Tải bản đầy đủ (.docx) (92 trang)

Luận văn thạc sĩ nghiên cứu hiện trạng môi trường và xây dựng mô hình xử lý chất thải rắn tại làng nghề khảm trai chuyên mỹ huyện phú xuyên thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 92 trang )

Luận văn thạc sỹ khoa
họcHỌC
môi QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-------►◙◄-------

Bùi Thị Kim Thúy

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG MƠI TRƢỜNG VÀ
XÂY DỰNG MƠ HÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI LÀNG
NGHỀ KHẢM TRAI CHUYÊN MỸ, HUYỆN PHÚ XUYÊN,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2012


Luận văn thạc sỹ khoa học môi

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-------►◙◄-------

Bùi Thị Kim Thúy

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG MƠI TRƢỜNG VÀ
XÂY DỰNG MƠ HÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI LÀNG
NGHỀ KHẢM TRAI CHUYÊN MỸ, HUYỆN PHÚ XUYÊN,


THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: Khoa học môi trường
Mã số: 60 85 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS NGUYỄN MẠNH KHẢI

Hà Nội - 2012


Luận văn thạc sỹ khoa học môi trường

MỤC LỤC
Mở đầu..................................................................................................................... 1
Chƣơng 1: Tổng quan............................................................................................. 3
1.1. Tổng quan về làng nghề...................................................................................... 3
1.1.1. Khái niệm làng nghề........................................................................................ 3
1.1.2. Phân loại làng nghề.......................................................................................... 3
1.1.3. Một số đặc điểm làng nghề Việt Nam hiện nay................................................4
1.1.4. Tổng quan ô nhiễm môi trường làng nghề tại Việt Nam..................................6
1.2. quan về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn nông thôn,làng nghề10
1.2.1. Thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt........................................... 10
1.2.2. Thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn làng nghề.................................. 12
1.2.3. Một số kỹ thuật thông thường xử lý chất thải rắn sinh hoạt...........................13
1.3. Tổng quan về làng nghề vùng phía Nam Hà Nội.............................................. 15
1.4. Giới thiệu về làng nghề khảm trai Chuyên Mỹ................................................. 15
Chƣơng 2: Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu........................................... 20

2.1. Vài nét về khu vực nghiên cứu......................................................................... 20
2.1.1. Điều kiện tự nhiên.......................................................................................... 20
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội............................................................................... 21
2.2. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................22
2.3. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................23
2.3.1. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa........................................................ 23
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp............................................................ 23
2.3.3. Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu nước............................................... 23
2.3.4. Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu khơng khí........................................ 24
2.3.5. Phương pháp xác định thành phần chất thải rắn tại hiện trường.................... 24
2.3.6. Phương pháp dự tính khối lượng thải giai đoạn 2012-2020...........................24
2.3.7. Dự tính dân số địa phương từ năm 2012 đến năm 2020................................. 25
2.3.8. Phương pháp ước lượng theo mức rác...........................................................25
2.3.9. Phương pháp phân tích, đánh giá tổng hợp.................................................... 25


Luận văn thạc sỹ khoa học môi trường

Chƣơng 3: Kết quả và thảo luận.......................................................................... 26
3.1. Thực trạng quản lý môi trường làng nghề khảm trai Chuyên Mỹ.....................26
3.1.1. Quản lý về môi trường tại làng nghề khảm trai Chuyên Mỹ..........................27
3.1.2. Các hoạt động quản lý môi trường tại làng nghề Chuyên Mỹ........................27
3.1.3. Đánh giá của người dân về thực trạng quản lý môi trường tại Chuyên Mỹ. . .29
3.2. Thực trạng sản xuất của làng nghề.................................................................... 30
3.2.1. Quy trình sản xuất khảm trai.......................................................................... 30
3.2.2. Quy mô sản xuất............................................................................................ 30
3.2.3. Thiết bị........................................................................................................... 36
3.2.4. Nguyên liệu.................................................................................................... 37
3.2.5. Hình thức tổ chức sản xuất............................................................................ 38
3.2.6. Nguồn lao động.............................................................................................. 39

3.3. Hiện trạng vệ sinh môi trường và sức khoẻ cộng đồng.....................................41
3.3.1. Không gian sống............................................................................................ 41
3.3.2. Chất lượng nhà ở........................................................................................... 41
3.3.3. Cơng trình vệ sinh.......................................................................................... 42
3.3.4. Hiện trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật...................................................... 43
3.3.5. Hiện trạng cấp - thốt nước............................................................................ 43
3.3.6. Hiện trạng mơi trường khơng khí................................................................... 46
3.3.7. Sức khoẻ cộng đồng.......................................................................................47
3.4. Hiện trạng và đề xuất mơ hình hệ thống thu gom, vận chuyển
và xử lý chất thải rắn.....................................................................................50
3.4.1. Hiện trạng......................................................................................................50
3.4.2. Đánh giá.........................................................................................................56
3.4.3. Đề xuất........................................................................................................... 58
3.5. Đề xuất biện pháp nâng cao chất lượng môi trường của xã Chuyên Mỹ...........63
3.5.1. Nâng cao vai trị và tích cực phối hợp sự tham gia của cộng đồng
trong vấn đề bảo vệ môi trường làng nghề....................................................64
3.5.2. Quy hoạch làng nghề..................................................................................... 66
Chƣơng 4: Kết luận và kiến nghị.........................................................................68
Tài liệu tham khảo................................................................................................... 70
Phụ lục..................................................................................................................... 76


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1.1: Phân bố các làng nghề Việt Nam theo khu vực
Hình 1.2: Sơ đồ thu gom rác ở khu vực nơng thơn
Hình 2.1: Cơ cấu kinh tế xã Chuyên Mỹ năm 2011
Hình 2.2: Mức rác và khối lượng rác thu gom tương ứng của xe đẩy tay loại

Trang

5
11
22
25

330l
Hình 3.1. Sơ đồ hệ thống tổ chức quản lý làng nghề huyện Phú Xuyên
Hình 3.2: Quy trình sản xuất khảm trai
Hình 3.3: Mơ hình thơn quản lý thu gom rác thải
Hình 3.4. Đề xuất mơ hình thu gom xử lý rác thải 1
Hình 3.5. Đề xuất mơ hình thu gom xử lý rác thải 2

26
31
52
59
60


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1:Các xu thế phát triển chính của làng nghề Việt Nam đến năm 2015
6
Bảng 1.2: Đặc trưng ô nhiễm từ sản xuất của một số loại hình làng nghề

8

Bảng 3.1: Một số đặc điểm về sản xuất của làng nghề
Bảng 3.2: Cơ cấu lao động theo ngành của làng nghề 2011
Bảng 3.3: So sánh mật độ dân số Chuyên Mỹ với một số quận, huyện thuộc


