Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Nghiên cứu ứng dụng bài tập phát triển thể lực cho nữ học sinh trường THPT Thực hành sư phạm - Đại học Cần Thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (377.8 KB, 7 trang )

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG BÀI TẬP PHÁT TRIỂN
THỂ LỰC CHO NỮ HỌC SINH TRƯỜNG
THPT THỰC HÀNH SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC CẦN THƠ
1

ThS. Lê Nguyễn Ngọc Yến1, ThS. Lê Hoàng Minh2
Trường THPT Thực hành Sư phạm - Đại học Cần Thơ
2
Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ

TÓM TẮT
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học Thể dục Thể thao (TDTT) thường quy,
đề tài đã lựa chọn được 15 bài tập phát triển thể lực cho nữ HS Trường THPT Thực hành sư
phạm – Đại học Cần Thơ (ĐHCT), đồng thời kiểm nghiệm hiệu quả ứng dụng các bài tập phát
triển thể lực trong q trình giảng dạy các mơn học giáo dục thể chất. Những bài tập trên qua
thực tiễn kiểm nghiệm, đã khẳng định được tính hiệu quả trong việc phát triển thể lực cho đối
tượng nghiên cứu ở nhóm thực nghiệm kết quả so sánh cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê ở ngưỡng xác suất p < 0,05.
Từ khóa: Bài tập; Thể lực; Giáo dục thể chất; THPT Thực hành sư phạm Đại học Cần Thơ.
ABSTRACT
Using scientific research methods on regular exercise and sports, the topic has
selected 15 exercises to develop physical strength for female students at the Pedagogical
Practice High School - CTU, and at the same time tested them. Effective application of
exercises to develop physical fitness in the process of teaching physical education subjects.
The above exercises, through practical testing, have confirmed the effectiveness in developing
physical fitness for research subjects in the experimental group. The comparison results show
that the difference is statistically significant at the probability threshold. p < 0.05.
Keywords: Exercises; Physical; Physical education; Pedagogical Practice High School Can
Tho University.

1.



ĐẶT VẤN ĐỀ

Trường Đại học Cần Thơ là một trường đại học có truyền thống về công tác
đào tạo, công tác giáo dục thể chất và thể thao sinh viên, học sinh. Trường THPT
Thực hành sư phạm là một trong những đơn vị trực thuộc của Trường Đại học Cần
Thơ. Ngày 12/10/2011, trường THPT Thực hành Sư phạm trực thuộc Đại học Cần
Thơ đã thành lập theo Quyết định số 2496/QĐ-UBND của UBND thành phố Cần
Thơ và đến ngày 05/09/2012 Trường đã khai giảng khóa đầu tiên với 126 học sinh
chia thành bốn lớp.
Sau hơn 9 năm thành lập, chất lượng của nhà trường không ngừng nâng cao,
từng bước khẳng định vị thế của một trường THPT trong địa bàn thành phố và khu
vực. Kết quả ấy được thể hiện rõ qua chất lượng tuyển sinh đầu vào, điều kiện học tập
rèn luyện tại trường và kết quả đầu ra của học sinh các khóa. Hiện nay tổng số học
sinh của trường là 567 HS trong đó có 324 Nữ chiếm tỷ lệ 57,14%; có 16 lớp bao gồm
6 lớp 10; 6 lớp 11 và 4 lớp 12.
631


Học sinh của trường ngoài việc học tập kiến thức văn hóa, các em cịn được
trang bị thêm những kỹ năng mềm thông qua các hoạt động trải nghiệm, văn hóa văn
nghệ, thể dục thể thao phong phú khác.
Năm học 2019-2020 trường THPT Thực hành Sư phạm chính thức chuyển sang
mơ hình trường THPT Chất lượng cao. Trong nhiệm vụ mới này, trường tiếp tục được
đầu tư trang thiết bị hiện đại để phục vụ dạy và học. 100% phòng học được trang bị
máy điều hịa, tivi màn hình rộng,… Đặc biệt trong năm học này, trường Đại học Cần
Thơ sẽ tiếp tục đầu tư trang thiết bị, các điều kiện phục vụ học tập cho học sinh như:
Xây dựng mới sân bóng đá, hồ bơi, khơng gian sáng tạo,… để phục vụ công tác dạy
và học được tốt nhất.
Thực tiễn công tác GDTC tại Trường THPT Thực hành sư phạm nhận thấy,

