Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Vai trò của tài chính vi mô đối với thúc đẩy tiếp cận tín dụng của người nghèo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (524.02 KB, 11 trang )

VAI TRỊ CỦA TÀI CHÍNH VI MƠ ĐỐI VỚI
THÚC ĐẨY TIẾP CẬN TÍN DỤNG CỦA NGƯỜI NGHÈO
ThS. Nguyễn Thị Ngà
Học viện Ngân hàng - Phân viện Phú n
Tóm tắt
Tài chính vi mô (TCVM) được xem như một kênh giúp người nghèo tiếp cận với nguồn vốn.
Tuy nhiên, gần 30 năm phát triển, Việt Nam mới chỉ có 4 tổ chức TCVM (MFI-Microfinance
Institution) chính thức, gần 50 MFI bán chính thức, tỷ lệ người nghèo được tiếp cận TCVM cịn
rất ít, hiệu quả sử dụng nguồn vốn thấp. Đánh giá của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) năm
2010, quy mô cấp tín dụng vi mơ (TDVM) của các MFI tại Việt Nam tương đương khoảng 4%
GDP (trong khi tổng quy mơ cấp tín dụng cả nền kinh tế/GDP năm 2010 là 135,79%); năm 2018,
xét trên tổng quy mô nền kinh tế, tổng TDVM được cấp là khoảng 182 nghìn tỷ đồng, chiếm
khoảng 3,4% GDP (quy mơ tổng tín dụng/GDP là khoảng 130%); điều này cho thấy nguồn vốn
tín dụng vi mơ cịn rất nhỏ, chưa đáp ứng nhu cầu của người nghèo.
Bài nghiên cứu chỉ ra rằng tiếp cận TDVMcủa người nghèo tại Việt Nam chưa hiệu quả và
bền vững; làm rõ nguyên nhân của tình trạng trên và đưa ra một số khuyến nghị chính sách để
góp phần giúp người nghèo có thể tiếp cận với nguồn tín dụng vi mơ hiệu quả hơn.
Từ khóa: Tiếp cận tài chính, tiếp cận tín dụng, tài chính vi mơ
1. Vấn đề nghiên cứu
Thị trường TD chính thức hầu như người nghèo khơng tiếp cận được. Trên thế giới có
khoảng 2 tỷ người trưởng thành không sử dụng một dịch vụ ngân hàng chính thức nào (World
Bank-WB, 2017). Banerjee và Duflo (2012), chỉ ra rằng trên thế giới chưa tới 5% người nghèo ở
nông thôn và dưới 10% người nghèo ở thành thị có một khoản vay từ ngân hàng. Tại Việt Nam,
khoảng 30,86% người trưởng thành được tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng, trong đó chỉ có 6%
người nghèo được tiếp cận tín dụng (TD) chính thức (MicroSave 2015, tr.1).Trong khi đó, số
người trưởng thành tiếp cận với các dịch vụ tài chính chính thức tại Singapore là 96%, Thái Lan
là 78% (WB, 2017).
Kinh nghiệm thế giới và Việt Nam đều cho thấy TCVM là cách thức giúp tăng tiếp cận tín
dụng của người nghèo. Tuy nhiên, việc tiếp cận TDVM hiện nay tại Việt Nam chưa thực sự hiệu
quả và bền vững. Phần lớn các MFI tồn tại dưới dạng bán chính thức, khơng được phép huy động
tiết kiệm tự nguyện (TKTN) hoặc vay vốn trên thị trường, phụ thuộc vào nguồn viện trợ hạn hẹp,


lãi suất cao, khó khăn khi mở rộng quy mơ thành viên, khiến việc tiếp cận người nghèo bị hạn
chế. Hiện nay chưa có quy định pháp lý nào bắt buộc các MFI này phải minh bạch hóa thơng tin
về lãi suất và phí dịch vụ; hay trả lãi tiền gửi TKBB của thành viên (sau 3 năm mới được rút);
khiến khách hàng của MFI phải vay với lãi suất cao, trong khi khoản TKBB không được trả lãi
tương xứng. Nguồn vốn hạn hẹp, cùng với thông tin lịch sử TD của khách hàng hạn chế, nên việc
sàng lọc khách hàng rất thận trọng nhằm đảm bảo thu hồi khoản nợ, việc này có thể loại những
người nghèo nhất ra khỏi đối tượng cho vay của MFI bán chính thức. Bài nghiên cứu nhằm chỉ rõ
thực trạng và nguyên nhân của tình trạng này.
2. Vai trò của TCVM trong việc thúc đẩy tiếp cận tài chính của người nghèo
2.1. TCVM và tiếp cận tài chính bền vững của người nghèo
TCVM được biết đến rộng rãi sau khi Muhammad Yunus phát triển hệ thống Grameen
Bank tại Bangladesh kể từ cuối thập niên 1970. Có nhiều tổ chức và các nhà nghiên cứu định
nghĩa về TCVM. Theo Nhóm tư vấn và hỗ trợ người nghèo (CGAP-Consultative Group to Assist
245


