Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Tổng quan về Phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng (IPO)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 26 trang )

Chương 1: PHÁT HÀNH CHỨNG KHỐN LẦN ĐẦU RA CƠNG CHÚNG – IPO
(Initial public offering).
1.1.

Khái niệm.

IPO (Initial Public Offering) có nghĩa là phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng.
Theo thơng lệ tài chính trong kinh doanh, việc phát hành này có nghĩa là một doanh
nghiệp lần đầu tiên huy động vốn từ công chúng rộng rãi bằng cách phát hành các cổ
phiếu phổ thơng, có thể hiểu là cơng ty bán một phần quyền sở hữu của mình cho người
mua cổ phần, được gọi là cổ đông.
Như vậy, IPO với mỗi doanh nghiệp chỉ có một lần duy nhất, và sau khi đã IPO thì các
lần tiếp theo sẽ được gọi là phát hành cổ phiếu trên thị trường thứ cấp. IPO có ý nghĩa rất
quan trọng với doanh nghiệp, vì vậy với bất kỳ doanh nghiệp nào, đây cũng là thử thách
đầu tiên và quan trọng nhất đối với hàng loạt khía cạnh vận hành.
1.2.

Điều kiện phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng ở Việt Nam.

Để được phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng, các công ty cổ phần phải đảm bảo
được các u cầu:
-

Về qui mơ vốn

-

Tính liên tục của hoạt động sản xuất kinh doanh.

-


Về đội ngũ quản lý công ty.

-

Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

-

Dự án khả thi.

Điều này được qui định cụ thể tùy theo qui định của luật pháp các nước.
Ở Việt Nam, điều kiện phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng được qui định tại
Điều 6, Nghị định số 144/2003/NĐ-CP của Chính Phủ:
(1)
Là cơng ty cổ phần có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng kí phát hành cổ
phiếu tối thiểu 10 tỷ đờng Việt Nam trở lên, tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán.
(2)
Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng kí chào bán phải có lãi đờng
thời khơng có lỗ lũy kế tính đến năm đăng kí chào bán.
(3)
Có phương án khả thi về việc sử dụng vốn thu được từ đợt phát hành cổ phiếu
được Đại hội đồng cổ đông thông qua.
(4)
Tối thiểu 20% vốn cổ phần của tổ chức phát hành phải được bán cho trên 100
người đầu tư ngoài tổ chức phát hành, trường hợp vốn cổ phần của tổ chức phát hành từ
100 tỷ đờng trở lên thì tỷ lệ tối thiểu này là 15% vốn cổ phần của tổ chức phát hành.
(5)
Cổ đơng sáng lập phải nắm giữ ít nhất 20% vốn cổ phần của tổ chức phát hành và
phải nắm giữ mức này tổi thiểu 3 năm kể từ ngày kết thúc việc phát hành.
(6)

Trường hợp cổ phiếu phát hành có tổng giá trị theo mệnh giá vượt 10 tỷ đờng thì
phải có tổ chức bảo lãnh phát hành.
1


Nói một cách cụ thể, tiêu chuẩn mà các cơng ty phải đáp ứng trước khi được phép phát
hành chứng khốn ra cơng chúng được chia ra làm hai nhóm tiêu chuẩn bao gờm nhóm
các tiêu chuẩn định lượng và nhóm các tiêu chuẩn định tính. Cụ thể:
Các tiêu chuẩn định lượng

Tổ chức phát hành phải đáp ứng được yêu cầu về vốn điều lệ tối thiểu ban
đầu, và sau khi phát hành phải đạt được một tỷ lệ phần trăm nhất định về số vốn cổ
phần do công chúng nắm giữ và số lượng công chúng tham gia.

Một tỷ lệ nhất định của đợt phát hành phải được bán cho một số lượng quy
định công chúng đầu tư.



Công ty được thành lập và hoạt động trong vòng một thời gian nhất định.


Các thành viên sáng lập của công ty phải cam kết nắm một tỷ lệ nhất định
vốn cổ phần của công ty trong một khoảng thời gian quy định.


Tổng giá trị của đợt phát hành phải đạt quy mơ nhất định.
Các tiêu chuẩn định tính

Các nhà quản lý công ty bao gồm thành viên ban giám đốc điều hành và hội

đờng quản trị phải có trình độ và kinh nghiệm quản lý cơng ty, có đủ năng lực và trình
độ quản lý các hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty.


Cơ cấu tổ chức của công ty phải hợp lý và phải vì lợi ích của các nhà đầu
tư. Có nghĩa là cơ cấu cơng ty phải hạn chế ở mức độ cao nhất những xung đột liên
quan đến quyền lợi của các bên liên quan, xung đột giữa chủ sở hữu và nhà quản lý,...



Các báo cáo tài chính, báo cáo hạch tốn và các tài liệu cung cấp thơng tin
của cơng ty phải có độ tin cậy cao nhất, điều này có nghĩa là các báo cáo tài chính của
cơng ty phải được kiểm tốn bởi các tổ chức kiểm tốn có uy tín. Các tài liệu khác
phải được lập theo đúng quy định, ngôn từ và các ký hiệu trong các tài liệu phải rõ
ràng và phải được lập hay thẩm tra của các tổ chức theo quy định.

Cơng ty phải có phương án khả thi về việc sử dụng vốn thu được từ đợt
phát hành.


Công ty phải được một hoặc một số các tổ chức bảo lãnh phát hành đứng ra
cam kết bảo lãnh cho đợt phát hành.


Ngồi ra, đới với từng ngành, lĩnh vực, từng loại hình doanh nghiệp, Nhà nước có các
qui định cụ thể riêng ở Điều 4 Nghị định số 14/2007/NĐ-CP ngày 19/01/2007.
1.3.

Quy trình phát hành cổ phiếu lần đầu ra cơng chúng


Thơng thường việc phát hành chứng khốn lần đầu ra công chúng được thực hiện theo
các bước sau:
2


- Tổ chức đại hội cổ đông để xin ý kiến chấp thuận của đại hội cổ đông về việc phát
hành chứng khốn ra cơng chúng, đờng thời thống nhất mục đích huy động vốn; số lượng
vốn cần huy động; chủng loại và số lượng chứng khoán dự định phát hành; cơ cấu vốn
phát hành dự tính phân phối cho các đối tượng: Hội đồng quản trị, cổ động hiện tại,
người lao động trong doanh nghiệp, người bên ngoài doanh nghiệp, người nước ngồi…
- Hội đờng quản trị ra quyết định thành lập ban chuẩn bị cho việc xin phép phát
hành chứng khốn ra cơng chúng. Chức năng chủ yếu của ban chuẩn bị là chuẩn bị các
hồ sơ xin phép phát hành để nộp lên cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và thị
trường chứng khoán; lựa chọn tổ chức bảo lãnh phát hành (nếu cần), công ty kiểm toán
và tổ chức tư vấn và cùng với các tổ chức này xây dựng phương án phát hành và dự thảo
bản cáo bạch để cung cấp cho các nhà đầu tư.
- Ban chuẩn bị lựa chọn người đứng đầu tổ hợp bảo lãnh phát hành. Trong phần
lớn các trường hợp phát hành chứng khốn lần đầu ra cơng chúng, để đảm bảo sự thành
công của đợt phát hành thì tổ chức phát hành phải chọn ra được một tổ chức bảo lãnh
phát hành. Tổ chức bảo lãnh phát hành với uy tín và mạng lưới rộng lớn của mình sẽ giúp
cho việc phân phối chứng khốn của tổ chức phát hành diễn ra một cách sn sẻ. Chính
vì vậy, khi tiến hành phát hành chứng khốn ra cơng chúng thì việc lựa chọn tổ chức bảo
lãnh phát hành có ý nghĩa rất quan trọng, và mang tính quyết định đến sự thành bại của
đợt phát hành.
- Người đứng đầu tổ hợp bảo lãnh phát hành lựa chọn các thành viên khác của tổ
hợp. Trong trường hợp khối lượng chứng khoán phát hành là quá lớn, vượt quá khả năng
của một tổ chức bảo lãnh phát hành thì tổ chức bảo lãnh phát hành chính (tổ chức bảo
lãnh đã được lựa chọn) sẽ đứng ra lựa chọn các thành viên khác để cùng với mình tiến
hành bảo lãnh cho toàn bộ đợt phát hành.
- Ban chuẩn bị cùng với tổ hợp bảo lãnh phát hành, cơng ty kiểm tốn và tổ chức tư

