BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƢƠNG
NGUYỄN KIM HỒ
MSHV: 17001008
TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƢ CÔNG ĐẾN
TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ TỈNH BÌNH DƢƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ NGÀNH: 8340410
Bình Dƣơng, năm 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƢƠNG
NGUYỄN KIM HỒ
MSHV: 17001008
TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƢ CÔNG ĐẾN
TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ TỈNH BÌNH DƢƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ NGÀNH: 8340410
HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐẶNG VĂN CƢỜNG
Bình Dƣơng, năm 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn này “Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng
kinh tế tại Bình Dương” là bài nghiên cứu của chính tơi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tơi cam
đoan rằng tồn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công
bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Khơng có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận
văn này mà khơng được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các
trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.
Bình Dương, ngày 05 tháng 4 năm 2019
Tác giả
NGUYỄN KIM HỒ
i
LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập, nghiên cứu. Để hoàn thành luận văn này tác giả xin bày
tỏ sự kính trọng và lịng biết ơn sâu sắc tới:
- Ban Giám hiệu trường Đại học Bình Dương, Khoa Đào tạo Sau Đại học.
Giảng viên tham gia giảng dạy đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tác giả trong quá
trình học tập và thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp.
- Lãnh đạo Cục Thống kê tỉnh Bình Dương đã luôn quan tâm, động viên và tạo
điều kiện trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học này.
- TS. Đặng Văn Cường đã tận tình cung cấp tài liệu, hướng dẫn, giúp đỡ và
tạo điều kiện thuận lợi nhất trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.
- Các Anh/Chị/Em học viên lớp Quản lý kinh tế (17ME01) khóa 2017 - 2019
và gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, cung cấp những thơng tin, tài liệu có liên quan
trong q trình hồn thành luận văn này.
Trân trọng cảm ơn!
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................... v
DANH SÁCH CÁC BẢNG ...................................................................................... vi
DANH SÁCH CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ ...................................................................vii
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1
2. Các nghiên cứu trước đây ................................................................................... 2
3. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 6
3.1. Mục tiêu chung ............................................................................................ 6
3.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................ 6
4. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 7
5. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu................................................................... 7
5.1. Dữ liệu nghiên cứu ...................................................................................... 7
5.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 7
6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 8
7. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ................................................................................ 8
8. Kết cấu đề tài ...................................................................................................... 8
Chƣơng 1.LÝ THUYẾT VỀ ĐẦU TƢ CÔNG VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ9
1.1. Tổng quan về chi tiêu công và đầu tư công ..................................................... 9
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của chi tiêu công................................................. 9
1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của đầu tư công ................................................ 10
1.2. Tổng quan về tăng trưởng kinh tế .................................................................. 11
1.2.1. Khái niệm ............................................................................................... 11
1.2.2. Các nhân tố của tăng trưởng kinh tế ....................................................... 13
1.3. Lý thuyết mối quan hệ giữa đầu tư công và tăng trưởng kinh tế ................... 17
1.3.1. Khung lý thuyết phân tích ...................................................................... 17
iii
1.3.2. Các nghiên cứu trước đây về đầu tư công và tăng trưởng kinh tế ......... 19
Kết luận Chƣơng 1 .............................................................................................. 23
Chƣơng 2.THỰC TRẠNG ĐẦU TƢ CÔNG VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ
TẠI TỈNH BÌNH DƢƠNG ..................................................................................... 24
2.1. Thực trạng đầu tư cơng và tăng trưởng kinh tế tỉnh Bình Dương giai đoạn
qua ......................................................................................................................... 24
2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên tỉnh Bình Dương .............................. 24
2.1.2. Thực trạng đầu tư cơng tại tỉnh Bình Dương ......................................... 25
2.1.2.1. Tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư cơng năm 2015 ...................... 28
2.1.2.2. Tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư cơng năm 2016 ...................... 34
2.1.2.3. Tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2017 ...................... 38
2.2.2. Thực trạng tăng trưởng kinh tế tỉnh Bình Dương .................................. 41
2.3. Phân tích hồi quy sự tác động của đầu tư cơng đến tăng trưởng kinh tế tỉnh
Bình Dương........................................................................................................... 45
Kết luận Chƣơng 2 .............................................................................................. 50
Chƣơng 3.KẾT LUẬN, HÀM Ý CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP ..................... 51
3.1. Kết luận của nghiên cứu ................................................................................ 51
3.2. Hàm ý chính sách ........................................................................................... 51
3.3 Một số giải pháp cụ thể: ............................................................................. 52
3.4. Hạn chế của đề tài .......................................................................................... 55
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO
iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ADB
: Asian Development Bank
ARDL
: AutoRegressive Distributed Lag
ECM
: Error Correction Model
FDI
: Foreign Direct Investment
GDP
: Gross Domestic Product
GNP
: Gross National Product
ODA
: Official Development Assistance
PCI
: Pre Capital Income
v
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Các mơ hình tăng trưởng ......................................................................... 15
Bảng 2.1: Tình hình chi ngân sách tỉnh Bình Dương giai đoạn 1997 - 2018 ........... 25
Bảng 2.2: Tình hình tăng trưởng kinh tế Bình Dương gia đoạn 1997 - 2018 ........... 41
Bảng 2.3: Quy mơ GDP tỉnh Bình Dương giai đoạn 1997 - 2018 ............................ 43
Bảng 2.4: Thống kê mô tả ........................................................................................ 46
Bảng 2.5: Kết quả hồi quy......................................................................................... 47
vi
DANH SÁCH CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1: Mơ hình ảnh hưởng của các giai đoạn đầu tư công ................................. 18
Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ chi đầu tư và chi thường xuyên tỉnh Bình Dương ...................... 27
Biểu đồ 2.2: Tăng trưởng kinh tế tỉnh Bình Dương giai đoạn 1997 - 2018 ............. 43
vii
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bình Dương là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm ở
mức cao và ổn định xét bình diện chung trên phạm vi cả nước. Bình Dương cũng
được xem là một trong những đô thị phát triển dựa trên kiểu mẫu đặc biệt, một
trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học cơng nghệ. Bên cạnh
đó, Bình Dương cũng được xem là đầu mối giao lưu và hội nhập quốc tế, động lực
có sức thu hút và sức lan tỏa lớn của vùng kinh tế trọng điểm ở khu vực Đông Nam
bộ. Tốc độ tăng trưởng của Bình Dương hàng năm cao hơn tốc độ tăng trưởng trung
bình của cả nước.