34
40
41

Thành phố Hà Nội
Bảng 3.4: Hiện trạng chất lượng nhà ở qua các năm
Bảng 3.5: Chất lượng môi trường nước cấp
Bảng 3.6: Hiện trạng rãnh thoát nước trong xã
Bảng 3.7: Chất lượng nước thải tại 3 thôn
Bảng 3.8: Bảng chất lượng mơi trường khơng khí
Bảng 3.9: Một số bệnh được khám chữa tại trạm y tế quý 3 năm 2012
Bảng 3.10: Khối lượng rác sinh hoạt qua 5 ngày khảo sát
Bảng 3.11. Số lượng công nhân và thu gom các thôn
Bảng 3.12: Thành phần rác thải làng nghề Chuyên Mỹ

41
43
44
45
47
48
51
53
54

Bảng 3.13. Kết quả dự tính lượng thải của làng nghề đến năm 2020
Bảng 3.17. Mức thu phí cho vệ sinh mơi trườngvà thu nhập của công nhân

55

57

các thôn


Luận văn thạc sỹ khoa học môi trường

MỞ ĐẦU
Làng nghề ở nước ta đã ra đời từ rất lâu và cho đến nay làng nghề ngày càng
phát triển góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Sự phát triển
của làng nghề đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, giải
quyết công ăn việc làm lúc nông nhàn, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất cho
người dân địa phương. Theo “Báo cáo thực hiện chính sách, pháp luật về môi trường
tại các khu kinh tế, làng nghề” của Sở Công thương, tại Hà Nội các làng nghề đã giải
quyết việc làm cho gần 630.000 lao động bao gồm cả lao động địa phương và lao động
du nhập. Năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực làng nghề đạt 8.663 tỷ
đồng, chiếm 8,3% tổng giá trị sản xuất cơng nghiệp tồn thành phố và kim ngạch xuất
khẩu đạt 804,5 triệu USD [46].
Ngành sản xuất thủ công nghiệp đang đóng một vai trị hết sức quan trọng trong
nền kinh tế Việt Nam. Khơng chỉ có vị trí được thừa nhận trong quá khứ mà ngay cả
ngày nay các ngành thủ công nghiệp truyền thống đã và đang góp phần tích cực trong
việc phát triển đấtt nước theo đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước cũng như là
một bộ phận khơng thể thiếu trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng
nghiệp, nơng thơn. Các nghề thủ công truyền thống ở nước ta rất đa dạng và phong
phú. Cùng với quá trình phát triển của nó, nghề thủ cơng truyền thống đã tạo ra rất
nhiều loại sản phẩm nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng sinh hoạt hằng ngày của nhân
dân, các loại công cụ sản xuất, vật liệu đồ trang trí mỹ nghệ có giá trị văn hóa và hàng
hóa cao.
Làng nghề khảm trai Chuyên Mỹ thuộc địa phận huyện Phú Xuyên thuộc lưu
vực sông Nhuệ, thành phố Hà Nội cách trung tâm thành phố 40km về phía nam.

Chuyên Mỹ là một trong nhiều làng xã mà nghề thủ cơng truyền thống có tác động sâu
sắc đến đời sống kinh tế -văn hóa – xã hội của cộng đồng dân cư hiện nay ở vùng châu

Bùi Thị Kim Thúy

7

Trường Đại học Khoa học tự nhiên


thổ sông Hồng. Theo nghiên cứu về hệ thống làng nghề của cơ quan hợp tác quốc tế
Nhật Bản (JICA) thì nghề khảm trai ở Chuyên Mỹ là một trong 12 nhóm các ngành
nghề năng động nhất tỉnh Hà Tây (cũ). Thực tế đã chứng minh với nghề khảm trai
truyền thống, Chuyên Mỹ đã đi từ một xã thuộc diện nghèo thành một địa phương với
trên 80% dân số có thu nhập cao và ổn định [28]. Nhưng cùng với sự bùng nổ của hoạt
động sản xuất, làng nghề khảm trai Chuyên Mỹ cũng đang phải đương đầu với nhiều
thách thức. Vấn đề môi trường và sức khỏe của người lao động, của cộng đồng dân cư
đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ hoạt động sản xuất của các làng nghề.
Nhưng hiện nay, công tác quản lý môi trường làng nghề của xã còn nhiều hạn
chế. Hệ thống quy phạm pháp luật chưa đầy đủ, chưa cụ thể hoá. Bên cạnh đó, cơng tác
xã hội hố bảo vệ mơi trường làng nghề chưa được triển khai sâu rộng, còn chậm trong
việc quán triệt và triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của
làng nghề, cơng tác quản lý cịn lỏng lẻo, chồng chéo, chưa huy động được nguồn lực
xã hội, do sản xuất còn manh mún, công nghệ thủ công, lạc hậu, không đồng bộ, nên ô
nhiễm môi trường tại làng nghề ngày càng có xu hướng tăng.
Xuất phát từ thực tế trên tơi đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu hiện trạng môi
trường và xây dựng mơ hình xử lý chất thải rắn tại làng nghề khảm trai Chuyên
Mỹ, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội” làm đề tài luận văn tốt nghiệp với nội
dung gồm:
-


Đánh giá thực trạng sản xuất của làng nghề khảm trai Chuyên Mỹ.

-

Nghiên cứu hiện trạng vệ sinh môi trường và sức khỏe cộng đồng tại làng
nghề.

-

Nghiên cứu hiện trạng thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải tại làng nghề.

-

Đánh giá và đề xuất mơ hình thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải.

-

Đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng môi trường tại xã Chuyên
Mỹ.


Chƣơng 1- TỔNG QUAN
1. 1. Tổng quan về làng nghề
1.1.1. Khái niệm làng nghề
Từ xa xưa, người nông dân Việt Nam đã biết sử dụng thời gian nông nhàn để
sản xuất những sản phẩm thủ công, phi nông nghiệp phục vụ cho nhu cầu đời sống
như: các công cụ lao động nông nghiệp, giấy, lụa, vải, thực phẩm qua chế biến… Các
nghề này được lưu truyền và mở rộng qua nhiều thế hệ, dẫn đến nhiều hộ dân có thể
cùng sản xuất một loại sản phẩm. Bên cạnh những người chuyên làm nghề, đa phần lao

động vừa sản xuất nông nghiệp, vừa làm nghề, hoặc làm thuê (nghề phụ). Nhưng do
nhu cầu trao đổi hàng hóa, các nghề mang tính chất chuyên môn sâu hơn, được cải tiến
kỹ thuật hơn và thường được giới hạn trong quy mô nhỏ (làng), dần dần tách hẳn nông
nghiệp để chuyển hẳn sang nghề thủ cơng. Như vậy, làng nghề đã xuất hiện.
Có thể hiểu làng nghề “là làng nơng thơn Việt Nam có ngành nghề tiểu thủ
công nghiệp, phi nông nghiệp chiếm ưu thế về số lao động và thu nhập so với
nghề nông” [3].
1.1.2. Phân loại làng nghề

Làng nghề với những hoạt động và phát triển đã có những tác động tích cực và
tiêu cực đến nền kinh tế, đời sống xã hội và môi trường với những nét đặc thù rất đa
dạng. Vấn đề phát triển và môi trường của các làng nghề hiện nay đang có nhiều bất
cập và đang được chú ý nghiên cứu. Muốn có được những kết quả nghiên cứu xác
thực, đúng đắn và có thể quản lý tốt các làng nghề thì cần có sự nhìn nhận theo nhiều
khía cạnh, nhiều góc độ khác nhau đối với làng nghề. Bởi vậy, hệ thống phân loại các
làng nghề dựa trên các số liệu thông tin điều tra, khảo sát là cơ sở khoa học cho nghiên
cứu, quản lý hoạt động sản xuất cũng như việc quản lý, bảo vệ môi trường làng nghề.


