Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Nghiên cứu hiệu quả môn thể thao ngoại khóa cho sinh viên trường Đại học Phú Yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (412.3 KB, 8 trang )

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ MƠN THỂ THAO NGOẠI KHĨA
CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN
ThS. Nguyễn Quốc Trầm
Trường Đại học Phú n
TĨM TẮT
Thơng qua các phương pháp nghiên cứu khoa học thường quy trong lĩnh vực Thể dục
thể thao đã tiến hành đánh giá hiệu quả các môn thể thao ngoại khóa cho sinh viên trường
Đại học Phú Yên, nhằm tạo ra được môi trường hoạt động thể dục thể thao (TDTT) ngoại khóa
phong phú thỏa mãn nhu cầu nâng cao trình độ thể thao và các hoạt động văn hóa, thể thao,
giải trí góp phần nâng cao kết quả học tập, thành tích thể thao và nâng cao năng lực thể chất
của sinh viên trường Đại học Phú Yên, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường
trong những năm tới.
Từ khóa: Hiệu quả; thể thao; ngoại khóa; sinh viên trường Đại học Phú Yên.

1.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Giáo dục thể chất trong trường học là một mặt giáo dục quan trọng, không thể
thiếu được trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, góp phần thực hiện mục tiêu: “Nâng
cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” cho đất nước, để cho mỗi công
dân, nhất là thế hệ trẻ có điều kiện “Phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất,
phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”. Đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng
cao của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đòi hỏi phải nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực, mà trong đó yếu tố sức khoẻ là quan trọng nhất.
Tổ chức hoạt động câu lạc bộ TDTT ngoại khóa của sinh viên (SV) trong các
trường đại học đã có từ lâu, là nơi tập trung những SV có cùng sở thích một môn thể
thao, cùng nhau tập luyện và thi đấu, giao lưu, học hỏi. Là tổ chức rất được SV yêu
thích và hưởng ứng tham gia tích cực, tự giác, thỏa mãn điều kiện cơ bản trong luyện
tập TDTT để đạt được hiệu quả cao.
Tuy nhiên, hiện nay tập luyện các mơn thể thao ngoại khóa tại mang tính tự


phát, chưa được sự quan tâm đúng mực của các cấp chính quyền, đồn thể hoạt động
khơng ổn định và khơng thống nhất về chương trình và nội dung, mặt khác vì điều
kiện sân bãi, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động TDTT của các trường còn quá hạn
chế, lực lượng huấn luyện viên, hướng dẫn viên không đủ, không đáp ứng được sở
thích từng mơn của SV, vì vậy số lượng SV tham gia các CLB TDTT rất ít, hoặc chỉ
duy trì trong một thời gian ngắn rồi giải tán.
Trên cơ sở phân tích ý nghĩa, tầm quan trọng của những vấn đề nghiên cứu
nhằm góp phần hồn thiện hoạt động TDTT của SV trong môi trường Đại học (ĐH),
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu hiệu quả mơn thể thao ngoại
khóa cho sinh viên trường Đại học Phú Yên”
Để giải quyết mục đích nghiên cứu trên, chúng tôi sẽ giải quyết các nhiệm vụ
nghiên cứu sau:

944


- Lựa chọn mơn thể thao ngoại khóa giúp nâng cao thể lực chung cho sinh viên
tại trường (ĐHPY).
- Đánh giá hiệu quả mơn thể thao ngoại khóa cho sinh viên trường ĐHPY
Để giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu nêu trên, trong quá trình nghiên cứu đề tài
đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp phân tích và tổng hợp tài
liệu tham khảo, phương pháp phỏng vấn toạ đàm (Phiếu anket), Phương pháp quan
sát sư phạm, phương pháp kiểm tra sư phạm, phương pháp toán học thống kê.
2.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

2.1

Lựa chọn mơn thể thao ngoại khóa giúp nâng cao thể lực chung cho SV

trường Đại học Phú Yên

Qua kết quả phỏng vấn 12 giảng viên và 150 sinh viên năm thứ nhất trường Đại
học Phú Yên, chúng tôi thống kê như sau (bảng1)
Bảng 1: Kết quả lựa chọn mơn thể thao ngoại khóa của SV trường ĐHPY
TT
1
2
3
4
5
6

