Tải bản đầy đủ (.docx) (75 trang)

Giải pháp phát triển du lịch đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (414.69 KB, 75 trang )

Giải pháp phát triển du lịch

MỤC LỤC

1
Giải pháp


Chuyên đề thực tập

2

LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm gần đây, cùng với sự mở cửa hội nhập của nền kinh
tế, ngành du lịch Việt Nam đã có những bước phát triển nhảy vọt, đóng góp
một phần quan trọng vào sự tăng trưởng về mọi mặt của đời sống. Du lịch là
một trong những hình thức nghỉ ngơi tích cực và phổ biến nhất, được trở
thành một bộ phận không thể tách rời của đời sống con người với khát vọng
muốn khám phá những miền đất mới, những thắng cảnh thiên nhiên, di tích
lịch sử văn hố, phong tục tập qn và truyền thống các dân tộc khác nhau.
Chính vì vậy mà du lịch ngày càng giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế
quốc dân - là một ngành kinh tế tổng hợp có tính chất liên ngành, liên vùng,
tạo động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển.
Là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía bắc, hệ thống giao
thơng thuận tiện, Hải Dương vốn là một trong những cái nơi của nền văn hóa
Việt Nam. Lịch sử của dân tộc đã để lại cho vùng đất này một tài sản vô giá
với hàng trăm di tích lịch sử, văn hóa q giá, đó là những điểm di tích lịch sử
được xếp hạng, những lễ hội truyền thống, những làn điệu chèo xứ Đông nổi
tiếng, những danh nhân văn hóa, tên tuổi rạng ngời trong sử sách.... Bên cạnh
đó, thiên nhiên cũng tạo ra cho Hải Dương những thắng cảnh, rừng núi, hang
động kỳ thú, những làng quê trù phú, những điểm du lịch sinh thái hấp dẫn.


Do đó có thể nói tiềm năng du lịch tỉnh phong phú, đa dạng, có nhiều danh
lam thắng cảnh đẹp vừa mang tính lịch sử, vừa mang giá trị văn hóa.
Cùng với q trình đơ thị hố đang diễn ra mạnh mẽ và sự hình thành,
phát triển của các khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn tỉnh, dân cư đơ
thị cũng đang có xu hướng tăng lên về số lượng và mức sống. Nhu cầu du lịch
cũng theo bộ phận dân cư này tăng lên đáng kể. Điều này đang đặt ra một
thách thức và cơ hội lớn cho du lịch tỉnh Hải Dương. Chính vì vậy, hơn bao
giờ hết, du lịch Hải Dương cần khai thác nguồn tài nguyên vô cùng phong
phú và đa dạng của tỉnh để tạo ra cho thị trường những sản phẩm độc đáo, đặc

SV: Nguyễn Văn Định

Lớp: Kinh tế phát triển_K46


Chuyên đề thực tập

3

sắc và có sức hấp dẫn du khách, kể cả những nhóm du khách có sở thích riêng
biệt.
Trong những năm gần đây du lịch Hải Dương đã từng bước phát triển,
tuy nhiên vẫn chưa thu hút dược nhiều khách du lịch dặc biệt là khách quốc
tế, kết quả đạt được của ngành du lịch Hải Dương vẫn chưa xứng đáng với
tiềm năng về du lịch mà Hải Dương đang có. Chính vì vậy việc tìm hiểu,
nghiên cứu, lý luận để phát triển du lịch tỉnh hải Dương là một điều rất cần
thiết. Với lý do đó, em đã mạnh dạn chọn đề tài “Giải pháp phát triển du
lịch tỉnh Hải Dương đến năm 2020” cho chuyên đề thực tập của mình,
nhằm đưa ra được cái nhìn tổng quát về du lịch Hải Dương và đóng góp phần
nhỏ của mình trong việc phát triển du lịch tỉnh Hải Dương. Chuyên đề thực

tập của em bao gồm 3 chương:
Chương I: Một số lý luận về phát triển du lịch.
Chương II: Thực trạng ngành du lịch tỉnh Hải Dương trong những
năm qua
Chương III: Giải pháp phát triển du lịch tỉnh Hải Dương đến năm
2020.
Trong quá trình làm chuyên đề thực tập này, em đã may mắn nhận
được rất nhiều sự ủng hộ, động viên và giúp đỡ nhiệt tình. Em xin được thông
qua lời mở đầu này gửi lời cảm ơn tới Th.S. Trần Thu Thuỷ và các cán bộ
trong ban Ban nghiên cứu phát triển các ngành dịch vụ. Đặc biệt em xin trân
trọng cảm ơn sự hướng dẫn, chỉ đạo nhiệt tình của thầy giáo hướng dẫn: Th.S.
Phạm Xn Hồ. Cuối cùng do trình độ của người viết cịn non trẻ nên bài
viết cịn nhiều thiếu sót rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy giáo và
các bạn.
Em xin trân trọng cảm ơn.

SV: Nguyễn Văn Định

Lớp: Kinh tế phát triển_K46


Chuyên đề thực tập

4

CHƯƠNG I
MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
I. VAI TRÒ CỦA NGÀNH DU LỊCH ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH
TẾ XÃ HỘI.
1. Các khái niệm cơ bản.

1.1. Khái niệm về du lịch và khách du lịch.
a). Khái niệm về du lịch.
- Du lịch là một ngành cơng nghiệp khơng khói. Hiện nay trên thế giới
có hàng trăm triệu người đi du lịch, và số người đi du lịch có khuynh hướng
ngày càng gia tăng. Tuy nhiên du lịch là một ngành tổng hợp của nhiều ngành
chuyên biệt.
- Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, mang nội dung văn hóa
sâu sắc có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, phát triển du lịch
nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan giải trí nghỉ dưỡng của nội dung kinh
doanh du lịch quốc tế, góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển
kinh tế xã hội. Và để phát triển du lịch trong nước và du lịch quốc tế như vậy
thì khơng những đẩy mạnh giao lưu sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc mà
còn tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước và du lịch góp phần ổn định nhà
nước trong thời kỳ mở cửa.
- Ngay từ những ngày đầu tiên du lịch được hiểu là việc đi lại của từng
cá nhân hoặc nhóm người rời khỏi chỗ ở của mình trong khoảng thời gian
ngắn nhất đến các vùng xung quanh để nghỉ ngơi dưỡng bệnh, các hoạt động
di chuyển của con người ở trong hay ngoài nước trừ việc đi cư trú chính trị,
tìm việc làm và xâm lược, đề mang ý nghĩa du lịch.
* Khái niệm du lịch có thể được xác định như sau: Du lịch là một dạng
hoạt động của cư dân trong thời gian rỗi, liên quan với sự di chuyển và lưu lại
tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ dưỡng chữa bênh, phát