trong các giờ học vẫn cịn có nhiều học sinh nữ thể hiện tố chất thể lực (TCTL) cịn
hạn chế, điều này ít nhiều ảnh hưởng đến kết quả học tập của các học sinh và kết quả
môn học GDTC. Vì vậy việc chuẩn bị thể lực cho nữ học sinh có vai trị quyết định
trong tiếp thu và hình thành kỹ thuật động tác, cũng như giúp cho học sinh nữ đạt hiệu
quả cao trong quá trình học tập của mình. Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi tiến
hành: “Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển thể lực cho nữ học sinh Trường
THPT Thực hành sư phạm, Đại học Cần Thơ”.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.

Trong quá trình nghiên cứu, đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu; Phương pháp quan sát; Phương pháp
phỏng vấn; Phương pháp kiểm tra sư phạm; Phương pháp thực nghiệm sư phạm và
Phương pháp toán học thống kê.
3.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1

Kết quả phỏng vấn và lựa chọn bài tập phát triển thể lực cho nữ học sinh Trường
THPT Thực hành sư phạm, Đại học Cần Thơ

3.1.1 Những dạng bài tập nhằm nâng cao thể lực học sinh Trường THPT Thực
hành sư phạm, Đại học Cần Thơ

Để giải quyết vấn đề này đề tài đã đưa ra các phiếu hỏi được soạn thảo và yêu
cầu trả lời theo theo hình thức phủ định (có hoặc khơng). Kết quả phỏng vấn được
trình bày ở bảng 1.

Bảng 1: Kết quả phỏng vấn lựa chọn các nhóm bài tập nâng cao thể lực nữ học sinh Trường
THPT Thực hành sư phạm, Đại học Cần Thơ (n = 22)
TT
1
2
3
4
5
6
632

Nhóm bài tập tập phát triển thể lực chung
Trò chơi vận động
Bài tập bổ trợ
Bài tập thi đấu
Bài tập phát triển mềm dẻo
Bài tập phát triển sức mạnh
Bài tập phát triển sức nhanh

Kết quả
Số người
Tỷ lệ%
20
90.90
21
95.45
14
63.63
5
22.72

20
90.90
16
72.72


7
8
9

Bài tập phát triển sức bền
Bài tập phát triển linh hoạt khéo léo
Bài tập chiến thuật

22
4
5

100
18.18
22.72

Kết quả trình bày ở bảng 1 cho thấy: Có 6/09 nhóm bài tập mà đều được các
giảng viên, giáo viên và HLV tán thành với số phiếu trên 60%. Đây là các nhóm bài
tập rất thông dụng và phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường.
3.1.2 Nghiên cứu xác định yêu cầu trong việc lựa chọn các bài tập nhằm nâng
cao thể lực cho nữ học sinh Trường THPT Thực hành sư phạm, Đại học Cần Thơ
Sau khi tổng hợp tài liệu được 4 yêu cầu đối với việc lựa chọn bài tập nhằm
phát triển thể lực nữ học sinh Trường THPT Thực hành sư phạm, Đại học Cần Thơ,
đề tài tiến hành phỏng vấn các giảng viên, giáo viên và HLV để có tính khách quan và

tin cậy hơn. Kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng 2.
Bảng 2: Kết quả phỏng vấn các yêu cầu lựa chọn các bài tập nhằm phát triển thể lực cho nữ
học sinh (n=22)
Các yêu cầu
TT
1
2
3
4

Các bài tập lựa chọn phải đảm bảo định hướng theo đúng
yêu cầu đòi hỏi.
Việc lựa chọn các bài tập phải rõ ràng cụ thể và hình thức
tập luyện phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Các bài tập lựa chọn phải được nâng dần từ dễ đến khó,
từ đơn giản đến phức tạp.
Cường độ vận động và lượng vận động của bài tập lựa chọn
phải phù hợp với đối tượng nghiên cứu.

