Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

CÁC yếu tố ẢNH HƯỞNG đến dự án đầu tư xây DỰNG cơ bản BẰNG NGÂN SÁCH NHÀ nước của BAN QUẢN lý dự án THUỘC CÔNG AN TỈNH hậu GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG

TRẦN ĐĂNG DƯƠNG
MSHV: 15000278

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DỰ ÁN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG CƠ BẢN BẰNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA
BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN THUỘC CÔNG AN TỈNH HẬU GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ NGÀNH: 8340101

Bình Dương, tháng năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG

TRẦN ĐĂNG DƯƠNG
MSHV: 15000278

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DỰ ÁN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG CƠ BẢN BẰNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA
BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN THUỘC CÔNG AN TỈNH HẬU GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ NGÀNH: 8340101
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS VÕ XUÂN VINH

Bình Dương, tháng



năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan luận văn này “Các yếu tố ảnh hưởng đến các dự án đầu
tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước của Ban quản lý dự án thuộc Công an
tỉnh Hậu Giang” là nghiên cứu của chính tơi
Ngoại trừ các tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tơi cam
đoan toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hoặc
được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Khơng có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận
văn này mà khơng trích dẫn đúng qui định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bằng cấp tại các trường đại học
hoặc cơ sở đào tạo khác.
Bình Dương, tháng

năm 2018

Học viên

Trần Đăng Dương

i


LỜI CẢM ƠN
Ban Giám hiệu trường Đại học Bình Dương, Khoa Đào tạo Sau đại học,
Giảng viên tham gia giảng dạy đã giúp đỡ tạo mọi điều kiện cho người nghiên cứu
trong quá trình học và thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp.

Ban Giám đốc Công an tỉnh, Lãnh đạo phòng Hậu cần - Kỹ thuật, Ban Quản lý
dự án các cơng trình XDCB thuộc Cơng an tỉnh, PGS. TS Võ Xuân Vinh đã tận tình
cung cấp tài liệu, hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trong suốt
quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Các chuyên gia đầu ngành, lãnh đạo đơn vị thuộc Tổng cục Hậu cần Kỹ thuật –
Bộ Công an, Sở Kế hoạch và Đầu tư, cán bộ chiến sỹ thuộc phịng Hậu cần - Kỹ thuật
Cơng an các tỉnh Hậu Giang, Cần Thơ, An Giang… đã tham gia đóng góp ý kiến.
Các anh, chị học viên ngành Quản trị kinh doanh khóa và gia đình đã động
viên, giúp đỡ và cung cấp cho tác giả những thông tin, tài liệu có liên quan trong
q trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Trân trọng cảm ơn.

ii


TÓM TẮT
Đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến các dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng
ngân sách nhà nước của Ban quản lý dự án thuộc Công an tỉnh Hậu Giang” được
tác giả tiến hành tại Công an tỉnh Hậu Giang, phạm vi thời gian từ năm 2012 đến
năm 2017.
Việc quản lý điều hành dự án cần rất nhiều yếu tố để có thể xác định dự án
thành công hay không, những vấn đề này thường bị các Chủ đầu tư (thuộc ngành
Công an) bỏ qua hoặc ít quan tâm đến. Có rất nhiều lý do cho việc này, Chủ đầu tư
thường chỉ quan tâm đến việc dự án hồn thành đúng Tiến độ khơng, Chất lượng có
đảm bảo khơng, Chi phí có nằm trong tổng mức đầu tư được duyệt khơng... mà ít
khi nào quan tâm đến việc yếu tố nào có ảnh hưởng hay tác động đến dự án. Chỉ khi
nào dự án bị chậm, chất lượng khơng đảm bảo, chi phí bị vượt… họ mới tiến hành
đi tìm (một các hời hợt bằng các cuộc họp) để chỉ ra rằng các nguyên nhân ảnh
hưởng là do năng lực (tài chính – nhân sự) của nhà thầu thực hiện, yếu tố bên ngoài
(giá cả)…, chứ chưa thật sự có nghiên cứu nào tập trung và chỉ ra đầy đủ các yếu tố

ảnh hưởng đến dự án xây dựng cơ bản. Do vậy, để xác định các nhân tố ảnh hưởng
đến thành công của dự án án đầu tư xây dựng thuộc nguồn ngân sách nhà nước do
Ban quản lý dự án thuộc Công an tỉnh Hậu Giang thực hiện cũng như đo lường mức
độ ảnh hưởng của các nhân tố đó và đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm cải thiện
hiệu quả (mức độ thành công) của dự án đầu tư xây dựng, nâng cao hiệu quả sự
dụng vốn ngân sách nhà nước, đảm bảo hoặc rút ngắn thời gian, tiến độ thực hiện và
nâng cao chất lượng dự án đầu tư. Đó là mục đích của nghiên cứu này.
Trong luận văn này tơi tập trung hồn thành một số cơng việc sau:
1. Hệ thống hoá những lý luận cơ bản liên quan đến đầu tư, dự án đầu tư, công
tác quản lý dự án đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước.
2. Từ các nghiên cứu trước đây cả trong và ngoài nước, kết hợp với việc tự
nghiên cứu cũng như kinh nghiệm của bản thân qua hơn 15 năm thực hiện công tác
iii


