Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Phân tích và bình luận các quy định về người tiến hành tố tụng trong tố tụng dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.98 KB, 16 trang )

MỤC LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLTTDS

Bộ luật tố tụng dân sự

CQNN

Cơ quan nhà nước

HĐXX

Hội đồng xét xử

HTND

Hội thẩm nhân dân

NTHTT

Người tiến hành tố tụng

TTDS

Tố tụng dân sự

TAND

Tòa án nhân dân



UBTVQH

Uỷ ban thường vụ Quốc hội

VADS

Vụ án dân sự

VDS

Việc dân sự

VBQPPL

Văn bản quy phạm pháp luật

VVDS

Vụ việc dân sự

VKSND

Viện kiểm sát nhân dân


MỞ ĐẦU
Để quá trình tố tụng dân sự diễn ra một cách công bằng và minh bạch, người tiến
hành tố tụng dân sự là chủ thể chịu trách nhiệm trực tiếp, thực hiện các nhiệm vụ, quyền
hạn trong cơ cấu của các cơ quan tiến hành tố tụng để giải quyết vụ việc dân sự, thi hành

án dân sự và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự. Hoạt động của họ
mang tính chất nghiệp vụ, địi hỏi phải chủ động và độc lập. Vì vậy, nhóm em xin phép
chọn đề số 12: “Phân tích và bình luận các quy định về người tiến hành tố tụng trong tố
tụng dân sự?” để có thể tìm hiểu, nghiên cứu và đánh giá các quy định của pháp luật về
người tiến hành tố tụng và thực tiễn thi hành các quy định đó.

-

-

NỘI DUNG
I. Phân tích các quy định pháp luật Việt Nam hiện nay về người tiến hành tố tụng
trong tố tụng dân sự
1.1. Khái niệm người tiến hành tố tụng trong tố tụng dân sự
Người tiến hành tố tụng là những người thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong việc
giải quyết vụ việc dân sự, thi hành án dân sự hoặc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong
tố tụng dân sự. Những người tiến hành tố tụng được thay mặt các cơ quan tiến hành tố
tụng thực hiện việc giải quyết các vụ việc dân sự và kiểm sát việc tuân theo pháp luật
trong thủ tục tố tụng. Những người tiến hành tố tụng được chủ động thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn của mình đọc lập với các chủ thể khác và chỉ tuân theo pháp luật.
Theo quy định tại khoản 2 điều 46 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, thì:
“2. Những người tiến hành tố tụng dân sự gồm có:
a) Chánh án Tịa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án;
b) Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.”
1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của người tham gia tố tụng
• Chánh án Tịa án nhân dân
Tổ chức công tác xét xử: Là người đứng đầu Tòa án các cấp, Chánh án chịu trách nhiệm
tổ chức cơng tác xét xử tương ứng với các cấp Tịa án, thông qua các hoạt động phân
công, chỉ đạo những NTHTT giải quyết VVDS, đồng thời kiểm tra, giám sát quá trình
thực hiện, quyền hạn của NTHTT đó.

Ra các quyết định tố tụng theo thẩm quyền để giải quyết các VVDS: Tùy thuộc vào điều
kiện, căn cứ mà pháp luật quy định, Chánh án có thể đưa ra các quyết định tố tụng như
thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, thẩm tra viên, Thư ký Tòa án trước khi phiên tòa
được mở1; hay quyết định thay đổi người phiên dịch, người giám định trước khi phiên tòa
1 Điểm c khoản 1 Điều 47 BLTTDS 2015.

3


-

-

-

-

-

-

-

được mở2; Kháng nghị hoặc kiến nghị Chánh án Tòa án có thẩm quyền xem xét kháng
nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của
Tòa án;... Các quyết định phân công NTHTT tham gia hoạt động tố tụng phải đảm bảo
đúng nguyên tắc quy định tại khoản 2 Điều 16 BLTTDS 20153.
Giải quyết các khiếu nại, tố cáo về việc giải quyết các VVDS thuộc thẩm quyền: Theo quy
định tại Điều 504 BLTTDS 2015, Chánh án Tòa án đang giải quyết VVDS có thẩm quyền
giải quyết các khiếu nại quyết định, hành vi của NTHTT trong Tòa án. Chánh án Tòa án

