Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Giải pháp giúp học sinh yêu thích môn Thể dục tại trường THCS Thường Thạnh, quận Cái Răng, Tp. Cần Thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (315.18 KB, 8 trang )

GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH U THÍCH MƠN THỂ DỤC
TẠI TRƯỜNG THCS THƯỜNG THẠNH,
QUẬN CÁI RĂNG, TP. CẦN THƠ
Nguyễn Thị Ngọc Thắm
Trường THCS Thường Thạnh, quận Cái Răng, TP Cần Thơ

TĨM TẮT
Giáo dục thể chất nói chung và mơn học Thể dục trong nhà trường nói riêng giữ vai
trị quan trọng trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh. Tạo cho các em lịng say mê, hứng
thú về mơn học và u thích bộ mơn, qua đó giúp các em rèn luyện thân thể tốt, có sức khoẻ
đảm bảo việc học tập, việc sử dụng phương pháp phù hợp với lứa tuổi các em đảm bảo tính
vừa sức, hấp dẫn đó là mục đích của nghiên cứu nhằm tạo niềm u thích học mơn thể dục
của học sinh tại trường THCS Thường Thạnh, quận Cái Răng Thành phố Cần Thơ hiện nay.

1.

MỞ ĐẦU

Thấm nhuần lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của Bác Hồ ngày 27/3/1946 “Hỡi
đồng bào tồn quốc! Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà,….Mỡi người dân yếu ớt
tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần; mỗi một người dân mạnh khỏe tức là góp
phần cho cả nước mạnh khỏe. Vậy nên tập luyện thể dục, bổ sức khỏe là bổn phận
của mỗi người dân u nước…. Dân cường thì nước thịnh. Tơi mong đồng bào ta ai
cũng gắng tập thể dục. Tự tôi ngày nào cũng tập”.
Học tập và làm theo lời Bác, Ngành Giáo dục nước ta đã đưa môn Thể dục vào
giảng dạy và là môn học bắt buộc, được học suốt từ cấp Tiểu học đến cấp trung học
phổ thông.
Mục tiêu chủ yếu của môn học “Thể Dục” là giữ gìn sức khỏe, nâng cao thể
lực, rèn luyện nếp sống lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn, kỹ luật và biết vận dụng
vào cuộc sống hàng ngày, phát triển chung các tố chất vận động, rèn luyện tư thế
tác phong.


Giáo dục thể chất nói chung và mơn học Thể dục trong nhà trường nói riêng
giữ vai trị quan trọng trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh. Thể dục là một biện
pháp tích cực, tác động nhiều tới sức khoẻ học sinh, nhằm cung cấp cho học sinh
những kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản, làm cơ sở cho học sinh và rèn luyện thân
thể bồi dưỡng đạo đức tác phong con người mới.
Chính vì thế, trong q trình giảng dạy tơi đã tìm ra một số biện pháp và tơi đã
sử dụng hợp lý, nó có tác dụng quan trọng đến việc kích thích, hay động viên, cho các
em có thể tập luyện nâng cao sức khoẻ, phục vụ tốt cho việc học tập, nâng cao trí tuệ,
lôi cuốn sự hiếu học của các em, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục cho ngành
chúng ta hiện nay nói chung đặc biệt đối trường Trung học cơ sở (THCS) Thường
Thạnh, đó là: “Giải pháp giúp học sinh yêu thích môn thể dục tại Trường THCS
Thương Thạnh, quận Cáí Răng, TP Cần Thơ”.

452


Mục tiêu nghiên cứu:
- Tạo cho các em sự say mê, hứng thú trong mơn học và u thích bộ mơn.
- Giúp các em rèn luyện thân thể tốt, có sức khoẻ đảm bảo trong việc học tập.
- Sử dụng phương pháp phù hợp với lứa tuổi các em đảm bảo tính vừa sức, hấp dẫn.
Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh lớp 6 của trường THCS Thường Thạnh, với tổng số học sinh là 189
em. Trong đó có 98 học sinh nữ và 91 học sinh nam.
Thời gian nghiên cứu:
Thời gian từ ngày 09/2016 đến 5/2020.
Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp thu thập thơng tin: khảo sát bằng phiếu hỏi, tốn học thống kê.
2.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU


2.1

Thực trạng

Trường THCS Thường Thạnh đóng trên địa bàn quận Cái Răng, TP Cần Thơ,
Trường thuộc vùng ngoại thành của TP Cần Thơ, nằm giáp ranh với xã Đông Thạnh
thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang.
Trường THCS Thường Thạnh, quận Cái Răng, TP Cần Thơ nhỏ có diện tích
sân trường là 20m x 30m, sân trường được lót đal bằng phẳng, cây trồng cịn nhỏ nên
bóng mát sân hạn chế. Tồn trường có 11 phịng học, 1 phịng thư viện, 1 phịng thực
hành lý hố sinh, 1 phòng dụng cụ thiết bị, 1 phòng GV, 1 văn phòng BGH và 1 phòng
dụng cụ TDTT, 1 phòng cơng nghệ thơng tin và 1 phịng dành riêng cho việc phụ đạo
bồi dưỡng HS.
Học sinh của trường THCS Thường Thạnh là con em người dân lao động, nông
thôn điều kiện kinh tế gia đình cịn rất khó khăn do đó các điều kiện phục vụ học tập
cịn rất thiếu thốn đặc biệt với môn thể dục. Mặt khác, học sinh trường THCS Thường
Thạnh, quận Cái Răng, TP Cần Thơ còn nhút nhát so với học sinh thuộc các quận
trung tâm của thành phố Cần Thơ nên chưa dám bộc lộ khả năng, vì vậy kết quả học
tập các bộ mơn nói chung và mơn thể dục nói riêng chưa được như mong muốn. Do
học sinh chưa khắc sâu kĩ thuật động tác vừa học, không vận dụng được các mối liên
quan các động tác, học sinh hoàn thiện động tác khơng chắc chắn, một số động tác bổ
trợ cịn mang tính đối phó. Một số học sinh có thể lực kém lại khơng tích cực tự luyện
tập, do đó khó khăn cho sự phát triển các tố chất và chưa vươn tới thành tích cao trong
vận động. Bên cạnh một số em vì hiếu thắng nên tập luyện khơng đúng kỹ thuật cũng
như nguyên tắc tập luyện dẫn đến kết quả không cao đưa đến việc các em chán nản
bộ mơn và tập cầm chừng, mang tính đối phó với giáo viên.
Trong quá trình giảng dạy, tác giả đã tiến hành khảo sát các em học sinh về
những lý do các em khơng thích học mơn thể dục, kết quả khảo sát được thể hiện tại
bảng 1


453


Bảng 1: Những lý do học sinh khơng thích học môn thể dục

Nội dung

Sợ nắng
Sợ mệt ra mồ hôi
Môn học phụ

Học sinh Nam
(n = 91)
SL
%
40
43.96
57
62.64
91
100

Kết quả
Học sinh Nữ
(n=98)
SL
%
62
63.26

89
90.82
98
100

Tổng cộng
(n=189)
SL
%
102
53.97
146
77.25
189
100

Môn Thể dục chưa được các bậc phụ huynh quan tâm, một số phụ huynh cịn
xem là mơn phụ, dẫn đến thiếu sự quan tâm của phụ huynh nên học sinh không thích
học. Mơn học vận động thực hành ngồi trời nên một số em, nhất là học sinh nữ sợ
nắng, học sinh nam sợ ra mồ hôi, ngồi gần bạn trong giờ học khác,… cụ thể: số học
sinh nữ khơng thích học mơn thể dục vì sợ nắng và sợ ra mồ hôi nhiều hơn học sinh
nam, điều này cũng dễ hiểu về tâm lý nữ lứa tuổi này sợ xấu và sợ cơ thể có mùi khi
vận động nhiều. Bên cạnh đó, vì bị xem là mơn học phụ, khơng cộng điểm trong tổng
kết xếp hạng nên các em cũng chẳng thích học mơn này.
Từ những ngun nhân trên, tơi đã tìm tịi giải pháp để giúp học sinh u thích
bộ mơn.
2.2