Bài tập
Cầu lơng
Bóng chuyền
Thể dục nhịp điệu
Bóng rổ
Bóng bàn
Trị chơi vận động

Giảng viên (n=12)
Số phiếu
Tỷ lệ %
2
16.7
8
66.7
1
8.3

0
0.0
1
8.3
0
0.0

Sinh viên (n = 150)
Sớ phiếu
Tỷ lệ %
15
10.0
106
70.7
12
8.0
6
4.0
13
8.7
4
2.7

Kết quả mơn bóng chuyền với số phiếu cao nhất ở cả 2 nhóm: Giảng viên đồng
ý với tỷ lệ 66.7% và sinh viên đồng ý với tỷ lệ 70.7%.
2.2

Đánh giá hiệu quả môn thể thao ngoại khóa cho sinh viên trường ĐHPY
2.2.1 Thực trạng kết quả học tập của SV học GDTC từ năm 2017 đến nay


Qua điều tra khảo sát thực trạng, quan sát sư phạm cơng tác giảng dạy và học
tập tồn khóa của SV trường ĐHPY được thể hiện qua bảng 2.
Bảng 2: Kết quả xếp loại thể lực sinh viên trường ĐHPY giai đoạn năm 2017 - 2019
TT

Năm học

Số
lượng
SV

1
2

2017-2018
2018-2019

2.600
2.650

Giỏi
Khá
Tỷ lệ Số
Số
Tỷ lệ
lượng
% lượng %
165
6.3
795

30.6
189
7.1
936
35.3

Trung bình
Kém
Số
Tỷ lệ Số Tỷ lệ
lượng
% lượng %
1340 51.5 300 11.5
1246 47.0 279 10.5

Qua bảng 2 ta thấy:
Hiệu quả của chương trình GDTC cịn chưa cao, kết quả kiểm tra kết thúc học
phần của SV đạt kết quả thấp, tỷ lệ trung bình xếp loại mơn giáo dục thể chất qua các
năm như sau:
- Năm học 2017 - 2018: SV xếp loại giỏi chiếm 6.3%, xếp loại khá chiếm
30.6%, xếp loại trung bình chiếm 51.5%, xếp loại kém chiếm 11.5%
945


- Năm học 2018 - 2019: Sinh viên xếp loại giỏi chiếm 7.1%, xếp loại khá chiếm
35.3%, xếp loại trung bình chiếm 47%, xếp loại kém chiếm 10.5%
Qua quan sát sư phạm tại các buổi học giáo dục thể chất tại trường ĐHPY, đề
tài nhận thấy hiệu quả chương trình còn thấp do một số nguyên nhân sau:
- Giờ học ít hứng thú, lôi cuốn được SV tiếp tục tự tập, tự rèn luyện trong giờ
tập ngoại khóa.

- Phương pháp giảng dạy chưa phù hợp, đồng thời do số lượng SV đông nên
SV chưa nắm bắt được đầy đủ kỹ thuật môn học.
2.2.2 Thực trạng thể lực chung sinh viên trường ĐHPY năm học 2019 - 2020
Chúng tôi đã vận dụng tiêu chuẩn của đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh
viên của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2008 (theo quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT
năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo), để tìm hiểu thực trạng thể lực chung
năm học 2019 -2020 đang học giáo dục thể chất trường Đại học Phú Yên. Chúng tôi
tuyển chọn chia thành 4 nhóm như sau: gồm 200 SV trong đó (100 nam, 100 nữ) 50
nam thực nghiệm – 50 nam đối chứng, 50 nữ đối chứng – 50 nữ thực nghiệm. Đây là
những sinh viên năm 1 có thể lực yếu, được chúng tôi lựa chọn ngẫu nhiên trong số
sinh viên có thể lực yếu, tuy nhiên đảm bảo u cầu, khơng có vấn đề về bệnh lý hay
dị tật bẩm sinh, có sự tương đồng về thành tích. Điều này đảm bảo việc đánh giá hiệu
quả tác dụng của hệ thống bài tập một cách chính xác về nội dung, khối lượng và
cường độ bài tập. Nhóm đơi chứng tập luyện theo chương trình đã được biên soạn
trước đây (2015 – 2020). Nhóm thực nghiệm chúng tơi giảng dạy theo chương trình
mơn Bóng chuyền được xây dựng ở mục 2.2.3. Để đảm bảo thành tích ban đầu giữa
2 nhóm khơng có sự khác biệt: nhóm đối chứng và thực nghiệm tương đồng nhau,
chúng tôi tiến hành ứng dụng các chỉ tiêu đánh giá đã lựa chọn để kiểm tra, Kết quả
được tổng hợp tại bảng 3, bảng 4.
Bảng 3: Kết quả kiểm tra thực trạng thể lực chung của Nam SV trường ĐHPY (n=100)
TT
1
2
3
4
5
6