the Poor), TCVM là dịch vụ tài chính cung cấp cho những người có thu nhập thấp, người nghèo,
những khoản vay nhỏ giúp họ tham gia sản xuất kinh doanh và thốt khỏi đói nghèo. Theo
Joanna Ledgerwood (2007), TCVM khơng chỉ bao gồm các dịch vụ ngân hàng đơn giản, nó là
một cơng cụ phát triển, với dịch vụ tài chính cho người thu nhập thấp bao gồm tiết kiệm, tín
dụng, bảo hiểm, dịch vụ thanh tốn, và các dịch vụ phi tài chính như đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật
sản xuất. TCVM vừa nhằm mục tiêu tài chính (lợi nhuận), vừa có mục tiêu xã hội (tiếp cận
người nghèo).
Tại Việt Nam, Điều 2, Nghị định 28/2005/NĐ-CP đưa ra định nghĩa chính thức đầu tiên về
tài chính quy mơ nhỏ, là hoạt động cung cấp một số dịch vụ tài chính, ngân hàng nhỏ, đơn giản
cho các hộ gia đình, cá nhân có thu nhập thấp, đặc biệt là hộ gia đình nghèo. Khoản 2, Thơng tư
02/2008/TT-NHNN, quy định tín dụng quy mơ nhỏ là khoản cho vay có giá trị nhỏ, có hoặc
khơng có bảo đảm cho các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp để sử dụng vào các hoạt động
tạo thu nhập và cải thiện điều kiện sống. Khoản cho vay đối với một khách hàng được gọi là tín
dụng quy mơ nhỏ khi tổng dư nợ cho vay đối với khách hàng đó khơng vượt quá 30 triệu đồng.

Tiếp cận tài chính bền vững
Theo WB (2017), tiếp cận tài chính có nghĩa là các cá nhân, doanh nghiệp được tiếp cận
các sản phẩm dịch vụ tài chính chính thức và giá cả phải chăng, đáp ứng nhu cầu tiết kiệm, tín
dụng, bảo hiểm, thanh tốn… một cách có trách nhiệm và bền vững, đồng nghĩa với việc người
sử dụng dịch vụ tài chính có thể bắt đầu công việc kinh doanh, quản lý rủi ro và tránh được
những thiệt hại do các cú sốc có thể xảy ra, trong đó TCVM được hiểu là một cách thức giúp tăng
cường tiếp cận tài chính.
Theo CGAP, tiếp cận tài chính là những nỗ lực nhằm đảm bảo cho tất cả mọi người và
doanh nghiệp, bất kể mức thu nhập đều có thể tiếp cận và sử dụng có hiệu quả các dịch vụ tài
chính phù hợp. Phần lớn người nghèo, thường sử dụng các dịch vụ tài chính phi chính thức như
từ bạn bè, cầm đồ… có chi phí cao, ẩn chứa những rủi ro khơng lường trước được. Được tiếp cận
tài chính chính thức giúp họ quản lý dịng tiền tốt hơn, an tồn hơn, giảm những chấn động từ các
rủi ro và cú sốc bên ngồi. Tiếp cận tài chính khơng chỉ có tác động tích cực đối với cá nhân, mà
cịn có tác dụng đối với nền kinh tế, về mặt xã hội cịn có vai trị quan trọng đối với xóa đói giảm
nghèo.
Nguyễn Kim Anh (2013, tr.30), sự bền vững về tiếp cận tài chính xét từ góc độ khách hàng
được hiểu là đảm bảo tính liên tục và hiệu quả của việc sử dụng dịch vụ bao gồm việc tiết kiệm
liên tục để đảm bảo ổn định, việc vay vốn liên tục để quay vịng và duy trì sản xuất kinh doanh,
đảm bảo gia tăng lợi ích từ các dịch vụ bổ sung như liên tục được tiếp cận các kiến thức và kinh
nghiệm quản lý tài chính, nâng cao năng lực hịa nhập xã hội và có sự gắn kết dài lâu giữa tổ
chức tài chính và khách hàng.
2.2. Những rào cản tiếp cận tài chính bền vững của người nghèo
Bất cân xứng thơng tin trên thị trường tín dụng dành cho người nghèo
Mơ hình thơng tin khơng hồn hảo trên thị trường tín dụng dành cho người nghèo được
Hoff và Stiglitz (1993) khái quát trên 3 khía cạnh: vấn đề sàng lọc, việc tìm kiếm thơng tin và xác
định mức độ rủi ro cho mỗi người là khó khăn và rất tốn kém; vấn đề về động cơ, chi phí cao cho
việc tìm hiểu liệu rằng việc sử dụng vốn vay có đúng mục đích để đảm bảo khả năng trả nợ hay
không; và vấn đề cưỡng chế, rất khó để cưỡng chế các đối tượng hồn trả khoản vay trên thị
trường này bởi hầu như không thể yêu cầu người nghèo dùng tài sản thế chấp cho các khoản vay,
nếu có đi chăng nữa thì giá trị cũng không đáng kể.

