Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Quan điểm vô thần khoa học về nguồn gốc bản chất của tôn giáo ý nghĩa của việc khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của tín ngưỡng tôn giáo trong tập thể quân nhân hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.17 KB, 20 trang )

1

Quan điểm vô thần khoa học về nguồn gốc bản chất của tôn giáo. Ý nghĩa
của việc khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của tín ngưỡng tơn giáo trong tập
thể quân nhân hiện nay.

Chủ nghĩa vô thần khoa học là một bộ phận khơng thể tách rời triết học
Mác-Lênin, góp phần làm cho thế giới quan duy vật hoàn chỉnh, là cơ sở phương
pháp luận của nhận thức và cải tạo hiện thực. Chủ nghĩa vô thần khoa học là một
bộ phận của thế giới quan duy vật khoa học của giai cấp công nhân và các lực
lượng xã hội tiến bộ trong nhận thức và cải tạo xã hội.
Chủ nghĩa vô thần khoa học nghiên cứu nguồn gốc, bản chất tôn giáo, lịch
sử của các học thuyết vô thần, chỉ ra con đường khắc phục thế giới quan duy tâm
tơn giáo và hình thành thế giới quan duy vật khoa học.
Để khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của tín ngưỡng tôn giáo đối với tập thể
quân nhân, trước hết cần nắm vững nguồn gốc, bản chất của tôn giáo từ đó giáo
dục và đấu tranh sự tồn tại của chúng
1. Nguồn gốc của tôn giáo
Khi bàn đến nguồn gốc, bản chất của tơn giáo thì trước C.Mác và
Ph.Ăngghen đã có nhiều người bàn tới
1.1. Một số tư tưởng trước C.Mác và Ph.Ăngghen-Lênin về nguồn gốc
tôn giáo
Các nhà duy tâm khách quan thì xuất phát từ “tinh thần thế giới” “ý niệm
tuyệt đối” để giải thích sự vận động của xã hội. Vì thế họ đều cho rằng, ý thức


2

tơn giáo có trước lồi người, tồn tại vĩnh hằng quyết định sự ra đời và phát triển
giới tự nhiên, xã hội và con người.
Một số nhà duy tâm chủ quan cho tơn giáo là thuộc tính vốn có của ý thức


con người, không phụ thuộc vào hiện thực khách quan.
Các nhà duy vật trước Mác, tiêu biểu đó là Phoi ơ Bắc, ông cho rằng con
người sáng tạo ra tôn giáo, chứ không phải tôn giáo sáng tạo ra con người, con
người sáng tạo ra thượng đế theo hình ảnh của mình, tư tưởng và dụng ý của con
người như thế nào thì chúa của con người như thế ấy, thánh của con người có
trong tinh thần và trong trái tim của anh ta. Từ những vấn đề đó, cho chúng ta
thấy Phoi ơ Bắc đã vạch ra nguồn gốc tâm lý của con người đối với tôn giáo, tuy
nhiên những quan niệm của ông chưa đề cập đến những cơ sở kinh tế xã hội của
tôn giáo. Phoi ơ Bắc chỉ rõ cần giải phóng con người ra khỏi sự mê hoặc của tôn
giáo, để họ trở thành con người hồn chỉnh hơn, chứ khơng phải “nửa súc vật”,
“nửa thiên thần” như họ tự nhận. Theo ông chỉ cần giáo dục tư tưởng vơ thần là
có thể giải phóng quần chúng khỏi nơ dịch của tơn giáo đương thời. Và ông chủ
trương xây dựng tôn giáo mới “Tôn giáo tình u” đó là mối quan hệ thương u
giữa người với người, từ trước tới nay tình u đó thông qua cầu trung gian là
các ông thần hiện nay đã tìm thấy chân lý đó một cách trực tiếp trong tình u
giữa con người với con người. Tơn giáo là mối liên hệ mà sự liên hệ đẹp đẽ nhất
là bằng tình u khơng phân biệt đẳng cấp, giới tính. Mọi người hãy u thương
nhau đó là “tơn giáo tình yêu” cần xây dựng. Tình yêu nam nữ là hình thức cao
nhất của việc thực hành tơn giáo mới của ơng. Ơng muốn dùng tình u để giải
quyết mọi mâu thuẫn xã hội đương thời
1.2. Quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin


3

Từ thế giới quan duy vật biện chứng, vượt lên trên quan điểm của Phoi ơ
bắc C.Mác và Ph.Ăngghen đã thấy nguồn gốc xã hội của tôn giáo và coi đây là
nguồn gốc chủ yếu làm nảy sinh và tồn tại của tôn giáo. Theo C.Mác và
Ph.Ăngghen chỉ ra nguồn gốc chủ yếu làm nảy sinh và tồn tại của tôn giáo là sự
bế tắc, sự túng quẫn, sự cùng cực của những người lao động, bị áp bức bóc lột

trong xã hội có giai cấp. Theo quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin tôn giáo ra đời
gắn liền ba nguồn gốc:
*Nguồn gốc nhận thức
Sự ra đời của tôn giáo bắt nguồn từ sự bất lực của con người trong quá
trình nhận thức thế giới quan và từ chính tính phức tạp trong quá trình nhận thức
của con người.
Sự bất lực trong nhận thức của con người được biểu hiện trước hết là từ sự
thiếu hiểu biết về tự nhiên-xã hội -và chính con người. Ăngghen đã viết “bất cứ
tơn giáo nào đều có gốc rễ trong các quan niệm thiển cận và ngu dốt của thời kỳ
mông muội” “từ những khái niệm hết sức sai lầm nguyên thuỷ của con người về
bản chất của chính họ và về giới tự nhiên bên ngoài xung quanh họ”. Như chúng
ta đã biết trong quá trình cải tạo hiện thực, bản thân con người ln có nhu cầu
địi hỏi về mọi mặt, nhưng lại gặp phải những cản trở mà họ không thể giải thích
được vì sự nhận thức của họ, chính từ đó họ đã tìm đến tơn giáo.
*nguồn gốc xã hội
Chủ nghĩa Mác-Lênin khẳng định nguồn gốc nhận thức chỉ là tiền đề làm
nảy sinh hiện tượng tơn giáo, chính nguồn gốc hx, sự bất lực của con người trong
các hoạt động thực tiễn cải tạo xã hội mới là nguồn gốc cơ bản, chủ yếu nhất tạo
nên tôn giáo


