Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Nghiên cứu biện pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục thể chất cho sinh viên trường Đại học Công đoàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (293.7 KB, 6 trang )

NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CÔNG TÁC GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG ĐỒN
ThS. Đặng Văn Khai
Trường Đại học Cơng đồn
TĨM TẮT
Bài báo sử dụng các phương pháp nghiên cứu thường quy trong lĩnh vực thể dục thể
thao. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả công
tác giáo dục thể chất (GDTC) cho sinh viên Trường Cơng đồn. Ứng dụng ban đầu cho thấy
các biện pháp đã góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác GDTC cho sinh viên của Nhà trường.
Từ khóa: Biện pháp, hiệu quả, giáo dục thể chất, sinh viên, Đại học Cơng đồn
SUMMARY
The article uses routine research methods in the field of sport. On the basis of
theoretical and practical research, proposing measures to improve the effectiveness of
physical education for students of the Trade Union School. Initial application shows that the
measures have contributed to improve the efficiency of physical education for students.
Keywords: Measures, efficiency, physical education, students, Trade Union University

1.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong những năm vừa qua, Trường đại học Cơng đồn đã đào tạo đội ngũ cán
bộ cho tổ chức Công đoàn và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự phát triển
kinh tế - xã hội, nghiên cứu khoa học về cơng nhân, cơng đồn, quan hệ lao động;
tham gia với Tổng Liên đồn xây dựng các chính sách về người lao động. Trong công
tác GDTC, nhờ sự quan tâm chỉ đạo của Đảng Ủy, Ban giám hiệu và các phịng, khoa,
ban, bộ mơn cũng đã có những bước tiến đáng ghi nhận thể hiện trong các phong trào
rèn luyện thân thể, thi đấu thể thao góp phần nâng cao hiệu quả công tác giáo dục thể
chất cho sinh viên. Tuy nhiên, qua thực tế giảng dạy cho thấy công tác GDTC cho
sinh viên của Trường Đại học Cơng đồn cịn chưa đạt hiệu quả cao, chương trình


GDTC chính khóa, hướng dẫn ngoại khóa,... cịn đơn điệu, chưa thu hút được người
tham gia và chưa thực sự đầu tư nhiều. Vì vậy, cũng ảnh hưởng phần nào đến chất
lượng GDTC của nhà trường.
Trên cơ sở phân tích tầm quan trọng và tính cấp thiết của vấn đề, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác GDTC cho sinh viên
Trường đại học Cơng đồn.
2.

PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN

Trong q trình nghiên cứu đề tài sử dụng những phương pháp nghiên cứu chủ
yếu sau: Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu; Phương pháp quan sát sư phạm;
Phương pháp kiểm tra sư phạm; Phương pháp thực nghiệm sư phạm; Phương pháp
toán học thống kê
516


3.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1

Kết quả lựa chọn biện pháp nâng cao hiệu quả công tác GDTC cho sinh
viên của Trường đại học Cơng đồn

Với mục đích tìm hiểu các cơ sở thực tiễn lựa chọn nhóm biện pháp nâng cao
hiệu quả công tác GDTC cho sinh viên của Trường đại học Cơng đồn, chúng tơi tiến
hành phỏng vấn xin ý kiến các chuyên gia, các nhà sư phạm với 09 biện pháp. Đề tài
quy ước chỉ lựa chọn biện pháp có số phiếu trả lời đạt từ 70% trở lên để đưa vào

nghiên cứu ở những bước tiếp theo.
Kết quả phỏng vấn được trình bày trong bảng 1.
Bảng 1: Kết quả phỏng vấn lựa chọn nhóm biện pháp nâng cao hiệu quả công tác GDTC cho
sinh viên của Trường đại học Cơng đồn (n=70)
TT
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.

3.2

Rất cần
thiết
n
%
Giáo dục ý thức, lịng u nghề nghiệp
16 22.86
Tổ chức tuyên truyền, tăng cường 50 71.43
nhận thức ý nghĩa, vai trò của GDTC
trong trường học
Đổi mới phương pháp giảng dạy
23 32.86
Cải tiến nội dung giảng dạy, đổi mới 56
80

cơng tác kiểm tra đánh giá
Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ 11 15.71
cho giảng viên
Thiết kế các giáo cụ trực quan trong quá 17 24.29
trình giảng dạy
Hiện đại hóa cơ sở vật chất cho GDTC
38 54.29
Tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa 53 75.71
thường xuyên, liên tục và phát triển tối
đa các môn được SV yêu thích
Tổ chức các hoạt động thi đấu thường 15 21.43
xuyên
Nội dung biện pháp

