Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Xu hướng xanh trong kiến trúc nhà chung cư cao tầng ở hà nội (tóm tắt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (858.34 KB, 19 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
-----------------------------------

LÊ ANH TÙNG

XU HƢỚNG XANH TRONG KIẾN TRÚC NHÀ
CHUNG CƢ CAO TẦNG Ở HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KIẾN TRÚC

Hà Nội-2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
-----------------------------------

LÊ ANH TÙNG
KHÓA:2017-2019

XU HƢỚNG XANH TRONG KIẾN TRÚC NHÀ
CHUNG CƢ CAO TẦNG Ở HÀ NỘI
Chuyên ngành:Kiến Trúc
Mã số:60.58.01.02


LUẬN VĂN THẠC SĨ KIẾN TRÚC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS.NGÔ DOÃN ĐỨC

XÁC NHẬN
CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội-2019


LỜI CẢM ƠN
Qua quá trình học tập và nghiên cứu cao học chun ngành Kiến trúc cơng
trình tại trường đại học Kiến trúc Hà Nội, tác giả đã nhận được sự giảng dạy, giúp
đỡ quý báu của các thầy cô trong cũng như ngoài trường.
Với đề tài luận văn tốt nghiệp "Xu hướng xanh trong kiến trúc nhà chung cư
cao tầng ở Hà Nội". Tác giả xin gửi lời cám ơn chân thành tới các thầy cô đặc biệt
là thầy TS. Ngơ Dỗn Đức, người thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ
tác giả hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Trong điều kiện thời gian và phương tiện nghiên cứu còn hạn chế, luận văn
này chắc chắn khơng tránh khỏi những thiếu xót. Tác giả rất mong được sự góp ý
của các thầy cơ giáo, các nhà khoa học cùng bạn bè đồng nghiệp để tiếp tục hoàn
thiện hơn cho đề tài này và bản thân tác giả sau này.
Tác giả xin chân thành cám ơn!
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Lê Anh Tùng


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ này là cơng trình nghiên cứu khoa học
độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung
thực và có nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Lê Anh Tùng


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng biểu
Danh mục hình vẽ
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1
* Lý do chọn đề tài........................................................................................................ 1
* Mục đích nghiên cứu................................................................................................. 2
* Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu........................................................................... 2
* Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................................... 3
* Kết quả nghiên cứu ................................................................................................... 3
* Cấu trúc luận văn ...................................................................................................... 3
NỘI DUNG .................................................................................................................... 4
CHƢƠNG 1. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CHUNG CƢ CAO TẦNG TRÊN
THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM THEO XU HƢỚNG XANH ............................... 4
1.1.Các khái niệm và thuật ngữ liên quan. ............................................................... 4
1.1.1.Các khái niệm và thuật ngữ liên quan đến kiến trúc xanh .................................. 4
1.1.2.Những đặc điểm nhà chung cư cao tầng............................................................10
1.2.Tình hình phát triển chung cƣ cao tầng theo xu hƣớng kiến trúc xanh trên
thế giới và ở Việt Nam................................................................................................18

1.2.1.Tình hình phát triển CCCT theo xu hướng kiến trúc xanh trên thế giới.........18
1.2.2.Tình hình phát triển CCCT theo xu hướng kiến trúc xanh tại Việt Nam ........28
1.3. Các vấn đề cần quan tâm,nghiên cứu trong kiến trúc chung cƣ cao tầng ở
Hà Nội hiện nay...........................................................................................................38