4

Chủ nghĩa Mác-Lênin chỉ rõ về lý luận thực tiễn là nguồn gốc, động lực
của nhận thức, sự bất lực của con người trong thực tiễn, cải tạo các hiện tượng tự
nhiên, các hiện tượng xã hội, là nguồn gốc dẫn đến con người bế tắc trong nhận
thức sự sơ hãi trong cuộc sống. Về mặt thực tiễn, sự bất lực việc khơng tìm ra
con đường, giải pháp để giải quyết mâu thuẫn giữa những nhu cầu cải tạo giới tự
nhiên và cải tạo xã hội với khả năng hiện có của con người ln ln gắn liền
với nhau trong một thể thống nhất. Nhưng vai trò của những bất lực này trong

việc hình thành tín ngưỡng tơn giáo là không ngang bằng nhau, ở trong từng giai
đoạn lịch sử nhất định.
Trong thời kỳ cộng sản nguyên thuỷ, khi lực lượng sản xuất chưa phát
triển, xã hội chưa phân chia thành giai cấp, chưa có hiện tượng người bóc lột
người, thì sự bất lực của con người trong quá trình cải tạo các hiện tượng tự
nhiên là nguồn gốc nảy sinh ra tôn giáo.
Khi xã hội xuất hiện chế độ người bóc lột người, thì sự bất lực của con
người trong quá trình cải tạo các mối quan hệ xã hội trở thành nguồn gốc cơ bản,
chủ yếu tạo nên tơn giáo vì:
Thứ nhất : khi xã hội có giai cấp, lực lượng sản xuất ngày càng phát triển
tao điều kiện để con người giảm đi nhưỡng bất lực trong quá trình cải tạo tự
nhiên. Đồng thời, do chế độ tư hữu làm cho con người khai thác tự nhiên một
cách bừa bãi, khơng có trật tự, tài ngun khống sản ngày càng cạn kiệt đi, từ
đó con người đã bị tự nhiên trả thù bằng những thiên tai, hạn hán, lũ lụt, chiến
tranh…
Thứ hai : Chế độ bóc lột là thủ phạm gây ra tai hoạ ngày càng to lớn,
khủng khiếp đối với giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Chế độ bóc lột
thực chất là chế độ cướp bóc của kẻ mạnh đối với kẻ yếu, chúng dùng mọi thủ


5

đoạn, chúng không chỉ áp bức về mặt kinh tế mà cả về chính trị tư tưởng. Sự tồn
tại và phát triển của chế độ bóc lột làm cho con người ngày càng bị tha hoá bần
cùng về mọi mặt. Dưới chế độ nô lệ, người nô lệ trở thành cơng cụ biết nói, trở
thành thứ hàng hố có giá trị trong tay giai cấp chủ nô. Nhưng dưới chế độ tư
bản thì người cơng nhân khơng những bị coi như một cơng cụ vật chất khác mà
cịn bị biến thành nơ lệ của những cơng cụ đó.
Chủ nghĩa Mác-Lênin đã phê phán quan điểm của những người tiên tiến
trong giai cấp tư sản. Những người cấp tiến và những người duy vật trong giai

cấp tư sản cho rằng nguồn gốc của tơn giáo là do tình trạng ngu dốt của nhân
dân, Lênin cho rằng quan điểm đó khơng đúng khơng triệt để, và ơng viết “Đó là
quan điểm văn hố chủ nghĩa nơng cạn, chật hẹp kiểu tư sản. Một quan điểm như
thế khơng giải thích được khá sâu sắc nguồn gốc của tơn giáo, khơng giải thích
theo quan điểm duy vật mà là theo quan điểm duy tâm” 1. Ở chúng ta thấy rằng,
cách giải thích đó là cách giải thích của giai cấp tư sản và Lênin đã chỉ ra
“Trong các nước tư bản chủ nghĩa hiện nay, những nguồn gốc ấy của tôn giáo
chủ yếu là nguồn gốc xã hội” 2. Từ việc nhận thức được chính sự áp bức bóc lột
hết sức tàn bạo, dã man, vô nhân đạo của giai cấp tư sản đã đẩy giai cấp công
nhân và nhân dân lao động đến chỗ bần cùng, túng quẫn, đau thương và túng
quẫn, bế tắc, chính điều đó dẫn họ đến với tơn giáo, tôn giáo trong xã hội tư bản
thực sự là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức. Lênin viết “Sự áp bức đối với
quần chúng lao động về mặt xã hội, tình trạng có vẻ hồn tồn bất lực của họ
trước các thế lực mù quáng tư bản đang hàng ngày hàng giờ gây ra cho những
người lao động bình thường những nỗi thống khổ cực kỳ ghê gớm, những sự đau
thương thật là khủng khiếp, nhiều gấp nghìn lần so với những biến cố phi thường
1
2

