Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Nghiên cứu thực trạng thể chất của học sinh lớp 9 (14 tuổi) tại các trường THCS thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (326.02 KB, 6 trang )

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG THỂ CHẤT
CỦA HỌC SINH LỚP 9 (14 TUỔI) TẠI CÁC TRƯỜNG THCS
THÀNH PHỐ BẠC LIÊU, TỈNH BẠC LIÊU
NCS. Đào Thị Thu1, TS. Nguyễn Quang Sơn2
1
Trường Đại học Bạc Liêu
2
Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
TĨM TẮT
Bài viết tập trung làm rõ thực trạng thể chất học sinh (HS) lớp 9 (14 tuổi) tại các trường
THCS TP Tỉnh Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu. Thông qua việc tổng hợp và so sánh giá trị trung bình
của các tiêu chí đánh thể lực của học sinh 14 tuổi tại các trường THCS TP Bạc Liêu với trung
bình thể chất người Việt Nam (TBTCVN), từ đó đánh giá thể lực học sinh 14 tuổi tại các trường
THCS TP Bạc Liêu theo quyết định 53/2008/QĐ-BGD&ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Từ khóa: Thực trạng, thể chất, học sinh, THCS, Bạc Liêu.

1.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong nghị quyết số 08/NQ/TW ngày 01/12/2011 của Bộ chính trị và nghị quyết
số 51/NQ/TTg ngày 16 tháng 11 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ có định hướng
phấn đấu đến năm 2020, ngành Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT) có 90% học sinh, sinh
viên (HSVS) đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể; các trường học, xã, phường, thị trấn,
khu cơng nghiệp có đủ cơ sở vật chất thể dục thể thao phục vụ việc tập luyện của nhân
dân. Vì vậy, TDTT trường học là một bộ phận quan trong của phong trào TDTT, một
mặt của giáo dục toàn diện nhân cách HSSV, cần được quan tâm đầu tư đúng mức.
Tính tới hết năm 2018, nước ta có trên 25 triệu học sinh, sinh viên (chiếm hơn
một phần tư dân số), đây là nguồn nhân lực quan trọng trong tương lai sẽ tham gia
vào quá trình phát triển đất nước. Chính vì vậy, phát triển thể chất cho học sinh trong
trường học các cấp là vấn đề đặc biệt quan trọng và có ý nghĩa chiến lược. Để công


tác phát triển thể chất cho học sinh có hiệu quả, đánh giá chính xác sự phát triển thể
chất của học sinh là vấn đề quan trọng, có ý nghĩa thiết thực. Tuy nhiên, vấn đề này
trên thực tế tại thành phố Bạc Liêu lại chưa được quan tâm thích đáng. Chính vì vậy,
chúng tơi tiến hành: “Đánh giá thực trạng phát triển thể chất của học sinh lớp 9 (14
tuổi) thành phố Bạc Liêu”, là cơ sở để tác động các giải pháp phát triển thể chất cho
học sinh THCS trên địa bàn nghiên cứu.
Nội dung nghiên cứu: Đánh giá thực trạng thể chất học sinh lớp 9 (14 tuổi) tại
các trường THCS TP. Bạc Liêu. Qua đó đánh giá thực trạng thể chất học sinh lớp 9
(14 tuổi) tại các trường THCS TP. Bạc Liêu theo quyết định 53/2008 của Bộ Giáo dục
và Đào tạo.
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp tham khảo tài liệu, phương pháp kiểm
tra sư phạm, phương pháp y học và toán thống kê.
Khách thể nghiên cứu: 756 HS lớp 9 (14 tuổi) tại các trường THCS TP Bạc
Liêu, tỉnh Bạc Liêu.
Thời gian kiểm tra khách thể nghiên cứu 8/2018.
1010


