Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Quản lý nhà nước đối với vấn đề mại dâm theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.42 KB, 7 trang )

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ MẠI DÂM THEO QUY ĐỊNH
CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY
Bùi Võ Thảo Vy, Nguyễn Thị Phƣơng Thu, Lê Thị Minh Mẫn
Viện Công nghệ Việt – Nhật, trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH)

TĨM TẮT
Mại dâm ở Việt Nam là vấn đề ln nóng trong mọi thời đại. Là một trong những quốc gia chủ nghĩa xã
hội cấm mại dâm. Tuy nhiên, ở Việt nam hiện nay tình trạng mại dâm vẫn diễn ra tràn lan, biến tướng,
điển hình như mại dâm nam, mại dâm đồng tính... và các hình thức mại dâm trá hình ngày càng gia tăng.
Phải chăng hình thức quản lý, cơng tác phịng chống mại dâm hiện nay có điều gì bất cập hay vì lý do
khách quan ở con người. Thế nên việc liên tục tiến hành xây dựng, nâng cao, đổi mới về cơng tác quản lý
cũng như phịng, chống mại dâm là điều rất cần thiết cho xã hội, kinh tế nước nhà. Trong bài viết này, tác
giả phân tích: Tình hình mại dâm ở Việt Nam hiện nay; Thực trạng áp dụng pháp luật đối với việc quản lý
vấn nạn mại dâm.
Từ khóa: Áp dụng, bất cập, mại dâm, quản lý, thực trạng pháp luật.

1. TÌNH HÌNH MẠI DÂM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Tháng 12/2016, cả nước có 84.614 cơ sở kinh doanh dịch vụ có điều kiện dễ bị lợi dụng để hoạt động
[13]
mại dâm, tăng 11.614 cơ sở so với năm 2011 . Theo Bộ LĐTB&XH, năm 2017, Nhà nước đã hỗ trợ cho
5.032 lượt người bán dâm gồm hỗ trợ về y tế, chăm sóc sức khỏe, cung cấp các dịch vụ về phòng, chống
lây nhiễm HIV, tư vấn trợ giúp pháp lý, hỗ trợ giáo dục dạy nghề, tạo việc làm, vay vốn sản xuất kinh
doanh.Theo thống kê của các tỉnh/thành phố, hiện có 36 địa phương đã triển khai xây dựng thí điểm và
duy trì mơ hình phịng, chống mại dâm đã triển khai từ các năm trước, trong đó có khoảng 777 người bán
dâm và 2.535 người có nguy cơ cao được hưởng lợi từ mơ hình. Năm 2018, theo thống kê của Tổ chức
Lao động quốc tế (ILO), Việt Nam có khoảng 100.000 người bán dâm, trong đó, người bán dâm là nữ
hiện khoảng 75.000 người. Các hình thức hoạt động mại dâm chủ yếu gồm: Gái gọi, du lịch tình dục, mại
[14]
dâm nam, mại dâm đồng tính …
Tại Hà Nội, năm 2012 đã xác định được 264 cơ sở liên quan đến hoạt động mại dâm, cơ quan chức năng
đã lập hồ sơ quản lý 172 đối tượng có biểu hiện chứa, mơi giới mại dâm. Trong năm 2015, đã triệt xóa


