Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

thực hiện quan điểm, chính sách tôn giáo của đảng, nhà nước trên địa bàn huyện vĩnh thuận, tỉnh kiên giang hiện nay thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (30.06 MB, 114 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI
HỌC
KHOA HỌC
XÃ HỘI
VÀ NHÂN VĂN





............... 0O0..............

VÕ VĂN LẬP

VIỆC THỰC HIỆN QUAN ĐIÊM, CHÍNH SÁCH
TƠN GIÁO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN VĨNH THUẬN, TỈNH KIÊN GIANG HIỆN NAY:

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Chuyên ngành: Tơn giáo học

Mã số: 60220309

LUẬN VĂN THẠC sĩ TƠN GIÁO HỌC

Chủ tịch hội đồng:

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Lại Quốc Khánh



PGS.TS. Đỗ Thị Hòa Hới

Hà Nội - 2021
2


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan răng, Luận văn thạc sĩ Tơn giáo học này là cơng trình

nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi, dưới sự hướng dần hết sức khoa

học và tận tình của PGS.TS Đồ THỊ HỊA HỚI và có sự kế thừa một số kết
quả nghiên cứu liên quan đã được công bố. Những tài liệu sử dụng, các số

liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực, đã được trích dẫn cụ thể,

có xuất xứ rõ ràng.

Qua lời cam đoan trên, tơi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước hội
đồng khoa học về những nội dung đã nêu trong Luận văn của mình./.

Hà Nội, ngày 5 tháng 10 năm 2021
Học Viên

Võ Văn Lập

3



LỜI CẢM ƠN

Hồn thành luận văn Thạc sĩ Tơn giáo học này, trước hêt em xin bày tở
lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô trong bộ môn Tôn giáo của trường Đại

Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn Hà Nội đã trang bị cho em những kiến
thức bổ ích về lình vực tơn giáo học trong hơn 2 năm qua.

Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn cơ giáo hướng dẫn: PGS.TS ĐỎ
THỊ HỊA HỚI đã tận tình giúp đỡ, hồ trợ cho em nghiên cứu thêm nhiều tư
liệu bổ ích, giúp cho em hồn thành tốt Luận văn này.

Xin chân thành cảm ơn quý cơ quan, gia đình, bạn bè, người thân đã

tạo điều kiện, hồ trợ về nhân lực, tư liệu, tinh thần,... giúp cho tơi hồn thành
tốt nhiệm vụ học tập trong suốt thời gian hơn 2 năm qua, nhất là trong những

lúc khó khăn, tôi luôn được sự cổ vũ, động viên của mọi người, cho đến ngày
hơm nay tơi đã hồn thành nhiệm vụ được tổ chức phân công.

Do hạn chế về mặt thời gian, năng lực và nhận thức của bản thân, nên

Luận văn cũng khơng tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tơi rất mong được

sự đóng góp, bổ sung thêm của quý thầy cô, cơ quan, tổ chức, để Luận văn

được hoàn thiện tốt hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 5 tháng 10 năm 2021


Học Viên

Võ Văn Lập

4


CHỮ KÝ HIÊU VIẾT TẮT


Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

1. BCT:

BỊ• CHÍNH TRI•

2. BCHTW:

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

3. BTGCP:

BAN TƠN GIÁO CHÍNH PHỦ

4. CNXH:

CHỦ NGHĨA XÃ HƠI



5. CNH-HĐH:

CƠNG NGHIẼP HĨA-HIÊN ĐAI HĨA

6. HĐND:

HƠI
• ĐỒNG NHÂN DÂN

7. UBND:

ỦY BAN NHÂN DÂN

8. UBMTTQVN:

ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM

9. QLNN:

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

10. PTNNNT:

PHÁT TRIỂN NƠNG NGHIẼP
• NƠNG THƠN

9




9

ll.NTM- ĐTVM: NƠNG THƠN MỚI- ĐƠ THI• VĂN MINH

12. KT-XH:

KINH TẾ - XÃ HỎI
9

5


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU......................................................................................................................1

Chương 1: QUAN ĐIẺM, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VIỆT

NAM ĐỐI VỚI TÔN GIÁO: cơ SỞ LÝ LUẬN VÀ THựC TIỄN..................... 9

1.1. Những vấn đề lý luận về quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước đối
vói tôn giáo ờ Việt Nam.......................................................................................... 9

1.1.1. Quan điểm Chủ nghĩa Mác - Lênin về tôn giáo...................................... 9

1.1.2. Tư tường, quan điểm Hồ Chí Minh về tơn giáo...................................... 10
1.2. Những vấn đề về tơn giáo, tín ngưõng ờ Việt Nam là cơ sở cho quan
điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước Việt Nam........................................... 12


1.2.1. Những đặc điềm tơn giáo, tín ngưỡng ờ Việt Nam.................................. 12

1.2.2. Kinh nghiệm thực tiễn giải quyết vấn đề tôn giáo trong lịch sử.............. 14

1.2.3. Tôn giáo trong bối cảnh tồn cầu hóa ở Việt Nam hiện nay.................... 17
1.3. Quan điêm của Đảng và Nhà nước vê đơi mói chính sách tơn giáo tù’
Nghị quyết 25-NQ/TW đến nay........................................................................... 17

1.3.1. Những quan điểm về đổi mới chính sách tôn giáo................................... 17
1.3.2. Nội dung đổi mới quan điềm, chính sách đối với tơn giáo trong giai đoạn

hiện nay.............................................................................................................. 18

Tiểu kết chương 1................................................................................................31

Chương 2: THựC TRẠNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CỦA VIỆC THựC
HIỆN QUAN ĐIẺM, CHÍNH SÁCH TƠN GIÁO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĨNH THUẬN, TỈNH KIÊN GIANG HIỆN NAY 32

2.1. Thực trạng của việc thực hiện quan điểm, chính sách tơn giáo của Đảng,
Nhà nước trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang.......................... 32
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn huyện Vĩnh

Thuận, tỉnh Kiên Giang....................................................................................... 32
2.1.2. Đặc điểm, tình hình hoạt động tín ngưỡng, tơn giáo................................ 34

6



2.2. Thực trạng tình hình triên khai thực hiện quan đỉêm, chính sách tơn giáo

của Đảng và Nhà nước trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang

40

2.2.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân................................................ 42
2.2.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân................................................... 57
2.2.3. Bài học kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn về công tác tôn giáo trên

địa bàn huyện Vĩnh Thuận thời gian qua............................................................ 63
2.3. Những giải pháp tiêp tục nâng cao hiệu quả thực hiện quan điêm, chính
sách của Đảng và Nhà nước về tơn giáo trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận, tỉnh

Kiên Giang hiện nay............................................................................................ 67
2.3.1. Dự báo chung về tình hình tơn giáo và công tác tôn giáo trên địa bàn

huyện Vĩnh Thuận hiện nay............................................................................... 67
2.3.2. Những giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện quan điểm, chính sách của

Đảng và Nhà nước về công tác tôn giáo ở huyện thời gian tới.......................... 77
2.4. Những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực tôn giáo..................... 87

2.4.1. Đối với Trung ương...................................................................................87
2.4.2. Đối với Tỉnh uỷ và Ưỷ ban nhân dân tỉnh Kiên Giang............................ 88