Để đảm bảo tốc độ phát triển trên địa bàn, huy động các nguồn lực cho tăng
trưởng kinh tế tế luôn là mối quan tâm hàng đầu của chính quyền tỉnh Bình Dương
để đảm bảo nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn cũng như trong dài
hạn. Nguồn lực tài chính là một trong những yếu tố quan trọng cho sự phát triển
toàn diện của một quốc gia. Tương tự, sự phát triển của một đơ thị cũng địi hỏi một
nguồn tài chính để chi tiêu bền vững góp phần đảm bảo ổn định nền kinh tế, an sinh
xã hội, mà còn tạo niềm tin của người dân vào sự lãnh đạo và điều hành kinh tế của
chính quyền địa phương.
Tăng trưởng kinh tế luôn được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, là
vấn đề cốt lõi mà mỗi địa phương ln tìm cách duy trì và phát huy. Sự tăng trưởng
kinh tế trong mỗi giai đoạn chu kỳ kinh tế chịu sự chi phối bởi nhiều yếu tố khác
nhau, đặc biệt yếu tố chi tiêu ngân sách có tác động sâu sắc đến tăng trưởng kinh tế
của địa phương. Trong bối cảnh nền kinh tế tồn cầu có những biến động lớn như
giá xăng dầu, gas tăng cao, nguy cơ vỡ nợ khối Liên minh Châu Âu, tình trạng bất
ổn chính trị ở một số nước, bất ổn triền miên tại Mỹ về ngân sách và trần nợ
công,… cũng đã ảnh hưởng tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Theo nhận định của Chính
phủ, tăng trưởng kinh tế nước ta phục hồi trong những năm gần đây từ sau khủng
hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, tuy nhiên, sự tăng trưởng này vẫn chưa vững
1
chắc, lạm phát được kiềm chế nhưng chỉ số giá cả vẫn còn những biến động dự báo,
thu ngân sách nhà nước đạt so với kế hoạch nhưng cơ sở của nguồn thu vẫn chưa
bền vững.
Vấn đề quản lý, sử dụng hiệu quả chi ngân sách và đặc biệt là chi đầu tư cơng
để khơng lãng phí và đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế từng giai đoạn là thách thức
lớn của chính quyền cấp tỉnh, thành phố. Hàng năm, các sở ngành của địa phương
cấp tỉnh, thành phố đều có đánh giá phân tích yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng
kinh tế nhưng chỉ là những đánh giá chung chung và những kết luận vẫn chưa mang
tính đồng nhất. Việc nghiên cứu cụ thể về vấn đề đầu tư công gắn với mục tiêu tăng
trưởng kinh tế nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả chi đầu tư của khu vực công và
đề xuất những giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn đầu tư của ngân
sách hướng đến mục tiêu chi bền vững cho nhu cầu phát triển kinh tế của cấp tỉnh,
thành phố là thật sự cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Do đó, tác giả lựa chọn đề tài
“Tác động của đầu tƣ cơng đến tăng trƣởng kinh tế tại Bình Dƣơng” làm luận
văn tốt nghiệp của mình.
2. Các nghiên cứu trƣớc đây
Các nghiên cứu trước đây về tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế
đã cho ra các kết quả cịn gây nhiều tranh cãi, tích cực có, tiêu cực có. Sự khác biệt
đó có thể đến từ việc chọn mẫu khảo sát, phương pháp ước lượng và các biến trong
mơ hình.
Tác giả Mohsin S.khan (1996) trong nghiên cứu “Government Investment and
Economic Growth in the Developing World” đã sử dụng bộ dữ liệu của 95 nước
đang phát triển thời kỳ 1970 - 1990 nhằm tìm ra tác động của đầu tư công và đầu tư
tư nhân đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn ở các nước đang phát triển. Kết quả
cho thấy có một sự khác biệt đáng kể trong tác động của đầu tư công và đầu tư tư
nhân đối với tăng trưởng kinh tế.
