015 – 2017) ........ 30
Bảng 2.4: Tỷ trọng tổng thu từ CNKD so với tổng thu Ngân sách của các Chi cục
Thuế và tổng thu Ngân sách của Cục Thuế (2015 – 2017) ..................... 31
Bảng 2.5: Tỷ trọng thu thuế từ CNKD của từng Đội Thuế so với tổng thu Ngân sách
12 Đội Thuế LXP (2015 – 2017)............................................................ 32
Bảng 2.6: So sánh số lƣợng CNKD thực tế kinh doanh và số lƣợng CNKD đăng ký
thuế (2015 – 2017) ..........................................................................33 - 34
Bảng 2.7: Tỷ lệ số lƣợng CNKD không thuộc diện lập bộ thu thuế trên địa bàn tp.
Rạch Giá (2015 – 2017) ......................................................................... 35
Bảng 2.8: Bảng tổng hợp tình hình lập bộ thuế đối với CNKD trên địa bàn tp. Rạch
Giá (2015 – 2017) .................................................................................. 38
Bảng 2.9: Dự toán thu từ CNKD nộp thuế khoán của Chi cục Thuế giao cho các Đội
Thuế LXP (2015 – 2017) ....................................................................... 39
Bảng 2.10: Kết quả thực hiện dự toán thu đối với CNKD nộp thuế khoán tại các Đội
Thuế LXP (2015 – 2017) ....................................................................... 40
Bảng 2.11: Số thuế phải thu đối với CNKD trên địa bàn thành phố (2015 – 2017). 42
Bảng 2.12: Số thuế đã thu, số thuế còn nợ đối với CNKD tại các Đội Thuế LXP
(2015 – 2017) ......................................................................................... 43
Bảng 2.13: Thông báo nợ thuế và chậm nộp thuế đối với CNKD nộp thuế khoán
(2015 – 2017) ..................................................................................44 - 45
Bảng 2.14: Kết quả kiểm tra quản lý doanh thu đối với CNKD trên địa bàn Tp.
Rạch Giá (2015 – 2017) .................................................................47 - 48


xi


Bảng 2.15: Kết quả kiểm tra CNKD thuộc diện không phải nộp thuế khoán trên địa
bàn Tp. Rạch Giá (2015 – 2017) .....................................................48 - 49
Bảng 2.16: Kết quả kiểm tra công tác miễn giảm thuế do ngƣng, nghỉ kinh doanh
đối với CNKD nộp thuế khoán (2015 – 2017) ................................49 - 50
Bảng 2.17: Kết quả thống kê mẫu theo giới tính ..................................................... 52
Bảng 2.18: Kết quả thống kê theo độ tuổi ............................................................... 53
Bảng 2.19: Kết quả thống kê theo trình độ .............................................................. 53
Bảng 2.20: Kết quả thống kê theo chức vụ CCT ..................................................... 54
Bảng 2.21: Kết quả khảo sát CCT đánh giá công tác quản lý CNKD đăng ký thuế ..... 55
Bảng 2.22: Kết quả khảo sát công chức thuế đánh giá cơng tác quản lý căn cứ tính
thuế đối với CNKD nộp thuế khốn..........................................................................56
Bảng 2.23: Kết quả khảo sát cơng chức thuế đánh giá cơng tác lập dự tốn và quản
lý nợ thuế đối với CNKD nộp thuế khoán ............................... 56 - 57
Bảng 2.24: Kết quả khảo sát CCT đánh giá công tác kiểm tra về quản lý thuế đối với
CNKD nộp thuế khoán ............................................................................................... 57
Bảng 2.25: Kết quả khảo sát CCT về công tác đánh giá kết quả quản lý thuế đối với
CNKD nộp thuế khoán............................................................................ 58

xii


DANH MỤC CÁC HÌNH
*******
Trang
Hình 2.1: Sơ đồ tổng qt quản lý thuế đối với CNKD nộp thuế theo phƣơng pháp
khoán trên địa bàn tỉnh Kiên Giang .......................................................... 27
Hình 2.2: Sơ đồ tổng quát tổ chức bộ máy Chi cục Thuế Tp. Rạch Giá .................. 27