Cơ sở lý luận và giải pháp


Đối với học sinh Trung học cơ sở, đây là lứa tuổi thiếu niên, lứa tuổi này cơ thể
phát triển rất mạnh nhưng chưa đầy đủ và đang dần hoàn thiện. Và đây cũng chính là
lứa tuổi hiếu động, hiếu thắng, thích tìm tòi, học hỏi, và đặc biệt là rụt rè e ngại, sợ
mệt, thích yểu điệu thục nữ, thích mọi người chú ý, muốn trở thành người lớn, e thẹn
trước đám đơng,… Do đó, trong q trình giảng dạy mơn thể dục chúng ta không nên
theo khuynh hướng thể dục đơn thuần, máy móc, gây cho các em sợ vận động vì sợ
mệt, sợ tập trước đám đơng, căng thẳng, nhàm chán, dẫn đến phản tác dụng rèn luyện
mà chúng ta phải kích thích, tác động đến hoạt động tồn diện cả về mặt tâm sinh lý
ở các em, tạo nên sự hứng thú, giúp các em ham thích, tập luyện tốt hơn.
Thể dục là một biện pháp tích cực, tác động nhiều tới sức khoẻ học sinh, nhằm
cung cấp cho học sinh những kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản, làm cơ sở cho học
sinh và rèn luyện thân thể bồi dưỡng đạo đức tác phong con người mới. Ở học sinh
phổ thơng nói chung. Đặc biệt là lứa tuổi học sinh Trung học cơ sở nói riêng, tính vui
tươi, hồn nhiên, hiếu động là không thể thiếu được trong các em. Đặc biệt là mặt tâm
sinh lý của các em có nhiều thay đổi lớn. Vì vậy, trong môn thể dục chúng ta không
nên theo khuynh hướng thể dục đơn thuần, máy móc, gây cho các em sự mệt mỏi,
căng thẳng, nhàm chán, dẫn đến phản tác dụng rèn luyện mà phải kích thích, tác động
đến hoạt động toàn diện cả về mặt tâm sinh lý ở các em, tạo nên sự hứng thú, giúp các
em ham thích, tập luyện tốt hơn. Mặt khác, trong thực tế các em vẫn chưa thực sự xem
môn thể dục quan trọng như những mơn học khác vì các em cho rằng môn thể dục là
môn phụ nên hầu hết các em lơ là, ít tập trung, khơng thích tập luyện,... trong tiết học
các em thường uể oải, không tập trung vào tập luyện, hoặc tập cho có lệ, tập cầm
chừng,… làm ảnh hưởng đến tiết học kế tiếp, đặc biệt là ảnh hưởng đến sự phát triển
của các em.

454


Thể dục là tất cả những hoạt động của cơ thể nhằm nâng cao hoặc duy trì sự vừa
vặn của cơ thể và sức khỏe nói chung. Nó có thể được thực hiện nhằm một vài lý do

khác nhau. Những lý do này bao gồm sức mạnh cơ bắp, hệ tim mạch, trau dồi kỹ năng
thể thao, giảm và duy trì cân nặng, và sở thích. Các bài tập thể dục đều đặn và thường
xuyên nâng cao sức miễn dịch cơ thể và giúp ngăn ngừa các bệnh hiện đại như bệnh
tim, hệ tuần hồn, tiểu đường típ hai và béo phì. Nó cịn nâng cao sức khỏe tinh thần,
giúp ngăn chặn trầm cảm, giúp nâng cao tính lạc quan và còn là yếu tố làm tăng thêm
sự hấp dẫn giới tính cá nhân hay hình ảnh cơ thể cái mà luôn liên quan đến mức cao.
Giáo dục thể chất nói chung và mơn học Thể dục trong nhà trường nói riêng
giữ vai trị quan trọng trong việc giáo dục tồn diện. Thể dục là một biện pháp tích
cực, tác động nhiều tới sức khoẻ học sinh, nhằm cung cấp cho học sinh những kiến
thức, kỹ năng vận động cơ bản, làm cơ sở cho học sinh và rèn luyện thân thể bồi dưỡng
đạo đức tác phong con người mới.
Thể dục là môn học giúp học sinh giảm bớt sự căng thẳng mệt mỏi sau những
giờ học khác, nên còn được gọi là mơn học “đổi gió”. Vì nó giúp học sinh thoải mái
vận động, hò hét, chạy nhảy để nâng cao thành tích. Nhưng trong thực tế các em vẫn
chưa thực sự xem môn thể dục quan trọng như những mơn học khác vì các em cho
rằng mơn thể dục là môn phụ nên hầu hết các em lơ là, ít tập trung, khơng tích cực
trong tập luyện, lười vận động, Các em nêu đủ lý do (Sức khỏe không tốt, đau chân,…)
để không tham gia tập và giảm bớt lượng vận động của giáo viên,... trong tiết học các
em thường uể oải, không tập trung vào tập luyện,… làm ảnh hưởng đến tiết học kế tiếp.
Mặc khác, môn thể dục được đưa vào học chính khóa, được tập luyện ngoài
trời, nên đa số các em sợ mệt, sợ nắng, sợ vận động nhiều đổ nhiều mồ hôi, …dẫn đến
các em cũng chỉ tập cầm chừng, tập cho có lệ, tập mang tính đối phó với giáo viên,
các em không phát huy hết khả năng và năng lực của các em.
Để khắc phục tình trạng nêu trên, trong quá trình giảng dạy tơi đã thực hiện giải
pháp sau:
Cho các em tìm hiểu và nắm được lợi ích tác dụng của việc tập luyện thể dục
thể thao ngay đầu năm học (áp dụng ngay tiết đầu tiên của năm học) bằng cách hỏi
đáp và cho các em thảo luận sau đó giáo viên rút ra kết luận chung.
Cho các em xem đoạn phim, ảnh về tác dụng của việc tập luyện thể dục thể thao
đến cơ thể như: tác dụng đến cơ, xương, tuần hồn, hơ hấp, …