vấn tiến hành định giá chứng khoán phát hành. Định giá chứng khốn là khâu khó
khăn nhất và phức tạp nhất khi tiến hành phát hành chứng khốn ra cơng chúng. Nếu định
giá chứng khốn q cao thì sẽ khó khăn trong việc bán chứng khốn, cịn nếu định giá
chứng khốn q thấp thì sẽ làm thiệt hại cho tổ chức phát hành.Vì thế, việc định giá
chứng khoán một cách hợp lý sao cho người mua và người bán đều chấp nhận được là hết
sức quan trọng và cần phải được phối hợp của tổ chức bảo lãnh, cơng ty kiểm tốn và tổ
chức tư vấn của cơng ty.
- Chính thức thành lập tổ hợp bảo lãnh phát hành và ký hợp đồng bảo lãnh phát
hành với tổ chức phát hành.
- Cơng ty kiểm tốn xác nhận các báo cáo tài chính trong hờ sơ xin phép phát hành.
- Tổ chức phát hành nộp hồ sơ lên Ủy ban chứng khốn. Thơng thường tổ chức
phát hành sẽ được trả lời về việc cấp hay từ chối cấp giấy phép trong một thời hạn nhất
định kể từ ngày nộp hồ sơ xin phép phát hành đầy đủ và hợp lệ. Trong thời gian chờ Uỷ
ban chứng khoán Nhà nước xem xét hờ sơ, tổ chức phát hành có thể sử dụng nội dung
trong bản cáo bạch sơ bộ để thăm dò thị trường.
3


- Sau khi được cấp phép phát hành, tổ chức phát hành phải ra thông báo phát
hành trên các phương tiện thông tin đại chúng, đồng thời công bố ra cơng chúng
bản cáo bạch chính thức và việc thực hiện việc phân phối chứng khoán trong một
thời gian nhất định kể từ khi được cấp giấy phép. Thời hạn phân phối được quy định
khác nhau đối với mỗi nước. Ở Việt nam, theo quy định tại Nghị định 48/Chính phủ về
chứng khốn và thị trường chứng khốn thì thời hạn này là 90 ngày, trong trường hợp xét
thấy hợp lý và cần thiết, Uỷ ban chứng khốn nhà nước có thể gia hạn thêm.
- Tiến hành đăng ký, lưu giữ, chuyển giao và thanh toán chứng khoán sau khi kết
thúc đợt phân phối chứng khốn.
- Sau khi hồn thành việc phân phối chứng khoán, tổ chức phát hành cùng với tổ chức
bảo lãnh phát hành phải báo cáo kết quả đợt phát hành cho Uỷ ban chứng khoán và
tiến hành đăng ký vốn với cơ quan có thẩm quyền.

Trường hợp tổ chức phát hành có đủ điều kiện niêm yết thì có thể làm đơn xin niêm
yết gửi lên Uỷ ban chứng khoán và Sở giao dịch chứng khoán nơi công ty niêm yết.
1.4.

Thủ tục phát hành và cách thức chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng.

1.4.1. Thủ tục phát hành
Thủ tục phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng phải tuân thủ các qui định của luật
pháp về thủ tục phát hành chứng khốn ra cơng chúng.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin phép phát hành. Hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công
chúng được quy định tại Thông tư 17/2007/TT-BTC. Hồ sơ này bao gồm:


Giấy đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng.



Bản cáo bạch theo quy định của Bộ Tài chính.



Điều lệ của công ty.

Quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án phát hành và sử
dụng vốn huy động được.



Cam kết bảo lãnh phát hành (nếu có).




Quyết định của Hội đồng quản trị thông qua hồ sơ.

Bước 2: Nộp hồ sơ xin phép phát hành lên cơ quan quản lý phát hành. Điều này được
quy định tại Nghị định số 48/1998/NĐ-CP của Chính Phủ.
Bước 3:
Cơng bố phát hành. Quy định tại Nghị định số 48/1998/NĐ-CP của Chính
Phủ. Trong thời hạn 5 ngày kể từ khi nhận được giấy phép phát hành, tổ chức phát
hành phải công bố việc phát hành trên 5 số liên tiếp của một tờ báo Trung ương và
một tờ báo địa phương nơi tổ chức phát hành đặt trụ sở chính.


4



Chào bán và phân phối ra công chúng. Thời hạn chào bán trong vòng 90
ngày kể từ ngày giấy phép phát hành có hiệu lực. Phải đảm bảo thời hạn đăng ký mua
cho người đầu tư tối thiểu là 15 ngày làm việc. Tổ chức phát hành phải hoàn thành đợt
phân phối trong thời hạn tối đa là 90 ngày.

Khi phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng, tổ chức phát hành phải tiến hành bán
đấu giá cổ phần. Nếu tổng mệnh giá phát hành dưới 1 tỷ đồng thì tiến hành đấu giá trực
tiếp tại doanh nghiệp. Nếu tổng mệnh giá phát hành từ 1 tỷ đến 10 tỷ đờng thì tổ chức đấu
giá thơng qua tổ chức tài chính trung gian. Nếu tổng mệnh giá phát hành trên 10 tỷ thì
phải tiến hành đấu giá tại trung tâm giao dịch chứng khốn.
Nhìn chung, tiến trình IPO thường liên quan đến một hay một số công ty tài chính đặc
biệt gọi là ngân hàng đầu tư, ở Việt Nam thường gọi là các cơng ty chứng khốn. Những
trung gian tài chính này làm nhiệm vụ cung cấp dịch vụ và bảo lãnh phát hành. Bảo lãnh