xiii


PHẦN MỞ ĐẦU

TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong nền kinh tế của mỗi quốc gia, thuế ln đƣợc Nhà nƣớc quan tâm
hàng đầu, bởi vì thuế là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nƣớc, là công cụ
điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Thông qua công tác quản lý thuế, Nhà nƣớc không chỉ
ổn định nguồn thu cho ngân sách, nhằm đảm bảo cơ sở vật chất cho sự tồn tại và
hoạt động của Nhà nƣớc, để thúc đẩy tăng trƣởng, phát triển kinh tế, mà còn thực
hiện mục tiêu bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội và bảo vệ lãnh thổ của đất
nƣớc.
Trong chiến lƣợc phát triển kinh tế thị trƣờng của đất nƣớc, Đảng và Nhà nƣớc
ta luôn coi trọng thành phần kinh tế tƣ nhân, luôn tạo mơi trƣờng bình đẳng, thuận
lợi để các thành phần kinh tế cùng phát triển. Thực tế trong những năm qua, với một
cơ chế đơn giản, năng động, lực lƣợng cá nhân kinh doanh (CNKD) đã khơng
ngừng lớn mạnh, góp phần phát triển kinh tế và tăng thu Ngân sách Nhà nƣớc.
Thời gian qua, cùng với tiến trình thực hiện cải cách hệ thống thuế cả nƣớc, quản
lý thuế đối với CNKD nộp thuế theo phƣơng pháp khoán (gọi tắt là CNKD nộp thuế
khoán) trên địa bàn thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang từng bƣớc đƣợc cải cách,
hiện đại hóa và đạt đƣợc nhiều thành công nhất định. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt
đạt đƣợc, công tác quản lý thuế đối với CNKD nộp thuế khoán của Chi cục Thuế
Thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế nhƣ sau:
- Chƣa quản lý thuế đƣợc tất cả CNKD hoạt động trên địa bàn, số lƣợng
CNKD chƣa đăng ký thuế chiếm tỷ lệ khá cao so với số lƣợng CNKD đang hoạt
động trên địa bàn;
- Quản lý doanh thu tính thuế của CNKD chƣa sát với thực tế, còn thất thu lớn về

doanh thu, một số trƣờng hợp tính thuế thiếu cơng bằng, xác định CNKD khơng thuộc
diện nộp thuế chƣa đúng đối tƣợng, cịn tồn tại nhiều trƣờng hợp CNKD trốn thuế;
- Công tác lập dự tốn thu cịn yếu kém, lạc hậu, dự báo, dự đoán tiềm năng nguồn

1


thu chƣa chính xác, dẫn đến xây dựng dự tốn thu chƣa hợp lý; cơng tác tổ chức thu thuế
cịn nhiều hạn chế, nợ thuế CNKD có chiều hƣớng ngày càng tăng;
- Công tác kiểm tra quản lý thuế đối với CNKD thực hiện chủ yếu bằng phƣơng
pháp thủ công kém hiệu quả, chƣa phát hiện hết các hạn chế, thiếu sót, sai phạm của các
đơn vị đƣợc kiểm tra, xử lý các trƣờng hợp sai phạm chƣa nghiêm, một số nội dung sai sót
vẫn cịn tái phạm.
- Cơng tác sơ, tổng kết đánh giá quản lý thuế đối với CNKD chƣa sâu sát với
thực tế, xây dựng kế hoạch, giải pháp quản lý thuế đối với CNKD chƣa hiệu quả.
Do đó, yêu cầu cần phải khắc phục các hạn chế, tồn tại trong quản lý thuế đối
với CNKD là một đòi hỏi cấp thiết, là một nhiệm vụ trọng tâm của Chi cục Thuế
Thành phố Rạch Giá trong giai đoạn hiện nay. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của
vấn đề, là một công chức trong ngành thuế, tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Quản lý
thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán trên địa bàn
Thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang” để làm Luận văn tốt nghiệp và giúp Chi cục
Thuế Thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang thực hiện tốt quản lý thuế đối với CNKD
trên địa bàn Thành phố trong tƣơng lai.

