Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

đặc điểm sản xuất kinh doanh của cụm cảng hàng không miền bắc.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.33 KB, 12 trang )

Lời mở đầu
Hàng không Dân dụng Việt Nam là một ngành kinh tế kỹ thuật mũi nhọn, là
nhịp cầu nối liền Việt Nam và thế giới, là một trong những nhân tố đa đất nớc ta phát
triển ngang tầm với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Trong những năm vừa
qua ngành Hàng không Dân dụng Việt Nam đã có những bớc phát triển vợt bậc, thực
sự đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của đất nớc.
Cảng hàng không là một trong ba thành phần cơ bản trong hệ thống Hàng
không Dân dụng quốc gia. Ngày nay, các Cảng hàng không đã trở thành những tổ
chức kinh doanh có quy mô lớn và đợc coi nh những xí nghiệp công nghiệp phức hợp,
nó cung ứng đầy đủ, tiện lợi và an toàn các dịch vụ cho các Hãng hàng không, hành
khách và hàng hoá qua Cảng. Đến với Cảng hàng không ta nh đến với một thành phố
thu nhỏ.
Các Cụm cảng hàng không ở Việt Nam nói chung và Cụm cảng hàng không
miền Bắc nói riêng là những đơn vị thành viên của Cục Hàng không Dân dụng Việt
Nam. Cụm cảng hàng không miền Bắc là Doanh nghiệp nhà nớc hoạt động công ích
có nhiệm vụ quản lý và khai thác các Cảng hàng không phía Bắc, cung ứng các dịch
vụ tại Cảng hàng không.
Trong những năm qua Cụm cảng hàng không miền Bắc đã và đang đợc đầu t
cải tạo, xây mới để kịp thời đáp ứng nhu cầu tăng trởng của lu lợng hành khách và
hàng hoá; đầu t những thiết bị công nghệ hiện đại của hàng không thế giới nhằm
không ngừng nâng cao chất lợng phục vụ và đảm bảo an ninh, an toàn cho hành khách
và các Hãng hàng không.
Từ tháng 10 năm 2001 Cụm cảng hàng không miền Bắc đã đa vào khai thác sử
dụng nhà ga T1 - một nhà ga hàng không quốc tế hiện đại nhất của Việt Nam; đồng
thời, tiến hành khởi công xây đờng cất hạ cánh 1B song song với đờng cất hạ cánh
hiện nay tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài. Điều đó khẳng định xu thế phát triển
tất yếu Ngành hàng không dân dụng Việt Nam nói chung và Cụm cảng hàng không
miền Bắc và sân bay quốc tế Nội Bài nói riêng.
I - quá trình hình thành và phát triển
của cụm cảng hàng không miền bắc


Trang 1
Sơ lợc về quá trình hình thành:
Tên và địa chỉ:
* Tên doanh nghiệp:
Cụm cảng hàng không miền Bắc.
Tên giao dịch quốc tế:
Northern Airports Authority.
Tên viết tắt:
NAA.
* Địa chỉ:
Cảng hàng không quốc tế Nội Bài
Huyện Sóc Sơn - Thành phố Hà Nội.
1.2. Quá trình hình thành và phát triển:
Sau khi giành thắng lợi trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nớc, bớc
vào giai đoạn mới của cách mạng, trớc yêu cầu của công cuộc xây dựng đất nớc và
sẵn sàng nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc, việc phải xây dựng ngành Hàng không Dân dụng
thành ngành vận tải ngày càng quan trọng. Do đó, ngày 11/02/1976 Chính phủ đã ra
Nghị định số 28/CP thành lập Tổng cục Hàng không dân dụng trên cơ sở Cục Hàng
không dân dụng. Đồng thời quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của ngành trong giai
đoạn mới và xác định rõ: Cơ quan Tổng cục Hàng không dân dụng là cơ quan trực
thuộc Chính phủ, hình thành một ngành độc lập, tách khỏi chức năng không quân vận
tải, xây dựng ngành Hàng không dân dụng ngày càng hoàn chỉnh, có hệ thống trên
phạm vi cả nớc; thực hiện chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật của kế hoạch Nhà nớc hàng năm;
đề xuất, trình Chính phủ về chủ trơng, kế hoạch phát triển quan hệ về Hàng không dân
dụng với các nớc trên thế giới và giao cho Bộ quốc phòng quản lý, tổ chức, chỉ đạo,
xây dựng.
Để phân rõ khu vực quản lý, điều hành hoạt động của máy bay dân dụng và
phối hợp hoạt động với không quân đợc chặt chẽ. Từ sau khi thành lập, Tổng cục
Hàng không dân dụng đã thành lập ba khu vực Cảng hàng không, sân bay dân dụng
trong phạm vi cả nớc:

