Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

KTGHP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (290.81 KB, 7 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI
KHOA SƯ PHẠM TIỂU HỌC - MẦM NON

BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN
MÔN: PPDH TIẾNG VIỆT 1

GIẢNG VIÊN: TRẦN DƯƠNG QUỐC HỊA
SINH VIÊN: HỒNG NHƯ PHỤNG
LỚP: ĐẠI HỌC TIỂU HỌC B – K6
MSSV: 1171010067

Năm học: 2018 - 2019


Vấn đề 1: Xem xét - đánh giá việc thực hiện 3 nguyên tắc dạy học Tiếng Việt ở
trường tiểu học (Nguyên tắc phát triển tư duy; Nguyên tắc giao tiếp; Ngun tắc
chú ý đến tâm lí và trình độ Tiếng Việt vốn có của HSTH).
Trong đợt thực tập ở trường Tiểu học Phú Thanh ( huyện Tân Phú), em được phân
công chủ nhiệm lớp 4. Em đã dự giờ các tiết dạy thường của giáo viên hướng dẫn và
các tiết hội giảng của giáo viên khác trong khối. Qua các tiết dự giờ đó, em nhận thấy
giáo viên đã thực hiện được 3 nguyên tắc dạy học Tiếng Việt ở tiểu học đó là: Nguyên
tắc phát triển tư duy; Nguyên tắc giao tiếp; Nguyên tắc chú ý đến tâm lí và trình độ
Tiếng Việt vốn có của HSTH.
 Ngun tắc phát triển tư duy:
- Trong các tiết học giáo viên đã đảm bảo được việc phát triển tư duy cho học sinh,
luôn đặt học sinh vào trạng thái tư duy liên tục thơng qua các câu hỏi, các tình huống…
Giáo viên chỉ định hướng cho học sinh, còn học sinh mới là người hoạt động trong giờ
học. Các em ln phải suy nghĩ cá nhân, sau đó chia sẻ theo nhóm và trình bày trước
lớp. Các nhóm tự nhận xét, bổ sung cho nhau, giáo viên chỉ chốt lại kết quả. Từ đó, các
em tự ngộ ra được điều mình đang học. Các ví dụ cụ thể:


VD1: Trong tiết Tập đọc: bài “Văn hay chữ tốt”, giáo viên cho học sinh tự chia
đoạn, tìm và giải nghĩa từ mới, xác định giọng đọc phù hợp của bài và thảo luận
nhóm trả lời các câu hỏi trong SGK, qua đó yêu cầu học sinh tự rút ra nội dung bài
học. Học sinh cũng tự rút ra được bài học liên hệ bản thân.
VD2: Trong tiết Kể chuyện: “Bàn chân kỳ diệu” học sinh được nghe giáo viên kể
mẫu ( giáo viên vừa kể vừa đặt câu hỏi để học sinh dự đoán sự việc xảy ra tiếp
theo). Sau khi giáo viên kể mẫu học sinh được hoạt động nhóm kể lại câu chuyện
và rút ra ý nghĩa câu chuyện, bài học cho bản thân mình.
- Trong các tiết học giáo viên đều chú ý rèn các thao tác tư duy cho học sinh như: so
sánh, phân tích, khát quát, tổng hợp…Đồng thời rèn cho các em các phẩm chất tư duy
nhanh, chính xác, tích cực…
VD1: Trong tiết Luyện từ và câu: Sau khi học xong bài “Tính từ”, giáo viên yêu
cầu học phân biệt tính từ với động từ và danh từ giúp các em sẽ không bị lẫn lộn
chúng với nhau.