Cách phân loại làng nghề phổ biến nhất là phân theo loại hình sản xuất

, loại hình

sản phẩm [2].
Theo cać h naỳ có thể phân thaǹ h 6 nhóm ngành sản xuất gồm :
+ Ươm tơ, dệt vải và may đồ da.
+ Chế biến lương thực thực phẩm, dược liệu.
+ Tái chế phế liệu (giấy, nhựa, kim loại…).
+ Thủ công mỹ nghệ, thêu ren.
+ Vật liệu xây dựng, khai thác và chế tác đá.

+ Nghề khác (mộc gia dụng, cơ khí nhỏ, đóng thuyền, quạt giấy, đan vó, lưới..).
Ngồi ra cịn có thể phân loại theo quy mơ sản xuất (lơń , nhỏ, trung binh);
phân
̀
loại theo nguồn thải và mức độ ô nhiễm; theo licc̣ h sử phát triển ; theo mức độ sử dụng
nguyên liệu, theo thị trường tiêu thụ sản phẩm hoặc theo tiềm năng tồn tại và phát
triển…
1.1.3. Một số đặc điểm của làng nghề Việt Nam hiện nay
Theo thống kê, hiện trong cả nước có 13% số hộ nông dân chuyên sản xuất
nghề, 27% số hộ nông dân tham gia sản xuất nghề, thu hút hơn 29% lực lượng lao
động ở nông thôn. Các làng nghề hoạt động với các hình thức khá đa dạng: Trong tổng
số 40.500 cơ sở sản xuất ở các làng nghề có 80,1% là các hộ cá thể, 5,8% theo hình
thức Hợp tác xã và 14,1% thuộc các dạng sở hữu khác [3].
1.1.3.1. Phân bố làng nghề trong cả nước
Theo các tiêu chí về làng nghề được đề ra như ở trên, Việt Nam có khoảng 2017
làng nghề, trong đó gồm 1,4 triệu hộ tham gia sản xuất, thu hút hơn 11 triệu lao động.
Nhiều tỉnh có số lượng các làng nghề lớn như Hà Tây (cũ) với 280 làng nghề, Bắc
Ninh (187), Hải Dương (65), Hưng Yên (48)… với hàng trăm ngành nghề khác nhau,
phương thức sản xuất đa dạng. Tuy nhiên, sự phân bố và phát triển các làng nghề lại


không đồng đều trong cả nước. Các làng nghề ở miền Bắc phát triển hơn ở miền Trung
và miền Nam, chiếm 60% số lượng các làng nghề trong cả nước (Hình 1.1), trong đó
tập trung nhiều nhất và mạnh nhất là ở vùng đồng bằng sơng Hồng. Miền Trung có
khoảng 111 làng nghề, còn lại ở miền Nam hơn 300 làng nghề [2].

10%

Miền Bắc
Miền Trung


30%
60%

Miền Nam

Hình 1.1: Phân bố các làng nghề Việt Nam theo khu vực
1.1.3.2. Xu thế phát triển của làng nghề
Các yếu tố chính tác động đến sự phát triển của làng nghề Việt Nam bao gồm
-Nội lực sản xuất, trong đó đóng vai trị quan trọng là: người đứng đầu cơ sở sản
xuất, cơ sở vật chất và mặt bằng, công nghệ sản xuất, nguyên nhiên liệu, bản sắc văn
hoá, vốn và năng lực kinh doanh của một số cơ sở sản xuất trong làng nghề.
-Chính sách nhà nước bao gồm các thể chế và chính sách của các cấp quản lý từ
trung ương đến địa phương như tổ chức hiệp hội, chính sách thuế, hỗ trợ vốn, hậu
thuẫn của các cơ quan quản lý địa phương.
-Tác động của thị trường và vấn đề hội nhập quốc tế.
-Yếu tố xã hội như tạo công ăn việc làm, đa dạng hố loại hình kinh tế, bảo tồn
giá trị văn hố.
-Yếu tố mơi trường như tác hại của ô nhiễm tới sức khoẻ cộng động, cảnh quan,
gây tổn thất kinh tế, xã hội.


Theo đánh giá của Báo cáo hiện trạng môi trường làng nghề năm 2008 [2], cùng
với thời gian, một số làng nghề có thể bị suy thối trong khi đó một số khác lại phát
triển. Các xu thế phát triển của làng nghề Việt Nam đến năm 2015 được trình bày như
sau:
Bảng 1.1: Các xu thế phát triển chính của làng nghề Việt Nam đến năm 2015
Dệt
Vùng kinh tế


nhuộm,
ƣơm tơ,
thuộc da

Chế biến
lƣơng thực,
thực phẩm,
chăn nuôi,
giết mổ

Tái
chế
phế
liệu

Thủ
công mỹ
nghệ

Sản xuất
vật liệu xây
dựng,khai
thác đá

Đồng bằng sông Hồng

2

1


2

2

-1

Đông Bắc

1

1

0

1

0

Tây Bắc

1

1

0

1

0


Bắc Trung Bộ

1

2

1

2

1

Nam Trung Bộ

2

2

1

2

1

Tây Ngun

1

0


0

2

1

Đơng Nam Bộ

1

1

1

2

-1

Đồng bằng sơng Cửu
Long

1

1

1

2

-1


Ghi chú: -1: Suy thối

0: Duy trì

1: Phát triển vừa

2: Phát triển mạnh

(Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia năm 2008)
1.1.4. Tổng quan ô nhiễm môi trƣờng làng nghề tại Việt Nam
Vấn đề môi trường mà các làng nghề đang phải đối mặt không chỉ giới hạn ở
trong phạm vi các làng nghề mà còn ảnh hưởng đến người dân ở vùng lân cận. Theo
Báo cáo môi trường quốc gia năm 2008 với chủ đề "Môi trường làng nghề Việt Nam",


