Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Một số vấn đề pháp lý về bạo hành trẻ em ở các cơ sở giáo dục mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.93 KB, 6 trang )

MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ BẠO HÀNH TRẺ EM
Ở CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON
Lê Anh Tuấn, Hoàng Ngọc Duyên, Trƣơng Ngọc Lĩnh
Phân ban: Kinh tế Xã hội, tiểu ban: Luật, Đại học Công Nghệ Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam

TĨM TẮT
Bài báo khoa học gồm 3 đề mục lớn :
Tại đề mục “Lý luận chung về bạo hành trẻ em ở các cơ sở giáo dục mầm non” chúng tơi nêu ra những
khía cạnh cơ bản nhất xoay quanh vấn đề “bạo hành trẻ em” và tính bức thiết của đề tài cũng như quan
điểm lập pháp của nước ta về chủ đề “Bạo hành trẻ em” đặc biệt hơn là vấn nạn “Bạo hành trẻ em ở các
cơ sở giáo dục mầm non” để làm tiền đề cho đề mục thứ hai.
Đề mục thứ hai: chúng tôi đưa ra những dẫn chứng để chỉ ra thực trạng về vấn đề “Bạo hành trẻ em ở
các cơ sở giáo dục mầm non” dưới cái nhìn từ góc độ xã hội và góc nhìn của pháp luật hiện hành. Từ đó
chỉ ra những nguyên nhân cơ bản cịn tồn tại khiến tình trạng “Bạo hành trẻ em ở các cơ sở giáo dục
mầm non” vẫn còn tiếp diễn làm cơ sở xây dựng nội dung của đề mục thứ ba của đề tài.
Đề mục cuối: Chúng tôi đưa ra những kiến nghị về pháp luật, hoạt động quản lý và giám sát nhằm ngăn
chặn tình trạng “Bạo hành trẻ em” nói chung và “Bạo hành trẻ em ở các cơ sở mầm non nói riêng. Qua đó
nhằm tổng kết những vấn đề và những luận điểm, quan điểm mà chúng tôi đưa ra.

1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẠO HÀNH TRẺ EM Ở CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON
1.1 Khái niệm trẻ em ở các cơ sở giáo dục mầm non
Theo Điều 21 Luật Giáo dục 2005 về giáo dục mầm non thì giáo dục mầm non được định nghĩa: “Giáo
54
dục mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi.” Như
vậy, định nghĩa trẻ em mầm non có thể được hiểu là trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi được ni
dưỡng, chăm sóc, giáo dục ở các cơ sở giáo dục mầm non. Là độ tuổi trẻ bắt đầu hình thành những nhận
thức mang tính cơ sở nhất về thế giới khách quan xung quanh, cũng như là điểm nút bắt đầu cho quá
trình phát triển tâm sinh lý của trẻ. Đây là giai đoạn phát triển mang tính quyết định cực kỳ quan trọng đối
với việc hình thành nên tính cách, tâm lý của trẻ cho hiện tại và cả cuộc sống tương lai.

1.2 Khái niệm giáo viên mầm non và nhân viên ở các cơ sở giáo dục mầm non


Căn cứ theo Điều 21 Luật Giáo dục 2005 về giáo dục mầm non thì giáo viên mầm non có thể được hiểu
là cá nhân có trình độ chun mơn theo Điều 77 Luật Giáo dục 2005, thuộc biên chế của cơ sở giáo dục
mầm non thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi tại
55
cơ sở giáo dục đó.
Định nghĩa về nhân viên ở các cơ sở giáo dục mầm non trong bài báo này được hiểu như sau: nhân viên
ở các cơ sở giáo dục mầm non là cá nhân công tác tại cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ ni dưỡng,
chăm sóc trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi tại cơ sở giáo dục đó.

54
55

Điều 21 Luật Giáo dục 2005.
Điều 77 Luật Giáo dục 2005.

