Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Đổi mới nội dung học phần giáo dục thể chất bắt buộc cho sinh viên trường Đại học Tài chính – Marketing

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (345.74 KB, 10 trang )

ĐỔI MỚI NỘI DUNG HỌC PHẦN GIÁO
DỤC THỂ CHẤT BẮT BUỘC CHO SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
TS. Phan Thanh Mỹ, ThS. Hồ Trung Nghi,
ThS. Nguyễn Minh Thân
Trường Đại học Tài chính – Marketing

TĨM TẮT
Từ thực tế khảo sát, đánh giá thực trạng nội dung giảng dạy học phần GDTC bắt buộc
(điền kinh 1) cho sinh viên Trường Đại học Tài chính – Marketing, nghiên cứu đã tiến hành
tham khảo lấy ý kiến đánh giá của sinh viên và các giảng viên tham gia giảng dạy về các vấn
đề liên quan đến nội dung môn học như: Nội dung, chương trình của học phần bắt buộc; Mức
độ phù hợp của nội dung với các điều kiện hiện có của trường như cơ sở vật chất, đội ngũ
giảng dạy; Mức độ hứng thú, tính tự giác tích cực tham gia môn học của sinh viên; Các điều
kiện thuận lợi cho hoạt động ngoại khóa. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đã lựa chọn được nội
dung phù hợp thay thế cho nội dung cũ. Kết quả nghiên cứu cơ bản đã đánh giá được mức độ
phù hợp của nội dung mới thông qua những ý kiến đánh giá về mức độ phù hợp, tính tích cực,
mức độ hứng thú và sự phát triển thể lực của sinh viên qua quá trình thực nghiệm, sự phát
triển này đảm bảo độ tin cậy ở ngưỡng xác suất p < 0.05 với ttính > tbảng.
Từ khóa: Lựa chọn nội dung; Học phần giáo dục thể chất bắt buộc; Nội dung học thể dục
nhịp điệu.

1.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Việc đổi mới giáo dục và đào tạo phù hợp với xu thế phát triển của xã hội luôn
được Đảng và nhà nước ta đặt ra như một trong những yêu cầu cấp thiết nhất cho sự
nghiệp phát triển đất nước. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của
Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ: “Trong những năm vừa qua lĩnh vực giáo dục và
đào tạo vẫn còn nhiều hạn chế và yếu kém”. Chính vì vậy, cần phải có những đổi mới


trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao chất lượng, đào tạo ra đội ngũ tri
thức, lao động đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Nghị quyết Đại
hội cũng đã nêu rõ, một trong 5 nhiệm vụ để phát triển đất nước là “phát triển, nâng
cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực”. Quan điểm đó đã
được thể hiện cụ thể trong Nghị quyết 14/2005/NQ-CP ngày 2/11/2005 về “Đổi mới
cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010”[7] và Nghị
quyết số 29 NQ/TW ngày 4/11/2013 về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường,
định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”[2]. Trong Kế hoạch số 180-398,
ngày 09 tháng 05 năm 2019 của Bộ GD&ĐT cũng đã đề cao vai trò của GDTC nhằm
“Nâng cao chất lượng giáo dục thể chất và thể thao trường học”[1].
Căn cứ theo những Nghị quyết, Chỉ thị, Thơng tư của Đảng và Chính phủ, đồng
thời cũng căn cứ theo yêu cầu của Nhà trường, của Khoa GDQP&GDTC về việc “Rà
sốt lại nội dung chương trình giảng dạy GDTC, nghiên cứu đưa nhiều hơn nữa các
môn thể thao khác nhau để sinh viên có nhiều lựa chọn mơn u thích của mình, tạo
được nhiều hứng thú trong học tập, góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác GDTC của
1000