Các Test


Nhóm thực nghiệm
TB
δ
Cv% ε

Lực bóp tay
38.2 6.91
thuận (kg)
Nằm ngửa gập
17.1 3.70
bụng (lần/30giây)
Bật xa tại chỗ
201.7 23.82
(cm)
Chạy 30m XPC
5.02 0.49
(giây)
Chạy con thoi
12.22 0.67
4x10m (giây)
Chạy tuỳ sức 5
886.5 105.68
phút (m)

Nhóm đối chứng
TB
δ
Cv% ε

t


P

18.1 0.05 38.3

6.93

18.1 0.05 0.029 >0.05

21.7 0.06 17.0

3.69

21.7 0.06 0.15 >0.05

11.8 0.03 201.2 23.63

11.7 0.03 0.112 >0.05

9.7

0.03 5.03

0.50

9.8

0.03 0.096 >0.05

5.5


0.02 12.24

0.69

5.7

0.02 0.169 >0.05

11.9 0.03 885.4 106.04 12.0 0.03 0.047 >0.05

Qua bảng 3 ta thấy trước thực nghiệm của Nam ở cả 2 nhóm được giới thiệu ở
bảng 2 chúng ta có thể như sau: Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm cho thấy ở nhóm
thực nghiệm và nhóm đối chứng giá trị trung bình ( X ) về thành tích đạt được tương
đối đồng đều nhau. Xét theo chỉ số tstudent thì kết quả trên giữa 2 nhóm thực nghiệm
và đối chứng khơng có sự khác biệt đáng kể với p > 0.05.
946


Bảng 4: Kết quả kiểm tra thực trạng thể lực chung của Nữ SV trường ĐHPY (n=100)
TT
1
2
3
4
5
6

Các Test
Lực bóp tay thuận

(kg)
Nằm ngửa gập bụng
(lần/30giây)
Bật xa tại chỗ (cm)
Chạy 30m XPC
(giây)
Chạy con thoi
4x10m (giây)
Chạy tuỳ sức 5 phút
(m)

Nhóm thực nghiệm
TB
δ Cv% ε

Nhóm đối chứng
TB
δ Cv% ε

t

P

24.7

3.91

15.8 0.04 24.7

3.78


15.3 0.04 0.11 >0.05

14.50

2.95

20.3 0.06 14.38 2.77

19.3 0.05 0.224 >0.05

9.2

9.7

157.6 14.47

0.03 156.9 15.24
5.9

0.60

0.03 0.226 >0.05

5.8

0.61

10.5 0.03


10.1 0.03 0.492 >0.05

13.51

0.57

4.2

0.01 13.49 0.26

677.2 58.32

8.6

0.02 674.9 72.13 10.7 0.03 0.189 >0.05

1.9

0.01 0.16 >0.05

Qua cho thấy ở nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng giá trị trung bình ( X ) về
thành tích đạt được tương đối đồng đều nhau. Xét theo chỉ số ttính 0.053 – 0.492 < tbảng thì
kết quả trên giữa 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng khơng có sự khác biệt đáng kể
với p > 0.05.
2.2.3 Lựa chọn nội dung giảng dạy môn Bóng chuyền tại câu lạc bợ trường
Đại học Phú n, năm học 2019 – 2020.
Sau khi tổng hợp được 44 bài tập thường dùng trong giảng dạy mơn bóng
chuyền có thể dùng cho khách thể nghiên cứu. Chúng tôi tiến hành phỏng vấn 25 huấn
luyện viên, giáo viên bóng chuyền. Qua kết quả phỏng vấn ở bảng 3 đã lựa chọn được
28 bài tập.