được 2 tụ điểm mua dâm công cộng ở khu vực phường Vạn Phúc (Hà Đơng) và trước cửa Cung văn hóa
Việt - Xơ. Cùng với đó, đã phát hiện, đấu tranh triệt phá 234 ổ mại dâm, bắt 1.109 đối tượng. Xử lý hình
sự 185 vụ, 208 đối tượng. Cụ thể, theo thống kê chưa đầy đủ, tồn TP có khoảng 2.000 gái bán dâm,
hoạt động mại dâm tại các địa bàn cơng cộng; có khoảng 10.347 cơ sở kinh doanh dịch vụ có điều kiện,
nhạy cảm về an ninh trật tự. Theo các lực lượng Công an TP Hà Nội đã phối hợp với các cơ quan chức
năng tổ chức kiểm tra hành chính 36.094 lượt cơ sở kinh doanh có điều kiện nhảy cảm về an ninh trật tự.
Qua đó, đã xử lý 1.596 lượt cơ sở vi phạm, truy tố 54 vụ, 86 đối tượng, xử phạt vi phạm hành chính 1.572
trường hợp với số tiền hơn 5 tỷ đồng, thu hồi 38 giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự, đình chỉ
[15]
có hiệu lực 31 cơ sở .
Tại TP.Hồ Chí Minh, theo thống kê năm 2012 địa bàn thành phố có gần 25.000 cơ sở kinh doanh dịch vụ
nhạy cảm. Trong đó, trong đó có 90 vũ trường, hơn 3.000 khách sạn… Từ năm 2002 đến 2012, Công an
thành phố đã phối hợp điều tra, khám phá được hơn 1.200 vụ vi phạm mại dâm, bắt hơn 10.600 đối
[16]
tượng . Theo đó, UBND Tp.Hồ Chí Minh cũng đã đưa ra rất nhiều các biện pháp về phịng, chống mại
dâm. Điển hình như: Năm 2003, UBND thành phố đã đưa ra những quy định cấm đối với cơ sở hành
nghề dịch vụ xoa bóp tại điều 9 của văn bản này (QĐ số 05/2003/QĐ-UBND). Kết hợp với các chỉ thị của
233


chính phủ, UBND thành phố đã ra quyết định phê duyệt cho nhiều quận, huyện quy hoạch một số ngành
nghề thương mại và dịch vụ trong lĩnh vực VH-XH “nhạy cảm” dễ phát sinh tệ nạn xã hội trên địa bàn
TP.Hồ Chí Minh giai đoạn (2004 – 2005). Năm 2015, UBND đã ban hành quy chế tổ chức và hoạt động
của lực lượng kiểm tra liên ngành trong lĩnh vực văn hóa, thơng tin và phịng, chống tệ nạn xã hội Tp.Hồ
Chí Minh (QĐ số 33/2015/QĐ-UBND ngày 6/7/2015 UBND Tp). Tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện
Pháp lệnh phịng chống mại dâm 2003 trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh đã thống kê có gần 30.000 cơ sở
kinh doanh dịch vụ trá hình. Kiểm tra xác suất của lực lượng chức năng phát hiện hơn 53% có mại dâm
trá hình. Trung tá Nguyễn Hữu Nghĩa – Phó trưởng phịng PC45 cơng an Tp.Hồ Chí Minh chỉ ra là đường
Nguyễn Thị Minh Khai, Hai Bà Trưng, Đông Du ( Quận 1) có nhiều quán ăn, cơ sở dịch vụ trá hình;
đường Hồng Sa ( Q1), Nguyễn Chí Thanh ( khu vực giao giữa quận 5 và quận 10)… là nơi tập trung

nhiều mại dâm công cộng. Cũng tại hội nghị này, Bà Nguyễn Thị Huệ - Trưởng phòng can thiệp giảm tác
hại, UB phịng chống AIDS Tp.Hồ Chí Minh cho biết thành phố có gần 60.000 ca nhiễm HIV trong đó có
[17]
13% bệnh nhân nhiễm HIV do mại dâm đường phố . Gần đây nhất và nổi cộm nhất 9/2018: đường dây
mại dâm cao cấp của một số hoa hậu, người mẫu nổi tiếng với giá 8.000 đến 25.000USD/đêm của tú bà
Kiều Đại Dũ. Đầu năm 2019, đã triệt phá được một số cơ sở kinh doanh núp bóng xơng hơi, massage ở
địa bàn thành phố như: cơ sở “Spa Soi 9” tại đường Đinh Tiên Hoàng, phường Đa Kao, quận 1, đây là ổ
mại dâm đồng tính nam có sử dụng một số thiết bị tăng cảm giác như lồng sắt, dây xích sắt; cơ sở
massage Lily ở quận 7, nơi đây chuyên phục vụ khách tây với giá tầm 1.200.000 đồng/đêm…
Tuy nhiên, những số liệu thống kế ở trên ta có thể nhận thấy con số vi phạm pháp luạt về mại dâm ngày
càng tăng, bên cạnh đó con số các cơ sở bị phát hiện mua mái mại dâm trá hình chỉ chiếm số ít trong khi
đó cơ sở kinh doanh mại dâm trá hình trên địa bàn cả nước có hàng trăm, hàng ngàn cơ sở hoạt động
đầy tinh vi mặc dù nhà nước đã đưa ra rất nhiều biện pháp phòng chống mại dâm nhưng vẫn không thể
quản lý hiệu quả.

2. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI VIỆC QUẢN LÝ VẤN NẠN MẠI DÂM
2.1 Những kết quả đạt đƣợc khi áp dụng pháp luật để quản lý tệ nạn mại dâm
Tại Việt Nam, mại dâm được xem là một trong số các tệ nạn xã hội bởi vì mại dâm là hoạt động dùng các
dịch vụ tình dục ngồi hơn nhân giữa người mua dâm và người bán dâm để trao đổi lấy tiền bạc, vật chất
hay một số quyền lợi và ưu đãi nào đó, chính hành vi này đã đi sai lệch với chuẩn mực đạo đức, xã
hội,...Ngoài ra, mại dâm còn kéo theo các loại tội phạm khác như tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy,
tội phạm xâm hại trẻ em, hiếp dâm, cưỡng dâm người chưa thành niên, đặc biệt là tội phạm mua bán
người,... Vì vậy, hệ thống Pháp luật Việt Nam đã có những văn bản pháp lý về việc phòng chống tệ nạn
xã hội.
Văn bản quy phạm Pháp luật của Việt Nam điều chỉnh hoạt động phòng, chống mại dâm hiện nay là Pháp
lệnh phòng chống mại dâm 10/2003/PL-UBTVQH, ngày 14/3/2003. Pháp lệnh được ban hành với mục
tiêu cơ bản là “ngăn chặn và chống mại dâm”. Tháng 10/2004, Chính phủ ban hành Nghị định số
178/2004/NĐ-CP, ngày 15/10/2004 quy định chi tiết thi hành một số điều trong Pháp lệnh phòng chống
mại dâm. Các hoạt động hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh được thực hiện đa dạng dưới nhiều hình thức
như: Các hội nghị triển khai hoặc tập huấn hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh, phổ biến tài liệu tuyên truyền

về Pháp lệnh,... Bên cạnh đó giáo dục nâng cao nhận thức về trách nhiệm, huy động sự tham gia phòng,
chống mại dâm kết hợp với phòng, chống ma tuý được triển khai đến tận cơ sở, tất cả các đối tượng đích
(nhà hàng, khách sạn, khu du lịch,…), các tổ dân phố và người dân để giúp tất cả các bên liên quan hiểu
rõ, và tham gia thực hiện Pháp lệnh. Để điều chỉnh về hoạt động phòng, chống mại dâm ở Việt Nam,
hàng loạt các văn bản, chính sách ở cấp trung ương và địa phương được ban hành trong nhiều năm liền
nhằm hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh. Tại Thông tư số 04/2009/TT-BVH-TTDL, ngày 16/12/2009 đã quy
định cụ thể hơn về những điều kiện kinh doanh, phạm vi kinh doanh vũ trường, karaoke. Thông tư số
05/2006/TT BLĐ-TBXH, ngày 22/6/2006 đã hướng dẫn thành lập và tổ chức hoạt động phòng, chống tệ
nạn mại dâm, cụ thể là cơ cấu, nhiệm vụ, quyền hạn, nguyên tắc của đội Kiểm tra Liên ngành 178. Theo
chỉ thị số 17/2005/CT- TTg, ngày 25/5/2005 về việc chấn chỉnh các hoạt động tiêu cực trong quán bar,
nhà hàng, karaoke, vũ trường. Theo đó, các hoạt động như chỉ đạo cơ quan báo chí phát hiện, cơng bố
234


công khai các hành vi vi phạm pháp luật, chủ động rà soát các chủ điểm kinh doanh, xây dựng huy hoạch
các điểm dịch vụ quán bar, karaoke… Ngoài ra, trong số các văn bản hướng dẫn quan trọng phải kể đến
là các chương trình hành động của từng giai đoạn như: Quyết định số 361/QĐ-TTg, ngày 07/3/2016 đã
phê duyệt Chương trình hành động phịng, chống mại dâm giai đoạn 2016-2020. Các chương trình hành
động này giúp định hướng mục tiêu, giải pháp và các hoạt động cụ thể trong lĩnh vực phịng chống mại
dâm cũng như phân cơng thực hiện cho các ban ngành đoàn thể và phân bổ nguồn kinh phí.
Như vậy, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành như Nghị định 178/2004/NĐ-CP,
Luật xử lý vi phạm hành chính, Luật phịng chống HIV/AIDS…đã góp phần tạo tiền đề vững chắc cho việc
triển khai thực tế hoạt động phòng, chống mại dâm. Sự bố trí nhân sự tham gia phịng, chống mại dâm từ
trung ương đến địa phương: Ban chỉ đạo, cán bộ phụ trách chương trình và tổ cán sự xã hội tình nguyện
đã tạo điều kiện cho việc triển khai, theo dõi, giám sát các hoạt động phòng, chống mại dâm được liên
tục, phù hợp với nhu cầu thực tiễn cũng như các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp.