1.3.1. Các vấn đề trong kiến trúc chung cư cao tầng ở Hà Nội hiện nay. .................38
1.3.2. Giá trị của kiến trúc xanh ..................................................................................39
CHƢƠNG 2. CÁC CƠ SỞ TRONG THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ CHUNG
CƢ CAO TẦNG THEO XU HƢỚNG XANH .....................................................41
2.1.Cơ sở lý thuyết. .....................................................................................................41
2.1.1.Các công cụ và tiêu chí đánh giá cơng trình xanh trên thế giới đang được áp
dụng tại Việt Nam.........................................................................................................41
2.1.2.Hệ thống công cụ và tiêu chí của Việt Nam ......................................................45
2.1.3.Bài học từ kiến trúc truyền thống .......................................................................51
2.2.Yếu tố thực tiễn .....................................................................................................53
2.2.1.Yếu tố tự nhiên,đặc điểm khí hậu.......................................................................53
2.2.2.Một số nghiên cứu về vật lý kiến trúc, khí hậu kiến trúc..................................57
2.2.3.Yếu tố văn hóa,kinh tế-xã hội.............................................................................63
2.3.Một số cơ sở pháp lý.............................................................................................65
2.3.1.Một số văn bản pháp lý có liên quan đến phát triển kiến trúc xanh .................65
2.3.2.Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội......................................................67
CHƢƠNG 3.XU HƢỚNG XANH TRONG KIẾN TRÚC NHÀ CHUNG CƢ
CAO TẦNG Ở HÀ NỘI ............................................................................................70
3.1.Xanh trong thiết kế. .............................................................................................70
3.1.1.Xanh trong quy hoạch,hình dạng và hướng nhà ...............................................70
3.1.2.Xanh trong cấu trúc khơng gian,hình thức kiến trúc.........................................80
3.2.Vật liệu xanh .........................................................................................................97
3.3.Tiết kiệm năng lƣợng và sử dụng năng lƣợng xanh.....................................100
3.4.Nhận định tổng hợp ...........................................................................................105

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................109
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………..


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CTX

Cơng trình xanh

BĐKH

Biến đổi khí hậu

CCCT

Chung cư cao tầng

KTX

Kiến trúc xanh
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Số hiệu
bảng,biểu

Tên bảng,biểu

Trang

Bảng 1.1.


Một số chung cư có chung khối đế

32

Bảng 2.1.

Vị trí Hà Nội trong khu vực phía Bắc

53

Bảng 2.2.

Nhiệt độ trung bình theo tháng (oC)

54

Bảng 2.3.

Độ ẩm trung bình theo tháng(%)

55

Bảng 2.4.

Lượng mưa trung bình (mm)

55

Bảng 2.5.


Tổng lượng bức xạ ( Cal/cm2/ngày)

56

Bảng 2.6.

Bảng đánh giá mức độ yêu cầu tiện nghi khí hậu đối với
các phịng chức năng của căn hộ.

62

Bảng 3.1.

Sự chuyển biến trong giải pháp thiết kế

85

Bảng 3.2.

Chung cư Thăng Long Number one-Viglacera

100

Bảng 3.3.

Một số chung cư đạt hiệu quả tiết kiệm năng lượng

104



DANH MỤC HÌNH
Số hiệu
hình

Tên hình

Trang

Hình 1.1.

Tịa nhà Bank of America

6

Hình 1.2.

Khu nhà ở cao cấp Thăng Long Number 1

7

Hình 1.3.

Cơng trình Crystal

9

Hình 1.4.

Các dạng mặt bằng nhà tháp


14

Hình 1.5.

Mặt bằng chung cư Vinhome Nguyễn Chí Thanh-Hà Nội.

14

Hình 1.6.

Các dạng mặt bằng nhà tấm

15

Hình 1.7.

Mặt bằng chung cư StarCity Lê Văn Lương-Hà Nội

15

Hình 1.8.

Chung cư Bosco Verticale-Ý

20

Hình 1.9.

Chung cư Spain’s Solar Chamber Apartment Complex


21

Hình 1.10.

Hệ thống che nắng vào mùa hè và thu nhiệt vào mùa
đơng

22

Hình 1.11.

Kanchanjunga Apartments

23

Hình 1.12.

Mặt cắt điển hình

23

Hình 1.13.

Tịa nhà Menara Mesiniaga

24

Hình 1.14.


Tổ hợp chung cư The Interlace-Singapore

25

Hình 1.15.

Mặt bằng tổng thế tổ hợp chung cư The InterlaceSingapore

26

Hình 1.16.

Giải pháp thơng gió tự nhiên-The Interlace

27

Hình 1.17.

Giải pháp chắn nắng mặt đứng-The Interlace

28

Hình 1.18.

Giải pháp làm mát cơng trình bằng cây xanh-The
Interlace

28

Hình 1.19.


Mặt bằng tổng thể một số khu chung cư

31

Hình 1.20.

Mặt bằng chung cư bố cục nén, chen kẹt

33

Hình 1.21.

Tồn cảnh dự án Diamond Lotus Lake View

35

Hình 1.22.
Hình 1.23.

Chung cư Ehome 5
Tịa nhà xanh Forest in the sky

35
36


Hình 1.24.