quản lý dự án XDCB, tác giả đề xuất giả thuyết với 9 nhóm yếu tố có thể liên quan
đến yếu tố là Thành cơng của dự án đó là: 1 - Yếu tố liên quan đến dự án; 2 - Hoạt
động quản lý dự án; 3 - Quy trình thực hiện; 4 - Yếu tố con người; 5 - Truyền thông
và phản hồi; 6 - Năng lực trưởng ban quản lý; 7 - Năng lực của thành viên ban quản
lý; 8 - Năng lực các nhà thầu tư vấn; 9 - Năng lực nhà thầu thi công.
3. Qua quá trình khảo sát nghiên cứu, tác giả đã tiến hành gặp trực tiếp các
chuyên gia, đầu ngành, lãnh đạo đơn vị các địa phương ở gần kết hợp với gửi thư
điện tử và thư tín, tác giả tiến hành kiểm định thang đo, phân tích nhân tố khám phá
(EFA), phân tích hồi qui tuyến tính bội… Kết quả cịn lại 7 nhóm yếu tố có ảnh
hưởng đến thành cơng của dự án gồm: 2 - Hoạt động quản lý dự án; 3 - Quy trình
thực hiện; 4 - Yếu tố con người; 6 - Năng lực trưởng ban quản lý; 7 - Năng lực của
thành viên ban quản lý; 8 - Năng lực các nhà thầu tư vấn; 9 - Năng lực nhà thầu thi
cơng. Trong đó, yếu tố có hệ số hồi quy cao nhất, có ảnh hưởng lớn nhất là nhóm
yếu tố Năng lực của Thành viên Ban quản lý (0,433) và thấp nhất là năng lực nhà
thầu thi công (0,113).

4. Kết quả nghiên cứu này một mặt khẳng định các thành cơng chính yếu được
kế thừa từ nghiên cứu trước đây cũng như giả thuyết mà tác giả đề xuất; mặt khác là
cơ sở cho các gợi ý chính sách về nâng cao năng lực thành viên ban quản lý dự án
đầu tư XDCB từ nguồn kinh phí nhà nước của Cơng an tỉnh Hậu Giang nói riêng và
của Ngành Cơng an nói chung.

iv


Ban QLDA
BCA
BQL
BTTH&GPMB
CA
CP
ĐT
DA
DAĐT
DT
HĐND
KCS
KHĐT
KPTX

NHTG
NSĐP
NSNN (TW)
ODA
PPP
PD


QH
QT-HC
TC
TMB
TK
TKCS
TKSB
TKKT
TNMT
TP
UBND
XD
XDCB
WB

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TĂT
Ban quản lý dự án
Bộ Công an
Ban quản lý
Bồi thường thiệt hại và giải phóng mặt bằng
Cơng an
Chính phủ
Đầu tư
Dự án
Dự án đầu tư
Dự toán
Hội đồng nhân dân
Hồ sơ quản lý chất lượng cơng trình
Kế hoạch và Đầu tư

Kinh phí thường xun
Nghị định
Ngân hàng thế giới
Ngân sách địa phương
Ngân sách nhà nước (Trung ương)
Viện trợ phát triển chính thức
Mơ hình Hợp tác cơng tư
Phê duyệt
Quyết định
Quy hoạch
Quyết tốn – Hồn cơng
Tài chính
Tổng mặt bằng
Thiết kế
Thiết kế cơ sở
Thiết kế sơ bộ
Thiết kế kỹ thuật
Tài nguyên và Môi trường
Thành phố
Ủy ban nhân dân
Xây dựng
Xây dựng cơ bản
Ngân hàng thế giới

v


DANH SÁCH CÁC HÌNH, BẢNG, BIỂU
Hình 2.1: Các tiêu chí thành cơng của Kerzner (2001) ....................................... 9
Hình 2.2: Phân tích hồi quy phân cấp các tiêu chí thành cơng ............................ 9

Hình 2.3: Tiêu chí dự án thành cơng của Cao Hào Thi (2006) ........................... 10
Hình 2.4: Các tiêu chí dự án thành cơng ............................................................. 11
Hình 2.5: Các nhân tố tác động đến sự thành công của dự án, Belassi và Tukel
(1996) ....................................................................................................................... 13
Hình 2.6: Các nhân tố thành cơng quan trọng, Zarina (2014) ............................. 14
Hình 2.7: Các nhân tố thành cơng, Cao Hào Thi (2006) ..................................... 15
Hình 2.8: Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí dự án xây dựng; Nguyễn Thị Minh
Tâm và Cao Hào Thi (2009) .................................................................................... 16
Hình 2.9: Nhóm yếu tố Liên quan đến dự án ...................................................... 18
Hình 2.10: Nhóm yếu tố Hoạt động quản lý điều hành dự án ............................. 19
Hình 2.11: Nhóm yếu tố Quy trình thực hiện dự án ............................................ 20
Hình 2.12: Nhóm yếu tố Con người .................................................................... 21
Hình 2.13: Nhóm yếu tố Truyền thơng và Phản hồi ............................................ 23
Hình 2.14: Nhóm yếu tố năng lực các bên tham gia ........................................... 25
Hình 2.16: Mơ hình nghiên cứu ........................................................................... 26
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ........................................................................... 27
Bảng 4.1: Thành viên của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản thuộc Công
an tỉnh Hậu Giang ..................................................................................................... 36
Bảng 4.2: Số lượng dự án thực hiện từ năm 2012 đến năm 2017 ....................... 37
Bảng 4.3: Tổng hợp các các biến và thang đo sau phân tích Hệ số Cronbach’s
Alpha ........................................................................................................................ 40
Bảng 4.4: Kiểm định Bartlett và KMO với 43 biến quan sát .............................. 40
Bảng 4.5: Kiểm định phương sai trích của các yếu tố ......................................... 42
Bảng 4.6: Kết quả phân tích nhân tố khám phá (lần 1) ....................................... 44
Bảng 4.7: Kiểm định Bartlett và KMO với 40 biến quan sát (lần 2)................... 44
Bảng 4.8: Kiểm định phương sai trích của các yếu tố (lần 2) ............................. 45
Bảng 4.9: Kết quả phân tích nhân tố khám phá (lần 2) ....................................... 47
Bảng 4.10: Các nhóm yếu tố tạo thành ................................................................ 47
Bảng 4.11: Kiểm định Bartlett và KMO với biến phụ thuộc............................... 48
Bảng 4.12: Kiểm định phương sai trích của các yếu tố với biến phụ thuộc ................48