Ramirez và Nazmi (2003) phân tích những tác động đến tăng trưởng kinh tế
của chi tiêu đầu tư công và các biến khác có liên quan (như vốn con người) cho chín
quốc gia châu Mỹ La Tinh trong giai đoạn 1983 - 1993. Kết quả chỉ ra rằng cả chi
2
đầu tư cơng và đầu tư tư nhân đóng góp vào tăng trưởng kinh tế. Cụ thể chi tiêu
công cho giáo dục và chăm sóc sức khỏe được tìm thấy có một tác động tích cực và
có ý nghĩa thống kê về sự hình thành vốn tư nhân và tăng trưởng kinh tế dài hạn. Từ
đó tác giả đưa ra nhận định việc cắt giảm một cách bừa bãi trong chi tiêu đầu tư
cơng và tư nhân có thể sẽ phản tác dụng trong thời gian dài, và quan trọng hơn, chi
tiêu công nên được tập trung vào thúc đẩy các nguồn vốn con người (thông qua giáo
dục tiểu học và trung học) và duy trì nguồn nhân lực hiện có (thơng qua chi tiêu y
tế).
Pedro Brinca (2006) đã nghiên cứu tác động của đầu tư công ở Thụy Điển
bằng việc sử dụng phương pháp VAR giai đoạn 1962 - 2003, với tổng số 42 quan
sát. Tác giả kết luận rằng tốc độ tăng trưởng của đầu tư công không có ảnh hưởng
đáng kể tới cả việc làm và tốc độ tăng trưởng GDP. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng
của đầu tư tư nhân lại có ảnh hưởng tích cực tới việc làm và tốc độ tăng trưởng
GDP. Những kết quả này gợi ý rằng cản trở đầu tư công có thể có một tác động tích
cực trong việc thúc đẩy tăng trưởng đầu tư tư nhân. Chính sách nhằm thúc đẩy tăng
trưởng đầu tư tư nhân được đề nghị trong bối cảnh này, để gia tăng việc làm trong
xã hội và góp phần tăng trưởng GDP.
Bukhari, Ali và Saddaqat (2007) đã tiến hành định lượng tác động của đầu tư
công tới tăng trưởng kinh tế tại ba quốc gia châu Á. Nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu
của 3 nền kinh tế năng động là Korea, Singapore và Taiwan thời kỳ 1971 - 2000.
Kết quả chỉ ra rằng cả đầu tư công, đầu tư tư nhân và chi tiêu khu vực cơng có tác
động đến tăng trưởng kinh tế ở tất cả các nước trong dài hạn.
Nazima Elahi và Adiqa Kiani (2011) thực hiện nghiên cứu nhằm phân tích mối
quan hệ giữa chi đầu tư công với tăng trưởng kinh tế ở Parkistan. Nghiên cứu sử
dụng bộ dữ liệu hàng năm từ năm 1975 đến năm 2009 và áp dụng phương pháp
ARDL để ước lượng độ co giãn trong ngắn hạn và dài hạn của mơ hình. Nghiên cứu
đã chỉ ra rằng, có một tác động dương của chi đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế ở
Parkistan trong ngắn hạn và dài hạn. Tuy nhiên vai trò của đầu tư cơng thì khơng
đáng kể so với đầu tư tư nhân vì sự khơng hiệu quả của khu vực công.
3
Ravinder Rena (2011) cố gắng điều tra tác động của đầu tư công và đầu tư tư
nhân tới tăng trưởng kinh tế của Namibia trong giai đoạn 1990 - 2008, sử dụng mơ
hình hiệu chỉnh sai số (ECM). Mục tiêu chính của nghiên cứu là tìm hiểu liệu trong
trường hợp Namibia, đầu tư cơng và đầu tư tư nhân có dẫn đến sự gia tăng tốc độ
tăng trưởng của nền kinh tế. Mặc dù đầu tư cơng đã được tìm thấy có một tác động
tích cực nhưng nó là khơng đáng kể. Ngồi ra, tỷ lệ đầu tư cơng trên GDP có xu
hướng lấn át đầu tư tư nhân trong giai đoạn này. Trong kết luận, tác giả còn khẳng
định có những yếu tố khác như tham nhũng và suy thối kinh tế có tác động tiêu
cực tới tốc độ tăng trưởng kinh tế của Namibia.
Phetsavong và Ichihashi (2012) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tăng
trưởng kinh tế và tương quan giữa đầu tư công, FDI và đầu tư tư nhân trong nước
bằng cách sử dụng một mẫu dữ liệu bảng điều tra gồm 15 nước đang phát triển ở
Châu Á trong giai đoạn 1984 - 1999 (26 năm). Kết quả thực nghiệm cho thấy đầu tư
tư nhân trong nước đóng vai trị quan trọng nhất trong việc đóng góp vào tăng
trưởng kinh tế và yếu tố quan trọng thứ hai là FDI. Trong khi tác động của đầu tư
công vào FDI và đầu tư tư nhân trong nước cho thấy đầu tư công ở các nước đang
phát triển ở châu Á làm giảm hiệu quả tích cực của FDI và đầu tư tư nhân trong
nước đối với tăng trưởng kinh tế. Do đó, đầu tư cơng cần được xem xét cẩn thận để
tránh tác động tiêu cực đến FDI và đầu tư tư nhân trong nước, làm giảm tốc độ tăng
trưởng GDP.