Như vậy với 25 phiếu phỏng vấn, điểm tối đa 1 test đạt được sẽ là 50 điểm, đề tài
quy ước lấy các test có điểm đạt trên 75% tổng điểm tối đa (tương ứng với 38 điểm).
Bảng 5: Các bài tập trong chương trình mơn Bóng chuyền tại câu lạc bộ ngoại khóa cho SV
trường ĐHPY
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14

Bài tập
18 Bài tập kỹ thuật
Chuyền bóng thấp tay qua lại
Chuyền bóng thấp tay vào tường
Di chuyển bên phải đỡ bóng thấp tay
Di chuyển bên trái đỡ bóng thấp tay
Chuyền bóng thấp tay vào ơ quy định
Đỡ bóng thấp tay từ quả gõ bóng nhẹ
Chuyền bóng thấp tay qua lưới
Chuyền cao tay bóng qua lại nhiều lần

Chuyền bóng cao tay vào tường
Di chuyển hai bên chuyền bóng cao tay
Chuyền bóng cao tay vào ơ quy định
Phát bóng thấp tay qua lưới
Phát bóng vào khu vực quy định
Phát bóng kết hợp đỡ chuyền một bên
kia lưới

1
2
3
4
5
6
7
8
9

Bài tập
Tập di chuyển 3 bước đà
Tập kết hợp chuyền bóng và đập bóng
Chia nhóm tổ chức thi đỡ chuyền 1
Chia nhóm tổ chức thi đấu hai bên
10 Bài tập thể lực
Ném bóng chuyền xa, ném bóng cao su
Nằm sấp chống đẩy
Nằm ngửa gập bụng
Chạy biến hướng 10-15m
Chạy biến tốc nhanh 10 – 15m
Chạy 9-3-6-3-9

Di chuyển bốn góc sân
Chạy dích dắc cự ly 10 – 15m
Di chuyển bước đơn liên tục

10

Chạy bền 800m

TT
15
16
17
18

947


2.2.4 Phân phới chương trình giảng dạy
- Việc xây dựng chương trình được tuân thủ theo nguyên tắc từ dễ đến khó,
lượng vận động phù hợp với lứa tuổi cùng với thời gian hoạt động linh hoạt thuận lợi,
không ảnh hưởng đến giờ học chính khóa của sinh viên.
- Chương trình mơn Bóng chuyền tại câu lạc bộ ngoại khóa cho sinh viên trường
ĐHPY được chúng tôi xây dựng với số tiết là 60, chia làm hai học kỳ, mỗi học kỳ 30
tiết, mỗi tuần tập 2 buổi, mỗi buổi 2 tiết, mỗi tiết 50 phút. Nội dung chương trình và tiến
trình biểu giảng dạy khi thực nghiệm được chúng tơi trình bày tại (bảng 4 và bảng 5)
Bảng 4: Nội dung chương trình giảng dạy và tiến trình biểu giảng dạy khi thực nghiệm giảng
dạy ở học kỳ 1
TT ND
1
2

3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13

A
B
C
D
E
F
G
H
I
J
K
L
M

h
1
2
7

8
8
2
6
6
4
6
2
4
4

TIẾN TRÌNH BIỂU GIẢNG DẠY HỌC KỲ I
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
x X
x x x x
x x x X X X
x x x x x X
x X

x x
x x
x x

x X
x X

A: Giới thiệu.
B: Tư thế chuẩn bị và KT di chuyển
C: Kỹ thuật chuyền bóng cao tay
D: Kỹ thuật chuyền bóng thấp tay


E: Kỹ thuật phát bóng cao tay
F: Kỹ thuật phát bóng thấp tay
G: Trò chơi.

H: Thi đấu.
I: Thể lực.
J: Lý thuyết

K: Thảo luận.
L: Dự trữ.
M: Kiểm tra.

Bảng 5: Nội dung chương trình giảng dạy và tiến trình biểu giảng dạy khi thực nghiệm giảng
dạy ở học kỳ 2
TT ND

h

1 A
2 B
3 C
4 D
5 E
6 F
7 G
8 H
9
I
10 J

11 K
12 L
13 M

1
2
7
8
8
2
6
6
4
6
2
4
4

TIẾN TRÌNH BIỂU GIẢNG DẠY HỌC KỲ I
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
x x x x
x x
x x x x x x
x x
x x x x x x
x X
x x
x X

A: Kỹ thuật đập bóng.

