Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Tại sao nói “quy chế pháp lí hành chính của người nước ngoài ở Việt Nam hạn chế hơn so với công dân Việt Nam”? Anhchị hãy lấy và phân tích ví dụ chứng minh cho nhận định trên; Anhchị hãy phân biệt hộ chiếu và thị thực theo quy định pháp luật hiện hành.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.33 KB, 10 trang )

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHÂN
MƠN: Luật hành chính
1. Tại sao nói “quy chế pháp lí hành chính của người nước ngoài ở Việt
Nam hạn chế hơn so với cơng dân Việt Nam”? Anh/chị hãy lấy và phân tích
ví dụ chứng minh cho nhận định trên. (2 điểm)
Để hiểu vì sao nói “quy chế pháp lí hành chính của người nước ngoài ở Việt
Nam hạn chế hơn so với cơng dân Việt Nam” trước hết, em xin trình bày các
khái niệm như sau:
Người nước ngồi là người có quốc tịch của một quốc gia khác đang lao động,
học tập, cơng tác, sinh sống trên lãnh thổ nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam. (khoản 5, điều 3 luật quốc tịch Việt Nam 2008: “Người nước ngoài cư trú
ở Việt Nam là cơng dân nước ngồi và người khơng quốc tịch thường trú hoặc
tạm trú ở Việt Nam”)
Công dân Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam (Khoản 1 Điều 17 Hiến
Pháp năm 2013: “Công dân nước cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người
có quốc tịch Việt Nam”; Điều 1 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008: “Ở nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mỗi cá nhân đều có quyền có quốc tịch…
Mọi thành viên của các dân tộc đều bình đẳng về quyền có quốc tịch Việt Nam”)
Quy chế pháp lý hành chính của người nước ngồi là tổng thể quyền và nghĩa
vụ của họ trong quản lý hành chính nhà nước, được quy định trong Hiến pháp và
các văn bản pháp luật khác (Điều 48,49 Hiến pháp năm 2013, Pháp lệnh nhập
cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam ngày 28/04/2000,
Pháp lệnh ưu đãi miễn trừ ngoại giao năm 1993 dành cho cơ quan đại diện ngoại
giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam)
Quy chế pháp lý hành chính của cơng dân là tổng thể các quyền và nghĩa vụ của
cơng dân trong quản lý hành chính nhà nước được quy định trong các văn bản
pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và được đảm bảo thực
hiện trong thực tế.
1



Nhìn chung, quy chế pháp lý hành chính của người nước ngồi ở Việt Nam hạn
chế hơn so với cơng dân Việt Nam:
Về lĩnh vực hành chính - chính trị, năng lực pháp lí hành chính của người nước
ngồi so với cơng dân Việt Nam hạn chế hơn: khơng có quyền bầu cử, ứng cử
vào cơ quan quyền lực nhà nước như cơng dân Việt Nam; khơng có quyền tham
gia vào hoạt động của bộ máy nhà nước với tư cách là cán bộ, cơng chức; khơng
có quyền tự do cư trú, đi lại.
Về lĩnh vực kinh tế-xã hội: đối với quyền tự do lao động, người nước ngoài cư
trú ở Việt Nam mặc dù có quyền lao động nhưng họ không được tự do chọn lựa
nghề nghiệp; đối với quyền tự do kinh doanh, người nước ngoài cư trú ở Việt
Nam chỉ được kinh doanh trong một số ngành nghề nhất định theo pháp luật Việt
Nam; đối với quyền xây dựng nhà ở theo quy hoạch, người nước ngoài thì
khơng được xây dựng nhà ở ở Việt nam, nếu muốn phải có sự đồng ý từ phía
Việt Nam thì mới được thực hiện.
Về lĩnh vực văn hóa-xã hội: đối với quyền học tập, người nước ngoài cư trú ở
Việt Nam được vào học tại các trường học Việt Nam trừ một số trường đại học,
trường chuyên nghiệp hoặc một số ngành học trong các trường có liên quan đến
an ninh, quốc phòng.
Nguyên nhân của sự hạn chế này là bởi nguyên tắc quốc tịch bảo đảm độc lập,
chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam được quy định trong Luật quốc tịch của
nước Việt Nam. Theo Điều 1 Luật Quốc Tịch Việt Nam năm 2008: “Quốc tịch
Việt Nam thể hiện mối quan hệ gắn bó của cá nhân với Nhà nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam, làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của công dân Việt Nam
đối với Nhà nước và quyền, trách nhiệm của Nhà nước Cộng hồ xã hội chủ
nghĩa Việt Nam đối với cơng dân Việt Nam”. Như vậy người nước ngồi là
người khơng có quốc tịch Việt Nam cho nên quyền và nghĩa vụ đối với Nhà
nước Việt Nam có sự khác biệt và hạn chế hơn so với Công dân Việt Nam vì lý
do nhằm bảo đảm độc lập, chủ quyền, tồn vẹn lãnh thổ Việt Nam, bảo đảm an
ninh, bí mật quốc gia. Do vậy, nhà nước Việt nam chỉ thừa nhận và bảo đảm việc
2