SV: Nguyễn Văn Định

Lớp: Kinh tế phát triển_K46


Chuyên đề thực tập


5

triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hóa xã hội kèm
theo việc tiêu thụ trong du lịch.
b). Khái niệm về khách du lịch.
- Theo các tổ chức quốc tế về khách du lịch.
+ Định nghĩa của Liên hiệp các quốc gia: Năm 1937 League of
Nations đưa ra khái niệm “Khách du lịch nước ngoài” la bất cứ ai đến thăm
một đất nước khác với nơi cứ trú thường xuyên của mình trong khoảng thời
gian ít nhất la 24h.
Theo định nghĩa này tất những người được coi là khách du lich là: Những
người khởi hành để giải trí, vì những ngun nhân gia đình, vì sức khoẻ v.v…
Những người khởi hành để gặp gở trao đổi các mối quan hệ về khoa học,
ngoại giao, tôn giáo, thể thao , công vụ…Những người khởi hành vì mục đích
kinh doanh.
+ Định nghĩa của Liên hiệp Quốc tế của các Tổ chức Chính thức về
Du lịch – IUOTO: Định nghĩa này có 2 đặc điểm khác với định nghĩa trên đó
là:
Sinh viên và những người đến học tập ở các trường cũng được coi là
khách du lịch.
Những người quá cảnh không được coi là khách du lịch trong cả hai
trường hợp: hoặc la họ hành trình qua một nước khơng dừng lại trong thời
gian vợt quá 24 giờ; hoặc là họ hành trình trong khoảng thời gian dưới 24 giờ
và có dừng lại nhưng khơng với mục đích du lịch.
+ Định nghĩa của tiểu ban về các vấn đề kinh tế - xã hội trực thuộc liên
hiệp quốc: Năm 1978 đưa ra định nghĩa “về khách viếng thăm” quốc tế là tất
cả những người đến thăm một đất nước (gọi là khách du lịch chủ động), tất cả
những người từ một nước đi ra nước ngoài viếng thăm (gọi la khách du lịch
thụ động) với khoảng thời gian nhiều nhất là một năm.
Khách du lịch nội địa là công dân của một nước(không kể quốc tịch)


SV: Nguyễn Văn Định

Lớp: Kinh tế phát triển_K46


Chuyên đề thực tập

6

hành trình đến một nơi trong đất nước đó, khác với nơi cư trú thường xun
của mình trong khoảng thời gian ít nhất la 24 giờ, hay một đêm với mọi mục
đích trừ mục đích hoạt động để trả thù lao tại nơi đến.
+ Định nghĩa của hội nghị quốc tế về du lịch tại Hà Lan năm 1989:
Khách du lịch quốc tế là người đi thăm một đất nước khác với mục đích thăm
quan, nghỉ ngơi, giả trí, thăm hỏi trong khoảng thời gian nhỏ hơn 3 tháng,
những người khách này khơng dược làm gì để trả được thù lao và sau thời
gian lưu trú ở đó du khách trở về nơi ở thường xuyên của mình.
- Khái niệm về khách du lịch của việt nam.
Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường
hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến. Khách du
lịch bao gồm: khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế.
khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam và những người nước ngoài
cư trú tại Việt Nam đi gu lịch trong phạm vi lãnh thổ việt nam.
Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở
nước ngoài vào Việt Nam du lịch và cơng dân Việt Nam, người nước ngồi cư
trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch.
1.2. Khái niệm về dịch vụ du lịch .
Dịch vụ là kết quả mang lại nhờ các hoạt động tương tác giữa người
cung cấp và khách hàng, cũng như nhờ hoạt động của người cung cấp để đáp

ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Dịch vụ là kết quả của những hoạt động khơng thể hiện bằng sản phẩm
vật chất, nhưng bằng tính hữu ích của chúng và có giá trị kinh tế.
Du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ. Sản phẩm của ngành du lịch chủ
yếu là dịch vụ, không tồn tại dưới dạng vật thể, không lưu kho, không chuyển
quyền sở hữu khi sử dụng.
Dịch vụ du lịch là kết quả mang lại nhờ các hoạt động tương tác giữa
những tổ chức cung ứng du lịch và khách du lịch và thông qua các hoạt động

SV: Nguyễn Văn Định

Lớp: Kinh tế phát triển_K46


Chuyên đề thực tập

7

tương tác đó để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và mang lại lợi ích cho tổ
chức cung ứng dịch vụ
2. Sản phẩm du lịch và tính đặc thù của nó.
2.1. Khái niệm về sản phẩm du lịch.
Sản phẩm du lịch là các dịch vụ du lịch, hàng hoá cung cấp cho du
khách, được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã
hội với việc sử dụng các nguồn lực: cơ sở vật chất kỹ thuật và lao đọng tại
một cơ sở, một vùng hay một quốc gia nào đó.
2.2. Những bộ phận hợp thành sản phẩm du lịch
Sản phẩm bao gồm cả những yếu tố hữu hình và những yếu tố vơ hình:
Yếu tố hữu hình là hàng hố, yếu tố vơ hình là dịch vụ. Xét theo quá trình tiêu
dùng của khách du lịch trên chuyến hành trinh du lịch thì chúng ta có thể tơng

hợp các thành phận của sản phẩm du lịch theo các nhom cơ bản sau:
Dịch vụ vận chuyển;
Dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, đồ ăn, đồ uống;
Dịch vụ thăm quan, giải trí;
Hàng hố tiêu dùng và đồ lưu niệm;
Các dịch vụ khác phục vụ khách du lịch.
2.3. Những nét đặc trưng cơ bản của sản phẩm du lịch.
- Sản phẩm du lịch về cơ bản là không cụ thể, khơng tồn tại dưới dạng
vật thể. Thành phần chính của sản phẩm du lịch là dịch vụ (thường chiếm
80% - 90% về mặt giá trị), hàng hoá chiếm tỷ trọng nhỏ. Do vậy ,việc đánh
giá chất lượng sản phẩm du lịch rất khó khăn, vì thường mang tính chủ quan
và phần lớn không phụ thuộc vào người kinh doanh mà phụ thuộc vào khách
du lịch. Chất lượng sản phẩm du lịch được xác định dựa vào sự chênh lệch
giữa mức độ kỳ vọng và mức độ cảm nhận về chất lượng của khách du lịch.
- Sản phẩm du lịch thường được tạo ra gắn liền với yếu tố tài nguyên
du lịch. Do vậy, sản phẩm du lịch không thể di chuyển được.Trên thực tế
không thể đưa sản phẩm du lịch đến nơi có khách du lịch mà bắt buộc khách
SV: Nguyễn Văn Định

Lớp: Kinh tế phát triển_K46


Chuyên đề thực tập

8

du lịch phải đến nơi có sản phẩm du lịch để thoả mãn nhu cầu của mình
thơng qua việc tiêu dùng sản phẩm du lịch.
Vi vậy, trên thực tế hoạt động kinh doanh du lịch thường mang tính
mùa vụ. Sự giao động (về thời gian) trong tiêu dùng du lịch gây khó khăn

cho việc tổ chức hoạt động kinh doanh và tư đó ảnh hương đến kết quả kinh
doanh của các nhà kinh doanh du lịch. Khắc phục mùa vụ trong du lịch luôn
là vấn đề bức xúc cả về mặt thực tiễn, cũng như về mặt lý luận trong lĩnh
vực du lịch.
3. Vai trò của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
Du lịch có những vai trị nhất định
- Đối với xã hội : Thể hiện ở vai trò của nó trong việc giữ gìn phục hồi
sức khỏe cho nhân dân. giữ gìn được bản sắc dân tộc, khơi gậy tinh thần của
người dân hướng về cuội nguồn và tái tạo lại được nhiều di tích lịch sử, nhiều
làng nghề truyền thống. Phát triển du lịch tạo ra sự giao lưu văn hoá giữa các
vùng, các miền và giữa các quốc gia. Hơn nữa phát triển du lịch có thể tái sản
xuất sức lao động tạo công ăn việc làm, đặc biệt không những tạo công ăn
việc làm cho những lao động trực tiếp phục vụ du lịch mà còn tạo việc làm
thêm cho những người dân sống ở xung quanh khu du lịch (lao động gián tiếp
phục vụ du lịch) và trong một chừng mực nào đó nghỉ dưỡng ở khu du lịch có
thể hạn chế bệnh tật, kéo dài tuổi thọ...
- Đối với kinh tế : Đóng góp phần quan trong vào tổng sản phẩm quốc
dân, làm tăng GDP của tỉnh và nâng cao mức thu nhập cho người dân. Phát
triển du lịch góp phần quan trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh
nói riêng và của đất nước nói chung. Phát triển du lịch cũng đóng vai trị quan
trong việc phát triển ngành dịch vụ, đóng góp vào thu nhập cũng như là nâng
cao chất lượng cho ngành dịch vụ. Ở một mức độ nào đấy phát triển du lịch
có liên quan mật thiết với các vai trò của con người như lực lượng sản xuất
chủ yếu của xã hội. Hoạt động sản xuất là cơ sở tồn tại của xã hội và nó góp