2.2 Những bất cập trong việc áp dụng pháp luật để quản lý mại dâm
Năm 2003, Pháp lệnh số 10/2003/PL-UBTVQH về mại dâm ra đời đánh dấu một bước tiến quan trọng
trong việc hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật để giải quyết vấn đề mại dâm ở Việt Nam. Tuy nhiên,

sau nhiều năm đi vào thực hiện những chính sách này bắt đầu thể hiện những bất cập, hạn chế. Mặc dù
xác định phòng ngừa là biện pháp trọng tâm nhưng các quy định về biện pháp phòng ngừa, trách nhiệm
tổ chức các hoạt động phòng, ngừa... vẫn mang tính nguyên tắc, chưa cụ thể, chưa quy định các biện
pháp, điều kiện, nguồn lực (thẩm quyền tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề của chủ
tịch UBND cấp tỉnh, cấp huyện; thẩm quyền xử phạt của chi Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội; tiêu chuẩn,
điều kiện các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ lợi dụng hoạt động mại dâm….) dẫn đến việc triển khai ở các
cấp cịn gặp nhiều khó khăn.Bên cạnh đó, một số khái niệm được sử dụng trong các văn bản quy phạm
pháp luật về phòng chống mại dâm chưa được giải thích và xác định phạm vi cụ thể, gây lúng túng, khó
hiểu khi áp dụng pháp luật. Ví dụ các khái niệm về “Các hoạt động tình dục khác” (điểm a khoản 1 Điều
20 Nghị định 178/2004/NĐ-CP); “Kích động tình dục” (Điều 26 Pháp lệnh phịng, chống mại dâm và điều
21 nghị định 178/2004/NĐ-CP); “Lạm dụng tình dục” (Nghị định 150/2005/NĐ-CP); “Khêu gợi tình dục”
(Điểm g khoản 1 Điều 22 Nghị định số 88/CP); “Hành động dâm ô” (Khoản 2 điều 5 Nghị định số
51/2002/NĐ-CP).
Tại Hội thảo về quan điểm, định hướng xây dựng chính sách, pháp luật về mại dâm do bộ Lao động,
Thương binh và Xã hội tổ chức vào ngày 28/3/2018, ơng Cao Văn Thành, Phó cục trưởng Cục phòng,
chống tệ nạn xã hội bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho rằng:Pháp lệnh qui định xử lí hành vi đối
với người mua và bán dâm chỉ bị xử lí phạt tiền hành chính,cảnh cáo, gửi thông báo về cơ quan hoặc địa
phương nơi làm việc cư trú qui định tại (Điều 22: Xử lí đối với người mua dâm) và (Điều 23: Xử lí đối với
người bán dâm). Tuy nhiên, trên thực tế việc này không khả thi do cả người mua và bán dâm sẽ khơng kê
khai chính xác nơi làm việc và nơi cư trú sẽ dẫn đến khó khăn cho các cơ quan quản lí nên biện pháp này
[18]
dường như chưa hiệu quả . Theo như Nghị định của Chính phủ số 178/2004/NĐ-CP qui định chi tiết thi
hành một số điều của Pháp lệnh phòng chống mại dâm, qui định tại Điều 17: Xử lí vi phạm hành chính đối
với người có hành vi bán dâm chỉ bị cảnh cáo và phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng nên mức
phạt này dường như là “phạt để tồn tại”. Điều 20: Xử lí vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân lợi
dụng kinh doanh, dịch vụ để hoạt động mại dâm thì mức phạt cao nhất là 20 triệu đồng với mức phạt này
vẫn chưa thật sự thỏa đáng để có thể làm tăng mức độ răn đe đối với hành vi này. Vì thế, vấn nạn mại
dâm vẫn tiếp diễn và các chủ cơ sở kinh doanh sẽ vì lợi nhuận trước mắt sẵn sàng chấp nhận đóng phạt
để tiếp tục tái phạm. Bên cạnh đó việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với các cơ sở kinh
doanh dịch vụ hiện nay theo Luật Đầu tư 2014 cịn nhiều bất cập: khơng quy định về xác minh nhân thân