B: Kỹ thuật chắn bóng.
C: Kỹ thuật chuyền bóng bước 1.

948

x X
x X

D: Kỹ thuật chuyền bóng bước2 E: Kỹ thuật
di chuyển chiến thuật
G:Trị chơi

H: Thi đấu.
I: Thể lực.
J: Lý thuyết

K: Thảo luận.
M: Kiểm tra
L: Dự trữ.


2.2.5 Đánh giá thể lực của sinh viên trường ĐHPY sau thực nghiệm.
Để giải quyết vấn đề này đề tài sử dụng phương pháp tự đối chiếu để đánh giá
kết quả thực nghiệm, nghĩa là so sánh kết quả trước thực nghiệm và sau thực nghiệm
ở cả nam và nữ. Kết quả so sánh trước thực nghiệm và sau thực nghiệm ở nhóm đối
chứng nam sinh viên trường ĐHPY được trình bày ở bảng 6.
Bảng 6: So sánh Kết quả hai nhóm thực nghiệm và đối chứng nam sinh viên trường đại học
sinh viên trường ĐHPY sau thực nghiệm
TT
1

2
3
4
5
6

Các Test
Lực bóp tay thuận (kg)
Nằm ngửa gập bụng
(lần/30giây)
Bật xa tại chỗ (cm)
Chạy 30m XPC (giây)
Chạy con thoi 4x10m
(giây)
Chạy tuỳ sức phút 5 (m)

Nhóm đối chứng

Nhóm thực nghiệm

δ

W%

40.8

6.88

16.8 0.05 39.4


6.95

17.7 0.03 2.067 <0.05

40.8

19.6

3.67

18.7 0.05 18.2

3.80

20.9 0.03 2.926 <0.05

19.6

213.9

23.57

11.0 0.03 207.7 23.48

11.3 0.02 2.355 <0.05

213.9

4.39


0.50

11.3 0.03 4.72

0.49

10.5 0.01 3.246 <0.05

4.39

10.98

0.64

5.8

0.70

6.1

10.98

TB

0.02 11.59

Cv%

ε


P

δ

Cv%

ε

t

TB

0.01 4.65

<0.05

1021.1 105.69 10.4 0.03 957.4 106.06 11.1 0.02 2.713 <0.05 1021.1

Nhận xét: Qua bảng 6 cho ta thấy: Các chỉ tiêu sau thực nghiệm của nhóm thực
nghiệm và nhóm đối chứng có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê mà ưu thế nghiên
về nhóm thực nghiệm (P<0.05). Tất cả các chỉ tiêu kiểm tra của nhóm thực nghiệm
(chương trình mơn Bóng chuyền ngoại khóa tại câu lạc bộ trường ĐHPY) có sự tăng
tiến tốt hơn so với nhóm đối chứng tập theo chương trình GDTC của trường.
Bảng 7: Kết quả so sánh hai nhóm thực nghiệm và đối chứng Nữ sinh viên trường ĐHPY sau
thực nghiệm
TT

Các Test

1

2
3
4
5
6

Lực bóp tay thuận (kg)
Nằm ngửa gập bụng (lần/30giây)
Bật xa tại chỗ (cm)
Chạy 30m XPC (giây)
Chạy con thoi 4x10m (giây)
Chạy tuỳ sức 5 phút (m)

Nhóm thực nghiệm
TB
δ Cv% ε
27.3
3.89 14.3 0.04
18.08 3.02 16.7 0.05
170.9 14.55 8.5 0.02
4.9
0.60 12.2 0.03
12.27 0.57 4.6 0.01
815.2 57.47 7.0 0.02

