I. VỀ TỰ DO HỐ THƯƠNG MẠI
1. Mục đích chính của tự do hóa thương mại là gì?
Mục đích chính của tự do hóa thương mại là đảm cho các hoạt động thương mại xuyên
biên giới sẽ không bị hạn chế bởi các hàng rào thương mại
Tự do hóa thương mại nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu của mỗi nước và tạo điều
kiện thuận lợi hơn cho hàng hóa và dịch vụ nước ngoài dễ dàng xâm nhập vào.
Lợi ích lớn nhất của tự do hóa thương mại là thúc đẩy trao đổi, buôn bán, phát huy lợi
thế so sánh của các nước, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao hiệu quả sử
dụng các nguồn lực.
Đối với người tiêu dùng (bao gồm cả những nhà nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất
ra hàng hóa), tự do hóa thương mại sẽ tạo cho họ cơ hội lựa chọn hàng hóa tốt hơn với
giá hợp lý hơn.
2. Nếu tự do hóa thương mại thực sự thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu và có lợi
cho người tiêu dùng thì nên chăng việc tự do hóa này nên được tiến hành triệt để?
Không nên được tiến hành triệt để tự do hóa thương mại vì 03 lý do sau:
Đầu tiên, tự do hóa thương mại có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến một số doanh
nghiệp trong một quốc gia vì các sản phẩm nhập khẩu làm tăng sự cạnh tranh từ các nhà
sản xuất nước ngoài, và có thể dẫn đến việc các ngành cơng nghiệp đó nhận được ít hỗ
trợ của địa phương hơn.
Thứ hai tự do hóa Thương mại cũng có thể có rủi ro tài chính và rủi ro xã hội lớn hơn
nếu các mặt hàng hoặc nguyên liệu thô đến từ các quốc gia có tiêu chuẩn mơi trường thấp
hơn.
Cuối cùng, tự do hóa thương mại có thể là mối đe dọa đối với các quốc gia hoặc nền
kinh tế đang phát triển vì họ buộc phải cạnh tranh trong cùng thị trường với các nền kinh
tế hoặc quốc gia đã phát triển. Thách thức này có thể kìm hãm sự đa dạng của ngành công
nghiệp địa phương hoặc dẫn đến sự thất bại của các ngành công nghiệp mới phát triển.
3. Nêu những lợi ích và khó khăn mà quốc gia phải đối mặt khi tham gia vào q
trình tồn cầu hóa?
Những lợi ích mà quốc gia phải đối mặt khi tham gia vào q trình tồn cầu hóa:
- Khắc phục được tình trạng bị phân biệt đối xử trong bn bán quốc tế.
- Đẩy mạnh thương mại và quan hệ của Việt Nam với các nước trên thế giới.
- Có lợi từ việc cải thiện hệ thống giải quyết tranh chấp khi có quan hệ với các
cường quốc thương mại chính
- Có điều kiện thu hút vốn, kinh nghiệm quản lý và cơng nghệ mới… của nước
ngồi
Nâng cao khả năng cạnh tranh và tính hiệu quả trong nền kinh tế, đồng thời tạo ra
môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp trong nước
- Tạo điều kiện mở rộng thị phần quốc tế cho các sản phẩm trong nước và thúc đẩy
thương mại phát triển.
Những khó khăn mà quốc gia phải đối mặt khi tham gia vào q trình tồn cầu
hóa:
- Cạnh tranh trở nên quyết liệt hơn, gây sức ép không nhỏ đối với nhiều doanh
nghiệp, nhất là những doanh nghiệp đã quen với sự trợ giúp của Nhà nước, những
doanh nghiệp có tiềm lực tài chính và cơng nghệ yếu kém.
- Hội nhập kinh tế quốc tế với sự chuyển dịch tự do qua biên giới các yếu tố của quá
trình tái sản xuất hàng hóa và dịch vụ tiềm ẩn nhiều rủi ro, trong đó có cả những
rủi ro về mặt xã hội.
- Thể chế kinh tế nước ta đang còn quá phức tạp, rườm rà khiến các nhà đầu tư e
ngại khi đầu tư vào Việt Nam
- Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước và đội ngũ doanh nhân chưa đủ mạnh đễ quản lý
nền kinh tế.
- Hội nhập kinh tế quốc tế dẫn đến sự hợp tác về an ninh và văn hóa. Đồng thời,
việc mở cửa thị trường, mở rộng giao lưu trong điều kiện bùng nổ thông tin hiện
nay, bên cạnh nhiều mặt tốt, những cái xấu cũng du nhập vào gây ảnh hưởng
không tốt đến truyền thống văn hóa Việt Nam.
4. Tại sao trong khi hầu hết các nhà kinh tế học đều coi tự do hóa thương mại sẽ
đem lại những lợi ích cho các quốc gia (kể cả các quốc gia nghèo và kém phát triển),
thì chính phủ của nhiều quốc gia vẫn có xu hướng áp đặt các biện pháp hạn chế
thương mại?
-
Bởi vì tự do hóa thương mại bên cạnh những lợi ích làm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
thì vẫn có những tác động tiêu cực như:
Đầu tiên, tự do hóa thương mại có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến một số doanh
nghiệp trong một quốc gia vì các sản phẩm nhập khẩu làm tăng sự cạnh tranh từ các nhà
sản xuất nước ngồi, và có thể dẫn đến việc các ngành cơng nghiệp đó nhận được ít hỗ
trợ của địa phương hơn.
Thứ hai tự do hóa Thương mại cũng có thể có rủi ro tài chính và rủi ro xã hội lớn hơn
nếu các mặt hàng hoặc nguyên liệu thơ đến từ các quốc gia có tiêu chuẩn mơi trường thấp
hơn.
Cuối cùng, tự do hóa thương mại có thể là mối đe dọa đối với các quốc gia hoặc nền
kinh tế đang phát triển vì họ buộc phải cạnh tranh trong cùng thị trường với các nền kinh
tế hoặc quốc gia đã phát triển. Thách thức này có thể kìm hãm sự đa dạng của ngành cơng
nghiệp địa phương hoặc dẫn đến sự thất bại của các ngành công nghiệp mới phát triển.
5. Tại sao lại có các quan điểm ủng hộ và phản đối tự do hóa thương mại?
Tự do hóa thương mại là loại bỏ hoặc giảm bớt các hạn chế hoặc rào cản đối với
trao đổi hàng hóa tự do giữa các quốc gia. Xuất hiện các quan điểm ủng hộ và phản đối tự
do hóa thương mại sẽ chủ yếu dựa vào ưu thế và những hạn chế của việc áp dụng tự do
hóa thương mại vào quốc gia.
* Một số người ủng hộ tự do hóa thương mại vì họ thấy được ưu điểm của nó
nhiều hơn:
- Tự do hóa thương mại thúc đẩy thương mại tự do. Thương mại tự do cho phép các
quốc gia giao dịch hàng hóa mà khơng có rào cản pháp lí hoặc chi phí liên quan. Qui định
giảm thiểu này làm giảm chi phí khi các quốc gia giao dịch với các quốc gia khác và cuối
cùng, có thể dẫn đến chi phí tiêu dùng thấp hơn vì hàng nhập khẩu chịu phí thấp hơn và
tăng cạnh tranh.