Kết quả trả lời
Số người
Tỷ lệ %
22

100

19

86,3


22

100

20

90,9

Qua bảng 2 có thể nhận thấy: Cả 4 yêu cầu mà đề tài đưa ra phỏng vấn thì cả 4
yêu cầu đều được tán đồng rất cao chiếm tỷ lệ từ 80% đến 100%.
3.1.3 Cơ sở khoa học của việc lựa chọn bài tập.
Chúng tôi lựa chọn các bài tập theo trình tự sau:
Bước 1. Hệ thống hóa các bài tập nâng cao thể lực cho sinh viên qua các tài liệu
tham khảo.
Bước 2. Phỏng vấn để tìm hiểu mức độ sử dụng các bài tập nâng cao thể lực
cho sinh viên trên thực tế.
Bước 3. Lựa chọn các bài tập theo các nguyên tắc:
- Các bài tập được xác định đầy đủ qua 5 thành phần cơ bản của lượng vận động
(tốc độ bài tập, thời gian bài tập, thời gian nghỉ giữa quãng, tính chất nghỉ ngơi và số
lần lặp lại).
- Các bài tập được xây dựng phải có nội dung và hình thức phù hợp với mục
đích, u cầu, nhiệm vụ của quá trình giảng dạy.
- Các bài tập được sử dụng phát triển toàn diện thể lực cho sinh viên

633


- Lựa chọn bài tập dựa trên đặc điểm thể chất của sinh viên cũng như điều kiện
trang thiết bị tập luyện tại trường.
- Bài tập phải đơn giản, dễ thực hiện, đảm bảo tính chính xác và phù hợp với

đối tượng kiểm tra.
3.1.4 Lựa chọn các bài tập nhằm phát triển thể lực nữ học sinh Trường
THPT Thực hành sư phạm, Đại học Cần Thơ
Sau khi nghiên cứu các nguyên tắc và các yêu cầu lựa chọn bài tập, chúng tơi
tiến hành tổng hợp và phân tích các tài liệu [2] [5]….đề tài đã lựa chọn ra được 22 bài
tập để phát triển thể lực cho nữ học sinh Trường THPT Thực hành sư phạm, Đại học
Cần Thơ cũng như phù hợp với cơ sở vật chất của nhà trường. Kết quả được trình bày
ở bảng 3.
Bảng 3: Kết quả phỏng vấn lựa chọn bài tập phát triển thể lực nữ học sinh Trường THPT Thực
hành sư phạm, Đại học Cần Thơ (n =22)
T
T
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18

19
20
21
22

634

Mức độ ưu tiên của bài tập
Ưu tiên 1
Ưu tiên 2
Ưu tiên 3
Bài tập
Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ
phiếu % phiếu % phiếu %
Chạy 30m XPC x 2 lần; quãng nghỉ đầy đủ 15 68.18 4 18.18 3
13.63
Nằm sấp chống đẩy 20s x 2 lần; quãng
19 86.36 2
9.09
1
4.54
nghỉ đầy đủ
Bật 3 bước tại chỗ x 2 lần
8 36.36 10 45.45 4
18.18
Chạy 1500m x 1 lần
15 68.18 5 22.72 2
9.09
Chạy 800m x 1 lần
14 63.63 6 27.27 2

9.09
Nằm sấp co cơ lưng 30 giây x 2 lần;
16 72.77 3 13.63 3
13.63
quãng nghỉ đầy đủ
Nằm ngửa co cơ bụng 30 giây x 2 lần; lặp
17 77.27 2
9.09
3
13.63
lại với quãng nghỉ đầy đủ
Nhảy dây 1 phút x 2 lần; quãng nghỉ ngắn
20 90.90 2
9.09
0
00
Chạy 100m x 1 lần
15 68.18 4 18.18 3
13.63
Cõng (vác) bạn di chuyển 30s x 1 lần
6 27.27 8 36.36 8
36.36
Chạy zích zắc luồn cọc 30m x 2 lần
18 81.81 3 13.63 1
4.54
Cướp cờ
19 86.36 2
9.09
1
4.54