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
* Mục tiêu chung:
Mục tiêu của đề tài này đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý thuế đối
với CNKD nộp thuế theo phƣơng pháp khoán trên địa bàn TP.Rạch Giá, tỉnh Kiên
Giang.
* Mục tiêu cụ thể:

Để thực hiện được mục tiêu chung, đề tài thực hiện các mục tiêu cụ thể sau:
- Phân tích và đánh giá thực trạng về Cơng tác quản lý thuế đối với Cá nhân kinh
doanh nộp thuế theo phƣơng pháp khoán tại địa bàn TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.
- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý thuế đối với Cá nhân kinh doanh
nộp thuế theo phƣơng pháp khoán tại Chi cục Thuế TP Rạch Giá, Tỉnh Kiên Giang
trong thời gian tới.
3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

2


- Thực trạng về công tác quản lý thuế đối với Cá nhân kinh doanh nộp thuế
theo phƣơng pháp khoán tại địa bàn TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang nhƣ thế nào?
- Những giải pháp nào và cần phải làm gì trong cơng tác quản lý thuế đối với
cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phƣơng pháp khoán tại địa bàn TP.Rạch Giá, tỉnh
Kiên Giang?
4. ĐỐI TƢỢNG – PHẠM VI NGHIÊN CỨU
* Đối tƣợng nghiên cứu:
Công tác quản lý thuế đối với Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phƣơng pháp
khoán trên địa bàn TP.Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.
* Phạm vi nghiên cứu:
- Về thời gian: Nghiên cứu công quản lý thuế đối với Cá nhân kinh doanh nộp
thuế theo phƣơng pháp khoán từ năm 2015 đến năm 2017 và đề xuất cho những
năm tiếp theo.
- Về không gian: Công tác quản lý thuế đối với Cá nhân kinh doanh nộp thuế
theo phƣơng pháp khoán trên địa bàn TP.Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.
- Về nội dung: Đề tài nghiên cứu cơng tác quản lý thuế đối với CNKD nộp
thuế khốn trên địa bàn Tp. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Từ năm 2015, ngành Thuế
nƣớc ta đã chuyển từ 2 phƣơng pháp: Nộp thuế theo kê khai và nộp thuế theo
phƣơng pháp khoán về 1 phƣơng pháp nộp thuế khoán trong quản lý thuế đối với

CNKD.
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
* Phƣơng pháp nghiên cứu:
- Thu thập và tổng hợp lý thuyết liên quan đến đề tài nghiên cứu; Thu thập
dữ liệu thứ cấp của đơn vị; Lập phiếu khảo sát đánh giá của công chức ngành thuế;
Vận dụng thống kê mô tả trong xử lý; Diễn giải kết hợp với kiến thức chuyên
ngành để đề xuất các giải pháp.
- Phỏng vấn chuyên gia; Xử lý dữ liệu trên Excel.
* Công cụ sử dụng: Bảng câu hỏi khảo sát ý kiến của cơng chức ngành thuế; Phần
mềm Excel để tính tốn thống kê mô tả.

3


* Nguồn dữ liệu:
- Dữ liệu sơ cấp: Kết quả xử lý phiếu khảo sát.
- Dữ liệu thứ cấp:
+ Báo cáo Tổng kết năm 2015, năm 2016, năm 2017 của Chi cục Thuế Tp.
Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.
+ Báo cáo Tổng kết năm 2015, năm 2016, năm 2017 của Phòng Tổng hợp
nghiệp vụ dự toán thuộc Chi cục Thuế Tp. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.
+ Báo cáo Tổng kết năm 2015, năm 2016, năm 2017 của Phịng Kê khai kế
tốn thuế thuộc Chi cục Thuế Tp. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.
+ Báo cáo Tổng kết năm 2015, năm 2016, năm 2017 của Phòng Quản lý nợ và
cƣỡng chế nợ thuế thuộc Chi cục Thuế Tp. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.
+ Báo cáo Tổng kết năm 2015, năm 2016, năm 2017 của Phòng Kiểm tra nội
bộ thuộc Chi cục Thuế Tp. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.
+ Dữ liệu thu thập thông qua các nguồn: Sách, tạp chí, internet.
* Giới thiệu cuộc khảo sát:
- Mục đích cuộc khảo sát: Cung cấp dữ liệu sơ cấp, khách quan, hỗ trợ cho phân