2.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

2.1

Thực trạng thể chất của HS lớp 9 (14 tuổi) tại các trường THCS TP Bạc Liêu

Nghiên cứu tiến hành đánh giá thực thực trạng thể chất HS lớp 9 (14 tuổi) tại
các trường THCS TP Bạc Liêu theo những chỉ số sau: Chiều cao (cm), cân nặng (kg),
dẻo gập thân (cm), nằm ngửa gập bụng (lần/30 giây), lực bóp tay thuận (kg), chạy
30m XPC (giây), bật xa tại chỗ (cm), chạy con thoi 4x10m (giây) và chạy tùy sức 5

phút (m).
Để đánh giá thực trạng thể chất HS lớp 9 (14 tuổi) tại các trường THCS TP Bạc
Liêu, chúng tôi tiến hành kiểm tra các tiêu chí đánh giá của khách thể nghiên cứu và
tính tốn các tham số thống kê các tiêu chí trình bày bảng 1.
Số liệu tại bảng 1 cho thấy, hệ số biến thiên (CV), tham số phản ánh độ biến
thiên dao động giữa các cá thể trong tập hợp mẫu, quần thể; ở tất cả các chỉ số của
khách thể nghiên cứu đều cho thấy:
Các chỉ số có độ đồng nhất cao (đồng nghĩa với độ phân tán dao động nhỏ) giữa
các cá thể nghiên cứu (CV < 10%): Chiều cao đứng, cân nặng (HS nữ), Chạy 30m
(HS nữ), Lực bóp tay thuận (HS nam), Chạy con thoi, Chạy tùy sức 5 phút (HS nam).
Các chỉ số có độ đồng nhất trung bình (10% < CV ≤ 20%): Cân nặng (HS nam),
Dẻo gập thân đứng (HS nữ), chạy 30m (HS nam), bật xa tại chỗ, Nằm ngửa gập bụng
(HS nam), Lực bóp tay thuận (HS nữ), chạy 5 phút tùy sức (HS nữ)
Các chỉ số có độ đồng nhất thấp (20 nam), nằm ngửa gập bụng (HS nữ).
Bảng 1: Tiêu chí đánh giá thể chất học sinh lớp 9 (14 tuổi) tại các trường THCS TP Bạc Liêu
Tham số
Chỉ tiêu
Chiều cao đứng (cm)
Cân nặng (kg)
Dẻo gập thân (cm)
Chạy 30m XPC (s)
Bật xa tại chỗ (cm)
Nằm ngửa gập bụng
(lần/30s)
Lực bóp tay thuận (kg)
Chạy con thoi 4x10m
(s)
Chạy tùy sức 5 phút
(m)


Nam HS lớp 9 (n= 355)

Học sinh Nữ lớp 9 (n= 401)

S

CV %

ε

159.16
50.32
6.97
5.34
201.70

5.51
6.09
1.75
0.46
26.61

3.46
12.11
25.12
11.95
13.19

0.04

0.13
0.26
0.13
0.14

19.90

2.13

10.72

30.95

3.02

11.79
937.19

X

S

CV %

Ε

154.28
43.38
6.60
6.17

157.68

4.7
4.33
1.30
0.78
19.63

3.05
9.97
19.66
5.91
12.45

0.03
0.10
0.21
0.13
0.13

0.11

11.53

2.53

20.25

0.21


3.02

0.03

24.89

3.21

12.90

0.14

0.73

6.17

0.06

12.79

0.76

5.91

0.06

54.81

5.85


0.06

813.94

88.71

10.9

0.11

X

Bản thân độ dẻo gập thân giữa các cá thể đã ln có khác biệt lớn, do phụ thuộc
vào đặc tính giải phẩu của từng cá thể. Bên cạnh đó, độ dẻo gập thân giữa các cá thể
ln có khác biệt lớn, mặt khác chỉ số dẻo gập thân được đo lường bởi “thang đo
khoảng cách - interval”, khơng có “số không” tuyệt đối nên độ biến thiên vốn đã lớn
lại càng lớn.
1011


Mặc dù độ giao động giữa các cá thể trong tập hợp mẫu, quần thể; ở một vài
chỉ số khá lớn nhưng tất cả các giá trị trung bình mẫu đều đủ tính đại diện (ε<0.05) để
có thể căn cứ vào đó mà thực hiện cách đánh giá, phân tích tiếp theo.
Để có cái nhìn khái qt và cụ thể về thể chất của khách thể nghiên cứu, trong
nghiên cứu này chúng tôi so sánh thực trạng thể chất người Việt Nam [2] cùng độ tuổi
và giới tính. Trong so sánh chúng tôi áp dụng kiểm định t-student một mẫu. Kết quả
so sánh được trình bày tại bảng 2.
Số liệu bảng 2 cho thấy:
Bảng 2: So sánh thể chất của HS Nam, nữ lớp 9 Bạc Liêu với TCNVN 14 tuổi
Chỉ tiêu