Bảng 4.13: Kiểm định hệ số Nhân tố tải với biến phụ thuộc ............................... 49
Bảng 4.14: Kết quả phân tích tương quan Peason ............................................... 50
Bảng 4.15: Kiểm định ANOVA .......................................................................... 51
Bảng 4.16: Tóm tắt mơ hình ................................................................................ 51
Bảng 4.17: Kết quả phân tích hồi quy ................................................................. 52
Bảng 4.24: Mơ hình nghiên cứu điều chỉnh ........................................................ 53

vi


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii
TÓM TẮT ................................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TĂT .......................................................................... v
DANH SÁCH CÁC HÌNH, BẢNG, BIỂU ............................................................. vi
MỤC LỤC ................................................................................................................vii
Chương 1 .................................................................................................................... 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 1
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ...................................................................... 2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 5
1.4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ................................................ 6
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 6
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 6
1.5. Phương pháp nghiên cứu. ................................................................................. 6
1.6. Bố cục của luận văn ........................................................................................... 6
Chương 2 .................................................................................................................... 8
TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ................. 8
2.1. Quản lý thành công dự án đầu tư..................................................................... 8

2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến dự án đầu tư xây dựng cơ bản .......................... 11
2.2.1. Kết quả các nghiên cứu trước đây ở nước ngoài....................................... 11
2.2.2. Kết quả nghiên cứu trước đây tại Việt Nam.............................................. 15
2.3. Giả thuyết và mơ hình nghiên cứu ................................................................. 16
2.3.1. Nhóm yếu tố Liên quan dự án: H1 .............................................................. 17
2.3.2. Nhóm yếu tố Hoạt động quản lý điều hành dự án: H2.............................. 18
2.3.3. Nhóm yếu tố Quy trình thực hiện dự án: H3 ............................................. 19
2.3.4. Nhóm yếu tố Con người: H4 ........................................................................ 21
2.3.5. Nhóm yếu tố Truyền thơng và Phản hồi: H5.............................................. 22
2.3.6. Nhóm yếu tố Năng lực Trưởng ban Quản lý: H6 ...................................... 23
2.3.7. Nhóm yếu tố Năng lực Thành viên Ban Quản lý: H7 ................................ 24
2.3.8. Nhóm yếu tố Năng lực của các nhà thầu Tư vấn: H8 ................................ 24
2.3.9. Nhóm Năng lực của Nhà thầu Thi công: H9 .............................................. 24
2.3.10. Mơ hình nghiên cứu ................................................................................. 25
Chương 3 .................................................................................................................. 27
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................... 27
3.1. Thiết kế nghiên cứu ......................................................................................... 27
3.2. Thang đo ........................................................................................................... 28
3.3. Bảng câu hỏi điều tra ....................................................................................... 29
3.2.1 Thiết kế bảng câu hỏi điều tra khảo sát sơ bộ ........................................... 29
3.2.2 Báo cáo khảo sát sơ bộ ................................................................................. 30
3.2.3.1. Mục đích của khảo sát sơ bộ...........................................................................30
vii


3.2.3.2. Đối tượng khảo sát sơ bộ .................................................................................30
3.2.3.3. Nội dung góp ý đối với các nhóm yếu tố .......................................................31
3.2.3 Chỉnh sửa Bảng hỏi khảo sát sơ bộ và hình thành Bảng khảo sát chính
thức
.............................................................................................................. 33

3.4. Phương pháp chọn mẫu, thu thập số liệu và kích thước mẫu quan sát ..... 33
3.4.1. Phương pháp chọn mẫu ............................................................................... 33
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu ..................................................................... 34
3.4.3. Kích thước mẫu quan sát............................................................................. 34
3.5. Các cơng cụ phân tích định lượng .................................................................. 35
Chương 4 .................................................................................................................. 36
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 36
4.1. Khái quát về Ban quản lý và các dự án đầu tư xây dựng cơ bản thuộc
Công an tỉnh Hậu Giang. ........................................................................................ 36
4.2. Thống kê mô tả và tần suất về đặc trưng của cá nhân được khảo sát ........ 37
4.3. Kiểm định và kết quả phân tích độ tin cậy thang đo.................................... 38
4.4. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ............................................................... 40
4.4.1. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho biến độc lập. ........................... 40
4.4.1.1. Kiểm định tính thích hợp của mơ hình phân tích nhân tố EFA
(Kaiser-Meyer-Olkin và Bartlett). ......................................................................... 40
4.4.1.2. Kiểm định phương sai trích của các yếu tố ........................................... 41
4.4.1.3. Kiểm định hệ số Nhân tố tải .................................................................... 42
4.4.2. Phân tích nhân tố (EFA) cho biến phụ thuộc. ........................................ 48
4.4.2.1. Kiểm định tính thích hợp của mơ hình phân tích nhân tố EFA
(Kaiser-Meyer-Olkin và Bartlett). ......................................................................... 48
4.4.2.2. Kiểm định phương sai trích của các yếu tố (% Cumulative variance)....... 48
4.4.2.3. Kiểm định hệ số Nhân tố tải .................................................................... 49
4.5. Phân tích tương quan Peason ......................................................................... 49
4.6. Phân tích hồi quy đa biến ................................................................................ 51
4.7. Mơ hình điều chỉnh .......................................................................................... 53
Chương 5 .................................................................................................................. 54
KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ.................................................................... 54
5.1. Kết luận ............................................................................................................. 54
5.2. Hàm ý quản trị ................................................................................................. 54
5.2.1. Đối với Nhóm yếu tố liên quan đến dự án ............................................... 54

5.2.2. Đối với Nhóm yếu tố Hoạt động quản lý dự án ...................................... 55
5.2.3. Đối với Nhóm yếu tố Quy trình thực hiện dự án .................................... 56
5.2.4. Đối với Nhóm yếu tố con người ................................................................ 57
5.2.5. Đối với Nhóm yếu tố Truyền thơng và phản hồi .................................... 58
5.2.6. Đối với Nhóm yếu tố Năng lực của Trưởng ban Quản lý ...................... 58
5.2.7. Đối với Nhóm yếu tố Năng lực của Thành viên Ban Quản lý ............... 59
5.2.8. Đối với Nhóm yếu tố Năng lực các Nhà thầu Tư vấn ............................. 60
5.2.9. Đối với Nhóm yếu tố Năng lực Nhà thầu thi công .................................. 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 63
viii