VD2: Trong tiết Tập làm văn : “ Mở bài trong văn kể chuyện”, học sinh sẽ so sánh,
phân tích để phân biệt được cách mở bài trực tiếp với cách mở bài gián tiếp.
- Giáo viên cũng giúp học sinh thông hiểu được trọn vẹn các đơn vị ngôn ngữ đã
và đang học.
VD: Trong tiết Chính tả, giáo viên gợi ý để các em hiểu nội dung bài viết, hiểu nội
dung của từ và tiếng khó trong bài. Như ở bài “ Lời hứa” giáo viên giúp các em hiểu
được từ “ rời” trong câu “ Tôi rời công viên vào lúc phố đã lên đèn” là chỉ một hành
động đi khỏi công viên.
 Nguyên tắc giao tiếp: Thông qua các tiết dạy, giáo viên đã thực hiện nguyên tắc
giao tiếp, lấy giao tiếp tiếp làm mục đích dạy học trong các phân môn:
+ Trong phân môn Tập đọc: Giáo viên đặt ra các câu hỏi cho học sinh trả lời, học sinh
được làm việc nhóm, được trao đổi ý kiến, nhận xét giọng đọc của bạn, học sinh cũng
phát hiện và sửa lỗi sai của bạn và của mình trong quá trình luyện đọc. Các em tự rút ra
ý nghĩa của bài học bằng lời của mình.

+ Trong phân môn Luyện từ và câu: Trong các hoạt động nhóm, các em biết tự đưa ra
ý kiến, lắng nghe ý kiến của bạn, rồi tổng hợp thành các ý kiến chung. Các nhóm tự
trình bày trước lớp và điều khiển các bạn nhận xét, góp ý và giải đáp các phản hồi của
các bạn. Qua đó, các em hình thành được kĩ năng nghe, nói, đọc, viết.
+ Trong phân mơn Chính tả: Giáo viên đặt đơn vị ngơn ngữ bé vào đơn vị lớn hơn để
xem xét. VD: GV đặt tiếng “giao” trong “ giao nhiệm vụ”; tiếng “ dao” trong “ con
dao”; tiếng “ rao” trong “ tiếng rao hàng” để học sinh nhận ra mối quan hệ giữa chữ và
nghĩa, từ đó viết đúng từ “ giao” trong bài chính tả “Lời hứa”.
 Nguyên tắc chú ý đến tâm lí và trình độ Tiếng Việt vốn có của HSTH.
- Về việc chú ý đến tâm lý của học sinh:
+ Trong tiết Tập đọc, giáo viên đều có thao tác dẫn vào bài học tạo hứng thú cho
học sinh như dùng tranh ảnh, tình huống thực tế...
+ Trong tiết Luyện từ và câu, giáo viên tổ chức các trị chơi như bắn tên, chiếc hộp
bí mật,.. để thu hút sự chú ý của học sinh giúp các em hồn thành bài tập với tâm lí
thoải mái.


+ Giáo viên ln động viên, khuyến khích học sinh tiến bộ như tặng hoa học tốt,
tuyên dương trước lớp. Đối với các em chưa tốt, giáo viên không chê bai mà động
viên và nhờ các bạn học tốt hơn giúp đỡ.
+ Đối với học sinh không chú ý, giáo viên thường gọi em đó trả lời câu hỏi để em
đó tập trung hơn.
- Về trình độ Tiếng Việt vốn có của HSTH: Giáo viên nắm bắt rõ trình độ Tiếng
Việt của từng học sinh như:
+ Trong tiết Tập đọc: Khi học sinh phát âm sai âm “s”, “tr”, “r” giáo viên hướng
dẫn cách đọc đúng là âm “ s”’ “tr”, “r” khi đọc phải cong lưỡi lên trên.
+ Trong tiết Chính tả, giáo viên lưu ý những từ hay viết sai và u cầu học sinh
phân tích từ đó. Chẳng hạn, từ “ bỗng” viết thành “ bổng”, do lẫn lộn thanh hỏi và
ngã.
+ Trong tiết Luyện từ và câu, mở rộng vốn từ “ Ý chí – Nghị lực” giáo viên cho

các em thi tìm từ, giúp các em thích thú và mở rộng vốn từ của mình.