2.4.3. Đối với Huyện uỷ và ưỷ ban nhân dân huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên
Giang................................................................................................................... 89


Tiểu kết chương 2................................................................................................. 91
KÉT LUẬN............................................................................................................... 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................94

PHỤ LỤC

7


MỞ ĐÀU

1. Tính câp thiêt của đê tài

Tơn giáo khơng chỉ là một hình thái ý thức xã hội cịn là một thực thể
xã hội, tôn giáo ra đời và biến đổi như thế nào là do tồn tại xã hội quy định.
Với tính độc lập tương đối của mình, tôn giáo tác động trở lại tồn tại xã hội
khá mạnh mẽ với cả tích cực và tiêu cực. Thực tiễn lịch sử Việt Nam đã cho

thấy, các giai cấp thống trị cầm quyền từ xưa đến nay đều rất quan tâm đến
vấn đề tơn giáo, bởi nó chi phối đến số đông quần chúng nhân dân, liên quan
đến an ninh, chính trị của đất nước. Đặc biệt từ sau khi CNXH ở Liên Xô và
Đông Âu sụp đổ, đời sống chính trị - xã hội trên thế giới và Việt Nam có

nhiều diễn biến phức tạp, các vấn đề dân tộc, tôn giáo, nhân quyền luôn được
các thế lực thù địch thực hiện âm mưu “diễn biến hịa bình” hịng thay đổi chế

độ chính trị ở các nước XHCN.
Trải qua các giai đoạn lịch sử cách mạng, Đảng ta ln xác định việc thực
hiện chính sách tơn giáo là vấn đề chiến lược, có ý nghĩa rất quan trọng trong sự
nghiệp đổi mới đất nước hiện nay, đồng thời có những điều chỉnh ngày càng sáng


suốt, phù hợp với yêu cầu thực tiễn đất nước. Trong những năm cuối thế kỷ XX và

đầu thế kỷ XXI, tình hình tơn giáo trên thế giới và trong nước có nhiều diễn biến
phức tạp, đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần được lý giải khoa học. Việt Nam là đất

nước có nhiều dân tộc, tơn giáo, đa dạng về tổ chức, khác nhau về số lượng, có
nguồn gốc phát sinh, du nhập, phát triển và ảnh hưởng khác nhau trong đời sống

chính trị, văn hố, xã hội. Kể từ khi nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời (ngày
2-9-1945) đến nay là nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, Đảng, Nhà nước ta luôn

quan tâm đến công tác tôn giáo, ln tạo điều kiện cho tơn giáo hoạt động bình
thường, đồng thời có những quan điếm nhất quán đó là: đảm bảo quyền tự do tín

ngưỡng tơn giáo của cơng dân; mọi tơn giáo đều bình đẳng trước pháp luật, các
hành vi lợi dụng tơn giáo vào mục đích chính trị gây mất an ninh, trật tự và chủ


qun qc gia đêu bị nghiêm trị. Nó được thê hiện sinh động trong các văn kiện

của Đảng, các bản Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992, 2013, trong các sắc lệnh,

Pháp lệnh, Luật và các bài viết, bài nói của lãnh tụ...

Những năm gần đây, tình hình tơn giáo trên thế giới tiếp tục có nhiều diễn
biến phức tạp. Nằm trong vị trí địa lý là nơi giao nhau giữa các dịng chảy của lịch

sử văn hóa nhân loại, nên Việt Nam là một quốc gia chịu ảnh hưởng sự tác động đó.


Tơn giáo đà và đang trở thành nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, các hoạt
động cùa tôn giáo được khôi phục và phát triển mạnh mẽ, số người theo tôn giáo

ngày càng tăng; các thế lực thù địch đang tích cực tác động, lợi dụng tơn giáo để
thực hiện chiến lược “diễn biến hịa bình” nhằm làm mất ổn định từ bên trong, tiến

tới thực hiện vơ hiệu hóa vai trị của Đảng, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa.

Kiên Giang là một tỉnh nằm ở phía Tây Nam của Tổ quốc, thuộc khu vực đồng
bằng Sơng Cửu Long, có cả đồng bằng, biển đảo và núi rừng. Tồn tỉnh có 15
huyện, thành phố. Diện tích tự nhiên là 6.348km2, trong đó diện tích nơng nghiệp

chiếm 90,71%, vùng biển rộng 63.000km2, có bờ biển dài hơn 200km, có biên giới

trên bộ giáp với tỉnh Campốt và Tàkeo của Campuchia. Dân số hiện nay là
1.707.050 người, với 3 dân tộc chính: Kinh, Hoa, Khmer. Tồn tỉnh có 12 tơn giáo,

với 26 tổ chức tơn giáo, trong đó có 10 tơn giáo, với 21 tố chức tôn giáo được Nhà
nước công nhận (Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao đài, Phật giáo Hòa Hảo, Tịnh

độ cư sĩ Phật hội Việt Nam, Giáo hội Phật đường Nam tông Minh sư đạo, Hồi giáo,

Baha’i, Tứ Ân Hiếu Nghĩa). Trong số đó, Phật giáo Hịa Hảo là tơn giáo có số
lượng tín đồ đơng, được phân bố khắp trên 15 huyện, thành phố của tỉnh Kiên
Giang \ Trong những năm qua tình hình tơn giáo, tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh

Kiên Giang sinh hoạt tôn giáo và đời sống tín ngưỡng, tơn giáo ổn định, diễn
ra bình thường đúng với chủ trương, chính sách tơn giáo của Đáng và Nhà

nước. Đại bộ phận chức sắc, nhà tu hành và tín đồ các tơn giáo trong tỉnh an


tâm, phấn khởi, tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới của Đảng, về những thành
tựu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; tích cực tham gia phát triển kinh
/ Báo cáo cõng tác tôn giáo của Ban tôn giáo tĩnh năm 2019

2


tế - xã hội, các hoạt động từ thiện, nhân đạo, xây dựng gia đình văn hố ở khu

dân “sống tốt đời, đẹp đạo”, tích cực thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính

trị của địa phương. Tuy nhiên, tình hình tơn giáo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
cũng nổi lên một số vấn đề có tính phức tạp. Đó là, hoạt động mê tín, dị đoan

diễn ra khá phổ biến; một số cơ sở thờ tự của tôn giáo chưa tuân thủ các quy
định của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, Luật Di sàn và của các quy định của

tỉnh. Khi xây dựng, sửa chữa cơ sở thờ tự, tồ chức tôn giáo vẫn thiếu hồ sơ
xin phép; triển khai khi chưa được sự đồng ý của các cơ quan có thẩm quyền.
Tình hình khiếu kiện địi lại đất đai, cơ sở cũ của giáo hội còn tiềm ẩn dấu

hiệu phức tạp; hoạt động truyền đạo trái phép và các đạo lạ trên địa bàn tỉnh
vẫn xảy ra.
Vĩnh Thuận là huyện thuộc vùng u Minh Thượng - vùng sâu, vùng xa cùa tỉnh
Kiên Giang, cách Trung tâm thành phố Rạch Giá 85km về hướng Đông Nam và

cách thành phố Cà Mau 50km về phía Đơng Bắc, có diện tích tự nhiên 394,75km2;

dân số tồn huyện có 23.207 hộ, với 94.468 khẩu; trong đó dân tộc Kinh chiếm tỉ lệ