200


1.3 Khái niệm bạo hành trẻ em
Theo định nghĩa của WHO - Tổ chức Sức khỏe Thế giới, bạo hành trẻ em bao gồm tất cả những hành vi
đối xử tệ bạc về thể chất hay tinh thần, xâm hại tình dục, lợi dụng hay bỏ bê dẫn đến nguy hại hay khả
năng nguy hại đối với sức khỏe, nhân phẩm, hay sự phát triển của đứa trẻ. Bạo hành có thể được thực
hiện bởi cha mẹ, người trơng nom hay một đứa trẻ lớn hơn,...
Một cách khái quát, bạo hành trẻ em có thể được chia thành 5 dạng như sau:
– Bạo hành thể xác (đánh đập, bóp cổ, bỏ độc, làm phỏng,...)
– Bạo hành tình dục (Về thể xác: đụng chạm, quan hệ với trẻ, bắt trẻ đụng chạm vào bộ phận sinh
dục của mình,...; Về tinh thần: cho trẻ xem phim khiêu dâm, quan hệ trước mặt trẻ,...)
– Bạo hành tinh thần (Từ chối hay bỏ bê, nhạo báng hay nhục mạ, khủng bố tinh thần)
– Bỏ bê (Bỏ bê về mặt vật chất, bỏ bê về mặt tinh thần, bỏ bê về mặt sức khỏe, bỏ bê về mặt giáo
dục)

– Lợi dụng (Bắt trẻ đi ăn xin, làm việc khổ sai, thực hiện phim ảnh khiêu dâm,...; buôn bán trẻ)

1.4 Tội hành hạ ngƣời khác
Theo quy định tại Điều 140 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 về tội hành hạ người khác
như sau:
1. Người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nếu khơng thuộc các trường hợp quy
định tại Điều 185 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03
tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a. Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác
khơng có khả năng tự vệ;
b. Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 11% trở lên;
c. Đối với 02 người trở lên.”

56

Nhìn chung, những hành vi hành hạ người khác nếu gây tổn hại ở mức độ nghiêm trọng như gây đau
đớn về thể xác hoặc đè nén, áp bức về tinh thần người bị lệ thuộc bằng các hành vi: Đánh đập, giam
hãm, không cho ra khỏi nhà, bắt nhịn ăn, uống, không cho mặc đủ ấm,… mà điển hình là những trường
hợp giáo viên mầm non hay nhân viên bạo hành trẻ em ở các cơ sở giáo dục mầm non trong thời gian
vừa qua, thì có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự và cụ thể là theo điểm a khoản 2 Điều 140 Bộ luật Hình
sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017: “Tội hành hạ người dưới 16 tuổi”. Khi bị truy cứu về tội này, người
bị truy cứu sẽ phải chịu mức hình phạt cao nhất lên đến 3 năm tù giam cho hành vi phạm tội của mình.
Tại Việt Nam, các yếu tố cấu thành tội hành hạ người khác bao gồm các khía cạnh sau:
+ Mặt khách quan:
Về hành vi: Có hành vi đối xử tàn ác đối với người lệ thuộc mình (lệ thuộc vào người có hành vi phạm
tội). Cụ thể: Đối xử tàn ác, được hiểu là hành vi gây ra sự đau đớn về thể xác (và tinh thần) đối với nạn
nhân dưới các hình thức như đánh đập, bỏ đói, có hoặc khơng kèm theo việc chửi mắng thậm tệ. Một
điểm khác cần chú ý là việc đối xử tàn ác thông thường phải lặp đi lặp lại và kéo dài trong một thời gian
nhất định.

Dấu hiệu khác: Người bị hại phải là người có quan hệ lệ thuộc đối với người phạm tội về quan hệ xã
hội, công tác hoặc về tôn giáo. Lưu ý: Người bị hại phải khơng có mối quan hệ hơn nhân hoặc quan hệ
gia đình như vợ, chồng, ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, người có công nuôi dưỡng đối với người phạm tội.
56

Điều 140 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.

201


Khách thể: Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến sức khoẻ của người khác (gồm sức khoẻ
thể chất và sức khoẻ tâm thần).
Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.
Chủ thể của tội này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và phải có mối quan hệ lệ thuộc
với nạn nhân.
Mặc dù đã có quy định cụ thể về hình phạt đối với những kẻ bạo hành trẻ em nhưng tình trạng bạo hành
vẫn diễn ra, bên cạnh ý thức của con người thì việc kiểm tra, xử lý chưa đủ sức răn đe và chế tài chưa
thật sự đủ mạnh. Vì vậy, để góp phần hạn chế vấn nạn bạo hành trẻ em cần phải có nhiều giải pháp, một
trong những giải pháp thiết thực nhất và đáng được xem xét nhất là việc tăng nặng chế tài xử phạt. Tóm
lại, hành vi bạo hành của các giáo viên và nhân viên ở các cơ sở giáo dục mầm non hiện khi bạo hành trẻ
em được xử lý theo quy định tại khoản 2 Điều 140 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