Nhóm đối chứng
TB
δ Cv% ε
26.1 3.73 14.3 0.04
16.22 2.72 16.8 0.05

164.3 15.08 9.2 0.03
5.5 0.60 10.9 0.03
12.81 0.25 2.0 0.01
747.9 73.16 9.8 0.03

t

P

W%

2.443
3.301
2.127
4.729
5.931
5.443

<0.05
<0.05
<0.05
<0.05
<0.05
<0.05

27.3
18.08
170.9
4.9
12.27

815.2

Nhận xét: Nhóm thực nghiệm có sự tăng tiến tốt so với nhóm đối chứng điều
đó được kiểm nghiệm bằng cách so sánh kết quả sau thực nghiệm với kết quả trước
thực nghiệm, trong đó ttính đều lớn hơn tbảng thơng qua chương trình Giáo dục thể chất
tại trường còn được thể hiện qua bảng 7 ở trên.
2.2.6 So sánh nhịp tăng trưởng thể lực của Nam và Nữ sinh viên giữa 2
nhóm sau thực nghiệm
Kết quả so sánh nhịp tăng trưởng giữa 2 nhóm Nam SV thực nghiệm và đối
chứng và 2 nhóm Nữ SV thực nghiệm và đối chứng được giới thiệu ở bảng 8

949


Bảng 8: So sánh nhịp tăng trưởng giữa 2 nhóm Nam SV và Nữ SV thực nghiệm và đối chứng
TT
1
2
3
4
5
6

Nội dung
Lực bóp tay thuận (kg)
Nằm ngửa gập bụng 30s (lần)
Bật xa tại chổ (cm)
chạy 30m (s)
chạy con thôi 4x 10m (s)
chạy tùy sức 5 phút (m)


Nhóm
TN
(W%)
6.62
13.76
5.86
13.53
10.64
14.11

Nam
Nhóm
ĐC
(W%)
2.84
7.16
3.17
6.37
5.42
7.81

So sánh
Lần
2.33
1.92
1.85
2.12
1.96
1.81


S

Với
P=0.01

Nhóm
TN
(W%)
9.73
21.98
8.07
16.33
9.63
18.49

Nữ
Nhóm
ĐC
(W%)
5.79
12.03
4.62
7.42
5.19
10.26

So sánh
Lần


S

1.68
1.83
1.75
2.2
1.86
1.8

Với
P=0.01

Nhận xét:
Nam SV: Kết quả ở bảng 8 chứng minh nhịp tăng trưởng ở mọi chỉ tiêu của
Nam SV nhóm thực nghiệm đều gấp hơn nhiều lần so với nhóm đối chứng, trong đó
ít nhất là ở chỉ tiêu chạy tùy sức 5 phút (cm) (1.81 lần), còn nhiều nhất là ở Test Lực
bóp tay thuận (2.33 lần). So sánh nhịp tăng trưởng giữa 2 nhóm được biểu hiện ở
bảng 8.
Nữ SV: Kết quả so sánh nhịp tăng trưởng giữa 2 nhóm được giới thiệu ở của
nữ chứng minh nhịp tăng trưởng ở mọi chỉ tiêu của nhóm thực nghiệm đều gấp hơn
nhiều lần so với nhóm đối chứng, trong đó ít nhất là ở chỉ tiêu Test Lực bóp tay thuận
(1.68 lần), còn nhiều nhất là ở Test Chạy 30m (cm) (2.2 lần). So sánh nhịp tăng trưởng
giữa 2 nhóm được biểu hiện ở biểu hiện ở bảng 8.
2.2.7 So sánh thể lực của Nam Nữ sinh viên tham gia mơn Bóng chuyền ngoại
khóa tại câu lạc bợ SV trường ĐHPY với một số trường trên địa bàn tỉnh Phú Yên
Để việc so sánh đánh giá được khách quan và cụ thể hơn hiệu quả ứng dụng
của chương trình mơn Bóng chuyền trong giờ ngoại khóa đối với thể chất của sinh viên,
đề tài tiến hành mở rộng so sánh với một số trường trên địa bàn tỉnh Phú Yên (trường Đại
học Xây dựng Miền Trung). Trường Đại học Xây dựng Miền Trung (ĐHXDMT) có
chương trình ngoại khóa khá phong phú và đa dạng ở một số môn thể thao tự chọn do giáo

viên chuyên sâu phụ trách. Đề tài tiếp cận với số liệu của đề tài đã xây dựng chương trình
ngoại khóa cho sinh viên mơn Bóng chuyền tại trường ĐHPY. Kết quả so sánh thể lực của
sinh viên hai trường được thể hiện qua bảng 9.
Bảng 9: Kết quả so sánh thể lực của Nam Nữ sinh viên tham gia mơn Bóng chuyền ngoại khóa
tại câu lạc bộ SV trường ĐHPY và trường ĐHXDMT