hiện nay “hầu hết các làng nghề ở Việt Nam đều bị ô nhiễm môi trường (trừ các làng
nghề không sản xuất hoặc dùng các nguyên liêu không gây ô nhiễm như thêu, may...).
Chất lượng môi trường tại hầu hết các làng nghề đều không đạt tiêu chuẩn khiến người
lao động phải tiếp xúc với các nguy cơ gây hại cho sức khỏe, trong đó 95% là từ bụi;
85,9% từ nhiệt và 59,6% từ hóa chất. Kết quả khảo sát 52 làng nghề cho thấy, 46%
làng nghề có mơi trường bị ô nhiễm nặng ở cả 3 dạng; 27% ô nhiễm vừa và 27% ơ
nhiễm nhẹ”. [2]
Tình trạng ơ nhiễm môi trường ở các làng nghề xảy ra ở mấy loại phổ biến sau đây:
- Ô nhiễm nước: Ở Việt Nam, các làng nghề chưa có hệ thống xử lý nước thải công
nghiệp, nước thải được đổ trực tiếp ra hệ thống kênh rạch chung hoặc ra sông. Nguyên
nhân gây ô nhiễm nước chủ yếu là quá trình xử lý công nghiệp như: chế biến lương
thực thực phẩm, mây tre, dệt, in, nung nấu kim loại, tẩy giấy và nhuộm… Thường thì
nước thải ra bị nhiễm màu nặng và gây ra hiện tượng đổi màu đối với dịng
sơng nhận nước thải, có mùi rất khó chịu. Hơn nữ a là sư c̣ vươt quá TCCP đố i vớ i cać

hàm lượng BOD , COD, SS, và coliform, các kim loại nặng… ở cả nước mặt và nước
ngầm, làm chết các sinh vật thủy sinh và chứa các mầm bệnh nguy hại cho con ngư.ời
- Ơ nhiễm khơng khí gây bụi, ồn và nóng do sử dụng than và củi chủ yếu trong sản xuất
vật liệu xây dựng và sản xuất gốm sứ.
- Ô nhiễm chất thải rắn do tái chế nguyên liệu (giấy, nhựa, kim loại…) hoặc do bã thải
của các loại thực phẩm (sắn, dong), các loại rác thải thông thường: nhựa, túi nilon,
giấy, hộp, vỏ lon, kim loại và các loại rác thải khác thường được đổ ra bất kỳ dòng
nước hoặc khu đất trống nào. Làm cho nước ngầm và đất bị ơ nhiễm các chất hóa học
độc hại, ảnh hưởng tới sức khỏe của con người.


Bảng 1.2: Đặc trƣng ô nhiễm từ sản xuất của một số loại hình làng nghề
Loại hình sản
xuất
1. Chế biến
lương thực, thực
phẩm, chăn
ni, giết mổ
2. Dệt nhuộm,
ươm tơ, thuộc
da

Khí thải
Bụi, CO, SO2,
NOx, CH4

Bụi, CO, SO2,

Các dạng chất thải
Nước thải

Chất thải rắn Dạng ÔN khác
BOD, COD,
Xỉ than, chất Ô nhiễm nhiệt,
chất rắn lơ lửng, thải rắn từ độ ẩm
tổng N, Tổng P, nguyên liệu
Coliform
BOD, COD, độ Xỉ than, tơ sợi, Ô nhiễm nhiệt,

NOx, CH4, hơi màu,Tổng N,hoá cặn , vải vụn và độ ẩm, tiếng ồn
kiềm, hơi axit, chất, thuốc tẩy, bao bì hố chất
dung mơi
Cr6+(thuộc da)
3. Thủ cơng mỹ - Bụi, SiO2, CO, BOD, COD,
Xỉ than (gốm Ô nhiễm nhiệt
nghệ
SO2, NOx, HF, chất rắn lơ lửng, sứ), phế phẩm, (gốm sứ)
- Gốm sứ
các chất hữu cơ độ màu, dẫu mỡ cặn hoá chất
- Sơn mài, gỗ mỹ - Bụi, hơi xăng, công nghiệp
nghệ, chế tác đá dung môi, oxit
Fe, Zn, Cr, Pb
4. Tái chế
-Bụi giấy, tạp chất Ô nhiễm nhiệt
- Tái chế giấy
- Bụi, SO2, H2S,- pH, BOD5,
từ phế liệu, bao
- Tái chế kim loại hơi kiềm
COD, tổng N,
bì hố chất
- Tái chế nhựa - Bụi, CO, hơi tổng P, độ màu -Xỉ than, rỉ sắt,

- COD, dầu mỡ,
kim loại, hơi
vụn KLN (Cr6+,
axit, Pb, Zn, CN-, kim loại
Zn2+…)
HF, THC, HCl- BOD, COD,
-Nhãn mác tạp
tổng N, tổng P, không tái sinh,
- Bụi, CO, Cl2,
HCl, THC, hơi dẫu mỡ, độ màu chi tiết kim loại,
dung môi
cao
su
5.Vật liệu xây Bụi, CO, SO2, Chất rắn lơ
Xỉ than, xỉ đá, đá Ô nhiễm nhiệt,
dựng, khai thác NOx, HF, THC lửng, Si, Cr
vụn
tiếng ồn,độ rung
đá
(Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia năm 2008)


Tại Báo Nhân dân ngày 23/6/2005, GS.TS. Đặng Kim Chi đã cảnh báo "100%
mẫu nước thải ở các làng nghề được khảo sát có thơng số vượt tiêu chuẩn cho phép.
Mơi trường khơng khí bị ơ nhiễm có tính cục bộ tại nơi trực tiếp sản xuất, nhất là ô
nhiễm bụi vượt tiêu chuẩn cho phép (TCCP) và ô nhiễm do sử dụng nhiên liệu than
củi. Tỷ lệ người dân làng nghề mắc bệnh cao hơn các làng thuần nông, thường gặp ở
các bệnh về đường hô hấp, đau mắt, bệnh đường ruột, bệnh ngồi da. Nhiều dịng sơng
chảy qua các làng nghề hiện nay đang bị ô nhiễm nặng; nhiều ruộng lúa, cây trồng bị
giảm năng suất do ô nhiễm khơng khí từ làng nghề".