Imane (2013) đã nỗ lực để phân tích mối quan hệ giữa đầu tư cơng, đầu tư tư
nhân và tăng trưởng kinh tế trong trường hợp Algeria giai đoạn 1990 - 2012, sử
dụng một mơ hình VAR (Vector Caroregression Model). Tốc độ tăng trưởng GDP
được sử dụng như một thước đo tăng trưởng kinh tế, nhưng đầu tư công và đầu tư tư
nhân được thể hiện bằng tỉ số trên GDP. Các kết quả cho thấy trong khi cả đầu tư
công và đầu tư tư nhân không phải là yếu tố quyết định cho sự tăng trưởng kinh tế
trong ngắn hạn, thì đầu tư cơng có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế về lâu
dài. Imane cũng cho rằng các kết quả góp phần quan trọng để hiểu được tăng trưởng
kinh tế ở Algeria và để cải thiện các quyết định phân bổ ngân sách công.
4
Almsafir, Morzuki (2015) sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian trong khoảng thời
gian 20 năm từ năm 1994 đến năm 2013 từ Ngân hàng Thế giới để phân tích mối
quan hệ giữa FDI, đầu tư công, đầu tư tư nhân và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ở
Malaysia. Kết quả cho thấy cả đầu tư công và đầu tư tư nhân đều có tương quan
đáng kể với GDP, trong khi đó FDI có tương quan khơng đáng kể với GDP. Từ đó
tác giả đưa ra khuyến nghị rằng chính phủ Malaysia phải quan tâm nhiều đến đầu tư
vào khuôn khổ chính sách của họ để tăng cường tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên,
điều quan trọng là đảm bảo rằng chính sách thúc đẩy FDI sẽ tăng thêm chứ không
cản trở tăng trưởng kinh tế của Malaysia.
Shams (2016) kiểm tra quan hệ giữa đầu tư công và tăng trưởng kinh tế ở
Bangladesh từ năm 1972/73 đến năm 2013/14. Kết quả chính của nghiên cứu này là
đầu tư công luôn dẫn tới tăng trưởng kinh tế. Như một gợi ý chính sách, việc quản
lý hiệu quả đầu tư công cho năng suất cao hơn, dẫn đến tăng trưởng ở Bangladesh.
Tác giả cũng nhấn mạnh rằng các chính sách kinh tế nên tạo ra một mơi trường
thích hợp, thuận lợi cho việc thúc đẩy đầu tư cơng. Bên cạnh đó, việc phân bổ
nguồn quỹ cho các dự án khác nhau cần phải dựa trên nhu cầu của người dân chứ
không phải dành cho các dự án lớn mà sẽ không tăng cường tiềm năng tăng trưởng
của nền kinh tế.
Manamba Epaphra & John Massawe (2016) phân tích ảnh hưởng của đầu tư tư
nhân trong nước, đầu tư công và FDI vào tăng trưởng kinh tế ở Tanzania. Dữ liệu
chuỗi thời gian kinh tế vĩ mô kéo dài từ năm 1970 đến năm 2014 được sử dụng để
phân tích mơ tả và ước tính thực nghiệm. Kết quả cho thấy cả đầu tư tư nhân trong
nước và FDI đều có tác động đến tăng trưởng kinh tế ở Tanzania. Tuy nhiên tác
động của đầu tư công đối với tăng trưởng kinh tế là không đáng kể. Hơn nữa, các
kết quả thực nghiệm cũng chỉ ra rằng đầu tư cơng có xu hướng lấn át đầu tư tư nhân
trong nước. Điều này có nghĩa là bất kỳ sự gia tăng đầu tư công nào vượt quá mức
hợp lý sẽ chỉ làm giảm hiệu quả tích cực của đầu tư tư nhân trong nước đối với tăng
trưởng kinh tế. Do đó, các tác giả đã đưa ra gợi ý chính sách rằng đầu tư cơng cần
5
phải được xem xét cẩn thận để tránh tác động của nó đối với đầu tư tư nhân trong
nước, từ đó sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng GDP thực.
Tóm lại, các nghiên cứu về tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế
đã được khảo sát rất nhiều. Tuy nhiên, các nghiên cứu này vẫn chưa có sự đồng
nhất về kết quả thực nghiệm. Thực tế cho thấy, tác động của đầu tư công đến tăng
trưởng kinh tế còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố về mặt không gian, thời gian và các
yếu tố vĩ mô khác. Việc nghiên cứu tác động đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế là
một lý thuyết kinh tế ảnh hưởng mạnh mẽ cho chính phủ các nước, nhất là các nước
đang phát triển để thực hiện các chương trình đầu tư, kiểm sốt một tỷ lệ đầu tư phù
hợp, góp phần ổn định vĩ mô và đạt được mục tiêu tăng trưởng trong thời kỳ mới
theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh. Vì vậy, nghiên
cứu này hướng đến việc đánh giá tác động của đầu tư công tới tăng trưởng kinh tế
tại các quốc gia đang phát triển của khu vực Châu Á với các kỹ thuật ước lượng
dành cho dữ liệu bảng.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu chung
Đề tài này hướng đến việc thực hiện mục tiêu nghiên cứu chung là phân tích
thực trạng về đầu tư cơng và đánh giá sự tác động của nó đến tăng trưởng kinh tế
của tỉnh Bình Dương. Qua phân tích này, đề tài sẽ đưa ra các gợi ý về mặt chính
sách nhằm hồn thiện mức độ đầu tư công gắn với mục tiêu tăng trưởng kinh tế của
tỉnh Bình Dương trong tương lai.
