Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Pháp luật điều chỉnh hiệu lực của thỏa thuận trọng tài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.31 KB, 4 trang )

PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HIỆU LỰC CỦA THỎA THUẬN TRỌNG TÀI
Lê Nhật Mai Thảo
Sinh viên Lớp 15DLK12, Khoa Luật, trường Đại học Cơng nghệ TP. Hồ Chí Minh

TĨM TẮT
Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh thương mại ngày càng đa dạng và phát
triển. Do đó, việc phát sinh tranh chấp thương mại là điều không thể tránh khỏi. Thế nên, giải quyết tranh
chấp đang là vấn đề nóng bỏng hiện nay. Các chủ thể trong kinh doanh có quyền lựa chọn cách giải
quyết tranh chấp phát sinh thông qua các phương thức như: Thương lượng, hòa giải, trọng tài, Tòa
án,…Và trọng tài với những ưu điểm nổi bật nên đang đần trở thành mối quan tâm của các thương gia và
dần khẳng định vị trí của mình. Tuy nhiên, khác với các phương thức giải quyết tranh chấp khác, tranh
chấp của các bên được đưa ra trọng tài giải quyết chỉ khi tồn tại một thỏa thuận trọng tài. Vì vậy, để tạo
khung pháp lý vững chắc bên cạnh số lượng và tính phức tạp của tranh chấp thương mại ngày càng gia
tăng. Bên cạnh đó để mọi chủ thể trong kinh doanh phải nhận thức đúng về tầm quan trọng của thỏa
thuận trọng tài, để xác lập thỏa thuận trọng tài có hiệu lực, thực sự thể hiện được ý chí của các bên tạo
cơ sở cho việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài được tiến hành một cách thuận lợi.
Từ khóa: Thoả thuận trọng tài, Trọng tài thương mại, pháp luật trọng tài, hiệu lực của thoả thuận trọng tài

1. KHÁI QUÁT VỀ THỎA THUẬN TRỌNG TÀI
1.1 Khái niệm thỏa thuận trọng tài
Thỏa thuận trọng tài có vai trị quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại. Bởi
nếu khơng có thỏa thuận giữa các bên tranh chấp thì trọng tài sẽ khơng có thẩm quyền giải quyết vụ việc.
Vì vậy, thỏa thuận trọng tài được định nghĩa một cách chi tiết và rõ ràng thông qua các đạo luật sau:
Luật Trọng tài thương mại năm 2010 (sau đây gọi tắt là LTTTM 2010) đưa ra định nghĩa: “Thoả thuận
trọng tài là thoả thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng Trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã
phát sinh”. Trước đây, Khoản 2 Điều 2 Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003 (sau đây gọi tắt là Pháp lệnh
Trọng tài) đã đưa ra định nghĩa về thỏa thuận trọng tài như sau: “Thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận giữa
các bên cam kết giải quyết bằng trọng tài các vụ tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh trong hoạt
động thương mại”. Như vậy, đối tượng tranh chấp được đưa ra trọng tài giải quyết được xem là vấn đề
gây nhiều tranh cãi đã không được đề cập trong định nghĩa về thỏa thuận trọng tài của Luật mới mà được
quy định tại một điều khoản riêng biệt (Điều 2 LTTTM 2010). Việc quy định như vậy đã giúp cho những


đối tượng tranh chấp mà trọng tài có thẩm quyền giải quyết trở nên rõ ràng hơn nhiều so với cách quy
định chung chung “các vụ tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh trong hoạt động thương mại”
trong Pháp lệnh đồng thời cũng làm cho định nghĩa thỏa thuận trọng tài đơn giản, rõ ràng hơn tránh việc
gây nên nhiều cách hiểu khác nhau.
Luật Mẫu về Trọng tài thương mại quốc tế của Ủy ban luật thương mại quốc tế của Liên hiệp quốc (sau
đây gọi tắt là Luật Mẫu UNCITRAL) đưa ra định nghĩa về thỏa thuận trọng tài như sau: “Thỏa thuận trọng
tài là thoả thuận mà các bên đưa ra trọng tài mọi hoặc các tranh chấp nhất định phát sinh hoặc có thể
phát sinh giữa các bên về quan hệ pháp lý xác định, dù là quan hệ hợp đồng hay không phải là quan hệ
hợp đồng. Thoả thuận trọng tài có thể dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình
thức thoả thuận riêng”.
Cơng ước New York 1958 về công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngồi (sau đây gọi tắt
là Cơng ước New York) cũng đã định nghĩa về thỏa thuận trọng tài như sau: “là thỏa thuận bằng văn bản
240