trên một cấp sẽ trực tiếp giải quyết khiếu nại, quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của
Chánh án Tịa án.
• Thẩm phán
Xử lý đơn khởi kiện, đơn yêu cầu, thụ lý vụ việc dân sự theo quy định của BLTTDS: Trong
thời hạn 05 ngày từ ngày được phân công, Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện và ra một
trong các quyết định: yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện; thụ lý vụ án; chuyển đơn
khởi kiện cho TAND có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện; trả lại đơn khởi
kiện.4
Tiến hành lập hồ sơ vụ việc dân sự: Thẩm phán có thể yêu cầu đương sự giao nộp tài liệu,
chứng cứ hoặc thực hiện một số biện pháp để thu thập chứng cứ theo quy định của tố tụng
dân sự.
Tiến hành phiên họp hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết
theo quy định BLTTDS: Theo quy định tại Điều 208 BLTTDS 2015, Thẩm phán là người
tiến hành mở phiên họp và tổ chức hòa giải tạo điều kiện cho các đương sự thỏa thuận khi
họ có nguyện vọng thỏa thuận với nhau. Tại phiên họp, Thẩm phán công bố cho các bên
đương sự được biết về tài liệu, chứng và hỏi các đương sự về những vấn đề đã thống nhất
hay chưa thống nhất để yêu cầu giải quyết, bổ sung tài liệu, chứng cứ, …
Ban hành các quyết định tố tụng: Theo BLTTDS 2015, bao gồm: Quyết định áp dụng,
thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời (Điều 112); Quyết định đình chỉ (Điều 214)
hoặc tạm đình chỉ (Điều 217); Quyết định tiếp tục giải quyết VVDS (Điều 216); Quyết
định đưa VADS ra xét xử (Điều 220); Quyết định chuyển VVDS (Điều 41);
Tham gia xét xử các VADS, giải quyết VDS: Thẩm phán là người trực tiếp giải quyết
VVDS, thực hiện hầu hết các thủ tục tố tụng dân sự tại phiên tòa cũng như tại phiên họp.
• Hội thẩm nhân dân
BLTTDS yêu cầu Hội thẩm nhân dân có trách nhiệm nghiên cứu hồ sơ vụ án dân sự trước
khi mở phiên tòa. Việc này nhằm nắm được toàn bộ nội dung và các yêu cầu của đương
2 Điểm d khoản 1 Điều 47 BLTTDS 2015.
3 Khoản 2 Điều 16 BLTTDS 2015: “Việc phân công người tiến hành tố tụng phải đảm bảo để họ vô tư, khách quan
khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình”.
4 Khoản 3 Điều 191 BLTTDS 2015


4


-

-

sự trong vụ án nhằm đưa ra những nhận định chính xác về nội dung vụ án, đảm bảo tính
khách quan khi giải quyết VVDS.
BLTTDS quy định Hội thẩm nhân dân có quyền cũng như trách nhiệm tham gia Hội đồng
xét xử vụ án dân sự. Khi xét xử sơ thẩm, vai trò của HTND trong HĐXX là làm rõ các
vấn đề về mặt chuyên môn, cũng như các vấn đề xã hội khác liên quan đến nội dung vụ
án giúp VVDS được tiến hành thuận lợi, nhanh chóng.
Trong khi xét xử tại phiên tòa, HTND là chủ thể tiến hành các hoạt động tố tụng và biểu
quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của HĐXX. Dựa vào diễn biến của phiên tòa,
HTND có quyền hỏi sau phần hỏi của các đương sự, đặt những câu hỏi để làm rõ các vấn
đề liên quan trong VADS. Đồng thời, HTND với tư cách là người tham gia HĐXX được
quyền biểu quyết khi nghị án tại phịng nghị án.
• Thẩm tra viên
Trong trường hợp bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật cần xem
xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm thì Thẩm tra viên sẽ thực hiện việc thẩm tra
hồ sơ VVDS, Sau khi tiến hành thẩm tra, Thẩm tra viên phải có kết luận việc việc thẩm
tra và báo cáo kết quả thẩm tra, đề xuất phương án giải quyết VVDS với Chánh án Tòa
án.
Trong giai đoạn giám đốc thẩm, tái thẩm, Thẩm tra viên còn có thể tiến hành các
biện pháp thu thập tài liệu, chứng cứ như lấy lời khai của đương sự, người làm chứng; yêu
cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan cung cấp tài liệu, chứng cứ giải quyết VVDS; xác
minh sự có mặt hoặc vắng mặt của đương sự tại nơi cư trú.
• Thư ký Tịa án


-

-

Bên cạnh nhiệm vụ chính là ghi biên bản phiên tòa, phiên họp và biên bản lấy lời
khai của người tham gia tố tụng, Thư ký Tòa án còn hỗ trợ Thẩm phán trong việc xác
minh, thu thập chứng cứ thể hiện ở quá trình lập các biên bản xác minh, biên bản làm
việc… theo yêu cầu của Thẩm phán. Ngồi ra, trên thực tế, Thư ký Tịa án có thể được
Thẩm phán giao cho nghiên cứu hồ sơ VVDS và trình bày quan điểm của mình về việc
giải quyết VVDS dựa trên các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ.
• Viện trưởng Viện kiểm sát
Tổ chức và chỉ đạo thực hiện công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTDS:
Viện trưởng Viện kiểm sát quyết định phân công Kiểm sát viên kiểm sát việc tuân theo
pháp luật trong TTDS, tham gia phiên tòa xét xử VVDS, phiên họp giải quyết VDS và
thơng báo cho Tịa án.
Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa
án theo quy định của BLTTDS: Theo quy định tại Điều 278 BLTTDS 2015, khi xét thấy
5