SV: Nguyễn Văn Định

Lớp: Kinh tế phát triển_K46



Chuyên đề thực tập

9

phần vào việc hồi phục sức khỏe cũng như khả năng lao động, mặt khác đảm
bảo sản xuất mở rộng lực lượng lao động với hiệu quả kinh tế rõ rệt.
- Đối với sinh thái : Góp phần bảo vệ môi trường như: việc tạo nên môi
trường sống ổn định về mặt sinh thái. Môi trường ảnh hưởng tới sức khỏe con
người, khách đi du lịch vừa kết hợp tìm hiểu, nghỉ ngơi và có điều kiện tiếp
xúc với thiên nhiên. Một mặt đảm bảo tối ưu sự phát triển du lịch, mặt khác
phải bảo vệ môi trường tự nhiên khỏi tác động phá hoại của dòng khách du
lịch. Mặt khác phát triển du lịch cũng góp phần trong việc bảo vệ hệ thống
rừng sinh thái, các loài động thực vật. Nêu cao được trách nhiệm cũng như
tình u của con người đối với các lồi động vật quý hiếm…
II. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH
DU LỊCH.
1. Yếu tố khách quan.
1.1. Địa hình và khí hậu.
a). Địa hình: Địa hình là một nơi thường chế định cảnh đẹp và sự đa
dạng của phong cảnh ở nơi đó. Đối với du lịch điều kiện quan trong nhất là
địa phương phải có địa hình đa dạng và có những đặc điểm tự nhiên như:
biển, rừng, sơng, hồ, núi v.v…Khách du lịch thường ưa thích những nơi nhiều
rừng, đồi, núi, biển, đảo…thường khơng thích những nơi địa hình và phong
cảnh đơn điệu mà họ cho là tẻ nhạt và khơng thích hợp với du lịch.
b). Khí hậu: Những nơi khí hậu điều hồ thường khách du lịch ưa thích.
Nhiều cuộc thăm dị đã cho kết quả là khách du lịch thường tránh những nơi
quá lạnh, q ẩm hoặc q nóng, q khơ. Những nơi có nhiêu do cũng khơng
thích hợp cho sự phát triển du lịch. Mỗi loại hình du lịch địi hỏi những điều
kiện khí hậu khác nhau. Ví dụ, khách du lịch nghỉ biển thường thích những
điều kiện sau: Số ngày mưa tương đối it vào thời vụ du lịch, số giờ nắng trung

bình trong ngày cao, nhiệt độ trung bình của khơng khí vào ban ngày khơng

SV: Nguyễn Văn Định

Lớp: Kinh tế phát triển_K46


Chun đề thực tập

10

cao lắm, khơng khí ban đêm khơng cao, nhiệt độ nước biển ơn hồ (nhiệt độ
thích hợp để tắm biển là 20 độ C) và ban ngày khơng có gió.
1.2. Động, thực vật.
a). Động vật: Động vật cũng là một nhận tố để góp phần thu hút
khách du lịch. Nhiều loại động vật có thể là đối tượng cho săn bắn du lịch. Có
những loại động vật quý hiếm là đối tượng nghiên cứu và lập vườn bách thú.
b). Thực vật: Thực vật đóng vai trị quan trọng trong sự phát triển của du
lịch chủ yếu nhờ sự đa dạng và số lượng nhiều rừng, nhiều hoa v.v..Rừng là
nhà máy sản xuất ra oxy, là nơi yên tĩnh và trật tự.Nếu thực vật phong phú và
quí hiếm thì sẽ thu hút được cả khách du lịch văn hố với lịng ham tìm tịi,
nghiên cứu thiên nhiên. Đối với khách du lịch, những loại thực vật khơng có ở
đất nước họ thường có sức hấp dẫn mạnh. Ví dụ, khách du lịch châu Âu
thường thích đến nơi có rừng rậm nhiệt đới nhiều cây leo, cây to và cao v.v…
1.3. Tài nguyên nước.
Các nguồn tài nguyên nước như: ao, hồ, sơng, ngịi, đầm…vừa tạo điều
kiện đẻ điều hồ khơng khí, phát triển mạng lưới giao thơng vận tải nói
chung, vừa tạo điều kiện để phát triển nhiều loại hình du lịch nói riêng. Các
nguồn nước khống là tiền đề không thể thiếu được đối với sự phát triển du
lịch chữa bệnh. Tính chất chữa bệnh của các nguồn nước khoáng đã được

phát triển từ thời đế chế La Mã. Ngày nay, các nguồn nước khống đóng vai
trị cho sự phát triển của du lịch chữa bệnh. Những nước giàu nguồn nước
khống nổi tiếng là: Cộng hồ liên bang Nga, Bungari, Cộng hồ Séc, Pháp,
Ý, Đức v.v…
1.4. Vị trí địa lý.
Vị trí địa lý cũng là một nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển du lịch.
Điều kiện về vị trí địa lý bao gồm: Điểm du lịch nằm trong khu vực phát triển
du lịch; khoảng cách từ điểm du lịch đến các nguồn gửi khách du lịch ngắn.
Khoảng cách này có ý nghĩa quan trọng đối với tỉnh nhận khách du lịch. Nếu
tỉnh nhận khách khu du lịch ở xa điểm gửi khách, điều đó ảnh hưởng đến
SV: Nguyễn Văn Định

Lớp: Kinh tế phát triển_K46


Chuyên đề thực tập

11

khách trên hai khí cạnh: Khách du lịch phải chi thêm tiền cho việc đi lại vì
khoảng cách xa; Khách du lịch phải rut ngắn thời gian lưu trú lại ở nơi du lịch
vì thời gian đi lại mất nhiều.
Lẽ dĩ nhiên, những bất lợi trên của khoảng cách là đối với du lịch quần
chúng với phương tiện đi lại là ô tô, tàu hoả và tàu thuỷ. Tuy nhiên, trong một
số trường hợp khoảng cách xa từ nơi đón khách tới nơi gửi khách lại có sức
hấp dẫn đối với một vài loại khách có khả năng thanh tốn cao và có tính hiếu
kỳ.
1.5. Tài ngun nhân văn.
Giá trị văn hoá ,lịch sử, các thành tựu chính trị kinh tế có ý nghĩa đặc
trưng cho phát triển của du lịch ở một địa điểm, một vùng hoặc một đất nước.