và địa chỉ kinh doanh khi cấp giấy phép kinh doanh đã tạo điều kiện cho các đối tượng là chủ cơ sở kinh
doanh dịch vụ bị xử lý vi phạm hành chính về lĩnh vực văn hoá, tệ nạn xã hội dễ dàng sang tên đổi chủ
nhằm né tránh việc đóng phạt và hình thức xử lý tăng nặng khi tái phạm. Theo điều 6 Luật Đầu tư 2014
qui định các ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh có cấm loại hình kinh doanh mại dâm nhưng tại điều 7
Luật Đầu tư 2014 các ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong đó có kinh doanh dịch vụ xoa bóp, kinh
235


doanh dịch vụ karaoke, vũ trường, kinh doanh dịch vụ lưu trú là những loại hình dịch vụ góp phần làm gia
tăng mại dâm trá hình. Thực tế hơn nữa với sự phát triển kinh tế xã hội cũng tạo nên sự phân hoá giàu
nghèo, nhiều người dân (phần lớn là những người có trình độ học vấn thấp, khơng có tay nghề) đổ lên
thành phố tìm việc dẫn đến tình trạng cơng ăn việc làm khó khăn nên họ chấp nhận làm việc tại các cơ sở
kinh doanh dịch vụ có nguy cơ bị lơi kéo, ép buộc vào hoạt động mại dâm đặc biệt là phụ nữ và trẻ
em. Sự cởi mở hơn trong các quan niệm về quan hệ tình dục, lối sống phóng khống và nhiều khi mang
tính hưởng thụ của một bộ phận người trẻ cũng dẫn đến những biến tướng của tệ nạn mại dâm và ngày
càng làm cho tệ nạn này càng phát triển. Mặt khác, việc bùng nổ của công nghệ thông tin dẫn đến việc
kiểm soát, loại trừ các xuất bản phẩm độc hại, website, blog có thơng tin, hình ảnh đồi trụy còn nhiều hạn
chế làm cho việc phòng chống mại dâm gặp nhiều khó khăn. Trao đổi thơng tin dễ dàng cũng dẫn đến
nhiều hoạt động mại dâm biến tướng như các đường dây “gái gọi”, môi giới, chào mời khách qua mạng
internet, tin nhắn đa phương tiện qua điện thoại di động… hiện chưa có giải pháp ngăn chặn, triệt phá.
Ngồi ra, vẫn cịn một số bất cập mà qua một cuộc phỏng vấn của phóng viên báo Năng Lượng Mới trao
đổi với bà Lê Thị Hà Phó cục trưởng Cục phòng chống tệ nạn Bộ Lao Động, Thương Binh và Xã Hội về
việc phòng chống mại dâm như sau: Về phía phóng viên: chúng ta sẽ phịng chống mại dâm thế nào khi
mà hoạt động này vẫn được coi là khó “dẹp” do mối quan hệ “cung - cầu” và cùng với đó là những thủ
đoạn tinh vi diễn ra trong “chốn lầu xanh”? Bà Lê Thị Hà có nói rõ: “đây là câu hỏi mà chúng tôi, những
nhà quản lý cũng rất trăn trở, đặc biệt là trong hồn cảnh nhiều bất cập, khó khăn cịn tồn tại trong công
tác quản lý hiện nay. Chúng tôi đã thống kê 4 vấn đề về bất cập, khó khăn này: Thứ nhất, quan điểm
nhận thức về thực trạng tệ nạn mại dâm và cơng tác đấu tranh phịng, chống mại dâm của một bộ phận
cán bộ, đảng viên các cấp chưa thống nhất.” Thứ hai, nguồn lực dành cho cơng tác phịng, chống mại
dâm cịn hạn chế, đội ngũ cán bộ chuyên trách về lĩnh vực này ở các cấp cơ sở còn thiếu, chủ yếu là