Nhà trường”. Điều đó cho thấy, giáo dục nói chung và GDTC nói riêng đóng một vai
trị đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển của đất nước.
Tuy nhiên, thực tiễn công tác GDTC trong Trường Đại học Tài chính –
Marketing (ĐHTCM) hiện nay chưa đáp ứng nhu cầu vận động và yêu cầu phát triển
các tố chất thể lực của các em. Vì thế con đường tất yếu và duy nhất là cần phải đổi
mới phương thức và xây dựng nội dung chương trình giảng dạy sao cho phù hợp với
điều kiện cơ sở vật chất của Nhà trường và theo xu thế phát triển của xã hội. Nội dung
môn học được xây dựng phải phù hợp với khả năng và sở thích của các em, xây dựng
mơn học GDTC mang tính “học mà chơi, chơi mà học”. Một mặt mang đến cho các
em môi trường rèn luyện sức khỏe lành mạnh, mặt khác giáo dục cho các em phẩm
chất đạo đức tốt đẹp như: lòng dũng cảm, năng lực tự chủ, ý thức kỷ luật và tinh thần

đồng đội.
Cho nên, Ban giám hiệu, Khoa GDQP&GDTC đã chỉ đạo, định hướng nghiên
cứu đánh giá nội dung chương trình GDTC tại Trường Đại học Tài chính-Marketing
(ĐHTCM) là việc làm có ý nghĩa thiết thực, nhằm điều chỉnh, đổi mới nội dung,
chương trình ngày càng hồn thiện, đem lại hứng thú, tích cực cho người học lẫn
người dạy và đặc biệt là phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của trường.
Dựa trên cơ sở lý luận và qua nghiên cứu, đánh giá thực trạng nội dung các môn
học, ý kiến đánh giá, lựa chọn của sinh viên và giảng viên về môn thể thao phù hợp.
nghiên cứu đã chọn môn thể dục nhịp điệu (Aerobic) (bảng 1) đưa vào thay thế cho
nội dung học phần bắt buộc (điền kinh 1) cho sinh viên Trường ĐHTCM và tiến hành
lựa chọn nội dung phù hợp cho môn Aerobic đưa vào giảng dạy.
Trong nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp: Phương pháp phân tích và tổng
hợp tài liệu; Phương pháp phỏng vấn; Phương pháp quan sát sư phạm; Phương pháp
kiểm tra sư phạm; Phương pháp thực nghiệm sư phạm; Phương pháp toán học thống
kê[3], [9], [10], [11].
Đối tượng nghiên cứu: Nội dung học phần bắt buộc 1 (điền kinh 1) (HPGDTC
– ĐK1) cho sinh viên Trường ĐHTCM.
2.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.1

Thực trạng nội dung HPGDTC – ĐK1 tại Trường ĐHTCM
- Khối lượng và phân bổ mơn học:

Sinh viên học 4 tín chỉ (1 chỉ = 30 tiết) trong đó gồm 24 tiết lý thuyết và 96 tiết
thực hành, được chia làm 2 học phần bắt buộc và 2 học phần tự chọn.
+ Học phần bắt buộc (2 học phần - 60 tiết) gồm:
➢ Học phần bắt buộc 1 (điền kinh 1) học 30 tiết với các nội dung sau: Chạy

cự ly ngắn (100m), nhảy xa và bài thể dục tay không 36 động tác.
➢ Học phần bắt buộc 2 (bơi lội - Kỹ thuật bơi ếch) học 30 tiết.
+ Học phần tự chọn (2 học phần - 60 tiết) sinh viên được chọn 2 trong những
mơn thể thao sau: Bóng chuyền, bóng đá 5 người, bóng rổ, bóng bàn, cầu lơng,
vovinam, muay thái.