-

-

-

-

-


-

bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng có vi phạm pháp luật
nghiêm trọng có thể làm thay đổi nội dung vụ án, quyết định thì Viện trưởng Viện kiểm
sát có thể kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.
Giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền theo quy định pháp luật: Căn cứ ra quyết
định của Viện trưởng Viện kiểm sát (Điều 504, 512 BLTTDS 2015)
• Kiểm sát viên
Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án trong việc giải quyết VVDS và kiểm sát
hoạt động tố tụng của người tham gia tố tụng.
Nghiên cứu hồ sơ vụ việc, yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập chứng cứ hoặc tự thu thập
tài liệu, chứng cứ trong quá trình giải quyết VVDS.
Tham gia phiên tòa xét xử sơ thẩm, phiên họp hòa giải và phát biểu ý kiến của Viện kiểm
sát về việc giải quyết VVDS.
• Kiểm tra viên
Nghiên cứu hồ sơ vụ việc, báo cáo kết quả với Kiểm sát viên
Lập hồ sơ vụ kiểm sát vụ việc dân sự theo phân công của Kiểm sát viên hoặc Viện trưởng
Viện kiểm sát
Giúp Kiểm sát viên kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong Tố tụng dân sự
1.3. Trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng
Theo quy định trong Điều 16 BLTTDS, người tiến hành tố tụng dân sự khi tham gia tố
tụng phải đảm bảo sự vô tư, khách quan nhằm giải quyết VVDS một cách công bằng, Nhà
nước đã quy định thêm trường hợp dẫn đến sự không vô tư, khách quan của những
NTHTT mà họ buộc phải từ chối hoặc bị thay đổi.
1.3.1. Căn cứ thay đổi người tiến hành tố tụng
Tại Điều 52 BLTTDS 2015 quy định các căn cứ chung cho các trường hợp phải từ
chối hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng như sau:
Người tiến hành tố tụng đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của
đương sự;

Người tiến hành tố tụng đã tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong cùng
vụ việc đó;
Có căn cứ rõ ràng cho rằng người tiến hành tố tụng có thể không vô tư trong khi làm
nhiệm vụ;
Đối với thẩm phán, hội thẩm nhân dân, ngoài các căn cứ chung được nêu ở trên
họ phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong những trường hợp khác như:
Họ cùng trong một Hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau;
Họ đã tham gia giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm
vụ việc dân sự đó và đã ra bản án sơ thẩm, bản án, quyết định phúc thẩm, quyết định giám
6


-

-

-

đốc thẩm hoặc tái thẩm, quyết định giải quyết việc dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết
vụ việc, quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự;5
Họ đã là người tiến hành tố tụng trong vụ việc đó với tư cách là Thẩm tra viên, Thư ký
Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.
Đối với thư ký Tịa án, thẩm tra viên, ngồi các căn cứ chung được quy định ở
Điều 52 Bộ luật tố tụng dân sự, các căn thay đổi Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên gồm:
Họ đã là người tiến hành tố tụng trong vụ việc đó với tư cách là Thẩm phán, Hội thẩm
nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên;
Họ là người thân thích với một trong những người tiến hành tố tụng khác trong vụ việc
đó.
Đối với thay đổi Kiểm tra viên, Kiểm sát viên, cũng như những trường hợp trên,

ngoài những căn cứ chung thì gồm những căn cứ sau để thay đổi:
Họ đã là người tiến hành tố tụng trong vụ việc đó với tư cách là Thẩm phán, Hội thẩm
nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.
1.3.2. Thẩm quyền thay đổi người tiến hành tố tụng
Thẩm quyền và thủ tục thay đổi những người tiến hành tố tụng được thực hiện ở
trước phiên toà và tại phiên toà có sự khác nhau nhất định.
• Trước phiên tịa
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 56 BLTTDS, trường hợp thay đổi Thẩm phán, Hội
thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký toà án trước khi mở phiên toà do chánh án Toà án
quyết định. Trường hợp Thẩm phán bị thay đổi chính là Chánh Tịa án thì Chánh án Tồ
án cấp trên trực tiếp ra quyết định thay đổi.
Đối với trường hợp thay đổi Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, theo Khoản 1 Điều 62
BLTTDS thì do Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp quyết định thay đổi. Nếu kiểm sát
viên bị thay đổi là Viện trưởng Viện kiểm sát thì Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực
tiếp sẽ là người ra quyết định.
• Tại phiên tịa
Khi thay đổi NTHTT thì Hội đồng xét xử ra quyết định hỗn phiên tịa. Sau khi
nghe ý kiến của người bị yêu cầu thay đổi, Hội đồng xét xử thảo luận tại phòng nghị án và
quyết định thực hiện việc thay đổi hay không theo đa số.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 56 việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân,
Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án tại phiên tòa do Hội đồng xét xử quyết định. Người có
5 Trừ trường hợp là thành viên của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân
dân cấp cao thì vẫn được tham gia giải quyết vụ việc đó theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.