kiêm nhiệm. Ngân sách đầu tư cho cơng tác phịng chống mại dâm chưa tương xứng với nhiệm vụ được
giao, chưa đáp ứng điều kiện tối thiểu để triển khai các nhiệm vụ, giải pháp về phịng, chống mại dâm
trong tình hình mới.Thứ ba, các hoạt động phòng ngừa còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là việc giải
quyết tận gốc nguyên nhân của tình trạng mại dâm là cơng ăn việc làm, thu nhập cho lực lượng lao động
trẻ và công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm, có nguy cơ hoạt động mại
dâm cịn có hạn chế…Thứ tư và là điều quan trọng nhất là hành lang pháp lý gồm các quy định, điều luật
khơng cịn phù hợp với thực tiễn.Cụ thể luật quy định phải bắt quả tang được “trai trên gái dưới” thì mới
coi là hành vi mại dâm trong khi cơng tác này quả thực là rất khó đối với người làm quản lí. Đồng thời,
thiếu các chế tài xử lý hành chính đối với các hành vi bảo kê, khiêu dâm, kích dục v.v… Tất cả những
điều này gây khó khăn cho các cơ quan chức năng trong việc ngăn ngừa, chống nạn mại dâm trong các
[19]
cơ sở dịch vụ.”

2.3 Nguyên nhân của những bất cập trong việc quản lí vấn nạn mại dâm trên cơ sở quy
định của pháp luật
Một là, nhân sự trong triển khai thực hiện Pháp lệnh phòng chống mại dâm còn mỏng và yếu: Từ tỉnh
huyện trở xuống chỉ là các cán bộ chuyên trách nên cũng có sự hạn chế trong triển khai hoạt động. Năng
lực của cán bộ cũng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu cơng việc do ít được tham gia các lớp tập
huấn.Ngoài ra các cán bộ hoạt động phòng, chống mại dâm phải đối mặt với nhiều nguy cơ rủi ro nhưng
về chế độ bảo hộ cũng như đãi ngộ còn thấp nên chưa thu hút cũng như khuyến khích được cán bộ.
Nhân sự mỏng dẫn đến việc thanh tra, kiểm tra cịn để sót, lọt các cơ sở kinh doanh dịch vụ vi phạm.Sự
phối hợp của các bên liên quan, cơ quan chức năng đã có nhưng phần nào cịn yếu và thiếu đồng bộ.
Nhiều chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm, giúp đỡ, tạo việc làm… cho người bán dâm nên
đối tượng lại rời bỏ địa bàn và đi hoạt động mại dâm nơi khác. Nguyên nhân cũng do hạn chế về kinh phí,
trong phối hợp các ban ngành tuy khơng có hiện tượng các ban ngành bỏ trống nhiệm vụ nhưng có địa
phương và có lúc hoạt động cịn mang tính hình thức mà không hiệu quả.
Hai là, sự phát triển kinh tế xã hội cũng tạo nên sự phân hoá giàu nghèo, nhiều người dân (phần lớn là
những người có trình độ học vấn thấp, khơng có tay nghề) đổ lên thành phố tìm việc dẫn đến tình trạng
cơng ăn việc làm khó khăn nên họ chấp nhận làm việc tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ có nguy cơ bị lôi
236