Để hạn chế rủi ro, buộc các TCTD sử dụng các điều kiện ràng buộc, thông qua lãi suất, yêu
cầu tài sản thế chấp, hầu như người nghèo không đáp ứng được yêu cầu này, nên họ sẽ bị loại ra
khỏi đối tượng tiếp cận của hệ thống ngân hàng chính thức.
246


Các vấn đề về chính sách nhằm cải thiện tiếp cận tín dụng của người nghèo
Banerjee và Duflo cho rằng, để giải quyết việc người nghèo không tiếp cận được vốn từ hệ
thống ngân hàng, Chính phủ nhiều nước đã dành nguồn lực đáng kể để cung ứng tín dụng giá
rẻ cho người nghèo, nhưng kết quả của phần lớn những cuộc can thiệp này là thất vọng.
Tương tự, Stiglitz và Hoff cũng cho rằng, Chính phủ cung cấp nguồn lực thông qua trợ cấp
thường không đi kèm với cơ chế khuyến khích hồn trả; việc cưỡng chế trả nợ thông qua khả
năng gia hạn hay cắt đứt trợ cấp tín dụng hoặc xóa nợ ln kèm theo những điều kiện chính
trị (lá phiếu trong các cuộc bầu cử là ví dụ). Điều này đồng nghĩa với việc tiếp cận tín dụng
của người nghèo khơng được cải thiện.
Tuy nhiên Stiglitz và Hoff cũng cho rằng, điều này khơng có nghĩa chính sách cơng khơng
có vai trị gì, điều quan trọng là cần tạo sự minh bạch trên thị trường (xây dựng hệ thống quy chế
chặt chẽ hoặc thông qua một tổ chức giám sát nhóm quy mơ nhỏ) giúp giảm BCXTT và CPGD;
hoặc thơng qua ngoại tác từ các chính sách khác như quyền sở hữu đất đai; các chính sách giúp
nâng cao năng lực xã hội của người nghèo… là cơ sở để thúc đẩy tiếp cận TD của người nghèo.
3. Tiếp cận tín dụng vi mơ của người nghèo ở Việt Nam
3.1. Quá trình phát triển TCVM tại Việt Nam
Hoạt động TCVM được triển khai vào cuối thập kỷ 80. Tồn tại dưới nhiều hình thức (i) các
mơ hình tín dụng, tiết kiệm, gắn với các chương trình hỗ trợ giáo dục, y tế… nhận sự tài trợ của
các tổ chức quốc tế, dưới dạng các dự án vì mục tiêu xã hội, tồn tại trong thời gian ngắn; (ii) mơ
hình liên kết giữa Hội Phụ nữ và NHTM, bảo lãnh vay theo nhóm khơng cần tài sản thế chấp;
(iii) các loại hình chuyên cung cấp dịch vụ TCVM cho phụ nữ nghèo thông qua các tổ chức chính
trị xã hội của Việt Nam hay các NGO liên kết với tổ chức chính trị xã hội. Trong đó nhiều tổ
chức được thiết kế theo các thông lệ TCVM quốc tế và có xu hướng phát triển lên chuyên nghiệp
và bền vững.

Hình 1: Các dấu mốc phát triển TCVM tại Việt Nam

Nguồn: Tác giả tổng hợp
247


Năm 2005, Nghị định 28/2005/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của các MFI
ra đời, đánh dấu khn khổ pháp lý đầu tiên cho ngành TCVM chính thức tại Việt Nam. Sau đó
là Nghị định 165/2007/NĐ-CP, Luật các TCTD 2010 coi các MFI là một bộ phận của hệ thống
tài chính khi cơng nhận các MFI là một loại hình TCTD (điều 4), “Đề án phát triển các tổ chức
TCVM đến năm 2020” và nhiều văn bản hướng dẫn khác tiếp tục mở đường cho các MFI phát
triển thành một bộ phận của hệ thống tài chính, hoạt động kinh doanh theo những nguyên tắc
thị trường.
3.2. Thực tế tình hình tiếp cận TDVM của người nghèo tại các MFI
3.2.1. BCXTT hạn chế tiếp cận tín dụng vi mơ của người nghèo
Thứ nhất, BCXTT khiến khách hàng khó nắm bắt lãi suất của khoản vay hoặc so sánh lãi
suất và phí dịch vụ giữa các MFI; Hiện nay, chưa có văn bản cụ thể bắt buộc các MFI phải minh
bạch hóa thơng tin về tài chính, cách tính lãi suất, phí dịch vụ, cũng như chế tài xử lý đối với việc
chậm trả nợ. Điều này cũng khiến MFI sẽ gặp khó khăn trong việc xử lý các trường hợp chậm
trả nợ.
Thứ 2, thiếu thông tin về lịch sử tín dụng của người nghèo, dẫn đến CPGD cao trong việc
tìm kiếm và sàng lọc khách hàng. Hiện tại, cơ sở dữ liệu về thông tin TDVM chưa được hồn
thiện và chỉ áp dụng với các MFI chính thức, tuy nhiên việc truy cập vào hệ thống của CIC chi
phí cao, các MFI bán chính thức khơng tham gia hệ thống này. Quy định về xây dựng hệ thống
thông tin TDVM chưa phù hợp với thực tiễn về áp dụng công nghệ của các MFI. Điều 8, Khoản 4,
Thông tư 03/2013/TT-NHNN quy định các MFI phải cung cấp dữ liệu phát sinh hàng tháng,
chậm nhất là sau 5 ngày kể từ ngày làm việc cuối cùng của tháng liền kề trước đó. Khối lượng
các giao dịch của MFI phát sinh rất nhiều, giá trị nhỏ, được ghi chép bằng tay, khiến việc tổng
hợp, báo cáo khối lượng giao dịch là điều vơ cùng khó khăn. Điều này khiến cho việc chia sẻ
thông tin TDVM bị hạn chế, dẫn đến CPGD cao cho việc tìm kiếm thơng tin, sàng lọc khách