Bật nhảy ưỡn thân trên cát 20 giây x 2 lần
9 40.90 5 22.72 8
36.36
Lò cò tiếp sức
20 90.90 2
9.09
0
00
Bật xa tại chỗ x 3 lần; quãng nghĩ ngắn
21 95.45 1
4.54
0
00
Bóng chuyền 6
19 86.36 2
9.09
1
4.54
Bật cóc 15m x 1 lần
17 77.27 5 22.72 0
00
Chạy việt dã x 1 lần
8 36.36 4 18.18 10 45.45
Chạy 400m x 1 lần
20 90.90 0
00
2
9.09
Chạy tăng tốc độ 60m x 2 lần
7 31.81 5 22.72 10 45.45

Bóng đá mini
8 36.36 10 45.45 4
18.18
Trị chơi cướp bóng
7 31.81 6 27.27 9
40.90


Từ bảng 3 cho thấy đề tài đã lựa chọn được 15 bài tập với mức độ ưu tiên 1 có
số phiếu đánh giá cao từ mức 60% trở lên. Vì vậy đề tài sẽ đưa ra 15 bài tập có mức
độ ưu tiên cao để đưa vào áp dụng cho đối tượng thực nghiệm là học sinh nữ Trường
THPT Thực hành sư phạm, Đại học Cần Thơ.
3.2

Đánh giá hiệu quả một số bài tập đối với sự phát triển thể lực của nữ học
sinh Trường THPT Thực hành sư phạm, Đại học Cần Thơ
3.2.1 Tổ chức thực nghiệm sư phạm:

- Đối tượng thực nghiệm là 120 học sinh nữ, được chia ra thành 2 nhóm một
cách ngẫu nhiên.
- Nhóm thực nghiệm: Gồm 60 học sinh được tập luyện theo các nội dung bài
tập mà chúng tôi đã lựa chọn được ở phần tập thể lực của buổi tập.
- Nhóm đối chứng: Gồm 60 học sinh được tập theo các nội dung bài tập theo
chương trình mơn học GDTC đưa ra.
- Địa điểm thực nghiệm: Tại Trường THPT Thực hành sư phạm, Đại học Cần Thơ.
- Thời lượng thực nghiệm trong vòng 4 tháng ( tương ứng với 1 học kỳ).
3.2.2 Đánh giá hiệu quả hệ thống bài tập nâng cao thể lực cho học sinh nữ
Trường THPT Thực hành sư phạm, Đại học Cần Thơ
* So sánh kết quả kiểm tra thể lực của 2 nhóm trước thực nghiệm
Trước thực nghiệm, đề tài tiến hành kiểm tra thể lực của 120 Nữ học sinh của

Trường THPT Thực hành sư phạm, Đại học Cần Thơ, kết quả thể hiện ở bảng 4
Bảng 4: So sánh kết quả kiểm tra thể lực của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm trước thực
nghiệm (n = 120)
Test

n

Lực bóp tay thuận (kg)
Chạy 30m XPC (s)
Bật xa tại chỗ (cm)
Nằm ngửa gập bụng30s(sl)
Chạy 5 phút tùy sức (m)
Chạy con thoi 4x10m (s)

60
60
60
60
60
60

Đối chứng
±
X
27,49
6,16
157,13
14,12
765,5
12,65


1,47
0,33
3,83
2,62
74,58
0,47

n

Thực nghiệm
±
X

60
60
60
60
60
60

27,22
6,17
156,63
14,46
763,92
12,67

1,39
0,34

3,81
2,48
78,61
0,49

Độ tin cậy
t
P
1,063
0,148
0,717
0,749
0,113
0,162

>0.05
>0.05
>0.05
>0.05
>0.05
>0.05

df = 118, t0,05 = 1,984 (Nữ)