PHỤ LỤC ................................................................................................................. 65
Phụ lục 1: Tổng hợp các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành
công dự án ................................................................................................................ 65
Phụ lục 2: Bảng câu hỏi khảo sát sơ bộ ................................................................. 68
Phụ lục 3: Bảng câu hỏi khảo sát chính thức ....................................................... 70
Phụ lục 4: Kết quả kiểm định và kết quả phân tích độ tin cậy thang đo ........... 72
Phụ lục 5: Thang đo và ký hiệu ............................................................................. 77
Phụ lục 6: Biểu đồ tần số phần dư chuẩn hóa ...................................................... 79
Phụ lục 7: Biểu đồ phần dư chuẩn hóa Normal P-P Plot .................................... 80
Phụ lục 8: Scatter Plot kiểm tra giả định liên hệ tuyến tính ............................... 81

ix


Chương 1

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài

Đầu tư XDCB có vai trị hết sức to lớn trong việc thúc đẩy kinh tế xã hội ở mỗi
quốc gia, mỗi ngành, mỗi địa phương, nó là nền tảng của tăng trưởng và phát triển
bền vững. Sau khi đất nước mở cửa hội nhập, công tác đầu tư xây dựng cơ bản
nhằm tạo cơ sở vật chất, hạ tầng kết cấu kỹ thuật bắt đầu được nhà nước quan tâm.
Cụ thể, để quản lý đầu tư và xây dựng, Chính phủ đã ban hành các Nghị định số
42/CP ngày 16 tháng 7 năm 1996 và Nghị định số 92/CP ngày 23 tháng 8 năm 1997
của chính phủ. Đến ngày 08 tháng 7 năm 1999 Chính phủ có Nghị định 52/NĐ-CP
để tập hợp và thay thế 2 Nghị định trên với mục đích khuyến khích các thành phần
kinh tế đầu tư sản xuất kinh doanh phù hợp với chiến lược và quy hoạch phát triển
kinh tế xã hội, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư do Nhà nước quản lý cũng
như bảo đảm xây dựng theo quy hoạch xây dựng, kiến trúc, đáp ứng yêu cầu bền
vững, mỹ quan, bảo vệ môi trường sinh thái; tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh
trong xây dựng, áp dụng công nghệ tiên tiến, bảo đảm chất lượng và thời hạn xây
dựng với chi phí hợp lý, thực hiện bảo hành cơng trình… đây là cơ sở tiền đề để
Quốc Hội ban hành các Luật Xây dựng (2003, 2009, 2014), Luật Đấu thầu (2005,
2013) và Luật Đầu tư công (2014)…
Việc nhà nước ban hành các văn bản luật pháp nhằm nâng cao việc quản lý dự
án và sử dụng vốn đầu tư; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ
chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản, đầu tư. Song song
với các văn bản Luật là các văn bản dưới Luật của Chính phủ và các Bộ nhằm
hướng dẫn cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt
động đầu tư xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam hoạt động ngày càng hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, Nhà nước mới quy định được trình tự thủ tục thực hiện dự án đầu tư
xây dựng cơ bản bằng nguồn ngân sách nhà nước như thế nào, quản lý vốn ra sao,
1


việc thanh quyết tốn cần gì… Trong khi đó thực tiễn việc quản lý điều hành dự án
cần rất nhiều yếu tố để có thể xác định dự án thành công hay không, nhưng vấn đề
này thường bị các Chủ đầu tư (thuộc ngành Công an) xem nhẹ hoặc bỏ qua. Có rất

nhiều lý do cho việc này, Chủ đầu tư thường chỉ quan tâm đến việc dự án hoàn
thành đúng Tiến độ khơng, Chất lượng có đảm bảo khơng, Chi phí có nằm trong
tổng mức đầu tư được duyệt khơng... mà ít khi nào quan tâm đến việc yếu tố nào có
ảnh hưởng hay tác động đến dự án. Chỉ khi nào dự án bị chậm, chất lượng không
đảm bảo, chi phí bị vượt… họ mới tiến hành đi tìm (một các hời hợt bằng các cuộc
họp) để chỉ ra rằng các nguyên nhân ảnh hưởng là do năng lực (tài chính – nhân sự)
của nhà thầu thực hiện, yếu tố bên ngoài (giá cả)…, chứ chưa thật sự có nghiên cứu
nào tập trung và chỉ ra đầy đủ các yếu tố ảnh hưởng đến dự án xây dựng cơ bản.
Vì vậy, việc đổi mới, nâng cao và hồn thiện nhận thức, kiến thức trong lĩnh
vực quản lý dự án đầu tư xây dựng, nhận diện được những yếu tố ảnh hưởng đến dự
án đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước là cần thiết và cần nhận được
sự quan tâm nhiều hơn từ các cấp có thẩm quyền, Chủ đầu tư, Ban Quản lý Dự án…
Là một người công tác trong ngành xây dựng, với việc chọn đề tài “Các yếu tố
ảnh hưởng đến các dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước của
Ban quản lý dự án thuộc Công an tỉnh Hậu Giang” tác giả hy vọng có thể góp phần
vào việc nâng cao chất lượng cơng tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại BQL Công
an tỉnh Hậu Giang cũng như góp phần vào quản lý dự án chung của ngành Cơng an.
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Lĩnh vực quản lý dự án các cơng trình xây dựng cơ bản là lĩnh vực mà tác giả
được học và làm việc từ những năm 1999 đến nay. Trong q trình làm cơng tác
quản lý, tác giả đã đọc, thực hiện nhiều các văn bản của Nhà nước về lĩnh vực này
có thể kể đến như Nghị định số 42/CP ngày 16 tháng 7 năm 1996; Nghị định số
92/CP ngày 23 tháng 8 năm 1997; Nghị định 52/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999
về khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất kinh doanh phù hợp với
chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn
đầu tư do Nhà nước quản lý cũng như bảo đảm xây dựng theo quy hoạch xây dựng,
2