tham gia vào quản lý hành chính nhà nước trên cơ sở những quyền và nghĩa vụ
của họ theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Ví dụ: Người nước ngồi không được hưởng quyền bầu cử, ứng cử vào cơ quan
quyền lực nhà nước bởi quyền tham gia bầu cử, ứng cử là quyền và nghĩa vụ của
công dân đã được quy định tại Điều 27 Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hịa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam: “Cơng dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu
cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng
nhân dân”. Quyền bầu cử, là một quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp,
pháp luật quy định, bảo đảm thực hiện. Bầu cử là một thể chế dân chủ đã có từ
lâu. Nhà nước ta là nhà nước của dân, do nhân dân và vì nhân dân bởi nhân dân
tổ chức ra nhà nước bằng cách bầu ra các cơ quan quyền lực nhà nước, trực tiếp
bỏ phiếu tín nhiệm bầu người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của mình để thay
mặt mình thực hiện quyền lực nhà nước, góp phần tham gia việc thiết lập ra bộ
máy nhà nước để tiến hành các hoạt động quản lý xã hội. Quyền ứng cử cũng là
quyền cơ bản của công dân, thể hiện được tính chất trực tiếp của việc cơng dân
tham gia vào quản lý nhà nước (ứng cử vào các chức vụ trong bộ máy nhà nước
để có thể trực tiếp quản lý, xây dựng đất nước). Như vậy, người nước ngồi
khơng phải cơng dân Việt Nam nên khơng được hưởng quyền này vì lí do đảm
bảo độc lập, chủ quyền quốc gia, một nhà nước của dân do dân, vì dân.
2. Anh/chị hãy phân biệt hộ chiếu và thị thực theo quy định pháp luật hiện
hành. (2 điểm)
Chúng ta có thể phân biệt hộ chiếu và thị thực theo quy định pháp luật hiện hành
dựa trên những tiêu chí như sau:
Về khái niệm, pháp luật hiện hành quy định:
Khoản 3 Điều 2 Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019:
“Hộ chiếu là giấy tờ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, do cơ quan có thẩm
quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam sử dụng để xuất cảnh, nhập
cảnh, chứng minh quốc tịch và nhân thân.”