- Sự gia tăng cạnh tranh từ nước ngoài bởi tự do hóa thương mại đã tạo động lực
cho các doanh nghiệp trong nước đạt hiệu quả cao hơn và sản xuất với chi phí rẻ hơn. Sự
cạnh tranh này cũng có thể thúc đẩy một quốc gia chuyển các nguồn lực sang các ngành
mà họ có thể có lợi thế cạnh tranh.
- Những người ủng hộ tự do hóa thương mại cho rằng, cuối cùng nó sẽ làm giảm chi
phí tiêu dùng, tăng hiệu quả và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong khi chủ nghĩa bảo hộ
mậu dịch, trái ngược với tự do hóa thương mại, lại được biết đến với các tiêu chuẩn
nghiêm ngặt và điều tiết thị trường. Kết quả của tự do hóa thương mại và hội nhập giữa
các quốc gia được gọi là toàn cầu hóa.
Ví dụ, tự do hóa thương mại gần đây đã khuyến khích nước Anh tập trung vào lĩnh
vực dịch vụ hơn là sản xuất.
* Các nhà phản đối tự do hóa thương mại vì:
- Chính sách này có thể gây mất việc làm vì hàng hóa rẻ hơn ngập tràn thị trường
nội địa. Họ cũng cho rằng hàng hóa có thể kém chất lượng và kém an toàn hơn các sản
phẩm trong nước, do có thể đã trải qua các cuộc kiểm tra mức độ an toàn và chất lượng
khác nhau.
-Tự do hóa thương mại có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến một số doanh nghiệp
trong một quốc gia vì các sản phẩm nhập khẩu làm tăng sự cạnh tranh từ các nhà sản xuất
nước ngồi, và có thể dẫn đến việc các ngành cơng nghiệp đó nhận được ít hỗ trợ của địa
phương hơn.
- Cũng có thể có rủi ro tài chính và rủi ro xã hội lớn hơn nếu các mặt hàng hoặc
ngun liệu thơ đến từ các quốc gia có tiêu chuẩn mơi trường thấp hơn.
- Tự do hóa thương mại có thể là mối đe dọa đối với các quốc gia hoặc nền kinh tế
đang phát triển vì họ buộc phải cạnh tranh trong cùng thị trường với các nền kinh tế hoặc
quốc gia đã phát triển. Thách thức này có thể kìm hãm sự đa dạng của ngành cơng nghiệp
địa phương hoặc dẫn đến sự thất bại của các ngành công nghiệp mới phát triển.
II. VỀ LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
6. Trình bày các hình thức hợp tác thương mại hiện nay (hợp tác song phương, hợp
tác khu vực, hợp tác đa phương) và cho dẫn chứng các liên kết thương mại này
trong thực tiễn thương mại thế giới. Liên hệ với trường hợp của Việt Nam.
Các hình thức hợp tác thương mại hiện nay:
* Hợp tác song phương:
Hợp tác thương mại song phương là việc hợp tác thương mại giữa hai quốc gia,
trong đó nêu ra những điều kiện để tiến hành các hoạt động thương mại.
Hợp tác thương mại song phương là Điều ước quốc tế được ký kết giữa hai quốc
gia, chủ thể của luật quốc tế, dựa trên nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi, tơn trọng độc
lập và chủ quyền của nhau nhằm thiết lập và phát triển quan hệ kinh tế thương mại giữa
các bên, đồng thời ấn định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ kinh tế thương
mại và việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Ví dụ: Các hiệp định kinh tế, như hiệp định thương mại tự do (FTA) hoặc đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI), được ký kết bởi hai quốc gia.
Vào tháng 3 năm 2016, chính phủ Mỹ và chính phủ Peru đã đạt được thỏa thuận
thương mại song phương xóa bỏ rào cản đối với xuất khẩu thịt bị của Mỹ sang Peru có
hiệu lực từ năm 2003.
-
Liên hệ trường hợp với Việt Nam:
Hiệp định EVFTA và IPA
Hiệp định EVFTA và IPA được khởi động và kết thúc đàm phán trong bối cảnh
quan hệ song phương Việt Nam-EU ngày càng phát triển tốt đẹp, đặc biệt trong lĩnh vực
kinh tế-thương mại. EU hiện đang là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của
Việt Nam với kim ngạch hai chiều năm 2019 đạt 56,45 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt
41,5 tỷ USD, nhập khẩu từ EU đạt 14,9 tỷ USD. EVFTA là một Hiệp định toàn diện, chất
lượng cao và đảm bảo cân bằng lợi ích cho cả Việt Nam và EU, trong đó cũng đã lưu ý
đến chênh lệch về trình độ phát triển giữa hai bên.
Nếu được đưa vào thực thi, EVFTA sẽ là cú hích rất lớn cho xuất khẩu của Việt
Nam, giúp đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng nông,
thủy sản cũng như những mặt hàng Việt Nam vốn có nhiều lợi thế cạnh tranh. Những
cam kết dành đối xử cơng bằng, bình đẳng, bảo hộ an tồn và đầy đủ cho các khoản đầu
tư và nhà đầu tư của nhau trong Hiệp định IPA cũng sẽ góp phần tích cực vào việc xây
dựng mơi trường pháp lý và đầu tư minh bạch, từ đó Việt Nam sẽ thu hút nhiều nhà đầu
tư hơn đến từ EU và các nước khác.
* Hợp tác khu vực:
Hình thức hợp tác thương mại khu vực là hình thức hợp tác giữa các quốc gia, tổ
chức quốc tế trong cùng một khu vực với nhau về các vấn đề thương mại hàng hóa, dịch
vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ, thơng qua những thỏa thuận quốc tế.
Ví dụ: Hợp tác khu vực: ASEAN - Trung Quốc,..
* Hợp tác đa phương
Hình thức hợp tác thương mại đa phương là hình thức hợp tác giữa ba hay nhiều
quốc gia, tổ chức quốc tế về các vấn đề thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí
tuệ, thơng qua những thỏa thuận quốc tế.
Hợp tác đa phương: RCEP (Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực),
NAFTA (Hiệp định Mậu dịch Tự do Bắc Mỹ),...
* Liên hệ Việt Nam hợp tác song phương với Phần Lan, Indonesia, Đức,...;
Hợp tác khu vực với ASEAN... ;
Hợp tác đa phương với WTO, RCEP,...
7. Hoạt động ký kết các hiệp định thương mại giữa các quốc gia có phải là hoạt
động thương mại khơng?
Hoạt động ký kết các hiệp định thương mại giữa các quốc gia không phải là hoạt
động thương mại, vì:
Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán
hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục
đích sinh lợi khác. ( Khoản 1 Điều 3 Luật thương mại 2005)
Trong khi đó hoạt động ký kết các hiệp định thương mại giữa các quốc gia khơng
có mục đích sinh lợi mà các bên đang thỏa thuận tìm kiếm những điều kiện thực hiện
mục tiêu thương mại quốc tế của mình.