hàng. Cụ thể như sau:
Quá trình tìm kiếm, sàng lọc khách hàng, phát vay được thực hiện rất thận trọng:
Hình 2: Quy trình cấp tín dụng của MFI

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ khảo sát các MFI
248


Sau khi khách hàng nộp đơn, CBKT sẽ tiến hành thu thập thơng tin và lập hồ sơ tín dụng,
sau đó đưa tới kiểm sốt viên (nếu có) để tái thẩm định, Giám đốc/trưởng chi nhánh/trưởng PGD
quyết định mức vay, sau đó việc phát vay được thực hiện bởi nhân viên phát vay (cũng có thể
chính là CBKT của quỹ).
Q trình sàng lọc khách hàng: Để giảm thiểu chi phí giám sát sử dụng khoản vay và
cưỡng chế thu hồi nợ, những người nghèo nhất sẽ bị loại khỏi đối tượng vay vốn. MFI thực hiện
cho vay cá nhân hoặc theo nhóm. Đối với cho vay cá nhân, CBKT sẽ trực tiếp thu thập thông tin
và sàng lọc khách hàng. Đối với cho vay theo nhóm, khi thành lập nhóm các thành viên tự chọn
lẫn nhau, thường từ 5-10 người/nhóm; việc trả nợ của thành viên do cả nhóm chịu trách nhiệm,
điều này tạo áp lực lên các thành viên, buộc họ phải lựa chọn những người có khả năng hồn trả
vào nhóm, những người nghèo nhất, khả năng hồn trả thấp sẽ bị tự động loại ra. Sau khi nhận hồ
sơ của nhóm vay, việc sàng lọc được CBKT thực hiện và kiểm sốt viên (nếu có) sẽ tái thẩm định
lại tương tự như cho vay cá nhân. CBKT và kiểm soát viên chịu trách nhiệm thu hồi nợ, do đó sẽ
sàng lọc đảm bảo những người tham gia vay vốn của MFI đều có khả năng trả nợ, khiến những
người khả năng hồn trả thấp và khơng có khả năng hoàn trả sẽ hầu như chắc chắn bị loại ra khỏi
danh sách vay vốn.
Quá trình giám sát sử dụng các khoản TDVM: Quá trình sàng lọc đảm bảo những thành
viên tham gia vay vốn có khả năng hồn trả tương đối tốt, do đó việc giám sát thường không tốn
nhiều thời gian của CBKT. Khi thu hồi khoản nợ theo kỳ (hàng tuần, 2 tuần, hàng tháng), CBKT
sẽ kết hợp để “hỏi thăm” về khoản vay của khách hàng. Theo kết quả phỏng vấn, CBKT của các
MFI cho rằng, khách hàng vay vốn của MFI khoảng 80% - 90% dùng cho mục đích sản xuất kinh
doanh, tỷ lệ sử dụng vốn đúng mục đích khoảng 70% - 90%, (khi khảo sát khách hàng có 01