Hà Nội là một trong những thành phố có nhiều làng nghề nhất cả nướ. cSau khi
mở rôṇ g (2008), Hà Nội có tổng côṇ g 1.275 làng nghề, trong đó có 226 làng nghề đươcc̣
UBND thành phố công
nhân

theo cá c tiêu chí là ng nghê, ̀ với nhiều loại hình sản xuất khác

nhau, từ chế biến lương thực, thực phẩm; chăn nuôi, giết mổ; dệt nhuộm, ươm tơ, thuộc
da đến sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác đá; tái chế phế liệu; thủ công mỹ nghệ...
Trong số này, làng nghề thủ công mỹ nghệ chiếm 53% với 135 làng nghề, tiếp đó là làng
nghề dệt nhuộm đồ da chiếm 23% với 59 làng nghề, làng nghề chế biến lương thực, thực
phẩm chiếm 16,9% với 43 làng nghề...Hiện nay, phần lớn lượng nước thải từ các làng
nghề này được xả thẳng ra sông Nhuệ, sông Đáy mà chưa qua xử lý khiến các con sông
này đang bị
ô nhiễm nghiêm trọng. Chưa kể đến
môt

lươ g rać tha,ỉ bã thải lớn từ các làng nghề không
n

thể thu gom và xử lý kipc̣, nhiều laǹ g nghề rać thaỉ đổ bừ a bai ven đương đi va cac khu đất
̀
̀ ́
trống [54].
Tình trạng ơ nhiễm mơi trư ờng như trên đã an̉ h hươn̉ g ngaỳ caǹ g nghiêm troṇ g
đến sức khỏe của cộng đồng , nhất là những người tham gia sản xuất , sinh sống taị các
làng nghề và các vùng lân cận.
Báo cáo môi trư ờng Quốc gia năm 2008 cho thấy , tại nhiều làng nghề, tỷ lệ
người mắc bệnh (đặc biệt là nhóm người trong độ tuổi lao động) đang có xu hướng gia
tăng. Tuổi thọ trung bình của người dân tại các làng nghề ngày càng giảm, thấp hơn 10

năm so với làng không làm nghề. Ở các làng tái chế kim loại, tỷ lệ người mắc bệnh ung


thư, thần kinh rất phổ biến, nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do sự phát thải khí độc,
nhiệt cao và bụi kim loại từ các cơ sở sản xuất.
Tại các làng sản xuất kim loại, tỷ lệ người mắc các bệnh liên quan đến thần
kinh, hơ hấp, ngồi da, điếc và ung thư chiếm tới 60% dân số. Tại các làng nghề chế
biến nông sản thực phẩm, bệnh phụ khoa chiếm chủ yếu (13 – 38%), bệnh về đường
tiêu hóa (8 – 30%), bệnh viêm da (4,5 - 23%), bệnh đường hô hấp (6 - 18%), bệnh đau
mắt (9 – 15%). Tỷ lệ mắc bệnh nghề nghiệp ở làng nghề Dương Liễu 70%, làng bún
Phú Đô là 50% [13].
Một trong những ngun nhân của tình trạng ơ nhiễm kể trên là do các cơ sở sản
xuất kinh doanh ở các làng nghề còn manh mún, nhỏ lẻ, phân tán, phát triển tự phát,
khơng đủ vốn và khơng có cơng nghệ xử lý chất thải. Bên cạnh đó, ý thức của chính
người dân làm nghề cũng chưa tự giác trong việc thu gom, xử lý chất thải. Nếu khơng
có các giải pháp ngăn chặn kịp thời thì tổn thất đối với toàn xã hội sẽ ngày càng lớn,
vươ xa giá tri kc̣ inh tế mà các làng nghề đem lại như hiện nay.
t
1.2. Tổng quan về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn nông thôn, làng nghề
1.2.1. Thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt
Ở khu vực nông thôn, việc thu gom rác hầu như vẫn đang là tự phát, chưa có sự
quản lý của một cơ quan chuyên trách nào. Với những hộ gia đình có ý thức bảo vệ
mơi trường, rác có thể được thu gom vào một góc vườn hoặc bất kỳ nơi nào có đất
trống. Chính vì vậy mà ở nhiều khu vực nơng thơn đang xảy ra tình trạng ùn đọng rác,
các loại rác hữu cơ và vô cơ được vứt lẫn lộn và đổ vào những nơi đất trống thường là
ven các đường quốc lộ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng .
Trước nguy cơ ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới đời sống nhân dân ở những khu
vực nơng thơn, ở một số địa phương đã có phong trào phụ nữ vận động nhân dân tham
gia vào quá trình phân loại và thu gom rác, giữ sạch môi trường. Một số nơi các thôn



xóm tự quy định một nơi đổ rác và vận động các gia đình mang tự mang rác đến đó.
Một số địa phương do yêu cầu quá cấp bách như Gia Lâm, Đông Anh (Hà Nội), Sao
Đỏ (Hải Dương) và thị xã Lạng Sơn, một số nhân dân đứng ra thành lập tổ hoặc hợp
tác xã dưới sự bảo trợ của chính quyền địa phương để thu gom và chuyển rác đến một
khu đất trống hoặc khe núi xa nơi ở mà khơng có xử lý gì hoặc chơn vào quanh các gốc
cây. Biện pháp này làm giảm được nguy cơ ô nhiễm môi trường sống của người dân ở
khu vực này, tuy nhiên chưa tái sử dụng được các chất thải hữu cơ làm phân bón trong
khi chính họ lại có nhu cầu rất cao đối với loại phân này.
Đốt (ít)
Rác thải gia đình

Chơn lấp (ít)
Đổ quanh nhà, vườn

Thu gom có tổ chức

Đổ nơi quy định

Hình 1.2: Sơ đồ thu gom rác ở khu vực nông thôn[16]
Với tốc độ phát triển kinh tế và đơ thị hóa nơng thơn như hiện nay, chúng ta
đứng trước nguy cơ rác thải ngày càng gia tăng ở cả đô thị và nông thôn, đặc biệt là
những khu vực nằm giữa nông thôn và thành thị, nơi các công ty môi trường đô thị
chưa với tới, đất đai lại chật hẹp, khơng có chỗ để chôn lấp rác. Ở những khu vực này,
hầu như chưa có biện pháp tổ chức xử lý rác hữu hiệu khiến cho nguy cơ ô nhiễm môi
trường ngày càng cao. Thực tế đã chứng minh rằng nếu biết tìm ra được những biện
pháp kỹ thuật đúng và tổ chức thực hiện tốt không chỉ ở các cơ quan quản lý môi


trường mà cả trong cộng đồng thì sẽ vừa giảm thiểu được mối nguy hại từ rác vừa giảm

được các chi phí cho việc giải quyết hậu quả mơi trường.

1.2.2. Thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn làng nghề
Chất thải rắn làng nghề gồm nhiều loại, phụ thuộc vào nguồn phát sinh, mang đặc
tính của loại hình sản xuất. Chất thải rắn làng nghề ngày càng đa dạng và phức tạp về
thành phần, gồm thành phần chính như: phế phụ phẩm từ chế biến lương thực, thực
phẩm, chai lọ thủy tinh, nhựa, nilon, vỏ bao bì đựng nguyên vật liệu, gốm sứ, gỗ, kim
loại.
Theo báo cáo hiện trạng mơi trường năm 2008, tiêu chí để lựa chọn công nghệ xử
lý chất thải làng nghề cần đảm bảo:
-

Chất thải sau xử lý phải đạt quy chuẩn môi trường Việt Nam hiện hành.

-

Công nghệ cần đơn giản dễ vận hành, dễ chuyển giao.

-

Vốn đầu tư, chi phí vận hành thấp, phù hợp điều kiện sản xuất của làng nghề.

-

Ưu tiên cơng nghệ có khả năng tận thu, tái sử dụng chất thải.