Lênin toàn tập, tập 17,Nxb tiến bộ, M1979, tr515
Sdd tr515


6

như chiến tranh, động đất, v.v..đó là nguồn gốc sâu xa nhất hiện nay của tôn
giáo”3. Và Lênin cũng đã chỉ ra sự sợ hãi đã tạo ra thần linh, sợ hãi trước thế lực
mù quáng của tư bản, mù qng vì quần chúng nhân dân lao động khơng thể
đốn trước được nó, là thế lực bất cứ lúc nào trong đời sống người vô sản và
người tiểu chủ, cũng đe doạ đem lại cho họ và đem lại cho họ sự phá sản đột

ngột, bất ngờ, làm cho họ phải diệt vong, và đã biến họ trở thành người ăn xin,
một kẻ bị bần cùng, một người nằm trong hồn cảnh chết đói, đó chính là nguồn
gốc sâu xa của tôn giáo hiện đại mà người duy vật phải chú ý, và coi đây là điều
cần thiết phải biết đến. Lênin cũng đã chỉ ra chính sự bất lực, sự bế tắc, cùng
quẫn của giai cấp bị bóc lột đã đưa họ luôn tin vào sự tốt đẹp ở thế giới bên kia,
một thế giới huyền bí, hoang đường. Vì vậy, tơn giáo được ví như thuốc phiện
của nhân dân, là thứ rượu tinh thần xoa dịu nỗi đau khổ và sự bù đắp niềm tin
nơi trần thế cho quần chúng bị áp bức bóc lột. Tơn giáo là hạnh phúc ảo tưởng, là
những bông hoa giả trang điểm cho những xiềng xích trên cổ người lao động.
Từ sự kế thừa và vận dụng sáng tạo tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen, trên
cơ sở phân tích sự bần cùng hố của giai cấp cơng nhân và nhân dân lao dộng, dưới
sự bóc lột của tư bản Lê nin đã khẳng định nguồn gốc kinh tế-xã hội là cơ bản nhất
nảy sinh ra tơn giáo nhưng đó khơng phải là nguồn gốc duy nhất, nhưng đó cũng là
cội nguồn, là chủ yếu, sâu xa của tôn giáo trong xã hội tư bản hiện đại. Chính từ sự
khẳng định đó có ý nghĩa to lớn trong việc bảo vệ, phát triển quan điểm của C.Mác
và Ph.Ăngghen, đồng thời là cơ sở thế giới quan khoa học đấu tranh quan điểm sai
trái xung quanh vấn đề tơn giáo, và nó cũng vai trị to lớn tới sự giác ngộ, tập hợp
đơng đảo quần chúng tham gia vào cuộc đấu tranh chống lại giai cấp tư sản. Và mục
tiêu cuối cùng là xoá bỏ tôn giáo trong đời sống con người.
3

Sdd tr515


7

*Nguồn gốc tâm lý
Chủ nghĩa Mác-Lênin khẳng định sự ra đời của tơn giáo cịn có nguồn gốc tâm lý.
Ngày nay các nhà khoa học đã chứng minh tâm trạng cơ đơn, sợ hãi, tuyệt vọng đã
từng có ở những động vật bậc cao. Với con người, do có khả năng sinh sống hoạt

động trong nhiều môi trường, hết sức phức tạp và do tính tưởng tượng phong phú,
nên trước những tai hoạ khủng khiếp như dịch bệnh, bão tố, động đất, núi lửa, chiến
tranh,…đã làm cho con người cảm thấy cơ đơn, từ sự cơ đơn đó đã tìm đến tôn giáo.
Bên cạnh những lực lượng xã hội, những hiện tượng tự nhiên luôn tồn tại những hoạt
động tự nhiên tạo ra điều kiện thuận lợi, đáp ứng nhu cầu nguyện vọng con người và
cả những lực lượng xã hội, những cá nhân anh hùng xả thân vì tổ quốc…
Từ ba nguồn gốc trên dẫn tới sự ra đời tơn giáo, chúng ta thấy chúng ln có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo thành một thể thống nhất khơng thể tách rời. Song vai
trị của chúng khơng ngang bằng nhau, vai trị đó phụ thuộc vào điều kiện lịch sử.
Tuy nhiên, nguồn gốc xã hội vẫn là cơ bản, là chủ yếu nhất, nó quyết định xu hướng
nội dung, hình thức tồn tại phát triển của nguồn gốc nhận thức và tâm lý, quyết định
sự ra đời của tôn giáo. Ngược lại nguồn gốc nhận thức và tâm lý cũng tác động trở lại
rất to lớn đến sự hình thành, phát triển của tơn giáo và góp phần làm sâu sắc, phong
phú hơn nguồn gốc xã hội.
Khi xem xét, đánh giá nguồn gốc tơn giáo địi hỏi chúng ta cần có quan điểm tồn
diện, trên cơ sở nguồn gốc xã hội đồng thời cần chú ý đến các nguồn gốc khác. Tránh
tuyệt đối hoá, hoặc tách rời các nguồn gốc với nhau, đồng thời phải kiên quyết đấu
tranh các quan điểm phản diện. Từ việc nghiên cứu nguồn gốc tơn giáo cho chúng ta
thấy, tơn giáo sẽ cịn tồn tại lâu dài khi những nguồn gốc của nó vẫn cịn tồn tại.
Muốn xố bỏ tơn giáo thì phải xố bỏ những nguồn gốc nảy sinh ra tơn giáo, trước
hết cần xoá bỏ nguồn gốc xã hội, và thực chất là xố bỏ chế độ người bóc lột người.


8

2. Bản chất của tôn giáo
Trước Mác các nhà tư tưởng đã nghiên cứu bản chất tôn giáo dưới nhiều góc độ khác
nhau. Các nhà duy tâm và thần học đều thần bí hố tơn giáo coi tơn giáo như một
hiện tượng kỳ bí, vĩnh hằng có trước con người.
Các nhà duy vật mà đỉnh cao là Phoi ơ Bắc đã có những nhận định đúng khi cho rằng