3.2. Mục tiêu cụ thể
Một cách cụ thể, đề tài hướng đến việc thực hiện các mục tiêu nghiên cứu sau:
- Phân tích thực trạng vấn đề đầu tư cơng của tỉnh Bình Dương gắn với mục
tiêu tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn gần đây;
- Đánh giá công tác huy động vốn và quản lý vốn đầu tư công tại tỉnh Bình
Dương;
- Xây dựng các giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác huy động
và quản lý vốn đầu tư cơng trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
6
4. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu như trên, nội dung của luận văn tập trung
trả lời các câu hỏi nghiên cứu như sau:
- Trong phạm vi địa phương, đầu tư cơng có tác động như thế nào đến tăng
trưởng kinh tế?
- Công tác huy động vốn và quản lý vốn đầu tư công tại tỉnh Bình Dương đang
tồn tại những thách thức và hạn chế gì?
- Các giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác huy động và quản
lý vốn đầu tư cơng trên địa bàn tỉnh Bình Dương là gì?
5. Dữ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Dữ liệu nghiên cứu
Đề tài sử dụng dữ liệu thứ cấp được khai thác từ Cục Thống kê tỉnh Bình
Dương, Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Bình Dương về đầu tư cơng và tăng trưởng kinh tế
của tỉnh trong giai đoạn 1997 - 2018.
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu cũng như trả lời các câu hỏi nghiên cứu, đề
tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu định tính là chủ yếu, bao gồm:
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp thông qua tài liệu, báo cáo tổng hợp, số
liệu thống kê của tỉnh với các tài liệu như chi ngân sách, chi đầu tư công, tăng
trưởng kinh tế.
- Tiếp theo, phương pháp phân tích đánh giá số liệu chủ yếu được thực hiện
thông qua hai phương pháp: phương pháp thống kê mô tả các chỉ số lớn nhất, nhỏ
nhất, tổng số, số bình quân, tỷ trọng, khối lượng thực hiện được, thời gian chi phí
thực hiện; và, phương pháp thống kê so sánh, đối chiếu giữa các năm, trước và sau.
Từ đó, đề tài tiến hành đánh giá và đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư
cơng gắn với q trình phát triển kinh tế - xã hội tại tỉnh Bình Dương.
Bên cạnh đó, đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để đánh giá
tác động của chi đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế qua mơ hình hồi quy tuyến
tính từ bộ dữ liệu thứ cấp giai đoạn 1997 - 2018.
7
6. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đầu tư công và chi tiêu công tác động đến tăng trưởng
kinh tế trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được thực hiện trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong
giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2018.
7. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Từ trước đến nay, các cơ quan chức năng của tỉnh khi đánh giá về nhân tố tác
động đến tăng trưởng kinh tế thường chỉ bằng những nhận xét chung chung mà
chưa có bước thống kê dữ liệu cụ thể. Những đánh giá này chưa xác định chính xác
những tác động tích cực và tác động tiêu cực của nguồn vốn đầu tư công ảnh hưởng
đến hiệu quả tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Khi chưa có kết luận chính xác thì chưa
thể đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm cải thiện công tác huy động và quản lý
nguồn vốn đầu tư công cho mục tiêu nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế. Tác
động của chi tiêu cơng nói chung và đầu tư cơng nói riêng đối với tăng trưởng kinh
tế của tỉnh còn là vấn đề gây tranh luận. Vì vậy, luận văn góp phần khẳng định thêm
minh chứng thực nghiệm về tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế đối
với địa phương cấp tỉnh.
Từ đó, luận văn đề xuất các gợi ý chính sách để làm nguồn tham khảo đối với
cơng tác hoạch định chính sách của tỉnh. Luận văn cũng được kỳ vọng sẽ cung cấp
nguồn tài liệu tham khảo cho các học viên chuyên ngành về lĩnh vực quản lý kinh
tế.
8. Kết cấu đề tài
Đề tài được thiết kế thành 3 chương như sau:
Chương 1: Lý thuyết về đầu tư công và tăng trưởng kinh tế
Chương 2: Thực trạng đầu tư công và tăng trưởng kinh tế trên địa tỉnh Bình
Dương
Chương 3: Kết luận, hàm ý chính sách và giải pháp
8
Chƣơng 1
LÝ THUYẾT VỀ ĐẦU TƢ CÔNG VÀ TĂNG TRƢỞNG
KINH TẾ
1.1. Tổng quan về chi tiêu công và đầu tƣ công
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của chi tiêu công
Chi tiêu cơng là một trong những thuộc tính vốn có khách quan của khâu tài
chính cơng, phản ánh sự phân phối và sử dụng nguồn lực tài chính cơng của nhà
nước. Hay nói khác hơn, chi tiêu cơng trực tiếp trả lời câu hỏi: "Nhà nước chi cho
cái gì". Trong khn khổ tài chính cơng, chi tiêu cơng là các khoản chi tiêu của các
cấp chính quyền, các đơn vị quản lý hành chính, các đơn vị sự nghiệp được kiểm
sốt và tài trợ bởi Chính phủ. Ngoại trừ các khoản chi của các quỹ ngoài ngân sách,
về cơ bản chi tiêu công thể hiện các khoản chi của ngân sách Chính phủ hàng năm
được Quốc hội thơng qua. Chi tiêu cơng được chia thành hai nhóm chi cơ bản là chi
thường xuyên (chi tiêu dùng) và chi đầu tư (đầu tư cơng).