Cần thiết

Không cần
thiết
n
%
12
17.14
3
4.28

n
42
17

%

60
24.29

45
13

64.29
18.57

2
1

2.85
1.43

57

81.43

2

2.86

11

15.71

42

60


21
13

30
18.57

11
4

15.71
5.72

33

47.14

22

31.43

Lựa chọn và xây dựng nội dung các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác
GDTC cho sinh viên của Trường đại học Cơng đồn
3.2.1 Những căn cứ đề và nguyên tắc lựa chọn biện pháp

Những căn cứ sau đây để lựa chọn biện pháp: Một là: Dựa vào quan điểm của
Đảng và chính sách của Nhà nước về công tác GDTC và hoạt động TDTT trong trường
học; Hai là: Thực trạng công tác GDTC cho sinh viên của Trường đại học Cơng đồn;
Ba là: Căn cứ vào điều kiện cơ sở vật chất sân bãi dụng cụ hiện có của Trường.
Các nguyên tắc đề xuất biện pháp: Đảm bảo tính mục tiêu; Đảm bảo tính hệ

thống; Đảm bảo tính đồng bộ; Đảm bảo tính kế thừa và bổ sung; Đảm bảo tính thực
tiễn; Đảm bảo tính khả thi.

517


3.2.2 Lựa chọn và xây dựng nội dung các biện pháp
Từ những căn cứ và nguyên tắc lựa chọn biện pháp đã nêu, qua tham khảo tài
liệu và tham khảo ý kiến các chuyên gia, đề tài lựa chọn được 03 biện pháp, cụ thể
như sau:
Biện pháp 1. Tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về vị trí,
vai trị và ý nghĩa của cơng tác GDTC
Mục đính: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của GDTC trong nhà trường
cho các cán bộ quản lý, GV, HS... tạo tiền đề cho việc triển khai cho các biện pháp
tiếp theo.
Cách thực hiện:
- Phối hợp với các phòng ban chức năng, đặc biệt là Đoàn Thanh Niên trường
quán triệt các chỉ thị Nghị quyết của Đảng và nhà nước về công tác TDTT trong trường
học. Làm cho lực lượng cán bộ quản lý, GV, HS hiểu rõ quan điểm của Đảng và Nhà
nước về công tác GDTC trong trường học các cấp.
- Tuyên truyền bằng hệ thống hình ảnh, pano, áp phích về tầm quan trọng của
TDTT với sức khỏe.
- GV giảng dạy TDTT phải có nhiệm vụ thơng qua bài giảng liên hệ với thực
tế giúp HS hiểu được vai trị, ý nghĩa, tác dụng và lợi ích của TDTT
- Tổ chức cuộc thi tìm hiểu về TDTT, phổ biến kiến thức khoa học về TDTT
thông qua hội thảo, tọa đàm. Phối hợp với đoàn thanh niên tổ chức các giải thể thao
giữa các khoa chào mừng ngày 26/3; 27/3,...
Biện pháp 2. Tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa thường xuyên, liên tục
và phát triển tối đa các môn được SV yêu thích
Mục đích: Đáp ứng nhu cầu tập luyện TDTT ngoại khóa của HS, góp phần nâng

cao thể lực cho HS.
Cách thực hiện:
- Tổ chức hoạt động TDTT quanh năm, tránh hiện tượng bộ môn GDTC không
tổ chức phong trào ngoại khóa dẫn tới HS tự đứng ra tổ chức và hoạt động khơng có
hiệu quả.
- Trên cơ sở điều tra thực trạng nhu cầu tập luyện TDTT ngoại khóa của HS, tổ
chức hoạt động ngoại khóa các mơn thể thao có đơng HS có nhu cầu tập luyện như :
Điền kinh, Cầu lơng, Đá cầu, Bóng đá... sau đó tới các mơn như Bóng chuyền, Thể
dục... sau đó mới đến các mơn thể thao khác nếu có điều kiện.
- Với các lớp hoặc các nội dung ngoại khóa khơng thể có GV hướng dẫn do đó
cần đào tạo hướng dẫn viên. Đây vừa là lực lượng hướng dẫn SV tham gia tập luyện,
vừa là lực lượng quản lý sân tập, dụng cụ, tình hình tập luyện và quân số SV tham gia
tập luyện để phản ánh lại với bộ môn GDTC của Nhà trường.
Biện pháp 3. Cải tiến nội dung giảng dạy, đổi mới công tác kiểm tra
đánh giá
Mục đích: Nhằm nâng cao chất lượng bài giảng, tăng cường sự thu hút của sinh
viên đối với nội dung giảng dạy. Đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả công tác đánh
518