8. Các hiệp định thương mại tự do song phương, đa phương và khu vực có điều
chỉnh các quyền và nghĩa vụ đối với các thương nhân không?
Các hiệp định thương mại tự do song phương, đa phương và khu vực có điều chỉnh các
quyền và nghĩa vụ đối với các thương nhân khi nó là điều ước điều chỉnh trực tiếp
VD: CƯ Viên 1980 điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của người bán và người mua
Ngồi ra, nếu đó là điều ước điều chỉnh gián tiếp thì những điều ước này không điều
chỉnh quyền và nghĩa vụ của các bên mà nó chỉ xác lập các nguyên tắc chung để giải
quyết.
VD: Hiệp định chống bán phá giá, hiệp định tránh đánh thuế hai lần
9. Nhận định luật thương mại quốc tế là hệ thống các quy định điều chỉnh quyền và
nghĩa vụ các bên trong giao dịch thương mại quốc tế là đúng hay sai? Tại sao?
Nhận định sai.
Luật TMQT là tổng thể các quy phạm pháp luật, nguyên tắc điều chỉnh mối quan hệ giữa
các chủ thể trong TMQT, cụ thể là quốc gia, tổ chức quốc tế, thương nhân trong trong các
hoạt động TM hàng hóa, TM DV, SHTT mà có yếu tố nước ngồi, bao gồm:
LTMQT công: quyền và nghĩa vụ của các quốc gia trong việc thực hiện điều ước quốc tế
song phương, đa phương về thương mai (cắt giảm thuế quan, phi thuế quan)
LTM QT tư: quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong hợp đồng
10. Điều ước quốc tế trong lĩnh vực thương mại có đương nhiên được áp dụng đối
với mọi nội dung của các hợp đồng, giao dịch thương mại quốc tế khi các bên trong
hợp đồng, giao dịch đó là thương nhân có quốc tịch của nước thành viên điều ước
quốc tế đó?
Nhận định sai.
Căn cứ Ðiều 6 CISG 1980, các bên trong hợp đồng là thành viên của CISG 1980 thì vẫn
có thể loại bỏ việc áp dụng điều ước này. Vì vậy, điều ước quốc tế trong lĩnh vực thương
mại không đương nhiên được áp dụng đối với mọi nội dung của các hợp đồng, giao dịch
thương mại quốc tế khi các bên trong hợp đồng, giao dịch đó là thương nhân có quốc tịch
của nước thành viên điều ước quốc tế đó
11. Quan hệ pháp luật thương mại quốc tế khác gì với quan hệ hợp đồng
thương mại quốc tế?
Pháp luật thương mại quốc tế:
Hoạt động thương mại quốc tế chịu sự điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật và
những nguyên tắc pháp lý đặc thù. Các quy phạm và nguyên tắc pháp lý này được hình
thành trên cơ sở các thỏa thuận giữa các chủ thể cụ thể của các giao dịch thương mại
quốc tế, các quy định pháp luật của hệ thống pháp luật quốc gia và các định chế thương
mại quốc tế. Hệ thống các quy phạm pháp luật và nguyên tắc pháp lý điều chỉnh các giao
dịch và hoạt động thương mại quốc tế hình thành nên Luật thương mại quốc tế.
Luật thương mại quốc tế được nghiên cứu ở hai cấp độ: Luật thương mại quốc tế
công và Luật thương mại quốc tế tư.
Ở góc độ luật cơng, luật thương mại quốc tế trước hết điều chỉnh các hành vi thương
mại của quốc gia, như quan hệ thương mại giữa các quốc gia, quan hệ thương mại giữa
quốc gia và các tổ chức quốc tế, hoặc giữa các tổ chức quốc tế với nhau; quyền và nghĩa
vụ của các quốc gia trong quan hệ quốc tế về thương mại, v.v... Bên cạnh đó, luật thương
mại quốc tế cũng điều chỉnh các chính sách và pháp luật thương mại do quốc gia ban
hành nhằm thực hiện các cam kết quốc tế của quốc gia trong các lĩnh vực thương mại.
Nghiên cứu luật thương mại quốc tế cơng tức là tìm hiểu về khung pháp lý cho quan hệ
thương mại giữa các quốc gia và các vùng lãnh thổ hải quan.
Ở góc độ luật tư, luật thương mại quốc tế điều chỉnh các giao dịch thương mại
xuyên biên giới giữa các thương nhân nhằm trao đổi hàng hoá, dịch vụ và các đối tượng
khác. Ở đây, luật thương mại quốc tế sẽ bao gồm hệ thống những quy phạm pháp luật dân
sự, kinh tế và thương mại trong hệ thống pháp luật quốc gia và quốc tế điều chỉnh các
giao dịch thương mại quốc tế của các thương nhân, như xuất nhập khẩu, vận tải, phân
phối, bảo hiểm, thanh toán, quản lý ngoại hối, cạnh tranh, v.v. Tại cấp độ này luật hợp
đồng đóng vai trị trọng tâm trong việc xác định quyền và nghĩa vụ của các thương nhân
trong các giao dịch.
Hợp đồng thương mại quốc tế:
Hợp đồng thương mại quốc tế hay hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là sự thỏa
thuận mua bán hàng hóa mà trong đó có sự dịch chuyển hàng hóa qua biên giới hải quan.
Như vậy, có thể nói rằng quan hệ hợp đồng thương mại quốc tế là một phần của
quan hệ pháp luật thương mại quốc tế tư.
12. Hãy nêu và phân tích vai trị của các chủ thể trong Luật thương mại quốc
tế.
Các chủ thể trong Luật thương mại quốc tế, gồm:
Quốc gia và lãnh thổ hải quan:
Khái quát chung:
Trong luật quốc tế và các ngành khoa học chính trị, quốc gia được hiểu là thực thể
pháp lý của cộng đồng quốc tế có khả năng đầy đủ để thực hiện các quyền và nghĩa vụ
hợp pháp trong quan hệ quốc tế.
Luật thương mại quốc tế công nhận lãnh thổ hải quan có năng lực chủ thể như quốc
gia nếu nó đáp ứng được những yêu cầu khách quan của một chính quyền đối với hoạt
động thương mại quốc tế (được thể hiện thông qua sự độc lập tương đối trong việc thiết
lập chính sách thương mại, chế độ hải quan, khơng nhất thiết phải có khả năng thực hiện
quan hệ đối ngoại) trên một khu vực lãnh thổ có dân cư ổn định. Lãnh thổ hải quan được
quyền tham gia vào các hoạt động thương mại quốc tế, ký kết các điều ước quốc tế về
thương mại, tham gia vào các định chế thương mại quốc tế ngang bằng như các quốc gia
có chủ quyền.