tích thực trạng.
- Đối tượng khảo sát: Công chức Chi cục Thuế Tp. Rạch Giá, tỉnh Kiên
Giang.
- Qui mô khảo sát: Thực hiện khảo sát 74 công chức thuế.
- Nội dung khảo sát: Đánh giá của công thức thuế (CCT) theo các nội dung
quản lý thuế đối với CNKD nộp thuế khoán.
- Phương pháp: Gửi thƣ, tự ghi phiếu.
6. CÁC NGHIÊN CỨU CĨ LIÊN QUAN
* Các nghiên cứu có liên quan
Trong q trình thực hiện đề tài, tác giả tham khảo và kế thừa một số cơng
trình đã cơng bố liên quan đến đề tài:
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã tham khảo và kế thừa một số cơng
trình đã công bố liên quan đến đề tài.

4


(1) Đặng Thị Thùy Trang (2015), Hoàn thiện quản lý thuế đối với Hộ kinh
doanh cá thể trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, Luận văn Thạc Sĩ Quản lý
kinh tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội.
Luận văn tổng hợp khung lý thuyết về công tác quản lý thuế Hộ kinh doanh nói
chung gồm 7 nội dung chính: Quản lý đăng ký thuế; Tổ chức điều tra Doanh thu của
Hộ kinh doanh; Lập bộ tính thuế; Duyệt Sổ bộ thuế ổn định năm; Chuyển bộ và thông
báo thuế; Đôn đốc và tổ chức công tác thu nộp; Theo dõi và quản lý nợ thuế; Trên cơ
sở này, tác giả phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp.
(2) Nguyễn Hữu Vũ (2016), Nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế Hộ
kinh doanh Cá thể tại Chi cục Thuế huyện Ứng Hòa thành phố Hà Nội, luận văn
thạc sĩ Tài chính – Ngân hàng, Đại học Quốc Gia Hà Nội.
Luận văn tổng hợp khung lý thuyết về cơng tác quản lý thuế Hộ kinh doanh nói
chung gồm 08 nội dung chính: Cơng tác quản lý kê khai hộ thu thuế; Quản lý thu

thuế theo ngành nghề kinh doanh; Quản lý Doanh thu hộ kinh doanh cá thể; Công
tác đôn đốc và tổ chức công tác thu nộp thuế hộ kinh doanh cá thể; Theo dõi và
quản lý nợ thuế hộ kinh doanh cá thể; Công tác tuyên truyền và hỗ trợ ngƣời nộp
thuế; Công tác thanh tra kiểm tra thuế; Quy chế phối hợp giữa các Đội thuế tại Chi
cục Thuế.
(4) Đặng Văn Dân (2018), Giáo trình thuế, Đại học Ngân hàng TP.HCM, NXB Tài
chính
Giáo trình vẫn chƣa đề cập sâu vào Thuế khoán, chƣa đƣa ra những quy trình mới đối
với CNKD nộp thuế theo phƣơng pháp khốn.
(5) Sử Đình Thành và cộng sự (2009), Tài chính cơng và phân tích chính sách thuế,
Nhà xuất bản lao động xã hội

* Đánh giá tài liệu lƣợc khảo

Thứ nhất, tại thời điểm nghiên cứu của các luận văn trên, ngành Thuế áp dụng
Quy trình quản lý thuế đối với Hộ kinh doanh cá thể theo Quyết định số 2248/QĐ–
TCT ngày 28/12/2012 và Quy trình quản lý thuế đối với Hộ kinh doanh ban hành
theo Quyết định số 1688/QĐ-TCT ngày 06/10/2014 của Tổng Cục Thuế.