1001


+ Thời gian học của 2 học phần: Sinh viên học trong 4 học kỳ của năm thứ nhất
và năm thứ hai.
- Thực trạng những đánh giá về HPGDTC – ĐK1:
Trong nghiên cứu này, chỉ đánh giá HPGDTC – ĐK1. Vì đây là học phần có
nhiều nội dung khác nhau, mang tính lặp lại với các cấp học ở phổ thông và hơn nữa
là không phù hợp với các điều kiện cơ sở vật chất hiện có của trường. Cho nên,
nghiên cứu đã tiến hành lấy ý kiến đánh giá từ sinh viên học tập, giảng viên giảng
dạy học phần này. Kết quả cho thấy, đa phần sinh viên không tích cực, hứng thú
(55.8% sinh viên rất khơng hứng thú và không hứng thú với nội dung môn học, 42.8%
sinh viên cho là bình thường). Mức độ hài lịng của sinh viên đối với các nội dung
học cũng chiếm tỉ lệ rất thấp và khi phỏng vấn các giảng viên trực tiếp giảng dạy
cũng đều cho rằng nội dung học của HPGDTC – ĐK1 hiện không phù hợp với thực
tế (chỉ có 19% cho là phù hợp) (số liệu cụ thể của thực trạng được thể hiện ở mục
tiêu 1 – Đánh giá thực trạng của đề tài).
Từ những thực trạng đó, nghiên cứu tiến hành lựa chọn nội dung môn học phù
hợp để thay thế cho nội dung của PHGDTC – ĐK1.
Lựa chọn nội dung môn học thay thế nội dung HPGDTC – ĐK1

2.2

Cơ sở để thay thế nội dung phù hợp là căn cứ vào: Thứ nhất, đặc điểm sinh

viên Trường ĐHTCM đa phần là nữ; Thứ hai, cơ sở vật chất của trường chưa đáp ứng
được cho việc giảng dạy HPGDTC – ĐK1; Thứ ba, nội dung học lập lại các nội dung
của các cấp học ở phổ thơng; Thứ tư, nội dung học ít được phát triển rộng rãi trong
quần chúng nhân dân; Thứ năm, ít được tổ chức thi đấu giao lưu ở các trường (hiện
nay rất nhiều trường đã khơng cịn đưa mơn nhảy xa và chạy cự ly ngắn vào giảng
dạy cho sinh viên); Thứ sáu, các điều kiện hỗ trợ cho tập luyện ngoại khóa hầu như
khơng có.
2.2.1 Lựa chọn mơn thể thao phù hợp
Bảng 1: Kết quả lựa chọn môn thể thao phù hợp (n = 500)
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

1002

Nội dung thay thế
Bóng đá 5 người
Bóng chuyền
Bóng rổ
Cầu lơng

Các mơn võ
Bơi lội
Bóng bàn
Thể dục (Aerobic)
Cờ vua-Cờ tướng
Đá cầu
Tennis
Điền kinh
Total

Responses
Frequency
Percent
330
9.8%
360
10.7%
290
8.6%
410
12.1%
440
13.0%
430
12.7%
240
7.1%
390
11.4%
70

2.1%
190
5.6%
230
6.8%
50
1.5%
3430
100.0%

Percent of Cases
66.0%
72.0%
58.0%
82.0%
88.0%
86.0%
48.0%
78.0%
14.0%
38.0%
46.0%
10.0%
686.0%


Qua bảng 1 cho thấy: Trong 8 môn thể thao có tỉ lệ lựa chọn từ 50% trở lên thì
có đến 7 môn đã được Nhà trường đưa vào giảng dạy tự chọn cho sinh là mơn bóng
đá 66.0%, bóng chuyền 72.0%, bóng rổ 58.0%, cầu lơng 82.0%, các mơn võ 88.0%,
bơi lội 86.0% và mơn Aerobic cũng có tỉ lệ lựa chọn tương đối cao 78.0%. Nhưng

môn Aerobic chưa được đưa vào giảng dạy cho sinh viên.
Căn cứ vào đánh giá thực trạng, kết quả lựa chọn của sinh viên, nghiên cứu
cũng tham khảo, phỏng vấn lấy ý kiến từ các giảng viên đã và đang giảng dạy
HPGDTC – ĐK1 nhằm lấy môn Aerobic thay thế cho nội dung HPGDTC – ĐK1.
Phỏng vấn lấy ý kiến được thiết kế với 5 mức: 5) Rất phù hợp, 4) Phù hợp, 3) Bình
thường, 2) Khơng phù hợp, 1) Rất khơng phù hợp. Kết quả thể hiện ở bảng 2.
Bảng 2: Đánh giá mức độ phù hợp của môn Aerobic (n = 21)
Mức độ
Bình thường
Phù hợp
Rất phù hợp
Total