trường hợp vay vốn của Dariu, sau đó cho vay lại đối với cá nhân khác).
Quá trình cưỡng chế thu hồi nợ tại các MFI: Phần lớn, việc thu hồi nợ diễn ra thuận lợi,
tỷ lệ nợ quá hạn trên 30 ngày (PAR30) của các MFI rất thấp, dưới 5% (kết quả khảo sát). Tuy
nhiên, việc cho vay khơng có tài sản đảm bảo nên dù chỉ tỷ lệ nhỏ không trả được nợ cũng tốn
kém khơng ít thời gian và cơng sức của CBKT. Việc cưỡng chế và thu hồi khoản nợ rất chặt chẽ.
Đối với cho vay nhóm, khoản nợ sẽ được trưởng nhóm thu lại và nộp cho CBKT theo kỳ, các
trường hợp chậm trả, buộc các thành viên khác phải đóng thay, sau đó thành viên chậm trả sẽ trả
nợ cho thành viên đã đóng tiền cho mình. Đối với cho vay cá nhân, CBKT tạo áp lực thông qua
việc thường xuyên đến nhà thành viên, nhờ chính quyền xã can thiệp… cho đến khi thu hồi được
khoản vay. Việc tiếp tục cho vay ở kỳ sau hay không, được quyết định bởi nhóm vay, CBKT và
trưởng chi nhánh. Điều này có thể dẫn đến gián đoạn vịng quay vốn nếu thành viên bị cắt khoản
tín dụng, giảm hiệu quả sử dụng vốn.
3.2.2. CPGD cao làm hạn chế tiếp cận tín dụng của người nghèo
Chi phí tài chính: Việc tạo nguồn vốn của MFI bị hạn chế bởi quy định của pháp luật.
Điều 4, Nghị định 148/2007/NĐ-CP về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện, quy định
quỹ hoạt động khơng vì mục tiêu lợi nhuận, có thể được vận động các nguồn tài trợ, nhưng không
quy định được nhận tiền gửi tiết kiệm. Do đó các MFI bán chính thức này dựa chủ yếu vào nguồn
vốn tài trợ, trong đó có những khoản vay với lãi suất cao, buộc các MFI cho vay với lãi suất cao,
làm tăng chi phí tiếp cận TDVM.
Các MFI chính thức, được phép huy động tiết kiệm và vay vốn với chi phí thấp trên thị
trường do đó chi phí tài chính sẽ thấp hơn MFI bán chính thức.Tuy nhiên, các tổ chức tài chính
quy mơ nhỏ chịu các hạn chế về tiền gửi tiết kiệm, số dư tiền gửi tiết kiệm tối đa của một khách
hàng (Điều 27, Nghị định 28/2005/NĐ-CP).
249


Chi phí hoạt động: Hoạt động của các MFI bán chính thức với số lượng nhân viên chỉ từ
6-8 nhân viên tại mỗi chi nhánh/PGD, trình độ chun mơn hạn chế, chưa tin học hóa việc quản
lý khách hàng, khiến chi phí hoạt động khá cao. Bên cạnh đó, Điều 7, Nghị định 12/2012/NĐ-CP
về đăng ký và quản lý hoạt động của NGO, mỗi chương trình/dự án có thời hạn hoạt động là

3 năm, để gia hạn đăng ký hoạt động tổ chức cần chuẩn bị hồ sơ ít nhất 60 ngày trước khi giấy
đăng ký hết hạn gồm: đơn đề nghị gia hạn giấy đăng ký hoạt động, báo cáo tóm tắt hoạt động,
bản kế hoạch hoạt động tiếp theo… gửi đến Ủy ban Công tác về NGO. Hồ sơ sẽ được giải quyết
trong thời hạn 30 ngày làm việc. Như vậy, đối với một MFI tồn tại dưới dạng chương trình, dự
án, xin gia hạn phải mất thời gian 3 tháng để chuẩn bị hồ sơ và được cấp phép gia hạn. Tốn kém
chi phí thời gian, tiền bạc và chi phí cơ hội của MFI (STU2 mất nguồn vay của Kiva bởi tồn tại
dưới dạng bán chính thức).
Các MFI chính thức phải hồn thiện việc áp dụng cơng nghệ, tin học hóa theo u cầu của
NHNN khi chuyển đổi, do đó giảm được chi phí quản lý thông tin và khách hàng. Tuy nhiên,
thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của các TCTD hoạt động theo Luật
TCTD 2010, yêu cầu các MFI hoạt động cho vay tương tự với các NHTM, hồ sơ vay vốn phức
tạp hơn, quy trình thẩm định kéo dài hơn, đi ngược lại với mục đích và cách thức hoạt động riêng
của TCVM, gây khó khăn khi thực hiện cho cả CBKT lẫn thành viên, khiến các MFI tốn kém chi
phí thời gian, cơng sức hơn hoặc là khơng tn thủ quy định một cách đầy đủ. Ngoài ra các quy
định về thuế thu nhập, trích lập dự phịng, thủ tục chuyển đổi cũng làm tăng chi phí hoạt động
cho các MFI trong thời gian đầu mới chuyển đổi thành chính thức.
3.3. Đánh giá mức độ và hiệu quả tiếp cận tín dụng của người nghèo
3.3.1.Tỷ lệ người nghèo được tiếp cận tín dụng thấp
Số lượng người nghèo chiếm tỷ lệ không đáng kể trong tổng số thành viên của các MFI:
Bảng 3.1: Số lượng thành viên và tỷ lệ hộ nghèo tại các MFI

Nguồn: TYM, VietED, STU2,Dariu

* Tỷ lệ trên được tính theo chuẩn nghèo thu nhập, chi nhánh Hiệp Hịa đánh giá nghèo đa
chiều thì tỷ lệ hộ nghèo vào khoảng 40%, tuy nhiên nghèo về thu nhập được xác định là hầu như
khơng có.
Tại TYM tỷ lệ thành viên nghèo cao hơn các MFI khác không đáng kể. Quá trình sàng lọc
chặt chẽ khiến tỷ lệ người nghèo được tiếp cận thấp, thậm chí những người nghèo nhất, khơng có
nguồn thu nhập thường xun, sợ rủi ro và những người bị rơi vào tình trạng khó khăn sẽ không
thể tiếp cận được.