Ví dụ 1: Tập luyện thể dục thể thao làm cho xương tiếp thu máu được đầy đủ
hơn, các tế bào xương phát triển nhanh và trẻ lâu, xương dày lên, cứng và dai hơn,
khả năng chống đỡ tăng lên.
Ví dụ 2: - Tập luyện thể dục thể thao làm cho tim khỏe lên, sự vận chuyển máu
của hệ mạch đi nuôi cơ thể và thải các chất cặn bã ra ngoài được thực hiện nhanh hơn,
nhờ vậy khí huyết được lưu thơng, người tập ăn ngon, ngủ tốt, học tốt, có ý nghĩa là
sức khỏe được tăng lên.
- Nhờ tập luyện thể dục thể thao thường xuyên lồng ngực và phổi nở ra, các cơ
làm chức năng hô hấp được khỏe và độ đàn hồi tăng. Khả năng của các cơ, xương
tham gia vào hoạt động hô hấp cũng linh hoạt hơn. Nhờ vậy lượng trao đổi khí ở phổi
tăng làm cho máu giàu ôxy hơn, sức khỏe được tăng lên.
455


Dựa vào đặc điểm tâm sinh lý của các em là thích làm đẹp, ham muốn trở thành
người đẹp, dựa vào sự phát triển của xã hội đang trong phong trào thi người đẹp (hoa
hậu đồng bằng, hoa hậu Việt Nam, hoa hậu khu vực Đông Nam Á, người đẹp Tây
Đơ,…). Trong q trình giảng dạy tơi lại phân tích và giáo dục các em muốn trở thành
“Người đẹp”, có chiều cao ngang tầm các nước Đơng Âu thì phải tập luyện thể dục
thể thao thường xuyên và tập đúng nguyên tắc vì:
Tập luyện thể dục thể thao đúng làm cho cơ, xương phát triển tạo ra vẻ đẹp và
dáng đi khỏe mạnh của con người.
Tập luyện thể dục thể thao đúng có tác dụng phịng chống, chữa bệnh và phát
triển các tố chất thể lực của cơ thể như: sức nhanh, sức mạnh, sức bền, sự khóe léo...
Phân tích tác dụng và ảnh hưởng của việc tập luyện thể dục thể thao đến các
môn học khác và giáo dục ý trí đạo đức cho các em bằng các biện pháp sau:
Tác dụng của việc tập luyện thể dục thể thao đối với học tập: Các em có sức
khỏe tốt thì việc tiếp thu kiến thức mới được sáng suốt, đồng thời thơng qua tập luyện
thể dục thể thao góp phần ngăn ngừa các bệnh như: đau lưng, lệch cột sống,…
Thông qua tập luyện thể dục thể thao rèn luyện cho các em được ý chí sẵn sàng