2. THỰC TRẠNG VỀ BẠO HÀNH TRẺ EM Ở CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON
2.1 Thực tế bạo hành trẻ em ở các cơ sở giáo dục mầm non
“Nhà giáo khơng được có các hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể của người
học”. Đây là nội dung được quy định tại khoản 1 Điều 72 Luật Giáo dục 2005 về nhiệm vụ và quyền của
nhà giáo. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây vấn đề bạo hành trẻ em tại các cơ sở giáo dục mầm non
đang là một trong những vấn đề thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân trong cả nước, đặc biệt là
những bậc phụ huynh có con em theo học tại cấp học này. Nguyên nhân là do trong khoảng thời gian gần
đây trong cả nước xuất hiện hàng loạt vụ bạo hành trẻ em tại các cơ sở giáo dục mầm non được phát

hiện và xử lý gây bức xúc trong dư luận. Phát biểu tại buổi tọa đàm: “Bạo hành trẻ mầm non – Vì đâu nên
nỗi” Luật sư Trần Thị Ngọc Nữ cho biết: “Mỗi năm tại Việt Nam có khoảng 3000 đến 4000 vụ bạo lực trẻ
em tại các trường mầm non nói chung và xã hội nói riêng”. Đặc biệt là những vụ án bạo hành trẻ em diễn
ra lần lượt vào các ngày 05/02 và 09/02/2017 tại các cơ sở mầm non Sen Vàng (Hoàng Mai – Hà Nội) và
trường mầm non Thanh Xuân Nam (Thanh Hóa). Cũng tại buổi tọa đàm, Bà Nguyễn Thị Trung Hương –
Giám đốc điều hành hệ thống giáo dục TESLA cho hay: “theo một khảo sát của chúng tôi gần đây, nhiều
trẻ khi được hỏi có sợ cơ khơng, 48/100 câu trả lời là có”. Trong khi đó, tại nước ta hiện nay có 17 cơ
quan và tổ chức bảo vệ trẻ em với đội ngũ công tác viên lên tới con số 70000 người. Vậy, đâu là nguyên
nhân sâu xa dẫn đến tình trạng bạo hành trẻ em tại các cơ sở giáo dục mầm non vẫn còn tiếp diễn? Dựa
trên những báo cáo của các cá nhân và cơ quan chức năng có thẩm quyền, xem xét diễn biến vụ việc
trên thực tế có thể thấy tình trạng này tồn tại dựa trên một số nguyên nhân chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, công tác cấp phép, quản lý, giám sát của Nhà nước, của chính quyền địa phương cịn nhiều
bất cập và chưa thực sự mang lại hiệu quả cao nhất. Thời gian gần đây, những vụ bạo hành tại các cơ
sở giáo dục mầm non hầu hết do phụ huynh, các cơ quan báo chí phát hiện ra. Như vậy, cơng tác giám
sát hiện tại của các cơ quan chức năng thật sự cịn lỏng lẻo, chưa hồn thiện dẫn đến những trường hợp
bạo hành trẻ em chưa được phát hiện và xử lý kịp thời.
Thứ hai, việc tuyển dụng của các cơ sở mầm non cịn lỏng lẻo, cơng tác giám sát kiểm tra việc tuyển
dụng cũng chưa thực sự nghiêm ngặt dẫn đến tình trạng chất lượng giáo viên mầm non giảm sút cả về
trình độ chun mơn lẫn đạo đức nghề giáo. Vấn đề chất lượng giáo viên mầm non giảm phần nào được
bắt nguồn từ việc điểm đầu vào của ngành sư phạm trên cả nước giảm mạnh. Bên cạnh đó, nhiều cơ sở
mầm non chưa thực sự chú trọng công tác tuyển dụng, đặc biệt ở các cơ sở mầm non tư thục, trong quá
trình hoạt động đã đặt nặng mục tiêu làm kinh tế dẫn đến sự sai xót trong cơng tác tuyển dụng. Với một
đội ngũ giáo viên yếu kém về cả trình độ chuyên môn, kỹ năng sư phạm và cả đạo đức nghề nghiệp thì
chắc chắn những sai phạm trong giáo dục sẽ tiếp tục còn diễn ra và để lại những hậu quả vơ cùng
nghiêm trọng.
Thứ ba, sự phó thác trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục mầm non và thiếu kết nối trong công tác kiểm
tra, giám sát của phụ huynh với nhà trường và các cơ quan chức năng. Hiện nay, nhiều bậc phụ huynh
đang đặt quá nhiều trách nhiệm của bản thân cho giáo viên tại các cơ sở mầm non. Điều đó vơ hình làm
202