Frequency
5
10
6
21

Percent
23.8
47.6
28.6
100

Qua bảng 2 cho thấy, có đến 76.2% ý kiến đánh giá từ mức phù hợp đến mức
rất phù hợp; Có 23.8% ý kiến đánh giá ở mức độ bình thường. Từ đó cho thấy, các
giảng viên cũng có quan điểm đồng ý đưa mơn Aerobic vào giảng dạy thay thế cho
nội dung HPGDTC – ĐK1 hiện tại mà trường đang áp dụng giảng dạy cho sinh viên.
2.2.2 Lựa chọn nội dung phù hợp cho môn Aerobic để thay thế nội dung

HPGDTC – ĐK1
Khác với các môn thể thao khác, môn Aerobic rất đa dạng về kỹ thuật động tác,
bài tập phát triển, đội hình, kết hợp động tác kỹ thuật. Cho nên, để lựa chọn nội dung
phù hợp cho sinh viên Trường ĐHTCM, nghiên cứu đã dựa vào tài liệu tham khảo,
thông qua tham khảo ý kiến chuyên gia, tổng hợp và thiết lập nội dung phiếu phỏng
vấn để phỏng vấn giảng viên, các nhà quản lý, các chuyên gia có liên quan để xác định
mức độ tin cậy của nội dung giảng dạy.
- Cách thức phỏng vấn: phỏng vấn được thực hiện 2 lần trên 25 người, lần trước
cách lần sau 15 ngày với cùng nội dung và đối tượng phỏng vấn nhằm đảm bảo mức
độ tin cậy giữa 2 lần phỏng vấn khơng có sự khác biệt về ý nghĩa thống kê.
- Cách thức đánh giá: được phân làm 2 mức độ (cần thiết và không cần thiết).
Trong nghiên cứu cũng qui định những nội dung nào qua 2 lần phỏng vấn đạt từ 80%
ý kiến lựa chọn trở lên và có X2 < X bảng sẽ được chọn đưa vào thực nghiệm.
Kết quả phỏng vấn và thông qua kiểm định X2 (khi bình phương) (phụ lục) đã
xác định được những nội dung như sau:
- Về lý thuyết gồm các nội dung như sau:
➢ Các nguyên tắc và phương pháp tập luyện thể thao nhằm phát triển thể chất;
➢ Lịch sử hình thành và phát triển mơn Aerobic;
➢ Khái niệm, mục đích, phân loại môn Aerobic;

1003


➢ Nguyên lý kỹ thuật của 7 bước cơ bản của môn Aerobic;
➢ Những nguyên tắc và phương pháp trong xây dựng đội hình;
➢ Sử dụng nhạc và phương pháp biên soạn bài Aerobic với nhạc;
➢ Phương pháp tổ chức thi đấu môn Aerobic.
- Về thực hành gồm các nội dung:
➢ 7 bước cơ bản mơn Aerobic;
➢ Nhóm động tác phát triển chung gồm: Đầu cổ, Vươn thở, Tay vai, Lườn,

Vặn mình; Lưng - bụng;
➢ Nhóm động tác theo tư thế gồm: Đứng, Quỳ, Ngồi, Nằm, Khom;
➢ Các động tác chuyển tư thế gồm: Chuyển tư thế đứng sang quỳ, Chuyển
tư thế đứng sang ngồi, Chuyển tư thế đứng sang nằm, Chuyển tư thế ngồi
sang nằm;
➢ Xây dựng đội hình gồm: Đội hình hàng ngang, Đội hình hàng dọc, Đội hình
vịng trịn, Đội hình chữ, Đội hình xếp tháp;
➢ Nhóm kỹ thuật cơ bản gồm: Nhóm động lực, Nhóm tĩnh lực, Nhóm bật và
nhảy, Nhóm thăng bằng và dẻo;
➢ Sử dụng âm nhạc trong môn Aerobic;
➢ Các bài tập phát triển thể lực chung gồm: Nhóm bài tập phát triển sức nhanh,
Nhóm bài tập phát triển sức bền, Nhóm bài tập phát triển sức mạnh, Nhóm bài tập
phát triển sức mạnh - bền, Nhóm bài tập phát triển mềm dẻo, khéo léo.
Nhằm đảm bảo tính khoa học, phù hợp với những mục tiêu đã đề ra, nghiên cứu
cũng xác định được những vấn đề cần đổi mới gồm: Đổi mới cấu trúc và nội dung;
Đổi mới mục tiêu; Đổi mới nội dung; Đổi mới tổ chức hoạt động giảng dạy và Đổi
mới tiêu chí kiểm tra đánh giá kết quả học tập cho sinh viên (phụ lục-đề cương chi
tiết học phần).
2.3