kéo, ép buộc vào hoạt động mại dâm đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Bên cạnh đó là sự xuất hiện tầng lớp
người giàu có, ăn chơi, có lối sống hưởng thụ, buông thả, trụy lạc… khiến cho tệ nạn mại dâm cũng như
các tệ nạn khác phát triển.Sự cởi mở hơn trong các quan niệm về quan hệ tình dục, lối sống phóng
khống và nhiều khi mang tính hưởng thụ của một bộ phận người trẻ cũng dẫn đến những biến tướng
của tệ nạn mại dâm. Lối sống thực dụng, vật chất đã khiến nhiều đối tượng hoạt động bán dâm khơng do
hồn cảnh khó khăn, ép buộc hay thất học, nghèo đói mà vì họ muốn có tiền để thỏa mãn nhu cầu vật
chất, cuộc sống hưởng thụ và đua địi. Ngồi ra yếu tố quan trọng gây trở ngại cho hoạt động phòng
chống mại dâm đặc biệt là những hoạt động can thiệp giảm hại hay hỗ trợ hồn lương, đó là sự kỳ thị, xa
lánh của cộng đồng đối với người bán dâm đã hồn lương vẫn cịn phổ biến.
Ba là, việc bùng nổ của cơng nghệ thơng tin dẫn đến việc kiểm sốt, loại trừ các xuất bản phẩm độc hại,
website, blog có thơng tin, hình ảnh đồi trụy cịn nhiều hạn chế làm cho việc phịng chống mại dâm gặp
nhiều khó khăn. Trao đổi thông tin dễ dàng cũng dẫn đến nhiều hoạt động mại dâm biến tướng như các
đường dây “gái gọi”, môi giới, chào mời khách qua mạng internet, tin nhắn đa phương tiện qua điện thoại
di động… hiện chưa có giải pháp ngăn chặn, triệt phá.Tội phạm bn bán người, mại dâm quốc tế… cũng
phát triển do sự phát triển du lịch. Đây cũng là một yếu tố gây khó khăn cho cơng tác phịng chống mại
dâm.
Ngồi ra lợi nhuận thu được từ tổ chức, chứa chấp và hành nghề mại dâm cao nên các đối tượng ln
tìm mọi cách để qua mặt các cơ quan chức năng và hoạt động mại dâm vẫn phát triển nhưng đi vào tinh
vi hơn với nhiều biến tướng vì vậy cũng gây khó khăn cho cơng tác phịng, chống mại dâm. Cùng với đó
là sự tăng nhanh số lượng các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn xã hội như các cơ sở lưu trú
(khách sạn, nhà nghỉ…), bar-vũ trường, quán karaoke, cơ sở massage… dẫn đến việc quản lý, kiểm tra
giám sát của các ban ngành chức năng cũng gặp nhiều khó khăn.
Cuối cùng, một yếu tố quan trọng gây trở ngại cho hoạt động phòng chống mại dâm đặc biệt là những
hoạt động can thiệp giảm hại hay hỗ trợ hồn lương, đó là sự kỳ thị, xa lánh của cộng đồng đối với người
bán dâm đã hồn lương vẫn cịn phổ biến.

2.4 Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về pháp lý vấn nạn mại dâm
Một là, để giảm thiểu tác hại của hoạt động mại dâm với đời sống xã hội, các cơ quan chức năng cần

triển khai đồng bộ nhiều giải pháp cùng một lúc. Trước hết, các cơ quan xây dựng luật cần bổ sung các
văn bản quy phạm pháp luật, chính sách về phịng, chống mại dâm để lấy ý kiến các chuyên gia, người
dân trước khi ban hành.Các cơ quan chức năng cần có những nghiên cứu sâu về tội phạm mua bán
người, tội phạm tổ chức mua bán dâm… để có giải pháp xử lý. Bên cạnh đó cần phải nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ thực hiện quản lý bằng cách mở các lớp tập huấn, tăng các chế tài xử lí vi phạm
các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động mại dâm nhằm nâng cao mức độ răn đe .
Hai là, Chính phủ cần tăng cường kinh phí của Nhà nước để thực hiện các hoạt động trọng điểm, ưu tiên.
Ngồi ra, cơng tác xã hội hóa, khuyến khích sự tham gia, đóng góp nguồn lực của các doanh nghiệp cho
các hoạt động phòng, chống tệ nạn mại dâm cũng cần thực hiện. Đặc biệt, công tác dạy nghề, tạo việc
làm và hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho người bán dâm nếu có sự hỗ trợ của các doanh nghiệp chắc
chắn sẽ mang lại hiệu quả lớn hơn nhiều.
Ba là, Để tăng cường công tác quản lý về an ninh, trật tự, dự thảo Luật: Theo dõi chặt chẽ nhân khẩu, hộ
khẩu ở địa bàn dân cư thông qua công tác hộ tịch, hộ khẩu; tăng cường kiểm tra nhân khẩu ở địa bàn;
giám sát chặt chẽ sự biến động dân cư trên địa bàn thông qua chế độ đăng ký tạm trú, tạm vắng; giám
sát chặt chẽ các đối tượng có tiền án, tiền sự và các đối tượng có nghi vấn khác trên địa bàn. Đặc biệt ,
quản lí chặt chẽ Luật An ninh mạng, giám sát các hoạt động có liên quan đến hoạt động mại dâm.
Bốn là, Ban hành Luật Phịng, chống mại dâm trong đó phịng, ngừa mại dâm là chính, kết hợp thơng tin,
giáo dục, truyền thơng, tư vấn về phịng, chống mại dâm với quản lý an ninh, trật tự và kiểm soát các hoạt
động dễ bị lợi dụng để mại dâm. Mọi hành vi tội phạm liên quan đến mại dâm đều phải được ngăn chặn,
phát hiện, điều tra và xử lý nghiêm minh, kịp thời và chính xác theo quy định của pháp luật. Kết hợp sức
mạnh của các cơ quan, tổ chức với sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội trong đấu tranh phòng, chống mại
237