5


Thứ hai, đầu năm 2016 đến nay, ngành Thuế áp dụng Quy trình theo Quyết
định số 2371/QĐ-TCT ngày 18/12/2015 của Tổng Cục Thuế về quản lý thuế đối với
cá nhân kinh doanh.
Thứ ba, Quy trình 2371/QĐ-TCT có nhiều thay đổi so với 02 Quy trình
2248/QĐ-TCT và 1688/QĐ-TCT.
Thứ tư, trong thời gian triển khai thực hiện Quy trình 2371/QĐ-TCT bắt đầu
từ năm 2016 đến nay, tác giả chƣa tìm thấy cơng trình nghiên cứu về quản lý
CNKD nộp thuế khốn theo Quy trình 2371/QĐ-TCT của Tổng Cục Thuế, đây

đƣợc xem là điểm mới của đề tài nghiên cứu.
Thứ năm, phần lớn các cơng trình nghiên cứu về đề tài này có phạm vi nghiên
cứu chỉ giới hạn và áp dụng những quy trình củ.
Thứ sáu, cịn một số khe hở trong các bài nghiên cứu này nhƣ sau:
- Bài (1) của tác giả Đặng Thị Thùy Trang chỉ tập trung sâu vào 02 nội dung:
quản lý đăng ký thuế và quản lý doanh thu tính thuế đối với hộ kinh doanh cá thể.
Các nội dung khác tuy có đề cập đến nhƣng chƣa cụ thể, tác giả có nêu hạn chế nhƣng
đề xuất giải pháp khắc phục chƣa sát với hạn chế đã nêu.
- Bài (3) của tác giả Nguyễn Phƣơng Nga chƣa đánh giá sâu nội dung: Công
tác Kê khai thuế đối với CNKD nộp thuế theo phương pháp khoán.
7. KẾT CẤU LUẬN VĂN
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Nội dung chính
của đề tài gồm 3 chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1: Lý thuyết chung về quản lý thuế đối với CNKD nộp thuế theo
phƣơng pháp khoán;
Chƣơng 2: Thực trạng quản lý thuế đối với CNKD nộp thuế theo phƣơng pháp
khoán trên địa bàn Tp. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang (2015 - 2017);
Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý thuế đối với CNKD nộp thuế theo
phƣơng pháp khoán trên địa bàn Tp. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1:

6


LÝ THUYẾT CHUNG VỀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI
CÁ NHÂN KINH DOANH NỘP THUẾ THEO PHƯƠNG
PHÁP KHOÁN
1.1. NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ THUẾ

1.1.1. Khái niệm, chức năng của thuế
* Khái niệm:
Theo hai nhà kinh tế Mỹ Makkollhell và Bruy-M (1993), trên quan điểm đối
giá: “Thuế là một khoản chuyển giao bắt buộc bằng tiền (hoặc bằng hàng hóa, dịch
vụ) của các cơng ty hoặc các hộ gia đình cho Chính phủ, mà trong sự trao đổi đó họ
khơng nhận đƣợc trực tiếp hàng hóa, dịch vụ nào cả, khoản tiền đó khơng phải là
tiền phạt mà tịa án tuyên phạt do hành vi vi phạm pháp luật”. (Nguồn: Makkollhell
và Bruy. “Economics”, - M. 1993. Tr. 14 (Tiếng Nga))
Theo nhà kinh tế học Gaston Jeze, trong cuốn “Tài chính công” đã đƣa ra một
định nghĩa tƣơng đối cổ điển nhất: “Thuế là một khoản trích nộp bằng tiền, có tính
chất xác định, khơng hồn trả trực tiếp do các cơng dân đóng góp cho Nhà nƣớc
thơng qua con đƣờng quyền lực nhằm bù đắp những chi tiêu của Nhà nƣớc”