phát hành là việc tổ chức bảo lãnh giúp tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi
chào bán chứng khoán, tổ chức phân phối chứng khốn và giúp bình ổn giá chứng khoán
trong giai đoạn đầu trước khi phát hành. Như vậy, bảo lãnh phát hành bao gồm cả việc tư
vấn và phân phối chứng khoán. Những vụ phát hành lớn thường do một nhóm các ngân
hàng đầu tư hợp thành một tổ chức để phân chia công việc và rủi ro. Trong đó có một tổ
chức đứng ra làm nhà bảo lãnh chính và chiếm phần lớn phí bảo lãnh phát hành.
1.4.2. Cách thức chào bán.
Có 3 phương thức chủ yếu để doanh nghiệp thực hiện chào bán cổ phần lần đầu ra
cơng chúng nhằm mục đích huy động vốn cho doanh nghiệp là: phương thức đấu giá,
phương thức giá cố định và phương thức dựng sổ.
Phương thức 1: Đấu giá (Auction)
Có hai phương thức đấu giá cổ phần có thể áp dụng trong các thương vụ IPO là
phương thức đơn giá và phương thức đa giá.
Đơn giá là phương thức xác định kết quả đấu giá mà theo đó, mức giá chào bán cổ
phiếu là mức giá trúng giá thấp nhất và được áp dụng chung cho các thành viên trúng giá.
Tại Việt Nam, phương thức đơn giá chỉ được sử dụng trong các đợt… đấu thầu trái phiếu
Chính phủ.
Đa giá là phương thức xác định kết quả đấu giá mà theo đó, mức giá chào bán cổ phiếu
đối với mỗi thành viên trúng giá đúng bằng mức giá chào của thành viên đó.
Ưu điểm của phương pháp đấu giá kiểu là dễ thực hiện, có thể tối đa hóa số tiền thu
được từ đợt phát hành.
Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là tạo ra nhiều mức giá cho các nhà đầu
tư khác nhau trong cùng một đợt phát hành, dẫn đến sự e dè và thận trọng khi tham gia.
Cơng ty phát hành thì bị động trong việc xác định mức giá đấu mua cổ phiếu của các nhà
đầu tư.
5


Các đợt đấu giá cổ phần lớn thời gian cuối 2017, đầu 2018 tại Việt Nam như Viện Dệt
May, Lọc-Hóa Dầu Bình Sơn, Tổng Cơng ty Dầu Việt Nam… đều được tiến hành theo

phương thức đa giá, tức nhà đầu tư phải trả các mức giá khác nhau do mình đưa ra.
Ví dụ về phương pháp đơn giá và đa giá
Công ty XYZ đấu giá 1 triệu cổ phần, giá khởi điểm 100.000 đồng/cp. Giá chào mua
của các nhà đầu tư được xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp, khối lượng đặt mua được
cộng dồn lần lượt. Sáu nhà đầu tư trả giá cao nhất đặt mua tổng cộng 950.000 cổ phần và
được ưu tiên nhận đúng số cổ phần mà mình đặt mua. Nhà đầu tư trả giá cao thứ 7 (nhà
đầu tư G) đặt mua 100.000 cổ phần nhưng vì chỉ cịn lại 50.000 cổ phần nên G sẽ chỉ
nhận được 50.000 cổ phần này.
Đối với phương thức đơn giá, 7 nhà đầu tư phải trả là mức giá trúng giá thấp nhất, tức
là giá 110.000 đồng/cp của nhà đầu tư G. Đối với phương thức đa giá, 7 nhà đầu tư sẽ
phải trả đúng mức giá mà mình đã đặt.

Một trường hợp điển hình của phương thức này ở Việt Nam là thương vụ đấu giá cổ
phần của Tổng công ty Bia – Rượu – Nước Giải Khát Sài Gòn (Sabeco - Mã: SAB) ngày
18/12/2017 là một ví dụ thực tế điển hình và đơn giản về phương thức đa giá. Số cổ phần
được chào bán là 343.680.000 cổ phiếu. Chỉ có hai nhà đầu tư tham gia đấu giá, một nhà
đầu tư cá nhân đặt mua 20.000 cổ phiếu ở giá 320.500 đồng/cổ phiếu, nhà đầu tư tổ chức
Vietnam Beverage đặt mua toàn bộ 343.680.000 cổ phiếu ở giá 320.000 đồng/cổ phiếu.

6


Vì nhà đầu tư cá nhân đưa ra giá cao hơn nên được ưu tiên phân phối toàn bộ 20.000
cổ phiếu đã đặt mua và nhà đầu tư này phải thanh tốn tiền mua theo giá đã đặt là
320.500 đờng/cổ phiếu. Vietnam Beverage tuy đặt mua khối lượng lớn nhưng giá đưa ra
thấp hơn nên chỉ nhận được số cổ phần còn lại sau khi trừ đi 20.000 cổ phiếu đã phân
phối cho nhà đầu tư cá nhân, tức là 343.660.000 cổ phiếu, và phải thanh toán tiền mua
theo mức giá 320.000 đờng/cổ phiếu.
(Tuy nhiên sau đó nhà đầu tư cá nhân bỏ cọc và khơng thanh tốn mua 20.000 cổ
phiếu đã đặt nên toàn bộ số cổ phiếu chào bán ban đầu được bán cho Vietnam Beverage

với giá 320.000 đồng/cổ phiếu).
Phương thức 2: Chào bán với giá cố định (Fixed-price offering)
Như tên gọi của nó, ở phương pháp này doanh nghiệp phát hành sẽ thông báo số lượng
cổ phần và một mức giá duy nhất mà mình muốn chào bán. Nhà đầu tư nào muốn mua ở
mức giá cố định đó sẽ gửi lệnh đặt mua với khối lượng cụ thể đến ngân hàng. Nếu lượng
cổ phần đặt mua lớn hơn chào bán, cổ phần các nhà đầu tư nhận được sẽ tương ứng với tỷ
lệ đặt mua.
Vì phương pháp này khơng tính đến đến nhu cầu cụ thể của nhà đầu tư nên mức giá
được xác định thường quá thấp và tổng số lượng đặt mua thường quá cao. Ngày nay
phương pháp này hầu như khơng cịn được sử dụng một cách độc lập.
Phương thức 3: Dựng sổ (Book building)
Trước tiên, tổ chức tư vấn và doanh nghiệp IPO sẽ nghiên cứu để đưa ra một khoảng
giá hợp lý cho cổ phiếu sắp được phát hành, thường dựa vào so sánh với các doanh
nghiệp tương tự hay cùng ngành. Sau đó, tổ chức tư vấn và doanh nghiệp phát hành sẽ tổ
chức roadshow nhằm thực hiện hai mục đích chính:
Quảng cáo cho tổ chức phát hành: roadshow thường là cơ hội đầu tiên để các nhà đầu
tư tiếp cận thơng tin chi tiết và đánh giá mơ hình kinh doanh, an tồn tài chính và năng
lực lãnh đạo của doanh nghiệp phát hành.
Xác định nhu cầu nhà đầu tư: tại roadshow, doanh nghiệp phát hành sẽ đưa ra khoảng
giá sơ bộ đã xác định trước đó và đề nghị nhà đầu tư quan tâm cho biết số lượng cổ phần
và mức giá cụ thể (trong khoảng giá) mà mình muốn mua. Từ đây, tổ chức tư vấn lập ra
một cuốn sổ với chi tiết các thông tin về nhu cầu, mức giá của nhà đầu tư, vì vậy nên
phương thức này có tên là dựng sổ. Nếu nhu cầu của nhà đầu tư quá cao hoặc quá thấp, tổ
chức tư vấn và doanh nghiệp phát hành sẽ điều chỉnh khoảng giá lên hoặc xuống.
Sau khi nhận được chấp thuận của cơ quan quản lý trong lĩnh vực chứng khốn, doanh
nghiệp IPO sẽ thơng báo giá bán chính thức (nằm trong khoảng giá đã công bố) và ngày
7


bán. Nếu đợt IPO được bảo lãnh, doanh nghiệp IPO sẽ bán cổ phần của mình cho tổ chức