3


Khoản 11 Điều 3 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước
ngoài tại Việt Nam năm 2014: “Thị thực là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm
quyền của Việt Nam cấp, cho phép người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam”.
Theo Luật Xuất nhập cảnh của cơng dân Việt Nam 2019 (Điều 6), có 4 loại hộ
chiếu bao gồm: hộ chiếu phổ thông - loại hộ chiếu phổ biến cho mọi công dân
Việt Nam; hộ chiếu cơng vụ - được cấp cho các quan chức chính phủ khi ra nước
ngồi thực hiện cơng vụ của nhà nước giao; hộ chiếu ngoại giao - dành cho
những người giữ chức vụ cấp cao trong hệ thống cơ quan của Đảng và Nhà nước
như Bí thư, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND cấp tỉnh trở lên; Bộ trưởng, Thứ trưởng
của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
Theo Điều 8 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài
tại Việt Nam 2014 (sửa đổi 2019), có 27 loại thị thực (NG1, NG2, NG3,..)
Về nơi cấp, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu phổ thơng và nhận kết quả
tại Phịng Quản lý Xuất nhập cảnh công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương nơi thường trú hoặc tạm trú (Điều 4 và Điều 5 Thông tư số 29/2016/TTBCA của Bộ Công An, ngày 06/7/2016 hướng dẫn việc cấp, sửa đổi, bổ sung hộ
chiếu phổ thông ở trong nước cho công dân Việt Nam). Hộ chiếu công vụ, ngoại
giao do Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao và Sở Ngoại vụ, ở nước ngoài là cơ quan
đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự và cơ quan khác được ủy quyền
thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngồi (Điều 2 Thơng tư số
03/2016/TT-BNG của Bộ Ngoại giao ngày 30/6/2016 hướng dẫn việc cấp, gia
hạn, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ và cấp công hàm
đề nghị cấp thị thực). Với thị thực, cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực nhập
cảnh Việt Nam được xác định theo Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú
của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 như sau:
Bộ Ngoại giao (Cục Lãnh sự): Cấp, sửa đổi, bổ sung và hủy bỏ thị thực cho
người nước ngoài hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao và lãnh sự ( bao gồm

thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ
chức quốc tế tại Việt Nam và tại nước thứ ba, và thân nhân, người giúp việc
4


cùng đi); Cấp phép nhập cảnh Việt Nam cho các khách nước ngoài vào Việt
Nam theo lời mời của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch Nước, Chính phủ
và khách mời cấp tương đương của Bộ trưởng, Thứ trưởng, Chủ tịch, Phó Chủ
tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. (khoản 1 Điều 3 Thông tư số
04/2016/TT-BNG hướng dẫn thủ tục cấp thị thực, gia hạn tạm trú, cấp thẻ tạm
trú cho người nước ngoài tại Việt Nam thuộc thẩm quyền của Bộ Ngoại giao)
Bộ Công an (Cục Quản lý xuất nhập cảnh): Cấp, sửa đổi, bổ sung và hủy bỏ thị
thực và cấp phép nhập cảnh cho các đối tượng khác có cơ quan, tổ chức, cá nhân
ở Việt Nam mời, đón.
Các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan được ủy quyền thực
hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài: Cấp, bổ sung, sửa đổi và
hủy bỏ thị thực theo phép nhập cảnh của Bộ Ngoại giao và Bộ Công an; Quyết
định việc cấp thị thực cho người nước ngoài khơng có cơ quan, tổ chức, cá nhân
ở Việt Nam mời, đón.
Hộ chiếu là giấy tờ có trước, là một trong những tài liệu quan trọng, cần để được
cấp thị thực. Thông thường, thị thực thường được cấp bằng cách đóng dấu hoặc
dán vào hộ chiếu tùy theo quy định của các nước khác nhau. Tại Việt Nam, theo
khoản 2 Điều 1 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quả cảnh, cư trú của người nước
ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019, thị thực được cấp vào hộ chiếu, cấp rời hoặc
cấp qua giao dịch điện tử. Thị thực cấp qua giao dịch điện tử là thị thực điện tử.
3.Anh/chị hiểu thế nào là “hộ chiếu vắc-xin”? (1 điểm)
“Hộ chiếu vắc-xin " thực chất là giấy chứng nhận đã tiêm chủng đầy đủ các mũi
vắc-xin phòng COVID-19 theo quy định, được điều chỉnh theo Luật phòng,
chống bệnh truyền nhiễm và Điều lệ kiểm dịch y tế quốc tế 1. "Hộ chiếu vắc-xin"
COVID-19 cho phép người dân có thể đi lại trong nước, quốc tế mà không phải

cách ly, không phải xét nghiệm Covid-19 hoặc giảm thời gian cách ly.