tăng áp lực đối với các giáo viên tại các cơ sở giáo dục mầm non. Dẫn đến việc giáo viên sẽ tập trung vào
mục tiêu thay vì tập trung thay đổi phương pháp giáo dục sao cho hợp lý. Cùng với đó việc thiếu đi sự liên
kết giữa phụ huynh với những các nhân và cơ quan chức năng có trách nhiệm đã vơ tình tiếp tay cho việc
phát hiện và xử lý những vụ bạo hành còn nhiều chậm trễ, thiếu tính kịp thời dẫn đến hậu quả nghiêm
trọng.
Phát biểu về hậu quả mà trẻ phải đối diện nếu bị bạo hành tại buổi tọa đàm “Bạo hành trẻ em – Vì đâu
nên nỗi!” Tiến sĩ Quỳnh Dao cho biết: Bên cạnh những hậu quả về thể xác, trẻ bị bạo hành trong thời gian
dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách, hành vi, trẻ dễ mang tính hung hăng, khơng biết chia sẻ,
đồng cảm trong cuộc sống. Trẻ cũng sẽ rơi vào tình trạng stress, ám ảnh, về sức khỏe dễ gặp những vấn
đề tâm lí về thần kinh, thậm chí là động kinh. Xét về góc độ tâm lí, việc trẻ chứng kiến bạo hành sẽ bị kích
động tâm lí, để lại trong trẻ những thù hận, căm giận, khi trẻ đủ sức phản kháng, trẻ sẽ vùng dậy, bản
năng phòng vệ của con người dâng cao, thì sẽ khơng cịn quan tâm đến đạo lý, quy tắc.
Đứng trước những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra trước tình trạng bạo hành trẻ em ở các cơ sở giáo
dục mầm non, đòi hỏi Nhà nước, các cơ quan chức năng, những cá nhân có liên quan phải có sự điều
chỉnh về hành lang pháp lý, cơng tác quản lý, giám sát để tình trạng bạo hành trẻ em tại các cơ sở mầm
non khơng cịn tiếp diễn. Đây là một trong những vấn đề cấp thiết được đặt ra trước tình trạng đáng báo
động về vấn đề bạo hành trẻ em tại các cơ sở mầm non hiện nay.

2.2 Thực trạng pháp luật về bạo hành trẻ em ở các cơ sở giáo dục mầm non
Theo Điều 140 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung 2017, người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục
người lệ thuộc mình nếu khơng thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185 của Bộ luật Hình sự năm
2015 sửa đổi, bổ sung 2017 thì bị phạt cải tạo khơng giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến
57
02 năm.
Hiện nay, hệ thống pháp luật hiện tại cũng có những quy định về tình tiết tăng nặng đối với những vụ án
chủ thể bị hại là người dưới 16 tuổi với khung hình phạt từ 01 đến 03 năm tù. Tuy nhiên liệu đó có phải là
một khung hình phạt đủ sức răn đe khi mà thời gian gần đây những vụ án liên quan đến trẻ em liên tục
tiếp diễn và tăng cao.
Căn cứ theo Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017, người cố ý gây thương tích hoặc gây