Chúng có hấp dẫn đặc biệt đối với số đông khách du lịch với nhiều nhu cầu và
mục đích khác nhau của chuyến du lịch. Các giá trị lịch sử có sức hút đặc biệt
đối với khách du lịch.
Những giá trị lịch sử gắn với nền văn hố chung của lồi người: Những
giá trị lịch sử này đánh thức những hứng thú chung và thu hút được khách du
lịch với nhiều mục đích du lịch khác nhau.
Những giá trị lịch sử đặc biệt: loại này thường không nổi tiếng lắm và
thường chỉ được các chuyên gia trong cùng lĩnh vực quan tâm. Tất cả các
nước điều có giá trị lịch sử, nhưng ở mỗi nước các giá trị lịch sử ấy lại có sức
hấp đẫn khác nhau đối với khách du lịch.
Tương tự các giá trị lịch sử, các giá trị văn hoá cũng thu hút khách du
lịch với mục đích thăm quan, nghiên cứu và thu hut được đa số khách du lịch
với mục đích khác nhau, ở các lĩnh vực khác nhau và từ nơi khác đến. Hầu hết
tất cả các khách du lịch ở trình độ văn hố trung bình đều có thể thưởng thức
các giá trị văn hoá của các nước đến thăm. Do vậy, tất cả các thành phố có giá
trị văn hoá hoặc tổ chức những hoạt động văn hoá đều được khách tới thăm
và điều trở thành trung tâm du lịch văn hoá.

SV: Nguyễn Văn Định

Lớp: Kinh tế phát triển_K46


Chun đề thực tập

12

1.6. Tình hình chính trị hồ bình, ổn định của đất nước.
Tình hình chính trị, hồ bình ổn định là tiền đề cho sự phát triển (đời
sống) kinh tế, chính trị, xã hội của một đất nước.Một quốc gia mặc dù có

nhiều tài nguyên về du lịch cũng không thể phát triển về du lịch nếu như ở đó
ln sảy ra những sự kiện hoặc thiên tai làm sấu đi tình hình chính trị và hồ
bình, từ đó sẽ khơng thu hút được khách du lịch. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự
an toàn trực tiếp hoặc gián tiếp của khách du lịch như: Tình hình an ninh, trật
tự xã hội (các tệ nạn xã hội và bộ máy bảo vệ an ninh trật tự xã hội, nạn
khủng bố…); Lòng hận thù của dân bản sứ đối với một số dân tộc nào đó
( thường xuất phát từ các nguyên nhân tôn giáo, lịch sử đô hộ…); Các loại
bệnh dịch như tả, sốt rét v.v…Các nhân tố này đều ảnh hưởng một cách độc
lập tới sự phát triển du lịch .Do vậy, nếu thiếu một trong các yếu tố ấy sự phát
triển du lịch có thể bị trì trệ, giảm sút hoặc hồn tồn ngừng hẳn.
1.7. Điều kiện về kinh tế.
Kinh tế ảnh hưởng không nhỏ vào sự phát triển du lịch, nếu một quốc
gia có tiềm năng về du lịch nhưng khơng có hoặc khơng đảm bảo được nguồn
vốn để phục vụ du lịch thì cũng không thể thu hút được nhiều khách du lịch.
Muốn phát triển du lịch phải đảm bảo các nguồn vốn để duy trì và phát triển
hoạt động kinh doanh du lịch, bởi vì ngành du lịch là ngành ln ln đi đầu
về phương diện tiện nghi hiện đại và là ngành liên tục đổi mới. Đặc biệt phải
có điều kiện về kinh tế để tạo lập các mối quan hệ với các bạn hàng trong
cung ứng vật tư cho tổ chức du lịch.
2. Yếu tố chủ quan.
2.1. Về tổ chức quản lý.
- Quản lý ở góc độ vĩ mơ bao gồm: Cấp Tung ương và cấp địa phương.
Cấp Tung ương: các Bộ (chủ quản, liên quan), Tổng cục, các phòng ban
trực thuộc chính phủ có liên quan đến vấn đề du lịch.
Cấp địa phương: chính quyền địa phương, sở du lịch.

SV: Nguyễn Văn Định

Lớp: Kinh tế phát triển_K46



Chuyên đề thực tập

13

Hệ thống các thể chế quản lý (bao gồm một số đạo luật và các văn bản pháp
quy dưới dạng luật); các chính sách (ví du các chính sách lớn về kinh tế như
tỷ giá hối đối, giá cả …) và các cơ chế quản lý.
- Ở góc độ vi mơ đó là sự có mặt của các tổ chức và các doanh nghiệp
chuyên trách về du lịch. Các tổ chức này ảnh hưởng từ việc chăm lo đến việc
đảm bảo sự đi lại và phục vụ trong thời gian lưu trú của khách du lịch. Phạm
vi hoạt động của các doanh nghiệp bao gồm: kinh doanh khách sạn, kinh
doanh lữ hành, kinh doanh vận chuyển khách du lịch, kinh doanh các dịch vụ
khác.
2.2. Các điều kiện về kỹ thuật.
Các điều kiện về kỹ thuật ảnh hưởng đến sự sẵn sàng đón tiếp khách du
lịch trước tiên là cơ sở vật chất du lịch ( của một cơ sở một vùng hay một đất
nước) và sau đó là cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng.
Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: Bao gồm toàn bộ nhà cửa và phương
tiện kỹ thuật giúp cho việc phục vụ để thoả mãn các nhu cầu của khách du
lịch như khách sạn, nhà hàng, phương tiện giao thông vận tải, các khu nhà
giải trí, cử hàng, cơng viên, đường sá, hệ thống thoát nước, mạng lưới điện
trong khu vực của cơ sở du lịch ( có thể là một cơ sở du lịch, có thể là một
khu du lịch). Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch đóng vai trị quan trọng
trong q trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch. Sự tận dụng hiệu quá tài
nguyên du lịch và việc thoả mãn các nhu cầu của khách phụ thuộc một phần
lớn vào cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.
Cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng xã hội: Là những phương tiện vật chất
không phải do các tổ chức du lịch xây dựng lên mà là của tồn xã hội. Đó là
hệ thống đường sá, nhà ga, sân bay, bến cảng …Đối với ngành du lịch thì cơ

sở vật chất kỹ thuật xã hội là yếu tố cơ sở nhằm khai thác tiềm năng du lịch và
nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Trong cơ sở hạ tầng kỹ thuật của xã
hội phục vụ đắc lực nhất và có tầm quan trọng nhất đối với du lịch là hệ thống
giao thông vân tải. Hệ thống thông tin viễn thông, hệ thống cấp thoát nước, hệ
SV: Nguyễn Văn Định

Lớp: Kinh tế phát triển_K46


Chuyên đề thực tập

14

thống cung cấp điện. Nó được xây dựng phục vụ dân địa phương, sau nữa là
phục vụ khách du lịch đến thăm đất nước hoặc vùng du lịch. Nó quyết định
nhịp độ phát triển du lịch và trong một chuẩn mực nào đó cịn quyết định chất
lượng phục vụ du lịch.
2.3. Về ý thức của người dân.
Đối với người dân sống ở khu du lịch thì ý thức của họ cũng ảnh hương
tới sự phát triển du lịch. Hiện này ở một số khu du lịch đang mắc phải các
hiện tượng như trộm cắp, cướp dật, ăn xin…tiền và một số hành lý của khách
du lịch, điều này ảnh hưởng đến tâm lý của khách du lịch và hoạt động phát
triển du lịch. Khách du lịch không chỉ đến để tận hưởng những phong cảnh
đẹp hay nhưng ẩm thực về du lịch mà họ còn đến để thưởng thức nhũng nét
văn hoá đặc sắc của vùng du lịch. Vì vậy, ý thức của người dân đóng vai trị
quan trọng xây dựng nét văn hố trong lịng khách du lịch. Đặc biệt hơn nữa
nếu người dân chưa nhận thức được các di sản văn hoá ở khu vực nơi họ sinh
sống rất có thể chính họ lại là những người tàn phá các di sản đó, đều này
cũng gây ảnh hưởng sự phát triển du lịch.
III. SỰ CẦN THIẾT PHẢI PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TỈNH HẢI