90,83%, Khmer chiếm tỉ lệ 8,06%, Hoa chiếm tỉ lệ 1,21%. Đời sống người dân chủ

yếu là sản xuất nông nghiệp và dịch vụ mua bán nhở lè. Huyện có 04 tơn giáo chính

(Phật giáo, Cao đài, Tịnh độ Cư sĩ và Hịa Hảo), có 20 cơ sở tơn giáo với 13.015 tín

đồ, chiếm 13,17% dân số, trong đó Phật giáo là tơn giáo có số lượng tín đồ đơng
nhất 2. Tình hình hoạt động tơn giáo trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận nhìn chung

cũng ảnh hưởng nhiều theo các trào lưu chung đó, nên rất cần được quan tâm tìm
hiểu thêm. Vì những lý do trên chúng tơi chọn vấn đề “ thực hiện quan điểm, chính
sách tơn giáo của Đảng, Nhà nước trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang

hiện nay. Thực trạng và giải pháp ” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn Thạc sĩ tôn
giáo của mình, nhằm từng bước làm sáng tỏ hơn việc thực hiện chính sách tơn giáo

gắn với vấn đề thực tiễn ở cơ sở hiện nay.

Báo cảo cơng tác tín ngưỡng, tôn giáo của UBND huyện Vĩnh Thuận năm 2019;

3


2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Việt Nam là quốc gia có nhiều dân tộc, tơn giáo, đa dạng về tổ chức, khác
nhau về số lượng và chịu nhiều tác động qua các giai đoạn lịch sử cách mạng. Qua

nhiều giai đoạn của q trình lịch sử đã có rất nhiều nhà nghiên cứu, học giả trong

nước và ngoài nước tiến hành nghiên cứu, sưu tầm, biên soạn. Những công trình


nghiên cứu ấy có thể tóm lược qua hai dạng:
Thứ nhất, các cơng trình nghiên cứu khoa học về chun ngành tôn giáo:
Lê Hữu Nghĩa và Nguyễn Đức Lữ (2003), tư tưởng Hồ Chí Minh về tơn giáo

và cơng tác tôn giáo, Nxb Tôn giáo; PGS. TS Ngô Hữu Thảo - chủ nhiệm đề

tài (1998), Mối quan hệ giữa chính trị và tôn giáo trong thời kỳ mỏ' rộng giao
lưu quốc tế và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
nước ta hiện nay, GS Đặng Nghiêm Vạn (2003), Lý luận về ton giáo và tình

hình tơn giáo ở Việt Nam, Nxb CTQG; GS.TS Đỗ Quang Hưng (2005), vấn
đề tôn giáo trong cách mạng Việt Nam- lý luận và thực tiễn, Nxb Lý luận
chính trị; Cung cấp những kiến thức càn bản và quan trọng về lý luận tơn giáo học

mác-xít, quan điểm đường lối cúa Đảng và Nhà nước ta về Tôn giáo, đồng thời khái

quát thực trạng một số tôn giáo ở Việt Nam.
Trong sách của Nguyễn Đức Lữ, Lý luận về tôn giáo và chính sách tơn giáo

ở Việt Nam, Nxb Tơn giáo (2011): Đã hệ thống hóa các nguyên lý Chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về tín ngưởng, tơn giáo. Chính sách và việc thực

hiện chính sách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta hiện nay; PGS.TS
Nguyễn Hồng Dương, Quan điểm đường lối của Đảng về tôn giáo và những vấn đề
tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia (2012): phân tích những quan

điểm, đường lối của Đảng về tôn giáo; phác hoạ nên bức tranh tôn giáo ở Việt Nam

hiện nay; PGS.TS Nguyễn Thanh Xuân, Một sổ Tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Tôn
giáo (2005): giới thiệu lịch sử ra đời, phát triển, giáo lý, luật lệ, lễ nghi, cách


thức hành đạo, cơ cấu tố chức giáo hội cùa đạo Phật giáo, Công giáo, Tin lành,
Hồi giáo, Cao Đài, Phật giáo Hoà Hảo và một số tổ chức tơn giáo trên thế giới có

4


liên quan đên Việt Nam; Tác giã Hồng Qc Bảo, Quản lý xã hội vê tơn giáo,
Nxb Chính trị- Hành chính (2009): Phân tích quan điếm của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh và cơng tác quản lý Nhà nước đối với tôn giáo. Giới thiệu

một số nguyên tắc và phương pháp quản lý xã hội về tôn giáo.

Thứ hai, Các đề tài nghiên cứu liên quan

Liên quan trực tiếp đến công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tơn giáo
có các cơng trình khoa học sau: "Tôn giáo và công tác quản lỷ Nhà nước đoi với

các hoạt động tôn giáo", Ban Tôn giáo Chính phủ-Trung tâm Nghiên cứu bồi
dưỡng nghiệp vụ cơng tác Tơn giáo (2008), Ban Tơn giáo Chính phủ (2005), Tập
bài giảng tôn giáo và công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở Việt

Nam', Nxb Tôn giáo; Bùi Đức Luận (chủ biên), Tôn giáo và công tác quản lý nhà
nước đối với các hoạt động tôn giáo, Nxb Tôn giáo, 2005; TS Nguyễn Hữu Khiển

(2001), Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trong điều kiện xây dựng nhà
nước dân chủ, pháp quyền Việt Nam hiện nay, Nxb CAND; TS Trần Minh Thư

(2005), “Quản lỵ nhà nước đối với hoạt động tôn giáo là một u cầu khách quan


Hồng Cơng Khơi (2001)... Ngồi ra cịn có nhiều bài viết, luận văn cao học chun
ngành, cao cấp lý luận chính trị - hành chính về công tác quản lý nhà nước về tôn

giáo đăng trên một số Tạp chí chun ngành...
Nhìn chung, những các cơng trình và những nội dung có liên quan trên đã đề

cập đến rất nhiều khía cạnh khác nhau, đã cung cấp nhiều kiến thức, kinh nghiệm về
vấn đề tôn giáo và quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo nói chung. Các nhận

định, đánh giá của những cơng trình đó sẽ được tác giả kế thừa có chọn lọc làm
nguồn tài liệu tham khảo cho đề tài khóa luận này. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa
có cơng trình, luận vãn, luận án nào đề cập trực tiếp đến vấn đề thực hiện quan
điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước về tơn giáo nói chung, tình hình triển khai,

thực hiện công tác tôn giáo trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang hiện

nay là một trong những yêu cầu của sự nghiệp đối mới, với những biến động cụ thế
của các tôn giáo trong điều kiện hội nhập mở cửa, phát triển cơng nghiệp hóa, hiện

đại hóa (CNH-HĐH) đất nước.

5


3. Mục
vụ• nghiên
cứu
• đích và nhỉệm

ơ


3.1. Mục đích:
Luận vàn khái quác hệ thống quan điểm đường lối, chính sách cùa Đảng và
Nhà nước Viện Nam về Tôn giáo. Trên cơ sở đó đề tài đi sâu tập trung nghiên cứu

vấn đề thực hiện quan điểm, chính sách tơn giáo cùa Đảng, Nhà nước trên địa bàn

huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang hiện nay; Luận văn sẽ đánh giá thực trạng và

đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm góp phần nâng cao tính hiệu quả của việc thực
hiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận,
tỉnh Kiên Giang.