vượt khó, lịng kiên trì, dũng cảm (thể hiện qua tập luyện các nội dung chạy,
nhảy,…)…
Thơng qua đó kiến thức thể dục thể thao của chúng ta cũng được trang bị
thêm, chúng ta nhận thức đúng đắng về cái đẹp tâm hồn, cái đẹp cuộc sống, cái đẹp
của cơ thể,….
Để tạo thêm cho các em sự say mê, ham thích tập luyện thể dục thể thao, trong
q trình giảng dạy tơi ln lồng ghép vào các buổi khi thấy các em có dấu hiệu lười
tập, tập không đúng sức bằng cách tôi nêu và vấy lên các phong trào thể thao được
phát triển từ Trung Ương đến cơ sở, từ tất cả các cơ quan ban ngành đến tầng lớp nhân
dân trên trong cả nước cụ thể qua các hội thao Cơng đồn, hội thao nông dân, hội thao
người cao tuổi, sinh viên – học sinh,….
Thúc đẩy tinh thần say mê tập luyện thể dục thể thao của các, trong giảng dạy
tôi cũng ln nhắc đi nhắc lại câu nói của Bác Hồ dạy “Vốn quí nhất của con người
là sức khỏe”; "Bồi bổ sức khỏe hữu hiệu, ít tốn kém, làm cho khí huyết lưu thơng, tinh
thần đầy đủ và già trẻ, gái, trai ai cũng có thể làm được".
Biện pháp để khắc phục tình trạng sợ nắng và sợ ra mồ hôi nhiều của các em
(Các em cho rằng ra mồ hôi nhiều làm ướt áo, dơ áo người hôi không ai dám ngồi
gần; năng làm đen da xấu đi,…) tôi dành khoảng 1-2 phút để phân tích cho các em
nghe về tác dụng của việc đổ mồ hôi:
Mồ hôi là hệ thống làm mát của cơ thể khi nó trở nên quá nóng, như lúc bị sốt,
tập luyện, làm việc nặng nhọc hay ăn uống đồ cay nóng. Mồ hơi chủ yếu là sự kết hợp
của muối và một lượng nhỏ “chất thải” được tiết qua những tuyến mồ hôi nhỏ li ti trên
bề mặt da. Khi mồ hôi đọng trên bề mặt da và bắt đầu bốc hơi, nó sẽ làm mát cơ thể.
Da đẹp một phần là nhờ chế độ ăn uống hợp lý và thường xuyên luyện tập. Tuy
nhiên, mồ hơi cũng góp phần làm đẹp da. Lý do là trong giọt mồ hơi có chứa một
lượng nhỏ chất kháng sinh mà có thể chống lại một số vi khuẩn có hại trên da.
456


Mồ hôi cũng giúp khơi thông các lỗ chân lông từ đó giúp da sáng sủa và mịn

màng. Mồ hơi đổ ra nhiều cũng có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa và làm giảm
những tác động làm tổn thương tới da.
Thực ra, mồ hơi khơng có mùi khó chịu, chỉ khi nó ra khỏi cơ thể và gặp phản
ứng với vi khuẩn trên bề mặt da hay trong khơng khí thì mới có mùi hơi. Do vậy, sau
khi mồ hôi đã ra hết, bạn cần tắm rửa hoặc lau đi.
Phát huy tính tích cực tập luyện cũng là một trong những biện pháp giúp học
sinh yêu thích bộ môn. Trong giảng dạy để tiết học không bị nhàm chán, không gây
áp lực nặng nề cho các em, tôi ln lồng ghép phương pháp dạy học trị chơi thi đấu
vào trong buổi tập để chọn ra học sinh vô địch lớp, vơ địch khối,… Đồng thời tơi cũng
khêu khích các em bằng cách là thành tích của các em thấp hơn so với lớp khác, thể
lực các em mạnh hơn,…Mặc khác tôi không nêu lên cụ thể tên của HS có thành tích
cao hoặc thấp vì như thế các em sẽ ỷ lại, vênh váo, ra vẻ ta đây, hoặc tự ái, mặt cảm
với các bạn,…Biện pháp này tôi dựa vào đặc điểm tâm sinh lý của các em là hiếu
thắng, thích nổi bật.
Khen thưởng kỹ luật cũng là một trong những biện pháp giúp các em yêu thích
bộ môn hơn. Trong giảng dạy đối với các em rụt rè, e thẹn khơng thích vận động tơi
sẽ nói nhỏ và riêng với các em ấy “Các em càng rụt rè bao nhiêu thì các em càng để
mọi người chú ý đến bấy nhiêu, chính cái rụt rè ấy các em làm cho các bạn nhất là các
bạn khác phái tị mị thêm”. Hay đối với các em tập khơng đúng, cố ý tập sai để giáo
viên không cho tập nữa tôi cũng nhẹ nhàng bảo các em bằng những câu những từ
khuyến khích, khích lệ như “Cố chút nữa là tốt rồi!” hay “thành tích em tăng chút nữa
là đạt mức giỏi!”, hoặc “em tập rất tốt tốt hơn bạn nhưng tại em chưa thể hiện đó!”
2.3

Kiểm nghiệm lại giải pháp
Kết quả học tập: thông qua đánh giá xếp loại cuối năm của môn học
❖ Trước khi áp dụng các giải pháp:

Bảng 2: Kết quả học tập của học sinh năm học 2016 - 2017
TSHS

189

Giỏi
SL
28

%
14.81

Khá
SL
48

%
25.40

Trung bình
SL
%
56
29.63

Yếu
SL
57

%
30.16

❖ Sau khi áp dụng các giải pháp

Bảng 3: Kết quả học tập của học sinh năm học 2017 - 2018
TSHS
189

Giỏi
SL
64

%
33.86%

Khá
SL
74

%
39,15%

Trung bình
SL
%
43
22,75%

Yếu
SL
8

%
4.23%


Bảng 4: Kết quả học tập của học sinh năm học 2018 - 2019
TSHS
189

Giỏi
SL
69

%
36.51%

Khá
SL
89

%
47.09%

Trung bình
SL
%
31
16.4%

Yếu
SL
0

%

0.0%

457


Bảng 5: Kết quả học tập của học sinh năm học 2019 - 2020
TSHS
189

Giỏi
SL
80

%
42.33

Khá
SL
102

%
53.97

Trung bình
SL
%
7
3.7

Yếu

SL
0

%
0.0

Từ những số liệu trên đã cho thấy kết quả môn thể dục được nâng lên rõ rệt cả
về chất lẫn số lượng, số học sinh trung bình và yếu giảm đi rất nhiều, thậm chí khơng
cịn học sinh yếu ở 2 năm học 2018-2019 và 2019-2020.
Kết quả khảo sát so với kết quả khảo sát ban đầu:
Để tìm hiểu có cịn học sinh khơng thích học môn thể dục không tác giả đã phỏng
vấn các em học sinh trước khi kết thúc nghiên cứu. Kết quả được thể hiện tại bảng 6:
Bảng 6: Những lý do học sinh khơng thích học mơn thể dục

Nội dung

Sợ nắng
Sợ mệt ra mồ hôi
Môn học phụ

Học sinh Nam
(n = 91)
SL
TL %
2
2.20
2
2.20
2
2.20


Kết quả
Học sinh Nữ
(n=98)
SL
TL %
5
5.10
5
5.10
5
5.10

Tổng cộng
(n=189)
SL
TL %
7
3.70
7
3.70
7
3.70

So với kết quả ban đầu (bảng 1), cho thấy: chỉ còn số lượng rất ít học sinh được
hỏi cịn sợ nắng, sợ ra nhiều mồ hôi và xem môn thể dục là môn học phụ, điều này được
thể hiện qua kết quả học tập của các em, những học sinh này chỉ đạt học lực trung bình
ở mơn thể dục vì cịn những tư tưởng ngại khó ngại khổ và xem thường môn học.
Từ kết quả trên cho phép tôi rút ra kết luận.
3.


KẾT LUẬN

Nghiên cứu đã đề ra được mọt số giải pháp giúp học sinh u thích học mơn
thể dục tại trường:
Cho các em tìm hiểu và nắm được lợi ích tác dụng của việc tập luyện thể dục
thể thao và tác dụng của việc ra mồ hôi của cơ thể cũng như việc tiếp xúc ánh nắng
mặt trời.
Dựa vào đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi để giúp các em có ý thức tập luyện thể
dục thể thao đúng cách nhầm phát triển tố chất thể lực và phòng chữa bệnh.
Tạo thêm cho các em sự say mê, ham thích tập luyện thể dục thể thao qua
phương pháp dạy học trò chơi thi đấu và khen thưởng bằng lời nói vào trong buổi tập,
các phong trào TDTT của trường, HKPĐ các cấp.
Đề tài đã ứng dụng các giải pháp đề xuất và cho kết quả học tập của học sinh
đạt được tốt hơn rất nhiều so với trước khi áp dụng các giải pháp được đề xuất và chỉ
còn một số rất ít học sinh được hỏi cịn sợ nắng, sợ ra mồ hôi và xem môn học là mơn
phụ khơng đáng quan tâm.
Đã khắc phục tình trạng sợ nắng và sợ ra mồ hôi nhiều của các em khi học môn
thể dục.
458


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Hướng dẫn giảng dạy TDTT ở trường THCS–GS.PTS Trịnh Trung Hiếu.

2.

Sách TD 6-7-8-9 (chương trình cũ).


3.

Sách TD 8-9 (chương trình mới).

4.

Báo tạp chí thể thao.

5.

Tài liệu BDTX – Chuyên đề. Đặc điểm tâm sinh lý học sinh THCS (mô đun THCS 1)

6.

Tài liệu GDTC trong nhà trường Trường ĐHSP Hà Nội 2.

7.

Tài liệu Sinh lý TDTT của Trường ĐHSP Hà Nội 2.

8.

Báo Khoa học và đời sống.

459




×