(Nguồn: Gaston Jeze. “Finances Publiques”., 1934)
Theo quan niệm của Ph.Ăngghen: "Để duy trì quyền lực cơng cộng, cần phải
có những sự đóng góp của những ngƣời cơng dân của Nhà nƣớc đó là thuế khố..."
(Mác - Ăngghen, 1962).
Theo Tổng Cục Thuế (2011), đứng trên giác độ phân phối thu nhập: “Thuế là hình
thức phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân nhằm hình
thành các quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nƣớc, để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu cho việc
thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Nhà nƣớc”.
Theo giác độ người nộp thuế thì: “Thuế đƣợc coi là khoản đóng góp bắt buộc mà
mỗi tổ chức, cá nhân phải có nghĩa vụ đóng góp cho Nhà nƣớc theo luật định để đáp ứng
nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nƣớc”.

7


Tóm lại, có thể hiểu: “Thuế là một khoản nộp bằng tiền mà các thể nhân và
pháp nhân có nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện theo luật đối với Nhà nƣớc; khơng

mang tính chất đối khoản, khơng hồn trả trực tiếp cho ngƣời nộp thuế và dùng để
trang trải cho các nhu cầu chi tiêu công cộng”.
* Đặc điểm của thuế:
Qua phân tích nguồn gốc sự ra đời của thuế và khái niệm chung về thuế, có
thể khẳng định rằng: Thuế là một cơng cụ tài chính của Nhà nƣớc, đƣợc sử dụng để
hình thành nên quỹ tiền tệ tập trung, nhằm sử dụng cho mục đích cơng cộng, thuế
có các đặc điểm cơ bản nhƣ sau: Thuế là một khoản trích nộp bằng tiền; Ln gắn
liền với quyền lực Nhà nƣớc; Luôn gắn liền với thu nhập; Không hoàn trả trực tiếp
và đƣợc sử dụng để đáp ứng chi tiêu công cộng. (Nguồn: />Đây là các đặc trƣng cơ bản nhất của thuế nhằm phân biệt với tất cả các hình
thức động viên tài chính cho NSNN.
* Chức năng của thuế: Thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN; Thuế là cơng
cụ điều hịa thu nhập, thực hiện công bằng xã hội; Thuế là công cụ để thực hiện kiểm
tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo thực hiện tốt quản lý Nhà nƣớc
đối với mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội; Thuế kích thích sự tăng trƣởng kinh tế, tạo
cơng ăn việc làm; Thuế huy động tập trung nguồn lực tài chính, thực hiện vai trị tái
phân phối các nguồn tài chính, góp phần đảm bảo cơng bằng xã hội; Thuế là công
cụ kiềm chế lạm phát, điều tiết vĩ mô nền kinh tế; Thuế góp phần bảo hộ sản xuất
trong nƣớc và tạo điều kiện hòa nhập nền kinh tế thế giới. (Nguồn:
/>1.1.2. Nội dung cơ bản về quản lý thuế
1.1.2.1. Khái niệm về quản lý thuế
Theo Luật quản lý Thuế số 78/2006/QH11 năm 2006: "Quản lý thuế là việc
Nhà nƣớc sử dụng các phƣơng tiện, cách thức, biện pháp nhằm thực hiện việc thu
thuế sao cho đạt hiệu quả, đúng mục tiêu, mục đích đề ra trong việc xây dựng và
phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc trong từng thời kỳ”.
Quản lý thuế là vấn đề đã đƣợc nhiều nhà khoa học nghiên cứu và có nhiều