3.2. Nhiệm vụ
Nghiên cứu quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với tơn giáo

hiện nay, trong đó đi sâu làm rõ một số vấn đề lý luận về quan điển, chính sách của

Đảng, Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo.
Nghiên cứu thực trạng tình hình tơn giáo và khảo sát việc thực hiện quan
điểm, chính sách tơn giáo của Đảng và Nhà nước ta trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận.

Dự báo tình hình biến động và đề xuất những giải pháp, nhằm tăng cường hiệu quả
thực hiện quan điểm, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta tại huyện Vĩnh

Thuận, tỉnh Kiên Giang hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đấi tượng
Nội dung việc thực hiện quan điểm, chính sách tơn giáo của Đảng, Nhà nước

nói chung và công tác lãnh đạo, thực hiện nhiệm vụ đối với tình hình hoạt động của

các tơn giáo ở huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang hiện nay nói riêng.
Những yếu tố tác động đến việc thực hiện quan điềm, chính sách tôn giáo

của Đảng, Nhà nước tại huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang hiện nay và giải pháp
nhằm tăng cường hiệu quả thực hiện quan điểm, chính sách tơn giáo cúa Đảng, Nhà

nước Việt Nam ở huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang.

6


4.2. Phạm vi nghiên cứu

về không gian: Tập trung nghiên cứu phương pháp lành đạo của tồ chức

Đảng, công tác quản lý của nhà nước, hoạt động cùa các tổ chức tơn giáo trên địa
bàn huyện xem có ảnh hưởng như thế nào đối với đời sống văn hóa tinh thần người
dân, nhất là trong không gian sinh hoạt tôn giáo hiện nay.

về thời gian: Luận vãn tập trung nghiên cứu từ nàm 2003 đến nay, trong thời
gian triển khai, thực hiện nghị quyết Hội nghị TW7 (Khoá IX), trong đó có Nghị

quyết 25/NQTW “về cơng tác tơn giáo”, ban hành ngày 12-3-2003, đây là nội dung

rất quan trọng được bàn bạc, quyết định ở cấp Trung ương, khẳng định quan điểm
của đảng đối với hoạt động tôn giáo, đồng thời sau đó Quốc hội ban hành Pháp

Lệnh tín ngưỡng, tơn giáo năm 2004, Luật tín ngưỡng, tơn giáo năm 2016, góp phần


cho cơng tác chỉ đạo thực hiện quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước ngày
càng sâu sắc hơn.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp

- Cơ sớ lỵ luận: Luận văn dựa trên quan điểm của chù nghĩa Mác - Lênin, tư

tưởng Hồ Chí Minh, quan điếm, chính sách của Đảng và Nhà nước về tơn giáo;
đồng thời cũng xuất phát từ thực tiễn của việc thực hiện chính sách tơn giáo của

Đảng và Nhà nước trên địa bàn huyện Vinh Thuận, tỉnh Kiên Giang.

- Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện luận văn này, tác giả sử dụng nhiều

phương pháp chuyên ngành: Logic và lịch sử, phân tích và tổng hợp, tơn giáo học,
so sánh và đối chiếu, kết hợp phương pháp điều tra xã hội học và tham khảo ý kiến

các ngành quản lý nhà nước về tôn giáo ở địa phương, đặc biệt chú trọng đến
phương pháp tổng kết thực tiễn.
6. Đóng góp của luận văn
- Hệ thống hố các nội dung chính của đường lối, chính sách của Đảng và

Nhà nước Việt Nam về Tơn giáo, góp phần nghiên cứu, tống kết việc lãnh đạo, thực
hiện của Đảng, Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo tại đia phương.

7


- Rút ra những kinh nghiệm, đê xuât những ý kiên trong công tác lãnh đạo của
Đảng, quản lý của Nhà nước đối với các tố chức tôn giáo về thực hiện đường lối, chủ


trương của Đảng, Nhà nước tại địa phương hiện nay và những năm tiếp theo.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

- về lý luận đề tài có thế được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên

các khóa học về chun ngành Tơn giáo học và góp phần từng bước hồn thiện chù
trương, biện pháp về nâng cao vai trị lãnh đạo của cấp ủy, hiệu quả quản lý nhà

nước đối với công tác tôn giáo trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang
hiện nay.
- về thực tiễn đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc học tập,

giảng dạy và nghiên cứu về tôn giáo tại các trường Chính trị trong tỉnh Kiên Giang.
8. Kết cấu của luận văn
Gồm các phần: Mở đầu, kết luận, phụ lục; tổng thể được chia thành 02 chương,

07 tiết, được trình bày khá đầy đủ các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện nhiệm
vụ đề tài

8


Chương 1:

QUAN ĐIỂM, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
ĐĨI VỚI TƠN GIÁO: cơ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỤ C TIẺN

1.1. Những vấn đề lý luận về quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước
đối vói tơn giáo ở Việt Nam


Đàng và Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tin ngường tôn giáo.

Nhưng cũng rất chú trọng việc quản lý Nhà nước đối với hoạt động tơn giáo. Chính
vì thế, Đảng và Nhà nước ln đề ra những nhiệm vụ hoạt động của công tác tôn

giáo qua các thời kỳ lịch sử. vấn đề tôn giáo và công tác tôn giáo đã được Nghị

quyết 25-NQ/TW “về cơng tác tơn giáo” của Bộ Chính trị, đánh dấu sự đổi mới về
tư duy trên lĩnh vực tôn giáo của Đảng. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ

XI chỉ rõ: “Tiếp tục hồn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tơn giáo phù

họp với quan điểm của Đảng. Phát huy những giá trị vãn hoá, đạo đức tốt đẹp của

các tôn giảo; động viên các tô chức tơn giáo, chức sắc, tín đồ sống tốt đời đẹp đạo,
tham gia đỏng gỏp tỉch cực cho công cuộc xây dựng và hảo vệ Tô quốc. Quan tâm

và tạo điều kiện cho các tô chức tôn giáo sinh hoạt theo hiến chương, điều lệ của tô
chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận, đủng quỵ định của pháp luật. Đồng

thời thủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tín

ngưỡng, tơn giáo đê mê hoặc, chia rẽ phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc ”.
[24, tr 46] (3). Đe nhận thức tốt những quan điểm, chính sách của Đảng, nhà nước đối

với hoạt động tôn giáo, về mặt lý luận cần phải hiểu rõ những vấn đề sau đây:
1.1.1. Quan điểm Chủ nghĩa Mác - Lênin về tôn giáo

C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin là những vị lãnh tụ lồi lạc của phong trào


cộng sản và cơng nhân quốc tế. Trong suốt q trình hoạt động cách mạng, các ông
đã đề lại những tư tường lý luận về chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, trong
đó có những nhận định khoa học và cách mạng về vấn đề tôn giáo. Kế thừa có phê

phán những quan điểm của cã phái duy vật và duy tâm.5

5 Vãn kiện Đại hội Đủng toàn quốc ỉần thứ XI, năm 2011;

9


Khi nghiên cứu vê nguôn gôc của tôn giáo, C.Mác đã chỉ ra răng: “ Tôn giáo

là sự tự ỷ thức và sự tự tri giác của con người chưa tìm thấy bản thân mình hoặc lại
đánh mất bản thân mình một lần nữa. Con người chính là thế giới những con người,

là Nhà nước, là xã hội. Nhà nước ấy, xã hội ấy sản sinh ra tôn giáo, không phải tơn

giáo sáng tạo ra con người mà chính con người sáng tạo ra tôn giáo. Tôn giáo biến

bản chất con người thành tính hiện thực, áo tưởng, vĩ bản chất con người khơng có

tính hiện thực thật sự. Tơn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim
của thế giới khơng có trải tim, cũng gỉổng như nó là tinh thần của những điều kiện xã
hội khơng có tỉnh thần; tơn giáo là thuốc phiện của nhân dân... [17, tr 89] 45
.