- Sân bay Tân Sơn Nhất quản lý, điều hành các sân bay thuộc các tỉnh miền
Nam.
- Sân bay Đà Nẵng quản lý, điều hành các sân bay thuộc các tỉnh miền Trung.
- Sân bay Gia Lâm quản lý, điều hành các sân bay thuộc các tỉnh miền Bắc.
Khu vực Cảng hàng không, sân bay miền Bắc do sân bay Gia Lâm quản lý,
gồm các sân bay: Vinh, Nà Sản, Điện Biên Phủ, Cao Bằng. Nhiệm vụ của khu vực sân
bay miền Bắc không có trách nhiệm quản lý bay đờng dài, mà sự quản lý này do Cục
Quản lý bay (Cục tham mu) - chỉ huy sở trung tâm của Tổng cục Hàng không dân
dụng điều hành từ Hà Nội đến Đà Nẵng. Còn từ Đà Nẵng trở vào giao cho chỉ huy sở
của sân bay Tân Sơn Nhất quản lý, điều hành. Từng sân bay trong khu vực Cảng hàng
không, sân bay miền Bắc có trách nhiệm quản lý không vực bay, chỉ huy hạ cất cánh
tại sân bay mà mình quản lý.
Cụm cảng hàng không miền Bắc có trụ sở nằm trên toạ độ 21
0
1318 vĩ Bắc,
105
0
4940 kinh Đông, trên địa phận huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, cách trung

Trang 2
tâm Thủ đô Hà Nội về phía Bắc theo đờng chim bay là 20 km, theo đờng bộ là 35 km.
Trớc khi trở thành sân bay dân dụng thì Cảng hàng không quốc tế Nội Bài chủ yếu
phục vụ cho các mục đích quân sự với đờng cất hạ cánh dài 1.800m, rộng 60m. Từ
chỗ là một sân bay quân sự đợc xây dựng từ năm 1960, đến năm 1977 đợc chính thức
thành lập và trở thành một Cảng hàng không hoạt động khai thác Hàng không dân
dụng trong nớc và quốc tế.
Năm 1989 Chính phủ ra quyết định thành lập Tổng Cục Hàng không dân dụng
Việt Nam tách khỏi Bộ quốc phòng và trực thuộc Bộ Giao thông vận tải. Ngày
27/02/1990 Tổng cục trởng Tổng cục Hàng không dân dụng ra quyết định số
159/TCHK đặt sân bay quốc tế Nội Bài trực thuộc Tổng công ty Hàng không Việt