3.3.2. Về giá trị và thời hạn khoản vay chưa đáp ứng nhu cầu khách hàng
Nghị định 165/2007/NĐ-CP quy định là mỗi khoản vay của TCVM tối đa là 30 triệu VNĐ.
Tùy thuộc vào nhu cầu vay, nguồn thu nhập thường xuyên, chu kỳ vay của khách hàng và nguồn
ngân quỹ mà các MFI sẽ quyết định giá trị khoản vay.
250


Bảng 3.2: Giá trị khoản vay trung bình

Nguồn: TYM, VietED, STU2,Dariu
Các thành viên ban đầu được vay với số tiền nhỏ, khi hết vòng vay đầu tiên, trả nợ đúng
hạn sẽ được vay vòng tiếp theo với số tiền lớn hơn. Phần lớn thành viên cho rằng, giá trị khoản
vay nhỏ, chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh. Trong số các khách hàng khảo sát có
đến 65% thành viên cho rằng số tiền khoản vay nhỏ, không đáp ứng mục đích vay của họ.
Việc trả nợ theo những khoản nhỏ và thời gian ngắn đa phần nằm trong khả năng của họ. Có
15% thành viên cho rằng việc hoàn trả thường xuyên, trong khi việc sản xuất có tính thời vụ như chăn
ni, trồng rừng khơng tạo thu nhập thường xun, vì vậy họ gặp khó khăn trong việc trả nợ.
3.3.3 Lãi suất cho vay cao trong khi trả lãi tiết kiệm thấp
Khách hàng cho rằng việc vay vốn tại các MFI là thuận lợi khi được CBKT đến tận nơi
hướng dẫn làm hồ sơ, thẩm định và phát vay, họ ít quan tâm tới lãi suất vay. Với câu hỏi về mức
lãi suất phải trả cho khoản vay, đa phần thành viên không biết mức lãi suất cụ thể và không so
sánh được với lãi suất của các TCTD khác. Một số khách hàng biết lãi suất tại MFI cao hơn,
nhưng không biết mức chênh lệch cụ thể.
Bảng 3.3: Số lượng khách hàng có quan tâm đến lãi suất phải trả

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ khảo sát
Cách tính và cơng bố về phí dịch vụ, lãi suất không rõ ràng. Trong hợp đồng vay vốn, mục lãi
suất vay để dưới dạng lãi suất theo tháng, con số sẽ rất nhỏ so với lãi suất trả theo năm. Cách tính
lãi suất phẳng, gây thiệt thịi cho người nghèo hơn so với cách tính lãi theo số dư giảm dần. Hiện
nay NHNN chỉ dừng lại ở mức độ khuyến cáo các MFI tính theo số dư giảm dần, chưa có văn bản

bắt buộc do vậy hầu như tất cả MFI đều tính lãi phẳng.

251


Bảng 3.4: Lãi suất cho vay của MFI

Nguồn: TYM, VietED, STU2,Dariu
So sánh với lãi suất cho vay của NHCSXH:
Bảng 3.5: Lãi suất cho vay của NHCSXH

Nguồn: NHCSXH, 2017
Cách tính lãi có sự khác biệt tương đối giữa TYM và 3 tổ chức cịn lại. Cách tính của TYM
có sự ưu đãi hơn đối với thành viên nghèo, mức lãi cho vay cao nhất cao hơn so với Dariu nhưng
thấp hơn so với tất cả các MFI còn lại (trong khi đó, Dariu tính lãi suất bằng nhau cho tất cả các
kỳ hạn và thành viên).
Việc trả lãi suất tiết kiệm cũng có sự khác biệt khá lớn giữa các MFI.
Bảng 3.6: Lãi suất tiết kiệm của MFI

Nguồn: TYM, VietED, STU2,Dariu
252


Tiền gửi tiết kiệm của TYM khá giống các NHTM, với mức lãi suất tương ứng với kỳ hạn.
Trong khi đó tiền gửi TKBB của Dariu và STU2 rất thấp, VietED trả lãi cho khoản tiền này khá
cao, tương đương với các khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn trên 1 năm tại nhiều NHTM. VietED
có các khoản vay gọi là “Vốn xã hội”, thực chất là các khoản tiền gửi tiết kiệm của cá nhân, được
tính lãi khá cao (7,2%/năm). Cách tính lãi suất như TYM và VietED sẽ hợp lý hơn đối với tiền
gửi của thành viên.
3.3.4. Tác động gia tăng thu nhập thấp