Qua sự phản ánh của tôn giáo, V.I. Lênin đã định nghĩa: “Tôn giáo là một
trong những hình thức áp bức về tinh thần, luồn luôn và bất cử ở đâu cũng đè nặng

lên quần chúng nhân dân khốn khơ vì phải lao động suốt đời cho người khác

hưởng, vì phải chịu cảnh bần cùn và cô độc” . [11, tr 271] .
1.1.2. Tư tưởng, quan điểm Hồ Chí Minh về tơn giáo

Tư tưởng Hồ Chí Minh về tín ngưỡng, tơn giáo là sự vận dụng sáng tạo quan
điếm mácxít về tín ngưỡng, tơn giáo trong hồn cảnh xã hội Việt Nam. Tư tưởng

này được xây dựng trên cơ sở nhận thức rõ đặc điềm văn hóa Việt Nam - một quốc

gia đa dân tộc, đa tơn giáo. Các tín ngưỡng, tơn giáo có lịch sử hình thành, phát
triển và có đặc điếm riêng, với xu hướng hòa đồng, tồn tại đan xen, ảnh hưởng lẫn
nhau. Nổi bật trong tư tưởng của Người về tơn giáo là tư tưởng đồn kết lương giáo,

hồ hợp dân tộc và về quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân. Trong hồn cảnh đất

nước cịn nhiều khó khăn, công việc bộn bề, nhưng Người luôn giành những sự
quan tâm đặc biệt đến tố chức, cơ sở thờ tự và chức sắc, tín đồ tơn giáo. Ngày
6/3/1946, Người ký sắc lệnh thành lập Liên đồn Cơng giáo Việt Nam; ngày

15/3/1946 ký sắc lệnh thành lập Hội Phật giáo Việt Nam. Người xem cơ sở thờ tự
của tôn giáo như những cơng trình lịch sử văn hố, những cơng trình phúc lợi xã

hội. Những tư tưởng ấy khơng chỉ được thế hiện qua những bài viết, lời phát biểu,
chỉ thị, sắc lệnh mà cịn thơng qua những cử chỉ, hành động cũng như phong cách
4. V.I. Lênin toàn tập; tập 17, tr 89;
5 .v.ỉ. Lênin toàn tập, tập 11, tr271;

10



ứng xử của Người đối với tín đồ, giáo sĩ, nhà tu hành các tôn giáo 6. Những quan
điểm về tôn giáo cùa chủ nghĩa Mác- Lê nin đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng

và Nhà nước ta vận dụng sáng tạo trong điều kiện lịch sử cụ thể ở Việt Nam. Qua
đó đã phát huy được vai trị của đồng bào có tín ngưỡng, tơn giáo góp phần củng cố

khối đại đồn kết dân tộc trong cơng cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Những vấn
đề cơ bản đó được thể hiện như sau:
- Quan điểm tơn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngường và khơng tín

ngưỡng của nhân dân. Đây là nội dung quan trọng và xuyên suốt trong tư tưởng Hồ

Chí Minh về tôn giáo, thế hiện nhất quán trong cả hoạt động lý luận và thực tiễn của
Người và trở thành nền tảng trong chính sách tơn giáo của Đảng và Nhà nước ta từ
trước đến nay. Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, vào ngày 3-9-1945
trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hịa, Hồ Chí Minh

nêu 6 nhiệm vụ cấp bách, trong đó Người đề nghị Chính phủ tuyên bố “Tín ngường
tự do và Lương Giáo đoàn kết”. Để đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo của
nhân dân được thực thi, Hồ Chí Minh cho rằng, về nguyên tắc hoạt động của các tổ

chức tôn giáo phải tuân theo pháp luật và được pháp luật bảo hộ. Với tinh thần đó,
Người kiên quyết đấu tranh với những kẽ lợi dụng tôn giáo làm tổn hại đến lợi ít

dân tộc, chỉ đạo Chính phủ xây dựng các chủ trương, giải pháp tổ chức thực hiện có
hiệu quả các quyền đó, đồng thời Người trực tiếp ký, ban hành nhiều văn bản pháp

luật quy định cụ thể về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người dân. Hiến


pháp đầu tiên (thông qua ngày 2-3-1946) của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa,
ghi rõ “Mọi cơng dân Việt Nam có quyền tự do tín ngưỡng”. Ngồi ra, Người cũng

rất chú trọng đến tín ngưỡng truyền thống, nhất là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên,

Người cho rằng, đây là một hiện tượng xã hội bình thường, để nhắc nhở hậu thế ghi

lịng, tạc dạ công ơn của các bậc tiền bối. Tồ tiên được tơn kính thì anh em mới
thuận hịa.
- Quan điếm đồn kết lương giáo, hịa hợp dân tộc. Do đặc điếm của lịch sữ

hình thành dân tộc ở Việt Nam, các tơn giáo khác nhau có hệ thống giáo lý, giáo
6 Hồ Chí Minh: Biên niên tiêu sử, Nxb. CTQG, Hà Nội, 1995, t.5, tr.251.

11


luật, chức săc, tín đơ và phương pháp hành đạo khác nhau nhưng điêu tơn tại trong
lịng dân tộc. Vì vậy theo quan điểm của Người là đoàn kết rộng rãi mọi tầng lớp
nhân dân, không phân biệt dân tộc, giai cấp, tơn giáo, giới tín, độ tuồi. Người nói rõ:

Đồn kết là một chính sách dân tộc, khơng phải thủ đọan chính trị, ta địan kết để

đấu tranh và xây dụng nước nhà, ai có sức, có đức, có lịng phụng sự Tố quốc,
phụng sự nhân dân thì ta đồn kết họ, nhằm hịa hợp dân tộc, đồn kết lương giáo,

tạo động lực xây dựng đất nước. Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân
khắc phục những mặc cảm, định kiến, chống lại âm mưu chống phá của thế lực thù

địch. Bên cạnh tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo Người cịn đề cập đến


vấn đề chống lợi dụng tín ngưỡng và bài trừ mê tín dị đoan.
- Quan điềm về mối quan hệ giữa tơn giáo với một số lĩnh vực khác. Người

đã nhìn thấy mối liên hệ giữa tôn giáo với các lĩnh vực cùa đời sống xã hội, từ đó có
cách tiếp cận đa chiều dưới góc độ văn hóa, đạo đức, xã hội học, đồng thời nghiên

cứu khai thác những giá trị tích cực của tín ngường, tơn giáo trong đời sống tinh
thần của xã hội: tôn giáo với dân tộc, tơn giáo với văn hóa, tơn giáo với đạo đức, tơn
giáo với chính trị. Đối với một người có tơn giáo thì họ vừa có thể là người dân u

nước, đồng thời cũng là một tín đồ chân chính. Những giá trị tốt đẹp của tôn giáo

cùng với dân tộc và thời đại Hồ Chí Minh góp thêm tính phong phú, đa dạng cho
cuộc sống tinh thần của xã hội.
1.2. Những vấn đề về tơn giáo, tín ngưõng ỏ’ Việt Nam là CO’ sỏ’ cho quan
điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước Việt Nam