7


thẩm quyền quyết định cử Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án
thay thế người bị thay đổi là Chánh án Tòa án. Nếu người bị thay đổi là Chánh án Tịa án
thì thẩm quyền quyết định thuộc về Chánh án toà án cấp trên trực tiếp.

Theo quy định của Khoản 2 Điều 62, việc thay đổi Kiểm sát viên do Hội đồng xét
xử quyết định. Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp sẽ là người quyết định cử Kiểm sát
viên thay thế Kiểm sát viên bị thay đổi. Nếu người bị thay đổi là Viện trưởng Viện kiểm
sát thì thẩm quyền quyết định thuộc về Viện trưởng Viện kiểm cấp trên trực tiếp.
Việc thay đổi người tố tụng khi giải quyết việc dân sự trước phiên họp giống như
trước phiên tòa, tuy nhiên, sẽ có vài sự khác biệt về thẩm quyền và thủ tục giữa tại phiên
họp và tại phiên tòa. Tại phiên họp, việc thay đổi Thẩm phán, Thư ký phiên họp trong
trường hợp việc dân sự do một Thẩm phán giải quyết thì Chánh án của Tịa án đang giải
quyết việc dân sự đó quyết định. Trường hợp việc dân sự do Hội đồng giải quyết việc dân
sự gồm ba Thẩm phán giải quyết thì do Hội đồng giải quyết việc dân sự quyết định. Việc
thay đổi Kiểm sát viên do Thẩm phán, Hội đồng giải quyết việc dân sự quyết định.6
II. Bình luận một số quy định pháp luật về người tiến hành tố tụng trong tố tụng dân
sự hiện nay
2.1. Bình luận quy định pháp luật về chủ thể là người tiến hành tố tụng trong tố
tụng dân sự
Trong BLTTDS 2015, người tiến hành tố tụng dân sự được liệt kê tại khoản 2 Điều
46. So với BLTTDS 2004 (sửa đổi, bổ sung 2011) thì quy định của BLTTDS 2015 về
người tiến hành tố tụng dân sự đã được bổ sung thêm thẩm tra viên và kiểm tra viên. Việc
bổ sung như này là hoàn toàn hợp lý bởi bắt nguồn từ điểm mới của Luật tổ chức toà án
nhân dân năm 2014 và Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân năm 2014 quy định bổ sung
hai chức danh tư pháp là thẩm tra viên và kiểm tra viên.
o Kiến nghị:
Thứ nhất, cần có các quy phạm định nghĩa xác định thế nào là người tiến hành tố
tụng để thuận lợi trong việc xác định tư cách NTHTT bởi hiện nay BLTTDS hiện hành
mới chỉ liệt kê những NTHTT tại khoản 2 Điều 46.
Thứ hai, cần bổ sung thêm NTHTT là Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự và
chấp hành viên bởi lẽ mối quan hệ hỗ trợ giữa thẩm phán và thủ trưởng cơ quan thi hành
án dấn sự là rất mật thiết. Nên nếu cơ quan tiến hành TTDS được bổ sung thêm cơ quan
thi hành án dân sự thì tương ứng phải bổ sung thêm NTHTT dân sự.


6 Điều 368 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015

8


2.2. Bình luận một số quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ được luật quy
định cho người tiến hành tố tụng dân sự
• Chánh án Tịa án nhân dân
So với BLTTDS 2004 (sửa đổi, bổ sung 2011), thì BLTTDS 2015 đã có những bổ
sung rõ ràng và đổi mới hơn về nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án Tòa án. Khi tiến hành
giải quyết trong TTDS, Chánh án Tòa án có những nhiệm vụ, quyền hạn được quy định
tại các Điều 17, Điều 35, Điều 42 và Điều 47 BLTTDS 2015.
Bộ luật hiện hành đã bổ sung quy định thêm cho Chánh án nhiệm vụ bảo đảm thực
hiện nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Quy định
này đề cao vai trò, trách nhiệm của người lãnh đạo, bảo đảm cho hoạt động xét xử tuân
theo pháp luật và không bị phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài. Quy định bổ sung quyền
được kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ
văn bản quy phạm pháp luật khi phát hiện có dấu hiệu trái Hiến pháp, pháp lệnh,… cũng
đã thể hiện rõ vai trò của cơ quan tư pháp trong việc kiểm soát hoạt động lập pháp.
o Kiến nghị: Bên cạnh những thay đổi nổi bật đó, theo quan điểm của nhóm, tại điểm c
khoản 1 Điều 47 cần quy định chi tiết thêm về việc Chánh án có thẩm quyền thay đổi
Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký tòa án trước khi mở phiên tòa khi
thuộc các trường hợp được quy định tại các Điều 52, 53 và 54 của Bộ luật này.
• Thẩm phán
BLTTDS 2015 đã bổ sung cho Thẩm phán nhiều nhiệm vụ, quyền hạn nhằm phục
vụ cho hoạt động giải quyết VVDS của Thẩm phán. Căn cứ pháp lý đối với nhiệm vụ,
quyền hạn của Thẩm phán được quy định và đổi mới tại Điều 48 BLTTDS 2015 và khoản
2 Điều 65, 76 và 77 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014.
Đối với hoạt động tiến hành lập hồ sơ VVDS, Bộ luật cho phép Thẩm phán có thêm
nhiệm vụ xử lý đơn khởi kiện, đơn yêu cầu, thụ lý VVDS so với BLTTDS 2004. Điều này