Đánh giá hiệu quả nội dung đổi mới của HPGDTC - ĐK1

Sau khi đã lựa chọn được những nội dung môn học, nghiên cứu xây dựng kế
hoạch thực nghiệm, xây dựng tiến trình giảng dạy và ứng dụng những nội dung đã lựa
chọn đưa vào thực nghiệm (dựa theo đề cương chi tiết môn học). Kết quả sau thực
nghiệm như sau:
2.3.1 Thái độ của sinh viên đối với nội dung mới
Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn 38 sinh viên của nhóm TN và 37 sinh viên của
nhóm ĐC sau khi đã hoàn thành học nội dung mới nhằm thu nhận những phản hồi
tích cực từ sinh viên. Đây là một trong những cơ sở quan trọng để đánh giá mức độ

phù hợp của nội dung mới khi ứng dụng vào thực tiễn. Kết quả được thể hiện qua
bảng 3.

1004


Bảng 3: Thái độ của sinh viên đối với nội dung mơn học

TT Nội dung câu hỏi

1

2

3

4

Em có tìm hiểu về
ý nghĩa và tầm
quan trọng của nội
dung mơn học?
Em có tự giác tập
luyện để hồn
thành tốt nội dung
mơn học trong mỗi
buổi học?
Em có tự tập luyện
các nội dung đã
học ngồi giờ học

trên lớp?
Em có tập luyện
các mơn thể thao
khác ngồi nội
dung mơn học?

Nhóm TN (n=38)
Thỉnh
Khơng

thoảng
n
%
n
%
n %

Nhóm ĐC (n=37)
Thỉnh
Khơng

thoảng
n % n
%
n %

25 65.8

10 26.3


3

7.9

9

33 86.8

5

13.2

0

0.0

11 28.9 10 26.3 16 42.1

31 81.6

6

15.8

1

2.6

7


13 34.2

15 39.5 10 26.3 25 65.8

23.7 14 36.8 15 39.5

18.4 10 26.3 22 57.9

9

23.7

3

7.9

Qua bảng 3 cho thấy, giữa 2 nhóm TN và ĐC đã thể hiện thái độ tiếp cận nội
dung môn học khác nhau. Cụ thể, từ nội dung câu hỏi 1 đến câu 3 thì nhóm TN trả lời
ở mức độ “có” chiếm tỉ lệ từ 65.8% đến 86.8%, trong khi nhóm ĐC trả lời ở mức này
chiếm tỉ lệ thấp hơn nhiều, chỉ chiếm từ 18.4% đến 28.9%. Nhưng ở nội dung câu hỏi
thứ 4 thì nhóm ĐC trả lời ở mức “có” chiếm tỉ lệ cao hơn (65.8%) so với nhóm TN
(34.2). Điều này cho thấy nội dung chương trình của PHGDTC – ĐK1 cũ không phù
hợp, không gây được hứng thú tập luyện cho sinh viên, vì thế mà sinh viên nhóm ĐC
phần nhiều đã sử dụng các môn thể thao khác để rèn luyện sức khỏe.
2.3.2 Đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên đối với nội dung học mới
Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn 38 sinh viên của nhóm TN sau khi đã hồn
thành học q trình thực nghiệm nhằm thu nhận những phản hồi tích cực từ sinh viên.
Đây cũng là một trong những cơ sở quan trọng để đánh giá mức độ phù hợp của nội
dung mới khi ứng dụng vào thực tiễn. Câu hỏi đặt ra được đánh giá ở 5 mức độ: 5)
Rất hài lòng; 4) Hài lịng; 3) Bình thường; 2) Khơng hài lịng và 1) Rất khơng hài

lịng. Kết quả thống kê mơ tả được thể hiện qua bảng 4.
Bảng 4: Thống kê mô tả mức độ hài lòng của sinh viên đối với nội dung học mới
Item Statistics
Nội dung câu hỏi
Giảng viên giải thích rõ những yêu cầu trong đề cương
học phần
Nội dung môn học (lý thuyết, các nội dung thực hành,
phân chia thời gian,…)
Mức độ đảm bảo kế hoạch giảng dạy