giá khả năng HS vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học vào giải quyết vấn đề thực
tiễn; Vì sự tiến bộ của người học so với chính họ.
Cách thức thực hiện:
- Nghiên cứu, cải tiến nội dung, phương pháp giảng dạy
- Cải tiến việc kiểm tra đánh giá chất lượng công tác GDTC theo 3 mặt: Lý
thuyết; Thực hành; Trình độ thể lực
3.3

Đánh giá hiệu quả của biện pháp đã lựa chọn trên đối tượng nghiên cứu


Với mục đích đánh giá hiệu quả các biện pháp nâng cao công tác GDTC cho
sinh viên của Trường đại học Công đồn, chúng tơi đánh giá kết quả trên 107 SV năm
thứ nhất của Trường đại học Cơng đồn. Đối tượng thực nghiệm được chia làm hai
nhóm: Nhóm thực nghiệm gồm 52 sinh viên (28 nam và 24 nữ); Nhóm đối chứng gồm
có 55 sinh viên (26 nam và 29 nữ).
Trong q trình thực nghiệm, chúng tơi sử dụng hình thức thực nghiệm so sánh
song song giữa 2 nhóm. Thời gian thực nghiệm các biện pháp là từ tháng 10. Để đánh
giá kết quả thực nghiệm chúng tôi dùng các test đánh giá thể lực theo quyết định
53/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ký ngày 18 tháng 9 năm
2008 và khảo sát các sinh viên sau khi học xong chương trình GDTC.
Trước quá trình thực nghiệm, chúng tơi tiến hành kiểm tra ở cả 2 nhóm đối chứng
và thực nghiệm thông qua 6 test kiểm tra theo tiêu chuẩn đánh giá thể lực cho SV. Các
test kiểm tra được tiến hành theo một trình tự thống nhất. Kết quả kiểm tra của hai nhóm
thực nghiệm và đối chứng được trình bày ở bảng 2
Bảng 2: Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm
TT

Test/Đối tượng

x
1
2
3
4
5
6
1
2
3
4

5
6

Nam
Lực bóp tay thuận (kg)
Nằm ngửa gập bụng (lần/30s)
Bật xa tại chỗ (cm)
Chạy 30m XPC (s)
Chạy con thoi 4x10m (s)
Chạy tùy sức 5 phút (m)
Nữ
Lực bóp tay thuận (kg)
Nằm ngửa gập bụng (lần/30s)
Bật xa tại chỗ (cm)
Chạy 30m XPC (s)
Chạy con thoi 4x10m (s)
Chạy tùy sức 5 phút (m)

Sự khác biệt
thống kê

NĐC

NTN


n = 28
42.51
4.19
19

1.62
215
14.48
5.28
0.51
11.9
1.34
1024
72.8
n = 24
30.1
2.14
14.76
1.61
164
16.41
6.12
0.68
12.43
1.39
875
66.7

x



n = 26
40
4.17

17.65
2.01
205
15.58
5.31
0.54
12.1
1.3
972
76.1
n = 29
29.02
2.41
13.7
1.78
153.4 14.68
6.14
0.75
12.5
1.51
835.5
38.4

ttính

p

1.98
2.37
2.13

0.18
0.48
2.24
ttính
2.43
2.00
2.18
0.09
0.15
2.31

<0.05
<0.05
<0.05
>0.05
>0.05
<0.05
p
<0.05
<0.05
<0.05
>0.05
>0.05
<0.05

519


Qua bảng 2 cho thấy:
- Sự khác biệt giữa hai nhóm thực nghiệm và đối chứng là khơng có ý nghĩa ở

ngưỡng xác suất p>0.05.
Hay nói cách khác các chỉ tiêu về các tố chất vận động của đối tượng nghiên cứu
giai đoạn trước thực nghiệm là tương đương nhau, khơng có sự khác biệt đáng kể.
Sau khi áp dụng các biện pháp, đề tài tiếp tục tiến hành kiểm tra trình độ thể
lực chung theo tiêu chuẩn đánh giá thể lực SV ở cả hai nhóm thực nghiệm và đối
chứng như trước thực nghiệm nhằm đánh giá hiệu quả của các các biện pháp đã lựa
chọn.
Kết quả kiểm tra được trình bày như bảng 3 và bảng 4
Bảng 3: Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm của nam
TT
1
2
3
4
5
6