Tồn cảnh Grand Park Premium-Aquabay-Ecopark


37

Hình 1.25.

Nhận thức của các bên liên quan trong việc xây dựng
cơng trình xanh

39

Hình 2.1.

Dự Án Diamond Lotus-TP Hồ Chí Mính đạt chuẩn
LEED

43

Hình 2.2.

Dự Án Mulberry Lane-TP Hà Nội đạt chuẩn GreenMark

44

Hình 2.3.

Dự Án Eco Home 3-TP Hà Nội đạt chuẩn EDGE

45

Hình 2.4.


Các cấp độ chứng chỉ cơng trình xanh trong bộ cơng cụ
LOTUS

48

Hình 2.5.

Khí hậu ngồi nhà và vi khí hậu trong phịng

58

Hình 2.6.

Sự trao đổi nhiệt của cơ thể với mơi trường

59

Hình 2.7.

Mối quan hệ Con người-Kiến Trúc-Khí hậu

60

Hình 3.1.

Quy hoạch mạng lưới đường và hướng thích hợp

71


Hình 3.2.

Vai trị tác dụng của cây xanh

73

Hình 3.3.

Hiệu quả giảm nhiệt độ nhờ mặt nước

73

Hình 3.4.

Sắc xanh trong khu đơ thị Ciputra-Hà Nội

74

Hình 3.5.

Khu nhà ở cho người thu nhập thấp Đặng Xá 2-Hà Nội

75

Hình 3.6.

Mặt bằng tầng 1 toàn dự án nhà ở xã hội Đặng Xá 2

76


Hình 3.7.

Chung cư Mulberry Lane-Hà Đơng

77

Hình 3.8.

Mặt bằng tổng thể chung cư Mulberry Lane-Hà Đơng

77

Hình 3.9.

Hướng nắng đối với cơng trình

78

Hình 3.10.

Hướng gió đối với cơng trình

78

Hình 3.11.

Khu nhà ở xã hội Hưng Thịnh

79


Hình 3.12.

Sơ đồ phân tích nghiên cứu hình khối cơng trình

79

Hình 3.13.

Khối đế chung cư Mulberry Lane-Hà Đơng

81

Hình 3.14.

Khối đế chung cư Dolphin Plaza-Mỹ Đình Hà Nội

81

Hình 3.15.

Khối đế chung cư Seasons Avenue-Mỗ Lao-Hà Nội

82

Hình 3.16.

Sơ đồ cấu trúc lõi sinh thái

84


Hình 3.17.

Xu hướng thiết kế mặt bằng dạng mở

86


Hình 3.18.

Mặt bằng chung cư Sunshine Garden-Vĩnh Tuy-Hà Nội

86

Hình 3.19.

Giải pháp bố trí mặt bằng dạng mở cho dạng nhà tháp

87

Hình 3.20.

Mặt bằng tịa CC Seasons Avenue-Mỗ Lao-Hà Đơng

88

Hình 3.21.

Giải pháp bố trí mặt bằng dạng mở cho dạng nhà tấm

89


Hình 3.22.

Mặt bằng chung cư Dolphin Plaza-Mỹ Đình-Hà Nội

89

Hình 3.23.

Mặt bằng chung cư Anland Premium-Hà Đơng-Hà Nội

91

Hình 3.24.

Mặt bằng căn hộ EcoLife Capital-Hà Nội

92

Hình 3.25.

Lơ-gia xanh tại căn hộ TimeCity-Hà Nội

93

Hình 3.26.

Sơ đồ bố trí cây xanh mặt đứng CC 6th Element Tây Hồ
Tây-Hà Nội


94

Hình 3.27.

Chung cư FLA Green Apartment-Hà Nội

94

Hình 3.28.

Vườn trên mái CC Imperia SkyGarden-Hai Bà TrưngHà Nội

95

Hình 3.29.

Vườn trên mái CC 6th Element Tây Hồ Tây-Hà Nội

96

Hình 3.30.