Theo sở công thương thành phố Hà Nội, 2008 “ Khối lượng chất thải rắn của 255
làng nghề thuộc thành phố Hà Nội (sau mở rộng) đã lên tới 207,3 m3/ngày (tương
đương với khoảng 90 tấn/ngày) chưa tính chất thải rắn chăn nuôi gia súc, gia cầm. Chất
thải rắn ở hầu hết các làng nghề chưa được thu gom và xử lý triệt để, nhiều làng nghề

xả thải bừa bãi ra môi trường gây ô nhiễm môi trường khơng khí, đất, nước, tác động
xấu đến cảnh quan. Cơng tác thu gom vận chuyển CTR làng nghề được chính quyền
các địa phương quan tâm nhưng chưa đáp ứng hết yêu cầu [2].
Hiện nay các cơ sở sản xuất trong làng nghề được khuyến khích áp dụng các giải
pháp sản xuất sạch hơn để vừa giảm lượng phát thải, vừa mang lại hiệu quả kinh tế.
trong thời gian qua, các nhà khoa học đã có các cơng trình nghiên cứu, áp dụng các


giải pháp sản xuất sạch hơn cho các nhóm làng nghề như làng nghề tái chế kim loại,
làng nghề sản xuất giấy…
Một số làng nghề tận dụng rác thải phế liệu bỏ đi của làng nghề tạo ra sản phẩm
mới cho thị trường như Công ty TNHH Triệu Tuấn (khu Đồng Nám, Xã Tân Tiến,
huyện Chương Mỹ - Hà Nội) đã đầu tư xây dựng nhà máy để xử lý rác, mùn cưa làm
“than hoạt tính sinh học” với cơng nghệ mới.
1.2.3. Một số kỹ thuật thông thường xử lý chất thải rắn
- Chôn lấp
Công nghệ chôn lấp là tập trung chất thải và chôn trong đất tự nhiên để chất thải
tự tiêu hủy theo thời gian. Công nghệ này dựa trên hiện tượng tự làm sạch của đất do
quá trình phân hủy sinh học bới các vi khuẩn lên men và phân hủy kỵ khí.
Phương pháp này có chi phí đầu tư ban đầu thấp, chi phí vận hành rẻ. Đối với các
nước đang phát triển hay ở các nước nghèo, xử lý chất thải rắn sinh hoạt chủ yếu là áp
dụng cơng nghệ chơn lấp thậm chí chỉ là biện pháp chôn lấp tự nhiên. Tại Việt Nam, xử
lý chất thải rắn sinh hoạt là cơng nghệ chính được lựa chọn để áp dụng, hiện trên cả
nước có hàng trăm bãi chơn lấp rác điển hình như bãi chơn lấp rác Nam Sơn tại huyện
Sóc Sơn để xử lý chất thải rắn sinh hoạt cho Hà Nội, bãi chơn lấp rác Đơng Mỹ tại
Hc Mơn để xử lý chất thải sinh hoạt cho TP Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên, công nghệ này chỉ nên thực hiện khi được các nhà chức trách quản lý
về môi trường cho phép và giải pháp này phải có điều kiện tự nhiên phù hợp như diện
tích mặt bằng đất đủ rộng để có thể thiết lập các bãi chôn lấp rác hoạt động lâu dài, đặc
điểm thổ nhưỡng phù hợp dễ tiêu hủy chất hữu cơ, đặc điểm nguồn nước ngầm, khu

vực chôn lấp phải xa khu dân cư đô thị..
- Công nghệ compost
Bản chất của công nghệ compost là xử lý chất thải rắn sinh học chứa nhiều chất
hữu cơ nhờ sự phân hủy của các vi khuẩn phân hủy trong điều kiện tối ưu hóa bỏa đảm
nhờ chất phụ gia, điều kiện nhiệt độ, độ ẩm giúp vi khuẩn lên men và phát triển với tốc


độ rất nhanh, theo đó vi khuẩn sử dụng rất nhanh lượng cơ chất có trong chất thải, phân
hủy chúng và biến chất thải hữu cơ thành chất mùn được gọi là phân vi sinh. Vi khuẩn
trong công nghệ này là các vi khuẩn khơng có độc tố và khơng có khả năng gây bệnh
cho người cũng như vật ni, điều kiện nhân lên và phát triển khơng địi hỏi khắt ke,
đặc biệt một số vi khuẩn có đặc tính chuyển hóa dị dưỡng nghĩa là trong điều kiện đủ
oxy tự do chúng hơ hấp chuyển hóa theo hướng hiếu khí cịn khi thiếu oxy, các vi
khuẩn chuyển sang hình thức chuyển hóa yếm khí.
Ưu điểm của phương pháp này là thân thiện với môi trường, đưa chất thải trở về
chu trình sinh thái và an tồn sức khỏe của người cùng mơi trường [44]. Cơng nghệ này
ít gây ơ nghiễm thứ cấp, sản phẩm của nó là phân vi sinh giúp cải thiện màu mỡ cho
cây trồng. Hiện nay đã có nhiều nhà máy sản xuất phân vi sinh áp dụng công nghệ này,
thường các dây chuyền compost được gắn liền với các bãi chôn lấp rác để tận dụng mặt
bằng, hệ thống cơ cở hạ tầng, và nguồn nguyên liệu cho dây chuyền hoạt động.
Nhược điểm của công nghệ này tuy không nhiều nhưng cơ bản nhất là chỉ có chất
thải dễ phân hủy như các chất hữu cơ từ thức ăn thừa, chất thải bỏ của thực phẩm mới
có thể áp dụng compost. Một số dây chuyền compost tại Việt Nam phải tự phân loại để
tách rác hữu cơ từ trong rác sinh hoạt nói chung làm cho tăng chi phí xử lý và cơng
nhân làm trong dây chuyền phân loại rác bị phơi nhiễm nhiều yếu tố bất lợi như nguồn
lây nhiễm, khí xú uế, vật sắc nhọn, cơn trùng…
- Phương pháp đốt
Phương pháp đốt có nhiều ưu thế như tiêu hủy triệt để tác nhân lây nhiễm, giảm
thiểu tối đa số lượng và đáp ứng yêu cầu về thời gian, ngược lại phương pháp này lại
có chi phí đắt, nguy cơ ơ nhiễm thứ cấp do khí thải lị đốt do vậy hiện cũng cịn có

nhiều tranh cãi.
Ngồi ra, hiện nay người ta cịn áp dụng công nghệ hiện đại để xử lý chất thải rắn,
tuy nhiên ở Việt Nam cịn ít được áp dụng do chi phí cao như xử lý hóa học, xử lý
nhiệt khơ và ướt, kỹ thuật vi sóng, nhốt chất thải…