Vai trị:
Tư cách chủ thể luật thương mại quốc tế của quốc gia được thể hiện trong các
trường hợp sau:
* Quốc gia - Tư cách công:
Chủ thể thiết lập khung pháp lý cho hoạt động thương mại quốc tế: Với tư cách là
chủ thể cơ bản trong quan hệ quốc tế, quốc gia trực tiếp tham gia xây dựng, ký kết và
thực thì các điều ước quốc tế trong lĩnh vực thương mại. Hệ thông các điều ước quốc tế
này tạo nên khung pháp lý cho hoạt động thương mại quốc tế.
* Quốc gia (từ bỏ quyền miễn trừ tư pháp) - Tư cách tư:
- Chủ thể điều phối hoạt động thương mại quốc tế: Quốc gia có chủ quyền tuyệt đối
trong việc thiết lập, duy trì và thay đổi các vấn đề kinh tế - chính trị - xã hội trong khn
khổ lãnh thổ của mình, bao gồm cả chính sách, pháp luật thương mại quốc tế và hoạt
động ngoại thương. Cụ thể quốc gia là chủ thể duy nhất cỏ quyền cấm hoặc hạn chế nhập
khẩu/xuất khẩu các hàng hóa, dịch vụ vào/ra khỏi lãnh thổ của mình; quy định các giấy
phép cho hoạt động nhập khẩu và xuất khẩu; thực hiện quản lý hải quan đối với nhập
khẩu và xuất khẩu; điều phối hoạt động thuế quan, v.v...
- Chủ thể của giao dịch thương mại quốc tế: Quốc gia có thể là chủ thể để trực tiếp
trong các giao dịch thương mại quốc tế, bao gồm cả các giao dịch giữa với các quốc gia
khác và với các thương nhân của quốc gia khác. Trong quan hệ pháp luật quốc tế với các
thương nhân (cá nhân hoặc pháp nhân) quốc gia sẽ được hưởng những chế độ pháp lý đặc
biệt (ví dụ quyền miễn trừ tư pháp). Để bảo đảm sự bình đẳng trong quan hệ pháp luật,
thơng thường thương nhân sẽ yêu cầu cơ quan đại diện quốc gia (chính phủ, cơ quan nhà
nước, tổ chức trực thuộc chính phủ v.v.) tự từ bỏ quyền miễn trừ tư pháp khi tham gia vào
giao dịch liên quan.
Thương nhân:
Khái quát chung:
Thương nhân theo nghĩa thông thường được hiểu là những người trực tiếp thực hiện
hoạt động kinh doanh thương mại. Trong luật thương mại, thương nhân bao gồm chủ yếu
là cá nhân, pháp nhân có đủ các điều kiện do pháp luật quốc gia quy định để tham gia vào
các hoạt động thương mại và trong một số trường hợp cả chính phủ và các cơ quan, tổ
chức của chính phủ (với tư cách là đại diện cho quốc gia). (Khoản 1, Điều 6 LTM 2005)
Mỗi quốc gia có những quy định khác nhau về điều kiện để trở thành thương nhân
cho từng đối tượng cụ thể. Chẳng hạn đối với cá nhân, những điều kiện hưởng tư cách
thương nhân trong pháp luật thương mại quốc gia thường bao gồm điều kiện nhân thân
(độ tuổi, năng lực hành vi, điều kiện tư pháp) và nghề nghiệp. Đối với pháp nhân, yêu cầu
cơ bản là phải được đăng ký thành lập và hoạt động kinh doanh hợp pháp theo pháp luật
của quốc gia nơi đăng ký thành lập. Ví dụ: Theo quy định của luật thương mại Việt Nam,
thương nhân là cá nhân phải là người hoạt động thương mại một cách độc lập và thường
xuyên và có đăng ký kinh doanh, trong khi đó thương nhân là pháp nhân sẽ phải được
thành lập hợp pháp và có đăng ký kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật khơng
cấm.
Vai trị:
Điều 3 NĐ 12/2006/NĐ-CP có quy định thương nhân được xuất khẩu nhập khẩu
hàng hóa khơng phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh trừ hàng hóa thuộc danh
mục cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu.
Có thể nói, thương nhân là chủ thể chủ yếu tham gia vào các giao dịch thương mại
quốc tế, họ tạo ra những tập quán và những quy tắc để điều chỉnh những vấn đề không
được điều chỉnh bởi luật thương mại. Tư cách chủ thể của thương nhân trong luật thương
mại quốc tế hiện nay chỉ giới hạn trong phạm vi các giao dịch thương mại quốc tế tư.
Trong khuôn khổ luật thương mại quốc tế công - các nguyên tắc, quy phạm của công
pháp quốc tế về thương mại - cá nhân và pháp nhân kinh doanh thương mại không được
thừa nhận là một chủ thể pháp luật. Tuy nhiên trong xu thế tồn cầu hố địa vị pháp lý
của thương nhân trong luật thương mại quốc tế có thể sẽ có những thay đổi nhất định
trong tương lai.
Tổ chức quốc tế:
Khái quát chung:
Tổ chức quốc tế hay còn gọi là tổ chức liên chính phủ (governmental organization)
là những tổ chức được thành lập bởi các quốc gia dựa trên cơ sở các điều ước quốc tế phù
hợp với những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại, với một cơ cấu tổ chức hoàn
chỉnh nhằm mục đích tăng cường hợp tác giữa các quốc gia thành viên trong các lĩnh vực
liên quan.
Vai trò:
Các tổ chức thương mại quốc tế là chủ thể đặc biệt do các tổ chức này hầu như
không trực tiếp tham gia vào các giao dịch thương mại quốc tế (như thương nhân) mà
cũng không trực tiếp điều chỉnh hoạt động thương mại quốc tế (như quốc gia).
Vai trò cơ bản của các tổ chức thương mại quốc tế là tạo cơ chế vận hành cho
thương mại quốc tế. Các tổ chức thương mại quốc tế thiết lập khung pháp lý làm cơ sở
cho sự phát triển của thương mại quốc tế đồng thời bảo đảm cho các quyền lợi kinh tế,
thương mại của quốc gia thành viên được cân bằng và an tồn. Bên cạnh đó, các tổ chức
thương mại quốc tế còn tạo ra các mối liên kết kinh tế thương mại chặt chẽ hơn giữa các
quốc gia thành viên. Sự vận hành của các tổ chức thương mại quốc tế đã đóng góp to lớn
vào sự phát triển của thương mại quốc tế cũng như của hệ thông luật thương mại quốc tế
hiện đại.
13. Quốc gia trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật thương mại quốc tế khi
nào?
Quốc gia với tư cách là một chủ thể của pháp luật quốc tế cần phải hội đủ các tiêu
chuẩn cơ bản sau:
- Có lãnh thổ riêng;
- Có dân cư ổn định;
- Có chính phủ;
- Và có khả năng thực hiện các quan hệ với các quốc gia khác.
Các yếu tố này đảm bảo việc thực thi chủ quyền của một quốc gia và tư cách chủ
thể của quốc gia trong quan hệ quốc tế.