Vì vậy, trong phạm vi của đề tài này, chi tiêu công được hiểu một cách ngắn
ngọn của chi ngân sách nhà nước (quá trình sử dụng quỹ ngân sách nhằm thực thi
nhiệm vụ của bộ máy nhà nước và các mục tiêu chính sách từng giai đoạn). Và, chi
tiêu cơng có một số đặc điểm sau:
- Điểm nổi bật của chi tiêu công là nhằm phục vụ cho lợi ích chung của cộng
đồng dân cư ở các vùng hay phạm vi quốc gia. Điều này xuất phát từ chức năng
quản lý toàn diện của nền kinh tế - xã hội của nhà nước và cũng chính là q trình
thực hiện chức năng đó của nhà nước đã cung cấp một lượng hàng hóa cơng cộng
khổng lồ cho nền kinh tế.
- Chi tiêu công luôn gắn liền với bộ máy nhà nước và những nhiệm vụ kinh tế,
chính trị, xã hội mà nhà nước thực hiện. Các khoản chi tiêu cơng do chính quyền
các cấp đảm nhận theo nội dung đã được quy định trong phân cấp quản lý ngân sách
nhà nước và các khoản chi tiêu này nhằm đảm bảo cho các cấp chính quyền thực
9
hiện các chức năng quản lý, phát triển kinh tế - xã hội. Song song đó, các cấp của
cơ quan quyền lực nhà nước là chủ thể duy nhất quyết định cơ cấu, nội dung, mức
độ của các khoản chi tiêu công cộng nhằm thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ kinh tế,
chính trị xã hội của quốc gia.
- Các khoản chi tiêu hồn tồn mang tính cơng cộng. Chi tiêu cơng tương ứng
với những đơn đặt hàng của Chính phủ về mua hàng hóa, dịch vụ nhằm thực hiện
các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Đồng thời đó cũng là những khoản chi cần
thiết, phát sinh tương đối ổn định như: chi lương cho công chức nhà nước, chi hàng
hóa dịch vụ cơng đáp ứng u cầu tiêu dùng của người dân...
- Các khoản chi tiêu công cộng mang tính khơng hồn trả hay hồn trả khơng
trực tiếp. Điều này thể hiện ở chỗ không phải mọi khoản thu với mức độ và số
lượng của những địa chỉ cụ thể đều hồn lại dưới hình thức các khoản chi tiêu công
cộng. Điều này được quyết định bởi những chức năng tổng hợp về kinh tế - xã hội
của nhà nước.
1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của đầu tƣ công
Kinh tế học định nghĩa đầu tư công là việc đầu tư để tạo năng lực sản xuất và
cung ứng hàng hóa cơng cộng và chi tiêu Chính phủ, là các khoản chi của Chính
phủ để cung ứng hàng hóa công cộng như xây dựng đường xá, trường học, dịch vụ
phòng và chữa bệnh, đảm bảo an ninh, quốc phòng…
Theo luật đầu tư cơng (2010) của Việt Nam thì đầu tư công là việc sử dụng
vốn nhà nước để đầu tư vào các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã
hội khơng có khả năng hồn trả vốn trực tiếp. “Hoạt động đầu tư công” bao gồm
tồn bộ q trình lập, phê duyệt kế hoạch, chương trình dự án đầu tư cơng; triển
khai thực hiện đầu tư và quản lý khai thác, sử dụng các dự án đầu tư công.
Khác với chi tiêu công, đầu tư cơng có một số đặc điểm sau:
Một là, đầu tư cơng góp phần thúc đẩy q trình cơng nghiệp hóa - hiện đại
hóa, phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội: Đầu tư cơng đóng góp lớn vào
tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế… Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn
10
cầu thì đầu tư cơng càng nổi bật vai trị duy trì động lực tăng trưởng kinh tế thơng
qua các gói kích cầu của Chính phủ.
Hai là, đầu tư cơng góp phần định hình và phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã
hội quốc gia.
Ba là, đầu tư công làm gia tăng tổng cầu của xã hội: Đầu tư công chiếm tỷ
trọng lớn trong tổng đầu tư của toàn bộ nền kinh tế. Khi tổng cung chưa thay đổi, sự
tăng lên của đầu tư làm cho tổng cầu tăng kéo sản lượng cân bằng và giá cân bằng
cũng tăng.
Bốn là, đầu tư công làm gia tăng tổng cung và năng lực kinh tế: Đầu tư công
làm tăng năng lực sản xuất làm tổng cung tăng và sản lượng tăng, giá giảm xuống
cho phép tiêu dùng tăng. Tăng tiêu dùng lại kích thích sản xuất phát triển và làm
kinh tế - xã hội phát triển.
Năm là, đầu tư công có vai trị như là khoản “đầu tư mồi”, tạo cú hích và duy
trì động lực tăng trưởng. Đầu tư công định vị và củng cố nền kinh tế trong mối quan
hệ của khu vực và quốc tế. Tạo niềm tin và động lực cho các nguồn đầu tư khác vào
trong nước góp phần tăng trưởng kinh tế.