Chất thải rắn đang là áp lực, gánh nặng đối với ô nhiễm môi trường, gánh nặng tài
nguyên và gánh nặng kinh tế cho hầu hết các quốc gia trên thế giới. Việt Nam cũng
trong tình trạng như các nước đang phát triển, phải đối mặt với vấn đề chất thải rắn,
nhất là các khu vực đô thị, khu vực dân cư đơ thị hóa. Nghị quyết 41 của Bộ Chính trị
nêu rõ Bảo vệ mơi trường là phát triển kinh tế, phát triển sản xuất theo hướng bền
vững. Do đó, vấn đề quản lý và xử lý chất thải rắn để bảo vệ môi trường, bảo vệ sức
khỏe cộng đồng là một trong những ưu tiên của chính sách quản lý nhà nước hiện nay.
Giải quyết vấn đề chất thải rắn phải đồng bộ cả hai mặt đó là quản lý tốt, hiệu quả
và xử lý chất thải đúng kỹ thuật. Quản lý chất thải rắn là một quy trình cơng nghệ, địi
hỏi đầu tư vốn, trang thiết bị, kỹ thuật và khía cạnh pháp lý, nhận thức và trách nhiệm
chung của cộng đồng. Xử lý chất thải rắn có hàng loạt cơng nghệ với những quy trình
rất nghiêm ngặt, tuy nhiên tùy theo điều kiện kinh tế, kỹ thuật, điều kiện tự nhiên,
phong tục tập quán mà lựa chọn cơng nghệ phù hợp đảm bảo duy trì được hoạt động
lâu dài và thường xuyên. Trong điều kiện Việt Nam, công nghệ chôn lấp là lựa chọn ưu
tiên cho xử lý chất thải rắn sinh hoạt và được áp dụng rộng rãi vào các khu vực đô thị.
Hệ thống xử lý chất thải rắn sinh hoạt đã hình thành nhà cung cấp dịch vụ hoạt động
theo hướng kinh tế chất thải và xã hội hóa cơng tác này.
Đối với khu vực nơng thơn, nơi chưa có nhà cung cấp dịch vụ, nhưng do áp lực
gia tăng dân số, do đơ thị hóa và mức phát thải chất thải rắn đang tăng lên, địi hỏi phải
có giải pháp thích hợp để quản lý và xử lý hiệu quả chất thải rắn khu vực nơng thơn đơ
thị hóa.
1.3. Tổng quan về làng nghề vùng phía Nam Hà Nội
Khu vực phía Nam Hà Nội, chủ yếu là Hà Tây (cũ) là địa phương có số lượng
làng nghề và thợ thủ cơng cao nhất cả nước. Hiện tại Hà Tây (cũ) có 76% số làng có

nghề, với nhiều nghề, loại hình sản xuất công nghệp – tiểu thủ công nghiệp đa dạng,
phong phú. Tồn tỉnh Hà Tây (cũ) có 1.460 làng, trong đó 1.116 làng có nghề với 160


làng đạt tiêu chuẩn và được cấp bằng công nhận làng nghề [4]. Khác với các địa
phương khác, các làng nghề của HàTây (cũ) được phân bố đều ở các huyện, thị xã, tập
trung nhiều nhất ở Phú Xuyên: 28 làng chiếm 23,3% đã hình thành nên “cụm làng nghề
lớn nhất tỉnh” [3].
- Số lượng và loại nghề:
160 làng nghề của tỉnh Hà Tây (cũ) được chia thành 4 nhóm ngành. Đó là
ngành: Dệt may – hàng tiêu dùng, ngành Chế biến lương thực – thực phẩm, thủ công
mỹ nghệ - chế biến lâm sản và cơ khí điện. Ngành thủ cơng mỹ nghệ - chế biến lâm sản
có số lượng nhiều nhất: 71 làng nghề. Trong ngành thủ công mỹ nghệ, khảm trai và sơn
mài chỉ có 8 làng nghề, xã Chuyên Mỹ đã chiếm tới 7 làng [10].
- Thu nhập
Làng nghề phát triển nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, đồng
thời làm chuyển dịch tích cực cơ cấu kinh tế nơng thơn. Phú Xuyên đã phát huy vốn
nghề thủ công truyền thống, sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp của huyện có
nhịp độ tăng trưởng khá, đạt 252,03 tỷ đồng vào năm 2003, tăng 7,7% so năm 2002.
Trong đó các ngành đạt tăng trưởng cao là may mặc 51%, hàng mây tre đan xuất khẩu
22,1%, khảm trai – sơn mài 24,5%. Từ năm 2009 toàn huyện phấn đấu đạt tốc độ tăng
trưởng GDP các năm từ 7,5 – 10%/năm trong đó nông nghiệp đạt 5-6%/năm, công
nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đạt 13-15%/năm, thương mại – dịch vụ đạt 1214%/năm.
Thu nhập tiểu thủ cơng nghiệp trong tồn xã Chun Mỹ năm 2011 là 75,9 tỷ
đồng tăng 12% so với năm 2010. Nhờ sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp kết
hợp với nơng nghiệp, dịch vụ mức thu nhập bình qn đầu người của xã ngày càng cao.
Từ mức 12,3 triệu /người/năm năm 2009 lên 14,6 triệu/người/năm năm 2010. Đến năm
2011 bình quân đầu người tăng nhanh đạt mức 18,3 triệu đồng/người/ năm. Hiện nay tỷ
lệ hộ nghèo giảm chỉ còn 4,9% (2011) so với mức 5,4% (2010) và 6,1% (2009). Đời



sống của nhân dân được cải thiện đáng kể. Các dịch vụ cho dân sinh ngày càng được
tăng theo mức sống. [28]
Qua các số liệu trên chúng ta có thể nhận thấy ngành khảm trai – sơn mài của
Chuyên Mỹ khẳng định được chỗ đứng của mình trong vơ số các làng nghề truyền
thống khác trong huyện cũng như trong cả nước.
1.4. Giới thiệu về làng nghề khảm trai Chuyên Mỹ
Theo phả đình làng Chn Ngọ thì nghề khảm trai nơi đây xuất hiện từ khoảng
thế kỷ XI- XIII. Ông tổ nghề hiện được thờ tại làng là Trương Công Thành sống dưới
thời vua Lý Nhân Tông (1072- 1127).
Do vậy một số người dân Chuôn Ngọ đã trở thành thợ chun khảm trai. Dần
dần hình thành nên Phường Chn gồm ba làng: Chuôn Ngọ, Chuôn Trung, Chuôn
Thượng. Cùng với thời gian nghề khảm trai đã dần phát triển sang cả bốn thơn cịn lại
trong xã. Từ năm 1993 đến nay, cả 7 thơn trong xã đều có nghề khảm và đều được công
nhận là làng nghề truyền thống. Như vậy xuất phát từ một từ một thôn, nghề khảm trai
sơn mài đã lan tỏa và phát triển sang các thôn khác trong tồn xã. Giờ đây nói đến nghề
khảm trai là người ta nghĩ ngay đến Chuyên Mỹ chứ không phải chỉ một thôn Chuôn
Ngọ.
Càng ngày, nghề khảm càng phát triển, làm ra nhiều mặt hàng tinh xảo khác
nhau như khay, hộp khảm, tranh khảm và nhiều mặt hàng khảm khác ra đời... Chi tiết
trang trí trên khảm trai cũng rất sinh động, đặc sắc và có hồn. Tới nay, các sản phẩm
khảm trai, ốc của Chuyên Mỹ ngày càng đa dạng, phong phú về mẫu mã. Nguyên liệu
dùng cho nghề khảm trai ngày nay ở Chuyên Mỹ gồm đủ loại khơng chỉ trong nước mà
cịn cả nhập của nước ngoài như Hongkong, Singapore, Indonesia. . . Sản phẩm khảm
trai Chuyên Mỹ thể hiện tính độc đáo, trí tuệ của những người thợ thủ cơng, đồng thời
phản ánh tính thời đại và tính hữu dụng cũng như tính thẩm mỹ, tạo nên một sản phẩm


có giá trị nghệ thuật cao, được nhiều người ưa chuộng, trong đó có cả những khách
hàng khó tính ở châu Âu, châu Mỹ.