1 />
5


4. Hiện nay Chính phủ Việt Nam đã chấp nhận “hộ chiếu vắc-xin” chưa?
Phân tích những căn cứ pháp lí hiện hành để Chính phủ Việt Nam có thể
chấp nhận “hộ chiếu vắc-xin”. (2 điểm)
Thời điểm hiện tại, Chính phủ Việt Nam chưa chấp nhận “hộ chiếu vắc-xin”.
Bởi hiện nay tỷ lệ tiêm vắc-xin của Việt Nam chưa đạt yêu cầu do khan hiếm
vắc-xin và nhiều lý do khác. Vì vậy, miễn dịch cộng đồng của người dân Việt
Nam rất thấp. Nếu triển khai hộ chiếu vắc-xin mà không quản lý chặt với người
đã được tiêm vắc-xin vào Việt Nam, có thể làm lây nhiễm virus ra cộng đồng,
nguy cơ khơng kiểm sốt được. Hơn nữa, hiện tại vẫn chưa có sự thống nhất ở
phạm vi quốc tế về những tiêu chuẩn đối với hộ chiếu vắc-xin.
Tuy nhiên, việc xem xét triển khai hộ chiếu vắc-xin để giảm thời gian cách ly
tập trung đối với người nhập cảnh vào Việt Nam cũng như tạo điều kiện thuận
lợi để người Việt Nam xuất cảnh ra nước ngoài cũng rất cần thiết. Vấn đề triển
khai hộ chiếu vắc-xin sẽ hỗ trợ từng bước việc mở lại đường bay thương mại
quốc tế cần có sự kiểm sốt, đồng thời tạo điều kiện các chuyên gia vào Việt
Nam để giúp chúng ta phát triển kinh tế.
Vậy để Chính phủ Việt Nam có thể chấp nhận “hộ chiếu vắc-xin” thì dựa trên
những căn cứ pháp lý hiện hành như sau:
Điều 23, 33, 35, 38 Hiến Pháp năm 2013 quy định về quyền tự do đi lại, quyền
tự do kinh doanh, quyền tự do lao động, quyền được đảm bảo về sức khỏe. “Hộ
chiếu vaccine” nhằm bảo đảm các quyền tự do cơ bản của con người, cơng dân
được thực hiện.
Quyền được chăm sóc sức khỏe được quy định tại Điều 25 của Tuyên ngôn Thế
giới về quyền con người năm 1948 và Điều 12 Công ước quốc tế về các quyền

kinh tế, xã hội và văn hóa: “Các quốc gia thành viên Cơng ước thừa nhận quyền
của mọi người được hưởng một tiêu chuẩn sức khoẻ về thể chất và tinh thần ở
mức cao nhất có thể được”; “Biện pháp ngăn ngừa, xử lý và hạn chế các dịch
bệnh, bệnh ngoài da, bệnh nghề nghiệp và các loại bệnh khác chính là nghĩa vụ
của mỗi quốc gia thành viên”. Với tư cách là quốc gia thành viên của Liên hợp
6