theo đó các bên cam kết đưa ra trọng tài xét xử mọi tranh chấp đã hoặc có thể phát sinh giữa các bên từ
một quan hệ pháp lý xác định, dù là quan hệ hợp đồng hay không, liên quan đến một đối tượng có khả
năng giải quyết được bằng trọng tài”.
Như vậy có thể thấy quy định của pháp luật nước ta về thỏa thuận trọng tài khá tương đồng với các văn
bản pháp luật quốc tế. Thỏa thuận trọng tài có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi chỉ khi tồn tại thỏa thuận
thì trọng tài mới có thẩm quyền giải quyết và thỏa thuận đó cũng đồng thời loại trừ thẩm quyền của Tịa
án. Chính vì vậy nên không phải thỏa thuận nào giữa các bên về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đều
làm phát sinh thẩm quyền giải quyết của trọng tài. Để trở thành một thỏa thuận hồn chỉnh, thỏa thuận đó
phải thể hiện đúng ý chí của các bên, theo đúng hình thức do pháp luật quy định, đối tượng tranh chấp
phải thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài…

1.2 Hiệu lực của thỏa thuận trọng tài theo quy định của pháp luật hiện hành
Căn cứ theo Luật Trọng tài thương mại 2010 ta có thể thấy hiệu lực của thỏa thuận trọng tài được quy
định cụ thể trong từng trường hợp như sau:
- Hiệu lực của thỏa thuận trọng tài độc lập với hiệu lực của hợp đồng chính:

Tại Điều 19 LTTTM 2010 quy định về tính độc lập của thỏa thuận trọng tài: “ Thỏa thuận trọng tài hoàn
toàn độc lập với hợp đồng. Việc thay đổi, gia hạn, hủy bỏ hợp đồng, hợp đồng vô hiệu hoặc không thể
thực hiện được không làm mất hiệu lực của thỏa thuận trọng tài”. Việc quy định thỏa thuận trọng tài hoàn
toàn độc lập với hợp đồng bởi đây là hai loại thỏa thuận có đối tượng pháp lý hồn tồn khác nhau, điều
khoản trọng tài xác định thủ tục tố tụng sẽ được áp dụng trong trường hợp có tranh chấp phát sinh giữa
các bên, cịn hợp đồng chính quy định quyền và nghĩa vụ của các bên. Nói cách khác, việc vơ hiệu của
hợp đồng chính khơng ảnh hưởng đến tiến trình tố tụng bằng trọng tài. Vì vậy, việc xác định điều khoản
trọng tài độc lập với hợp đồng chính có ý nghĩa quan trọng, bởi đây là cơ sở duy nhất để thành lập Hội
đồng trọng tài thể hiện đúng ý chí của các bên về việc lựa chọn trọng tài giải quyết vụ tranh chấp.
Hiệu lực của thỏa thuận trọng tài đối với các chủ thể có liên quan:
Thứ nhất, hiệu lực của thỏa thuận trọng tài đối với cơ quan trọng tài có thẩm quyền giải quyết các tranh
chấp: Điều 43 LTTTM 2010 đã thể hiện nguyên tắc thẩm quyền của thẩm quyền cho phép hội đồng trọng
tài thực hiện thẩm quyền của mình ngay cả đối với sự tồn tại hoặc hiệu lực của thỏa thuận trọng tài. Mục
đích của nguyên tắc này chính là đảm bảo các tranh chấp đều được xem xét và giải quyết. Theo đó, thẩm
quyền của hội đồng trọng tài vẫn giữ nguyên mặc dù hợp đồng vô hiệu. Trong trường hợp hội đồng trọng
tài cho rằng hợp đồng mà trong đó có thỏa thuận trọng tài là khơng tồn tại hoặc vơ hiệu thì thỏa thuận
trọng tài vẫn tồn tại và có hiệu lực. Vì vậy hội đồng trọng tài vẫn có thẩm quyền quyết định về nghĩa vụ
tương ứng của các bên và giải quyết khiếu kiện theo yêu cầu của họ, mặc dù hợp đồng có thể không tồn
tại hoặc vô hiệu.
Thứ hai, hiệu lực của thỏa thuận trọng tài đối với Tòa án: Điều 6 LTTTM 2010 đã quy định về việc Tòa án
từ chối thụ lý trong trường hợp có thỏa thuận trọng tài: “ Trong trường hợp các bên tranh chấp đã có thỏa
thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Tòa án thì Tịa án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thỏa thuận
trọng tài vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài không thể thỏa thuận được”. Quy định này thể hiện rõ ràng thái
độ của nhà nước đối với thỏa thuận trọng tài và là một đảm bảo mạnh mẽ từ phía nhà nước để thỏa
thuận trọng tài được các bên tơn trọng. Việc Tịa án khơng được thụ lý vụ kiện tranh chấp khi các bên đã
có thỏa thuận trọng tài là để khẳng định thẩm quyền của trọng tài, trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài vô
hiệu hoặc không thể thực hiện được.
Hiệu lực của thỏa thuận trọng tài khi có sự thay đổi của một bên:
Sau khi thỏa thuận trọng tài được xác lập, có thể có sự thay đổi của một bên, trong trường hợp này thỏa
thuận trọng tài vẫn có hiệu lực. Tại Điều 5 LTTTM 2010 quy định cụ thể như sau:


241


+ Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là cá nhân chết hoặc mất năng lực hành vi, thỏa
thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế hoặc người đại diện theo pháp luật của người
đó, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
+ Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị phá sản,
giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức, thỏa thuận trọng tài vẫn
có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó, trừ trường hợp các bên có
thỏa thuận khác.

2. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT GĨP PHẦN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HIỆU LỰC CỦA
THỎA THUẬN TRỌNG TÀI
Sự ra đời của Luật Trọng tài thương mại 2010 góp phần tạo niềm tin cho các cá nhân, tổ chức đối với
trọng tài, là cơ sở pháp lý vững chắc giúp cho cá nhân, tổ chức tự tin hơn khi lựa chọn trọng tài là
phương thức giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, về vấn đề hiệu lực của thoả thuận trọng tài có những
vướng mắc phát sinh từ thực tiễn áp nhưng dường như LTTTM 2010 vẫn chưa đề cập đến hoặc vẫn
chưa giải quyết triệt để. Do đó, tác giả xin nêu một vài điểm cịn bất cập đồng thời cũng xin đưa ra những
kiến nghị để hoàn thiện.
Thứ nhất, về trường hợp thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được, LTTTM 2010 đã bổ sung trường
hợp này. Tại Điều 6 LTTTM 2010 quy định khi thỏa thuận trọng tài khơng thể thực hiện được thì Tịa án
có thẩm quyền giải quyết. Những thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được thường gặp là: thỏa
thuận về cơ quan giải quyết tranh chấp không rõ ràng (“có thể giải quyết bằng Tịa án hoặc trọng tài”);
hoặc thỏa thuận chỉ nêu chung chung là tranh chấp sẽ do trọng tài giải quyết mà không thỏa thuận rõ về
hình thức trọng tài vụ việc hay trọng tài thường trực, không nêu rõ tên trung tâm trọng tài; hoặc thỏa
thuận chọn trung tâm trọng tài này nhưng lại chọn quy tắc tố tụng của một trung tâm khác; hoặc thỏa
thuận rõ trung tâm trọng tài giải quyết nhưng lại thỏa thuận thêm điều khoản bổ sung là phán quyết đó có
thể bị đưa ra trung tâm trọng tài khác để xét xử lại một lần nữa… Có thể thấy những trường hợp thỏa
thuận trọng tài không thể thực hiện được đa số xuất phát từ nguyên nhân các bên xác lập thỏa thuận

trọng tài chưa có nhận thức đúng đắn về trọng tài- một phương thức giải quyết tranh chấp, việc mơ hồ về
bản chất của hình thức giải quyết tranh chấp này đã vơ tình làm cho trọng tài khơng có thẩm quyền giải
quyết tranh chấp. Về cơ bản những thỏa thuận này hồn tồn có thể khắc phục được. Trong những
trường hợp này thiết nghĩ pháp luật nên có cơ chế hỗ trợ để các bên sửa chữa sai sót. Có một ý kiến đưa
ra là nên quy định như sau: “Nếu vụ tranh chấp đã có thỏa thuận trọng tài, mà một bên khởi kiện tại Tịa
án thì Tịa án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu. Trường hợp thỏa thuận
trọng tài không thực hiện được hoặc không thể thực hiện được thì Tịa án nhận đơn và thơng báo cho
các bên biết để bàn bạc xác lập thỏa thuận trọng tài mới và nộp cho Tòa án trong thời hạn 15 ngày, kể từ
ngày nhận được thông báo; hết thời hạn này mà khơng có thỏa thuận mới thì Tịa án thụ lý vụ án giải
quyết” . Với việc quy định như trên đã tạo điều kiện cho các bên thể hiện đúng ý chí của mình. Khi thỏa
thuận trọng tài không thể thực hiện được, nếu vẫn muốn trọng tài giải quyết tranh chấp thì các bên hồn
tồn có quyền xác lập một thỏa thuận khác.
Thứ hai, cần có chế tài phạt khi một bên khơng thực hiện đúng thỏa thuận trọng tài đã xác lập. Thỏa
thuận trọng tài được xác lập dựa trên sự tự nguyện giữa các bên. Các bên hoàn toàn được tự do lựa
chọn trước khi đưa ra quyết định. Do vậy, mỗi bên cần phải tơn trọng quyết định của chính mình thể hiện
ở việc thực hiện nghiêm chỉnh thỏa thuận trọng tài. Khơng có lý do gì để một bên từ chối thực hiện. Pháp
luật nên quy định chế tài phạt dành cho bên không thực hiện theo đúng thỏa thuận trọng tài để răn đe,
tránh tình trạng khơng thực hiện ý chí đã xác lập. Về bản chất thỏa thuận trọng tài cũng được xem như
một hợp đồng. Khi vi phạm nghĩa vụ đã thỏa thuận trong thỏa thuận trọng tài, cũng giống như hợp đồng,
thiết nghĩ nên có chế tài phạt. Có ý kiến cho rằng nếu một bên khơng thực hiện nghĩa vụ thỏa thuận trọng
tài thì thỏa thuận trọng tài coi như vơ hiệu và Tịa án có thẩm quyền thụ lý vụ kiện, kể cả trong trường hợp
bên kia vẫn muốn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Ý kiến này hồn tồn khơng hợp lý. Như thế việc
xác lập thỏa thuận trọng tài đã không cịn ý nghĩa khi hiệu lực của nó lại bị mất một cách dễ dàng như
vậy.
242