Nhưng khơng chỉ có nghề khảm trai truyền thống đơn thuần, người thợ khảm
Chuyên Mỹ còn làm phong phú hơn cho nghề khảm trai, đó là khảm trai trên sơn mài.
Thơn Bối Khê vốn có nghề sơn đồ nét cổ truyền từ khoảng 200 năm trước, rồi đến sơn
mài, nay lại có thêm sơn khảm. Tinh hoa của nghề khảm và sơn mài hòa nhập vào nhau
tạo nên nghề mới, sản phẩm mới mà không nơi nào trên đất nước có được. Nó đã mang
lại sự nổi tiếng cho Chuyên Mỹ.
Đến nay, toàn xã Chuyên Mỹ đã có tới hơn 80% hộ dân sống bằng nghề này. Sự
phát triển của làng nghề cịn tạo cơng ăn việc làm cho hàng nghìn lao động tại các xã
lân cận. Làng khảm thôn Ngọ đang tiếp tục phát huy tiềm năng của mình, xứng đáng là
nơi lưu giữ nghệ thuật khảm trai truyền thống và sản xuất ra những sản phẩm thủ công
mỹ nghệ đẹp và nổi tiếng không chỉ trong nước mà cả thế giới.
Tất nhiên là cả 7 thôn trong xa đều làm nghề khảm trai nhưng không chỉ vậy
giữa các thơn cịn có sự phân cơng chun môn dựa vào khả năng và tài hoa của người
thợ từng thơn. Chun Mỹ có 7 thơn thì 3 thơn (Ngọ, Trung, Đồng Vinh) chuyên làm
đồ khảm, 1 thôn (Thượng) chuyên chế biến nguyên liệu trai ốc, 1 thôn (Hạ) hầu như
tồn làm đồ gỗ mộc và 2 thơn (Bối Khê, Mỹ Văn) làm đồ sơn mài khảm. 7 thôn trong
xã cùng liên kết, hậu thuẫn cho nhau trong việc phát triển nghề khảm trai truyền thống,
cùng tìm hướng đưa nghề khảm vào con đường làm ăn chuyên nghiệp, vững chắc hơn.
Sản phẩm làng nghề
Thời trước, người thợ làng Ngọ chuyên làm hoành phi, câu đối phục vụ cho các
Vua Chúa, đình chùa và những đồ dùng đặc biệt như khảm sập gụ, tủ chè, bình phong,
điếu ống, tráp trầu…với những đề tài: chọn trong các tích của Tàu như Tam cố thảo lư,
văn Vương cầu hiền, Giang tả cầu hôn hoặc Long Ly quy phượng, chim muông, hoa lá.
Thời kỳ kháng chiến chống Pháp hàng khảm được đưa sang Pháp quốc, mang vào cố


đô Huế được khách ngày càng ưa chuộng. Người làng Ngọ với đôi bàn tay cần mẫn tài
hoa đã tạo ra nhiều loại sản phẩm tinh xảo mà ta luôn khâm phục tài năng cả họ. Ngày
nay, hàng khảm đã phong phú hơn, không chỉ tiêu dùng nội địa theo thị hiếu Việt Nam,
mà sản phẩm Chuyên Mỹ đã có mặt ở thị trường nước ngoài cùng với các nước khó

tính chưa quen hàng Việt Nam như Anh, Hà Lan, Nhật, Mỹ và hơn 10 nước trên thế
giới. Trong sự phát triển đi lên của khoa học kỹ thuật, trước cơ chế thị trường đầy biến
động, người thợ Chuyên Mỹ luôn kế thừa và phát huy được tinh hoa của nghề. Họ đã
nhanh chóng tiếp cận khoa học kỹ thuật, cải tiến và hiện đại một số công đoạn, để giảm
sức lao động, tăng năng suất và hiệu suất để tăng khối lượng sản phẩm đáp ứng nhu
cầu xã hội. Hàng sơn khảm Ngọ Hạ ngày càng phong phú đáp ứng thị hiếu trong nước
và quốc tế, trở thành một ngành mỹ nghệ dân gian, một nghệ thuật để tôn vinh vẻ đẹp
cho cuộc sống con người. Sản phẩm khảm trai ở Chn Ngọ có đủ loại từ tủ, sập, bàn
ghế, đến câu đối, hồnh phi trong nhà thờ, đình đền; những bức tranh treo tường phỏng
theo các tích trong truyện Tam Quốc, các truyện cổ và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Dương Liễu [18] có thể chia sản phẩm của khảm
trai của Chuyên Mỹ làm 3 loại: hàng mỹ nghệ, đồ gỗ cao cấp và vật dụng gia đình.
- Hàng mỹ nghệ: Đây là loại hàng hóa được sản xuất nhiều nhất và dễ tiêu thụ từ trước
đến nay. Đó là những bức tranh phong cảnh, hộp đựng đồ trang sức, khay trầu, lọ hoa,
đồ trang sức nhỏ… Các sản phẩm này được bán hàng loạt chủ yếu bán cho khách du
lịch. Đặc biệt là những bức tranh truyền thần được khảm trai.
- Đồ gỗ cao cấp: Đó là những sản phẩm đồ gỗ cao cấp khảm trai như giường, tủ, bàn,
ghế, bình phong…Loại hàng này được làm theo đơn đặt hàng của khách. Giá trị tùy
thuộc vào nguyên liệu, chủ yếu là trai, ốc. Loại ốc đắt tiền khi khảm vào sẽ nâng giá trị
sản phẩm lên rất nhiều.
- Vật dụng gia đình: Trước đây hàng khảm trai được sử dụng nhiều để làm đẹp và thêm
trang trọng những đồ thờ cúng như án thư, hòm sắc… Ngày nay đồ để thờ cũng vẫn
được mọi người quan tâm nhiều. Ngoài ra các vật dụng như khay nước, cơi trầu khảm
trai cũng xuất hiện nhiều trong gia đình người Việt. Những tấm bình phong,


×