quốc, việc Chính phủ Việt Nam chấp nhận “hộ chiếu vaccine” là một biện pháp
bảo đảo sức khỏe cộng đồng, thực hiện đúng cam kết của các bản công ước.
Khoản 3 Điều 2 Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019:
“Hộ chiếu là giấy tờ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, do cơ quan có thẩm
quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam sử dụng để xuất cảnh, nhập
cảnh, chứng minh quốc tịch và nhân thân”. Giấy chứng nhận tiêm chủng
vaccine đáp ứng đầy đủ điều kiện để có thể được chấp nhận như là hộ chiếu:
chứng nhận tiêm chủng đầy đủ số mũi vaccine theo quy định, chứng minh nhân
thân, lịch sử tiêm chủng, chứng minh các đặc điểm nhận dạng (tên, tuổi, hình
ảnh chân dung,..). Mục đích của loại giấy chứng nhận tiêm chủng này cũng để
có thể sử dụng để xuất cảnh, nhập cảnh (chứng minh đủ điều kiện về sức khỏe:
đã được tiêm chủng vắc-xin phịng COVID-19, khơng mắc, khả năng mắc thấp
bệnh truyền nhiễm cụ thể là Covid 19, không hoặc khả năng thấp mang nguồn
bệnh lây nhiễm vào nước nhập cảnh).
Khoản 1 Điều 47 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước
ngoài tại Việt Nam năm 2014: “Chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì, phối
hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ liên quan thực hiện quản lý nhà nước về nhập
cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.” Căn cứ
quy định này, Bộ Công An phối hợp với Bộ y tế cấp “hộ chiếu vắc-xin”, quản lý
hoạt động nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú, đảm bảo tính xác thực, hiệu
quả của hộ chiếu vắc-xin.
Khoản 11 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật nhập cảnh, xuất

cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2019 sửa đổi
điều 20 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại
Việt Nam năm 2014 : “Người nước ngồi được nhập cảnh khi có đủ các điều
kiện sau đây: Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế và thị thực, trừ
trường hợp được miễn thị thực theo quy định của Luật này, không thuộc trường
hợp chưa cho nhập cảnh quy định tại Điều 21 của Luật này”. Căn cứ quy định
này, giấy chứng nhận tiêm chủng vắc-xin Covid 19 có thể được chấp nhận làm
7


căn cứ chứng minh người nhập cảnh đáp ứng đủ điều kiện về tiêm chủng để đi
lại quốc tế, xuất, nhập cảnh hoặc để được ưu tiên đối với thời gian cách ly.
Điều 21 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại
Việt Nam năm 2014 quy định các trường hợp chưa cho nhập cảnh, Khoản 8
Điều 36 Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019 quy định
trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh: “Người đang bị dịch bệnh nguy hiểm lây lan,
truyền nhiễm và xét thấy cần ngăn chặn ngay, không để dịch bệnh lây lan,
truyền nhiễm ra cộng đồng, trừ trường hợp được phía nước ngồi cho phép
nhập cảnh”. Căn cứ quy định này, “Hộ chiếu vắc-xin” chứng minh được người
khơng thuộc trường hợp khơng cho nhập cảnh vì lí do mắc bệnh truyền nhiễm
hay vì lý do phịng chống dịch bệnh. Bởi họ đã đạt yêu cầu về y tế (không mắc,
khả năng mắc thấp bệnh truyền nhiễm cụ thể là Covid 19, không hoặc khả năng
thấp mang nguồn bệnh lây nhiễm vào nước nhập cảnh).
Khoản 1 Điều 1 Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại
Việt Nam ngày 28/04/2000: “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
tạo điều kiện thuận lợi đối với việc nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh của người
nước ngồi; bảo hộ tính mạng, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác
của người nước ngồi cư trú tại Việt Nam trên cơ sở pháp luật Việt Nam và điều
ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia”.
Theo quy định này, việc công nhận “hộ chiếu vắc-xin” tạo điều kiện thuận lợi

đối với việc nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh của người nước ngoài vào Việt Nam
thể hiện sự hữu nghị đối với công dân của các nước bạn. Đồng thời tạo điều kiện
thuận lợi, nhanh chóng cho họ vào Việt Nam đầu tư, sản xuất, kinh doanh thúc
đẩy phát triển kinh tế.
.
5. Theo anh/chị, việc chấp nhận “hộ chiếu vắc-xin” có gây ra tình trạng bất
bình đẳng giữa người có “hộ chiếu vắc-xin” và người khơng có “hộ chiếu
vắc-xin” không? Giải pháp của anh/chị cho vấn đề này? (3 điểm)