Thống kê dự án xanh của LOTUS VÀ LEED

108


1

MỞ ĐẦU

* Lý do chọn đề tài.
Ở Việt Nam, trong những năm cuối của thập kỷ 20, cùng với quá trình
đơ thị hố diễn ra ngày càng sơi động, sự gia tăng dân số cơ học đã làm cho
quỹ đất ngày càng thu hẹp, tạo áp lực lớn về nhu cầu ở tại các đơ thị. Trong
khi đó nhà cao tầng lại là giải pháp hữu hiệu nhằm giải quyết chỗ ở cho nhiều
người dân, tiết kiệm quỹ đất, tăng diện tích cây xanh và các cơng trình cơng
cộng, đồng thời góp phần tạo nên bộ mặt đơ thị văn minh, hiện đại. Đây là
giải pháp sử dụng đất có hiệu quả nhất, đặc biệt trong điều kiện đất đô thị
đang ngày càng chật hẹp và trở nên khan hiếm. Thực tế cho thấy nhà cao tầng
là một thành phần không thể thiếu được trong các thành phố hiện đại. Kiến
trúc cao tầng thường có phong cách kiến trúc mới, hiện đại, góp phần cải tạo
bộ mặt đơ thị, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, góp phần tạo điều kiện cho
công tác quản lý đô thị.
Nhà chung cư cao tầng hiện nay đã phần nào đáp ứng được nhu cầu ở
của người dân. Các chung cư cao cấp cũng đã cung cấp được các không gian
ở rộng rãi, đầy đủ tiện nghi với hệ thống hạ tầng và phục vụ công cộng đầy
đủ. Tuy nhiên, việc xây dựng ồ ạt các chung cư cao tầng, chủ yếu để phục vụ
mục đích kinh tế và đầu tư, nên đã coi nhẹ yếu tố bảo vệ môi trường, làm cho
kiến trúc hồ hợp với thiên nhiên và thích ứng với điều kiện khí hậu ở địa
phương.
Ngày nay, chất lượng sống là tổng hịa của rất nhiều yếu tố, khơng chỉ
được quyết định bởi mức thu nhập, hay khả năng đáp ứng nhu cầu vật chất
của người dân. Chất lượng sống còn phải được bảo đảm bằng các yếu tố tinh
thần, bằng khả năng và điều kiện hưởng thụ văn hóa, nghệ thuật, thông tin, tri
thức của cộng đồng. Cùng với đó là các yếu tố mơi trường, tự nhiên, mức độ


2

kết nối của con người với không gian thiên nhiên. Những bất cập, hạn chế

trong việc xây dựng các khu chung cư, đô thị mới hiện nay đang tiềm ẩn
nhiều nguy cơ dẫn đến sự bất ổn. Bởi việc sinh sống tại những tịa nhà biệt
lập, thiếu khơng gian sinh hoạt chung để giao tiếp, giao lưu, dễ dẫn đến xu
hướng sống khép kín, thiếu sự gắn kết, chia sẻ trong cộng đồng, cũng như dễ
tạo điều kiện cho sự gia tăng của lối sống ích kỷ, thực dụng.
"Kiến trúc xanh" đích thực là cuộc cách mạng nhằm đáp ứng được các
tiêu chí về bảo tồn sinh thái, mơi trường, hiệu quả sử dụng nước, năng lượng,
vật liệu xây dựng và điều kiện sống tiện nghi cho con người. Việc định hướng
xây dựng cơng trình chung cư theo các tiêu chí "Kiến trúc xanh" là điều nên
làm bởi lợi ích của Cơng trình xanh là điều khơng thể bàn cãi.Với sự xuất
hiện ngày càng nhiều các chung cư cao tầng như hiện nay,việc nhận diện,
nắm bắt rõ các xu hướng thiết kế xanh là điều cần thiết.
Để góp phần cho việc nâng cao nhận thức và hiểu biết về thiết kế kiến
trúc chung cư cao tầng theo xu hướng kiến trúc xanh đồng thời cổ vũ xu
hướng này, tác giả lựa chọn đề tài luận văn tốt nghiệp là “Xu hướng xanh
trong kiến trúc nhà chung cư cao tầng ở Hà Nội”.
* Mục đích nghiên cứu
Nhận diện tổng hợp các giải pháp đang được xử dụng chủ yếu trong thiết kế
nhà ở chung cư cao tầng hiện nay tại Hà Nội theo xu hướng kiến trúc xanh.
* Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: xu hướng thiết kế xanh trong kiến trúc chung
cư cao tầng
- Phạm vi nghiên cứu: các chung cư cao tầng trên địa bàn thành phố Hà
Nội


3

* Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp kế thừa tài liệu, kết quả đã nghiên cứu.