“Bí mật của tơn giáo, xét đến cùng, chỉ là sự bí mật của sự kết hợp trong cùng một
thực thể, ý thức và cái vơ thức, ý chí và cái khơng ý chí, là sự đồng nhất cái chủ quan
và cái khách quan. Song do cách nhìn duy tâm, siêu hình về mặt xã hội, ông đã
không giải quyết được vấn đề bản chất tôn giáo một cách triệt để.
Với cách nhìn biện chứng, trong các tác phẩm của mình các nhà kinh điển
Mác-Lênin, đã đưa ra những tư tưởng cơ bản, đặt nền tảng cho việc nghiên cứu đúng
đắn bản chất tơn giáo.
Trong lời nói đầu “Phê phán triết học pháp quyền của Hê ghen” C.Mác viết
“con người sinh ra tôn giáo, chứ không phải tôn giáo sinh ra con người. Tôn giáo là ý
thức tự tri giác của những người chưa tìm thấy mình, hoặc tự đánh mất mình một lần
nữa” phát triển tư tưởng của Mác Ăng ghen viết trong tác phẩm chống Đuy Rinh
“Mọi tôn giáo chẳng qua là sự phản ánh hư ảo vào trong đầu óc những con người
chưa tìm thấy mình hoặc đánh mất mình một lần nữa. Ở đây chúng ta thấy rằng,
nguồn gốc nội dung sự tồn tại, phát triển của tôn giáo do thế giới khách quan qui
định, tôn giáo không có nguồn gốc lịch sử tách rời thế giới khách quan, muốn tìm
nguồn gốc, nội dung, hình thức và động lực của sự vận động, phát triển của tôn giáo
phải tìm ngay trong hiện thực khách quan, trong tồn tại xã hội và ngay trong lịch sử
phát triển của xã hội loài người. Đây là một nội dung quan trọng thể hiện quan điểm
duy vật biện chứng về duy vật lịch sử trong xem xét, bản chất tôn giáo xa rời nội
dung này sẽ dẫn đến quan điểm duy tâm, không thể nhận thức đúng đắn bản chất tôn


9

giáo. Tuy nhiên, sự phản ánh của tôn giáo với hiện thực khách quan khơng phải là sự
phản ánh bình thường, phản ánh đúng đắn, phản ánh trung thực , mà đó là sự phản
ánh hư ảo, sự bịa đặt. Đây là nội dung cơ bản nhất, cấu thành bản chất của tôn giáo,
quyết định sự ra đời, tồn tại và những chức năng đặc thù của tôn giáo, thiếu nội dung
cơ bản này mọi tín ngưỡng tơn giáo, một yếu tố cấu thành tôn giáo không thể tồn tại.
Những nội dung phản ánh của tôn giáo về cơ bản khơng có giá trị về lý luận và thực

tiễn, thậm chí nó cịn là nguồn gốc gây nên những tai hoạ to lớn cho sự phát triển của
tự nhiên xã hội và con người.
Sự ra đời của tôn giáo gắn liền với những con người chưa nhận thức được vị trí, vai
trị của mình chưa làm chủ được tự nhiên, xã hội, hoặc tự đánh mất vai trị, vị trí, lý
chí của mình trong q trình cải tạo thế giới khách quan. Những con người này
không chỉ tạo ra những biểu tượng sai lầm, coi biểu tượng sai lầm là có thực trong thế
giới khách quan, mà cịn gửi cả sinh mệnh của mình và cuộc sống vơ cùng q báu
của mình cho tơn giáo. Mọi giáo lý giáo luật của tôn giáo nhằm hướng con người tin
tưởng vào đấng siêu nhiên đều không thể tồn tại trước sự phán xét của tồ án lý, trí.
Nội dung phản ánh của tôn giáo luôn là sự thống nhất giữa cái hư và cái thực, trong
đó cái hư ảo, cái bịa đặt chiếm vị trí tuyệt đối, giữ vai trị chủ đạo, lấn át hầu như toàn
bộ cái hiện thực, cái hiện thực hiện ra như một hu cầu được bù đắp tình cảm, lý trí và
sức mạnh để vươn tới cuộc sống ấm no hạnh phúc, một khát vọng thoát ra từ đó buộc
con người cần đến tơn giáo và coi ton giáo như một cứu cánh, từ đó tơn giáo được
sinh ra.
Chính vì vậy, trong q trình xem xét bản chất xã hội tôn giáo, chúng ta cần
phải xem xét tơn giáo một cách tồn diện, phải được cả nội dung phản ánh và trình
độ phản ánh, phải nhận thức sâu sắc tính duy tâm thần bí, cái hư ảo, và cái thực chất
của tôn giáo.


10

Từ nắm vững nguồn gốc, bản chất tôn giáo chúng ta thấy đối với người vơ sản
phải có thái độ đối với tôn giáo:
3. Thái độ của đảng công nhân đối với tôn giáo
Chủ nghĩa Mác- Lênin đã khẳng định rõ thái độ của đảng công nhân đối
với tôn giáo là đối địch với tôn giáo, là chủ trương đấu tranh tiến tới loại trừ và
xoá bỏ sự ảnh hưởng của tôn giáo trong đời sống xã hội. Lênin đã chỉ ra cơ sở để
giải thích

Một là: luận điểm của Mác “tơn giáo là thuốc phiện của nhân dân” đó là
hịn đá tảng của tồn bộ thế giới quan mác xít về vấn đề tơn giáo. Điều này
được hiểu trên hai khía cạnh, tơn giáo có mặt tác dụng làm giảm cơn đau về
tinh thần của con người, nó bù đắp làm cho con người có hy vọng, mặc dù hy
vọng ấy là hy vọng ảo tưởng. Mặt khác khi nó ngấm sâu vào con người, nó sẽ
chói buộc con người, làm cho con người mất niềm tin vào chính bản thân
mình cho việc cải tạo thế giới đáp ứng u cầu chính đáng của con người. Do
đó việc giải phóng họ khỏi thứ thuốc phiện độc hại đó, thì phải loại trừ tôn
giáo khỏi đời sống tinh thần của con người.
Hai là: Lênin đã chỉ ra “Đảng dân chủ xã hội xây dựng tồn bộ quan điểm
của mình trên cơ sở chủ nghĩa xã hội khoa học, nghĩa là trên cơ sở chủ nghĩa
Mác, trên cơ sở triết học của chủ nghĩa Mác, đó là chủ nghĩa duy vật biện chứng,
tức là chủ nghĩa duy vật tuyệt đối vô thần, kiên quyết thù địch đối với mọi tôn
giáo”4. Theo Lênin, giai cấp vô sản phải xem xét và giải quyết vấn đề tôn giáo,
trên lập trường thế giới quan, phương pháp luận duy vật biện chứng và phải đấu
tranh kiên quyết thù địch với mọi tơn giáo. Điều đó cho thấy rằng, sự đối lập
hoàn toàn một bên thế giới quan duy tâm tôn giáo và một bên thế giới quan duy
4