giúp Thẩm phán vừa thuận tiện về mặt thủ tục vừa được nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng
các tình tiết của vụ án ngay từ giai đoạn đầu tiên.
Tại khoản 7 Điều 48 BLTTDS 2015 cũng bổ sung quy định Thẩm phán có quyền
tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ theo quy định
của Bộ luật. Hoạt động này đóng vai trò thiết yếu trong việc giải quyết VVDS có thể kịp
thời, đơn giản hơn.
Quy định mới cũng cho phép Thẩm phán ra quyết định khi tiến hành các biện pháp
thu thập, xác minh chứng cứ,… (Khoản 3 Điều 48 BLTTDS). Điều này bảo đảm giải
quyết đúng đắn đối với các VVDS của Thẩm phán.
9


o

Kiến nghị:

Thứ nhất, thủ tục rút gọn có ý nghĩa như rút ngắn thời hạn tố tụng, giảm thiểu chi
phí phát sinh cho các đương sự, cần quy định Thẩm phán có quyền quyết định giải quyết
VADS theo thủ tục rút gọn với những vụ án không quá phức tạp.
Thứ hai, từ thực tiễn, số số lượng Thẩm phán không nhiều, chưa đảm bảo việc giải
quyết VVDS. Vì vậy, nên đặt ra quy định Thẩm phán có thể ủy quyền cho Thư ký lấy lời
khai của các đương sự trong phạm vi của BLTTDS để san sẻ gánh nặng trong thu thập
chứng cứ, giảm sự quá tải cho Thẩm phán.
• Hội thẩm nhân dân
Có thể nói, nhiệm vụ, quyền hạn của HTND của BLTTDS 2004 (sửa đổi, bổ sung
2011) so với BLTTDS 2015 hiện hành về cơ bản là giống nhau. Tuy nhiên, BLTTDS 2015
đã có sự nhấn mạnh về việc ngang quyền của Thẩm phán và HTND trong biểu quyết khi
bổ sung rõ ràng quy định tại khoản 4 Điều 49 của BLTTDS 2015. Vì HTND khơng phải
những người có kiến thức chuyên môn về pháp luật như Thẩm phán, do đó quy định này
giúp HTND có các quyết định độc lập, khách quan; tránh trường hợp bị ảnh hưởng bởi ý

kiến, quyết định của Thẩm phán.
o Kiến nghị: Bổ sung quy các quy định cụ về việc chịu trách nhiệm của hội thẩm trước bản
án, quyết định sơ thẩm khơng đúng mà mình đã tham gia. Người trong Hội thẩm nhân dân
tham gia xét xử vụ án, giải quyết việc dân sự sẽ phải cân nhắc kĩ lưỡng hồ sơ vụ án, suy
xét nhiều yếu tố trước khi ra quyết định, tránh tình trạng tham gia hời hợt, nghiên cứu hồ
sơ vụ án qua loa, thậm chí khơng nghiên cứu hồ sơ vụ án.
• Thư ký Tịa án
Cũng như Hội thẩm nhân dân, về cơ bản, nhiệm vụ, quyền hạn của Thư ký Tòa án
tại BLTTDS 2015 so với BLTTDS 2004 (sửa đổi, bổ sung 2011) không có nhiều thay đổi.
Theo quy định hiện hành, nhiệm vụ, quyền hạn của Thư ký Tòa án được quy định tại Điều
51 BLTTDS 2015 và tại khoản 4 Điều 92 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014. BLTTDS
2015 đã có những đổi mới về nhiệm vụ, quyền hạn của Thư ký Tòa án như sau:
+ Tại khoản 3 Điều 51 BLTTDS 2015 bổ sung Thư ký tòa án có nhiệm vụ, quyền hạn
kiểm tra sự có mặt của những người được triệu tập tham gia phiên tòa và phổ biến nội
dung phiên tòa.
+ Tại khoản 4 Điều 51 BLTTDS 2015, ngồi việc lập biên bản phiên tịa, Thư ký có
nhiệm vụ ghi biên bản phiên họp giải quyết vụ việc dân sự và biên bản lấy lời khai của
người tham gia tố tụng.