DƯƠNG.
1. Vai trò của phát triển du lịch đối với sự phát triển của tỉnh Hải Dương.
1.1. Vai trò của phát triển du lịch Hải Dương trong chiến lược phát
triển du lịch của Việt Nam
Hải Dương nằm trong vùng kinh tế tăng trưởng, nối giữa biển và đồng
bằng. Đây là một mối liên hệ quan trọng nhất là trong việc có thể tác động
thành một trung tâm dịch vụ du lịch chung cho Hà Nội - Hải Phòng - Quảng
Ninh.
Hải Dương là tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ tiếp giáp với các tỉnh
Hải Phòng, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Thái Bình, là tỉnh giàu tài

SV: Nguyễn Văn Định

Lớp: Kinh tế phát triển_K46


Chun đề thực tập

15

ngun du lịch và có khí hậu ơn hịa nhưng vẫn chưa được khai thác có hiệu
quả, thu nhập và du lịch còn bé.
Hải Dương là vùng đất sớm phát triển và giàu truyền thống lịch sử, văn
hóa, là vùng đất trù phú, cảnh quan đa dạng, nơi có nhiều di tích lịch sử văn
hóa và danh thắng. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có trên 1000 di tích lịch sử văn hóa, trong đó đã có 127 di tích đã được nhà nước xếp hạng. Đặc biệt tài
nguyên tự nhiên đa dạng phong phú như: khu danh thắng Phượng hồng, làng
Cị Chi Lăng Nam, huyện Thanh Miện, khu di tích danh thắng Cơn Sơn Chí
Linh đã đem lại cho Hải Dương những tài nguyên du lịch phong phú, độc đáo.
Với tài nguyên tự nhiên và nhân văn phong phú, vị trí địa lý thuận lợi
cho phép Hải Dương có thể phát triển các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ

dưỡng, văn hóa hấp dẫn và độc đáo.
Trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam đã xác định du lịch là
ngành kinh tế mũi nhọn quan trọng, vì vậy cũng như chiến lược phát triển du
lịch của cả nước trong thời gian tới tỉnh Hải Dương cần phải có chiến lược cụ
thể để khai thác triệt để, có hiệu quả các tiềm năng du lịch trên địa bàn, từ đó
góp phần đưa ngành du lịch của tỉnh và cả nước đạt được mục tiêu chiến lược
đã đề ra.
1.2. Vai trò của phát triển du lịch Hải Dương trong chiến lược phát
triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Trong những năm gần đây nền kinh tế Hải Dương đã có những bước
tiến đáng kể, cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch, nhưng ngành Thương mại Du lịch còn chiếm tỷ trọng nhỏ bé trong tổng GDP của tỉnh. Nhìn nhận dưới
góc độ kinh tế của Hải Dương trong những năm qua có thể khảng định rằng
du lịch Hải Dương không phải là một ngành mũ nhọn của tỉnh Hải Dương.
Tuy nhiên, dưới góc độ tiềm năng thì Hải Dương có điều kiện về tiềm năng để
phát triển du lịch, nếu được sự quan tâm và đấu tư của tỉnh trong tương lai du
lịch Hải Dương sẽ phát triển tương xứng với tiềm năng mà Hải Dương đang
có. Là tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển du lịch nên trong chiến lược phát
SV: Nguyễn Văn Định

Lớp: Kinh tế phát triển_K46


Chuyên đề thực tập

16

triển kinh tế xã hội của tỉnh cũng đã xác định du lịch là ngành kinh tế mũi
nhọn quan trọng.
2. Tài nguyên du lịch Hải Dương.
Tài nguyên du lịch Hải Dương khá phong phú và đa dạng có sức th hút

lớn đối với khách quốc tế. Trong đó đặc biệt là các tài nguyên du lịch tự nhiên
và tài nguyên du lịch nhân văn.
2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên.
Phần lớn đất đai của Hải Dương thuộc đồng bằng Bắc Bộ, ở phía Đơng
Bắc có hai huyện miền núi, tuy khơng rộng lớn nhưng có cảnh quan đa dạng.
Vùng Chí Linh núi đồi trùng điệp, cao khơng quá 700m, rừng cây xanh tốt, rất
thuận tiện cho việc xây dựng những cơng trình văn hóa. Vùng Kinh Mơn có
nhiều núi đá vơi với những hang động kỳ thú, nơi cịn di tích của con người từ
thời đại đồ đá mới. Cách đây hàng nghìn năm dân tộc ta đã quan tâm đến hai
vùng cảnh quan đặc biệt này Côn Sơn, Thanh Mai thế kỷ 14 đã trở thành
trung tâm của thiền phái Trúc Lâm, đến thế kỷ 15 được ghi trên bản đồ như
một danh lam cổ tích. Động Kình Chủ, động Tâm Long từ thời Trần được tơn
tạo thành chùa, đến thế kỷ 17, Kình Chủ trở thành động nổi tiếng của đất
nước, nơi để lại bút tích của nhiều danh nhân thời đại.
Hải Dương là tỉnh đồng bằng, địa hình khá bằng phẳng, cảnh quan
thiên nhiên hấp dẫn với những cánh đồng lúa tốt tươi, những dịng sơng lớn,
mơi trường tự nhiên khá trong sạch. Nhiều làng quê trù phú mang đậm nét đặc
trưng của làng quê vùng đồng bằng Bắc Bộ. Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du
khảo đồng quê, tham quan nghiên cứu khoa học. Các tài nguyên du lịch tự
nhiên thường được gắn liền với các tài nguyên du lịch nhân văn. Sự phân biệt
sau đây chỉ là tương đối. Tiêu biểu:
a). Khu danh thắng Phượng Hoàng - Kỳ Lân
Thuộc xã Văn An, huyện Chí Linh, Phượng Hồng là khu danh thắng
có rừng thơng bát ngát, suối trong róc rách, núi đá lơ xơ, chùa tháp cổ kính.
Khu danh thắng có tới 72 ngọn núi ngoạn mục, có mộ và đền thờ Chu Văn
SV: Nguyễn Văn Định

Lớp: Kinh tế phát triển_K46



Chuyên đề thực tập

17

An, một người thầy tiêu biểu cho tài cao đức trọng của nền giáo dục Việt
Nam: có chùa Huyền Thiên, cung Tử Cục, điện Lưu Quang, am Lệ Kỳ, Giếng
soi...
Khu thắng cảnh này rất thích hợp cho du lịch dã ngoại, vãn cảnh, leo
núi, thăm di tích lịch sử.
b). Khu di tích danh thắng Cơn Sơn
Thuộc xã Cộng Hịa, huyện Chí Linh, nằm giữa hai dãy núi Phượng
Hoàng - Kỳ Lân, cách Hà Nội 70 km.
Nơi đây là tập hợp của nhiều chùa, tháp, rừng thông, khe suối và các di
tích gắn liền với cuộc đời nhiều danh nhân trong lịch sử. Ngay từ thời Trần,
Côn Sơn là một trong ba trung tâm của thiền phái Trúc Lâm (Côn Sơn - Yên
Tử - Quỳnh Lâm). Mảnh đất này đã gắn bó với tên tuổi và sự nghiệp của
nhiều danh nhân đất Việt như Trần Nguyên Đán, Huyền Quang. Nơi đây là
nơi lưu giữ được những dấu tích văn hóa thời Trần và các giai đoạn lịch sử.
- Giếng Ngọc: nằm ở núi Kỳ Lân, bên phải là lối lên bàn cờ Tiên, phía
dưới chân Đăng Minh Bảo Tháp. Tương truyền đây là giếng nước do Thiền sư
Huyền Quang được thần linh báo mộng ban cho chùa nguồn nước quý. Nước
xanh, mát uống vào thấy dễ chịu, từ đó có tên là Giếng Ngọc và nước giếng
được các nhà sư dùng là nước cúng tế ở chùa.
- Bàn Cờ Tiên: Từ chùa Côn Sơn lên khoảng 600 bậc đá là lên đến đỉnh
núi Con Sơn (cao 200 m). Đỉnh Côn Sơn là một khu đất bằng phẳng, tục gọi
là Bàn cờ Tiên có dựng nhà bia theo kiểu Vọng lâu đình, hai tầng cổ các tám
mái. Đứng từ đây du khách có thể nhìn bao qt tồn cảnh cả vùng rộng lớn.
- Thạch Bàn: Bên suối Côn Sơn có một phiến đá gọi là Thạch Bàn, nơi
Chủ tịch Hồ Chí Minh dừng chân nghỉ khi người đến thăm di tích này. Từ
chân núi đi theo lối mịn có kê đá xuống chân núi là 1 tảng đá lớn, mặt phẳng