1.2.1. Những đặc điếm tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam
- Việt Nam là quốc gia có nhiều dân tộc, tơn giáo và hình thức tín ngưỡng

Tính đến tháng 12 năm 2020 nước ta có 16 tôn giáo và 36 tổ chức tôn giáo
được Nhà nước cơng nhận, với khoảng 26,3 triệu tín đồ, hơn 58.000 chức sắc,
143.662 chức việc, 29.000 cơ sở thờ tự: “Phật giáo trên 12 triệu, Thiên chúa giáo

8,1 triệu, Cao đài 4,2 triệu, Hòa hảo 2,46 triệu, Tin lành gần 2,3 triệu, Hồi giáo
82,732 nghìn, Tịnh độ cư sĩ phật hội 1,8 triệu, Tứ ân hiếu nghĩa 78 nghìn, Minh lý

12



đạo Tam tơng miêu 1,058 nghìn, đạo Ba’ihai 7 nghỉn, Bàlamơn 54,068 nghìn, Phật
đường Minh sư đạo 11,124 nghìn, Bửu sơn Kỳ Hương 15 nghìn” 7.

- Các tín ngưỡng, tơn giáo đan xen, hịa đồng, hỗn dung
Mặc dù tín ngường tơn giáo ở nước ta đa dạng và có tính đan xen, hịa đồng
nhưng khơng có kỳ thị, tranh chấp và xung đột tơn giáo. Các tín ngưỡng truyền

thống và tàn dư của tôn giáo nguyên thủy vẫn in dấu khá sâu trong đời sống tinh
thần của người Việt cho đến ngày nay. Tính đến tháng 6 năm 2019 cả nước có hơn
45.000 cơ sở tín ngưỡng. Trong đó có hơn 2.900 di tích gắn với cơ sở tín ngưỡng,
tơn giáo, một số di tích được UNESCO cơng nhận là di sản thế giới. Đối với Nho

giáo, Phật giáo và Đạo giáo vào nước ta gần như cùng một thời kỳ và được người

Việt tiếp nhận một cách tự nhiên.
Tính hòa đồng, đan xen, khoan dung là đặc điểm quan trọng của tín ngưỡng,
tơn giáo ở nước ta và văn hóa khoan dung cũng là một trong những đặc điếm văn hóa

truyền thống của người Việt. Thể hiện rất rõ trong hiện tượng thờ phối của tín
ngưỡng, tơn giáo. Chẳng hạn trong kiến trúc Đình, Chùa, Đen, Quán, Miếu, Phủ,
những nơi ấy đều có hiện tượng thờ phối. Khơng ít chùa có ban hoặc điện thờ mẫu

Tam phủ, Tứ phủ, các danh nhân văn hóa, lịch sử, người có cơng với dân tộc. Hiện

tượng thờ Phật-Thánh thờ ghép là phổ biến ở các ngôi chùa: Trường họp chùa Bối
Khê - Đại Từ Bi tự thì hỗn dung Phật-Thánh là Quan Âm Đức Minh Chân Nhân;
chùa Keo-Thần Quang tự là Mật (Thiền-Thánh Dương Không Lộ; chùa Thầy-Thiên
Phúc tự là Mật Thiền-Thánh Từ Đạo Hạnh)... Như vậy, ta thấy hỗn họp Phật-Thánh


là đa dạng. Bất cứ nơi thờ tự của loại hình tín ngường dân gian, tơn giáo nào ở Việt

Nam chúng ta cũng thấy được cách thờ phối. Chẳng hạn như ở Đình thờ Nguyễn
Trung Trực ( Kiên Giang) thờ cả Quan Cơng và Hồ Chí Minh, Văn Miếu ngồi thờ

Khống Tử ở chính gian giữa cịn có bốn pho tượng bày bên tả bên hữu gồm có: Nhan
Từ, Tăng Tử, Tư Tử, Mạnh Tử cịn gọi là tứ phối. Phía sau còn vẽ tranh 72 người

khác trong số những học trò của Khổng Tử còn được gọi là “Thất thập nhị hiền”.
7 Công văn sơ 6955/BNV-TGCP kèm theo danh mục các tồ chức tôn giảo, tổ chức được cấp giấy chứng nhận đãng ký
hoạt động đến thảng 12/2020;

13


- u tơ trọng nữ trong hệ thơng tín ngưỡng, tơn giáo
Điều đó phản ánh tình cảm và sự đánh giá cao vai trò của người phụ nữ trong

đời sống xã hội. Thể hiện trong Tín ngường thờ Mầu rất đa dạng, phong phú, thể
hiện nhu cầu nhiều mặt của con người ở thế gian. Có Mau là Thiên Thần, nhưng

cũng có Mầu là Nhân Thần, có Mầu gây dựng nên nịi giống, cũng có Mầu lại duy
trì đất nước, có Mầu là con người lịch sử, có Mau là con người huyền thoại, Người
thì lo đuổi giặc cứu dân, Người lại giúp mùa màng tươi tốt, mưa thuận gió hịa. Ví
dụ như: Pháp vân, Pháp vũ, Pháp lơi, Pháp điện, Đức Mẹ Âu Cơ sáng tạo ra dân

tộc... Theo số liệu thống kê trong số 1.000 di tích văn hóa thì có tới 250 di tích thờ

cúng các vị thần hay danh nhân là nữ giới. Chỉ riêng quần thể di tích Phủ Giầy cũng
có đến hơn 20 đền thờ, miếu thờ nữ thần. Đổi với Công giáo, Hồi giáo, Nho giáo ở


chính gốc đều coi thường phụ nữ, nhưng khi vào Việt Nam thì đà phải thay đối ít
nhiều cho phù hợp với vai trò của người phụ nữ trong xã hội Việt Nam.
- Thần thánh hóa nhừng người có cơng với nhân dân, làng nước

Nhìn chung, các vị Thành Hoàng làng ở nước ta hầu hết là những người có

cơng đánh giặc, giữ nước, mở mang bờ cõi, còn những tà thần, dị thần dần dần bị
loại bỏ trong đời sống tinh thần của nhân dân. Điều này nói lên nhân dân ta rất coi
trọng những người có cơng dựng nước và giữ nước. Những người có cơng với làng,

xóm, gia đinh, đất nước đều được nhân dân tơn vinh, sùng kính. Có vị được tơn
vinh lúc còn sống. Chẳng hạn như Đinh thờ Nguyễn Trung Trực, chùa thờ 4 Sư liệt

sỹ ( Kiên Giang).

1.2.2. Kinh nghiệm thực tiễn giải quyết vấn đề tôn giáo trong lịch sử
Kinh nghiệm giải quyết vấn đề thực tiễn tôn giáo: Tín ngưỡng, tơn giáo là

vấn đề hết sức nhạy cảm, tế nhị, phức tạp. Vì vậy, giải quyết những vấn đề nảy sinh
từ tôn giáo cần hết sức thận trọng và tỉ mỉ với những nguyên tắc nhất định phải

mềm dẻo, linh hoạt theo tinh thần của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, quan điểm chính sách của Đảng và Nhà nước, chống những biếu hiện buông

lỏng quản lý tôn giáo, hoặc mất cảnh giác với âm mưu, thủ đoạn lợi dụng tơn giáo

gây mất ổn định chính trị, trật tự - an toàn xã hội.