kiến trúc, đáp ứng yêu cầu bền vững, mỹ quan, bảo vệ môi trường sinh thái; tạo môi

trường cạnh tranh lành mạnh trong xây dựng, áp dụng công nghệ tiên tiến, bảo đảm
chất lượng và thời hạn xây dựng với chi phí hợp lý, thực hiện bảo hành cơng trình…
Sau này là các Luật do Quốc Hội ban hành để quản lý các hoạt động xây dựng cơ
bản như Luật Xây dựng (2003, 2009, 2014), Luật Đấu thầu (2005, 2013) và Luật
Đầu tư cơng (2014)… các Nghị định của chính phủ về quản lý dự án như Nghị định
số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009; số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng
06 năm 2015; số 42/2017/NĐ-CP ngày 05 tháng 04 năm 2017… Hay như các Nghị
định khác, các thông tư về quản lý chất lượng, quản lý chi phí cơng trình … Như
vậy, hệ thống các Luật, Nghị định, thông tư, hướng dẫn… đã chỉ dẫn cho các chủ
đầu tư quá trình thực hiện một dự án đầu tư xây dựng cơ bản. Tuy nhiên khi triển
khai thực hiện, các dự án thường gặp nhiều những vấn đề dẫn đến việc thực hiện
đúng tiến độ, chất lượng trong phạm vi chi phí đầu tư ban đầu được duyệt khơng
cịn đảm bảo. Do vậy, cịn có các yếu tố ảnh hưởng đến thành công của dự án hệ
thống pháp pháp luật của nhà nước đôi khi chưa thể “chỉ mặt, đặt tên”.
Trong q trình thực hiện cơng tác quản lý dự án, tác giả cũng tham khảo một
số sách về công tác quản lý dự án, các bài nghiên cứu về quản lý thành công dự án
xây dựng của các tác giả như Cao Hào Thi, Nguyễn Thị Minh Tâm... Tác giả Cao
Hào Thi (2010, trang 570) đã phân tích và xác định thành công của dự án được xác
định bởi 4 tiêu chí: Chi phí, thời gian (tiến độ thực hiện), hiệu quả kỹ thuật và sự hài
lòng của khách hàng. Với các tác giả nước ngoài như Kerzner (2001), thành cơng
của dự án được xác định hồn thành khi đạt các chỉ tiêu về tiến độ, chi phí và hiệu
quả dự án, cụ thể: Trong thời gian quy định, trong phạm vi chi phí xác định ban đầu
(tổng mức đầu tư được duyệt), được sự hài lòng của khách hàng, trong phạm vi dự
án ban đầu, không ảnh hưởng đến tổ chức, khơng thay đổi văn hóa cơng ty. Belout
và Gauvreau (2004): Vòng đời của dự án bao gồm mục tiêu, lập kế hoạch, thực hiện
và hoàn thành. Pinto và Slevin (1987): gồm 10 yếu tố là các biến độc lập để đánh
giá tác động của các yếu tố này, đặc biệt là nhân tố nhân sự.
Về các yếu tố ảnh hưởng đến dự án xây dựng, các tác giả Nguyễn Thị Minh
3



Tâm, Cao Hào Thi (Trường Đại học Bách khoa, ĐHQG – HCM) có bài “Các nhân
tố ảnh hưởng đến sự biến động chi phí của dự án xây dựng” đăng trên Science and
Technology Development, Vol 12, No.01 – 2009 (Trang 104-117). Tại nghiên cứu
này, các tác giả đã phân tích 216 dự án xây dựng tại TP.HCM phản ánh có 6 nhóm
nhân tố ảnh hưởng đến biến động chi phí dự án là: chính sách; tự nhiên; kinh tế; sự
gian lận và thất thoát; năng lực bên thực hiện, các đặc trưng của dự án.
Cũng là tác giả Cao Hào Thi, (2006) chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng tới sự thành
cơng dự án tại Việt Nam gồm các nhóm: Năng lực thành viên tham gia, năng lực
quản lý, hỗ trợ của tổ chức, mơi trường bên ngồi và đặc điểm của dự án và bổ sung
thêm các yếu tố có ảnh hưởng quan trọng là năng lực người quản lý và năng lực
thành viên tham gia dự án. Trong Critical success factors in project management:
Implication from Vietnam; Asia Pacific Business Review, October 2010 (Trang
570), Cao Hao Thi: Thành công của dự án được xác định bởi 4 tiêu chí: Chi phí,
thời gian (tiến độ thực hiện), hiệu quả kỹ thuật và sự hài lòng của khách hàng.
Với Rubin và Seeling (1967) thì kết luận rằng kinh nghiệm trước đó của người
quản lý dự án có ảnh hưởng tối thiểu đến hiệu suất của dự án (Abdul-Rahman và
cộng sự, 2006). Sau đó Avots (1969) kết luận rằng sự lựa chọn sai lầm của người
quản lý dự án là lý do chính làm dự án thất bại. Hughes (1986) kết luận các dự án
thất bại do sự tập trung không đúng vào hệ thống quản lý bằng cách khen thưởng
các hành động sai trái và sự hạn chế truyền đạt các mục tiêu.
Liên quan các nhân tố tác động đến sự thành công của dự án, Belassi và Tukel
(1996, tr.143) đã tổng hợp 7 danh sách về các nhân tố tác động đến sự thành công
của dự án từ các nghiên cứu trước: Các yếu tố liên quan đến dự án; Các yếu tố liên
quan đến người quản lý dự án và các thành viên trong nhóm; Các yếu tố liên quan
đến tổ chức; Các yếu tố liên quan đến môi trường bên ngồi.
Trong bài nghiên cứu của mình, tác giả Zarina (2014) xác định nhóm năm
nhóm yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất của dự án gồm: Hoạt động động quản lý dự
án, các thủ tục dự án, nhân tố con người, các vấn đề bên ngoài và các yếu tố liên
quan đến dự án.