bảo lãnh và tổ chức bảo lãnh sẽ làm nhiệm vụ bán những cổ phiếu này đến nhà đầu tư tại
mức giá đã công bố. Mức giá doanh nghiệp IPO nhận được từ đợt chào bán sẽ là giá chào
bán đã công bố trừ đi phí bảo lãnh.
Nếu áp dụng phương pháp dựng sổ, kết hợp với việc ngân hàng đầu tư, cơng ty chứng
khốn thực hiện bảo lãnh phát hành thì xác suất thành cơng đối với IPO hoặc thối vốn
sẽ cao hơn, mặc dù có thể khơng nhất thiết tối đa hóa số tiền thu được từ đợt phát hành.
Ví dụ điển hình của phương thức này: Thương vụ IPO Facebook năm 2012: khoảng
giá ban đầu được Facebook và tổ chức tư vấn chính Morgan Stanley xác định là 28-35
USD/cổ phiếu. Sau khi nhận thấy nhu cầu của nhà đầu tư là rất lớn, khoảng giá được tăng
lên thành 34-38 USD/cổ phiếu đồng thời tăng số lượng cổ phiếu phát hành thêm 25%.
Giá phát hành chính thức là 38 USD/cổ phiếu, mức cao nhất trong khoảng giá điều chỉnh.
Tuy nhiên dường như giá cổ phiếu Facebook đã được xác định ở mức quá cao vì trong
ngày giao dịch đầu tiên giá chỉ xoay quanh mức phát hành 38 USD/cổ phiếu Nếu giá
giảm xuống dưới 38 USD, thương vụ IPO này sẽ bị coi là một thất bại nên số lượng cổ
phiếu chào bán lại được điều chỉnh về mức ban đầu để chặn đà giảm giá. Kết thúc ngày
giao dịch đầu tiên, giá cổ phiếu Facebook tăng vỏn vẹn 0,6%. Bước sang ngày thứ hai,
giá giảm đến 11%.
Trên thực tế, các doanh nghiệp IPO có thể kết hợp nhiều phương pháp với nhau.
Phân biệt phương thức dựng sổ và phương thức đấu giá

Phương thức dựng sổ

Phương thức đấu giá

Xác
Thông thường mức giá bán cuối cùng Thực hiện theo nguyên tắc giá
định giá sẽ do tổ chức bảo lãnh phát hành chính bán càng cao càng tốt, việc định giá
bán
phối hợp với tổ chức phát hành quyết định do cả nhà đầu tư tổ chức và nhà đầu
dựa trên sổ lệnh nhu cầu chủ yếu của nhà tư cá nhân quyết định trên cơ sở một

đầu tư tổ chức có tính đến nhu cầu của nhà mức giá khởi điểm định hướng từ
đầu tư cá nhân.
đầu.

8


Mục
tiêu
phân
phối cổ
phiếu

căn cứ vào chất lượng và số lượng nhà Tự động phân bổ theo công thức
đầu tư, độ nhạy cảm về tổng cầu để quyết dựa trên mức giá đấu thành công từ
định mức giá đảm bảo mục tiêu và tính cao xuống thấp. Nhu cầu của nhà
thanh khoản của cổ phiếu trên thị trường đầu tư không được cân nhắc, phân
thứ cấp sau khi niêm yết.
tích theo phương thức này.

Xác
Sẽ quyết định được cổ đông trên cơ sở Doanh nghiệp khơng thể biết
định
phân tích sổ lệnh nhu cầu, điều chỉnh và được số lượng, chất lượng của cổ
thông tin quyết định mức giá bán cuối cùng
đông sau khi chào bán thành công

1.5.
1.5.1


Thuận lợi và khó khăn khi phát hành IPO
Thuận lợi

- Phát hành chứng khốn ra cơng chúng sẽ tạo ra hình ảnh đẹp và sự nổi tiếng của
công ty, nhờ vậy công ty sẽ dễ dàng hơn và tốn ít chi phí hơn trong việc huy động vốn
qua phát hành trái phiếu, cổ phiếu ở những lần sau. Thêm vào đó, khách hàng và nhà
cung ứng của công ty thường cũng sẽ trở thành cổ đông của cơng ty và do vậy cơng ty sẽ
rất có lợi trong việc mua nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm.
- Phát hành chứng khốn ra cơng chúng sẽ làm tăng giá trị tài sản rịng, giúp cơng ty
có được ng̀n vốn lớn và có thể vay vốn của ngân hàng với lãi suất ưu đãi hơn cũng như
các điều khoản về tài sản cầm cố sẽ ít phiền hà hơn. Ví dụ như các cổ phiếu của các cơng
ty đại chúng dễ dàng được chấp nhận là tài sản cầm cố cho các khoản vay ngân hàng.
Ngoài ra, việc phát hành chứng khốn ra cơng chúng cũng giúp cơng ty trở thành một
ứng cử viên hấp dẫn hơn đối với các cơng ty nước ngồi với tư cách làm đối tác liên
doanh.
- Phát hành chứng khốn ra cơng chúng giúp cơng ty có thể thu hút và duy trì đội
ngũ nhân viên giỏi bởi vì khi chào bán chứng khốn ra công chúng, công ty bao giờ
cũng dành một tỷ lệ chứng khoán nhất định để bán cho nhân viên của mình. Với quyền
mua cổ phiếu, nhân viên của cơng ty sẽ trở thành cổ đông, và được hưởng lãi trên vốn
thay vì thu nhập thơng thường. Điều này đã làm cho nhân viên của cơng ty làm việc có
hiệu quả hơn và coi sự thành bại của công ty thực sự là thành bại của mình.
- Phát hành chứng khốn ra cơng chúng, cơng ty có cơ hội tốt để xây dựng một hệ
thống quản lý chuyên nghiệp cũng như xây dựng được một chiến lược phát triển rõ
ràng. Cơng ty cũng dễ dàng hơn trong việc tìm người thay thế, nhờ đó mà tạo ra được
tính liên tục trong quản lý. Bên cạnh đó, sự hiện diện của các uỷ viên quản trị không trực
tiếp tham gia điều hành công ty cũng giúp tăng cường kiểm tra và cân đối trong quản lý
và điều hành công ty.
- Phát hành chứng khốn ra cơng chúng làm tăng chất lượng và độ chính xác của các
báo cáo của cơng ty bởi vì các báo cáo của cơng ty phải được lập theo các tiêu chuẩn
9