- Phương pháp phân tích và tổng hợp các cơ sở lý luận khoa học và cơ
sở thực tiễn.
- Phương pháp tiếp cận,khảo sát hiện trạng.
* Kết quả nghiên cứu
Nhận diện tổng hợp các xu thế chính trong thiết kế chung cư cao tầng theo xu
hướng kiến trúc xanh:
+ Xu thế thiết kế xanh trong quy hoạch,tổ chức khơng gian và hình thức kiến
trúc
+ Xu thế sử dụng vật liệu xanh
+ Xu thế sử dụng năng lượng xanh và tiết kiệm năng lượng
* Cấu trúc luận văn
 Phần mở đầu
 Phần nội dung chính gồm 3 chương:
- Chương 1.Tình hình phát triển chung cư cao tầng trên thế giới và ở Việt Nam
theo xu hướng xanh
- Chương 2.Các cơ sở trong thiết kế kiến trúc nhà chung cư cao tầng theo xu
hướng xanh
- Chương 3. Xu hướng xanh trong kiến trúc nhà chung cư cao tầng ở Hà Nội
 Phần kết luận


THƠNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lịng liên hệ với Trung Tâm Thơng tin Thư viện Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.1 - Nhà F - Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội,
Km 10 - Nguyễn Trãi - Thanh Xuân Hà Nội.
Email: ĐT: 0243.8545.649


109


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Phát triển chung cư cao tầng từ lâu đã trở thành xu hướng tất yếu trên thế giới
và ở Việt Nam cũng không ngoại lệ. Kiến trúc xanh nói chung và kiến trúc xanh
trong kiến trúc chung cư cao tầng nói riêng là một xu hướng tất yếu của việc phát
triển đáp ứng nhu cầu sống “ xanh”,sống sạch và tiện nghi. Sự xuất hiện của kiến
trúc xanh chính là giải pháp để bảo vệ mơi trường trong q trình đơ thị hố, để phát
triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng
các nhu cầu của các thế hệ mai sau.
Nhìn tổng thể, nhận thức của phần lớn người dân về lợi ích của kiến trúc xanh
trong nhà ở cao tầng còn hạn chế, tâm lý nhiều người mua nhà vẫn có thói quen lấy
giá bán làm tiêu chí quan trọng khi quyết định mua nhà để ở hay đầu tư. Đồng thời
chúng ta vẫn chưa có một chế tài cụ thể nào cho việc khuyến khích các cơng trình
chung cư cao tầng xây dựng theo mơ hình “kiến trúc xanh”, sử dụng vật liệu thân
thiện môi trường cũng như các hướng dẫn chi tiết và đồng bộ.
Phát triển “chung cư xanh” cần phải có chiến lược xanh trong tồn bộ các lĩnh
vực, cơng đoạn và cần bắt đầu ngay từ khâu thiết kế, cần được nhìn nhận và áp
dụng tổng thể trên các khía cạnh mơi trường, xã hội, văn hóa và kinh tế. Cần thống
nhất khái niệm xanh từ KTS, cho đến các nhà sản xuất, đầu tư, quản lý… cho đến
người dân hưởng thụ “nhà ở cao tầng xanh” cần thống nhất trong hành động chung.
Trong đó những vấn đề chính cần quan tâm là nguồn năng lượng, chất thải, sử dụng
nước, sử dụng đất, ảnh hưởng đối với hệ sinh thái khu vực, chất lượng khơng khí và
chất lượng mơi trường bên trong cơng trình…, đồng thời cịn phải nghiên cứu tổ
chức khơng gian, cơng năng của cơng trình kiến trúc tương ứng, nghĩa là yêu cầu
của thẩm mỹ đô thị và kiến trúc.
Chung cư cao tầng xây dựng trong Hà Nội giai đoạn hiện nay mới chỉ bước
đầu tiếp cận các nội dung, tiêu chuẩn của Kiến trúc xanh. Phần lớn các nhà cao tầng