Mean

S

N

4.1053

0.68

38

4.2632

0.64

38

4.0526


0.56

38
1005


Phương thức giảng dạy
Cường độ hoạt động trong giờ học
Kết quả đạt được khi kết thúc môn học

4.3421
3.8947
4.3684

0.66
0.68
0.71

38
38
38

Kết quả ở bảng 4 đã cho thấy, các tiêu chí đánh giá có giá trị trung bình (Mean)
từ 3.89 đến 4.36, độ lệch chuẩn từ 0.56 đến 0.71. Điều này cho thấy khách thể phỏng
vấn đã trả lời từ mức 3 – 5 (theo mỗi câu hỏi đặt ra đều có 5 mức trả lời), có nghĩa là
sinh viên đã chọn từ mức độ bình thường đến mức rất hài lịng cao.
2.3.3. Đánh giá mức độ hứng thú của sinh viên nhóm TN
Bảng 5: Mức độ hứng thú của sinh viên nhóm TN
Nội dung
câu hỏi


Mức độ

Em có hứng
thú với mơn
học

Frequency

Percent

1
6
20
11
38

2.4
14.6
48.8
26.8
92.7

Khơng hứng thú
Bình thường
Hứng thú
Rất hứng thú
Total

Valid

Percent
2.6
15.8
52.7
28.9
100.0

Cumulative
Percent
2.6
18.4
71.1
100.0

Qua bảng 5 cũng cho thấy: chỉ có 2.6% ý kiến sinh viên cho rằng khơng hứng
thú với nội dung mới, trong khi đó có đến 81.6% ý kiến cho rằng hứng thú và rất
hứng thú và có 15.8% ý kiến cho là bình thường.
2.4

Đánh giá sự phát triển thể lực giữa 2 nhóm TN và ĐC

Kết thúc quá trình thực nghiệm, nghiên cứu cũng tiến hành kiểm tra đánh giá
và so sánh thể lực của nữ sinh viên giữa 2 nhóm TN và ĐC. Do đặc thù của trường –
sinh viên nam chiếm tỉ lệ rất thấp (qui định 1 lớp học 40 sinh viên, nhưng 2 lớp nghiên
cứu chỉ có 5 sinh viên nam), nên trong nghiên cứu này chỉ lấy số liệu của nữ sinh viên
làm đại diện.
2.4.1 Đánh giá sự phát triển thể lực của nữ sinh viên trước và sau TN của
nhóm TN
Bảng 6: Đánh giá sự phát triển thể lực của nữ sinh viên trước và sau TN của nhóm TN


TT

Các chỉ tiêu

Trước TN
(n=38)

Sau TN
(n=37)

X ±S

X±S

t

w

p
<0.05

1

Lực bóp tay thuận (kg)

26.38 ± 3.1

29.15 ± 2.79

6.13


9.98

2

Nằm ngửa gập bụng (lần)

14.84 ± 1.62

16.91 ± 1.16

11.03

13.06 <0.05

3

Bật xa tại chỗ (cm)

159.4 ± 7.85

166.1 ± 8.18

5.08

4.14

<0.05

4


Chạy 30 m XPC (s)

6.49 ± 0.48

6.15 ± 0.26

7.99

5.33

<0.05

5

Chạy con thoi 4x10m (s)

13.03 ± 1.06

12.93 ± 0.91

0.68

0.45

>0.05

6

Chạy tùy sức 5 phút (m)


875.6 ± 37.83

883. 4 ±30.64

1.58

0.89

>0.05

(tbảng = 2.042)