8


Thực tế là có nhiều người khơng thể tiêm chủng vắc-xin COVID-19 vì những lý
do khác nhau (khơng đủ kinh phí, dị ứng với những thành phần, khơng đủ điều
kiện sức khỏe, chưa sẵn sàng cho việc tiêm vắc-xin) nên việc áp dụng hộ chiếu
vắc-xin sẽ có thể tạo ra sự phân biệt đối xử. Bởi hiện nay, vắc-xin không có sẵn
ở khắp mọi nơi, vắc-xin COVID-19 chưa được phân bổ rộng khắp và công bằng
đối với tất cả các nước. Thực tế, một số nước chưa có đủ điều kiện để triển khai
tiêm vắc-xin (thậm chí như Châu Phi các bác sĩ tuyến đầu cũng chưa được tiếp
cận với vắc-xin) trong khi đã có những nước tiến hành tiêm đủ 2 mũi vắc-xin
cho đa số người dân và bắt đầu thực hiện tiêm mũi củng cố để ngừa biến chủng
mới. Như vậy, việc áp dụng “hộ chiếu vaccine” dẫn đến tình trạng phân biệt đối
xử. Ví dụ đơn giản chỉ những người có hộ chiếu vắc-xin mới được đi du lịch,
tham gia các hoạt động cồng động, sản xuất, kinh doanh,… Điều này rất có thể
xâm phạm đến quyền con người (quyền tự do đi lại, quyền lao động). Hơn nữa,
trong trường hợp áp dụng hộ chiếu vắc-xin ở dạng ứng dụng trên điện thoại
thông minh, một số người sẽ khơng thể sử dụng chúng. Thêm vào đó, hộ chiếu
vắc-xin sẽ ghi lại dữ liệu sức khỏe cá nhân, bởi vậy, việc không bảo vệ những
thông tin này sẽ tạo ra nguy cơ gian lận, giả mạo, phân biệt đối xử và vi phạm
quyền riêng tư.

Theo em, thứ nhất, chỉ nên áp dụng hộ chiếu vắc-xin khi nguồn vắc-xin đã được
phân bổ rộng khắp, bình đẳng cho các nước trên thế giới, đảm bảo đa số người
dân đều có điều kiện để tiếp cận với vắc-xin. Thực tế, đại dịch COVID-19 chỉ có
thể bị đẩy lùi khi cộng đồng quốc tế đạt được sự hợp tác trên quy mô toàn cầu.
Thứ hai, các nhà sản xuất nên chuyển sự tập trung phục vụ mũi thứ 3 cho các
nước giàu sang cung cấp vắc-xin cho chương trình “Chia sẻ vắc-xin Covax”,
chủ yếu dành cho các nước có thu nhập trung bình thấp.
DANH MỤC THAM KHẢO
1. />9


fbclid=IwAR0bW0m2n2tMDndfZE_ZvBkZrVBOtNJre54uQMBhifYdKOAtr00LKRnTAw.
2. />3. Hiến Pháp năm 2013.
4. Luật quốc tịch Việt Nam 2008.
5. Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019.
6. Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt
Nam năm 2014 (sửa đổi 2019).
7. Thông tư số 29/2016/TT-BCA của Bộ Công An, ngày 06/7/2016 hướng dẫn
việc cấp, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu phổ thông ở trong nước cho công dân Việt
Nam.
8. Thông tư số 03/2016/TT-BNG của Bộ Ngoại giao ngày 30/6/2016 hướng dẫn
việc cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ và cấp
công hàm đề nghị cấp thị thực.
9. Thông tư số 04/2016/TT-BNG hướng dẫn thủ tục cấp thị thực, gia hạn tạm
trú, cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam thuộc thẩm quyền của
Bộ Ngoại giao.
10. Giáo trình Luật Hành chính, NXB Cơng An Nhân Dân năm 2019.

10




×