4


Hầu hết các nghiên cứu mà tác giả đọc đều là các dự án đầu tư với mục đích
kinh doanh, chưa có nghiên cứu đầy đủ nào về dự án đầu tư công bằng ngân sách
nhà nước. Đối với lực lượng Cơng an nhân dân nói chung và của Cơng an tỉnh Hậu
Giang nói riêng, các dự án cũng sử dụng vốn ngân sách nhà nước (đầu tư công) để
xây dựng cơng trình với mục đích là phục vụ khách hàng nội bộ, là cán bộ chiến sỹ
trong lực lượng Cơng an, và từ trước đến nay, chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu
về các yếu tố có thể ảnh hưởng đến thành công dự án trong lực lượng Công an.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Mục tiêu của Đề tài là xác định các yếu tố nào ảnh hưởng đến sự thành công
của dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước của Ban Quản lý dự án
thuộc Công an tỉnh Hậu Giang.
1.3.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
Thứ nhất, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thành công của dự án án đầu tư
xây dựng thuộc nguồn ngân sách nhà nước do Ban quản lý dự án thuộc Công an
tỉnh Hậu Giang thực hiện.
Thứ hai, đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến sự thành công của
dự án do Ban quản lý thuộc Công an tỉnh Hậu Giang thực hiện.
Thứ ba, đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm cải thiện hiệu quả (mức độ thành
công) của dự án đầu tư xây dựng thuộc nguồn ngân sách nhà nước do Ban quản lý
dự án thuộc Cơng an tỉnh Hậu Giang thực hiện, từ đó nâng cao hiệu quả sự dụng
vốn ngân sách nhà nước, đảm bảo hoặc rút ngắn thời gian, tiến độ thực hiện và nâng
cao chất lượng dự án đầu tư.
1.3.3. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên, nghiên cứu cần tập trung trả lời các câu hỏi sau:
- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến dự án đầu tư xây dựng thuộc nguồn ngân sách
nhà nước do Ban quản lý dự án thuộc Công an tỉnh Hậu Giang thực hiện?

- Những yếu tố này tác động như thế nào đến thành công của dự án?
- Hàm ý quản trị nào giúp cải thiện hiệu quả (mức độ thành công) dự án đầu tư
5


xây dựng thuộc nguồn ngân sách nhà nước do Ban quản lý dự án thuộc Công an
tỉnh Hậu Giang thực hiện?
1.4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố tác động đến sự thành công của dự án đầu tư
xây dựng cơ bản do Công an tỉnh Hậu Giang làm chủ đầu tư.
Khách thể nghiên cứu: Các chuyên gia đầu ngành, lãnh đạo đơn vị, cán bộ quản
lý, nhân viên tác nghiệp, giám đốc các doanh nghiệp, khách hàng, nhà cung cấp....
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: tại Công an tỉnh Hậu Giang
Phạm vi thời gian: Các dự án đầu tư xây dựng thuộc Ban quản lý của Ban quản
lý dự án thuộc Công an tỉnh Hậu Giang thời gian từ năm 2012 đến năm 2017.
1.5. Phương pháp nghiên cứu.
Kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và phân tích định lượng để thực
hiện đề tài.
Nghiên cứu định tính được tiến hành với kỹ thuật thảo luận nhóm. Nhóm lựa
chọn gồm các chuyên viên đang trực tiếp thực hiện quản lý đầu tư tại Ban Quản lý
dự án Công an tỉnh Hậu Giang.
Nghiên cứu định lượng: thực hiện bằng kỹ thuật thu thập thông tin bằng phiếu
khảo sát từ các cán bộ đang làm công tác quản lý dự án công tại các Ban Quản lý dự
án, các Sở chuyên ngành của tỉnh. Số lượng mẫu điều tra khoảng 350 mẫu. Việc
kiểm định thang đo cùng các giả thuyết đề ra bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha;
phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích hồi qui tuyến tính bội... dựa trên kết
quả xử lý số liệu thống kê SPSS 20.
1.6. Bố cục của luận văn


Bố cục luận văn gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
6


Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị

7


Chương 2

TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH
NGHIÊN CỨU
Chương 2 trình bày các khái niệm trong nghiên cứu, tổng quan cơ sở lý thuyết
và mơ hình lý thuyết áp dụng cho nghiên cứu bao gồm biến phụ thuộc là thành công
của dự án và các yếu tố về lý thuyết có ảnh hưởng đến thành cơng của dự án đồng
thời phát biểu các giả thuyết.
2.1. Quản lý thành cơng dự án đầu tư
Tiêu chí đánh giá sự thành cơng của dự án có nhiều quan điểm khác nhau tùy

vào cách đánh giá và lựa chọn loại dự án của các nhà nghiên cứu. Pinto và Mantel
(1990) đã xác định ba khía cạnh của hoạt động dự án để sử dụng làm điểm chuẩn để
đo sự thành công hay thất bại của một dự án. Đó là q trình thực hiện, giá trị nhận
thức của dự án và sự hài lòng khách hàng với sản phẩm cuối cùng [13]. Freeman và
Beale đã xác định được bảy tiêu chí cụ thể để đo lường sự thành công của dự án.