Sdd tr510


11

vật biện chứng, chứ không phải là sự đối lập với những người đi theo tôn giáo,
sự đối lập giữa hai thế giới quan đó, tất yếu dẫn tới sự đối lập hai hệ tư tưởng, đó
là hệ tư tưởng vô thần khoa học và hệ tư tưởng tôn giáo. Đó là sự đối lập giữa
chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, giữa phép biện chứng và phép siêu
hình, dẫn tới cuộc đấu tranh giữa giai cấp vơ sản và giai cấp tư sản, chính vì vậy
thù địch là thù địch thế giới quan. Lênin chỉ ra đảng công nhân không chỉ đối lập

với tôn giáo về mặt thế giới quan mà đối lập cả về thái độ quan điểm chính trị.
Đảng cơng nhân chủ trương giải phóng giai cấp , giải phóng nhân loại đem hạnh
phúc thực sự đến cho con người, cịn đối với tơn giáo chủ trương du ngủ quần
chúng trong thứ thuốc phiện độc hại, trong hạnh phúc ảo tưởng, đem đến cho
loài người những bơng hoa giả, trên xiềng xích của họ. Lênin đã khẳng định lại
quan điểm “Chủ nghĩa Mác bao giờ cũng coi tôn giáo và các giáo hội, tất cả các
tổ chức tơn giáo hiện có, đều là những cơ quan của thế lực phản động tư sản,
dùng để bảo vệ chế độ bóc lột và đầu độc giai cấp cơng nhân”5.
Chủ nghĩa Mác –Lênin đã có thái độ rất cương quyết và phê phán với
những quan điểm không đấu tranh với tôn giáo, hoặc đấu tranh một cách nửa vời
với tơn giáo. Ph.Ăngghen đã “cơng kích nhà duy vật và vô thần Đuy Rinh là đã
thiếu cương quyết giữ vững lập trường tư tưởng chủ nghĩa duy vật của mình, đã
để lại kẽ hở cho tơn giáo và triết học tôn giáo” 6. Đồng thời Lênin cũng kiên
quyết đấu tranh với thuyết tạo thần theo kiểu Phoi ơ Bắc hay kiểu của Lu-natsác-xki”chủ nghĩa xã hội là một tôn giáo” là một hình thức quá độ từ chủ nghĩa
xã hội sang tôn giáo, và là sự tuyên truyền cho chủ nghĩa tạo thần.
Chủ nghĩa Mác- Lênin chỉ ra người mác xít phải là người duy vật, nghĩa là kẻ
thù của tôn giáo, nhiệm vụ của đảng công nhân là giáo dục, tổ chức quần chúng đấu
5
6

Sdd tr511
Sdd tr511


12

tranh chống lại mọi tơn giáo, giải phóng họ khỏi những thiên kiến tôn giáo độc hại.
Một mặt là kẻ thù của tôn giáo, chủ nghĩa Mác- Lênin cho rằng những người mác xít
khơng được tun chiến với tơn giáo. Đây là bài học được các nhà kinh điển rút ra từ
cuộc đấu tranh chống tôn giáo trong phong trào xã hội chủ nghĩa. Chủ nghĩa MácLênin phê phán những kẻ ba hoa, tả khuynh muốn thay thế việc tuyên truyền giáo

dục chủ nghĩa vô thần, chống tôn giáo một cách hệ thống bằng những biện pháp hành
chính nhằm chống lại nhà thờ và các tín đồ. Chủ nghĩa Mác-Lênin chỉ ra “coi lời
tuyên chiến ầm ĩ của họ với tôn giáo là dại dột, tuyên chiến như thế là một phương
pháp tốt nhất làm kích động thêm sự quan tâm của người ta đối với tôn giáo, và làm
cho tôn giáo đến chỗ tiêu vong thực sự một cách khó khăn hơn. Chủ nghĩa MácLênin cũng đã cơng kích một cách kịch liệt những xuyên tạc của bọn cơ hội đối với
các nguyên tắc của học thuyết vô thần của giai cấp vô sản, khi bọn chúng đem thay
thế luận điểm của Mác cho rằng “tôn giáo là việc của tư nhân” đối với nhà nước thì
khơng chi mộ khoản phụ cấp nào, các đồn thể tơn giáo khơng được dính đến nhà
nước, bất kỳ ai cũng được hồn tồn tự do theo tơn giáo của mình, bằng những lời lẽ
xét lại nói rằng tơn giáo là cơng việc riêng đối với từng đảng viên cũng như với toàn
đảng nói chung. Một lập trường như vậy, sẽ dẫn tới chỗ điều hồ với tơn giáo và nhà
thờ, điều này hồn tồn mâu thuẫn với thế giới quan mác xít.
Chủ nghĩa Mác-Lênin cũng đã chỉ rõ, thái độ của đảng công nhân đối với
tôn giáo trong việc sự cần thiết kết nạp đảng viên của đảng “Không những phải
sẵn sàng kết nạp, mà còn cố gắng để thu hút vào trong đảng dân chủ xã hội tất cả
những công nhân nào còn tin ở thượng đế, chúng ta nhất định phản đối bất cứ
một sự xúc phạm nào đến những tín ngưỡng tơn giáo của họ”7. Chủ nghĩa MácLênin cho rằng, thậm chí đảng cơng nhân có thể kết nạp cả các linh mục vào
trong đảng nếu vị linh mục đó lại cùng đi với đảng, tận tâm làm trịn nhiệm vụ
7

