Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

ktghp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.51 KB, 5 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI
KHOA SƯ PHẠM TIỂU HỌC – MẦM NON



BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN
MÔN: PP DH TIẾNG VIỆT 1
NĂM HỌC 2018 - 2019

Giao viên giang day: Ths Trân Dương Quôc Hoa
Sinh viên thưc hiên: Trân Thi Anh Hông
Lơp ĐH Tiêu hoc A-K6
MSSV: 1161070040

Đông nai ngay 03 thang 12 năm 2018


Vấn đề 1: Xem xét, đánh giá việc thực hiện 3 nguyên tắc dạy học Tiếng
Việt ở trường tiểu học ( Nguyên tắc phát triển tư duy; Nguyên tắc giao tiếp;
Ngun tắc chú ý đến tâm lí và trình độ Tiếng Việt vốn có của HS tiểu học).
Trong thời gian kiến tập đợt 1 ở trường Tiểu học Tam Hiệp B tại lớp 1/3, qua
các tiết dự giờ và tiết dạy mẫu em có một số đánh giá, nhìn nhận về việc thực
hiện các nguyên tắc dạy học Tiếng việt như sau:
 Nguyên tắc phát triển tư duy:
- Trong các tiết dạy GV đã đảm bảo được yếu tố hình thành tư duy cho HS.
GV luôn đặt HS vào trạng thái tư duy liên tục bằng việc đưa ra các câu hỏi
gợi ý để HS nắm vững nội dung bài học, đồng thời qua đó giáo dục cho các
em các kĩ năng trong cuộc sống.
Ví dụ: Bài Học vần “ ưu – ươu ” GV đưa ra các câu hỏi để HS luôn ở
trạng thái tư duy liên tục như: Ai giỏi đánh vần giúp cô vần ưu? Nêu cách


ghép vần ưu?; Đọc vần giúp cô?... Trong phần giảng từ “con hươu” GV
đưa câu hỏi Chúng ta phải làm gì để bảo vệ các loài động vật hoang dã?->
giáo dục HS không săn bắt và có ý thức bảo vệ các loài động vật đó.
- GV đều chú ý đến việc rèn các thao tác tư duy ( phân tích, so sánh, khái
quát, tổng hợp,…) trong các tiết dạy.
Ví dụ: Bài Học vần “ ưu – ươu ” GV cho HS phân tích vần ưu/ươu, so
sánh vần ưu – ươu có điểm gì giống và khác nhau?...
- GV làm rõ cho HS thông hiểu được ý nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ.
Ví dụ: Bài Học vần “ ưu – ươu ” GV gợi ý để giúp HS hiểu các từ khóa
( trái lựu, hươu sao), các từ ứng dụng ( con cừu, bướu cổ) bằng việc cho các
em ăn thử trái lựu và xem các hình ảnh, clip minh họa.
 Theo em, GV đã thực hiện tốt nguyên tắc phát triển tư duy trong các tiết
dạy. Ngoài ra giáo viên còn đưa ra các câu hỏi mở, các câu hỏi nâng
cao ngoài sách giáo khoa để nâng cao trình độ nhận thức, khả năng tư
duy của học sinh.
 Nguyên tắc giao tiếp:


- GV tạo cơ hội cho HS luyện tập về các kỹ năng ứng xử trong các hoàn cảnh
giao tiếp khác nhau thông qua các chủ đề luyện đọc, luyện nói nhưng chủ
yếu là hoạt động giao tiếp đơn giản, phù hợp lứa tuổi của các em.
+ Trong các tiết Học vần GV luôn cho HS suy nghĩ cá nhân, thảo luận
đôi bạn sau đó chia sẻ trước lớp và yêu cầu các nhóm nhận xét lẫn nhau
-> tạo cơ hội cho các em được giao tiếp nhiều với các bạn trong lớp.
+ Đối với phần luyện đọc, GV cho HS đọc các vần, tiếng, từ ( cá nhân,
tổ, cả lớp) -> tạo điều kiện cho HS đều được đọc trước lớp để các bạn nhận
xét và GV tuyên dương nếu đọc tốt, chỉnh sửa lỗi sai trong khi phát âm,
khuyến khích tinh thần cho các em phát biểu ý kiến.
+ Đối với phần luyện nói: GV cũng hướng dẫn HS luyện nói theo chủ đề.
Từ đó mỗi em được trình bày suy nghĩ của mình, thảo luận đôi bạn và chia

sẻ trước lớp-> phát triển kỹ năng giao tiếp, giúp các em tự tin mạnh dạn
trước đám đông.
 Theo em, việc thực hiện nguyên tắc giao tiếp của GV trong các tiết dạy
đã được chú trọng, sử dụng giao tiếp như một phương pháp dạy học chủ
đạo.