Kết quả khảo sát ghi nhận, các hoạt động hỗ trợ về kỹ năng quản lý tài chính và sản xuất rất
ít được thực hiện tại các MFI bán chính thức. Tại TYM, việc mở các lớp tập huấn và kiến thức xã
hội, kỹ thuật sản xuất kinh doanh cho thành viên thường xuyên hơn, đáng kể là mơ hình xây dựng
thương hiệu chè Thanh Sơn. Hiệu quả khoản vay do MFI cung cấp không cao, kết quả khảo sát
cũng cho thấy điều này:
Bảng 3.7: Tác động của khoản vay đến thu nhập

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ khảo sát
4. Kết luận và khuyến nghị chính sách
4.1. Kết luận
Hiện nay việc tiếp cận TDVM của người nghèo đang tồn tại 2 vấn đề chính sau:
Thứ nhất, BCXTT và CPGD cao khiến việc tiếp cận TDVM của người nghèo bị hạn chế.
Nguồn thông tin hạn chế, khiến các MFI tốn kém chi phí tìm kiếm, sàng lọc khách hàng; nhiều
văn bản, quy định khiến chi phí hoạt động của MFI gia tăng. Để hạn chế rủi ro và bù đắp chi phí,
buộc các MFI phải thực hiện kỹ càng việc sàng lọc khách hàng và thu hồi các khoản nợ, cho vay
với lãi suất cao, điều này khiến cho những người nghèo nhất bị loại ra khỏi đối tượng cho vay.
Thứ hai, hiệu quả và mức độ tiếp cận TDVM chưa cao. Việc tiếp cận tín dụng chưa thực sự
đạt hiệu quả cả ở cả 2 nhóm MFI, mặc dù mức độ tiếp cận của TYM có tốt hơn 3 MFI cịn lại,
nhưng khơng có sự khác biệt đáng kể. Số lượng rất ít người nghèo được tiếp cận TD, việc cung
cấp các dịch vụ phi tài chính ít được thực hiện ở 3 MFI bán chính thức, việc hỗ trợ nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn của TYM đều đặn hơn, tuy nhiên ở cả 2 nhóm MFI hiệu quả tác động gia tăng
thu nhập thấp.
Nguyên nhân của tình trạng trên đến từ 2 phía:
Thứ nhất từ bản thân các MFI, khó khăn trong việc tìm kiếm thơng tin và đánh giá khách
hàng, để đảm bảo an tồn, q trình sàng lọc đã loại bỏ những người nghèo nhất ra khỏi đối
tượng cho vay; việc tiếp cận nguồn vốn bị hạn chế, chi phí vốn cao, buộc các MFI thu lãi suất
cao, với cách tính lãi phẳng gây bất lợi cho khách hàng; đối với sản phẩm TKBB có tương đương
khoản tiền gửi có kỳ hạn (3 năm) nhưng thường được trả lãi không kỳ hạn, gây thiệt thòi cho
khách hàng; các dịch vụ phi tài chính ít được triển khai, khiến việc sử dụng vốn của người nghèo
chưa đạt hiệu quả cao.

253


Thứ hai, từ phía các quy định, chính sách của nhà nước về giới hạn nguồn vốn, thời gian và
phạm vi hoạt động của MFI bán chính thức, gây khó khăn trong việc mở rộng địa bàn và tiếp cận
khách hàng. Việc chuyển đổi giải quyết được những vấn đề trên, tuy nhiên lại khiến cho các MFI
gặp phải nhiều khó khăn bởi hạn chế về năng lực quản lý rủi ro, và thách thức thuế thu nhập, gia
tăng chi phí hoạt động, dẫn đến hạn chế khả năng mở rộng tiếp cận khách hàng.
4.2. Khuyến nghị chính sách
4.2.1. Về phía các MFI
Thứ nhất, MFI ln đảm bảo cân bằng mục tiêu xã hội và mục tiêu lợi nhuận. Phân chia
khách hàng thành các nhóm đối tượng khác nhau với khả năng hồn trả khác nhau để cấp tín
dụng với cách thức và lãi suất khác nhau. Nhóm những đối tượng có khả năng hồn trả cao, việc
cung cấp tín dụng có thể áp dụng các phương thức và lãi suất hiện tại. Nhóm đối tượng nghèo
nhất có khả năng hồn trả thấp, nhưng có nhu cầu vay và quyết tâm phát triển kinh tế cần được
đầu tư hơn. Thực hiện cấp vốn với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ kỹ thuật sản xuất kinh doanh và đầu ra
sản phẩm. Như vậy, sẽ tốn kém chi phí của MFI hơn, tuy nhiên hiệu quả tiếp cận sẽ tăng lên, đặc
biệt là những đối tượng nghèo nhất sẽ có cơ hội tiếp cận với nguồn TDVM.
Thứ hai, về hoàn thiện tổ chức TCVM bao gồm: Xây dựng và tin học hóa hệ thống cơ sở dữ
liệu dữ liệu về thông tin khách hàng giúp giảm thời gian và chi phí cho việc tìm kiếm thơng tin
khách hàng trong khi nguồn nhân lực còn khá hạn chế về số lượng. Đồng thời trang bị cho CBKT
và nhân viên kế tốn máy tính và phần mềm quản lý quan hệ khách hàng để giảm thời gian và chi
phí tìm kiếm thơng tin. Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu, tận dụng sự hỗ trợ từ các
chương trình đào tạo và chính thức hóa của ADB, WB… vừa giúp nâng cao trình độ nhân viên về
chuyên môn quản lý, và kỹ năng giao tiếp, xử lý các vấn đề phát sinh, đặc biệt là trong quá trình
cưỡng chế thu nợ, tránh gây ra hình ảnh xấu đối với khách hàng, vừa có thể giảm được chi phí
đào tạo.
4.2.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước
Thứ nhất, hỗ trợ các MFI chuyển đổi chính thức. Về mặt cơ sở vật chất, hỗ trợ các MFI
trong việc tin học hóa hoạt động, giúp MFI giảm chi phí hoạt động, tăng tính chuyên nghiệp hơn.