Sáu là, đầu tư cơng góp phần giải quyết việc làm, giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp,
tạo việc làm và thu nhập cho toàn xã hội.
1.2. Tổng quan về tăng trƣởng kinh tế
1.2.1. Khái niệm
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về quy mô sản lượng quốc gia hoặc quy mô
sản lượng quốc gia bình quân trên đầu người qua một thời gian nhất định. Bản chất
của tăng trưởng kinh tế là sự đảm bảo gia tăng cả quy mô sản lượng và sản lượng
bình quân trên đầu người.
Một cách tổng quát, ta có thể đo lường tăng trưởng kinh tế bằng các chỉ tiêu:
tổng sản phẩm quốc nội, tổng sản phẩm quốc dân và tổng sản phẩm tính bình qn
đầu người.
Tổng sản phẩm quốc nội - GDP (Gross Domestic Product).
11
GDP là giá trị bằng tiền của tất cả các sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng
được sản xuất trên phạm vi lãnh thổ của một nước trong một thời gian nhất định
(thường là một năm). GDP thường được tính bằng 3 phương pháp sau:
* Phƣơng pháp 1: Phƣơng pháp trực tiếp (theo tổng thu nhập)
W: tiền lương
R: thu nhập cho thuê
i: thu nhập của người cho vay (lãi)
* Phƣơng pháp 2: Phƣơng pháp gián tiếp (theo giá trị gia tăng)
Π: lợi nhuận của chủ doanh nghiệp
GDP =
Ti: thuế gián thu
GDP = W + R + i+ Π+ Ti + De
De: bù đắp hao mòn tài sản cố định
* Phƣơng pháp 2: Phƣơng pháp gián tiếp (theo giá trị gia tăng)
GDP =
VA
Trong đó: VA = giá trị sản lượng- giá trị sản phẩm trung gian
* Phƣơng pháp 3: Theo luồng chi tiêu
C: tiêu dùng của hộ gia đình
I: chi cho đầu tư
GDP = C + I + G + X - M
G: chi tiêu của Chính phủ
X: giá trị hàng xuất khẩu
M: giá trị hàng nhập khẩu
Tổng sản phẩm quốc dân - GNP (Gross National Product): Là giá trị bằng tiền
của tất cả các sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng được tạo ra bởi công dân của
một nước trong một thời gian nhất định (thường là một năm).
12
NFFI: thu nhập yếu tồ rịng từ nước
ngồi.
IFFI: thu nhập từ nước ngoài chuyển vào
trong nước.
GNP = GDP+NFFI= GDP+IFFI-OFFI
OFFI: thu nhập từ trong nước chuyển ra
nước ngồi.
Tổng sản phẩm tính bình quân đầu người (mức thu nhập bình quân đầu ngườiTổng sản phẩm tính bình qn đầu người (mức thu nhập bình quân đầu người PCI - Per Capital Income): PCI = Y/P với Y: GDP (GNP), P: tổng dân số.
Các công thức đo lƣờng tăng trƣởng kinh tế:
- Xác định mức tăng trưởng tuyệt đối:
ΔY= Yt - Y0
Y: GDP, GNP.
Yt: GDP, GNP tại thời điểm tăng trưởng kinh tế của thời kỳ phân tích.
Y0: GDP, GNP tại thời điểm gốc của thời kỳ phân tích.
- Xác định mức tốc độ tăng trưởng:
gy = ΔY/Y0 x 100
Y: GDP, GNP.
ΔY: mức gia tăng trưởng kinh tế GDP hoặc GNP giữa hai thời điểm.
Y0: GDP, GNP tại thời điểm gốc.
1.2.2. Các nhân tố của tăng trƣởng kinh tế
Nguồn nhân lực: Chất lượng đầu vào của lao động tức là kỹ năng, kiến thức và
kỷ luật của đội ngũ lao động là yếu tố quan trọng nhất của tăng trưởng kinh tế. Hầu
hết các yếu tố khác như tư bản, nguyên vật liệu, cơng nghệ đều có thể mua hoặc vay
mượn được nhưng nguồn nhân lực thì khó có thể làm điều tương tự. Các yếu tố như
máy móc thiết bị, nguyên vật liệu hay cơng nghệ sản xuất chỉ có thể phát huy được
tối đa hiệu quả bởi đội ngũ lao động có trình độ văn hóa, có sức khỏe và kỷ luật lao
động tốt.
13
Nguồn tài nguyên thiên nhiên: Là một trong những yếu tố sản xuất cổ điển,
những tài nguyên quan trọng nhất là đất đai, khoáng sản, đặc biệt là dầu mỏ, rừng
và nguồn nước. Tài ngun thiên nhiên có vai trị quan trọng để phát triển kinh tế.
Tư bản: Là một trong những nhân tố sản xuất, tùy theo mức độ tư bản mà
người lao động được sử dụng những máy móc, thiết bị,... nhiều hay ít (tỷ lệ tư bản
trên mỗi lao động) và tạo ra sản lượng cao hay thấp. Để có được tư bản, phải thực
hiện đầu tư nghĩa là hy sinh tiêu dùng cho tương lai. Điều này đặc biệt quan trọng
trong sự phát triển dài hạn, những quốc gia có tỷ lệ đầu tư tính trên GDP cao thường
có được sự tăng trưởng cao và bền vững. Tuy nhiên, tư bản khơng chỉ là máy móc,
thiết bị do tư nhân đầu tư cho sản xuất nó còn là tư bản cố định xã hội, những thứ
tạo tiền đề cho sản xuất và thương mại phát triển. Tư bản cố định xã hội thường là
những dự án quy mô lớn, gần như không thể chia nhỏ được và nhiều khi có lợi suất
tăng dần theo quy mơ nên phải do Chính phủ thực hiện. Ví dụ: hạ tầng của sản xuất
(đường giao thông, mạng lưới điện quốc gia...), sức khỏe cộng đồng, thủy lợi...