Trong thực tiễn thương mại quốc tế có nhiều vùng lãnh thổ và khu vực hải quan
khơng có chủ quyền quốc gia theo quy định của luật quốc tế nhưng tự chủ trong việc xây
dựng và thực hiện chính sách kinh tế và ngoại thương vẫn được luật thương mại quốc tế
công nhận các quyền năng chủ thể dành cho quốc gia và có địa vị pháp lý như các quốc
gia.
14. Trình bày các loại nguồn của luật thương mại quốc tế.
1. Pháp luật quốc gia
* Các loại nguồn luật liên quan đến pháp luật quốc gia
Văn bản pháp luật:
Các quy tắc thương mại quốc tế đã được thiết lập nhằm bảo vệ các thương nhân
nước ngoài và điều chỉnh hoạt động vận tải hàng hoá quốc tế. Các quy định pháp luật
thành văn đầu tiên đã tồn tại trong Bộ luật Hammurabi (năm 2.500 trước Cơng ngun),
theo đó quy định việc bảo vệ các thương nhân nước ngoài và điều chỉnh hành vi vi phạm
hợp đồng.
Một nguồn quan trọng của pháp luật quốc gia về thương mại quốc tế nằm ở các đạo
luật hay các văn bản dưới luật về thương mại và thương mại quốc tế. VD: trong hệ thống
pháp luật Hoa Kỳ, Đạo luật thuế quan 1930, Đạo luật thương mại 1974, Đạo luật về các
hiệp định thương mại 1979, Bộ luật thương mại thống nhất (US UCC), ... là những nguồn
quan trọng của pháp luật thương mại quốc tế.
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành, cần kể đến các văn bản pháp luật
quan trọng là nguồn của pháp luật thương mại quốc tế như: Bộ luật Dân sự 2015; Luật
Thương mại 2005; Bộ luật Tố tụng dân sự 2015; Luật Doanh nghiệp 2014, Luật Đầu tư
2014; Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009); Luật Trọng tài thương
mại 2010; Luật Quản lý ngoại thương 2017; … và các văn bản dưới luật
Án lệ của toà án trong nước:
Một nguồn khác của pháp luật quốc gia về thương mại quốc tế là án lệ. Có rất nhiều
án lệ có ý nghĩa đối với các chuyên gia pháp luật, ví dụ, án lệ năm 1878 của toà án Bỉ
về quyền miễn trừ tư pháp
Hạn chế; hay án lệ United City Merchants (Investments) Ltd v. Royal Bank of
Canada, trong đó tồ án của Anh Quốc làm rõ ngoại lệ về hành vi gian dối (fraud
exception) của nguyên tắc về tính độc lập của thư tín dụng (principles of the autonomy of
the credit) trong lĩnh vực thanh toán quốc tế, trong khi UCP 600 không quy định về ngoại
lệ này;16 hoặc án lệ Banco National de Cuba v. Manhattan Bank liên quan đến áp
dụng học thuyết hành vi quốc gia của toà án Hoa Kỳ.17
Các nguồn luật khác của pháp luật quốc gia:
Ngồi ra, cịn bao gồm các tập qn thương mại của quốc gia và các nguyên tắc
chung trong xét xử của toà án quốc gia. Đây là những nguyên tắc được tất cả các hệ
thống pháp luật trên thế giới công nhận.
VD: “non bi sin idem” (không xét xử hai lần đối với cùng một tội phạm);
“nemo judex in propria causa” (khơng được xét xử vụ việc của chính mình
hoặc liên quan đến lợi ích của mình)
* Các giới hạn của pháp luật quốc gia trong việc điều chỉnh giao dịch thương mại quốc
tế
Giới hạn điều chỉnh của pháp luật quốc gia đối với các giao dịch thương mại quốc tế
đôi khi va chạm với vấn đề quyền tài phán ngoài lãnh thổ. Quyền tài phán ngoài lãnh thổ
của quốc gia là quyền điều chỉnh bằng pháp luật của quốc gia đó đối với:
– Hành vi vi phạm pháp luật của chủ thể mang quốc tịch nước mình, trong trường
hợp hành vi vi phạm pháp luật xảy ra bên ngồi lãnh thổ. Ví dụ, một Tổng giám đốc điều
hành (viết tắt là CEO) là công dân Nhật Bản thực hiện hành vi hối lộ ở Việt Nam có thể
bị tồ án Nhật Bản xét xử.
– Hành vi của người nước ngoài thực hiện ở nước ngoài làm phương hại đến an
ninh quốc gia hoặc các lợi ích khác của quốc gia.
– Hành vi vi phạm pháp luật ở nước ngoài mà nạn nhân của hành vi đó mang quốc
tịch nước mình.
– Các tội phạm quốc tế như cướp biển, không tặc, buôn bán nô lệ, tội diệt chủng, ...
Việc thực hiện quyền tài phán ngoài lãnh thổ thường kéo theo các sự cố trong quan
hệ ngoại gia.
2. Pháp luật quốc tế
* Tập quán thương mại quốc tế
Khái niệm tập quán thương mại quốc tế: Tập quán thương mại quốc tế là nguồn
quan trọng của pháp luật thương mại quốc tế. Các thương nhân, những người cùng theo
đuổi các mục tiêu kinh tế, ln ln nói ngơn ngữ chung, đó là các tập quán thương mại
quốc tế. Có thể hiểu là tập hợp những quy tắc ứng xử bất thành văn hình thành từ các
hành vi, cách ứng xử của thương nhân, và được các thương nhân coi là luật của mình.
Lex mercatoria (thương nhân luật): Pháp luật thương mại quốc tế thực sự phát
triển kể từ thời kì Trung cổ, khi mà các tập quán thương mại quốc tế xuất hiện và phát
triển tại các hội chợ thương mại ở châu Âu vào cuối thế kỉ VII. Các thương nhân từ các
nước, các khu vực khác nhau đến mua bán hàng hoá ở các hội chợ mang theo các tập
quán thương mại của mình. Qua thời gian, các vị vua chúa chấp nhận cho các thương
nhân đến từ các nước, các vùng khác nhau được giải quyết tranh chấp thương mại theo
tập quán riêng của họ, do đó các tập quán thương mại này trở nên có hiệu lực pháp luật.
Ngay từ ban đầu, lex mercatoria (thương nhân luật) đã có tính quốc tế, bởi vì nó tồn tại
độc lập với pháp luật của vua chúa. Trong suốt thời kì Trung cổ, lex mercatoria là tập
quán thương mại quốc tế rất mạnh, quy định các quyền và nghĩa vụ của thương
nhân. Tranh chấp giữa các thương nhân được giải quyết bởi các toà án địa phương đặc
biệt, như các toà án của hội chợ và đô thị, thẩm phán và hội thẩm chính là các thương
nhân. Các tồ án thương nhân này giải quyết tranh chấp rất nhanh chóng và áp dụng lex
mercatoria chứ khơng áp dụng luật địa phương.