8


quan niệm, nhìn nhận quản lý thuế ở các góc độ, phạm vi khác nhau và với mục

đích, ý nghĩa thực tiễn khác nhau. Tuy nhiên, các quan niệm về quản lý thuế đều có
các điểm chung là:
- Đều đề cập đến các nội dung của khâu hành pháp về thuế;
- Đều đề cập đến sự tác động của chủ thể quản lý lên ngƣời bị quản lý bằng
các phƣơng thức, phƣơng tiện nào đó nhằm đạt mục đích nhất định.
Tóm lại, ta có thể hiểu: Quản lý thuế là quá trình xây dựng và ban hành các
luật thuế, tổ chức điều hành thu thuế và giám sát việc thực hiện các luật thuế.
1.1.2.2. Nội dung quản lý thuế
Theo quy định của Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 thì nội
dung quản lý thuế bao gồm 8 nội dung và đƣợc phân thành 3 nhóm, cụ thể nhƣ sau:
Nhóm 1 : Các thủ tục hành chính thuế, đảm bảo các điều kiện cho ngƣời nộp
thuế thực hiện nghĩa vụ kê khai, nộp thuế đầy đủ, đúng hạn, bao gồm 03 nội dung:
Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế; thủ tục hồn thuế, miễn thuế, giảm
thuế; xóa nợ tiền thuế, tiền phạt.
Nhóm 2 : Giám sát việc tuân thủ pháp luật về thuế của cơ quan quản lý thuế
đối với ngƣời nộp thuế, bao gồm 02 nội dung: Quản lý thông tin về ngƣời nộp thuế;
kiểm tra thuế, thanh tra thuế.
Nhóm 3 : Các chế tài bảo đảm các chính sách thuế đƣợc thực thi có hiệu lực,
hiệu quả bao gồm 03 nội dung: Cƣỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; xử
lý vi phạm pháp luật về thuế; giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế.
1.1.2.3. Nguyên tắc quản lý thuế
Theo quy định tại Điều 4, Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày
29/11/2006 và Luật số 21/2012/QH13, ngày 21/11/2012 Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật quản lý thuế, thì nguyên tắc quản lý thuế cụ thể nhƣ sau:
- Thuế là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nƣớc; nộp thuế theo quy định
của pháp luật là nghĩa vụ và quyền lợi của mọi tổ chức, cá nhân; cơ quan, tổ chức,
cá nhân có trách nhiệm tham gia quản lý thuế.

9



- Việc quản lý thuế đƣợc thực hiện theo quy định của luật này và các quy định
khác của pháp luật có liên quan.
- Việc quản lý thuế phải đảm bảo cơng khai, minh bạch, bình đẳng, bảo đảm
quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời nộp thuế.
1.1.2.4. Vai trị của quản lý thuế
- Giúp Nhà nƣớc kiểm soát việc nộp thuế của ngƣời nộp thuế. Với vai trò kiểm
tra, giám sát, vai trò của nhà nƣớc về quản lý thuế định hƣớng, sửa chữa những sai
sót trong q trình thực hiện các luật thuế, dù vơ tình hay cố ý sai phạm, đều phải
duy trì bình đẳng xã hội trong việc chấp hành nghĩa vụ thuế.
- Giúp Nhà nƣớc quản lý đƣợc bộ máy thu thuế.
- Hƣớng dẫn ngƣời nộp thuế, thông qua công tác tuyên truyền, giáo dục sẽ
nâng cao ý thức ngƣời dân trong việc chấp hành các luật thuế, đảm bảo việc thực
hiện các luật thuế đƣợc nghiêm chỉnh.
1.2. KHÁI QUÁT VỀ CÁ NHÂN KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI
VỚI CÁ NHÂN KINH DOANH NỘP THUẾ KHOÁN
1.2.1. Cá nhân kinh doanh và cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán
1.2.1.1. Khái niệm cá nhân kinh doanh và phương pháp khoán (thuế khoán)
- Theo quy định tại Khoản 1, Điều 21, Thông tƣ số 156/2013/TT-BTC ngày
06/11/2013 và theo quy trình quản lý thuế đối với hộ kinh doanh ban hành kèm theo
Quyết định số 2248/QĐ-TCT ngày 28/12/2012 của Tổng Cục Trƣởng Tổng Cục
Thuế thì:
“Hộ kinh doanh là hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân thực hiện sản xuất kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ là đối tƣợng chịu thuế theo quy định tại các Luật thuế hiện
hành hoặc có thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân”.
- Hiện nay theo quy trình quản lý thuế đối với cá nhân kinh doanh ban hành
kèm theo Quyết định số 2371/QĐ-TCT ngày 18/12/2015 của Tổng Cục Trƣởng
Tổng Cục Thuế thì:

10



×