Sdd tr520


13

của mình trong đảng và khơng chống lại cương lĩnh của đảng. Lênin chỉ ra
“Chúng ta thu hút họ để giáo dục họ theo tinh thần cương lĩnh của chúng ta, chứ
khơng phải để họ tích cực chống lại cương lĩnh ấy” 8. Tuy nhiên, theo Lênin phải
đưa ra khỏi đảng những phần tử chống lại cương lĩnh của đảng và tuyên truyền
cho tôn giáo “chúng ta không bắt buộc cứ phải nắm tay cùng đi với những kẻ

tuyên truyền tích cực cho những quan điểm mà đa số trong đảng đã bác bỏ” 9. Từ
những thái độ của đảng cơng nhân đối với tơn giáo, Lênin cịn nêu lên sách lược
của đảng công nhân trong cuộc đấu tranh chống tơn giáo. trên cơ sở phân tích
một cách hết sức khoa học, nguồn gốc của tôn giáo, Lênin cho rằng khơng thể
xố bỏ tơn giáo bằng những lời tun chiến ầm ĩ, bằng những biện pháp cấm
đoán, hay bằng những biện pháp đàn áp tôn giáo. Nếu làm như vậy chỉ làm lợi
cho tô giáo, đưa tôn giáo đến chỗ khó tiêu vong hơn. Lênin cũng chỉ ra khơng
thể bằng tuyên truyền giáo dục một cách thuần tuý chủ nghĩa vơ thần mà giải
thốt được cho quần chúng khỏi những thiên kiến tôn giáo độc hại. Lênin viết
“Không một quyển sách tuyên truyền nào sẽ tẩy trừ được tôn giáo trong đám
quần chúng bị nhà tù tư bản làm cho đần độn, bị lệ thuộc vào những thế lực mù
quáng tư bản, chừng nào mà đám quần chúng ấy vẫn cịn chưa học tập đấu tranh
một cách đồn kết, nhất trí, có tổ chức có kế hoạch và có ý thức chống các nguồn
gốc ấy của tôn giáo, chống lại sự thống trị của tư bản dưới tất cả mọi hình thức
của nó”10. Điều ấy có nghĩa là, cuộc đấu tranh chống tôn giáo mọi hoạt động
nhằm giáo dục chủ nghĩa vơ thần chỉ có giá trị thực sự khi nó gắn với cuộc đấu
tranh giai cấp vơ sản nhằm xoá bỏ xã hội hiện tại, xã hội đã làm cho con người bị
tha hoá và đẩy họ đến với tôn giáo, xây dựng xã hội mới tốt đẹp hơn, đem lại
hạnh phúc thực sự cho quần chúng nhân dân lao động. Khơng phủ nhận vai trị
8

Sdd tr520
Sdd tr520
10
Sdd tr516
9


14


công tác tuyên truyền giáo dục chủ nghĩa vô thần, chống tơn giáo. Nhưng Lênin
cho rằng chỉ có lơi kéo quần chúng vào cuộc đấu tranh giai cấp thì cuộc đấu
tranh chống tơn giáo mới thực sự có hiệu quả. Lênin viết “Cuộc đấu tranh giai
cấp ấy sẽ đưa những công nhân theo đạo thiên chúa đến với Đảng dân chủ xã hội
và với chủ nghĩa vô thần, dẫn đến một cách trăm lần có hiệu quả hơn là hơn là
chỉ tuyên truyền về chủ nghĩa vô thần”11. Như vậy, điều quan trọng nhất trong
đấu tranh chống tôn giáo, không phải là tuyên truyền chống lại nó, mà là vấn đề
đồn kết, tập hợp quần chúng cơng nhân, trong cuộc đấu tranh giai cấp chống
ách áp bức của giai cấp tư sản. Theo Lênin, công tác tuyên truyền của Đảng dân
chủ xã hội về chủ nghĩa vô thần phải phục vụ việc phát triển cuộc đấu tranh giai
cấp của quần chúng bị bóc lột chống lại bọn bóc lột. Như vậy, đấu tranh chống
tôn giáo gắn liền với đấu tranh cho chủ nghĩa xã hội, vì thắng lợi của chủ nghĩa
xã hội, và chỉ có thắng lợi của chủ nghĩa xã hội thì cuộc đấu tranh chống tơn giáo
mới có hiệu quả thiết thực.
Chủ nghĩa Mác-Lênin cũng yêu cầu, những người mác xít phải phân biệt
rõ cuộc đấu tranh chống tôn giáo của giai cấp tư sản, với cuộc đấu tranh chống
tôn giáo của Đảng dân chủ xã hội. Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống chủ
nghĩa tăng lữ, là một thủ đoạn để đánh lạc hướng quần chúng công nhân làm cho
họ khỏi chú ý đến chủ nghĩa xã hội. Còn cuộc đấu tranh của Đảng dân chủ xã hội
chống tôn giáo là phục vụ cho cuộc đấu tranh cho chủ nghĩa xã hội. Theo Lênin
thái độ và sách lược đấu tranh tôn giáo đúng đắn, cần giải quyết một số vấn đề
về nhận thức:
Một là: Cần nhận rõ tính độc hại, phản tiến bộ, phản văn hố của tơn giáo