HS nam
TPBL

d

t

p

HS Nữ
TPBL

TCNV
N Nữ
14 tuổi

d

t

p

159.16
50.32
6.97
5.34
201.70

S

X
5.51 155.67
6.09 41.87
1.75 8.00
0.46 5.17
26.61 193.00

3.49 11.93 <0.001 154.28
8.45 26.14 <0.001 43.38
-1.03 11.09 <0.001 6.60
- 0.17 6.96 <0.001 6.17
8.70 6.16 <0.001 157.68

19.90

2.13

19.00

0.90

7.96 <0.001

11.53

2.53

12.00

30.95


3.02

31.52

-0.57

3.56 <0.001

24.89

3.21

25.79 -0.21 5.28 <0.001

11.79

0.73

10.85

0.94

24.26 <0.001

12.79

0.76

12.42 -0.11 9.17 <0.001


X

Chiều cao đứng (cm)
Cân nặng (kg)
Dẻo gập thân (cm)
Chạy 30m XPC (s)
Bật xa tại chỗ (cm)
Nằm ngửa gập bụng
(lần/30s)
Lực bóp tay thuận
(kg)
Chạy con thoi
4x10m (s)
Chạy tùy sức 5 phút
(m)

TCNV
N Nam
14 tuổi

X

X
S
4.7 151.28 3.00 12.03 <0.001
4.33 40.45 2.50 12.75 <0.001
1.30 8.00 -1.4 20.29 <0.001
0.78 6.09 -0.08 1.93 >0.05
19.63 159.00 0.09 1.27 >0.05


937.19 54.81 967.00 -29.81 10.25 <0.001 813.94 88.71 781.00

0.26 3.50 <0.001

7.00 <0.001
41.11

Df = n-1, t05 = 1.964, t001 = 3.34

Về hình thái: Giá trị trung bình chiều cao đứng (cm), cân nặng (kg) tốt hơn so
với TCNVN 14 tuổi lần lượt là 11.93cm (HS nam), 3.00cm (HS nữ), 8.45 kg của (HS
nam), 2.50kg (HS nữ) vì ttính> t001 = 3.34 ở ngưỡng P<0.001.
Về thể lực: Các chỉ số thể lực của HS lớp 9 Bạc Liêu như sau:
Đối với HS nam: Giá trị trung bình bật xa tại chỗ (cm), nằm ngửa gập bụng
(lần/30s), chạy con thoi (s) tốt hơn TCNVN 14 tuổi lần lượt 8.70cm, 0.90 lần/30s,
0.94 s vì ttính>t001 = 3.34, ở ngưỡng P < 0.001. Giá trị trung bình dẻo gập thân (cm),
chạy 30m (s), lực kế bóp tay (kg), chạy tùy sức 5 phút (m) kém hơn TCNVN 14 tuổi
lần lượt là 1.03 lần/30s, 0.17s, 0.57kg, 29.81m vì ttínhĐối với HS nữ: Giá trị trung bình, bật xa tại chỗ (cm), nằm ngửa gập bụng
(lần/30s) tốt hơn TCNVN 14 tuổi là 0.09 cm, 0.26 lần/30s vì ttínhP>0.05 và ttính>t001 = 3.34 ở ngưỡng P < 0.001. Giá trị trung bình dẻo gập thân (cm),
chạy 30m (cm), lực kế bóp tay (kg), chạy con thoi 4x10m (s), chạy tùy sức 5 phút (m)
kém hơn TCNVN 14 tuổi là 1.4cm, 0.08cm, 0.21kg, 0.11s, 41.11m sự chênh lệch
không đáng kể vì ttính<t05=1.964 ở ngưỡng P>0.05
Và ttính>t001 = 3.34 ở ngưỡng P<0,001.