Phịng thương mại quốc tế (ICC) và việc tập hợp các tập quán thương mại quốc tế:
ICC là tổ chức quốc tế phi chính phủ hoạt động nhằm phục vụ hoạt động thương mại trên
tồn thế giới. ICC đóng vai trị chủ đạo trong việc đảm bảo sự hài hoà trong thương mại
quốc tế thơng qua việc tập hợp hố các tập quán thương mại quốc tế để các thương nhân
có thể áp dụng khi thực hiện các giao dịch kinh doanh quốc tế. Nhiều quy tắc áp dụng
thống nhất do ICC ban hành đã được sử dụng để điều chỉnh quan hệ hợp đồng. Rất nhiều
trong số các quy tắc này được lựa chọn từ các tập quán thương mại của các thương nhân
được hình thành qua thời gian.
VD: các điều kiện cơ sở giao hàng trong mua bán hàng hoá quốc tế. Quy tắc thực
hành thống nhất về tín dụng chứng từ UCP; Tập quán ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế
ISBP; Các quy tắc thực hành về tín dụng dự phịng quốc tế ISP; hoặc các quy tắc của
UNCTAD / ICC về chứng từ trong vận tải đa phương thức. Các ngân hàng trên khắp thế
giới đã áp dụng UCP – bộ quy tắc mà ngày nay được sử dụng trong hầu như tất cả các
giao dịch tín dụng chứng từ.
* Điều ước:
Các điều ước là nguồn chủ yếu của pháp luật thương mại quốc tế.
Ở cấp độ tồn cầu, các ví dụ điển hình về điều ước thương mại quốc tế cần nói đến
là: Các hiệp định của WTO; Công ước của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hố
quốc tế 1980 (CISG); Cơng ước của Liên hợp quốc về công nhận và thi hành các phán
quyết trọng tài nước ngoài 1958 gọi tắt là Công ước New York; Quy tắc La Haye – Visby
và Quy tắc Hambourg; …
Ở cấp độ khu vực, các nước thường kí kết các hiệp định thương mại tự do (viết tắt
là FTAs), ví dụ, NAFTA, AFTA, EVFTA, TPP; các hiệp định thương mại song phương
(viết tắt là BTAs), ... Các nước châu Âu đã kí kết Cơng ước về quyền tài phán và thi hành
các bản án dân sự và thương mại EEC 1968 (Công ước Brussels), Quy định của Hội đồng
châu Âu (EC) No 593/2008 ngày 17/6/2008 về luật điều chỉnh các nghĩa vụ theo hợp
đồng (còn gọi là Quy định Rome I); …
Các điều ước về thương mại quốc tế có thể được áp dụng trực tiếp hoặc phải
theo quy trình nội luật hố vào hệ thống pháp luật quốc gia.
* Án lệ quốc tế:
Án lệ của các cơ quan tài phán quốc tế (toà án quốc tế, trọng tài quốc tế), các báo
cáo của Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO (viết tắt là DSB) là nguồn quan trọng
trong hệ thống nguồn luật thương mại quốc tế.
Án lệ của WTO Japan-Alcoholic Bevarage [1996] đã làm rõ khái niệm “sản phẩm
tương tự” (like product) trong quá trình giải quyết vụ việc liên quan đến việc áp dụng
nguyên tắc đối xử quốc gia, nguyên tắc nền tảng của pháp luật thương mại quốc tế, trong
khi các quy định trong các hiệp định của WTO không đủ và không thể làm rõ được khái
niệm này.
Bên cạnh đó, các án lệ quốc tế trong lĩnh vực FDI cũng có ý nghĩa rất quan trọng.
Các án lệ của Tồ án cơng lí châu Âu cũng là nguồn luật quan trọng có tính ràng buộc đối
với các thiết chế của EU và các nước thành viên.
15. Giá trị áp dụng của các nguồn luật trong thương mại quốc tế.
Pháp luật quốc gia: Pháp luật quốc gia phải chuyển hóa các quy định mang tính
ngun tắc của pháp luật quốc tế vào nội dung các quy định của pháp luật quốc gia;
những quốc gia áp dụng trực tiếp các quy định của Cơng ước quốc tế thì pháp luật quốc
tế sẽ trở thành nguồn của pháp luật quốc gia. Ngược lại, một số nguyên tắc, quy tắc trong
pháp luật quốc gia được đa số các quốc gia thừa nhận, sử dụng nhiều lần dần trở
thành tập quán quốc tế và đưa vào Điều ước quốc tế, trở thành nguồn của pháp luật quốc
tế: Nguyên tắc bình đẳng giữa các quốc gia có chủ quyền; khơng can thiệp vào công việc
nội bộ; quyền dân tộc tự quyết trong Hiến chương Liên hiệp quốc là từ Sắc lệnh về hịa
bình của Nhà nước Xô Viết… Pháp luật quốc gia là cơng cụ, phương tiện để hồn thiện,
phát triển và thực hiện pháp luật quốc tế (định hướng, cơ sở quan trọng cho hồn thiện,
phát triển nội dung, tính chất pháp luật quốc tế; là đảm bảo pháp lý để các nguyên tắc,
quy phạm pháp luật quốc tế được thực hiện trong phạm vi quốc gia thơng qua nội luật
hóa).
Tập qn thương mại quốc tế: Tập quán quốc tế về thương mại sẽ được áp dụng cho
hợp đồng mua bán hàng hố quốc tế khi:
- Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế quy định.
- Các điều ước quốc tế liên quan quy định.
- Luật thực chất (luật quốc gia) do các bên lựa chọn khơng có hoặc có nhưng khơng đầy
đủ.
Tập quán quốc tế về thương mại chỉ có giá trị bổ sung cho hợp đồng. Vì vậy, những
vấn đề gì hợp đồng đã quy định thì tập quán quốc tế khơng có giá trị, hay nói cách khác,
hợp đồng mua bán hàng hóa có giá trị pháp lý cao hơn so với tập quán thương mại quốc
tế. Khi áp dụng, cần chú ý là do tập quán quốc tế về thương mại có nhiều loại nên để
tránh sự nhầm lẫn hoặc hiểu không thống nhất về một tập quán nào đó, cần phải quy định
cụ thể tập quán đó trong hợp đồng.
Điều ước quốc tế: Trong trường hợp có sự mâu thuẫn trong quy định về điều ước
quốc tế về thương mại và Luật trong nước của thành viên điều ước quốc tế nào đó thì quy
định của điều ước quốc tế được ưu tiên áp dụng. Được áp dụng điều chỉnh các mối quan
hệ trong quốc tế: Thực tế thì điều ước quốc tế chỉ cần thỏa thuận sau đó được ký kết từ
các chủ thể tham gia là được hình thành và được áp dụng nhanh, từ đó kịp thời áp dụng
điều chỉnh các mối quan hệ trong quốc tế. Theo một trong những nguyên tắc khi ký kết
Điều ước quốc tế dựa trên sự tự nguyện, bình đẳng và tận tâm. Nhưng thực tế vẫn có một
số quốc gia không tham gia việc ký kết nhưng vẫn thực hiện theo những quy định về
nghĩa vụ của Điều ước quốc tế. Điều này chứng tỏ rằng Điều ước quốc tế được coi là
cách xử sự chung được áp dụng phổ biến.