Nam và xác định Giám đốc sân bay quốc tế Nội Bài đồng thời là Giám đốc Cảng hàng
không sân bay miền Bắc. Đây là đợt chuyển đổi cơ chế lớn nhất trong lịch sử ngành
Hàng không, ngoài việc thay đổi về cơ cấu tổ chức của ngành và của từng đơn vị thì
toàn bộ quân nhân đang làm việc trong ngành đợc chuyển ngành tại chỗ, hoặc nghỉ
chế độ, hay chuyển về các đơn vị quân đội khác.
Ngày 02/04/1993 Cục trởng Cục Hàng không đã ra quyết định số 204/CAAV
thành lập Cụm cảng hàng không sân bay miền Bắc hoạt động theo chức năng quản lý
Nhà nớc tại cảng hàng không, nh một đơn vị sự nghiệp kinh tế có thu; Tổng giám đốc
Cụm cảng hàng không sân bay miền Bắc kiêm Giám đốc sân bay quốc tế Nội Bài. Các
sân bay trực thuộc gồm có Nội Bài, Cát Bi, Vinh, Điện Biên, Nà Sản và trụ sở chính
tại sân bay quốc tế Nội Bài.
Ngày 06/07/1998 Thủ tớng Chính phủ ra quyết định số 113/1998/QĐ-TTg
chuyển đổi Cụm cảng hàng không sân bay miền Bắc thành Doanh nghiệp nhà nớc
hoạt động công ích và lấy tên là Cụm cảng hàng không miền Bắc; Theo đó Cụm
cảng Hàng không miền Bắc có các chức năng, nhiệm vụ sau:
- Quản lý và khai thác các Cảng Hàng không khu vực miền Bắc (Cảng Hàng
không Nội bài, Cảng Hàng không Cát bi, Cảng Hàng không Vinh, Cảng Hàng không
Điện biên, Cảng Hàng không Nà sản), cung cấp các dịch vụ Hàng không và các dịch
vụ công cộng khác để phục vụ cho hoạt động bay của các Hãng Hàng không trong n-
ớc và quốc tế đợc an toàn, hiệu quả.
Trải qua 20 năm hoạt động, mặc dù cơ sở vật chất ban đầu còn thiếu thốn, lại
chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh, nhng Cảng hàng không quốc tế Nội Bài vừa
khai thác, vừa xây dựng và trởng thành, biết vận dụng khéo léo sức mạnh tổng hợp
các nguồn lực trong và ngoài nớc đã đáp ứng đợc nhu cầu Hàng không dân dụng,
hoàn thành nhiệm vụ lịch sử. Đến nay Cảng hàng không quốc tế Nội Bài đã có đợc hệ
thống nhà ga hiện đại và hình thành dây chuyền đồng bộ để phục vụ an toàn cho
những loại máy bay dân dụng hiện đại nhất trên thế giới với lu lợng hành khách mỗi
năm tăng từ 3 đến 5%. Hiện tại, sân bay quốc tế Nội Bài có đờng cất hạ cánh dài
3.200m, nhà ga hành khách T1 đã hoàn thành giai đoạn 1 với công nghệ và trang thiết
bị hiện đại có thể phục vụ từ 2,5 đến 4 triệu hành khách / năm; đờng cất hạ cánh 1B


Trang 3
dài 3.800m đang đợc khởi công xây dựng và sẽ hoàn thành vào năm 2003; có hai con
đờng chính nối Cảng hàng không này với thủ đô Hà Nội là quốc lộ 2 và đờng cao tốc
Bắc Thăng Long - Nội Bài. Cảng hàng không quốc tế Nội Bài nằm ở vị trí trung tâm
của Miền Bắc Việt Nam, có đờng ôtô đi các tỉnh, diện tích đất đang sử dụng của Cảng
là 352 ha, trong đó có 107 ha dùng cho quân sự và dân dụng. Dự kiến đất quy hoạch
sử dụng của Cảng đến năm 2010 là 815 ha. Theo tiêu chuẩn phân cấp của ICAO thì
cấp tiêu chuẩn của sân bay Nội Bài hiện tại là 4E, tức là có thể tiếp nhận đợc loại máy
bay B747 - 400.
II- Cơ cáu tổ chức bộ máy quản lý của
Cụm cảng hàng không miền Bắc
1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Cụm cảng:
2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Cụm cảng:
Theo quyết định số 113/1998/TTg ngày 15/5/2002 của Cục trởng Cục HKDD
VIệt nam quy định cơ cấu tổ chức quản lý của Cụm cảng hàng không miền Bắc gồm
có: Tổng giám đốc, các phó tổng giám đốc, các văn phòng chuyên môn nghiệp vụ có
chức năng tham mu, giúp việc và các đơn vị trực thuộc. Mô hình tổ chức đợc xây
dựng theo mô hình trực tuyến, phân thành 2 hệ.
2.1 Hệ chỉ huy:
- Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân của Cụm cảng, là ngời có thẩm quyền
quản lý điều hành cao nhất trong Cụm cảng và chịu trách nhiệm trớc Cục trởng Cục
HKDD Việt Nam và trớc pháp luật về kết quả hoạt động của Cụm cảng. Tổng giám
đốc Cụm cảng hàng không miền Bắc kiêm giám đốc Cảng hàng không quốc tế Nội
Bài.
- Các phó tổng giám đốc là ngời giúp Tổng giám đốc điều hành một hoặc một
số lĩnh vực hoạt động của Cụm cảng theo phân công của Tổng giám đốc và chịu trách
nhiệm trớc Tổng giám đốc về nhiệm vụ đợc phân công.
2.2 hệ tham mu giúp việc:
- Văn phòng Cụm cảng: có nhiệm vụ điều hành giúp việc cho Tổng giám đóc.