 Đánh giá thêm các tiết dạy Tiếng Việt ở trường tiểu học theo các tiêu chí
của một tiết học tích cực.
Trong tiết dạy, nhìn chung giáo viên đã thực hiện được 3 tiêu chí sau:
- Tiêu chí 1:Mọi học sinh đều được tham gia hoạt động: GV thường tổ chức các
hoạt động để cả lớp cùng tham gia kiểm tra bài cũ, thảo luận nhóm hoặc các trị
chơi u cầu sự tham gia của cả lớp. Ví dụ: tiết Tập đọc, luyện đọc theo nhóm đơi
thì tất cả học sinh đều được luyện đọc. Hay ở tiết Luyện từ và câu giáo viên cho
học sinh lấy ví dụ về “tính từ” vào bảng con.
- Tiêu chí 2: Tự học sinh sản sinh ra tri thức: GV luôn đặt HS vào tình thế tư duy
liên tục, như đưa ra các tình huống, câu hỏi để gợi mở cho HS tự giải quyết các
vấn đề chứ không làm thay cho HS. HS là người tự sản sinh ra tri thức, GV chỉ
đóng vai trị chốt ý kiến cuối cùng cho HS. Ví dụ: Bài “ Tính từ”, qua các ví dụ,
các câu hỏi của giáo viên, học sinh sẽ tự rút ra được phần Ghi nhớ.
- Tiêu chí 3: Khơng khí lớp học sinh động, vui vẻ, thoải mái: GV tạo cho lớp học
bầu khơng khí vui tươi, gần gũi, gây được sự chú ý cho học sinh qua các trò chơi,


các hoạt động thi đua theo nhóm. Tránh áp đặt kiến thức, luôn khen HS, tránh chê
trách.
Vấn đề 2: Liệt kê các băn khoăn, thắc mắc của bản thân khi tiếp cận thực tế với
các tiết dạy học Tiếng Việt ở trường tiểu học và thử đưa ra lý ( nếu thấy “lạ”)
hoặc đề xuất các ý tưởng về giải pháp khắc phục (nếu thấy bất cập).
1. Trong tiết Tập làm văn “ Mở bài trong bài văn kể chuyện”, giáo viên đọc mẫu cho
học sinh phần mở bài theo cách gián tiếp.
- Lý giải: Do cách mở bài gián tiếp khó hơn mở bài trực tiếp và giáo viên sợ mất thời
gian. Nhưng điều đó liệu có đang áp đặt kiến thức cho học sinh không?
- Giải pháp: Giáo viên chỉ nên đưa ra các gợi ý, ý tưởng để giúp các em làm được mở
bài gián tiếp.

2. Giáo viên chỉ cho học sinh ghi tựa bài phân môn kể chuyện và lấy tiết đó dạy luyện
đọc, giải bài tập luyện từ và câu…
- Lý giải: Có thể vì giáo viên nghĩ môn kể chuyện không quan trọng, không thi nên có
thể lướt qua để tập chung cho phân môn thi.
- Giải pháp: Giáo viên cần chú trọng hơn để các em được tiếp cận đủ các phân môn vì
mỗi phân mơn đều có ích cho học sinh.
3. Việc học nhóm chưa thật sự hiểu quả vì có nhóm thì tồn bạn giỏi, nhóm tồn bạn
yếu.
- Lý giải: Giáo viên cho các em tự chọn chỗ ngồi, dẫn đến việc các em quậy phá
thường ngồi chung với nhau và không chú ý học tập
- Giải pháp: Giáo viên nên cho học sinh yếu ngồi với học sinh giỏi để các em giúp đỡ
lẫn nhau cùng tiến bộ, hoạt động nhóm cũng hiệu quả hơn.
4. Trong tiết chính tả phần bài tập, học sinh chưa được tham gia đầy đủ.
- Giải pháp: giáo viên cho học sinh làm nhóm hoặc chơi trị chơi thay vì làm cá
nhân, giáo viên hỏi học sinh trả lời cá nhân. Ở phân mơn Chính tả, giáo viên cần
cho học sinh có thời gian trao đổi bài với nhau để chữa lỗi sai.


 Trên đây là phần bài làm của em qua chuyến đi thực tế lần này, em cảm ơn thầy đã
đọc, mong thầy góp ý để em rút kinh nghiệm. Em xin chân thành cảm ơn!




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×