Kết quả kiểm tra các tiêu chí ở bảng 2 cho thấy sự khác biệt về các test thể lực
giữa hai nhóm thực nghiệm và đối chứng học sinh nữ là khơng có sự khác biệt mang
ý nghĩa thống kê, ttính< tbảng = 1,984 ở ngưỡng xác suất P > 0,05. Hay nói cách khác,
trình độ thể lực của học sinh nữ trường THPT Thực hành sư phạm – Đại học Cần Thơ
ở giai đoạn trước thực nghiệm là tương đương nhau.
Nhằm đánh giá sự phát triển thể lực của đối tượng thực nghiệm sau thời gian ứng

dụng chương trình tập luyện, đề tài tiến hành kiểm tra các test thể lực. Việc kiểm tra được
tiến hành sau thời gian tập luyện trong 4 tháng. Kết quả kiểm tra thể hiện ở bảng 5.
635


Bảng 5: Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm giữa hai nhóm đối chứng và thực nghiệm sau khi
kết thúc học kỳ I
Test

n

Đối chứng
±
X

n

Thực nghiệm
±
X

Độ tin cậy
t
P

Lực bóp tay thuận (kg)
Chạy 30m XPC (s)
Bật xa tại chỗ (cm)
Nằm ngửa gập bụng30s(sl)
Chạy 5 phút tùy sức (m)


60
60
60
60
60

28,37
6,14
158,6
15,95
800,4

1,05
0,35
2,86
2,11
70,33

60
60
60
60
60

30,02
5,97
163,6
18,9
910,7


1,29
0,29
2,74
1,81
31,18

7,631
2,819
9,676
8,235
11,108

<0,05
<0,05
<0,05
<0,05
<0,05

Chạy con thoi 4x10m (s)

60

12,51

0,43

60

12,19


0,43

3,988

<0,05

df = 118, t0,05 = 1,984 (Nữ)

Qua bảng 5 cho thấy, ở tất cả các nội dung kiểm tra của nhóm thực nghiệm và
đối chứng của nữ thì kết quả kiểm tra các tố chất thể lực của nhóm thực nghiệm là cao
hơn hẳn so với nhóm đối chứng, thể hiện ttính > tbảng = 1,984 và 2,042 ở ngưỡng xác
suất P < 0,05. Hay nói khác đi, các bài tập thể lực mà đề tài lựa chọn bước đầu đã thể
hiện tính hiệu quả cao hơn hẳn các bài tập cũ mà hiện nay đang được sử dụng trong
giảng dạy tại trường.
Với mục đích làm sáng tỏ hiệu quả các bài tập đã lựa chọn, chúng tôi đã tiến
hành đối chiếu kết quả của các nhóm thực nghiệm, đối chứng trước và sau thực
nghiệm. Kết quả thu được chúng tôi trình bày ở bảng 6.
Bảng 6: So sánh nhịp độ tăng trưởng 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm của học sinh trường
THPT Thực hành sư phạm – Đại học Cần Thơ sau thời gian thực nghiệm
Đối tượng
Test
Nhóm

Nhóm
ĐC
(n=60)

Nhóm
TN

(n=60)

Lực bóp tay thuận (kg)
Chạy 30m XPC (s)
Bật xa tại chỗ (cm)
Nằm ngửa gập bụng 30s (sl)
Chạy 5 phút tùy sức (m)
Chạy con thoi 4x10m (s)
Lực bóp tay thuận (kg)
Chạy 30m XPC (s)
Bật xa tại chỗ (cm)
Nằm ngửa gập bụng 30s (sl)
Chạy 5 phút tùy sức (m)
Chạy con thoi 4x10m (s)

df = 59, t0,05 = 2,00

636

Trước TN
±
X

NỮ (n=120)
Sau TN
So Sánh
W
t
P
±


X

27,49 1,47 28,37 1,05 3,15 3,761 <0,05
6,16
0,33 6,14 0,35 0,33 0,466 >0,05
157,13 3,83 158,6 2,86 0,93 2,431 <0,05
14,12 2,62 15,95 2,11 12,17 4,223 <0,05
765,5 74,58 800,4 70,33 4,46 2,638 <0,05
12,65 0,47 12,51 0,43 1,12 1,804 >0,05
27,22 1,39 30,02 1,29 9,78 11,374 <0,05
6,17
0,34 5,97 0,29 3,29 3,527 <0,05
156,63 3,81 163,6 2,74 4,35 11,475 <0,05
14,46 2,48 18,9 1,81 26,62 11,163 <0,05
763,92 78,61 910,7 31,18 17,53 13,449 <0,05
12,67 0,49 12,19 0,43 3,86 5,607 <0,05