Test
Lực bóp tay thuận (KG)
Nằm ngửa gập bụng (lần/30s)
Bật xa tại chỗ (cm)
Chạy 30m XPC (s)
Chạy con thoi 4 x 10m (s)
Chạy tùy sức 5 phút (m)

W thực nghiệm
10.89
17.14
6.73
5.88

2.49
7.50

W đối chứng
4.45
9.19
1.80
4.96
1.15
2.28

8.44

3.97

Bảng 4: Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm của nữ
TT
1
2
3
4
5
6

Test
Lực bóp tay thuận (KG)
Nằm ngửa gập bụng (lần/30s)
Bật xa tại chỗ (cm)
Chạy 30m XPC (s)
Chạy con thoi 4 x 10m (s)

Chạy tùy sức 5 phút (m)
w
̅

W thực nghiệm
4.69
12.68
9.58
1.46
1.20
5.64
5.86

W đối chứng
2.55
3.72
2.82
0.97
0.80
2.64
2.25

Qua bảng 3 và bảng 4 cho thấy:
Nhóm thực nghiệm: Kết quả sau thực nghiệm giá trị trung bình thành tích tất
cả các test đánh giá thể lực của nam và nữ sinh viên nhóm thực nghiệm đều có sự tăng
trưởng có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P < 0.01. Trong đó test Nằm ngửa gập
bụng (lần/30s) ở cả nam và nữ có sự tăng trưởng trung bình cao nhất, cụ thể ở nam
chiếm tỷ lệ là 17.4% còn của nữ chiếm tỷ lệ là 12.68% và test Chạy con thoi 4 x 10m
(s) ở cả nam và nữ có sự tăng trưởng trung bình thấp nhất, cụ thể ở nam chiếm tỷ lệ
1.15% còn của nữ chiếm tỷ lệ là 1.20%.

Nhóm đối chứng nữ: Kết quả sau thực nghiệm giá trị trung bình thành tích tất
cả các test đánh giá thể lực của nam và nữ sinh viên nhóm đối chứng đều có sự tăng
trưởng có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P < 0.01. Trong đó test Nằm ngửa gập
bụng (lần/30s) có nhịp tăng trưởng trung bình cao nhất, cụ thể ở nam chiếm tỷ lệ là
520


9.19% còn của nữ chiếm tỷ lệ là 3.72% và test Chạy con thoi 4 x 10m (s) có sự tăng
trưởng trung bình thấp nhất, cụ thể ở nam chiếm tỷ lệ là 2.49% còn của nữ chiếm tỷ
lệ là 0.80%.
Qua bảng 3 và 4 ở trên còn cho thấy sự tăng trưởng trung bình các test đánh giá
thể lực của nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm tăng cao hơn nhóm đối chứng. Cụ thể
là: sự tăng trưởng trung bình ở nhóm thực nghiệm nam là 8.44% cao hơn hẳn so với
nhóm đối chứng nam là 3.97%; sự tăng trưởng trung bình ở nhóm thực nghiệm nữ là
5.86% cao hơn hẳn so với nhóm đối chứng nữ là 2.25%.
Điều này chứng tỏ việc áp dụng các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác
GDTC cho sinh viên của Trường đại học Cơng đồn là có hiệu quả
4.

KẾT LUẬN

Kết quả nghiên cứu của đề tài đã đưa ra được 04 biện pháp nâng cao chất lượng
công tác GDTC cho sinh viên của Trường đại học Cơng đồn:
Kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy các biện pháp đã phát huy tác dụng
từng bước nâng cao chất lượng công tác GDTC cho sinh viên của Trường đại học
Cơng đồn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Chính phủ (2013), Quy định về giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường.


2.

Chính phủ CHXHCN Việt Nam (2015), Nghị định số 11/2015 NĐ - CP ngày 31/01/2015
của Thủ tướng Chính phủ. Quy định về GDTC và hoạt động thể thao trong nhà trường.

3.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18 tháng 09
năm 2008 về việc ban hành quy định về việc đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên.

4.

Đỗ Thị Tươi - Nguyễn Tiến Sơn (2018), Lựa chọn biện pháp nâng cao thể lực của SV
trường Đại học Luật Hà Nội, Tạp chí khoa học đào tạo và huấn luyện thể thao, (đặc biệt),
tr. 127-132

5.



521



×