11

Sdd tr517-518


15


Hai là: Vạch rõ vai trò giai cấp của giáo hội và tăng lữ với chính phủ trăm
đen(chính phủ Nga Hồng)
Ba là: Cần giải thích rõ ràng luận điểm “tun bố tôn giáo là việc của tư
nhân” nhằm chống lại sự xuyên tạc của bọn cơ hội và tránh sự hiểu lầm trong
đảng viên và Đảng dân chủ xã hội.
Lênin đã chỉ ra người mác xít cần nắm vững phương pháp luận chung nhất
của cuộc đấu tranh chống tôn giáo, đó là đứng trên lập trường duy vật biện
chứng, đồng thời có quan điểm lịch sử, cụ thể, phải có hình thức và phương pháp
sáng tạo. Lênin viết “Người mác xít phải là người duy vật, nghĩa là kẻ thù của
tôn giáo, nhưng phải là người duy vật biện chứng, nghĩa là đặt vấn đề đấu tranh
chống tôn giáo không phải là một cách trừu tượng, không phải là căn cứ vào một
cuộc tuyên truyền trừu tượng, thuần tuý…căn cứ vào thực tế vào cuộc đấu tranh
giai cấp đang diễn ra và có tác dụng giáo dục quần chúng nhiều hơn hết và có
hiệu quả hơn hết”12. Từ nội dung đó chúng ta thấy việc chống tơn giáo là tất yếu
đối với người mác xít, tuy nhiên cần có phương pháp đúng đắn, phải tập hợp
quần chúng vào cuộc đấu tranh xố bỏ nguồn gốc làm nảy sinh tơn giáo.
4. Ý nghĩa và vấn đề khắc phục ảnh hưởng của tín ngưỡng tơn giáo
trong đời sống tập thể qn nhân
Việt Nam là quốc gia đa tơn giáo, vấn đề tín ngưỡng tôn giáo là một vấn
đề hết sức nhạy cảm, nó có ảnh hưởng trực tiếp tới sự ổn định chính trị xã hội, an
ninh quốc phịng, sự phát triển kinh tế, văn hố đất nước. Trong tình hình hiện
nay vấn đề tôn giáo là vấn đề được đặt ra hết sức cấp thiết, bởi chủ nghĩa đế quốc
và các thế lực thù địch ln tìm cách lợi dụng tơn giáo để chi rẽ, gây mất đoàn
kết trong đồng bào có đạo và đồng bào khơng theo đạo. Hiện nay chủ nghĩa đế
12

Sdd tr518



16

quốc dùng tín ngưỡng tơn giáo như một thứ vũ khí lợi hại để thực hiện âm mưu
“diễn biến hồ bình” nhằm xố bỏ thành quả cách mạng của nước ta. Chính vì
vậy, Đảng và nhà nước ta ln phải nghiên cứu, nắm vững vận dụng sáng tạo
quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những kinh
nghiệm từ thực tiễn trong việc giải quyết vấn đề tơn giáo, đề ra đường lối chính
sách tơn giáo thật sự đúng đắn, phù hợp với nhu cầu thực tiễn, khắc phục những
ảnh hưởng tiêu cực của tông giáo, đồng thời chống lại âm mưu lợi dụng vấn đề
tôn giáo để chống phá cách mạng. Hiện nay nước ta đang thực hiện nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đời sống nhân dân đang có bước phát
triển về nhiều mặt. Tuy nhiên sự phát triển kinh tế chưa thực sự vững chắc, trình
độ dân trí cịn thấp, tình trạng phân hố giàu nghèo có chiều hướng ra tăng, sự
phát triển của tôn giáo vẫn đang hết sức phức tạp, sự sụp đổ của Liên Xô và các
nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu đã làm cho một bộ phận nhân dân giảm lòng
tin vào chủ nghĩa xã hội, tình trạng suy thối về đạo đức, lối sống, tham nhũng…
đã dẫn đến một bộ phận nhân dân tìm đến với tơn giáo.
Qn đội nhân dân Việt Nam là một bộ phận cấu thành của xã hội, do đó
ln chịu sự tác động của các yếu tố xã hội trong đó đời sống tinh thần quân
nhân chịu sự tác động mạnh mẽ của đời sống tinh thần nói chung của xã hội.
Quân nhân trong quân đội là một thành viên của gia đình trong mối quan hệ
làng-nước, quan hệ cá nhân xã hội. Đời sống tinh thần quân nhân bao giờ cũng
chịu chi phối, tác động trực tiếp của môi trường tồn tại và hoạt động. Xuất phát
từ môi trường tồn tại và hoạt động mà đời sống tinh thần của quân nhân có đặc
điểm riêng của nó, đó là sự hiểu biết về mục tiêu lý tưởng, nhiệm vụ sự chịu
đựng gian khổ, hy sinh, sự căng thẳng về tâm lý. Sự thiếu thốn về vật chất. Tinh
thần, điều kiện sinh hoạt, nhất là hoạt động trong thời kỳ có chiến tranh.


17


Chúng ta thấy đời sống tinh thần của quân nhân quân đội nhân dân Việt
Nam khác hẳn về chất so với đời sống tinh thần của các quân đội đế quốc xâm
lược. Đời sống tinh thần của quân nhân trong quân đội nhân dân Việt Nam bắt
nguồn từ bản chất cách mạng của chế độ xã hội chủ nghĩa, do Đảng cộng sản
Việt Nam lãnh đạo, từ truyền thống bản sắc văn hoá dân tộc, truyền thống “Bộ
đội cụ Hồ”
Trong tình hình hiện nay giải quyết vấn đề tơn giáo là vấn đề hết sức phức
tạp và nhạy cảm, đòi hỏi chúng ta cần tập trung thực hiện tốt quan điểm, đường
lối và chính sách tơn giáo của Đảng và nhà nước. Thực hiện nhất quán quan
điểm tôn trọng tự do tín ngưỡng và khơng tín ngưỡng của nhân dân. Nghiêm cấm
mọi hành vi vi phạm đến tự do tín ngưỡng của nhân dân, và quyền tự do khơng
tín ngưỡng của nhân dân, được bảo đảm bằng pháp luật. Nâng cao hiệu quả quản
lý nhà nước đối với hoạt động tín ngưỡng tơn giáo. Nhà nước khơng can thiệp
vào cơng tác nội bộ của các tôn giáo, tuy nhiên nhà nước quản lý tôn giáo bằng
pháp luật theo nguyên tắc đồn kết, tự do, khơng khuyến khích, khơng tài trợ
song cũng không ngăn cấm các hoạt động tôn giáo mà pháp luật cho phép. Đối
với các cấp chính quyền, đồn thể cần tăng cường giá dục cho tồn dân nói
chung, đồng bào tơn giáo nói riêng nhận thức đầy đủ và tự giác tuân theo pháp
luật của nhà nước. Kiên quyết xử lý các hành động chống phá khối đại đồn kết,
và những hành vi tun truyền tín ngưỡng lạc hậu. Cần xây dựng hệ thống chính
trị vững mạnh ở các vùng có đồng bào tơn giáo, khai thác những điểm tương
đồng giữa các tôn giáo, nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác tôn giáo.
Với yêu cầu xây dựng quân đội cách mạng chính qui, tinh nhuệ, từng bước
hiện đại, vì vậy cần phải trang bị cho mỗi quân nhân đầy đủ kiến thức về mọi
mặt.Trong đó phải giáo dục nhận thức trong quan hệ với đồng bào có đạo và