chung do cơ quan quản lý quy định. Chính điều này làm cho việc đánh giá và so sánh kết
quả hoạt động của công ty được thực hiện dễ dàng và chính xác hơn.
1.5.2. Khó khăn
- Phát hành cổ phiếu ra công chúng làm phân tán quyền sở hữu và có thể làm mất
quyền kiểm sốt cơng ty của các cổ đơng sáng lập do hoạt động thơn tính cơng ty. Bên
cạnh đó, cơ cấu về quyền sở hữu của công ty luôn luôn bị biến động do chịu ảnh hưởng
của các giao dịch cổ phiếu hàng ngày.
- Chi phí phát hành chứng khốn ra cơng chúng cao, thường chiếm từ 8-10% khoản
vốn huy động, bao gờm các chi phí bảo lãnh phát hành, phí tư vấn pháp luật, chi phí in
ấn, phí kiểm tốn, chi phí niêm yết… Ngồi ra, hàng năm công ty cũng phải chịu thêm
các khoản chi phí phụ như chi phí kiểm tốn các báo cáo tài chính, chi phí cho việc
chuẩn bị tài liệu nộp cho cơ quan quản lý nhà nước về chứng khốn và chi phí cơng bố
thơng tin định kỳ.
- Cơng ty phát hành chứng khốn ra cơng chúng phải tn thủ một chế độ công bố
thông tin rộng rãi, nghiêm ngặt và chịu sự giám sát chặt chẽ hơn so với các công ty
khác. Tại Việt Nam, các công ty đại chúng phải tuân thủ quy định tại Thông tư
155/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính về hướng dẫn cơng bố thơng tin trên thị trường
chứng khốn, bao gờm cả thơng tin định kỳ và không định kỳ như: báo cáo tài chính kèm
thuyết minh, báo cáo sử dụng vốn, tỷ lệ sở hữu nước ngồi, quyết định tham gia góp vốn,
quyết định vay hoặc phát hành trái phiếu… Hơn nữa, việc công bố các thông tin về doanh
thu, lợi nhuận, vị trí cạnh tranh, phương thức hoạt động, các hợp đờng ngun liệu, cũng
như nguy cơ bị rị rỉ thơng tin mật ra ngồi có thể đưa cơng ty vào vị trí cạnh tranh bất
lợi.
- Đội ngũ cán bộ quản lý công ty phải chịu trách nhiệm lớn hơn trước công chúng.
Ngoài ra, do quy định của pháp luật, việc chuyển nhượng vốn cổ phần của họ thường bị
hạn chế.
Chương 2: Thực trạng IPO tại Việt Nam
2.1.Việt Nam đứng đầu huy động vốn IPO ở Đông Nam Á.

Theo dữ liệu của hãng tư vấn tài chính EY (tức Ernst & Young) , Việt Nam đã vọt lên
đứng đầu Đông Nam Á về tổng trị giá các vụ IPO trong năm 2018.
Điều đáng ghi nhận là với tổng trị giá IPO đạt 2,6 tỉ đô la trong năm 2018, cao gấp 3,7
lần so với năm 2017, Việt Nam - vốn thua xa các nước láng giềng lớn chỉ hai năm
trước, đã nhảy vọt lên đỉnh và qua mặt Singapore - một cửa ngõ tài chính quốc tế
lớn trong khu vực kết thúc năm 2018 với 13 đợt IPO, huy động khoảng 500 triệu
USD, xếp thứ 4 Đông Nam Á, sau Thái Lan và Indonesia.

10


Nguồn: Ernst & Young

Một cách chi tiết, trong năm 2018, Việt Nam có 5 vụ phát hành cổ phiếu lần đầu ra cơng
chúng IPO, trong đó, lớn nhất là thương vụ phát hành IPO mang về 1,35 tỉ đô la của
tập đoàn địa ốc Vinhomes, được đánh giá là vụ IPO lớn nhất Việt Nam và lớn thứ
nhì Đơng Nam Á trong năm nay, và lớn thứ 3 Đông Nam Á thuộc về Ngân hàng
TMCP Kỹ thương Việt Nam Techcombank với 923 triệu USD.
Theo CNBC, một trong những nguyên nhân khiến thị trường IPO khởi sắc tại Việt Nam
là cố gắng của chính phủ Việt Nam trong việc thúc đẩy tiến trình tư nhân hóa các doanh
nghiệp nhà nước được hứa hẹn từ lâu.Với đà đẩy mạnh việc bán cổ phần trong các doanh
nghiệp nhà nước, Việt Nam được cho là sẽ tiếp tục đứng đầu danh sách thị trường IPO
lớn nhất Đông Nam Á trong những năm tới đây. Một bản dự báo của công ty luật và tư
vấn Baker McKenzie và Oxford Economics công bố vào đầu tháng 12 này được CNBC
trích dẫn, đã cho rằng nhiều khả năng Việt Nam sẽ tiếp tục giữ vững vị trí quán quân ở
Đông Nam Á về huy động được nhiều vốn liếng nhất thơng qua các vụ IPO, ít nhất là đến
năm 2021.

11



2.2.

Các doanh nghiệp chuẩn bị IPO vào năm 2019.

Những tháng đầu năm 2018, giới đầu tư đã háo hức tham gia vào các đợt IPO của
nhiều tên tuổi lớn như Tổng cơng ty Điện lực Dầu khí (PVPOWER), Tổng cơng ty Dầu
Việt Nam (PVOIL), Tổng công ty Phát điện 3 (EVNGenco 3).Tổng số tiền thu về từ các
đợt IPO doanh nghiệp nhà nước trong nửa đầu năm nay đã gấp 4 lần số tiền thu về cùng
kỳ năm 2017.
Trao đổi với Đầu tư Chứng khoán, một chuyên gia chứng khoán cho biết, từ nay đến
cuối năm dường như khơng cịn đợt IPO nào hấp dẫn như những phiên đầu năm. Thay
vào đó, dịng tiền sẽ hướng đến các đợt chào bán lớn trong năm 2019.

12


Tổng công ty Viễn thông Mobifone
Theo kế hoạch ban đầu của Chính phủ, Mobifone sẽ phải hồn tất cổ phần hóa trong
năm 2018, tuy nhiên do cịn vướng mắc trong việc mua bán - sáp nhập doanh nghiệp và
thực hiện một số kết luận của cơ quan chức năng nên việc hồn thành cổ phần hóa chưa
thực hiện được.
Thậm chí, tháng 7/2018, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Cơng an (C46) đã quyết định
khởi tố vụ án hình sự số 26/C46-P13 về tội “Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn
đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại Điều 220 Bộ luật Hình sự 2015, xảy
ra tại Tổng cơng ty Viễn thơng Mobifone - Bộ Thông tin và Truyền thông và các đơn vị
liên quan liên quan đến những sai phạm trong việc Mobifone mua 95% cổ phần của Công
ty cổ phần Nghe nhìn Tồn cầu (AVG). Điều này khiến thời gian thực hiện kế hoạch cổ
phần hóa của Mobifone sẽ tiếp tục bị kéo dài.
Theo báo cáo tài chính riêng quý II/2018, trong 6 tháng đầu năm, Mobifone đạt 17.231

tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 8% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế giảm
26%, xuống còn 1.951 tỷ đờng. Hiện Mobifone có vốn điều lệ 15.000 tỷ đờng.
Tập đồn Bưu chính - Viễn thơng Việt Nam (VNPT)
Theo Quyết định số 2129/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (ngày 29/12/2017) phê
duyệt phương án cơ cấu lại VNPT giai đoạn 2018 - 2020, VNPT (cơng ty mẹ) phải bảo
đảm hồn thành cổ phẩn hóa Tập đồn trong năm 2019 theo đúng quy định.
Mới đây, ông Phạm Đức Long, Tổng giám đốc VNPT cho biết, do Tập đồn có quy
mơ rất lớn, trải khắp 63 tỉnh, thành phố với hơn 700 huyện, hơn 9.000 xã, nên việc kiểm
13