và nhẵn nằm kề ven suối gọi là Thạch Bàn lớn. Tương truyền khi xưa Nguyễn
Trãi lấy làm “chiếu thảm’ nghỉ ngơi ngắm cảnh và suy tư việc nước.
c). Khu vực núi An Phụ (Kinh Môn)
SV: Nguyễn Văn Định

Lớp: Kinh tế phát triển_K46


Chuyên đề thực tập

18

Một dãy núi nổi lên như một chóp nón khổng lồ, mờ ảo, vài cơng trình
kiến trúc giữa vùng đồng bằng phía Bắc Hải Dương. Núi có nhiều những rừng
cây thiên nhiên. Đỉnh núi cao 246m. Từ đỉnh núi ta có thể nhìn thấy một cách
bao qt về đồng bằng của Hải Dương, nhìn thấy sơng Kinh Thầy uống khúc,
khu vực núi đá vôi Kinh Môn nên thơ. Trên đỉnh núi là đền thờ An SInh
Vương Trần Liễu tục gọi là Đền Cao, còn văn bia của An phụ Sơn Từ, với hai
giếng nước mang đầy cổ tích... Mới đây Bộ Văn hóa đã cho xây dựng một
tượng đài Trần Hưng Đạo hoành tráng, những tấm phù điều nung bằng gốm,
bậc lên bằng đá... Việc điểm xuyết của con người đã khiến cho việc núi An
Phụ có một sức hấp dẫn đối với du khách.
d). Khu hang động Kính Chủ và vùng núi đá vơi Dương Nham
Nằm về phía Bắc của đỉnh Yên Phụ, nằm trong dãy Dương Nham như
một hòn non bộ khổng lồ giữa mênh mơng lúa của thung lũng Kinh Mơn.
Phía Bắc Dương Nham dịng sơng lượn sát chân núi, sơn thủy hữu tình, phía
Tây Nam Dương Nham là làng quê cổ Kính Chủ - quê hương của những
người thợ đá xứ Đông. Sườn phía Nam Dương Nham có một động lớn gọi là
động Kính Chủ (hay động Dương Nham) đã được xếp vào hàng Nham Thiên.
Khu núi đá vôi Dương Nham là Động kính chủ cịn gắn liền với các trang lịch

sử hào hùng chống quân Nguyên, vùng núi đá vôi Dương Nham cịn gắn liền
với lịch sử hình thành người Việt cổ - cảnh đẹp tại khu vực này rất hấp dẫn
với du khách.
e). Khu Lục Đầu Giang - Tam phủ Nguyệt Bàn
Đã là khu vực sông trải dài sát với hệ thống di tích của Kinh Bắc (đã
được giới thiệu khá nhiều trong bài thờ “Bên kia sông Đuống”). Trên khúc
sông này có khu vực bãi bồi gắn liền với các truyền thuyết đánh qn
Ngun, nơi có hội nghị Bình Than...
f). Khu miệt vườn vải thiều Thanh Hà
Đây là một miệt vườn nổi tiếng với cây vải tổ. Giống vải ở đây ngon và
rất có giá trị với khách du lịch. Sản phẩm từ vải cũng được chế biến một cách
SV: Nguyễn Văn Định

Lớp: Kinh tế phát triển_K46


Chuyên đề thực tập

19

sinh động (rượu vải, vải khô...). Vùng vải thiều này hiện thời được trải rất
rộng bám quanh dịng sơng Hương (Thanh Hà) khá thi vị.
g). Khu Ngũ Nhạc Linh Từ - (Lê Lợi Chí Linh)
Khu vực đền Ngũ Nhạc là nơi thờ Sơn Thần theo tín ngưỡng người Việt
cổ. Trước đây đã từng có năm miếu nhỏ trên 5 đỉnh quả núi được tôn tạo từ
thời Nguyễn. Cơng trình mang tính cổ xưa.
h). Khu rừng Thanh Mai (bến Thắm)
Một vùng rừng Thanh Mai gắn liền với những đền chùa một trong
những quê hương của Trúc Lâm Tam Tử.
i). Làng Cò (Chi Lăng) Thanh Miện

Thuộc xã Chi Lăng, huyện Thanh Miện. Gọi là Làng Cị vì làng có một
đảo nhỏ nằm giữa hồ vực rộng mênh mông với hàng vạn con cò về đây trú
ngụ, xây tổ. Trên đảo có tới 9 lồi cị: cị trắng; cị lửa; cò bộ; cò ruồi; cò đen;
cò hương; cò nghênh; cò ngang; cị diệc. Ngồi ra trên đó cịn có tới ba bốn
ngàn con Vạc và các loại chim quý hiếm như Bồ Nơng, Mịng Két, Le le...
cùng trú ngụ nơi đây. Đến nơi đây vào lúc hồng hơn hay sớm mai là lúc giao
ca thú vị giữa cò và vạc trong cuộc sống mưu sinh hàng ngày.
j). Thiên nhiên của nền văn hóa lúa nước
Dường như mật độ các dịng sơng, đình, đền, chùa bố cục dày đặc trên
tồn tỉnh. Những đình, đền chùa này đều gắn liền với cây đa, bến nước hoặc
những bến sông luôn tạo nên những cảnh đẹp dễ gây ấn tượng đối với du
khách. Phải chăng trong mỗi người dân Việt Nam hình ảnh về cây đa, bến
nước, sân đình... đã gần như trở thành một biểu tượng của văn hóa Việt.
k). Mỏ nước khống ở Thạch Khơi
Đây là mỏ nước nóng đã từng là nguồn để tạo nên nước khống. Nhiệt
độ nóng và đã sử dụng chữa bệnh. Cần có nghiên cứu sâu hơn về khu vực này
để khai thác vì mỏ nước khống này rất gần thành phố Hải Dương.
2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn.
Bao gồm văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể
SV: Nguyễn Văn Định

Lớp: Kinh tế phát triển_K46


Chuyên đề thực tập

20

a). Tài nguyên du lịch văn hóa vật thể
- Các di tích lịch sử văn hóa, cách mạng:

Qua nghiên cứu cho thấy các di tích lịch sử văn hóa, lễ hội truyền
thống, văn hóa dân gian chính là động lực, thế mạnh của Hải Dương để phát
triển du lịch. Vùng đất này đã để lại rất nhiều những dấu tích lịch sử, văn hóa,
từ thời dựng nước đến lịch sử cận hiện đại hết sức sống động.
Hải Dương là một vùng đất sớm phát triển và giàu truyền thống lịch sử,
văn hóa. Trên địa bàn tỉnh có 1098 di tích lịch sử văn hóa được kiểm kê đăng
ký bảo vệ với 127 di tích được xếp hạng quốc gia. Các di tích này được trải
rộng trên tồn tỉnh. Nhiều di tích có giá trị và đưa vào khai thác phục vụ du
lịch tiêu biểu như; quần thể di tích văn hóa Trần Hưng đạo và di tích Kiếp
Bạc, khu di tích thắng cảnh Cơn Sơn. Các di tích lịch sử văn hóa và danh
thắng tiêu biểu tại Hải Dương có những nét kiến trúc độc đáo, có sự giao thoa
của các kiến trúc cổ và hiện đại, kiến trúc phương Đông và phương Tây. Đặc
biệt tại Hải Dương các di tích văn hóa lịch sử đều gắn liền với các lễ hội.
Hải Dương là vùng đất trù phú, cảnh quan đa dạng, nơi có nhiều di tích
lịch sử, văn hóa và danh thắng. Mặc dầu Hải Dương hiện nay so với thừa
tuyên Hải Dương thời Lê Sơ hay tỉnh Hải Dương khi mới thành lập, năm
Minh Mệnh 12 (1831) diện tích chỉ cịn 1.661 km 2 bằng 50% diện tích cũ với
11/18 huyện ban đầu, đồng thời bị hai cuộc chiến tranh gần đây tàn phá nặng
nề cùng với những biến động của thiên nhiên xã hội, số diện tích hiện cịn
cũng khơng nhỏ so với tổng số di tích của quốc gia đã được đăng ký trong đó
có những di tích được xếp hạng vào hàng đặc biệt quan trọng. Hiện nay Hải
Dương có 1098 di tích được kiểm kê đăng ký, bảo vệ theo quy định của pháp
lệnh, 127 di tích và cụm di tích được xếp hạng quốc gia, bằng 4% số di tích
được xếp hạng của cả nước. Trong số những di tích đã được xếp hạng có 47
đình; 28 chùa; 19 đền; 4 miếu, nghè; 1 nhà thờ; 1 cầu đá; 4 di tích về lịch sử
cách mạng, 5 danh thắng, 4 lăng mộ, 1 văn miếu; trong đó có 2 di tích xếp
vào hàng đặc biệt quan trọng là Cơn Sơn - Kiếp Bạc.
SV: Nguyễn Văn Định

Lớp: Kinh tế phát triển_K46



Chuyên đề thực tập

21

Cụ thể là;
Huyện Chí Linh

: 8 di tích được xếp hạng quốc gia

Huyện Nam Sách

: 9 di tích

Huyện Thanh Hà

: 9 di tích

Huyện Kinh Mơn

: 11 di tích

Huyện Kinh Thành: 3 di tích
Huyện Than Miện : 7 di tích
Thành phố Hải Dương

: 6 di tích

Huyện Gia Lộc


: 14 di tích

Huyện Tứ Kỳ

: 4 di tích

Huyện Ninh Giang : 5 di tích
Huyện Bình Giang : 9 di tích
Huyện Cẩm Giàng : 11 di tích
- Các làng nghề
Hải Dương là vùng đất hình thành và phát triển lâu đời, ngày nay nhiều
làng nghề truyền thống nổi tiếng vẫn còn tồn tại và phát triển như: sản xuất
giầy, trạm khắc kim hoàn, trạm khắc gỗ, chế biến lương thực, thực phẩm (làm
bánh kẹo) hàng thêu ren và tơ tằm.
+ Làng nghề chạm khắc gỗ, đồ kim hoàn là nghề mang tính truyền
thống gia truyền, tập trung ở một số làng như Đồng Giao, thợ kim hoàn với
những mặt hàng gia cơng nổi tiếng góp phần vào việc giải quyết cơng ăn việc
làm phát triển kinh tế nông thôn.
+ Làng nghề bánh đậu xanh (Hải Dương), bánh gai (Ninh Giang). Làng
nghề có truyền thống lâu đời, sản phẩm đã nổi tiếng không chỉ trong nước mà
ra thế giới. Với quy mô sản xuất được mở rộng và thu hút đông đảo lao động
trong vùng.
+ Làng nghề đóng giầy da (Hải Dương)
Nghề đóng giầy ở Hải Dương có tín nhiệm cao, các nghệ nhân làng
nghề Hồng Diệu có mặt hầu khắp mọi nơi trên cả nước. Hải Dương nghề
SV: Nguyễn Văn Định

Lớp: Kinh tế phát triển_K46



Chuyên đề thực tập

22

đóng giầy da đang trên đà mở rộng phát triển nhờ có một số điều kiện thuận
lợi như nhu cầu tiêu dùng cao, yêu cầu vốn đầu tư không nhiều, người lao
động khéo tay...
+ Làng nghề làm vàng bạc ở Châu Khê (Bình Giang)
ở Châu Khê có nghề làm vàng bạc lâu đời. Những thợ làm vàng bạc ở
đây thường phục vụ trên một địa bàn rộng đặc biệt với kinh đô Thăng Long
xưa.
+ Làng nghề làm thợ mộc (cúc Bồ Ninh Giang)
Thợ mộc ở Cúc Bồ vốn nổi tiếng trong tỉnh và trong cả đồng bằng Bắc
Bộ. Những người thợ ở đây khi chuyển đến những vùng khác cũng tạo dựng
lên được những làng mộc mới. Các đình chùa nổi tiếng ở Hải Dương hầu như
đều có bàn tay thợ mộc của làng nghề này.
+ Nghề làm gốm
Nghề làm gốm đã được phát triển rộng rãi ở Hải Dương từ rất lâu đời,
nổi tiếng là gốm Chu Đậu (Nam Sách) và gốm Cậy (Bình Giang). Do địa hình
sơng nước trên thềm đất sét nên đã từ lâu người Hải Dương khá quen thuộc
với nghề làm gốm. Nước men của gốm Chu Đậu có một đặc thù khá riêng
biệt và khá nổi tiếng nhất là đối với những người sành chơi của Hà Nội ngày
xưa.
+ Nghề thêu ren (Tứ Kỳ)
Người Hải Dương vốn có truyền thống khéo tay: đan lát, thêu thùa.
Nghề thêu ren ở Xuân Nèo từng đã làm nên những sản phẩm của các mặt
hàng thêu ren xuất khẩu của nước ta.
+ Nghề chạm khắc đá ở Kình Chủ (Kinh Mơn)
Việc phát triển làng nghề và nghề đã tạo ra hình thái mới trong việc sắp

xếp lao động, và giữ gìn phát triển được nghề truyền thống ngay trên quê
hương, vừa tạo việc làm có hiệu quả kinh tế cao, thu nhập ổn định hơn nghề
trồng lúa chẳng những thế những làng nghề truyền thống trên còn là tiềm
năng du lịch to lớn của Hải Dương, là đối tượng độc đáo có sức thu hút khách
SV: Nguyễn Văn Định

