Tuần : 6 - 7
Tiết : 6 - 7
2018
NS : 21-9-2018
ND :24 -9-
Bài 6: VẼ TRANH
CÁCH VẼ TRANH ĐỀ TÀI
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :
KT: HS hiểu được khái niệm về vẽ tranh. Bước đầu tìm hiểu về nội dung, bố cục, hình mảng, đường
nét và màu sắc trong vẽ tranh.
KN: HS nắm được những kiến thức cơ bản về vẽ tranh đề tài. HS hiểu và thực hiện được cách vẽ
tranh đề tài.
II/ CHUẨN BỊ
1/ Đồ dùng dạy - học :
GV :
- Tranh của các hoạ sĩ trong nước và thế giới
- Tranh của HS vẽ về đề tài.
- Một số tranh chưa đạt về bố cục, mảng hình và màu sắc để phân tích, so sánh.
- Bộ tranh phương pháp vẽ tranh đề tài
HS :
- Dụng cụ vẽ
2/ Phương pháp dạy- học :
- Trực quan, vấn đáp, luyện tập
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1/ Ổn định lớp : Kiểm tra sỉ số
Lớp 6A1:..............Lớp 6A2:..............Lớp 6A3:..............
Lớp 6A4:..............Lớp 6A5:..............
2/ Bài cũ : Kiểm tra 15 phút.
(?) Trình bày các bước để vẽ theo mẫu
3/ Bài mới :
a/ Giới thiệu bài :
b/ Tiến trình dạy – học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của
ĐDTBDH
HS
Hoạt động 1:
Hướng dẫn HS tìm và chọn nội dung đề tài
I/ TRANH ĐỀ TÀI:
- GV cho HS xem một số tranh
- GV cho HS xem một số tranh về những đề tài - HS quan sát.
về các đề tài:
khác nhau, phân tích và đặt câu hỏi :
1) Nội dung của bức tranh là gì ? vậy nó thuộc - HS trả lời.
đề tài nào ?
2) Những đề tài này bắt nguồn từ đâu ?
- HS trả lời.
- GV treo 4 tranh cùng một đề tài cho HS quan - HS quan sát.
sát :
3) Các bức tranh này thuộc đề tài nào ? cách thể - HS trả lời.
hiện của nó có giống nhau khơng ?
- GV kết luận lại và giới thiệu tiếp một số tranh - HS quan sát.
mẫu khác, những bức tranh dân gian để phân
tích về :
+ Bố cục tranh
+ Hình tượng chính, phụ
+ Màu sắc.
* Kết luận:- Trong cuộc sống có rất nhiều đề
tài vẽ tranh để thể hiện cảm xúc của mình với
thế giới xung quanh, các đề tài đó là : nhà
trường, gia đình, lao động, mơi trường, giao
thơng, phong cảnh, quê hương… hoặc đề tài
vẽ về một nhân vật cụ thể nào đó.
- Tranh đề tài phải có đủ nội dung, bố cục,
hình vẽ và màu sắc.
Hoạt động 2:
Hướng dẫn HS cách vẽ
II/ CÁCH VẼ TRANH:
- GV đặt câu hỏi gợi mở:
4) Để vẽ một bức tranh đề tài, bước đầu tiên
- HS trả lời.
chúng ta phải làm gì ?
- HS trả lời.
5) Sau khi chọn được nội dung, chúng ta vẽ
luôn bài được không ?
- GV chốt lại, nêu sự cần thiết của việc phác
mảng : mảng chính, phụ gắn với những hình
ảnh chính, phụ
- HS trả lời.
6) Mảng chính và mảng phụ có tác dụng gì ?
- HS trả lời.
7) Một bài có bố cục đẹp thì mảng hình phải
ntn ?
- GV bổ sung, treo ĐDDH giới thiệu một số bố - HS lắng nghe.
cục có mảng chính nằm trong các khung hình
khác nhau nhằm giúp HS hình thành về cách
sắp xếp bố cục.
- HS trả lời.
8) Chúng ta vẽ hình ntn ?
- HS trả lời.
9) Để làm rõ nội dung đề tài thì hình ảnh nhân
vật trong các mảng phải ntn ?
- GV bổ sung sau khi HS trả lời.
10) Khi đã vẽ chi tiết xong hình, bước tiếp theo - HS trả lời.
chúng ta làm gì ?
- GV hướng dẫn : vẽ màu phải phù hợp với nội - HS lắng nghe.
dung đề tài và tuỳ theo cảm xúc của người vẽ.
* Kết luận :
- Tìm và chọn nội dung đề tài.
- Tìm bố cục : mảng chính, mảng phụ.
- Tìm hình và vẽ phác nét.
- GV treo ĐDDH giới thiệu một
số bố cục tranh.
- Vẽ chi tiết.
- Vẽ màu.
4/ Củng cố:
- GV treo 4 bức tranh, cho HS quan sát và đặt câu hỏi :
11) Em có cảm nhận ntn về bức tranh? Bức tranh thuộc đề tài nào ?
12) Bài vẽ đã thể hiện rõ được nội dung chưa? Nếu là em, em sẽ thể hiện nội dung này với những hình
ảnh ntn ?
13) Bài vẽ đã có mảng chính, phụ chưa? Mảng chính nằm trong khung hình gì ?
14) Nhận xét về hình ảnh và màu sắc trong tranh?
5/ Nhận xét, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Tự chọn một đề tài và tập tìm bố cục
- Chuẩn bị bài sau
6/ Rút kinh nghiệm:
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………...........