kê tài sản cũng như chuẩn bị phương án cổ phần hóa là khối lượng khổng lờ, cần nhiều
thời gian để tiến hành.
Hiện tại, về cơ bản, phương án sử dụng đất của VNPT đã được phê duyệt. Về kiểm kê
tài sản được hình thành qua các thời kỳ, Tập đồn vẫn đang tổ chức kiểm đếm và kiểm
sốt bằng hệ thống cơng nghệ thơng tin. Tập đồn đang nỗ lực để cuối quý III/2018 sẽ
hoàn thành cơ bản việc kiểm kê số lượng, sau đó xác định giá trị tài sản của doanh
nghiệp.
Được biết, doanh thu của Tập đoàn đạt mức tăng trưởng bình quân hàng năm trên
80%. Lợi nhuận sau 4 năm tái cơ cấu tăng trưởng trên 25%. Các chỉ số về tài chính đều
trong ngưỡng an tồn, đờng vốn được bảo tồn. Đến năm 2017, VNPT khơng cịn vay
vốn và nợ nước ngồi. Dự kiến, Tập đoàn sẽ IPO vào cuối năm 2019. Nhà nước tiếp tục
nắm giữ 65% và 35% sẽ được chào bán cho nhà đầu tư.
Bên cạnh các thương vụ IPO đã phần nào xác định được mốc thời gian kể trên, có một
thực tế là cịn nhiều kế hoạch cổ phần hóa của những tên tuổi lớn vẫn mịt mờ, sau thời
gian trì hỗn kéo dài.
Chẳng hạn, với Tổng cơng ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD), tuy kế hoạch
ban đầu là thoái vốn nhà nước trong năm 2017, nhưng do khó khăn trong việc xác định
giá trị tài sản doanh nghiệp nên Bộ Xây dựng đã đề xuất kiến nghị Thủ tướng Chính phủ
xem xét, điều chỉnh kế hoạch cổ phần hóa vào Danh mục các doanh nghiệp hồn thành cổ

phần hóa trong năm 2018. Hiện nay, với lý do tương tự, Bộ Xây dựng tiếp tục xin lùi lại
tới năm 2019.
Tổng công ty cổ phần Công nghiệp xi măng Việt Nam (VICEM) cũng là tên tuổi liên
tục lỡ hẹn trong kế hoạch IPO. Với vốn điều lệ 12.360 tỷ đồng, VICEM thuộc hàng "bom
tấn" của Bộ Xây dựng.
Vốn dĩ công tác IPO của VICEM đã được thực hiện trong năm 2015, nhưng do nhận
trách nhiệm tái cơ cấu các doanh nghiệp ngành xi măng thua lỗ nên thời gian cổ phần hóa
của Tổng cơng ty đã bị lùi lại và trì hỗn cho đến nay.
Trong khi đó, Tổng cơng ty Thương mại Sài Gịn (Satra) dù đã hé lộ thông tin IPO từ
lâu nhưng đến nay vẫn chưa có thêm tín hiệu nào.
Dự định cổ phần hóa cuối năm 2016, nhưng tới đầu năm 2017, lãnh đạo Satra mới tiết
lộ Tổng cơng ty đã hồn thành việc xác định giá trị doanh nghiệp và sẽ lần đầu bán cổ
phần ra cơng chúng trong q II năm đó. Tuy nhiên, nhà đầu tư chờ mòn mỏi từ năm
14


2017, qua 2018 vẫn chưa thấy tín hiệu IPO của ông lớn này và lại tiếp tục đặt niềm tin
vào năm 2019.
Ngồi ra, nhà đầu tư cịn chờ đợi thêm thông tin rõ ràng từ các đợt IPO của Tổng cơng
ty Du lịch Sài Gịn (Saigon Tourist), Tổng cơng ty Đầu tư và Phát triển Nhà Hà Nội,
Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam...
Hay một số công ty cũng đang tìm kiếm đối tác chiến lược để thối vốn nhà nước như
Cơng ty cổ phần Lọc Hóa dầu Bình Sơn (BSR), Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOIL) và
Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (POW).

Chương 3: Thương vụ IPO điển hình – Vincom Retail
3.1. Giới thiệu về Vincom Retail
3.1.1. Giới thiệu chung
 Tên pháp định: Công ty Cổ phần Vincom Retail


 Hoạt động kinh doanh chính của Công ty:
i. Hoạt động cho thuê các Trung tâm thương mại bán lẻ và các dịch vụ liên quan:
Vincom Retail là công ty phát triển, sở hữu và vận hành hệ thống TTTM có quy mơ lớn
nhất và có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất ở Việt Nam. Tính tới ngày 31 tháng 03 năm
15


2018, Vincom Retail có 46 trung tâm thương mại (TTTM) đang hoạt động tại 24 tỉnh và
thành phố trên toàn quốc với tổng diện tích mặt bằng bán lẻ hơn 1,1 triệu m2.
ii. Đầu tư và phát triển các bất động sản để bán: Ngoài hoạt động cho thuê mặt bằng tại
các TTTM, Vincom Retail còn phát triển nhà phố thương mại (shophouse) xung quanh
một số TTTM Vincom Plaza, Trung tâm mua sắm Vincom+ và tháp văn phòng và căn hộ
để bán tại một số TTTM Vincom Center. Giá trị chuyển nhượng các bất động sản này sẽ
được ghi nhận doanh thu khi hoàn thành và được bàn giao cho người mua. Dòng tiền từ
việc bán các bất động sản này giúp Cơng ty có thêm ng̀n tiền phát triển các TTTM.
 Vincom Retail là là thương hiệu kinh doanh mặt bằng bán lẻ thuộc Tập đoàn
Vingroup
Tập đoàn mẹ Vingroup
- Là một trong những Tập đoàn kinh tế tư nhân có mức vốn hóa lớn nhất trên thị trường
Việt Nam, đạt 69,7 nghìn tỷ đờng năm 2015 và hiện nay là 13,62 tỷ USD – 31,811,961.40
tỷ VND.
- Đứng đầu là Phạm Nhật Vượng,.
- Hoạt động hầu hết mọi lĩnh vực của đời sống như y tế, giáo dục, bất động sản và cơng
nghiệp nặng. Tập đồn gờm các cơng ty thành viên: Vinhomes, Vinmec, VinCommerce,
Vincom Retail, Vinpearl, Vinfast…
 Niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khốn Thành phố Hờ Chí Minh (HOSE) ngày
25/10/2017. Giao dịch trên trên Sở Giao dịch Chứng khốn Thành phố Hờ Chí Minh
(HOSE) ngày 06/11/2017.
 Nhóm ngành: Bất động sản – Mã CP: VRE
 KLCP đang niêm yết: 1,901,078,733

 KLCP đang lưu hành: 1,901,078,733
 Vốn hóa thị trường: 64,636,676,922,000

3.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
 2012: Thành lập Công ty TNHH Vincom Retail.
 2013: Chuyển từ công ty TNHH sang công ty cổ phần.
Công ty nhận chuyển nhượng ba TTTM Vincom từ Vingroup bao gồm TTTM Vincom
Center Bà Triệu, TTTM Vincom Center Đồng Khởi và TTTM Vincom Plaza Long Biên