10


Với những điểm mới được bổ sung nêu trên cho thấy không có sự thay đổi nhiều về
quan điểm của các nhà làm luật đối với nhiệm vụ, quyền hạn của Thư ký Tòa án.
BLTTDS 2015 chỉ quy định chi tiết, rõ ràng hơn một số nhiệm vụ, quyền hạn của Thư ký
Tòa án.
o Kiến nghị:
+ Trên thực tế, Thư ký Tòa án có thể được Thẩm phán phụ trách vụ việc giao cho
nghiên cứu hồ sơ, tài liệu và có thể đưa ra ý kiến ban đầu của mình về giải quyết vụ việc,
do đó, thiết nghĩ BLTTDS cần bổ sung quy định thêm về nhiệm vụ, quyền hạn của Thư ký

Tòa án về vấn đề nêu trên cho phù hợp với thực tiễn.
+ Ngoài việc báo cáo về danh sách những người được triệu tập đến phiên tòa,
BLTTDS cũng nên có thêm quy định cho phép Thư ký Tòa án báo cáo với Chủ tọa phiên
tòa khi phát hiện có hiện tượng có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động xét xử; tiếp nhận,
chuyển tài liệu và chứng cứ khi có sự yêu cầu của Thẩm phán.
• Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân
Nhiệm vụ, quyền hạn chung của Viện trưởng VKSND được quy định tại các Điều
63, 65, 66 và 67 Luật tổ chức VKSND 2014 và Điều 57 BLTTDS 2015 và cơ bản cũng
không có sự thay đổi so với các Bộ luật cũ. Trên tinh thần nhằm bảo đảm cho việc giải
quyết VVDS kịp thời, đúng pháp luật, BLTTDS 2015 đã ghi nhận thêm cho Viện trưởng
VKS quyền yêu cầu, kháng nghị theo quy định của pháp luật.
o Kiến nghị: Trong thực tiễn, Viện trưởng VKSND luôn phải tăng cường kiểm tra việc tiếp
nhận, kiểm sát các hoạt động tư pháp trong giải quyết các VVDS để bảo đảm chất lượng
công tác của VKSND. Việc quy định bổ sung lại nhiệm vụ, quyền hạn kiểm tra hoạt động
kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng của Viện trưởng VKSND như
BLTTDS 2004 (sửa đổi, bổ sung 2011) là hoàn toàn cần thiết và phù hợp với thực tế.
• Kiểm sát viên
Trong quá trình giải quyết VVDS, nhiệm vụ, quyền hạn của KSV được quy định
tại Điều 83 Luật tổ chức VKSND 2014 và Điều 58 BLTTDS 2015. Ở Bộ luật hiện hành,
các nhà làm luật đã quy định cụ thể hơn về nhiệm vụ, quyền hạn kiểm sát việc tuân theo
pháp luật trong giải quyết VADS, giải quyết VVDS của Tòa án. Theo đó, KSV sẽ kiểm sát
việc trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu; kiểm sát việc thụ lý, giải quyết VVDS. Các quy
định này được bổ sung đã xác định rõ hơn nhiệm vụ, quyền hạn cho KSV.
Điểm mới tiếp theo là KSV có quyền nghiên cứu hồ sơ vụ việc; yêu cầu Tòa án xác
minh, thu thập chứng cứ hoặc tự thu thập tài liệu, chứng cứ trong quá trình giải quyết
VVDS. Để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, KSV phải nghiên cứu và nắm rõ hồ sơ vụ
11


việc, xác định tính hợp pháp trong hoạt động tố tụng, chính vì thế, việc quy định này hồn

tồn phù hợp với thực tiễn xét xử.
o Kiến nghị: Nên quy định thêm về việc KSV có quyền phát biểu quan điểm về việc giải
quyết vụ án của Tòa án, đồng thời bảo vệ kháng nghị trong trường hợp Viện trưởng
VKSND có kháng nghị. Quy định như vậy vừa bảo đảm điều kiện để VKSND thực hiện
đúng chức năng, nhiệm vụ của mình trong TTDS, cũng là để bảo vệ được quyền và lợi ích
hợp pháp của các bên đương sự phù hợp với từng giai đoạn tố tụng.
• Kiểm tra viên
Nhiệm vụ, quyền hạn chung của Kiểm tra viên được quy định cụ thể tại khoản 4
Điều 90 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 và Điều 59 BLTTDS 2015. Theo đó,
Kiêm tra viên có nhiệm vụ, quyền hạn nghiên cứu hồ sơ vụ việc; lập hồ sơ kiểm sát vụ
việc; giúp Kiểm sát viên kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự. Việc quy
định nhiệm vụ, quyền hạn đối với Kiểm tra viên giúp nâng cao tính chủ động, tinh thần
trách nhiệm của Kiểm tra viên trong q trình thực hiện cơng việc, đẩy nhanh tiến độ giải
quyết vụ việc dân sự, nâng cao chất lượng thực hành quyền kiểm sát hoạt động tư pháp
trong tố tụng dân sự Viện kiểm sát. Mặt khác, quy định này cũng góp phần tích cực trong
việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức của ngành Kiểm sát; đồng thời cũng rèn luyện
kỹ năng nghề nghiệp qua thực tiễn để tìm ra người thích hợp tiến tới bổ nhiệm vị trí Kiểm
sát viên.
o Kiến nghị:
+ Nhà làm luật nên bổ sung quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm tra viên phải
có trách nhiệm giữ gìn đầy đủ các văn bản, tài liệu và bằng chứng pháp lý nhằm bảo đảm
tiến độ giải quyết nhanh chóng, chính xác từng cơng việc trong cơ quan; phục vụ cho
công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng khi giải quyết vụ việc
dân sự.
+ Tại khoản 3 Điều 59 BLTTDS 2015, với vai trò là người hỗ trợ hoạt động của Kiểm
sát viên, Kiểm tra viên có thể giúp Kiểm sát viên thực hiện nhiệm vụ kiểm sát việc tuân
theo pháp luật trong tố tụng dân sự cần bổ sung quy định yêu cầu Kiểm tra viên phải bảo
đảm sự độc lập cũng như tính minh bạch trong việc hỗ trợ Kiểm sát viên giải quyết các vụ
việc dân sự đúng pháp luật; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự.
2.3. Bình luận quy định pháp luật về trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người