Lớp: Kinh tế phát triển_K46


Chuyên đề thực tập

23

du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế. Vì vậy đầu tư cần phải theo kế
hoạch để duy trì các làng nghề, biến chúng thành điểm tham quan hấp dẫn.
Mặt khác, cần nghiên cứu để tạo ra các sản phẩm lưu niệm mang tính đặc thù
của Hải Dương để phục vụ du khách.
b). Tài nguyên văn hóa phi vật thể
Tài nguyên văn hóa phi vật thể thực chất là sống ký sinh trên các tài
nguyên văn hóa vật thể. Các trị chơi, lễ hội thường được diễn ra trên các
trung tâm văn hóa của từng thời kỳ mà cịn ở giai đoạn cổ xưa chính là các
đình, đài, đền, miếu.
- Các lễ hội tiêu biểu tại Hải Dương
Lễ hội sinh hoạt văn hóa dân gian cũng là một loại tài nguyên nhân
văn, có sức hấp dẫn và khả năng thu hút khách du lịch cao, ở mức độ nào đó
du khách có thể thấy được, hiểu được phong tục tập quán của nhân dân địa
phương. Lễ hội là một hình thức văn hóa đặc sắc phản ánh đời sống của mỗi
dân tộc gắn với các di tích lịch sử, thường là 1 phần trong các chương trình
thu hút, quảng bá của khu du lịch.
Khơng thể tách rời nội dung lễ hội ra khỏi các di tích, cũng như khơng

thể tách rời nội dung lễ hội truyền thống ra khỏi các chương trình du lịch. Vì
vậy cần khai thác di tích lịch sử với lễ hội truyền thống như một loại hình du
lịch văn hóa chun đề gắn với các tour du lịch.
+ Lễ hội Côn Sơn (Chí Linh)
Chùa Cơn Sơn ở huyện Chí Linh, thờ Huyền Quang (Lý Đạo Tái) một
trong ba vị sáng lập ra thiền phái Trúc Lâm và Nguyễn Trãi - nhà thơ lớn của
Việt Nam thế kỷ 15, nhà quân sự, nhà chính trị thiên tài của nghĩa quân Lam
Sơn, hội xuân từ 16 - 32 tháng giêng âm lịch nhằm tưởng nhớ vị tổ thứ 13 của
phái Trúc Lâm Hội thu từ 15 - 20 tháng 8 âm lịch tưởng niệm Nguyễn Trãi
khách thập phương đến với lễ hội tưởng niệm và vãn cảnh danh thắng.
+ Hội đền Kiếp Bạc (Hưng Đạo - Chí Linh).

SV: Nguyễn Văn Định

Lớp: Kinh tế phát triển_K46


Chuyên đề thực tập

24

Là Trung tâm sinh hoạt tín ngưỡng rất hưng thịnh trước đây. Lễ hội đền
Kiếp Bạc diễn ra hàng năm từ 18 - 20 tháng 8 âm lịch tại đền Kiếp Bạc, xã
Hưng Đạo, huyện Chí Linh. Đền Kiếp Bạc thờ Trần Hưng Đạo, vị tướng kiệt
suất đời Trần, tài đức song tồn. Lễ hội gồm có lễ rước, diễn thủy binh trên
sông Lục Đâu. Khách về dự hội rất đông vừa để vãn cảnh, vừa để tham dự
ngày giỗ của tướng quân Trần Hưng Đạo.
+ Hội đền Quan Lớn Tuần Tranh (Đồng Tâm - Ninh Giang)
Theo truyền thuyết đền thờ thần Sông Nước để thuyền bè đi ngang qua
được bình an, lễ hội hàng năm được mở vào ngày 25 tháng 2 âm lịch gần bến

đò Tranh, Ninh Giang, Hải Dương để cúng thần sông, cầu bình an. Ngồi nghi
thức lễ bái, hội có lên đồng, hầu bóng, hát chầu văn.
+ Hội đền Yết Kiêu (Yết Kiêu - Gia Lộc)
Còn gọi là Đền Quát. Đền Yết Kiêu ở làng Hạ Bì, Hải Dương thờ Yết
Kiêu là tướng tài của Trần Hưng Đạo. Hạ Bì là quê hương ông, lễ hội hàng
năm được mở vào ngày 15 tháng giêng âm lịch để ghi nhớ công lao của ông
trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên. Sau phần nghi lễ, phần hội có
đánh cờ, bơi, đánh đáo đĩa. Hội có bơi chải, bơi triềng đình làng.
+ Lễ hội Đền Cao (An Lạc - Chí Linh)
Lễ hội Đền Cao mở 3 ngày từ 22 - 24 tháng giêng âm lịch hàng năm.
Ngày rước thánh là ngày 22, tất cả kiệu rước, nghi trang, cờ quạt tán lọng đều
được sắm sửa ở đền Cả, đến ngày 23 sẽ rước về Đền Cao và làm lễ dâng
hương. Sáng 23, lễ hội bắt đầu bằng đám rước kiệu. Đi trước là đội cồng và
kỳ lân tiếp sau đó có 6 kiệu. Kiệu thứ nhất rước bài vị sắc phong của năm anh
em họ Vương. Kiệu thứ hai rước ông anh cả là Vương Đức Minh. Kiệu thứ ba
rước ông Vương Đức Xuân, kiệu thứ tư rước ông Vương Đức Hồng và thứ
năm là rước bà Vương Thị Đào và Vương Thị Liễu. Ngoài ra cịn có kiệu
rước Thành hồng làng. Đồn rước xuất phát từ đền Cả qua đền Bến Cả, đền
Bến Tràng rồi dừng lại ở Đền Cao. Sau đó là lúc mọi người trẩy hội và thắp

SV: Nguyễn Văn Định

Lớp: Kinh tế phát triển_K46


Chuyên đề thực tập

25

hương. Ngày cuối cùng của lễ hội, bốn kiệu rước được đưa về Đền Cả. Cảnh

diễn ra náo nức.
+ Lễ hội đền An Phụ (Kinh Môn)
Cũng gọi là lễ hội Đền Cao (trên núi An Phụ cũng có chùa Tường Vân
cổ kính tục gọi là Chùa Cao) được tổ chức vào ngày 1/4 âm lịch, kỷ niệm
ngày mất của An Sinh Vương Trần Liễu. Việc chảy hội thành tập quán của
nhân dân nhiều thế kỷ.
- Các trò chơi
Từ xa xưa người dân Hải Dương đã tạo nên nhiều trò chơi riêng thường
diễn ra như các hội thi. Nổi tiếng như sau: u
Lễ hội Kiếp Bạc có trị chơi thủy chiến.
Lễ hội Côn Sơn hát quan họ, đu tiên, lập đàn Mông Sơn.
Lễ hội Đền Sượt (TP Hải Dương) có tục nấu rượu Hồng Tửu, đánh
bệt. Rượu Hồng Tửu là loại rượu rất độc đáo.
Lễ hội Đình Vạn Niên (Thị trấn Nam Sách) có trị xơng hệ.
Lễ hội chùa Hương (Thanh Hà) có thi mâm ngũ quả.
Lễ hội đền Quát có thi bơi chải.
Lễ hội chùa Bạch Hào (Thanh Xá - Nam Sách) có thi nấu cơm.
Lễ hội đền Bia (Văn Thai - Cẩm Văn - Cẩm Giàng) có thi bốc thuốc
Lễ hội Đền Cuối (Gia Lộc) thi bày cỗ.
Trong các lễ hội, nổi tiếng nhất là lễ hội Kiếp Bạc và lễ hội Côn Sơn,
hai lễ hội này hồn tồn có thể tổ chức thành những sản phẩm du lịch độc đáo
của tỉnh vì chiến thắng chống quân Nguyên thắng lợi là mang tầm quốc tế.
Nguyễn Trãi là danh nhân văn hóa thế giới.
Ẩm thực.
Hải Dương nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ, lại có những loại cây
đặc sản như vải thiều, có vùng sơng nước rộng lớn... bởi vậy ẩm thực của Hải
Dương cũng có những nét độc đáo riêng biệt, nổi tiếng là:
Rượu nếp cái hoa vàng Kinh Môn, rượu Phú Lộc
SV: Nguyễn Văn Định


Lớp: Kinh tế phát triển_K46


×