TT

1
2
3
4
5
6

950

Nội dung các Test

Lực bóp tay thuận (kg)
Nằm ngửa gập bụng 30s (lần)
Bật xa tại chổ (cm)
chạy 30m (s)
chạy con thôi 4x 10m (s)
chạy tùy sức 5 phút (m)

Nam
Trường ĐH
Trường ĐHPY
XDMT

TB
δ
TB
δ
46.6
6.22
39.4
6.95
24.5
2.43
18.2
3.80
243.0
15.99
207.7
23.48
4.45
0.44
4.72
0.49
10.59
0.52
11.59
0.70
1057.7
137.56 957.4 106.06

Nữ
Trường ĐH
Trường

XDMT
ĐHPY
TB
δ
TB
δ
29.3
2.78
24.7
3.91
19.4
2.11
14.50 2.95
222.5 12.42 157.6 14.47
4.93
0.27
5.8
0.61
10.63
0.21
13.51 0.57
950.1
7.42
677.2 58.32


Qua bảng 9 ta thấy các chỉ số thể lực đánh giá theo tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT:
chạy 30m XPC (s), lực bóp tay thuận (kg), bật xa tại chỗ (cm), nằm ngửa gập bụng
(lần/30s), chạy con thoi 4x10(s), chạy tuỳ sức 5 phút (m) sinh viên trường ĐHXDMT
đều tốt hơn so với sinh viên trường ĐHPY. Điều này cho thấy thể lực của sinh viên

trường ĐHPY còn khá thấp so với các trường trên địa bàn tỉnh, chính vì thế nhà trường
cần quan tâm hơn nữa đến công tác GDTC rèn luyện thể lực cho sinh viên.
3.

KẾT LUẬN
Căn cứ vào mục đích và các kết quả nghiên cứu, chúng tôi kết luận như sau:

- Lựa chọn được môn thể thao ngoại khóa cho sinh viên là mơn Bóng chuyền.
Từ đó chúng tơi cũng đã xây dựng thành cơng chương trình và ứng dụng thực nghiệm
giảng dạy mơn Bóng chuyền giờ học ngoại khóa tại trường Đại học Phú Yên năm học
2019 – 2020.
- Đánh giá hiệu quả của chương trình mơn bóng chuyền ngoại khóa tại câu lạc
bộ SV trường ĐHPY. Qua đánh giá cho thấy tính ưu việt của chương trình mơn bóng
chuyền tại câu lạc bộ cho nhóm thực nghiệm và đã có kết quả: Tất cả các chỉ tiêu của
nhóm thực nghiệm đều có sự tăng trưởng tốt hơn nhóm đối chứng và có sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất p<0.05.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT ngày 01/11/2008
Ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục ĐH.

2.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quyết định số 72/2008/QĐ-BGDĐT ngày 23/12/2008 về
ban hành Quy định tổ chức hoạt động thể thao ngoại khóa cho học sinh, sinh viên.

3.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Thông tư số Số: 18/2011/TT-BVHTTDL ngày

02/12/2011 về ban hành Quy định mẫu tổ chức và hoạt động câu lạc bộ thể dục thể thao
cơ sở.

4.

Nguyễn Bá Điệp (2016) “Đổi mới hoạt động thể thao ngoại khóa bằng hình thức câu lạc
bộ góp phần phát triển thể chất cho học sinh trung học phổ thông tỉnh Sơn La”, Luận án
tiến sĩ giáo dục học, Viện khoa học TDTT.

5.

Phạm Thanh Anh Khoa (2016), “Mơ hình quản lý câu lạc bộ thể dục thể thao ngoại khóa
tại một số trường đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Thông tin và Phát triển số
8, Hội thông tin khoa học và Cơng nghệ Việt Nam, Thành Phố Hồ Chí Minh, tr.51 - 54.

6.

Nguyễn Đức Thành, nghiên cứu hiệu quả hoạt động TDTT ngoại khóa đối với sự phát
triển thể chất của nam sinh viên trường ĐH SPKT TP.HCM sau một năm học 2003.

951



×