dâm. Phải tơn trọng các quyền, lợi ích hợp pháp và không bị kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người bán
dâm. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc họ tham gia vào bán dâm (điều kiện kinh tế, hoàn cảnh xã
hội....).

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]


Luật Đầu tư 2014.

[2]

Luật Xử lý vi phạm hành chính (Luật năm 2012, sửa đổi, bổ sung năm 2014, 2017).

[3]

Bộ luật Hình sự 2015, (Sửa đổi, bổ sung năm 2017).

[4]

Nghị định số 88/NĐ-CP ngày 14/12/1995 Qui định về xử phạt vi phạm hành chính trong các hoạt
động văn hóa dịch vụ văn hóa vè phịng chống 1 số tệ nạn xã hội.

[5]

Nghị định 51/2002/NĐ-CP 26 /4 /2002 Qui định chi tiết thi hành luật báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của luật báo chí.

[6]

Pháp lệnh phịng, chống mại dâm số 10/2003/PL-UBTVQH11.

[7]

Nghị định số 178/2004/NĐ-CP, ngày quy định chi tiết thi hành một số điều trong Pháp lệnh phòng
chống mại dâm, ngày 15/10/2004.


[8]

Nghị định 150/2005/NĐ-CP, ngày 12/12/2005 quy định các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh
vực an ninh và trật tự, an tồn xã hội; thẩm quyền xử phạt; trình tự, thủ tục xử phạt; khiếu nại, tố
cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

[9]

Chỉ thị số 17/2005/CT- TTg, ngày 25/5/2005 về việc chấn chỉnh các hoạt động tiêu cực trong quán
bar, nhà hàng, karaoke, vũ trường.

[10]

Thông tư số 05/2006/TT BLĐ-TBXH, ngày 22/6/2006 về việc hướng dẫn thành lập và tổ chức hoạt
động của đội kiểm tra liên ngành về phòng, chống tệ nạn mại dâm.

[11]

Thông tư số 04/2009/TT-BVH-TTDL, ngày 16/12/2009, quy định chi tiết về thi hành một số quy định
tại Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa cơng cộng.

[12]

Quyết định số 361/QĐ-TTg, ngày 07/3/2016 đã phê duyệt Chương trình hành động phịng, chống
mại dâm giai đoạn 2016-2020.

[13]

Nghiên cứu hình thức xử lý mại dâm đồng giới, chuyển giới, bảo kê mại dâm, theo Hồng Anh,
truy cập ngày 10/3/2019.


[14]

Làm gì để giảm thiểu tác hại của tệ nạn mại dâm với đời sống, theo Lao động Thủ đô,
truy cập ngày 10/3/2019.

[15]

Hà Nội: Mại dâm đồng tính xuất hiện ở khu vực Hồ Gươm, theo Thùy Dương,
truy cập ngày 10/3/2019.

[16]

TP. Hồ Chí Minh: Xác định giải pháp kéo giảm tệ nạn xã hội, theo Hiểu Minh
truy cập ngày 19/3/2019.

[17]

238

TP HCM có hoạt động mại dâm nhiều nhất nước, Nguyễn Loan, />Z7Wv-d8, , truy cập ngày 10/3/2019.


[18]

Chính sách pháp luật về phịng, chống mại dâm cịn nhiều bất cập, theo Kim Thoa,
truy cập ngày 18/3/2019.

[19]


Vì sao chưa hợp pháp hóa mại dâm, theo Tú Anh, ngày truy cập 12/3/2019.

239



×