Năm trong bảy tiêu chí chính đo lường sự thành cơng dự án thường xuyên được sử
dụng là hiệu suất kỹ thuật, hiệu quả thực hiện, những tác động đến nhà quản lý và tổ
chức (chủ yếu là sự hài lòng khách hàng), sự phát triển cá nhân, năng lực của tổ
chức và hiệu suất kinh doanh” (Freeman và Beale, 1992 trích trong Cao Hào Thi,
2010, tr.569) [13]. Cịn theo Kerzner (2001), thành cơng của dự án được xác định
hồn thành khi đạt các chỉ tiêu về tiến độ, chi phí và hiệu quả dự án, cụ thể:
+ Trong thời gian quy định
+ Trong phạm vi chi phí xác định ban đầu (tổng mức đầu tư được duyệt)
+ Được sự hài lòng của khách hàng
+ Trong phạm vi dự án ban đầu
+ Không ảnh hưởng đến tổ chức
+ Không thay đổi văn hóa cơng ty.

8


Hình 2.1: Các tiêu chí thành cơng của Kerzner (2001)
Pinto và Slevin (1987) phát triển mơ hình gồm 10 yếu tố là các biến độc lập để
đánh giá tác động của các yếu tố này, đặc biệt là nhân tố nhân sự. Thành công của
dự án được đo bằng ba quan điểm: quan điểm của nhà tài trợ; quan điểm của người
quản lý dự án và quan điểm của khách hàng. Thành cơng được xác định là mức độ
hài lịng của ít nhất một trong ba quan điểm trên (Freeman và Beale 1992). Điều này
sẽ bao gồm các tiêu chí đánh giá cụ thể: hiệu quả kỹ thuật; hiệu quả thực hiện dự
án; ý nghĩa quản lý và tổ chức; phát triển cá nhân; chấm dứt dự án; đổi mới kỹ
thuật; hiệu quả kinh doanh và sự hài lòng của khách hàng [20].
Belout và Gauvreau (2004) đã khảo sát và xây dựng mơ hình trong đó mối quan
hệ giữa các biên và hiệu suất của dự án sẽ bị ảnh hưởng bởi vòng đời của dự án, cấu
trúc của dự án và các lĩnh vực của dự án. Vòng đời của dự án bao gồm mục tiêu, lập
kế hoạch, thực hiện và hồn thành [13].


Hình 2.2: Phân tích hồi quy phân cấp các tiêu chí thành cơng
của Belout và Gauvreau (2004)
9


Với Cao Hao Thi (2010, trang 570): Thành công của dự án được xác định bởi 4
tiêu chí: Chi phí, thời gian (tiến độ thực hiện), hiệu quả kỹ thuật và sự hài lịng của
khách hàng [13].

Hình 2.3: Tiêu chí dự án thành công của Cao Hào Thi (2006)
Đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn ngân sách nhà nước, vấn
đề làm sao để dự án hồn thành đúng tiến độ, khơng đội vốn đầu tư và đảm bảo chất
lượng luôn là vấn đề bức xúc cần giải quyết. Chậm tiến độ là một trong những
nguyên nhân chủ yếu làm tăng chi phí, giảm hoặc khơng cịn hiệu quả đầu tư, tác
động tiêu cực đến nền kinh tế. Các dự án đầu tư xây dựng cơ bản phải điều chỉnh,
đặc biệt là tăng tổng mức đầu tư một mặt gây khó khăn cho cơng tác cân đối nguồn
vốn thực hiện, mặt khác cũng ảnh hưởng đến tiến độ và hiệu quả đầu tư. Nhiều dự
án đầu tư xây dựng cơ bản công chậm tiến độ, đội vốn, hiệu quả đầu tư kém, lãng
phí nguồn lực, gây bức xúc lớn trong dư luận. Thực tế, theo số liệu tổng hợp từ Bộ
Kế hoạch và Đầu tư, ”Trong năm 2016 có đến 1.448 dự án chậm tiến độ, chiếm
3,21% số dự án thực hiện trong kỳ (bao gồm 34 dự án nhóm A, 391 dự án nhóm B,
1.023 dự án nhóm C); 960 dự án phải điều chỉnh tổng vốn đầu tư. Nguyên nhân của
việc chậm tiến độ này chủ yếu là do cơng tác giải phóng mặt bằng, do bố trí vốn
khơng kịp thời, cũng do năng lực của chủ đầu tư, ban quản lý dự án và các nhà thầu,
cũng như do các thủ tục đầu tư đơi khi cịn kéo dài… Trong khi đó, ở khâu bố trí
vốn và thực hiện dự án, bố trí vốn dàn trải trong bối cảnh nguồn lực hạn chế là một
trong những nguyên nhân khiến thời gian thực hiện dự án kéo dài, thậm chí khiến
dự án bị bỏ dở, gây lãng phí cơ hội sớm hồn thành dự án để phục vụ phát triển,
lãng phí thời gian, lãng phí năng lực thi cơng của các nhà thầu... ” [8]. Như vậy có
thể thấy các dự án thành công là dự án đảm bảo được các chỉ tiêu về tiến độ thực

10


hiện và tổng mức đầu tư.
Đối với lực lượng Công an nhân dân nói chung và của Cơng an tỉnh Hậu Giang
nói riêng, các dự án cũng sử dụng vốn ngân sách nhà nước để đầu tư xây dựng cơng
trình với mục đích là phục vụ khách hàng nội bộ, là cán bộ chiến sỹ trong Công an
tỉnh. Do vậy, các yếu tố quan trọng nhất để xác định sự thành công của dự án cũng
tương tự như trên là: Chi phí, tiến độ và bổ sung thêm chất lượng.
- Chi phí đầu tư khơng được vượt tổng mức đầu tư được duyệt.
- Thời gian (tiến độ) thực hiện: Trong thời gian quy định cụ thể đối với từng
nhóm dự án (A, B, C).
- Chất lượng: đảm bảo các mục tiêu ban đầu đề ra và chất lượng về kết cấu, mỹ
thuật cơng trình.