16


Nhận chuyển nhượng TTTM Vincom Mega Mall Royal City từ Vingroup. Nhận khoản
đầu tư đầu tiên trị giá 200 triệu đô la Mỹ từ quỹ đầu tư Warburg Pincus Investments III
B.V. và Credit Suisse AG chi nhánh Singapore
 2014: Nhận chuyển nhượng Vincom Mega Mall Times City từ Vingroup.
Khai trương TTTM Vincom Plaza Hạ Long – TTTM đầu tiên ngoài Hà Nội và TP.HCM.
Sở hữu danh mục gồm 6 TTTM vào ngày 31/12/2014
 2015: Khai trương TTTM Vincom Mega Mall Thảo Điền.
Khai trương 10 TTTM mới và mua lại 5 siêu thị Maximark. Sở hữu danh mục gồm 21
TTTM vào ngày 31/12/2015, với tổng diện tích sàn bán lẻ xây dựng khoảng 850.000 m2.
Tiếp tục nhận khoản đầu tư thứ 2 trị giá 100 triệu đô la Mỹ từ quỹ Warburg Pincus
Investments III B.V
 2016: Ra mắt Trung tâm mua sắm Vincom.
Cửa hàng đầu tiên của Zara tại Việt Nam mở tại TTTM Vincom Center Đồng Khởi. Khai
trương 10 TTTM mới . Nhận các khoản góp vốn và tài sản có tổng trị giá khoảng 8.610 tỷ
đờng (tương đương 390 triệu đơ la Mỹ) từ Tập đồn Vingroup. Sở hữu danh mục gồm 31
TTTM tại ngày 31/12/2016, với tổng diện tích sàn bán lẻ xây dựng khoảng xây dựng 1
triệu m2
 Tháng 6/2017: Khai trương 9 TTTM mới.

Sở hữu danh mục gờm 40 TTTM, với tổng diện tích sàn bán lẻ xây dựng khoảng 1,1 triệu
m2. Cửa hàng đầu tiên của H&M tại Việt Nam mở tại Vincom Center Đồng Khởi
 Tháng 07/2017: Khai trương Trung tâm Thương mại Vincom Plaza Hà Tĩnh;
3.1.3. Lịch sử tăng vốn điều lệ

17


Tại ngày 3/10, VRE có 5 cổ đơng lớn, trong đó Tập đồn Vingroup và hai cơng ty con
sở hữu 59% vốn. Ngồi ra VRE có hai cổ đơng ngoại là quỹ Credit Suisse AG, chi nhánh
Singapore và WP Investments III B.V.

18


3.2. Tình hình kinh doanh trước khi IPO
3.2.1. Quy mô
Vincom Retail là nhà phát triển, sở hữu và vận hành TTTM bán lẻ lớn nhất Việt Nam,
với 4 mơ hình: Vincom Center, Vincom Mega Mall, Vincom Plaza, Vincom Plus - đáp
ứng nhu cầu đa dạng của các phân khúc tiêu dùng.

19


Tính tới ngày 31 tháng 03 năm 2018, Vincom Retail có 46 trung tâm thương mại (TTTM)
đang hoạt động tại 24 tỉnh và thành phố trên toàn quốc với tổng diện tích mặt bằng bán lẻ
hơn 1,1 triệu m2.

3.2.2. Cơ cấu doanh thu và lợi nhuận


20


Hai mảng chính trong hoạt động kinh doanh của Vincom Retail chiếm hơn 90% tổng
doanh thu hàng năm, bao gồm hoạt động cho thuê bất động sản đầu tư – ở đây là mặt
bằng bán lẻ tại các TTTM – và các dịch vụ liên quan, và hoạt động chuyển nhượng bất
động sản do Công ty phát triển tại khu vực xung quanh các TTTM của mình.

3.3. Quá trình IPO
3.3.1. Nguyên nhân phát hành IPO
Sở dĩ ngày càng có nhiều doanh nghiệp IPO và trở thành công ty đại chúng là vì hoạt
động này đem lại nhiều lợi ích. Có thể kể đến như thêm một kênh huy động vốn trung và
dài hạn. Việc gia tăng số lượng các TTTM hàng năm và mục tiêu nâng tổng số TTTM lên
để đạt được tổng cộng 200 TTTM vào năm 2021 đề ra nhiều thách thức cho Vincom
Retail về mặt nguồn vốn, nhân sự và quản trị vì thế doanh nghiệp chọn IPO do bản thân
thương vụ IPO sẽ giúp doanh nghiệp huy động được một số vốn nhất định. Về sau, nếu
cần thêm vốn, doanh nghiệp có thể tiếp tục huy động thông qua việc phát hành cổ phiếu
cho các nhà đầu tư trên thị trường. Điều này giúp giảm sự phụ thuộc vào vốn vay ngân
hàng.
IPO cũng là một kênh để các cổ đông hiện hữu hoặc các nhà đầu tư mạo hiểm (venture
capitalists) thoái vốn và chốt lời sau một thời gian đầu tư.

21


Bên cạnh đó, IPO giúp tăng hiện diện hình ảnh của công ty: Các thương vụ IPO
thường thu hút sự quan tâm đông đảo của công chúng. Sau khi doanh nghiệp lên sàn, cổ
phiếu và tên tuổi doanh nghiệp được nhắc tới nhiều hơn so với khi chưa IPO.
Khẳng định vị thế của công ty: doanh nghiệp vận hành trung tâm thương mại đầu tiên
tại Việt Nam đưa cổ phiếu lên sàn chứng khoán

(Đại diện Vincom Retail, bà Trần Mai Hoa – Tổng giám đốc Công ty nhận định “đây là
một sự kiện rất ý nghĩa trong lịch sử phát triển của Công ty, hứa hẹn mang lại cho công ty
nhiều thuận lợi về mọi mặt. Ngồi ra cịn đánh giá Thị trường bán lẻ và tiêu dùng ở Việt
Nam là một thị trường còn rất nhiều tiềm năng ở Đông Nam Á, với dân số trẻ, sáng tạo,
và tốc độ đơ thị hóa mạnh mẽ. Đây là các nhân tố rất thuận lợi để ngành bất động sản và
bán lẻ hiện đại còn phát triển vững mạnh trong những năm tới.”)
Từ sau khi quyết định thực IPO, mỗi khi thị trường có nhu cầu các Cơng ty này sẽ phát
hành thêm cổ phiếu. Đây cũng là hình thức mà các Công ty lớn sáp nhập, mua lại các
Công ty nhỏ lẻ bằng việc tận dụng mua bán cổ phiếu trên thị trường. Hình thức cổ phần
hóa cũng giúp nhân viên trong Cơng ty có thể có được một lượng cổ phần nhất định từ
công ty.
3.3.2. Thương vụ IPO
Ngày 22/09/2017, HOSE nhận hồ đăng ký niêm yết của Vincom Retail.
Niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khốn Thành phố Hờ Chí Minh (HOSE) ngày
25/10/2017.
Việc dựng sổ cho IPO đã bắt đầu ngày 16/10 và phân phối cổ phiếu ngày 26/10.
Thương vụ IPO của Vincom Retail - Giao dịch chào bán cổ phần thứ cấp của Công ty
cổ phần Vincom Retail (Vincom Retail) do bốn đơn vị tư vấn dựng sổ (Joint
Bookrunners) bao gồm Citi, Deutsche Bank, Credit Suisse và Công ty cổ phần Chứng
khốn Sài Gịn (SSI).
Thương vụ được thực hiện thông qua việc chào bán 21,8% cổ phần Vincom Retail từ
các cổ đông hiện hữu của công ty dưới hình thức dựng sổ. Đây cũng là lần đầu tiên cổ
phiếu thứ cấp của một doanh nghiệp Việt Nam được chào bán theo tiêu chuẩn 144A, là
một chuẩn mực chào bán khắt khe cho các nhà đâu tư QIBs (Qualified Institutional
Buyers) ở Mỹ.
Có 9 nhà đầu tư chủ chốt (cornerstone investor) tham gia mua cổ phần, bao gồm
Avanda Investment Management Pte, Dragon Capital, Genesis Investment Management
LLP, GIC Pte, HSBC Asset Management (UK), Karst Peak, RWC Asset Advisors (US),
Templeton Investments và TT International.
22