tiến hành tố tụng
• Trường hợp thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân

12


BLTTDS 2004 chưa giải thích rõ về quy định “cùng trong một HĐXX và là người
thân thích với nhau” nhưng đến BLTTDS 2015 thì quy định này rõ ràng hơn. Tại khoản 2
Điều 53 về thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, khi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân
cùng trong một HĐXX và là người thân thích với nhau thì chỉ có một người được tiến
hành tố tụng.
Về căn cứ thay đổi Thẩm phán, để tránh việc áp dụng căn cứ không thống nhất như
trước đây, BLTTDS 2015 đã quy định cụ thể hơn về căn cứ này. Phạm vi tham gia tố tụng
không chỉ là ở giai đoạn xét xử tại phiên tịa mà bao gồm tồn bộ q trình tham gia tố
tụng để đảm bảo NTHTT ln khách quan, công bằng. Thêm vào đó, nếu BLTTDS 2004
chỉ giới hạn trong phạm vi các “vụ án dân sự” thì BLTTDS 2015 đã mở rộng phạm vi
thành các “vụ việc dân sự”. Dù là tranh chấp dân sự hay u cầu dân sự thì quyền và lợi
ích chính đáng của các đương sự cần được bảo vệ, sự khách quan ln cần tồn tại. Việc
sửa đổi này cịn phù hợp với quy định trong Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014.
Ngoài ra, Điều 53 BLTTDS 2015 cũng bổ sung thêm trường hợp cùng là NTHTT
trong một VVDS với tư cách Thẩm tra viên, Kiểm sát viên. Bởi lẽ, Thẩm tra viên, Kiểm
sát viên cũng là NTHTT. Việc bổ sung này hồn tồn hợp lý.
• Trường hợp thay đổi Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên
So với quy định BLTTDS 2004 về căn cứ thay đổi Thư ký Tòa án, BLTTDS 2015
đã bổ sung thêm căn cứ thay đổi Thẩm tra viên và quy định chung tại Điều 54. Thẩm tra
viên là NTHTT mới được thêm trong quy định BLTTDS 2015. Thẩm tra viên là cơng
chức có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực thẩm tra thi hành án dân sự, thi hành
án hành chính, giúp Thủ trưởng cơ quan trực tiếp thực hiện việc thẩm tra những vụ việc
đã và đang thi hành án thẩm tra xác minh các vụ việc có đơn thư khiếu nại, tố cáo. Thư ký
tòa án là người thực hiện nhiệm vụ hành chính, tư pháp và các nhiệm vụ khác theo sự

phân cơng của Chánh án Tịa án. Thư ký tịa án khơng có quyền xét xử, giải quyết VVDS,
khơng có quyền bỏ phiếu trong các bản án, quyết định của Hội đồng xét xử nhưng vai trò
của thư ký rất quan trọng. Để các hoạt động của họ khách quan, vô tư, không ảnh hưởng
tới các hoạt động của người tiến hành tố tụng khác, Điều 54 BLTTDS 2015 đã liệt kê cụ
thể các trường hợp cần phải thay đổi.
• Trường hợp thay đổi Kiểm sát viên, Kiểm tra viên
Mặc dù không có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự, không phải là thành viên
của HĐXX nhưng Kiểm sát viên, Kiểm tra viên lại có thẩm quyền kiểm sát, kiểm tra hoạt
động giải quyết VVDS, có ảnh hưởng đến nội dung cũng như hiệu lực của bản án, quyết
định nên hoạt động của họ cũng cần phải khách quan, vô tư. Trường hợp Kiểm sát viên đã
13