18


khơng có đạo, khơng được kỳ thị các tín đồ, ln phải xây dựng khối đại đồn
kết, tạo sự ủng hộ của tôn giáo về kinh tế xã hội, luôn tuyên truyền đường lối,
chính sách của đảng, pháp luật nhà nước với chính sách tơn giáo. Phải làm cho
mỗi qn nhân thấy rõ nguồn gốc, bản chất của tôn giáo, đồng thời giáo dục cho
họ thấy được sự tồn tại của tơn giáo mang tính lịch sử. Quan niệm tín ngưỡng
tơn giáo như là di sản văn hố của lồi người, trong tín ngưỡng có giá trị văn
hố, đạo đức nhất định, phù hợp với mục tiêu xã hội mới mà chúng ta cần xây
dựng. Chúng ta cần khai thác những khía cạnh tương đồng giữa mục tiêu, lý
tưởng, nguyện vọng, mong muốn tốt đẹp của tín ngưỡng tơn giáo với mục tiêu
của chủ nghĩa xã hội để động viên tập hộ lực lượng của cả dân tộc để thực hiện
thành cơng sự nghiệp cách mạng. Trong q trình giải quyết vấn đè tôn giáo cần
linh hoạt, nhạy bén, lấy việc làm cụ thể, thiết thực, để tuyên truyền giáo dục họ
sống tốt đời đẹp đạo, bên cạnh đó chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho
đồng bào, làm cho họ có trách nhiệm trong việc thực hiện đường lối chính sách
của Đảng, pháp luật của nhà nước. Giáo dục cho mọi cán bộ chiến sĩ thấy rõ
được sự tồn tại của tơn giáo cịn diễn ra lâu dài, và thấy rõ được những giá trị
văn hoá, đạo đức tích cực phù hợp với xã hội mới. Song cũng phải làm cho chiến
sĩ thấy rõ tính hạn chế của tơn giáo từ đó đấu tranh loại bỏ tơn giáo. Giáo dục
chủ nghĩa vô thần khoa học cho quân nhân là quá trình trang bị cho quân nhân hệ
thống tri thức toàn diện cần thiết để họ đấu tranh, ngăn ngừa, khắc phục những
ảnh hưởng tiêu cực của tín ngưỡng tơn giáo, loại trừ những hủ tục, mê tín ra khỏi
đời sống tinh thần. Đây là một mặt quan trọng khơng thể thiếu của hoạt động
giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống, một nội dung của cuộc đấu tranh
trên lĩnh vực văn hoá, tư tưởng. Để hoạt động giáo dục chủ nghĩa vô thần khoa
học cho qn nhân có kết quả địi hỏi chúng ta cần nắm vững những yêu cầu đó
là:


19


Thứ nhất: Giáo dục chủ nghiã vô thần khoa học cho quân nhân luôn phải
đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.
Đây là nguyên tắc bất di bất dịch, là nguyên tắc sống còn của mọi hoạt
động của quân đội ta, bởi quân đội ta được Đảng cộng sản việt Nam tổ chức là
giáo dục rèn luyện, quân đội ta là công cụ bạo lực chủ yếu của Đảng và nhà nước
nhằm thực hiện thắng lợi sự nghiệp cơng nghiệp cơng nghiệp hố hiện đại hố
của đất nước, với nguyên tắc Đảng lãnh đạo quân đội tuyệt đối trực tiếp thống
nhất về mọi mặt. Chủ nghĩa Mác –Lênin đã chỉ ra Đảng phải có đường lối, chủ
trương đúng đắn trong giáo dục vấn đề tôn giáo, do vậy, mọi hoạt động của quân
nhân cần có định hướng của Đảng
Thứ hai: Giáo dục chủ nghĩa vô thần khoa học phải gắn với nhiệm vụ cách
mạng, nhiệm vụ quân đội, của đơn vị và đưa quân nhân vào hoạt động thực tiễn
hàng ngày. Trong tình hình hiện nay, yêu cầu xây dựng quân đội vững mạnh toàn
diện, cách mạng chính qui, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Địi hỏi quân đội cần
được trang bị đầy đủ về mọi mặt, trong đó xây dựng mối đồn kết tồn dân tộc
có ý nghĩa cực kỳ q báu và đó cũng là truyền thống hào hùng của quân đội ta
từ khi thành lập đến nay, và đó cũng là truyền thống dựng nước và giữ nước của
dân tộc Việt Nam. Chúng ta cần đưa bộ đội về với đồng bào có đạo, giúp đỡ họ
về mọi mặt, kinh tế, văn hoá, tinh thần. Khơi dậy tinh thần yêu nước, thương nòi
của đồng bào, tuyên truyền vận động thực hiện tốt đường lối của đảng, pháp luật
của nhà nước, biết tôn trọng tự do tín ngưỡng của đồng bào. Kiên quyết đấu
tranh trước luận diệu xuyên tạc của kẻ thù, không để chúng chia rẽ khối đồn kết
đồng bào có đạo hoặc khơng có đạo. Chúng ta khơng để những bất ngờ như ở tây
nguyên năm 2001


20

Thứ ba: Giáo dục chủ nghĩa vô thần khoa học cho quân nhân phải thường
xuyên liên tục, chủ động, bền bỉ, tích cực. Làm cho mỗi quân nhân nhận thức sâu

sắc, sự nguy hại của tơn giáo và từ đó cần có thái độ đúng đắn, bền bỉ trong q
trình đấu tranh, thấy rõ được sự tồn tại của tôn giáo cịn diễn ra lâu dài, khơng
phải loại bỏ một cách nhanh chóng mà đó cả q trình phức tạp, nhất là trong
tình hình hiện nay chúng ta lại càng phải thận trọng trong q trình quan hệ với
tơn giáo.



×