tổn hại sức khoẻ cho người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng đối
với người dưới 16 tuổi thì sẽ bị phạt cải tạo khơng giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03
58
năm.
Vào ngày 26/11/2017, báo Tuổi trẻ đã đăng tải video: “Kinh hoàng bảo mẫu đày đoạ trẻ mầm non tại
trường tư thục”, dư luận xã hội bàng hoàng trước hành vi hành hạ nhiều trẻ nhỏ một cách dã man ở
trường mầm non Mầm Xanh (TP.HCM), bị cáo Phạm Thị Mỹ Linh, chủ cơ sở đã bị phạt 03 năm tù giam vì
tội hành hạ người khác, hai bị cáo còn lại được hưởng án treo. Ngày 22/5/2018 báo Người lao động đã
đăng tải video: “Bạo hành trẻ em ở Đà Nẵng”, bị cáo Đinh Thị Hồng chủ cơ sở bị phạt 02 năm tù giam
cũng vì tội hành hạ người khác.
Và còn rất nhiều vụ án bạo hành trẻ em khác ở các cơ sở giáo dục mầm non đã được đưa ra xét xử trong
những năm gần đây. Tuy nhiên, trong nhiều vụ án, chủ và nhân viên các cơ sở giáo dục mầm non chỉ bị
xử phạt hành chính và cơ sở giáo dục mầm non bị đình chỉ hoạt động. Tuy nhiên, vẫn cịn rất nhiều vụ
hành hạ trẻ em chưa được phanh phui và còn nhiều trẻ em bị bạo hành tại các cơ sở mầm non chưa
được đem ra xét xử. Các vụ án trên đã tạo nên một làn sóng dư luận phản đối dữ dội xoay quanh vấn đề
chế tài xử phạt chưa đủ sức răn đe của Bộ luật Hình sự hiện hành. Trước tình trạng này, rất nhiều phụ
huynh đều mang tâm lý lo lắng khi gửi con em mình đến các cơ sở giáo dục mầm non.

57
58

Xem Điều 140 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.
Xem điểm e khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.

203


3. MỘT SỐ KIỆN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẠO HÀNH TRẺ EM Ở
CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON
3.1 Kiến nghị hoàn thiện một số nội dung của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017

về vấn nạn bạo hành trẻ em tại các cơ sở giáo dục mầm non
Điều 140 Bộ luật Hình sự 2015 người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nếu khơng
thuộc các trường hợp quy định tại điều 185 của bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03
năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Mặc dù có tình tiết tăng nặng phạm tội đối với người dưới 16
59
tuổi thì bị phạt tù từ 01 đến 03 năm .
Điều 185 Bộ luật này quy định tội ngược đãi hành hạ ông bà, cha me, vợ chồng, con, cháu hoặc người có
cơng ni dưỡng mình lại có hình phạt cao hơn, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ
06 tháng đến 03 năm. Tình tiết tăng nặng là phạm tội đối với người dưới 16 tuổi thì bị phạt tù từ 02 năm
60
đến 05 năm .
Như vậy khung hình phạt ở Điều 185 nặng hơn điều 140. Trong khi đó, tình trạng bao hành trẻ em nói
chung và bạo hành trẻ em ở các cơ sở mầm non nói riêng ngày càng gia tăng trong xã hội. trẻ mầm non
là nhóm trẻ có độ tuổi rất nhỏ, năng lực nhận thức còn rất hạn chế, khả năng tự vệ gần như khơng có,
khả năng ngơn ngữ cịn hạn chế dẫn đến việc tự bảo vệ mình bằng cách thơng tin đến với gia đình rất
khó.
Thêm vào đó Điều 21 Luật Dân sự 2005 về Người khơng có năng lực hành vi dân sự:”Người chưa đủ sáu
tuổi khơng có năng lực hành vi dân sự. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi phải do người đại
61
diện theo pháp luật xác lập, thực hiện” .
Ngoài ra Điều 37 Hiến pháp năm 2013 khẳng định:”Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc,
62
lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em” .
Và Điều 27 Nghị định 144/2013/NĐ-CP xử lý vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ,
chăm sóc trẻ em quy định phạt tiền từ 5-10 triệu đồng đối với các hành vi xâm phạm thân thể, gây tổn hại
về sức khỏe đối với trẻ em. Mức phạt này cũng được áp dụng đối với hành vi dùng các biện pháp để dạy
trẻ em làm trẻ em tổn thương, đau đớn về thể xác, tinh thần. Ngoài bị phạt tiền từ 5-10 triệu đồng, người
63
có các hành vi nêu trên cịn phải chịu mọi chi phí khám, chữa bệnh cho trẻ em .
Từ những dẫn chứng trên cho thấy trẻ em mầm non là đối tượng đặc biệt nên cần có tội dành riêng cho

việc người chăm sóc ni dạy trẻ ở các cơ sở giáo dục mầm non có hành vi bạo hạnh trẻ, với mức hình
phạt cao nhất là phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