Hình 2.4: Các tiêu chí dự án đầu tư xây dựng cơ bản thành công
Vậy, ta dựa vào các tiêu chí đánh giá bao gồm: Chi phí, tiến độ và chất lượng để
xét các yếu tố cốt lõi ảnh hưởng đến thành công của dự án đầu tư xây dựng cơ bản.
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến dự án đầu tư xây dựng cơ bản
2.2.1. Kết quả các nghiên cứu trước đây ở nước ngoài.
Dự án thành cơng là dự án hồn thành đúng thời hạn, trong tổng mức đầu tư và
đáp ứng những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra. Các nhà quản lý dự án thường nhấn
mạnh việc lập kế hoạch hợp lý chính là chìa khóa thành cơng của các dự án. Tuy
nhiên, quản lý dự án không chỉ dừng lại ở việc chỉ tập trung vào phương pháp thực
hiện hay việc lập kế hoạch thực hiện.
Rubin và Seeling (1967) đã điều tra mối quan hệ của kinh nghiệm của người
quản lý dự án về thành công hay thất bại của dự án và kết luận rằng kinh nghiệm
11



trước đó của người quản lý dự án có ảnh hưởng tối thiểu đến hiệu suất của dự án
(Abdul-Rahman và cộng sự, 2006). Avots (1969) đã xác định được nguyên nhân
dẫn đến thất bại của dự án và kết luận rằng sự lựa chọn sai lầm của người quản lý
dự án là lý do chính gây thất bại. Hughes (1986) đã tiến hành khảo sát để xác định
các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án và kết luận rằng các dự án thất bại do
sự tập trung không đúng vào hệ thống quản lý bằng cách khen thưởng các hành
động sai trái và sự hạn chế truyền đạt các mục tiêu [13].
Liên quan các nhân tố tác động đến sự thành công của dự án, Belassi và Tukel
đã tổng hợp 7 danh sách về các nhân tố tác động đến sự thành công của dự án từ các
nghiên cứu trước (Phụ lục 1) [16].
Cũng trong nghiên cứu của mình, Belassi và Tukel cũng đã nhóm các nhân tố
vào bốn lĩnh vực bao gồm:
• Các yếu tố liên quan đến dự án
• Các yếu tố liên quan đến người quản lý dự án và các thành viên trong nhóm
• Các yếu tố liên quan đến tổ chức
• Các yếu tố liên quan đến mơi trường bên ngồi.
So với các nghiên cứu trước, Belassi và Tukel đã chỉ ra và tập hợp các yếu tố
vào thành từng nhóm để nghiên cứu. Với mơ hình của mình, Belassi và Tukel đã chỉ
ra sự phụ thuộc lẫn nhau của 4 nhóm yếu tố, yếu tố nào có mức độ quan trọng như
thế nào và mối quan hệ nội tại của chúng. Khái niệm do Belassi và Tukel đề xuất ở
đây không chỉ mang lại những điều khoản ưu tiên bằng cách nhóm các yếu tố quan
trọng mà cịn giúp các nhà quản lý dự án hiểu được mối quan hệ nội tại giữa các yếu
tố trong các nhóm khác nhau. Ví dụ như tính sẵn có của các nguồn lực được coi là
một yếu tố cần thiết cho việc hoàn thành thành công các dự án. Họ đề xuất nguồn
lực sẵn có là một hệ thống đáp ứng các yếu tố liên quan đến quản lý tổ chức, môi
trường và dự án như hỗ trợ quản lý của lãnh đạo cấp cao, kỹ năng đàm phán của nhà
quản lý dự án và tình hình kinh tế chung. Điều này sẽ giúp các nhà quản lý dự án
đánh giá và giám sát dự án của họ một cách chính xác hơn. Tương tự, năng lực của
các nhà quản lý dự án là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc lập kế hoạch,
12



lập kế hoạch truyền thơng cho dự án. Do đó, lập kế hoạch, lập kế hoạch truyền
thông hiệu quả không thực sự là yếu tố nhưng ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố
liên quan đến người quản lý dự án như kỹ năng quản lý, năng lực và trình độ kỹ
thuật nhà quản lý.

Hình 2.5: Các nhân tố tác động đến sự thành công của dự án theo Belassi và Tukel (1996)
Trong bài nghiên cứu Determining Critical Success Factors of Project
Management Practice: A conceptual framework được đăng tại www.sciencedirect.com,
tác giả Zarina (2014) được xác định gồm nhóm năm biến số hiệu suất của dự án gồm:
Các thủ tục dự án, nhân tố con người, các vấn đề bên ngoài, các yếu tố liên quan đến
dự án và hoạt động quản lý dự án [7].
13


Hình 2.6: Các nhân tố thành cơng quan trọng theo Zarina (2014)
- Các yếu tố liên quan đến dự án: Yếu tố liên quan đến dự án sẽ tập trung vào
loại dự án, tính chất và sự phức tạp của dự án cũng như quy mô của dự án.
- Quy trình dự án: gồm các phương pháp và chiến lược đấu thầu và đấu thầu.
- Yếu tố con người: Yếu tố liên quan đến con người liên quan đến kinh nghiệm
của khách hàng, bản chất của khách hàng, quy mô của tổ chức khách hàng,
- Các vấn đề bên ngoài: gồm các yếu tố như các vấn đề về kinh tế, xã hội,
chính trị, tiến bộ về thể chất và công nghệ.
- Hoạt động quản lý dự án: Hành động quản lý dự án sẽ tập trung vào hệ
thống truyền thông, nỗ lực lập kế hoạch. Phát triển cơ cấu tổ chức phù hợp, thực
hiện chương trình an tồn hiệu quả, thực hiện chương trình đảm bảo chất lượng hiệu
quả, quản lý và kiểm sốt các cơng trình của nhà thầu phụ
Khung khái niệm cho nghiên cứu này trong nghiên cứu đã mở rộng các yếu tố
thành công quan trọng ảnh hưởng đến thành công của dự án hơn so với các nghiên

cứu trước và dựa vào mối quan hệ của chúng nên đã đưa vào thành từng nhóm yếu
tố chính.
14


×