Phần cổ phiếu còn lại được phân phối cho các nhà đầu tư quan tâm khác dưới hình
thức dựng sổ, và đã nhận được nhu cầu đặt mua cao gấp hơn 5 lần so với số lượng cổ
phần thứ cấp bán ra tại mức giá chào bán tối đa là 40.600 đồng/cổ phần.
Với mức giá này, vụ IPO của Vincom Retail được định giá 16.200 tỷ đồng, tương
đương 713 triệu USD. Vincom Retail có vốn điều lệ đạt 19.010 tỷ đồng vào tháng 9/2017
dẫn đến đây là thương vụ IPO lớn nhất từ trước đến nay của 1 doanh nghiệp Việt với quy
mô 713 triệu USD.
Đợt chào bán cổ phần thứ cấp của VRE được thực hiện với một cấu trúc cho phép nhà
đầu tư nước ngoài nhận được cổ phần ngay sau khi thanh tốn (payment vs delivery)
thơng qua hình thức giao dịch thỏa thuận sau khi cơng ty niêm yết.
Việc bên mua có thể nhận được cổ phần ngay sau khi thanh tốn góp phần thu hút sự
quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài vào cổ phiếu VRE, bao gờm các nhà đầu tư tài chính
quốc tế lớn. Số lượng cổ phần Vincom Retail đặt mua từ các nhà đầu tư nước ngoài đạt
được kỷ lục trong lịch sử thị trường chứng khoán Việt Nam.
3.4. Hoạt động kinh doanh sau khi IPO
3.4.1. Quy mơ
Tính tới ngày 31 tháng 03 năm 2018, Vincom Retail có 46 trung tâm thương mại
(TTTM) đang hoạt động tại 24 tỉnh và thành phố trên tồn quốc với tổng diện tích mặt
bằng bán lẻ hơn 1,1 triệu m2. Hết năm 2018, công ty tiếp tục mở thêm trên 30 trung tâm
thương mại tại các địa bàn mới, hướng tới mục tiêu đạt 200 trung tâm thương mại vào
năm 2021.
Về phát triển thương hiệu, thương hiệu Vincom đã lọt Top 3 thương hiệu mạnh nhất
Việt Nam năm 2017 do Brand Finance bình chọn và thuộc Top 50 thương hiệu có giá trị
thương hiệu lớn nhất Việt Nam. Với giá trị thương hiệu uy tín và chất lượng dịch vụ
thuyết phục, Vincom Retail trở thành địa chỉ được lựa chọn bởi các thương hiệu thời
trang quốc tế lớn như Zara, H&M, Pull&Bear, Stradivarius, Massimo Dutti, Old Navy, H
Connect, … làm nơi ra mắt người tiêu dùng Việt Nam trên toàn quốc trong năm 2017.


Kế hoạch kinh doanh năm 2019
Định hướng năm 2019 mở mới thêm 13 TTTM và hiện diện tại 42 tỉnh thành. Tổng diện
tích sàn bán lẻ đạt xấp xỉ 1,7 triệu m2.
23


Năm 2019 Vincom Retail sẽ tập trung phát triển các hệ thống TTTM Vincom Mega Mall
và Vincom Center tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và Tp HCM, trong đó dự kiến sẽ ra mắt
thị trường chào thuê các dự án Vincom Mega Mall tại các khu đại đô thị Vinhomes.
Kế hoạch cụ thể, Vincom Retail đặt mục tiêu doanh thu thuần năm 2019 ước đạt khoảng
9.500 tỷ đồng, tăng 6,3% so với doanh thu đạt được năm 2018. Và lợi nhuận sau thuế dự
kiến khoảng 2.700 tỷ đồng, ước tăng trưởng 11,9% so với năm 2018.
3.4.2. Doanh thu
HĐQT công ty cho biết năm 2018 kết thúc ấn tượng với Vincom Retail. Trong đó doanh
thu thuần đạt mức tăng trưởng 65% so với năm trước, đạt 9.124 tỷ đồng. Lợi nhuận sau
thuế đạt 2.413 tỷ đồng, tăng 19% so với lợi nhuận đạt được năm 2017 nhưng cũng mới
chỉ hoàn thành 96,5% chỉ tiêu lợi nhuận được giao cho cả năm.

Nguồn: CafeF
Trong cơ cấu doanh thu của Vincom Retail, doanh thu từ cho thuê bất động sản đầu tư và
các dịch vụ liên quan đạt 5.506 tỷ đờng, đóng góp hơn 60% tổng doanh thu. Doanh thu từ
chuyển nhượng BĐS đạt 3.433 tỷ đồng và doanh thu khác đạt 185 tỷ đồng. Riêng lợi
nhuận từ mảng cho thuê BĐS đầu tư và các dịch vụ liên quan đạt 3.829 tỷ đờng, tăng
24% so với năm trước đó. Cịn doanh thu chuyển nhượng BĐS trong năm chủ yếu đến từ
việc bàn giao căn hộ condotel tại các dự án Vinpearl Condotel Đà Nẵng, căn hộ tại dự án
Suối Hoa, Bắc Ninh và một số dự án khác…

24



Nguồn: CafeF
3.5. Một số thương vụ IPO không thành công và ngun nhân
3.5.1. Thực trạng
Khơng ít đợt chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) của những doanh nghiệp
lớn rơi vào tình cảnh ế ẩm như Tổng cơng ty Cao su Việt Nam (VRG), Tổng công ty Phát
điện 3 (Genco 3), Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines).
3.5.2. Nguyên nhân
3.5.2.1. Tỷ lệ nắm giữ cổ phần của Nhà nước cao
Ở Genco 3 và VRG là do tỷ lệ nắm giữ cổ phần của Nhà nước quá cao, VRG cịn hạn
chế khơng cho người nước ngồi nắm giữ.
Chẳng hạn, khi cổ phần hóa một số doanh nghiệp thuộc Bộ Xây dựng, nhà đầu tư
muốn mua cổ phiếu với tỷ lệ cao nhưng không thể, do phương án cổ phần hóa thể hiện tỷ
lệ cổ phần Nhà nước sở hữu sau cổ phần hóa q cao. Thậm chí, bản thân lãnh đạo doanh
nghiệp không muốn bán nhiều cổ phần ra bên ngồi khi IPO, vì dư âm việc bán mạnh cổ
phần tại nhiều doanh nghiệp thuộc Bộ Giao thông Vận tải khiến nhiều lãnh đạo doanh
nghiệp mất ghế, mất việc trước đó làm cho khơng ít người e ngại, có thái độ co cụm lại.
Tổ chức IPO là thật, nhưng “trong bụng” nhiều lãnh đạo doanh nghiệp không muốn nhà
đầu tư mua hết cổ phần.
Điều này cho thấy tư tưởng cổ phần hóa cịn chưa thơng, nên hồn tồn hiểu được tại
sao lượng cổ phần bán được ít trong nhiều đợt IPO.
25


×