Công nghệ: Trong suốt lịch sử loài người, tăng trưởng kinh tế rõ ràng không
phải là sự sao chép giản đơn, là việc đơn thuần chỉ tăng thêm lao động và tư bản,
ngược lại, nó là q trình khơng ngừng thay đổi cơng nghệ sản xuất. Công nghệ sản
xuất cho phép cùng một lượng lao động và tư bản có thể tạo ra sản lượng cao hơn,
nghĩa là q trình sản xuất có hiệu quả hơn. Cơng nghệ phát triển ngày càng nhanh
chóng và ngày nay công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, cơng nghệ vật liệu
mới... có những bước tiến như vũ bão, góp phần gia tăng hiệu quả của sản xuất. Tuy
nhiên, thay đổi công nghệ không chỉ thuần túy là việc tìm tịi, nghiên cứu; cơng
nghệ có phát triển và ứng dụng một cách nhanh chóng được là nhờ “phần thưởng
cho sự đổi mới” - sự duy trì cơ chế cho phép những sáng chế, phát minh được bảo
vệ và được trả tiền một cách xứng đáng.
Mỗi yếu tố có một vai trị nhất định và có tác động lẫn nhau, tùy theo mỗi giai
đoạn phát triển kinh tế mà có thể yếu tố nào đó sẽ được đề cao hơn yếu tố khác,
nhưng khơng có nghĩa là chỉ phụ thuộc duy nhất vào một yếu tố. Ngoài các yếu tố
14
trên, tăng trưởng kinh tế còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như: thể chế kinh tế
chính trị, đặc điểm văn hóa - xã hội, tơn giáo...
Bảng 1.1: Các mơ hình tăng trƣởng
STT
1
LUẬN ĐIỂM CƠ BẢN
TÊN
LÝ THUYẾT TĂNG Adam Smith (thế kỷ XVII): Là người đầu tiên
TRƢỞNG KINH TẾ đưa ra mơ hình phát triển tư bản chủ nghĩa dựa
CỔ ĐIỂN
trên tiết kiệm và đầu tư cao. Adam Smith đã dựa
trên q trình tích lũy tư bản, với tư tưởng ủng hộ
tự do cạnh tranh và giảm thiểu sự can thiệp của
Chính phủ vào nền kinh tế. Ơng cho rằng muốn
tăng trưởng kinh tế thì phải phát triển đầu tư nhờ
việc cắt giảm tiêu dùng.
David Ricardo (thế kỷ XVIII)
Giới hạn nguồn lực đối với tăng trưởng kinh tế là
tài nguyên thiên nhiên.
Karl Marx (thế kỷ XIX)
Lý thuyết về sự phát triển của tư bản chủ nghĩa
quy luật giá trị thặng dư.
2
MƠ
HÌNH
TĂNG John Maynard Keynes (thế kỷ XX)
TRƢỞNG KINH TẾ Các nền kinh tế hiện đại cần các chính sách chủ
TRƢỜNG
PHÁI động để quản lý và tăng trưởng kinh tế.
KEYNES
Roy F. Harrord và Evsey Domar (1940)
Nguồn vốn của tăng trưởng kinh tế chính là lượng
vốn tăng thêm có được từ đầu tư và tiết kiệm của
quốc gia.
15
3
MƠ
HÌNH
TĂNG Lewis (1955)
TRƢỞNG TÂN CỔ Nguồn gốc tăng trưởng kinh tế chính là khả năng
ĐIỂN
thu hút lao động nơng nghiệp của khu vực cơng
nghiệp
Robert Solow (1956) - Mơ hình tăng trƣởng
ngoại sinh
Các yếu tố ngoại sinh: tiết kiệm, tăng dân số và
tiến bộ cơng nghệ có ảnh hưởng đến mức sản
lượng và tốc độ tăng trưởng của một nền kinh tế
theo thời gian.
4
MƠ
HÌNH
TĂNG Arrow (1962) - Romer (1990)
TRƢỞNG NỘI SINH
Các nhà kinh tế học cho rằng lực lượng thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế là sự tích lũy kiến thức với
những cơ chế tạo ra kiến thức khác nhau và
những nguồn lực được phân bổ vào ngành sản
xuất kiến thức.
Lucas (1988), Rebelo (1991), Makiw-RomerWeil (1992)
Mở rộng cái nhìn về vốn, các nhà kinh tế cho
rằng vốn bao gồm cả vốn con người, tỷ phần của
vốn vật chất trong thu nhập không phải là thước
đo tầm quan trọng của vốn một cách chính xác
nhất. Nếu có một thước đo rộng hơn thì nó có thể
làm tăng trưởng kinh tế khả năng giải thích sự
chênh lệch thu nhập bình qn đầu người giữa
các quốc gia dựa trên vốn.
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
16