1012



2.2

Đánh giá thể lực HS 14 tuổi tại các trường THCS TP Bạc Liêu theo quyết
định 53/2008/BGD&ĐT

Theo Quyết định 53/2008/QĐ-BGDĐT [1] ngày 18/9/2008 của Bộ GD&ĐT về
đánh giá, xếp loại thể lực HSSV được phân loại theo đánh giá tốt, đạt và không đạt,
kết quả đánh giá trên HS lớp 9 TP Bạc Liêu theo quyết định 53/2008/QĐ-BGDĐT
được trình bày tại bảng 3.
Trong đánh giá, chúng tôi chọn 4 tiêu chí để đánh giá thể lực cho HS:
Tiêu chí bắt buộc: Bật xa tại chỗ (cm) và chạy tùy sức 5 phút (m).
Tiêu chí tự chọn: Chạy 30m XPC (giây) và chạy con thoi 4x10m (giây)
Từ bảng 3 cho thấy, kết quả xếp loại theo từng tiêu chí và thể lực HS lớp 9 (14
tuổi) tại các trường THCS TP Bạc Liêu cụ thể như sau:
Bật xa tại chỗ (cm)
- Xếp loại tốt ở nam có 129 HS chiếm 36.34%, ở nữ có 134 HS chiếm 33.42%.
- Xếp loại đạt ở nam có 149 HS chiếm 41.9%, ở nữ có 155 chiếm 38.65%.
- Xếp loại chưa đạt ở nam có 112HS chiếm 27.93%, nữ có 25HS chiếm 6.27 %.
Chạy 30m XPC (giây)
- Xếp loại tốt ở nam có 134 HS chiếm 33.42%, ở nữ có 163 HS chiếm 40.65%.
- Xếp loại đạt ở nam có 108 HS chiếm 30.42%, ở nữ có 149 chiếm 37.16%.
- Xếp loại chưa đạt ở nam có 63HS chiếm 17.75%, nữ có 89 HS chiếm 22.19 %.
Chạy con thoi 4x10m (giây)
- Xếp loại tốt ở nam có 243 HS chiếm 68.45%, ở nữ có 80 HS chiếm 19.95%.
- Xếp loại đạt ở nam có 75 HS chiếm 21.13%, ở nữ có 216 HS chiếm 53.87%.
- Xếp loại chưa đạt ở nam có 37 HS chiếm 10.42%, ở nữ có 105 HS chiếm
26.18 %.
Chạy tùy sức 5 phút (m)
- Xếp loại tốt ở nam có 82 HS chiếm 23.23%, ở nữ có 76 HS chiếm 18.95%.
- Xếp loại đạt ở nam có 216 HS chiếm 61.19%, ở nữ có 157 HS chiếm 39.15%.

- Xếp loại chưa đạt ở nam có 55 HS chiếm 15.58%, ở nữ có 168 HS chiếm
41.90 %.

1013


Bảng 3: Đánh giá thể lực HS lớp 9 (14 tuổi) tại các trường THCS TP Bạc Liêu theo quyết định
53/2008/BGD&ĐT
Giới
tính
Nam
học
sinh
n=355
Nữ HS
n=397

Xếp
loại
Tốt
Đạt
Chưa
đạt
Tốt
Đạt
Chưa
đạt

Bật xa
tại chỗ

SL
%
129 36.34
149 41.97

Chạy 30m
XPC

Chạy con thoi

Chạy 5 phút

SL
184
108

%
51.83
39.42

SL
243
75

%
68.45
21.13

SL
82

217

%
23.23
61.19

SL
132
83

%
37.18
23.38

77

21.69

63

17.75

37

10.42

56

15.58


140

39.44

134
155

33.42
38.65

163
149

40.65
37.16

80
216

19.95
53.87

76
157

18.95
39.15

41
167


10.22
41.65

112

27.93

89 22.19

105

26.18

168

41.90

193

48.13

Thể lực

Tổng hợp kết quả đánh giá, xếp loại thể lực của HS lớp 9 TP Bạc Liêu theo quy
định đánh giá thể lực HSSV của Bộ GD&ĐT: xếp loại tốt có 132 HS nam chiếm tỷ lệ
37,39% và 41 HS nữ chiếm tỷ lệ 10.22%, xếp loại đạt có 82 nam HS chiếm tỷ lệ
23.23% và 167 HS nữ chiếm tỷ lệ 41.65%; xếp loại chưa đạt có 139 HS nam chiếm
tỷ lệ 39.38% và 193 HS nữ chiếm tỷ lệ 48.13% (biểu đồ 1).