1006


Qua bảng 6 đã cho thấy trong 6 chỉ tiêu đánh giá trước và sau của nhóm TN thì
có 4 chỉ tiêu lực bóp tay thuận, nằm ngửa gập bụng, bật xa tại chổ và chạy 30m XPC
là có sự khác biệt đảm bảo độ tin cậy, với ttính > tbảng ở ngưỡng xác suất p < 0.05 và
nhịp độ tăng tiến đạt từ 4.14% đến 13.06%. Còn 2 chỉ tiêu chạy con thoi 4 x 10m và
chạy tùy sức 5 phút, mặc dù cũng có sự tăng tiến, nhưng sự tăng tiến này khơng có ý
nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất p = 0.05% và ttính < tbảng.
2.4.2 Đánh giá sự phát triển thể lực của nữ sinh viên trước và sau TN của
nhóm ĐC
Bảng 7: Đánh giá sự phát triển thể lực của nữ sinh viên trước và sau TN của nhóm ĐC
TT

Các chỉ tiêu

Trước ĐC


Sau ĐC

X±S

X±S

t

w

p

1

Lực bóp tay thuận (kg)

26.8 ± 3.15

27.93 ± 3.24

0.86

4.13

>0.05

2

Nằm ngửa gập bụng (lần)


14.95 ± 1.59

15.89 ± 1.65

1.39

6.08

>0.05

3

Bật xa tại chỗ (cm)

160.9 ± 9.25

166.5 ± 8.18

4.16

3.2

<0.05

4

Chạy 30 m XPC (s)

6.33 ± 0.39


6.21 ± 0.22

3.32

1.91

<0.05

5

Chạy con thoi 4x10m (s)

13.1 ± 1.27

12.94 ± 1.02

0.21

0.65

>0.05

6

Chạy tùy sức 5 phút (m)

874.3 ± 4.32

879.7 ± 3.84


0.39

0.61

>0.05

Khác với nhóm TN, trong 6 chỉ tiêu được đánh giá ở nhóm ĐC thì chỉ có 2 chỉ
tiêu bật xa tại chỗ và chạy 30m XPC là có sự khác biệt đảm bảo ý nghĩa thống kê ở
ngưỡng xác suất p < 0.05. 4 chỉ tiêu là lực bóp tay thuận, nằm ngửa gập bụng, chạy
con thoi 4 x 10m và chạy tùy sức 5 phút cũng có sự khác biệt, nhưng sự khác biệt
khơng có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất p = 0.05 với ttính < tbảng.
2.4.3 So sánh sự khác biệt giữa các nhóm
Nhằm mục đích đánh giá sự phát triển thể lực của sinh viên nhóm TN sau khi
hồn thành nội dung mới, nghiên cứu tiến hành so sánh thể lực giữa nhóm TN với
nhóm ĐC, nhóm thực trạng thể lực ban đầu và TBTCVN. Kết quả được thể hiện ở
bảng 8.
Bảng 8: So sánh thể lực của nhóm TN với các nhóm
Chỉ tiêu
Lực bóp tay thuận (kg)
Nằm ngửa gập bụng (lần)
Bật xa tại chỗ (cm)
Chạy 30 m XPC (s)
Chạy con thoi 4x10m (s)
Chạy tùy sức 5 phút (m)

Nhóm TN
(1)
S
X

29.15
16.91
166.1
6.15
12.93
883.4

2.79
1.16
8.18
0.26
0.91
30.64

Nhóm ĐC
(2)
D11-2
X
27.93
15.08
166.5
6.21
12.94
879.7

4.37
12.14
-0.24
-0.97
-0.08

0.42

Thực trạng
thể lực (3)
D2 1-3
X
28.17
15.16
165.76
6.17
13.01
882.68

3.48
11.54
0.21
-0.32
0.61
0.08

TBTCVN
(4)
D3 1-4
X
28.96
12.4
159.8
6.23
12.58
722.4


0.66
36.37
3.94
-1.28
4.05
22.29

Kết quả so sanh ở bảng 8 cho thấy, có sự chênh lệch tương đối (D) giữa nhóm
TN với các nhóm so sánh, sự chênh lệch này đa phần là nhóm TN phát triển tốt hơn
nhóm các nhóm cùng so sánh ở các chỉ tiêu, chỉ có chỉ tiêu chạy con thoi 4 x10m là
1007


nhóm TN có trung bình chung thấp hơn (13.09s) nhóm thực trạng thể lực (13.01s)
và thấp hơn TBTCVN (12.58s), mức chênh lệch tương đối D21-2 = 0.61% và
D31-3 = 4.05%.
KẾT LUẬN

3.