14



- Giai đoạn những năm 2003 vê trước.
Trong suốt tiến trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, nhất là sau cách mạng

tháng Tám năm 1945, Đảng và Nhà nước ta ln coi trọng vấn đề tơn giáo. Nhưng
có giai đoạn do hạn chế của lịch sử nhận thức mà chúng ta nhận thức về tôn giáo
chưa đầy đủ, trong giai đoạn này khơng khí đấu tranh tư tưởng với tơn giáo rất nặng

nề, khơng ít quần chúng ngồi đạo nhìn nhận tơn giáo dưới góc độ chính trị, hoặc
hiểu một cách đơn giản cho rằng tôn giáo là cái lạc hậu, bảo thủ và thần thánh hóa.
Một số đồng bào có đạo chịu ảnh hường của thế giới quan duy tâm, thần bí sai lầm

ấy nên họ dễ bị mua chuộc, sống khép kín; Một bộ phận giới chức sắc thì bị tun
truyền chống cộng nguy hiểm, coi khn viên nhà thờ là những pháo đài bí ấn.

Những nhận thức sai lầm đó đã gây nên rào cản chia rẽ sự đồn kết giữa cộng đồng
tơn giáo và cộng đồng xã hội, là cơ hội đế phần tử xấu lợi dụng. Bên cạnh đó, cơng

tác vận động quần chúng tín đồ chưa được quan tâm theo đúng chủ trương của

Đảng, cịn có nhiều thành kiến với Cơng giáo, nhấn mạnh vào mặt tiêu cực, nhiều

địa phương vẫn chưa tích cực tranh thủ quần chúng tín đồ Cơng giáo, Phật giáo,...
khơng kiên nhẫn tuyên truyền, giác ngộ quần chúng tín đồ. Đối với những phần tử
ra mặt phản động thì các cấp ủy thường là dè dặt, không kiên quyết vạch mặt bọn

này trước quần chúng giáo dân. Tuy vậy nhờ kiên trì nhất qn với đường lối, quan

điểm tơn trọng và bảo đảm quyền tụ do tín ngưỡng của nhân dân, điều này đã khắc


phục những sai lầm góp phần củng cố và tãng cường khối đại đoàn kết dân tộc, lôi
cuốn đồng bào tham gia vào sự nghiệp cách mạng của Đảng, giành độc lập tự do

cho Tổ quốc và xây dựng xã hội mới.
-Giai đoạn từ 2003 đến nay
Qua các giai đoạn và thời kỳ lịch sử khác nhau chúng ta có thế thấy Đảng và
Nhà nước đã có sự điều chỉnh đường lối, nên có sự biến đổi từ nhận thức đến thực
tiễn rất quan trọng. Nếu như trong giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ, chính sách
“ tự do tín ngưỡng, lương giáo đồn kết” do Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra đà góp

phần to lớn vào sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc, toàn dân kháng chiến thắng lợi,

giành độc lập dân tộc thống nhất đất nước, thì trong giai đoạn hiện nay, với sự đổi

15


mới tư duy vê tơn giáo cùng với sự hồn thiện chủ trương chính sách của Đảng và

Nhà nước, nên tơn giáo có nhiều thay đối căn bản, đó là sự gia tăng về các hoạt

động tín ngưỡng tơn giáo và nhu cầu tín ngưỡng tơn giáo của nhân dân được bảo
đảm. Từ đó, cũng nảy sinh khơng ít những vấn đề mới trong khi giải quyết vấn đề

tôn giáo trong giai đoạn hiện nay. Việc tranh chấp và khiếu kiện liên quan đến đất
đai và cơ sở thờ tự của các tôn giáo ở một số nơi tăng lên, có nơi gay gắt phức tạp.

Vùng dân tộc thiểu số có một số người đã lợi dụng tín ngưỡng, tơn giáo để tiến


hành chống đối, kích động tín đồ nhằm phá hoại khối đoàn kết dân tộc, gây mất ổn
định chính trị. Cơng dân có đạo cịn gặp khó khăn trong những thủ tục hành chính,

nên khi giải quyết những vấn đề dân sự liên quan đến tôn giáo, đến tín đồ cịn thờ ơ,
thiếu trách nhiệm, để tồn tại khiếu kiện lâu dài, chưa giải đáp một cách thỏa đáng,...

Qua đó rút ra những kinh nghiệm như:
Thứ nhât, khơng ngừng nghiên cứu tông kêt bô sung và phát triên lý luận vê
tôn giáo là cơ sở lý thuyết đề xây dựng, hồn thiện đường lối chính sách tơn giáo

trong giai đoạn hiện nay, tiếp tục hoàn thiện luật pháp về tôn giáo làm cơ sở giải

quyết những vấn đề mới phát sinh trong thực tiễn.

Thứ hai, nắm bắt kịp thời những diễn biến về tư tưởng, đời sống tôn giáo, từ

đó đưa ra những giải pháp, chính sách phù hợp, hiệu quả.
Thứ ba, tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho tôn giáo hoạt động binh thường

theo đúng pháp luật, kịp thời giải quyết những vấn đề nảy sinh, khơng để xảy ra
điểm “nóng”, khiếu kiện đơng người.

Thứ tư, sau mỗi sự việc, các cấp ủy đảng và cơ quan quản lý Nhà nước cần
kịp thời nắm bắt phân tích, đánh giá cho đúng tinh hình, rút ra những kinh nghiệm

cần thiết đế học tập, chỉ đạo các phương tiện thông tin đưa tin trung thực, khách

quan, kịp thời, tạo sự chia sẻ, đồng thuận trong xã hội.
Thứ năm, trong xu thế quốc tế hóa hiện nay, cần xem trọng vấn đề ngoại giao
của tôn giáo là một trong những nội dung không thế thiếu. Đe thực hiện tốt đường


lối Nghị quyết của Đảng, cần quan tâm hơn nữa cơng tác dân vận, để vận động
đồng bào có đạo, tín đồ, chức sắc hưởng ứng tham gia phong trào thi đua yêu nước,

16


xây dựng khơi đại đồn kêt dân tộc tại từng địa phương; găn công tác tôn giấo với

công tác dân tộc để động viên đồng bào các dân tộc, tín đồ các tơn giáo đóng góp
tích cực vào cơng cuộc xây dựng đất nước.