Về mặt nhân lực, đào tạo kiến thức chuyên sâu về TCVM cho các CBKT, để giúp việc tư vấn cho
thành viên trở nên hữu ích hơn, đồng thời có đầy đủ các kỹ năng phục vụ khách hàng chuyên
nghiệp. Về mặt quy trình, thủ tục, NHNN cần phải có chương trình hỗ trợ các MFI có mong
muốn và đủ năng lực chuyển đổi, đồng thời đơn giản hóa các quy trình, thủ tục chuyển đổi, nhằm
giảm chi phí về thời gian, nhân lực và tài chính của MFI khi chuyển đổi.
Thứ hai, tách biệt quản lý hoạt động của MFI và NHTM. Hiện nay các MFI chính thức hoạt
động theo luật các TCTD, hoạt động với đặc trưng khác hẳn với NHTM về quy mơ, quản trị, đối
tượng khách hàng… vì vậy việc quản lý theo hệ thống các NHTM là không hợp lý. Cụ thể,
Thông tư 39/2016/TT-NHNN về việc cho vay của các TCTD. Thông tư này quy định việc lập hồ
sơ vay vốn cho thành viên của MFI như NHTM, sẽ khiến hoạt động cho vay của MFI trở nên
phức tạp, khi hồ sơ vay vốn cần chuẩn bị cả phương án sản xuất kinh doanh, gây khó khăn cho
người nghèo lẫn nhân viên của MFI, hoặc các MFI chỉ tìm cách đối phó khiến chi phí hoạt động
tăng. Theo đó Khoản 2, Điều 2 nên được sửa đổi, không bao gồm hệ thống QTDND và các MFI;
thay vào đó bổ sung văn bản khác, với quy định về cho vay riêng đối với các MFI.
Thứ ba, xây dựng hệ thống thông tin TDVM với cơ sở dữ liệu thông tin đầy đủ về MFI,
đồng thời đưa ra mức phí truy cập ưu đãi cho các MFI, nhằm giảm chi phí, để các MFI thúc đẩy
sự tiếp cận khách hàng tốt hơn.
254


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Banerjee, & Duflo (2012). Kinh tế học về nghèo: Tư duy lại một cách căn cơ về phương

thức đấu tranh chống nghèo toàn cầu Ch.9: Những doanh nhân bất đắc dĩ (Paperback first
published). New York: PublicAffairs.
2. Nguyễn Kim Anh và đồng tác giả (2013), “Mức độ bền vững của các Tổ chức tài chính
vi mơ Việt Nam: Thực trạng và một số khuyến nghị”, Hà Nội 2013.
3. Hoff và Stiglitz (1993), “Giới thiệu: Thông tin khơng hồn hảo và thị trường tín dụng
nơng thơn - Những vấn đề rắc rối và quan điểm chính sách”, Chương trình Giảng dạy Kinh tế

Fulbright.
4. Luật các tổ chức tín dụng 2010.
5. MicroSave (2015), “Kiến thức cơ bản về tài chính vi mơ”, Phú n, 2015.
6. North (1990), Thể chế, thay đổi thể chế và thành tựu kinh tế.
7. Nghị định 28/2005-NĐ/CP về tổ chức và hoạt động của tổ chức tài chính quy mơ nhỏ tại
Việt Nam.
8. Nghị định 165/2007/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều nghị định số 28/2005/
NĐ-CP ngày 09 tháng 03 năm 2005 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của tổ chức tài chính
quy mơ nhỏ tại Việt Nam
9. Nghị định 148/2005/ NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ
từ thiện.
10. Thông tư số 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng,
chi nhánh ngân hàng nước ngồi đối với khách hàng.
Tiếng Anh
11. CGAP, “What is Financial Inclusion and Why is it Important?”

/>12. Ledger wood et al (2007), “Transforming microfinance institutions - Providing Full
Financial Services to the Poor”, Washington, DC 2007.
13. WB (2014), Financial Inclusion:
/>14. WB, (2017), Global Financial Development Database, June 2017.

255



×