Biểu đồ 1: Tỷ lệ xếp loại thể lực HS lớp 14 tuổi tại các Trường THCS
TP Bạc Liêu theo quyết định 53/2008/QĐ-BGD&ĐT

Kết quả tại bảng 3 và biểu đồ 1 cho thấy, trên 48.13% HS nữ, 39.44% HS nam
lớp 9 (14 tuổi) tại các trường THCS TP Bạc Liêu có thể lực chưa đạt theo quyết định
53/2008/QĐ-BGD-ĐT. Qua phân tích từng tiêu chí đánh giá của nam và nữ học sinh
lớp 9 (14 tuổi) cho thấy ở 3 tiêu chí bật xa tại chỗ, chạy 30m, chạy con thoi 4x10m,
số lượng HS xếp loại tốt và đạt trên 80% đây là tỷ lệ đạt rất cao; cịn tiêu chí chạy 5
phút tùy sức, tỷ lệ HS tốt và đạt thấp dưới 42% dẫn đến xếp loại thể lực chưa đạt theo
tiêu chuẩn đánh giá của Bộ GD&ĐT.
Sức bền là một tố chất thể lực khó tập, để có sức bền tốt người tập phải luyện
tập thường xuyên và mỗi buổi tập có thời gian dài. Từ những cơ sở trên và thực tế cho
thấy, HS rất ngại luyện tập sức bền nên thành tích chạy 5 phút tùy sức của HS lớp 9
(14 tuổi) tại các trường THCS TP. Bạc Liêu chưa đạt theo tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT.

1014


3.

KẾT LUẬN

- Thực trạng thể chất của HS lớp 9 (14 tuổi) tại các trường THCS TP. Bạc Liêu
tốt hơn so với thể chất người Việt Nam cùng lứa tuổi về hình thái và thể lực (tương
đương sức nhanh và khéo léo, kém hơn về sức bền chung).
- Kết quả xếp loại thể lực của HS lớp 9 (14 tuổi) tại các trường THCS TP. Bạc
Liêu theo Quyết định 53/2008/QĐ-BGDĐT:
+ Đối với nữ: Xếp loại tốt 10.22%, xếp loại đạt 41.65%, xếp loại chưa đạt
48.13%.
+ Đối với nam: Xếp loại tốt 37.18%, xếp loại đạt 23.38%, xếp loại chưa đạt

39.44%.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quyết định số: 53/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18 tháng 9
năm 2008 về việc ban hành quy định về việc đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên.

2.

Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Danh Thái và cộng sự (2003), Thực trạng thể chất người Việt
Nam từ 6 tới 20 tuổi (thời điểm 2001), Nxb TDTT, Hà Nội.

3.

Hồng Cơng Dân (2005), Nghiên cứu phát triển thể chất cho học sinh các trường phổ
thông dân tộc nội trú khu vực miền núi phía Bắc từ 15-17 tuổi, Luận án tiến sĩ khoa học
giáo dục, Viện Khoa học TDTT, Hà Nội.

4.

Trần Đức Dũng và cộng sự (2014), Nghiên cứu sự phát triển thể chất của học sinh phổ
thông từ lớp 1 tới lớp 12 (thời điểm 2002-2014), Đề tài NCKH cấp Bộ, Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch.

5.

Bùi Quang Hải (2008), Nghiên cứu sự phát triển thể chất của học sinh một số tỉnh phía
Bắc bằng phương pháp quan sát dọc (6 đến 10 tuổi), Luận án tiến sĩ khoa học giáo
dục, Viện Khoa học TDTT, Hà Nội.


6.

Đồng Thị Hương Lan (2016), Nghiên cứu phát triển thể chất của học sinh THPT chuyên
các tỉnh Bắc miền Trung, Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục, Trường Đại học TDTT Bắc
Ninh.

7.

Đỗ Đình Quang (2013), Nghiên cứu một số giải pháp phát triển thể chất nhằm nâng cao
kết quả học tập thực hành kỹ thuật các môn thể thao trong chương trình đào tạo sinh viên
Khoa TDTT Trường Đại học Hải Phòng, Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục, Viện Khoa
học TDTT, Hà Nội.

1015



×