110

mới xây dựng thường được thiết kế xây dựng theo tiêu chuẩn của nước ngồi, chưa
hồn tồn thích hợp với điều kiện khí hậu tự nhiên và kinh tế kỹ thuật,kiến trúc
mang tính bản sắc, tiên tiến của Việt Nam cũng như đóng góp vào thẩm mỹ chung
của đơ thị. Chính vì vây hầu hết cơng trình chung cư cao tầng được công nhận
là “xanh” hiện nay ở Việt Nam mới chỉ là “xanh từng phần” thông qua các
giải pháp thiết kế, sử dụng vật liệu và năng lượng.
Thông qua việc tổng hợp,phân tích,khảo sát hiện trạng,luận văn đã tổng
hợp một số biểu hiện của thiết kế kiến trúc chung cư cao tầng ở Hà Nội theo
xu hướng xanh đồng thời nêu ra những ưu điểm, lợi ích của các giải pháp
thiết kế đó nhằm mang đến một cái nhìn tổng quát về những lợi ích khi ứng
dụng các giải pháp theo xu hướng kiến trúc xanh vào thiết kế nhà ở chung cư
cao tầng.
Kiến nghị
Cần tiếp tục nghiên cứu về các cơ sở khoa học, các kinh nghiệm thực tiễn để
áp dụng Kiến trúc xanh cho những chung cư Hà Nội.
Tuyên truyền phổ biến những mặt tích cực,những biểu hiện nhận biết của mơ
hình kiến trúc xanh cho nhà ở chung cư cao tầng đến với mọi tầng lớp, mọi đối
tượng.
Để phát triển cơng trình xanh, nhà ở xanh, tiết kiệm năng lượng cần có sự
tham gia, phối hợp từ nhiều phía. Trước hết, vai trị của các cơ quan quản lý nhà
nước, cụ thể là Bộ Xây dựng cần tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện các cơ chế,
chính sách khuyến khích hoặc quy định trách nhiệm về phát triển cơng trình
xanh,tiết kiệm năng lượng nói chung và nhà ở cao tầng xanh nói riêng; ban hành
tiêu chuẩn, quy chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật về cơng trình xanh, tiết kiệm năng
lượng.


111


Vì thời gian nghiên cứu có hạn, tác giả cũng đã cố gắng thực hiện đề tài này
một cách tốt nhất, tuy nhiên vẫn không tránh khỏi những khiếm khuyết mong thầy
cô và những người đồng nghiệp trong nghề chỉ giáo.
Tác giả xin chân thành cám ơn!


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nguyễn Văn Chí (1996), Giáo trình Vật lý kiến trúc, Nxb Xây dựng
2. Nguyễn Huy Côn (2011),bản dịch "Thiết kế với thiên nhiên – Cơ sở sinh
thái của thiết kế kiến trúc" (Ken Yeang (1995), Designing with
Nature – the Ecological Basic for Architectural Design. McGraw- Hill).
NXB Trí thức.
3. Phạm Đức Nguyên (2012), Phát triển kiến trúc bền vững,kiến trúc xanh ở
Việt Nam, Nxb Tri Thức.
4. Phạm Đức Nguyên (2002), Kiến trúc sinh khí hậu – Thiết kế sinh khí hậu
trong điều kiện Kiến trúc Việt Nam, Nxb Xây dựng.
5. Đỗ Thị Ngọc Quỳnh (2012), Luân văn thạc sỹ kiến trúc Đánh giá chung cư
xây dựng tại Hà Nội giai đoạn 2000- 2014 theo quan điểm Kiến trúc xanh
6. Hoàng Hải Yến (2010) ,Luận văn thạc sỹ kiến trúc Nghiên cứu vận dụng
kiến trúc sinh thái thiết kế nhà chung cư cao tầng cho các khu đô thị mới
tại Hà Nội
7. Nhiều tác giả (2008), Neufert – Dữ liệu kiến trúc sư, Nxb Thống kê
8. Nhiều tác giả (1997), Quy chuẩn xây dựng Việt Nam, Nxb Xây dựng.
Tiếng Anh
9. Ken Yeang (1999), The Green Skyscraper – The basis for Designing
Sustainable Intensive Building, Presten Verlag, Germany
10. Terry Williamson (2002), Understanding Sustainable Architectore,
Spon Press, New York

Tài liệu internet.
11. www.ashui.com
12. www.anland-premium.com
13. www.chgroup.vn


14. www.chungcusunshine-garden.com
15. www.congtrinhxanhvietnam.vn
16. www.datxanh-mienbac.vn
17. www.en.wikipedia.org
18. www.google.com.vn
19. www.inhabitat.com
20. www.kienviet.net
21. www.moc.gov.vn
22. www.tapchikientruc.com.vn
23. www.vgbc.vn
24. www.viglacera.com.vn



×