Án lệ quốc tế: Các án lệ khi được viện dân có ý nghĩa quan trọng làm sáng tỏ nội
hàm của một khái niệm pháp lý trong luật quốc tế. Thông qua các án lệ những nội dung
cơ bản của các nguyên tắc và quy phạm luật quốc tế được ghi nhận trong các điều ước
quốc tế được làm rõ. Các phán quyết của Tòa án quốc tế lại có giá trị khẳng định những
quy phạm pháp luật quốc tế đã được ghi nhận trong các điều ước quốc tế (bao gồm cả
những dự thảo điều ước quốc tế) và những tập quán quốc tế tồn tại vào thời điểm ban
hành phán quyết. Các án lệ có ý nghĩa khẳng định sự tồn tại một vấn đề cơ bản ở những
lĩnh vực trong khoa học luật quốc tế mà hiện nay q trình pháp điển hóa cịn đang tiếp
diễn, chẳng hạn như vấn đề trách nhiệm pháp lý quốc tế.
16. Nguồn luật nào có thể được áp dụng khi có phát sinh tranh chấp giữa các bên
trong quan hệ thương mại quốc tế tư?
Nguồn luật có thể áp dụng khi có phát sinh tranh chấp giữa các bên trong quan hệ
thương mại quốc tế tư gồm có: Điều ước quốc tế về thương mại, Pháp luật thương mại
quốc gia, Tập quán thương mại quốc tế, Án lệ, Các ngun tắc pháp lý chung, Cơng trình
nghiên cứu của học giả nổi tiếng,...
17. Nguồn luật nào có thể được áp dụng khi có phát sinh tranh chấp giữa các bên
trong quan hệ thương mại quốc tế cơng?
*trong slide có chi tiết điều kiện để trở thành nguồn, hãy mở lên đọc để hiểu rõ
hơn.
Thứ nhất, điều ước quốc tế về thương mại: là văn bản pháp lý được các quốc gia
ký kết và tham gia nhằm điều chỉnh quan hệ trong hoạt động thương mại quốc tế và có
thể dưới bất kỳ dạng nào (song phương, đa phương) và được ghi nhận dưới bất kỳ tên
gọi/ hình thức nào (cơng ước, hiệp ước, hiệp định, thỏa ước, hiến chương).
ví dụ:
Điển hình về điều ước thương mại quốc tế cần nói đến là: Các hiệp định của WTO;
Cơng ước của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 1980 (‘CISG’);
Công ước của Liên hợp quốc về công nhận và thi hành các phán quyết trọng tài nước
ngồi 1958 (gọi tắt là ‘Cơng ước New York’); Quy tắc Lahaye – Visby và Quy tắc
Hamburg..
Thứ hai, pháp luật thương mại quốc gia: là tổng thể các quy tắc, quy phạm do
các quốc gia ban hành, được các chủ thể áp dụng để điều chỉnh quyền và nghĩa vụ trong
hoạt động thương mại quốc tế.
ví dụ:
*Trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành, cần kể đến các văn bản pháp
luật quan trọng là nguồn của pháp luật thương mại quốc tế như: Bộ luật Dân sự 2015;
Luật Thương mại 2005; Bộ luật Tố tụng dân sự 2015; Luật Doanh nghiệp 2014, Luật Đầu
tư 2014; Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009); Luật Trọng tài thương mại
2010; Luật Quản lý ngoại thương 2017;… và các văn bản dưới luật.
Thứ ba, tập quán thương mại quốc tế: là những thói quen xử sự hình thành lâu
đời được áp dụng nhiều lần, liên tục trong thực tiễn thương mại quốc tế và được các chủ
thể trong thương mại quốc tế chấp nhận một cách phổ biến.
ví dụ:
INCOTERMS (viết tắt của International Commercial Terms – Các điều khoản
thương mại quốc tế) là một bộ các quy tắc thương mại quốc tế được công nhận và sử
dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Incoterm quy định những quy tắc có liên quan đến giá cả
và trách nhiệm của các bên (bên bán và bên mua) trong một hoạt động thương mại quốc
tế. => nói chung incoterms thường xử lý các vấn đề về giao nhận hàng, vận chuyển,
bảo hiểm, chuyển giao rủi ro
UCP là Quy tắc và Thực hành thống nhất Tín dụng chứng từ (tiếng Anh: The
Uniform Customs and Practice for Documentary Credits) là một bộ các quy định về việc
ban hành và sử dụng thư tín dụng (hay L/C). UCP được các ngân hàng và các bên tham
gia thương mại áp dụng ở trên 175 quốc gia. => nói chung UCP hướng dẫn về một
trong số các hình thức thanh tốn qua biên giới là L/C. UCP không quy định về tất
cả các hình thức thanh tốn (T/T, tiền mặt …) mà chỉ quy định về L/C.
(nguồn />Thứ tư, các nguyên tắc pháp lý chung: Theo quy chế của Tòa án quốc tế Liên
hiệp quốc được ghi nhận tại Điều 38, các nguyên tắc pháp lý chung của pháp luật quốc tế
là những nguyên tắc pháp lý (quốc tế) được các dân tộc văn minh thừa nhận.
Các nguyên tắc pháp lý chung có ý nghĩa đặc biệt với tư cách là một nguồn luật
trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế:
(i) nguyên tắc tôn trọng các cam kết (pacta sunt servanda);
(ii) nguyên tắc trách nhiệm bồi thường thiệt hại do mình gây ra;
(iii) nguyên tắc tôn trọng những quyết định của cơ quan tài phán có thẩm quyền,
(iv) nguyên tắc nghĩa vụ chứng minh thuộc về bên tranh chấp đang muốn khẳng
định yêu cầu cụ thể.
Thứ năm, án lệ (quyết định của cơ quan tài phán quốc tế): là các bản án do cơ
quan tài phán hay trọng tài quốc tế đưa ra để giải quyết một vấn đề pháp lý cụ thể.
ví dụ:
‘Án lệ’ của WTO Japan-Alcoholic Beverage [1996] đã làm rõ khái niệm ‘sản
phẩm tương tự’ (‘like product’) trong quá trình giải quyết vụ việc liên quan đến việc áp
dụng nguyên tắc đối xử quốc gia (nguyên tắc ‘NT’), nguyên tắc nền tảng của pháp luật
thương mại quốc tế, trong khi các quy định trong các hiệp định của WTO không đủ và
không thể làm rõ được khái niệm này.
Thứ sáu, cơng trình nghiên cứu của học giả nổi tiếng: các cơng trình nghiên cứu
và ấn phẩm pháp lý là nguồn tham khảo quan trọng cho pháp luật quốc tế hiện đại.
ví dụ:
Học thuyết Calvo là học thuyết về chính sách đối ngoại, cho rằng quyền tài phán
đối với các tranh chấp về đầu tư quốc tế phải thuộc về quốc gia nơi tiến hành hoạt động
đầu tư. Do đó, học thuyết này cho rằng các nhà đầu tư cần phải chọn tòa án của quốc gia
sở tại để giải quyết các tranh chấp về đầu tư thay vì chọn tịa án của quốc gia mình, và
các chính phủ khơng được tiến hành ‘bảo hộ ngoại giao’ hoặc can thiệp quân sự để bảo vệ
nhà đầu tư của mình. Học thuyết mang tên luật gia người Argentina, Carlos Calvo, được
tuyên bố từ thế kỉ XIX và được áp dụng rộng rãi ở các nước châu Mỹ La-tinh và một số
khu vực khác trên thế giới.