là người tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân,
Thẩm tra viên, Thư ký tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên thì trường hợp này họ khơng
thể tham gia với tư cách Kiểm sát viên, Kiểm sát viên nữa. Bởi mỗi người tham gia tiến
hành tố tụng có một vị trí, vai trị, nhiệm vụ khác nhau và một người khơng thể đồng thời
giữ hai vị trí tố tụng khác nhau trong cùng một vụ việc dân sự, làm ảnh hưởng đến tính
khách quan trong q trình giải quyết. Ngồi ra, nếu trước đây họ từng là NTHTT trong
chính vụ việc đó với năm tư cách trên thì họ cũng không được tiến hành tố tụng vụ việc
đó một lần nữa. Điều này đảm bảo nguyên tắc không tham gia hai lần với một vụ việc.
o Kiến nghị:
Thứ nhất, bổ sung quy định về việc thay đổi Thẩm phán khi Thẩm phán là người
thân thích với người đại diện của đương sự. Trên thực tế, có những trường hợp đương sự
khơng tự mình tham gia tố tụng mà người đại diện của đương sự sẽ tham gia tố tụng để
bảo vệ quyền, lợi ích cho đương sự. Việc bổ sung sẽ tạo ra sự chặt chẽ, đầy đủ hơn về các
căn cứ thay đổi thẩm phán tại Điều 53 BLTTDS 2015.
Thứ hai, quy định về trách nhiệm của NTHTT khi họ thuộc trường hợp bị thay đổi
nhưng không từ chối tiến hành tố tụng. Họ phải chịu trách nhiệm vì làm ảnh hưởng đến
quyền, lợi ích của đương sự.

KẾT LUẬN
Việc xây dựng hệ thống pháp luật liên quan trên thực tế địi hỏi ngày càng phải
được hồn thiện. Chính vì vậy, mục tiêu bài tiểu luận này nhằm tìm hiểu rõ ràng hơn quy
định pháp luật Việt Nam về người tiến hành tố tụng trong tố tụng dân sự; từ đó phát hiện
được các vấn đề còn vướng mắc trong lý luận và thực tế; đồng thời kiến nghị một số giải
pháp hoàn thiện nâng cao hiệu quả áp dụng trong tố tụng dân sự.

14


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Văn bản pháp luật
1. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013;
2. Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011;
3. Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015;
4. Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014.
Tài liệu tham khảo khác
5. Nguyễn Cơng Bình (2004), “Những quy định mới của chế định cơ quan tiến hành
tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng trong Bộ luật Tố tụng
Dân sự”, Tạp chí Luật học số 06/2004, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, tr.
20 – 27;
6. Lã Thị Vân Anh (2016), “Người tiến hành tố tụng và việc thay đổi người tiến hành
tố tụng trong tố tụng dân sự”, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà
Nội, Hà Nội;
7. Nguyễn Kim Ngân (2016), “Người tiến hành tố tụng và việc thay đổi người tiến
hành tố tụng trong tố tụng dân sự”, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học
Luật Hà Nội, Hà Nội;
8. Trần Anh Tuấn chủ biên (2017), “Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng dân sự của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2015”, Nxb Tư pháp, Hà Nội;
9. Trần Phương Thảo (2017), “Quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 về cơ

quan tiến hành tố tụng dân sự, người tiến hành tố tụng dân sự”, Tạp chí Luật học
số 08/2017, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, tr. 77 – 88;
10. Trường Đại học Luật Hà Nội (2019), “Giáo trình Luật Tố tụng dân sự”, Nxb Công
an Nhân dân, Hà Nội;
11. Vũ Thu Hằng (2019), “Người tiến hành tố tụng trong tố tụng dân sự và thực tiễn
áp dụng”, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội;
12. Đào Ngọc Sơn (2020), “Người tiến hành tố tụng trong tố tụng dân sự và thực tiễn
tại Toà án nhân dân huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn”, Luận văn thạc sĩ Luật học,
Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.

15


Website
13. Kim Yến (2016), “Những điểm mới của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015”, Trang tin
điện tử Ban quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, />start=1 ; (truy cập lần cuối ngày 24/10/2021)
14. Nguyễn Thị Hồng Oanh (2016), “Một số điểm mới về chức năng, nhiệm vụ của
Viện Kiểm sát trong Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015”, Cổng thông tin điện tử
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, />Page=119#new-related ; (truy cập lần cuối ngày 24/10/2021)
15. Nguyễn Văn Dũng (2021), “Một số vấn đề về Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015
sau 05 năm thi hành”, Trang thơng tin điện tử Tịa án nhân dân tỉnh Quảng Nam,
(truy cập lần cuối ngày 25/10/2021)
16. Lê Minh Trường (2021), “Người tiến hành tố tụng dân sự là gì ? Phân tích khái
niệm người tiến hành tố tụng dân sự”, />(truy cập lần cuối ngày 10/10/2021)
17. “Người tiến hành tố tụng trong tố tụng dân sự”, (truy cập ngày 10/10/2021)

16




×