3.2 Các kiến nghị hoàn thiện pháp luật khác đối với vấn nạn bạo hành trẻ em tại các cơ
sở giáo dục mầm non
Để giảm vấn nạn bạo hành trẻ em ở các cơ sở giáo dục mầm non thì Nhà nước, cụ thể là Bộ Lao Động,
Thương bình và Xã hội cùng với 17 cơ quan, tổ chức bảo vệ trẻ em cần xây dựng một hệ thống pháp luật
hoàn thiện, đồng bộ, ổn định, thực tiễn và toàn diện. Cụ thể, bài báo khoa học xin được đưa ra một số
kiến nghị khác sau đây:
Thứ nhất, quản lý chặt chẽ công tác cấp phép hoạt động, tăng cường thanh tra, kiểm tra đột xuất đối với
các cơ sở giáo dục mầm non. Ở Việt Nam hiện nay công tác cấp phép hoạt động còn nhiều lỏng lẻo đặc
biệt là đối với các cơ sở giáo dục mầm non tư thục. Kèm với đó là cơng tác thanh tra, kiểm tra chưa thực
sự hiệu quả dẫn đến nhiều kẽ hở trong khâu quản lý, giám sát đối với các cơ sở giáo dục mầm non.

59

Xem Điều 140 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.
Xem Điều 185 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.
61
Xem Điều 21 Luật Dân sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.
62
Xem Điều 37 Hiến pháp 2013.
63
Xem Điều 27 Nghị định 144/2013/NĐ-CP.
60

204


Thứ hai, nâng cao các chỉ tiêu tuyển dụng và giám sát chặt chẽ công tác tuyển dụng tại các cơ sở giáo

dục mầm non. Ở những cơ sở giáo dục mầm non, đặc biệt là các cơ sở tư thục, việc tuyển dụng giáo
viên rất lỏng lẻo, không nghiêm túc về bằng cấp, chuyên môn nghiệp vụ. Hiện nay, công tác tuyển dụng
tại các cơ sở mầm non chỉ dừng lại ở việc kiểm tra còn việc thực hiện giám sát tuyển dụng chưa thực sự
hiệu quả. Việc này dẫn đến chất lượng đội ngũ giáo viên và nhân viên của các cơ sở chưa đảm bảo, đây
là một trong những nguyên nhân dẫn đến bạo hành trẻ em tại cấp giáo dục này.
Thứ ba, phối hợp và tăng cường công tác quản lý giữa phụ huynh, cơ sở giáo dục mầm non và các cơ
quan Nhà nước liên quan. Phụ huynh cần có quyền tìm hiểu về việc cơ sở đã được cấp phép hoạt động
hay chưa, có quyền được kiểm tra chất lượng giảng dạy cũng như chất lượng về cơ sở vật chất tại cơ sở
giáo dục. Điều này cần được quy định rõ ràng thành một khoản nằm tại Điều 95 Luật Giáo dục 2005. Việc
này góp phần giảm tải áp lực và gánh nặng cho các cơ quan chức năng trong công tác thanh tra, kiểm tra
các cơ sở giáo dục mầm non.
Cuối cùng, công tác truyền thông, tuyên truyền, giáo dục về Luật Trẻ em cần được chú trọng hơn và đổi
mới phương thức thực hiện để đảm bảo Luật Trẻ em được đi vào đời sống thực tiễn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
[1]

Luật Hiến pháp 2013;

[2]

Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017;

[3]

Luật Giáo dục 2005;

[4]

Luật Dân sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017;


[5]

Nghị định 144/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và
bảo vệ, chăm sóc trẻ em;

[6]

Tạp chí khoa học, Trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Nguyên nhân bạo hành trẻ
em

thục
tại
khu
cơng
nghiệp

vùng
phụ
cận Thành phố Hồ Chí Minh;

[7]

Tọa đàm “Bạo hành trẻ em – Vì đâu nên nỗi !”, nhóm phóng viên BAN TP.HCM, Báo Tiền Phong,
ngày 01/12/2017.

205




×