- Văn phòng Đảng đoàn.
- Phòng Tổ chức cán bộ-lao động tiền lơng.
- Phòng Kinh tế kế hoạch.
- Phòng tài chính kế toán.
- Phòng kỹ thuật công nghệ.
Mỗi văn phòng, ban chức năng có nhiệm vụ tham mu giúp việc cho Tổng giám
đốc theo chức năng nhiệm vụ của mình và các nhiệm vụ khác do giám đốc quy định,
uỷ quyền.

Trang 4
2.3 Các đơn vị thành viên:
a- Trung tâm Khai thác khu ga Nội Bài:
Nhiệm vụ của Trung tâm khai thác khu ga Nội Bài là quản lý, khai thác cơ sở
hạ tầng, mặt bằng trang thiết bị phơng tiện đợc gia theo quy định của nhà nớc và phân
cấp của Cụm cảng. Phối hợp với các cơ quan chức năng của nhà nớc, các doanh
nghiệp khác hoạt động khai thác tại nhà ga đảm bảo khai thác dây chuyền công nghệ
ga hàng không an toàn. Cung ứng các dịch vụ hàng không và dịch vụ công cộng khác
tại khu vực ga hàng không theo quy định của nhà nớc và phân cấp của Cụm cảng ...
b- Trung tâm Khai thác khu bay:
Nhiệm vụ của Trung tâm khai thác khu bay là quản lý, khai thác cơ sở hạ tầng,
mặt bằng, trang thiết bị phơng tiện đợc giao theo quy định của nhà nớc và phân cấp
của Cụm cảng. Cung ứng các dịch vụ thông tin, khí tợng, dẫn đờng, kéo dắt tàu bay và
các dịch vụ khác có liên quan đến hoạt động phục vụ bay trong khu vực đợc giao quản
lý và khai thác, điều hành kiểm soát các phơng tiện phục vụ trong khu vực sân đỗ tàu
bay, đảm bảo an toàn và sự hoạt động nhịp nhàng đồng bộ theo quy định trong khu
bay..
c- Trung tâm An ninh hàng không:
Nhiệm vụ của Trung tâm An ninh hàng không là quản lý, khai thác cơ sở hạ
tầng, mặt bằng, trang thiết bị, phơng tiện đợc giao theo quy định của nhà nớc và phân
cấp của Cụm cảng. Kiểm tra kiểm soát giám sát ngời và các phơng tiện đợc phép hoạt

động, ra vào khu cách ly, khu hạn chế, sân đỗ tàu bay, nhà ga ... theo quy định hiện
hành. Bảo đảm an ninh, an toàn tuyệt đối cho hoạt động bay và các hoạt động khác tại
Cảng hàng không quốc tế Nội Bài. Thực hiện thủ tục an ninh hàng không đối với hành
khách, hàng hoá, bu kiện, bu phẩm... đi và đến tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài.
d- Trung tâm Khẩn nguy Cứu nạn hàng không:
Nhiệm vụ của Trung tâm Khẩn nguy Cứu nạn hàng không là quản lý, khai thác
cơ sở hạ tầng, mặt đất, trang thiết bị phơng tiện đợc giao theo đúng quy định của nhà
nớc và phân cấp của Cụm cảng. Cung ứng các dịch vụ khẩn nguy cứu nạn hàng không
trong phạm vi Cảng hàng không quốc tế Nội Bài và vùng phụ cận. Tham gia tìm kiếm
cứu nạn hàng không theo kế hoạch, yêu cầu của Uỷ ban TKCN quốc gia. Chỉ đạo phối
hợp, hỗ trợ nghiệp vụ khẩn nguy cứu nạn hàng không cho các cơ quan, đơn vị trong
khu vực và trong ngành. Thực hiện công tác PCCC theo quy định của Cụm cảng.
Tham gia xây dựng và tổ chức thực hiện chơng trình, kế hoạch bồi dỡng, huấn luyện
nghiệp vụ khẩn nguy cứu nạn, PCCC theo quy định của Cụm cảng.
e- Trung tâm Y tế hàng không:
Nhiệm vụ của Trung tâm y tế hàng không là quản lý, khai thác cơ sở hạ tầng,
mặt bằng, trang thiết bị đợc giao theo quy định của nhà nớc và phân cấp của Cụm
cảng. Cung ứng các dịch vụ y tế cho Cảng hàng không quốc tế Nội Bài và khu vực.
Phối hợp với các đơn vị, lực lợng liên quan thực hiện công tác khẩn nguy cấp cứu khi
có sự cố tàu bay, nhà ga, sân đỗ Cảng hàng không. Thực hiện công tác phòng dịch,

Trang 5

×