Thứ ba, về thời điểm có hiệu lực của thỏa thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài tồn tại dưới hai dạng đó là:
điều khoản trọng tài nằm trong hợp đồng và thỏa thuận trọng tài riêng biệt. Khi là điều khoản trọng tài
nằm trong hợp đồng thì thời điểm có hiệu lực của thỏa thuận trọng tài cũng đồng thời là thời điểm có hiệu

lực của hợp đồng. Nhưng khi là một thỏa thuận trọng tài riêng biệt thì thời điểm có hiệu lực của thỏa
thuận trọng tài được xác định như thế nào? Cả Pháp lệnh 2003 và Luật đều không đề cập đến vấn đề
này. Thời điểm có hiệu lực của thỏa thuận trọng tài có vai trị quan trọng bởi đó là thời điểm các bên chịu
sự ràng buộc và phải thực hiện nghĩa vụ phát sinh từ thỏa thuận trọng tài. BLDS 2015 có quy định rất rõ
ràng về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự. Điều 401 BLDS 2005 quy định: “Hợp đồng được giao
kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật liên
quan có quy định khác”. Theo đó, Điều 400 BLDS 2015 quy định về thời điểm giao kết hợp đồng dân sự
như sau:
+ Hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhận giao kết.
+ Trường hợp các bên có thỏa thuận im lặng là lời chấp nhận giao kết hợp đồng trong một thời hạn
thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm cuối cùng của thời hạn đó.
+ Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp
đồng.
+ Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hay hình
thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản.”
Như vậy, về thời điểm có hiệu lực của thỏa thuận trọng tài riêng biệt có được áp dụng các quy định nêu
trên của BLDS 2015 không? Thiết nghĩ, vấn đề này nên được làm rõ trong Nghị định hướng dẫn thi hành
LTTTM.
Thứ tư, về luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài. Như đã phân tích ở phần trên, thỏa thuận trọng tài hoàn
toàn độc lập so với hợp đồng nên luật áp dụng đối với thỏa thuận trọng tài và luật áp dụng đối với hợp
đồng là độc lập với nhau. Khi thỏa thuận trọng tài là một điều khoản trong hợp đồng thì thơng thường luật
áp dụng cho hợp đồng cũng chính là luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài. Nhưng khi thỏa thuận trọng tài
ở dạng một thỏa thuận riêng biệt thì vấn đề trở nên phức tạp hơn nhiều nhất là đối với các hợp đồng
thương mại quốc tế. Các bên khi xác lập thỏa thuận trọng tài nên thỏa thuận rõ về vấn đề này để tránh
những rắc rối có thể phát sinh sau này. Pháp luật không quy định rõ về vấn đề này tuy nhiên sự thỏa
thuận này hoàn toàn hợp lý. Do đó, pháp luật cần quy định rõ về vấn đề luật áp dụng cho thỏa thuận trọng
tài, theo đó tạo cơ sở pháp lý cho phép các bên tự do lựa chọn luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]


Luật Trọng tài thương mại 2010.

[2]

Tài liệu học tập Luật Trọng tài thương mại của Hutech.

[3]

Luật Trọng tài của Cộng Hòa Liên Bang Đức, Luật Trọng tài thương mại quốc tế của Cộng Hòa
Liên Bang Nga, Luật Trọng tài Thái Lan, Luật Trọng tài Anh,..(Trích “ Giới thiệu tóm tắt Luật Trong
tài của một số nước trên Thế giới” của Hội Luật gia Việt Nam).

[4]

Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003.

[5]

Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh – Giáo trình Tư pháp quốc tế (Phần 2) - NXB Phương
Đơng, Hồ Chí Minh.

243



×