Từ kết quả bảng 6 cho thấy, sau thời gian thực nghiệm:
Kết thúc quá trình tập luyện trình độ thể lực của nhóm thực nghiệm đã có sự
nâng cao rõ rệt. Ở tất cả các test kiểm tra đánh giá đều có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê, ttính > tbảng = 2,00 ở ngưỡng xác suất P < 0,05. Nhịp độ tăng trưởng của học
sinh nữ của nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm đều có giá trị tăng trưởng cao, nhịp
tăng trưởng tăng ở các test tăng từ khoảng 3% - 26%. Test có nhịp độ tăng trưởng cao
nhất là test Nằm ngửa gập bụng 30s (sl) với W = 26.62% và test có nhịp độ tăng trưởng
thấp nhất là test Chạy 30m XPC (s) với W = 3.29%.
Riêng nhóm đối chứng có 2/6 test đánh giá thể lực chưa có sự khác biệt với
ttính< tbảng = 2,00 ở ngưỡng xác suất P > 0,05, đó là các test Chạy 30m XPC, test Chạy
con thoi 4x10m, còn lại đều có 4/6 test thể lực đã xuất hiện sự khác biệt (ttính > tbảng =

2,00 ở ngưỡng xác suất P < 0,05). Nhịp độ tăng trưởng của học sinh nữ của nhóm đối
chứng sau thực nghiệm đều có giá trị tăng trưởng, nhịp tăng trưởng tăng ở các test
tăng từ khoảng 1% - 12%. Test có nhịp độ tăng trưởng cao nhất là test nằm ngửa gập
bụng 30s (sl) với W = 12,17% và test có nhịp độ tăng trưởng thấp nhất là test Chạy
30m XPC (s) với W = 0,33%.
Hay nói một cách khác, việc ứng dụng chương trình tập luyện với các bài tập
được lựa chọn đã tỏ rõ tính hiệu quả trong việc phát triển thể lực cho học sinh nữ
trường THPT Thực hành sư phạm – Đại học Cần Thơ.
4.

KẾT LUẬN
Từ những kết quả nghiên cứu nêu trên, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

- Bằng phương pháp quan sát và phỏng vấn, đề tài đã lựa chọn được 15 bài tập
phát triển thể lực cho nữ học sinh Trường THPT Thực hành sư phạm, Đại học Cần Thơ.
- Những bài tập trên qua thực tiễn kiểm nghiệm, đã khẳng định được tính hiệu
quả trong việc phát triển thể lực cho đối tượng nghiên cứu ở nhóm thực nghiệm (thể
hiện qua nhịp độ tăng trưởng ở các chỉ tiêu kiểm tra của nhóm thực nghiệm đều cao
hơn nhóm đối chứng và kết quả so sánh cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở
ngưỡng xác suất p < 0,05)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18/9/2008.
Quy định về việc đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên.

2.

Nguyễn Long Hải (2012) “Nghiên cứu lựa chọn và ứng dụng các bài tập phát triển thể
lực cho sinh viên trường Đại học Nông lâm – Đại học Huế”


3.

Nguyễn Xuân Sinh, Lê Văn Lẫm, Lưu Quang Hiệp, Phạm Ngọc Viễn (2006). Giáo trình
phương pháp nghiên cứu khoa học TDTT. NXB TDTT.

4.

Đồng Văn Triệu, Lê Anh Thơ (2006). Lý luận và phương pháp GDTC trong trường học.
NXB TDTT Hà Nội.

5.

Lê Nguyễn Ngọc Yến (2011) “Nghiên cứu xây dựng một số trò chơi vận động phát triển
thể lực chung cho học sinh trường THPT Nguyễn Việt Hồng, Quận Ninh Kiều, Thành phố
Cần Thơ”.

637



×