-

Nguyên tắc chú ý đến tâm lí và trình độ Tiếng Việt vốn có của HS tiểu học:

Trong các tiết dạy GV đã có chú ý đến đặc điểm tâm lý và trình độ Tiếng
việt của HS, có phương pháp dạy riêng cho HS khuyết tật, chậm phát triển,
có sự động viên, khuyến khích tinh thần với các em.
+ Với phần kiểm tra bài cũ GV thường tở chức trị chơi để ơn lại bài của tiết
trước thay vì gọi từng HS để kiểm tra ->phù hợp với tâm lý của trẻ: thích
vừa học, vừa chơi.
+ Giữa tiết học có phần giải lao (hát, trò chơi) giúp các em thư giãn và tập
trung hơn vì thời lượng chú ý của các em kém.
+ GV có chỉnh sửa lỗi phát âm sai cho HS và thường gọi HS đó đọc nhiều
lần.
+ GV có sự thay đổi các hình thức dạy học để thu hút HS.


-

Tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế như sau:

+


Khi chuyển từ hoạt động chủ đạo là vui chơi sang học tập-> HS chưa

thích nghi kịp, nhiều em làm việc riêng, không tập trung.
+ Với phần đọc các câu dài hay trả lời các câu hỏi khó GV sẽ ít mời HS
đọc chậm,tư duy chậm trả lời vì mất thời gian.
 Theo em, GV đã thực hiện nguyên tắc chú ý đến tâm lý và trình độ
Tiếng Việt vốn có của HS nhưng vẫn cịn mợt vài điểm lưu ý và chưa
hoàn thiện.
=> Nhận xét chung: Qua sự trải nghiệm thực tế tại trường tiểu học Tam Hiệp B
em nhận thấy việc thực hiện 3 nguyên tắc dạy học Tiếng Việt của các giáo viên
là khá tốt, các nguyên tắc này đã được chú trọng trong các tiết học.
* Đánh giá các tiết dạy Tiếng Việt ở trường Tiểu học theo các tiêu chí của
một tiết dạy tích cực
- Nhìn chung các tiết dạy Tiếng Việt ở trường tiểu học đảm bảo các tiêu chí
của một tiết dạy tích cực.
- Gv tổ chức các hoạt động đều có sự tham gia của tất cả các HS, lấy HS
làm trung tâm. HS suy nghĩ cá nhân, thảo luận theo đôi bạn/nhóm.
- Không khí lớp học sinh động, vui vẻ, thoải mái khi bắt đầu bài học GV
luôn chú ý lồng ghép các trị chơi vào các hoạt đợng kiểm tra bài cũ, dạy
bài mới hay củng cố kiến thức, tổ chức cho HS khởi động bằng bài hát, sử
dụng nhiều tranh ảnh, clip minh họa nhằm thu hút HS, tăng bầu không khí
lớp học, HS vừa học vừa chơi khơng bị gị bó.
- GV chủ yếu là người tổ chức, hỗ trợ HS tự lực và tích cực lĩnh hội kiến
thức. Luôn chú trọng sự phát triển khả năng giải quyết vấn đề, khả năng
giao tiếp,.. đặc biệt là việc cho HS tự sản sinh ra tri thức.
Vấn đề 2: Liệt kê các băn khoăn, thắc mắc khi tiếp cận thực tế với các tiết
dạy học Tiếng Việt ở trường tiểu học.


- GV lên tiết dạy khi dự giờ dạy đúng quy trình ( phân mơn học vần ) cịn

khi dạy tại lớp thì không theo quy trình, phần lớn chú trọng vào một nội
dung như đọc, viết,… nếu GV thực hiện như trên có nên hay không?
- Phân môn học vần: Trong phần kiểm tra bài cũ GV chỉ chọn những bảng
viết đúng, đẹp để nhận xét còn những HS viết chậm, viết xấu thì không
được chọn vì sợ tốn thời gian. Như vậy có được hay không?
- Việc soạn giáo án khi giảng dạy tại trường tiểu học em nhận thấy quá chi
tiết từ lời nói, câu lệnh của GV, các yêu cầu với HS và phân chọn bao
nhiêu HS để thực hiện hoạt động đó. Em muốn hỏi có thật sự cần thiết
phải ghi cụ thể như vậy không?
- Phần luyện viết ( học vần ): GV vừa viết vừa hướng dẫn quy trình -> yêu
cầu HS nhận xét và viết vào bảng con mà không cho HS quan sát chữ
mẫu. Vậy có được hay không? GV chỉ cho HS viết vần mới và tiếng mới
mà không cho viết từ. Như vậy có được hay không?
- Phần luyện đọc: GV dùng tranh để giới thiệu một câu mới và yêu cầu HS
“đọc câu ứng dụng”.
- Khi trình bày nội dung trên bảng (học vần) GV dùng phấn trắng cho cả
phần kiến thức mới và cũ.
Đây là phần trình bày của cá nhân em về việc thực hiện các nguyên tắc
dạy học Tiếng Việt cũng như những băn khoăn, thắc mắc mà em được
tiếp cận trong đợt thực tập vừa qua. Bài làm còn nhiều thiếu sót mong
thầy xem xét và giải đáp các thắc mắc giúp em.
Em xin chân thành cảm ơn!



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×