1.2.3. Tơn giáo trong bối cảnh tồn cầu hóa ở Việt Nam hiện nay
Tồn cầu hóa đã làm cho khoảng cách giữa các quốc gia, dân tộc thu hẹp
dần, điều này chưa từng có trong lịch sử phát triển của nhân loại. Tơn giáo, tín

ngưỡng, là một hình thái ý thức xã hội, nên trước sự biến đổi to lớn của sự tồn cầu
hóa, thì tơn giáo tín ngưỡng ở nước ta sẽ có những thay đổi, trong đó có yếu tố mới,

có yếu tố tích cực, tiêu cực, cơ hội và thách thức đan xen chủ yếu như:
- Tín ngưỡng, tơn giáo có sự phát triển, gia tăng về quy mơ, số lượng
- Vấn đề tín ngưỡng, phủ nhận truyền thống văn hóa dân tộc

- Vấn đề lợi dụng tôn giáo, dân tộc để đạt mục đích kinh tế-chính trị
Chính vì vậy cần phải định hướng để giữ gìn và gạc bở, bảo lưu và cải biến
những yếu tố cho phù hợp, cần phải có kế hoạch chủ động ứng xử với tôn giáo; Một

mặt kiên quyết chống lại âm mưu lợi dụng tôn giáo, mặt khác cần hướng các tôn

giáo hoạt động theo hướng đồng hành với dân tộc và phù hợp với bản sắc văn hóa

truyền thống của nước ta. Hiện nay Đảng và Nhà nước ta ln chú trọng, tìm mọi

biện pháp để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc, đồng thời tiếp thu
những giá trị tích cực của văn hóa nước ngồi du nhập. Với hơn 50 dân tộc cùng

sinh sống, đời sống tín ngưỡng, tơn giáo, văn hóa đa dạng và phong phú, do điều

kiện lịch sử để lại thì chúng ta có thể thấy việc lợi dụng tơn giáo và dân tộc cho mục
đích chính trị của thế lực thù địch trong thời gian tới sể tiếp tục diễn biến phức tạp.

1.3. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về đổi mói chính sách tơn giáo từ

Nghị quyết 25-NQ/TW đến nay
1.3.1. Những quan điểm về đoi mới chính sách tơn giáo
- Bối cảnh quốc tế

Khủng hoảng toàn diện của các nước xã hội chủ nghĩa kéo theo đó là sự sụp
đố của các nước Đơng Âu, Liên Xô đã tác động mạnh đến cục diện thế giới. Không

phải là sự “Cáo chung” của chù nghĩa xã hội (như một số học giả tư sản thường rêu

17


rao) mà chỉ là sự sụp đơ một mơ hình CNXH hiện thực chưa đúng đăn, chưa bảo

đảm dân chủ, một bước lùi, một thất bại mang tính tạm thời.
- về tình hình Việt Nam vào những năm đầu của thế kỷ XXI

+ Kinh tế - Xã hội: Sau ngày 30-4-1975, đất nước hoàn toàn độc lập thống

nhất, do duy trì q lâu chính sách kinh tế “Tập trung quan liêu bao cấp” nên đã rơi

vào khủng hoảng kinh tế - xã hội. Thu nhập quốc dân chưa bảo đảm được tiêu dùng
của xã hội; Thị trường, vật giá, tài chính, tiền tệ khơng ổn đinh; Đời sống của nhân

dân lao động gặp khó khăn, lịng tin của quần chúng đối với sự lãnh đạo của Đảng
và sự điều hành của Nhà nước giảm sút,...
+ về mặt lý luận: Từ khi ra đời, Đảng ln coi chính sách với các tôn giáo là

quan trọng trong sự nghiệp cách mạng, khi cách mạng tháng Tám năm 1945 thành
công, Đảng, Nhà nước đã bắt tay ngay vào việc lãnh đạo xây dựng đường lối, chính
sách về tơn giáo. Lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng

tư tường và kim chỉ nam cho hành động, nên chúng ta có chủ trương, chính sách

hành động nhất qn trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo. Tuy nhiên nhận thức là
một q trình, do đó khơng thể tránh được những sai lầm trong nhận thức mang tính

giai đoạn lịch sử.
về học thuật trong những năm 1990 đến năm 2000, rất nhiều bài viết của
Nguyễn Quang Huy, Trần Bạch Đằng, Vũ Quang, rồi đến những phát biểu cùa giới

khoa học như Trần Văn Giàu, Nguyễn Khắc Viện, Trần Đình Hượu, Vũ Khiêu,
Phạm Như Cương, Đặng Nghiêm Vạn. Đầu năm 1990 có cuộc Hội thảo khoa học

về vấn đề công tác tôn giáo do ủy ban Đồn kết Cơng giáo và Mặt trận Tổ quốc

thành phố Hà Nội tồ chức, đã đóng góp nhất định vào tư duy đổi mới về tơn giáo
góp phần vào nội dung của Nghi quyết 25/NQ-TW của Bộ Chính trị, đánh dấu sự
đối mới về tư duy trên lĩnh vực tôn giáo của Đảng.


13.2. Nội dung đối mói quan điểm, chính sách đối với tơn giáo trong giai
đoạn hiện nay
13.2.1. Quan đỉêm, chỉnh sách của Đảng từ sau Đại Hội Đảng lần thứ VỈỈI
Sự đổi mới nhận thức về tôn giáo của Đảng ta đựơc đánh dấu từ Nghị quyết
24-NQ/TW của Bộ Chính trị năm 1990. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời

18


kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Cương lĩnh năm 1991) khăng định: “Tín ngưỡng,

tơn giáo là nhu cầu của một bộ phận nhân dân. Thực hiện nhất quán chính sách tơn

trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngường. Chống mọi hành động vi phạm tự do tín

ngưỡng để làm tổn hại đến lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân” 8. Tiếp đến là Bộ
Chính trị ban hành Chỉ thị 37-CT/TW về tăng cường công tác tơn giáo trong tỉnh

hình mới, đã bổ sung làm rõ hơn tránh nhiệm của cấp ủy Đảng, Chính quyền các
cấp phải đảm bảo sinh hoạt tín ngưỡng tơn giáo bình thường, lành mạnh, hợp pháp,
thường xuyên chăm lo đời sống vật chất, văn hóa tinh thần và nâng cao trình độ mọi

mặt của nhân dân nói chung, trong đó có đồng bào các tơn giáo, tích cực tham gia
nhiệm vụ phát triền kinh tế, văn hóa, xà hội, quốc phịng an ninh và xây dựng cuộc

sống mới ở cơ sở, ở khu dân cư. Tiếp theo là Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban

chấp hành Trung ương (khoá VIII) về Xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc, ban hành ngày 16-7-1998, điểm thứ 8 về Chính sách văn

hóa đối với tơn giáo, khẳng định khuyến khích ý tưởng cơng bằng, bác ái, hướng
thiện trong tôn giáo.

Lần đầu tiên trong lịch sử Đảng ta, vấn đề tôn giáo được đưa ra bàn bạc,

quyết định ở cấp Ban Chấp hành Trung ương, Nghị quyết 25/NQ-TW về tôn giáo

năm 2003 ra đời, với những nội dung như: 9
- Một là, tiếp tục khẳng định tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của
một bộ phận nhân dân, đang vả sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ

nghĩa xã hội ở nước ta.

- Hai là, Đảng và Nhà nước thực hiện nhất qn chính sách đại đồn kết tồn

dân tộc; xem đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đồn kết; đồn kết đồng
bào theo các tơn giáo khác nhau, đồn kết đồng bào theo tơn giáo và đồng bào

khơng theo tơn giáo. Giữ gìn và phát huy những giá trị tích cực của truyền thống thờ

cúng tố tiên, tơn vinh những người có cơng với Tổ quốc và nhân dân.
- Ba là, Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần
chúng. Công tác vận động quần chúng các tôn giáo nhằm động viên đồng bào nêu
8 Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chu nghĩa xă hội năm 1991;
9 Nghị quyết 25/NQ-TW về tôn giảo năm 2003;

19



×