18. Luật thương mại quốc tế có điều chỉnh hoạt động đầu tư quốc tế khơng?
CĨ
Luật thương mại quốc tế (công + tư) là tổng thể các quy tắc, quy phạm pháp luật
điều chỉnh quan hệ phát sinh giữa các chủ thể trong hoạt động thương mại xuyên biên
giới.
Khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại Việt Nam 2005: “hoạt động thương mại là hoạt
động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc
tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”.
Mặc khác, nguồn của Luật đầu tư quốc tế có Luật thương mại quốc tế.
ví dụ:
Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (tiếng Anh: General Agreement on Trade
in Services, viết tắt là GATS) là một hiệp định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)
GATS đa phần đề cập đến các vấn đề đầu tư trong tất cả các hiệp định của WTO
hiện hành. Các phương thức cung cấp của GATS gồm: cung cấp qua biên giới, tiêu thụ ở
nước ngoài, hiện diện thương mại và hiện diện thể nhân.
Mặc dù GATS không chính thức quy định về đầu tư, nhưng GATS có quy định về
FDI thông qua phương thức cung cấp là hiện diện thương mại. Việc thành lập hiện diện
thương mại liên quan đáng kể và trực tiếp tới đầu tư. Các nghĩa vụ dịch vụ có quy định
‘hiện diện thương mại’ của nhà cung cấp dịch vụ nước ngồi có thể được ngầm hiểu là
các nhà cung cấp cần phải có khả năng thực hiện đầu tư như cần thiết để hưởng các lợi
ích của hiện diện thương mại. Do vậy, nếu chúng ta tập trung vào nội dung và mục đích
của phương thức cung cấp này, thì cho mọi mục đích thực tế, phương thức cung cấp theo
cách hiện diện thương mại chính là một thỏa thuận đa phương về đầu tư.
*đọc để hiểu thêm về nguồn của luật đầu tư quốc tế: />19. Có mối liên hệ nào giữa luật thương mại quốc tế và luật quốc tế về mơi trường
hay luật nhân quyền khơng? Nếu có thì là mối quan hệ đối đầu hay hỗ trợ?
CÓ, là mối quan hệ hỗ trợ.
ví dụ giữa luật thương mại quốc tế và luật quốc tế về môi trường
Nguồn: TS. LÊ THỊ ANH ĐÀO, Mối quan hệ giữa chủ quyền quốc gia với việc
thực hiện các nghĩa vụ, cam kết quốc tế về môi trường, Viện nghiên cứu lập pháp thuộc
UBTVQH
Ủy ban Luật quốc tế của Liên hiệp quốc (ILC) đang soạn thảo ba văn bản có liên
quan đến vấn đề môi trường: Công ước về trách nhiệm pháp lý quốc tế của quốc gia;
Công ước về việc sử dụng các nguồn nước quốc tế vì mục đích phi hàng hải và Công ước
về trách nhiệm pháp lý quốc tế đối với những thiệt hại gây ra do thực hiện hành vi mà
luật quốc tế không cấm.
Bên cạnh các cơ quan của Liên hiệp quốc, những thiết chế khu vực và toàn cầu
như Tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển (OECD), Liên minh Châu Âu (EU), Tổ chức
Thống nhất Châu Phi (OAU, nay là Liên minh Châu Phi AU)… cũng đã có những đóng
góp quan trọng trong lĩnh vực luật môi trường bằng việc đưa ra những tiêu chuẩn, chuẩn
mực và bộ quy tắc ứng xử. Hơn thế nữa, hàng loạt các tổ chức quốc tế phi chính phủ đã
có những đề xuất rất thú vị. Ví dụ như Hiệp hội Luật quốc tế (ILA) đã đưa ra Quy tắc
Helsinki về việc sử dụng những nguồn nước sông quốc tế (1966) và Quy tắc Montreal về
khả năng áp luật quốc tế đối với những ô nhiễm xuyên biên giới (1982); Nhóm chun
gia về luật mơi trường của Ủy ban Brundtland (Ủy ban Thế giới về môi trường và phát
triển - WCED) đã đưa ra những nguyên tắc pháp lý về bảo vệ môi trường và phát triển
bền vững; Liên đoàn Quốc tế về bảo tồn tự nhiên (IUCN) cũng đề xuất Thỏa thuận dự
thảo về môi trường và phát triển (Dự thảo thứ 5, 1994). Ngoài ra, cũng phải kể đến Hiến
chương thương nhân về phát triển bền vững của Hội đồng Thương mại quốc tế (1990) và
Tuyên bố của Hội đồng Thương nhân về phát triển bền vững (1992)… Trong khi những
văn bản trên khơng có vị trí chính thức là luật nhưng chúng có thể đóng góp cho việc xác
định những vấn đề pháp lý hiện tại và chỉ ra những định hướng cho việc cải tiến hơn nữa
luật quốc tế về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
ví dụ giữa luật thương mại quốc tế và luật nhân quyền
Nguồn: TS.GV.NGÔ QUỐC CHIẾN, Các giá trị nhân quyền thông qua các hiệp
định thương mại tự do và thách thức đối với Việt Nam, Viện nghiên cứu lập pháp thuộc
UBTVQH
Ta lấy ví dụ Hiệp định thương mại tự do - EVFTA là một loại hiệp định thế hệ
mới, bao hàm không chỉ các quy định về thương mại theo nghĩa rộng, mà cả các quy định
về quyền con người. EVFTA khẳng định quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại giữa các
bên phải dựa trên cơ sở những nguyên tắc đã được khẳng định trong PCA. Trong đó, u
cầu tơn trọng các quy định về nhân quyền là một nguyên tắc cốt lõi. Lời mở đầu của
EVFTA đã ghi nhận mối quan hệ hợp tác thương mại giữa các bên phải dựa trên những
nguyên tắc và giá trị được quy định trong PCA.
Quyền con người trong EVFTA được hiểu theo nghĩa rộng, không chỉ bao gồm các
nhóm quyền thế hệ thứ nhất, tức là các quyền dân sự và chính trị (quyền được sống,
quyền tự do ngơn luận, quyền tự do tín ngưỡng,…), mà cả các nhóm quy định thế hệ 2,
tức là các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (quyền được làm việc, quyền được hưởng an
sinh xã hội, quyền tiếp cận giáo dục, quyền biểu tình, quyền nghỉ ngơi và giải trí,…) và
cả các quy định thế hệ thứ 3, tức bao hàm cả các quyền liên quan tới môi trường, an ninh
và phát triển. Ba nhóm quyền này khơng tách rời nhau mà ngược lại có quan hệ chặt chẽ
với nhau.