Từ kết quả nghiên cứu đã đi đến một số kết luận sau:
➢ Về thực trạng nội dung HPGDTC – ĐK chỉ học trong 30 tiết nhưng có đến
3 nội dung gồm: chạy cự ly ngắn (100m), nhảy xa và bài thể dục tay không 36 động
tác, như vậy sẽ khơng đủ thời gian để hồn thiện các kỹ thuật, kỹ năng môn học. Cơ
sở vật chất hiện nay của trường cũng không đáp ứng để học tập các nội dung chạy
ngắn và nhảy xa. Đặc biệt là khi tham khảo ý kiến sinh viên và giảng viên thì hầu như
đều đánh giá môn học không phù hợp, sinh viên khơng hứng thú, khơng tích cực với
nội dung mơn học.
➢ Nghiên cứu đã lựa chọn được môn Aerobic và lựa chọn được các nội dụng

cụ thể cho môn Aerobic gồm: Lý thuyết, các bài tập kỹ thuật động tác trong môn
Aerobic và các bài tập phát triển thể lực chung.
➢ Kết quả ứng dụng thực nghiệm cho thấy sinh viên tham gia tích cực mơn
học, mức độ hài lịng về các điều kiện đảm bảo cho môn học được sinh viên đánh giá
cao, trung bình chiếm từ 3.89 đến 4.36. Mức độ hứng thú với mơn học cũng có sự
thay đổi lớn, có đến 81.6% ý kiến cho rằng hứng thú và rất hứng thú.
➢ Thể lực của nhóm TN phát triển hơn nhóm ĐC và các nhóm khác (bảng
8) phần nào cũng cho thấy nội dung môn học mới phù hợp với các điều kiện của
trường, gây được hứng thú, sinh viên đã tích cực tham gia tập luyện chính khóa
lẫn ngoại khóa.
Là tác giả bài viết và cũng là người trực tiếp đứng lớp TN nên chúng tôi cũng
quan sát, nhận định về mức độ phù hợp của nội dung môn học mới và đánh giá rất cao
về tính tích cực học tập của nhóm sinh viên tham gia TN. Vì vậy, nhóm nghiên cứu
kiến nghị với lãnh đạo Nhà trường cho phép ứng dụng nội dung môn học mới vào
thực tế giảng dạy cho sinh viên Trường ĐHTCM trong thời gian tới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Bộ GD&ĐT, Kế hoạch số 180-398, ngày 09 tháng 05 năm 2019.

2.

Ban chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết số 29 NQ/TW ngày 4/11/2013.

3.

Vũ Cao Đàm (2002), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Khoa học & Kỹ thuật,
Hà Nội, tr.77.

4.


Liên đoàn Thể dục Việt Nam (dịch), Luật Sport Aerobic

5.

Liên đoàn Thể dục Thế giới (F.I.G), Tài liệu huấn luyện thể dục từ năm 1994-2015.

6.

Liên đoàn Thể dục TPHCM, Tài liệu giảng dạy cho HLV môn Aerobic.

7.

Nguyễn Trung Kiên (2007): “Nghiên cứu một số bài tập phát triển thể lực chuyên
môn cho vận động viên Aerobic Gymnastic trẻ TP. Hồ Chí Minh” luận văn thạc sĩ
giáo dục học.

1008


8.

Thủ tướng Chính phủ, Nghị quyết 14/2005/NQ-CP, ngày 2/11/2005.

9.

Hồng Trọng - Chu Nguyễn Mộng Ngọc,“Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS ” NXB
Hồng Đức.

10. Đỗ Vĩnh, Trịnh Hữu Lộc (2010), “Giáo trình Đo lường thể thao”, NXB TDTT.

11. Đỗ Vĩnh, Huỳnh Trọng Khải (2010), “Thống kê học trong TDTT”, NXB TDTT.

1009



×